Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận quản trị học: THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠOCỦA G.Đ LEE YUNG HYUN TẠI CÔNG TY TNHH SAMDUCK KDP VIET NAM LLC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.1 KB, 26 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là bài tiểu luận của cá nhân tôi. Các nội dung, dữ
liệu trong đề bài của tôi là hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Nếu không đúng như đã
nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình.


LỜI CÁM ƠN
Thành công là sự nỗ lực hết mình của bản thân, nhưng đi theo nó là sự hỗ
trợ giúp đỡ dù ít hay nhiều của những người khác. Trong suốt thời gian 4 năm
học tại trường đại học nội vụ hà nội tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình từ
phía thầy cô và gia đình và luôn có bạn bè ở bên.
Với sự biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi đến các thầy cô khoa Tổ chức và quản
lý nhân lực – Trường đại học nội vụ hà nội đã đã dành hết tâm huyết dậy dỗ và
chỉ bảo trong thời gian tôi học tại trường và trong học kỳ này khoa đã tổ chức
cho chúng tôi được tiếp cận với môn học “Quản Trị Học” do thầy “Vi Tiến
Cường” trực tiếp giảng dậy.
Bằng với kinh nghiệm và sự nhiệt tình của thầy đã giúp chúng tôi có được
những kiến thức rất bổ ích, cho dù hiện tại chỉ là kiến thức trên sách vở nhưng
tôi tin rằng sau này nó sẽ giúp ích cho chúng tôi rất nhiều trong công việc và áp
dụng được vào đời sống.
Tôi thực sự ấn tượng với cách mà thầy đã dậy cho chúng tôi. Luôn có sự
đổi mới trong mỗi buổi học. Chúng tôi học được cách tư duy suy nghĩ, cách tiếp
cận một vấn đề mới như thế nào. Tôi mong rằng thầy sẽ tiếp tục dạy nhiều hơn
nữa và truyền lửa tới các sinh viên khác như tôi. Bài tiểu luận của tôi được thực
hiện trong vòng 1 tuần. Do thời gian có hạn nên còn nhiều thiếu sót trong bài.
Tôi rất mong được thầy cũng như các bạn đóng góp, cho tôi ý kiến để tôi rút ra
được kinh nghiệm cho bản thân mình trong những lần sau.
Tôi xin trân trọng cám ơn!



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sở dĩ tôi chọn đề tài này vì tôi suy nghĩ một điều rằng, trên thế giới này có
hai loại người. Một là những người lãnh đạo, còn lại là những người đi theo họ.
Hãy quyết định ngay từ đầu xem liệu bạn có thực sự muốn trở thành người dẫn
đầu trong nghành nghề mà bạn chọn hay tiếp tục làm người chỉ biết đi theo. Sự
chênh lệch giữa những gì mà bạn nhận được là rất lớn. Người theo sau không
thể mong đợi một phần thưởng vốn chỉ dành cho người đẫn đầu. Nhưng đáng
buồn là nhiều cấp dưới đã sai lầm khi nghĩ rằng đáng ra họ cũng phải nhận được
như vậy.
Không có gì xấu hổ khi bạn là người theo sau người khác. Nhưng cũng
chẳng có gì đáng khen ngợi khi cứ mãi ở vị trí cấp dưới. Hầu hết những nhà lãnh
đại vĩ đại đều bắt đầu ở một vị trí cấp dưới của ai đó. Họ đã trở thành những
người lãnh đạo tuyệt vời vì họ là những người cấp dưới thông minh. Nếu không
kể vài trường hợp ngoại lệ thì những người không biết cách đi theo những người
lãnh đạo của họ một cách thông minh thì đều không thể trở thành nhà lãnh đạo
hiệu quả được. Người có thể theo sau nhà lãnh đạo của mình một cách hiệu quả
nhất thường là những người nhanh chóng sẽ trở thành lãnh đạo. Một cấp dưới
thông minh có nhiều lợi thế và cơ hội để có thể tích lũy được những kiến thức
bổ ích từ người lãnh đạo của anh ta.
2. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu về phong cách lãnh đạo, tìm ra quy luật chung, tìm ra những
yếu tố tác động và xây dựng phong cách lãnh đạo mới
3. Nhiệm vụ.
Nghiên cứu về phong cách lãnh đạo để tìm ra những phong cách lãnh đạo

chuẩn mực phù hợp với tốc độ phát triển của đất nước, đồng thời rút ra kinh
nghệm cho bản thân nói riêng và đóng góp vào sự nghiên cứu vấn đề này
4. Phương pháp nghiên cứu.
-

Phương pháp phân tích: Dựa vào đặc điểm của từng loại phong cách
Phương pháp nghiên cứu tổng hợp: tổng hợp từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau
Phương pháp thu thập thông tin: từ sách vở và internet
4


5. Kết cấu đề tài:
-

Đề tài gồm:
Chương 1:Kỹ năng lãnh đọa và các phong cách lãnh đạo
Chương 2: Phân tích thực trạng về phong cách lãnh đạo ủy quyền của G.Đ Lee

-

Yung Hyun tại Công Ty TNHH Samduck KDP viet nam LLC.
Kết Luận

CHƯƠNG 1
KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO VÀ CÁC PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1.1.

Khái niệm phong cách lãnh đạo và vai trò của nhà lãnh đạo

1.1.1. Khái niệm phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh
đạo để đề ra các phương hướng, thực hiện kế hoạch và tạo động lực cho nhân
viên. Dưới góc nhìn của một nhân viên, phong cách đó thường được thể hiện
qua các hành động rõ ràng hoặc ngầm ý từ lãnh đạo của họ ( Newstrom, Davis,
1993).
Một nhà lãnh đạo giỏi phải là một người có phong cách lãnh đạo hợp lý, ở
5


đó họ vừa đáp ứng được nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy
được sức mạnh cá nhân cũng như sức mạnh của tập thể lao động trong tổ chức
của mình, để đạt được mục tiêu cao nhất mà tổ chức đề ra.
1.1.2. Vai trò của nhà lãnh đạo.
Lãnh đạo là một chức năng cơ bản của quản trị, tất cả các chức năng quản
trị sẽ không hoàn thành tốt nếu các nhà quản trị không hiểu được yêu tố con
người trong các hoạt động của học và không biết lãnh đạo con người để đạt
được kết quả như mong muốn.
Lãnh đạo là quá trình tác động và quan tâm đển con người. Nó tác động
đến con người sao cho họ cố gắng một cách tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để
đạt được các mục tiêu của tổ chức. Người lãnh đạo không đứng đằng sau để thúc
đẩy hay thúc giục, họ đặt mình lên trước, động viên mọi người hoàn thành mục
tiêu đề ra. Bất kể một người quản lý lập kế hoạc, tổ chức và kiểm tra kết quả có
tốt đến đâu, người đó vẫn phải hỗ trợ những hoạt động đó bằng cách đưa ra
những chỉ dẫn cho mọi người, thông tin đầy đủ và lãnh đạo tốt. việc lãnh đọa
phải dực trên sự hiểu biết về động cơ của con người là gì và điều gì làm cho họ
thỏa mãn khi họ góp sức vào việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức.
Tạo động lực làm việc cho nhân viên đó là một vai trò của nhà lãnh đạo.
Có thể nói đây là một vai trò chính, bởi vì một nhân viên thiểu đi động lực làm
việc sẽ luôn làm việc kém hiệu quả, ngoài những yếu tố khác người lãnh đạo
phải là:

-

Một huấn luyện viên: khơi gợi những tiềm lực tốt đẹp của nhân viên
Người điều phối và hỗ trợ: Giúp phá bỏ trở ngại để nhóm thực hiện công
việc một cách trôi chảy.
Người lãnh đạo muốn tạo độn lực làm việc của nhân viên phải tìm hiểu
nhân viên của mình, xây dựng môi trường làm việc hợp lý. Môi trường làm việc
của doanh nghiệp được xác định bằng các chính sách quản trị và thái độ của mỗi
nhân viên. Một môi trường cởi mở và chia sẻ sẽ tạo điều kiện cho nhân viên phát
triển kỹ năng và năng lực của mình. Những doanh nghiệp có môi trường làm
việc như vậy sẽ quy tụ được nhiều nhân viên đồng lòng với mục tiêu của doanh
nghiệp, thực tể những doanh nghiệp như vậy sẽ đễ thành công hơn.
6


1.2.

Phân loại phong cách lãnh đạo.

1.2.1. Lãnh đạo ủy quyền.
Ủy quyền là nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua nỗ lực của người
khác. Điều này thể hiện lòng tin của bạn vào người khác để giao phó công việc
mà, nếu không, chính bạn phải làm.
Người lãnh đạo kiểu này không trực tiếp tham gia vào quy trình đưa ra
quyết định và rất nhiều tín nhiệm vào đội ngũ nhân viên của mình. Tuy vậy họ
vẫn nắm rõ được những gì đang diễn ra để góp ý khi cần thiết.
Ưu điểm của phương thức này:
-

Giúp nhân viên cảm thấy được trân trọng và tự tin vào năng lực của chính mình.


-

Giúp nâng cao quyết tâm, tinh thần hăng hái và nguồn động viên cho nhân viên
Đây là phương tiện để phát triển nhân viên
Giải phóng thời gian của nhà lãnh đạo
Giúp tăng chất lựơng các quyết định
Nhược điểm của phương thức này là: Nếu bạn không ủy quyền một cách
hiệu quả bạn có thể gặp những hậu quả sau đây:

-

Một khuyết điểm to lớn khi nhân viên bắt đầu thấy mình có thể lạm dụng sự tin

-

cậy của lãnh đạo để đưa ra những quyết định vượt quá quyền hạn.
Nhân viên bị phân tán vì không biết rõ hướng đi của tổ chức
Nhiên viên lơ là trong công việc
Nhân viên không gắn bó với những gì đan sảy ra
Tốn nhiều thơi gian để phôi hợp giám sát
Lãng phí nguồn lực của tổ chức
Các quyết định có chất lượng thấp
Một số yêu cầu khi lựa chọn ủy quyền, người lãnh đạo cần phải trả lời
một số câu hỏi như sau:

-

Ai có thể làm công việc này ?
Ai có thể phát triển từ công việc này ?

Ai cần trách nhiệm nhiều hơn?
Ai cần những công việc thách thức?
Ai có thể làm công việc này ngay bây giờ?
Ai có điểm yếu có thể cải thiện qua công việc này?
Ai cần phải củng cố niềm tin ?
Ai có thể sẵng sàng được đề bạt?
Ai cần được phát triển trong một lĩnh vực đặc thù?
Ai có quan hệ tốt với các nhân viên khác?
7


-

Có phải công việc khẩn cấp hay không ?
CẦN PHẢI CÂN NHẮC GÌ THÊM KHÔNG ?
Đây là phong cách lãnh đạo đòi hỏi người lãnh đạo phải có độ tin tưởng
nhất định của mình về nhân viên, và phải thực sự hiểu nhân viên của mình trước
khi giao trách nhiệm và quyền hạn cho nhân viên. Nên nhớ ủy quyền không phải
là “Tống khứ” (dumping) những công việc mà bạn không thích làm, không phải
là từ bỏ trách nhiệm. Mà nó bao hàm 3 khái niệm quan trọng: trách nhiệm,
quyền hạn và trách nhiệm cuối cùng.
1.2.2. Lãnh đạo dẫn đường.
Trong một đoàn xe chạy lúc nào cũng có một chiếc dẫn đầu, trong việc
lãnh đạo cũng vậy: Lãnh đạo đẫn đường chính là người đặt ra mục tiêu cao và
đòi hỏi đội ngủ của mình phải về đích một cách nhanh chóng, theo đúng hướng.
Phong cách lãnh đạo này rất ăn dơ với đội ngũ giầu kinh nghiệm và cùng
khát khoa giành chiến thắng. Tuy nhiên phong cách này cũng có nhiệc điểm đó
là dễ khiến thành viên nhanh chóng cảm thấy quá căng thẳng và “đứt gánh giữa
đường”. phong cách này áp dụng khá tốt khi đội ngũ của bạn vừa tiếp xúc với
một dự án mới và cần được truyền lửa từ người đứng đầu.

1.2.3. Lãnh đạo chuyên quyền.
Chỉ cần nghe thôi có lẽ bạn cũng sẽ hiểu phong cách lãnh đạo này là như
thế nào rồi. Lãnh đạo chuyên quyền sẽ kiểm soát mọi thứ, ra tất cả các quyết
định, và sẽ chẳng được ai lên tiếng trong lúc làm việc.
Là người lãnh đạo nắm bắt tất cả các quan hệ và thông tin, tập trung
quyền lực trong tay. Cấp dưới chỉ được cấp trên cung cấp thông tin tối thiểu, cần
thiết để thực hiện nhiệm vụ. Các quyết định mệnh lệnh được đề ra trên cơ sở
kiển thức, kinh nghiệm của người lãnh đạo, không quan tâm người dưới quyền.
Người dưới quyền phải chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh một cách tập trung, chính
xác, người lãnh đạo kiểm tra nghêm ngặt các hành vi của người dưới quyền.
Ưu điểm: của phong cách lãnh đạo này là rất phù hợp với những tình
huống cấp bách, mà khi các quyết định phải được đưa ra thật nhanh chóng,
quyết liệt hoặc khi bạn là người tỉnh táo và có sự hiểu biết toàn diện nhất về vấn
8


đề.
Hạn chế: Do không để cấp dưới tập thể tham gia vào quá trình bàn bạc,
quyết định nên phong cách này không tập trung được sự sáng tạo, kinh nghiệm
của người dưới quyền, hiệu quả công việc không cao, không kích thích được
mọi người trong tổ chức làm việc.
Nguyên nhân dẫn đến các nhà lãnh đạo sử dụng phong cách này có thể
suốt phát từ sự tự tin, tự chủ nhưng cũng có thể do tính cứng nhắc, máy móc
trong tính cách của người lãnh đạo.
Thường thì khi tập thể mới hình thành, chưa có sự thống nhất trong tập
thể về quan đểm chung, có hiện tượng bè phái trong tập thể…thì nhà lãnh đạo
cần phải sử dụng phong cách lãnh đọa độc đoán, chuyên quyền. Nhưng khi tập
thể đã trưởng thành các nguyên tắc, quy tắc trong tập thể được công nhận thì
phong các độc đoán biểu hiện ở chỗ các quyết định của người lãnh đạo đưa ra.
Phong cách lãnh đạo này không nên được áp dụng thường xuyên vì dễ khiến

nhân viên cảm thấy không được lắng nghe và tôn trọng.
1.2.4. Lãnh đạo dân chủ
Phong cách lãnh đạo này là trun hòa của lãnh đạo chuyên quyền và lãnh
đạo ủy quyền. Xếp lắng nghe ý kiến của tất cả nhân viên, nhưng sẽ vẫn là người
đưa ra quyết định cuối cùng.

9


Ưu điểm của phong cách này là:
-

bạn vừa được lòng các nhân viên và có không gian để thể hiện vai trò lãnh đạo

-

của mình.
Khai thác những kinh nghiệm của những người dưới quyền
Nhân viên cảm thấy thoải mái và được tôn trọng khi được tham gia vào việc

-

quyết định công việc
Có tính sáng tạo cao
Bầu không khí của tổ chức tốt, môi trường tích cực nên hiệu quả công việc cao.
Hạn chế: Trong môi trường làm việc có tốc độ nhanh, cần quyết định thời
gian ngắn thì lãnh đọa theo kiểu dân chủ thì có thể kiến mọi việc bị đình trệ.
1.2.5. Lãnh đạo phục vụ
Lãnh đạo mà “phục vụ” thì nghe có vẻ …sai sai, nhưng đây là là phong
cách lãnh đạo lý tưởng cho các tổ chức phi lợi nhuận và hướng đến nhân quyền

hoặc cho các đội nhóm chuẩn bị xuống tinh thần. Xếp có phong các lãnh đạo
này đặt vai trò của từng nhân viên ngang với mình, vì họ biết đội ngũ tồi tại làm
việc được là phụ thuộc rất lớn vào vai trò mỗi cá nhân.
Người lãnh đạo theo phong cách này hướng nhân viên suy nghĩ theo tư
duy lãnh đạo, một khi cá nhân ý thức được rằng mình đang được trao quyền, họ
sẽ có động lực mạnh mẽ để làm việc.
10


Đặc điểm của nhà lãnh đạo phục vụ:
-

Lắng nghe: Các nhà lãnh đạo được đánh giá cao với kỹ năng chuyền thông và ra
quyết định, trong khi đây là những kỹ năng quan trọng cho nhà lãnh đạo phục vụ
thì họ cần được củng cố bằng việc cam kết sâu sắc với việc lắng nghe những

-

người khác một cách chăm chú.
Cảm thông : Nhà lãnh đạo phục vụ cố gắng để hiều và cảm thông với những
người khác. Mọi người cần được chấp nhận và thừa nhận vì tinh thần đặc biệt
quý giá của họ. Nhà lãnh đạo phục vụ thừa nhận những ý định tốt đẹp của đồng

-

nghiệp và không phản đối họ với tư cách cong người.
Hàn gắn: Một trong những điểm mạnh lớn của lãnh đạo phục vụ là tiềm năng
hàn gắn chính mình và những người khác, nhiều người bị tổn thương rất nhiều
từ các chấn động cảm xúc. Dù dây là một phần tất yếu của con người, nhà lãnh
đạo phục vụ nhận ra rằng họ có cơ hội để hàn gắn với những người mà họ liên


-

hệ.
Nhận thức: Nhận thức chung, và đặc biệt là nhận thức , sẽ làm cho nhà lãnh đạo
phục vụ được tăng cường. Nhận thức cũng nhằm vào một trong các vấn đề hiểu

-

biết liên quan đến đạo đức và giá trị.
Thuyết phục: Đặc điểm khác của nhà lãnh đạo phục vụ là sự gắn kết cơ bản với
sự thuyết phục là với quyền lực vị trí trong việc đưa ra quyết định trong tổ chức.
Nhà lãnh đạo phục vụ tìm cách để thuyết phục người đó hơn là sự phục tùng.
Thành phần đặc biệt này mang lại một trong những cách phân biệt rõ ràng nhất
giữa sự chuyên quyền truyền thống và sự lãnh đạo phục vụ. Những nhà lãnh đạo
phục vụ rất hiệu quả trong việc xây dựng sự đồng lòng trong nhóm.

-

Tạo nên nhận thức: Một số nhà lãnh đạo phục vụ tìm cách nuôi dưỡng khả năng
để "mơ những ước mơ vĩ đại". Khả năng nhìn một vấn đề (hoặc một tổ chức) từ
một tầm nhìn nhận thức nghĩa là người đó phải nghĩ vượt lên những thực tế hàng
ngày.Với nhiều nhà quản lý đây là một đặc điểm mà đòi hỏi nguyên tắc và thực
hành. Nhà lãnh đạo phục vụ cũng được kêu gọi để tìm kiếm sự cân bằng giữa
suy nghĩ có nhận thức và các cách tiếp cận trọng tâm hàng ngày.

-

Nhìn xa trông rộng: Nhìn xa trông rộng là một đặc điểm mà khuyến khích nhà
11



lãnh đạo phục vụ hiểu các bài học từ quá khứ, thực tế của hiện tại và hậu quả
chắc chắn của một quyết định cho tương lai. Nó cũng có nguồn gốc sâu sắc
trong tư duy trực giác. Nhìn xa trông rộng duy trì một lĩnh vực lớn chưa khám
phá trong nghiên cứu lãnh đạo, như một điều đáng để lưu ý.
-

Giữ cương vị quản lý:Cương vị quản lý phục vụ - giống như cương vị quản lý,
đầu tiên đảm bảo sự cam kết với việc phục vụ nhu cầu của những người khác.
Nó cũng nhấn mạnh việc sử dụng sự cởi mở và sự thuyết phục hơn là sự kiểm
soát.

-

Cam kết với việc phát triển con người: Các nhà lãnh đạo phục vụ tin rằng con
người có một giá trị bên trong vượt lên trên những đóng góp hữu hình của
những nhân viên bình thường. Kết quả là, nhà lãnh đạo phục vụ cam kết sâu sắc
với sự phát triển của mỗi cá nhân trong bộ phận. Nhà lãnh đạo phục vụ thừa
nhận trách nhiệm để làm mọi thứ có thể để nuôi dưỡng sự phát triển của nhân
viên.

-

Xây dựng cộng đồng: Nhận thức này khiến nhà lãnh đạo phục vụ tìm cách xác
định một số phương tiện cho việc xây dựng cộng đồng giữa những người làm
việc trong tổ chức.
Việc lãnh đạo phục vụ gợi ý rằng cộng đồng thực sự có thể được tạo ra
giữa những người làm việc trong các doanh nghiệp và các tổ chức khác."Tất cả
những điều cần thiết để tái thiết cộng đồng như một hình dạng cuộc sống cho

nhiều người là cho các nhà lãnh đạo phục vụ chỉ đường, không bằng các phong
trào hàng loạt, mà bằng việc mỗi nhà lãnh đạo phục vụ chứng tỏ khả năng không
giới hạn với cộng đồng cụ thể có liên quan đến tổ chức". Các đặc điểm này của
việc lãnh đạo phục vụ không hẳn là đã toàn diện, nhưng chúng phục vụ để
truyền đạt sức mạnh và sự cam kết, làm cho mọi người luôn cởi mở với lời mời
và thử thách của nó.
1.2.6. Lãnh đạo chuyển đổi
12


Lãnh đạo chuyển đổi (Transformational leaders) Tạo ra những cái mới
trên nền tảng những cái cũ bằng cách thay đổi các yếu tố căn bản trong hệ thông
chính trị và văn hóa (Tychy, Ulrich, 1984). Điều này khác với nhà quản lý chỉ
biết điều chỉnh, người có trách nhiệm thay đổi sứ mệnh, cơ cấu và nguồn nhân
lực của tổ chức.

Nhà lãnh đạo chuyển đổi hoàn tất các công việc trên đều bằng cách thức
và chuyển đổi các cảm xúc giá trị, đạo đức, tiêu chuẩn, và các mục tiêu dài hạn
của cá nhân thông qua việc nuôi dưỡng uy tín và mở rộng tầm nhìn ra xa trong
suốt quá trình lãnh đạo ( Northouse, 2007).
Sếp thuộc phong cách lãnh đạo này rất tâm lý, đáng tin cậy và khiêm tốn.
Họ có một tầm nhìn và truyền cảm hứng cho mọi nhân viên về tầm nhìn đó, để
tất cả phát triển cùng nhau.

13


1.2.7. Lãnh đạo giao dịch
Làm tốt được thưởng – làm dở bị phạt. Đó là phong cách lãnh đọa giao
dịch. Nếu theo kiểu lãnh đạo này, bạn sẽ phải rạch ròi trong công việc hết mức

có thể và phải đặt ra cơ chế thưởng phạt hết sức công tâm.
Ưu điểm của phong cách lãnh đạo chuyển giao là bạn sẽ đảm bảo được
tình công bẳng trong công việc, đội ngũ nhân viên sẽ cũng khôn phàn nàn bởi tất
cả mọi thứ đều đã có quy chế Thưởng/Phạt phân minh. Nhưng có một nhược
điểm là nếu nhân viên cũng có thể mất đi động lực nếu họ bị phạt bởi những sao
sót nhất thời, không có ý trong lúc làm việc.
1.2.8. Lãnh đọa thuyết phục
Phong cách lãnh đạo này đòi hỏi người sếp phải sở hữu được tính cách
thu hút được người khác. Các nhân viên tron đội ngũ sẽ có cảm giác được truyền
cảm hứng, động lực thậm chí là năng lượng làm việc từ lời nói hành động của
sếp mình.
Đây là phong cách lãnh đạo có rất nhiều ưu điểm, bởi một khi nhân viên
đã thích bạn, họ sẽ đồng lòng cống hiên vì mục tiêu chung. Thế nhưng trở thành
một nhà lãnh đạo có phong cách này không phải là một điều dễ dàng, bởi lẽ
không phải ai cũng có sự thu hút tự nhiên. Bạn cần phải luyện tập rất nhiều từ cử
chỉ kỹ năng cho đến kinh nghiệm làm việc để đạt được điều đó.
Tóm tại: Tám phong cách nói trên phản ánh sự đa dạng của quản lý, đẫn
dắt nhân viên của những nhà lãnh đạo. Nếu muốn trở thành một người lãnh đạo
thành công bạn hãy linh hoạt thay đổi phong cách lãnh đạo của mình tùy theo
hoàn cảnh và nguồn lực mình đang có, để đội ngũ nhân viên đạt được những
thành công đột phá trong tương lai.
1.3.

Những phẩn chất chủ yếu của người lãnh đạo
Dưới đây là những phẩn chất quan trọng của người lãnh đạo:

-

Lòng dũng cảm và tính kiên định: Tùy thuộc vào kiến thức và nghề nghệp của
mỗi người. Không cấp dưới nào muốn bị dẫn dắt trong tay một nhà lãnh đạo

thiếu tự tin và lòng can đảm. Không có những cấp dưới thông minh nào chịu để
cho một nhà lãnh đạo như vậy chi phối trong một thời gian dài.
14


-

Sự tự chủ: Người không thể tự điều khiển được bản thân anh ta thì không bao
giờ có thể điều khiển được người khác. Sự tự chủ của người lãnh đạo là tấm

-

gương cho cấp dưới noi theo, cấp dưới nào thông minh hơn sẽ thành công hơn.
Một ý thức mãnh liệt về sự công bằng: Nếu không có sự hợp tình hợp lý thì

-

không người lãnh đọa nào có thể chỉ huy được sự kính trọn từ cấp dưới của họ.
Quyết định rõ ràng: những người luôn dao dộng trong việc ra quyết định cho
thấy bản thân họ không có gì chắc chắc cả và họ không thể dẫn dắt người khác

-

đến thành công.
Những kế hoạch cụ thể: Một người lãnh đạo thành công phải lập kế hoạch cho
công việc của anh ta và thực hiện kế hoạch đó. Người lãnh đạo làm việc chỉ dựa
trên cảm tính mà không có những kế hoạch thực tế và cụ thể thì cũng giống như
một chiếc thuyền không có bánh lái. Sớm muộn gì anh ta cũng lái con tầu đâm

-


vào đá mà thôi.
Thói quen làm việc vượt quá thời gian: Một trong những “gánh nặng ” của
người lãnh đạo là họ phải luôn sẵn sàng làm nhiều hơn và tốt hơn những gì họ

-

đòi hỏi ở cấp dưới.
Một tính các đễ chịu: Người lãnh đạo cần phải được cấp dưới tôn trọng. Cấp
dưới không thể tôn trọng một nhà lãnh đạo không có những yếu tố cần thiết tạo

-

nên một tính cách dễ chịu.
Cảm thông vả thấu hiều: Một nhà lãnh đạo thành công biết thông cảm với cấp

-

dưới của anh ta. Hơn nữa, anh ta phải hiểu được họ và những vấ đề của họ.
Nắm vững các chi tiết: Muốn lãnh đạo thành công, nhà lãnh đạo cần phải nắm

-

vững các chi tiết và khía cạnh về vị trí mà anh ta đang nắm giữ.
Sẵn lòng nhận lấy hoàn toàn trách nhiệm về mình: Người lãnh đạo thành công
phải sẵn sàng nhận trách nhiệm về sai lầm và thiếu sót của cấp dưới. Nếu anh ta
đùn đẩy trách nhiệm này cho người khác, anh ta không còn là người lãnh đạo
nữa. Nếu một trong số những người ủng hộ anh ra mắc lỗi và kém cỏi, người

-


lãnh đạo phải thấy rằng chính anh ta mới là người thất bại và có lỗi.
Sự hợp tác: Một nhà lãnh đạo thành công phải hiểu và áp dụng được nguyên tắc
cùng nỗ lực hợp tác và có thể thuyết phục cấp dưới. cũng như vậy. Sự lãnh đạo
đòi hỏi phải có sự hợp tác.
Lãnh đạo có hai dạng. Thứ nhất và hiệu quả nhất là lãnh đạo bằng sự đồng
thuận và cảm thông của cấp dưới. Dạng thứ hai là lãnh đạo bằng quyền lực
15


mang tính cưỡng chế mà không cần có sự đồng cảm của cấp dưới.
Có nhiều bằng chứng trong lịch sử cho thấy lãnh đạo bằng cách cưỡng
chế không thể tồn tại lâu dài. Sự suy vi và biến mất của những kể độc tài và vua
chúa mang nhiều ý nghĩa. Hiện tượng đó cho thấy con người nói chung không
thích phục tùng vô hạn định theo sự lãnh đạo mang tính cưỡng chế.
Napoleon, Mussolini, Hitler là những ví dụ của lãnh đạo theo kiểu chuyên
chế. Thời kỳ theo kiểu lãnh đạo chuyên chế như vậy gần như đã qua rồi. Những
mô hình lãnh đạo tương tự còn sót lại cũng đang suy tàn dần theo thời gian.
Lãnh đạo bằng sự đồng cảm với cấp dưới mới có thể tồn tại lâu dài.
Con người có thể phục tùng sự lãnh đạo mang tính cưỡng chế một cách
tạm thời nhưng họ sẽ không sẵn lòng làm như vậy mãi mãi.
Người lãnh đạo thành công phải có cả mười một phẩm chất nói trên và
một số phẩm chất phụ khác. Người nào lấy những phẩn chất trên làm nền tảng
để lãnh đạo thì sẽ tìm thấy nhiều cơ hội thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc
sống.
1.4.

Đưa ra mười nguyên nhân chính dẫn đế việc thất bại trong lãnh đạo.
Bây giờ chúng ta hãy đến với những hai lầm chính của những lãnh đạo


thất bại. Biết được điều gì không nên làm và cũng cần thiết như biết được việc gì
nên làm.
1.

Không có khả năng tổ chức sắp xếp các chi tiết: Một người muốn lãnh đạo hiệu
quả đòi hỏi phải có khả năng tổ chức và làm chủ những chi tiết nhỏ nhặt. Không
có nhà lãnh đạo thật sự nào quá bận rộn đến mức không thể làm bất cứ điều gì
trong phạm vi chức trách của anh ta trên cương vị một người lãnh đạo. Khi một
người dù là lãnh đạo hay cấp dưới, thừa nhận rằng anh ta quá bận rộn để thay
đổi những kế hoạch của mình hay chú ý đến những vấn đề cấp bách khác, có
nghĩa là anh ta đã thừa nhận sự kém cỏi của mình. Một người lãnh đạo thành
công phải biết làm chủ tất cả những chi tiết nhỏ nhặt liên quan đến vị trí của anh
ta. Dĩ nhiên điều này có nghĩa là anh ta phải có thói quen giao những việc nhỏ

2.

cho cộng sự có năng lực làm.
Không sẵn lòng làm những việc mà người khác cho là thấp kém: Những người
16


lãnh đạo tốt thật sự luôn sẵn sàng thực hiện bất cứ loại hình lao động nào mà họ
muốn người khác thực hiện khi hoàn cảnh đòi hỏi phải làm như vậy. “Người vĩ
đại nhất là đầy tớ của tất cả mọi người” là chân lý mà tất cả những người lãnh
3.

đạo có tài đều tuân theo và tôn trọng.
Mong được trả công cho những gì họ “biết” thay vì những điều họ “làm” với
những kiến thức đó: Thế giới không trả công cho những gì bạn “biết” mà cho


4.

những gì bạn làm hay thuyết phục người khác làm.
Lo sợ sự cạnh tranh với cấp dưới: người lãnh đạo lo sợ cấp dưới chiếm lấy vị trí
của anh ta chắc chắn sẽ nhìn thấy nỗi lo sợ đó trở nên hiện thực, dù sớm hay
muộn. Người lãnh đạo có tài luôn sẵn lòng đào taojm huấn luyện lớp kế cận để
có thể ủy thác và giao phó trách nhiệm công việc cụ thể. Chỉ bằng cách này
người lãnh đạo mới có thể “phân thân” ở nhiều nơi và chú ý tới nhiều việc cùng
một lúc được. Có một sự thực luôn đúng là người lãnh đọa tổ chức và khuyến
khích người khác làm việc bao giờ cũng được trả công nhiều hơn so với số tiền
kiếm được nếu họ tự làm công việc đó. Một nhà lãnh đọa có năng lực sẽ sử dụng
kiển thức và sức hút cá nhân của anh ta để giúp nâng cao hiệu quả làm việc của
những người khác, khiến họ làm việc nhiều hơn và tốt hơn những điều họ có

5.

thể làm nếu không có sự giúp đỡ của anh ta.
Thiếu trí tưởng tượng: Nếu không có óc tưởng tượng, người lãnh đạo không thể
đối mặt và giải quyết được những tình huống cấp bách cũng như lập ra kế hoạch

6.

để định hướng cho cấp dưới một cách hiệu quả.
Tính ích kỷ: Người lãnh đạo nhận tất cả vinh quang về mình bằng những việc
cấp dưới của anh ta làm chắc chắn sẽ bị oán giận và thù ghét. Người lãnh đạo
thực thụ không ham chuộng những vinh quang như thế. Anh ta vui lòng nhìn
thấy vinh quang đến với cấp dưới bởi anh ta biết rằng hầu hết mọi người sẽ làm

7.


việc chăm chỉ hơn để được khen thưởng và công nhận chứ không chỉ vì tiề.
Thái độ không đúng mực: Cấp dưới không tôn trọng bất cứu người lãnh đạo
không đúng mực nào. Hơn nữa, sự không đúng mực này dưới bất kỳ hình thức
nào sẽ pháp hủy khả năng lãnh đạo lâu dài của tất cả những người đi quá giới

8.

hạn cho phép.
Bất trung: có lẽ tính cách này nên đứng đầu dánh sách. Người lãnh đạo không
trung thành với nhiệm vụ cũng như cấp trên hay cấp dưới của mình không thể
17


tiếp tục duy trì vị trí lãnh đạo trong một thời gian dài. Người bất trung cuối cùng
cũng phải nhận lấy sự khinh rẻ mà anh ta đáng phải nhận. Sự phản bội là một
những nguyên nhân chính dẫm đến thất bại trong mọi lĩnh vực khác nhau của
9.

đời sống xã hội.
Cường điệu quyền uy lãnh đạo: một nhà lãnh đạo có năng lực lãnh đạo người
khác bằng sự khích lệ chứ không phải bằng cách làm cho cấp dưới sợ hãi. Người
lãnh đạo cố gắng gấy ấn tượng với cấp dưới bằng quyền lực là kiểu mẫu lãnh
đạo chuyên chế đã lỗi thời. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo thật sự, bạn sẽ không
cần phải “quản cáo” điều đó. Khả nằng và uy thể của người lãnh đạo sẽ được thể
hiện qua cách hành sử của anh ta. Đó là sự thông cảm, thấu hiểu, tính công minh

và sự hiểu biết về công việc của mình.
10. Xem trọng danh hiệu: Một người lãnh đạo giỏi không cần đến những danh hiệu
để nhận được sự tôn trọng từ cấp dưới của anh ta. Người quá xem trọng danh
hiệu thường không có gì khác ngoài những thứ ấy. Cánh cửa tới văn phòng của

nhà lãnh đạo thật sự luôn mở rộng cửa đối với tất cả những người muốn bước
vào mà không cần những thủ tục, lễ nghi hay sự khoa trương nào cả.
Trên đây là những nguyên nhân thường thấy dẫn đến thất bại trong việc
lãnh đạo. Bất kỳ điều nào trong những sai sót trên đây đều đủ đẫn đến thất bại.
Nếu bạn muốn trở thành nhà lãnh đạo và hãy chắc chắn rằng bạn không mắc
phải những sai làm ấy
Tiểu kết
Mỗi phong cách lãnh đạo đều có mặt tốt và hạn chế . Một người lãnh đạo
thông minh sẽ biết chọn theo phong cách nào là phù hợp và hiệu quả. Vì vậy
không thể đánh giá phong cách nào là tốt nhất, điều đó phụ thuộc vào tình hình
cụ thể. Khi lựa chọn phong cách lãnh đạo nào đó, nhà nhà lãnh đạo cần cần
nhắc kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố cùng một lúc.
Với một môi trường có tính cạnh tranh như hiện nay. Sự thành công của
một doanh nghiệp phụ thuốc rất nhiều vào phong cách lãnh đạo chứ không chỉ
phụ thuộc vào việc thay đổi kỹ thuật, công nghệ, vốn …Vì vậy bản thân mỗi
người lãnh đạo phải xây dựng cho mình một phong cách lãnh đạo phù hợp và
18


biết vận dụng ưu thể của từng loại phong cách trong cùng hoàn cảnh cụ thể.
Theo tôi các nhà lãnh đạo cũng nên chú trọng đến việc kiểm soát quyền
lực trong tay mình. Vì nó có tính “ Khả năng hành động và gây ảnh hưởng” đến
cá nhân hay cả một tập thể trong tổ chức. Việc sử dụng quyền lực có ý nghĩa tích
cực hay tiêu cực dựa trên các mực đích, nguyên tắc và các thức sử dụng chúng.

19


CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

CỦA G.Đ LEE YUNG HYUN TẠI CÔNG TY TNHH SAMDUCK KDP
VIET NAM LLC
2.1. Tổng quan về công ty.
- Tên giao dịch: SAMDUCK KDP VIET NAM LLC CO.,LTD
- Địa chỉ: tầng 5 tòa nhà Eurowindow 27 trần duy hưng- trung hòa- cầy
giấy-HN
- Đại diện pháp luật: Lee Jiman
- Ngày cấp giấy phép: 28/10/2015
- Ngày hoạt động: 29/10/2015 (đã hoạt động 2 năm)
- Điện thoại : +84-432-252-061
+84-432-252-062
- Ngành nghề chính của công ty:Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp.
Cơ cấu tổ chức:
TỔNG G.Đ

GIÁM ĐỐC

CÁC KỸ SƯ
NGƯỜI HQ

TRƯỞNG
PHÒNG
NHÂN VIÊN
HÀNH CHÍNH

Công ty TNHH Samduck KDP Viet Nam LLC là một công ty có vốn đầu
tư 100% là vốn đầu tư nước ngoài. Với nghành nghề kinh doanh là lắp đặt máy
20



móc và thiết bị công nghệp. Công ty đã đi vào hoạt động hơn 2 năm tại Việt
nam. Mới đầu thành lập chỉ với khoảng hơn 10 kỹ sư từ HQ nhưng sau hơn hai
năm hoạt động số kỹ sư hiện có là 23 người và đào tạo hơn 100 công nhân
người việt có tay nghề.
Hiện công ty TNHH Samduck KDP Viet Nam LLC là nhà cung cấp
(Vendor) cho các khu công nghiệp lớn của Samsung tại Bắc ninh và môt một số
khu công nghiệp khác tại Hải Phòng. Tuy chỉ mới hoạt động ở Việt Nam được
hai năm nhưng với tiền đề là được thành lập tại HQ từ năm 1975( Công ty mẹ).
Nên Công ty có nguồn nhân lực với tay nghề caovà giầu kinh nghiệm trong lĩnh
vực và rất được các công ty ở việt nam cũng như các công ty hàn quốc ở việt
nam ưu chuộng, lựa chọn.
2.2. Nguyên nhân dẫn đến phong cách lãnh đạo Ủy quyền của G.Đ
Lee Yung Hyun tại Công Ty TNHH Samduck KDP vietnam LLC.
Phần tiểu sử: Xin được không nhắc đến trong nội dung này.
Trong bài viết này tôi xin được gọi G.Đ Lee Young Huyn là : Anh
2.2.1. Tính cách.
Điều đầu tiên phải nhắc đến đó là tính cách dễ gần của anh, anh luôn giữ
vẻ bề ngoài vui vẻ lạc quan. Anh chào đón toàn thể mọi nhân viên trong công ty.
Với văn hóa của người Hàn quốc khi gặp một ai đó điều đầu tiên họ làm đó là
cúi chào cho dù người đó có là xếp của bạn đi chăng nữa. Điều này khiến mọi
nhân viên người việt không khỏi bỡ ngỡ khi gặp những lần đầu và có chút ngại
ngùng khi xếp làm như vậy, nó khiến mọi người trong công ty đều thấy mình
được tôn trọng và có thêm tinh thần làm việc.
Thứ hai là sự chăm chú lắng nghe khi nói chuyện với bất cứ một ai đó và
phong cách, giọng nói khiến mọi người phải chú ý. Đó sự thu hút nó cần thiết
cho bất cứu nhà lãnh đạo nào.
Thứ ba là tính cách thể hiện qua cách làm việc hằng ngày, nó thể hiện
một cách tập trung cao độ khi làm việc, Điều này ảnh hưởng tới nhân viên rất
nhiều. Trong giờ làm việc không ai cần nhắc nhở ai cả mọi người làm việc một
cách chăm chỉ. Nó đã tạo nên một văn hóa trong tổ chức mà không phải tổ chức

21


nào cũng có được.
Là một người lãnh đạo không ngoan trong cách sử lý tình huống với nhân
viên. Mỗi khi nhân viên trong công ty phạm một sai lần dù lớn hay anh luôn dữ
được mức độ bình tĩnh nhất định. Anh không sử phạt ai trước toàn bộ nhân viên
công ty bao giờ mà nói chuyện trực tiếp với nhân viên mắc lỗi và tất nhiên sẽ có
hình phạt cho người bị mắc lỗi nhưng tất cả mọi người đều vui vẻ chấp nhận với
hình phạt đó. Với khả năng nói tiếng việt rất giỏi và tìm hiểu văn hóa của người
việt. Anh hiểu từng tính cách của mỗi nhân viên trong công ty và khả năng của
mọi người đến đâu. Điều này cho thấy anh là một người rất tỉ mỉ đến tường chi
tiết nhỏ. Và sự thông cảm thấu hiểu cho nhân viên biết vấn đề khó khăn của mọi
người là gì, vả từ đó khơi gợi cho họ cách để giải quyết vấ đề.
2.2.2. Môi trường và một số biểu hiện.
Với đặc thù của nghành nghề kinh doanh của công ty khiến Anh phải đi
lại rất nhiều. Buổi sáng anh trực tiếp xuống nhà máy tại Samsung để giám sát và
quản lý công việc tại đó. Buổi chiều anh trở về văn phòng tại Hà Nội để sử lý
các các công việc trong văn phòng, tôi thấy rõ sự mệt mỏi của anh nhưng có lẽ
điều đó đã trở nên quá bình thường và anh vẫn thể hiện rõ được sự hăng hái khi
làm việc.
Với đặc thù như vậy anh không thể nào giải quyết được tất cả các công
việc nên anh đã chọn cách ủy quyền giao trác nhiệm cho từng cá nhân trong
công ty. Mỗi người có một công việc quyền hạn nhất định và phải chịu trách
nhiệm với công việc đó.
Điều nay khiến mọi nhân viên trong công ty đều thấy được trách nhiệm
của mình và luôn cố gắng để hoàn thành công việc. Nhưng không phải công việc
nào cũng đễ dàng và có thể tự giải quyết, điều này là một áp lực với nhân viên.
Làm thế nào để giải quyết đây ? (Trong lúc bế tắc nhân viên chúng tôi tự hỏi).
Tuy nhiên nắm rõ được điều này. Anh hiểu được những gì đang diễn ra tại

công ty và luôn có những góp ý khi cần thiết. Và không phải thế chúng tôi ỷ nại
vào xếp, việc để anh phải gợi ý nhiều lần khiến chúng tôi nhận ra sự kém cỏi của
bản thân và phải khắc phục điều này ngày lập tức.
22


2.2.3. Kết quả của lãnh đạo ủy quyền
Sự tự giác và có trách nhiệm cao với công việc được thể hiện qua mọi
nhân viên của Samduck. Là một công ty nhỏ nhưng số lượng công việc phải giải
quyết thì lại không nhỏ chút nào. Mỗi người một công việc nhưng lại có sự gắn
kết với nhau chặt chẽ. Nên ai cũng ý thức được trách nhiệm của mình.
Không khí làm việc tại công ty đã bị ảnh hưởng từ phong cách làm việc
của anh, mọi người làm việc rất chăm chỉ và cảm thấy tự tin vào năng lực của
chính mình.
Tôi là một nhân viên mới được làm việc tại công ty được 3 tháng. Lần đầu
tiên khi tôi bức vào công ty để phỏng vấn, lúc đó thực tôi rất lo lắng. Nhưng
điều đó đã dần bị mất đi khi tôi gặp anh. Sự niềm nở chào đón khiến tôi cũng
thấy thoải mái hơn rất nhiều và cuộc phỏng vấn diễn ra trong vòng 30 phút. Đó
là ấn tượng đầu tiên đầu tiên khi được gặp anh. Nếu là bạn liệu bạn có muốn làm
ở một môi trường như vậy không?
Tôi được các anh chị tại công ty tận tình giúp đỡ và được anh động viên
rất nhiều. Anh biết tôi vẫn là một sinh viên nhưng vẫn muốn nhận tôi vào làm
như một cơ hội để thử thách. Trong thời gian làm việc tôi được anh động viên
rất nhiều và được các anh chị trong công ty nhiệt tình giúp đỡ. Tôi thấy mình có
rất nhiều động lực để làm việc. Mọi người ai cũng hăng hái làm việc và sau
khoảng thời gian ở đây kỹ năng làm việc của tôi được nâng cao lên rất nhiều so
với khi vào công ty.
Mọi việc được giao không phải nhân viên nào trong công ty cũng ý thức
được và có thể giải quyết được. Nhưng khi đã nhận được trách nhiệm mọi nhân
viên đều cố gắng hết sức mình để có thể hoàn thành nó . Tôi ý thức được những

việc mình được đang làm. Với tôi “Sai” là một điều gì đó rất bình thường, theo
tôi chỉ có không làm việc thì mới không sai huống hồ chúng ta còn đang rất trẻ
nên điều đó không thể tránh khỏi được.Nhưng phải ý thức được một lần sai thì
phải một lần rút ra được bài học “Quá tam ba bận”, nếu bạn ngã tại một chỗ quá
ba lần thì vấn đề nằm chính ở bản thân bạn.

23


2.3. Ưu và nhược điểm
Ưu điểm:
-

Trong phong cách lãnh đạo này của anh cho thấy rõ được việc đặt lòng tin vào
nhân viên, chính vì thế khiến nhân viên càng nỗ lực hơn để hoàn thành công

-

việc
Khiến mọi người đều cùng phát triển hơn về kỹ năng cũng như học được phong

-

cách lãnh đạo của anh.
Giúp việc ra quyết định chủ động hơn trong tình huống khẩn cấp.
Giúp mọi nhân viên cảm thấy được sự tôn trọng từ phía cấp trên và tự tin vào
chính mình. Giúp nâng cao quyết tâm, tinh thần hăng hái và là nguồn động viên
to lớn,
Nhược điểm:
Việc áp dụng phong cách này sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức để

đào tạo nhưng khi kỹ năng của nhân viên được tăng cao qua quá trình đào tạo,
họ sẽ đáp ứng được nhu cầu công việc. Nhân viên có thể lạm dụng quyền lực
của mình và gây ảnh hưởng tới công ty. Và nếu bị mất niềm tin họ sẽ kho có thể
cống hiến hết mình được nữa.

24


KẾT LUẬN
Có rất nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau điều đó cho thấy nhà lãnh
đạo muốn thành công trong công việc của mình thì cần phải linh hoạt trong việc
ứng dụng sao cho phù hợp với tổ chức. Việc lựa chọn phong cách lãnh đạo rất
quan trọng nó ảnh hưởng tới tương lai của một tổ chức. Việc hiểu rõ được điểm
mạnh và điểm yếu của phong cách lãnh đạo sẽ giúp các nhà lãnh đạo tránh được
những sai lầm không nên có và có thể thành công trong công việc của mình.

25


×