Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Chính sách tuyển dụng công chức từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.44 KB, 90 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG ĐÌNH HƢỞNG

CHÍNH SÁCH TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số:
60 34 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VĂN TẤT THU

HÀ NỘI, năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Công trình nghiên cứu “Chính sách tuyển dụng công chức từ thực tiễn
thành phố Đà Nẵng” được hoàn thành cùng với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân.
Tôi xin được gửi lời trân trọng cảm ơn và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng
dẫn khoa học PGS.TS. Văn Tất Thu, người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong
quá trình tôi triển khai đề tài và viết luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong Hội đồng phản biện đề cương
và Hội đồng phản biện luận văn đã góp ý giúp tôi hoàn thiện tốt hơn luận văn
của mình. Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội, Văn phòng Khoa
Chính sách công đã tạo những điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong quá trình


theo học tại đây.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo của thành phố Đà
Nẵng, cán bộ, công chức các sở, ban của thành phố, gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ và chia sẻ công việc
với tôi trong suốt thời gian qua để tôi được đi học và hoàn thành luận văn của
mình.
Học viên

Đặng Đình Hƣởng


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Học viên

Đặng Đình Hƣởng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TUYỂN DỤNG
CÔNG CHỨC ............................................................................................................8
1.1. Lý luận chung về chính sách tuyển dụng công chức ...........................................8
1.2. Chính sách của đảng, nhà nước đối với chính sách tuyển dụng công chức .......26
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC

TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...............................................................................39
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng tác động đến chính sách
tuyển dụng .................................................................................................................39
2.2. Thực trạng đội ngũ công chức của thành phố Đà Nẵng.....................................41
2.3. Thực trạng chính sách tuyển dụng công chức tại thành phố Đà Nẵng ..............43
2.4. Thực trạng thực hiện chính sách tuyển dụng công chức tại Đà Nẵng ...............54
2.5. Đánh giá chung về chính sách tuyển dụng công chức tại thành phố Đà Nẵng ..63
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH
SÁCH TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Ở NƢỚC TA HIỆN NAY .....................69
3.1. Phương hướng hoàn thiện chính sách tuyển dụng công chức............................69
3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách tuyển dụng công chức .............................69
KẾT LUẬN ..............................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

CBCC

Cán bộ, công chức

CBCCVC

Cán bộ, công chức, viên chức

CCHC


Cải cách hành chính

CQHCNN

Cơ quan hành chính nhà nước

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

NNL

Nguồn nhân lực

PGS

Phó giáo sư

TS

Tiến sỹ

XHCN

Xã hội chủ nghĩa



DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Số lượng cán bộ, công chức thành phố Đà Nẵng

42

Bảng 2.2

Sơ đồ Quy trình tuyển dụng công chức thành phố Đà

45

Nẵng
Bảng 2.3

Đánh giá chương trình thu hút nguồn nhân lực chất lượng

56

cao
Bảng 2.4


Phân tích chủ thể chính sách tuyển dụng công chức của

61

thành phố Đà Nẵng

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên sơ đồ

Trang

Biểu đồ 2.1

Cơ cấu ngành nghề đào tạo của chương trình thu hút

55

Biểu đồ 2.2

Kết quả thực hiện nguyên tắc về tuyển dụng công chức

57

của thành phố Đà Nẵng
Biểu đồ 2.3

Kết quả thực hiện một số tiêu chí quan trọng trong

tuyển dụng công chức

57


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn nhân lực nói chung và nguồn lao động nói riêng có vai trò quan trọng,
vừa là mục tiêu, vừa là động lực và là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển
chung của xã hội, của các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Khi đánh giá về vai trò cán bộ,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công
việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém” [28, tr 269], “Cán bộ là
tiền vốn của đoàn thể. Có vốn mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có
cán bộ tốt thì thành công, tức có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức lỗ vốn”
[29, tr 46]. Tuyển dụng nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có kỹ năng
nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức, để có đội ngũ lao động “vừa hồng, vừa
chuyên” là công việc quan trọng hàng đầu mà mọi cơ quan, đơn vị, tổ chức phải coi
trọng và thực hiện nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật.
Trong tiến trình đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước
ta, đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, đã đề ra chủ
trương, quan điểm, thể chế chính sách phát triển đội ngũ cán bộ công chức, cụ thể
như Chương trình tổng thể cải cách hành chính nước ta luôn xác định xây dựng và
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một nội dung cơ bản, đóng vai trò
quyết định đối với sự thành công của các mục tiêu, các nội dung khác như cải cách
thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách bộ máy hành chính, cải cách tài chính
công, hiện đại hóa nền hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nền hành
chính nhà nước nói chung. Đó cũng là điều kiện tiên quyết để thực hiện thắng lợi
các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài.
Xuất phát từ nhận thức đầy đủ, ý nghĩa, tầm quan trọng trong công tác tuyển
dụng công chức, trong xây dựng đội ngũ công chức nhà nước đã hình thành nên

chính sách tuyển dụng công chức nhằm xây dựng, đổi mới công chức, đáp ứng yêu
cầu sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Thực hiện chính sách tuyển dụng
công chức trong thời gian qua trong các cơ quan nhà nước nói chung, tại thành phố
Đà Nẵng nói riêng cho thấy chính sách tuyển dụng công chức, bên cạnh những ưu
điểm, vẫn còn bộc lộ các hạn chế, bất cập, nhất là các giải pháp chính sách... các
hạn chế, bất cập đã ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu chính sách. Các hạn chế, bất
cập đó cần được nghiên cứu, khắc phục.
1


Xuất phát từ các lý do trên, học viên chọn đề tài “Chính sách tuyển dụng
công chức từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp chương trình
đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc thực hiện chính sách tuyển dụng và tuyển dụng người vào làm việc tại
các cơ quan hành chính nhà nước và các vấn đề xung quanh hoạt động này là đề tài
nghiên cứu của nhiều luận án, luận văn, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học.
Phần lớn các công trình đều tập trung nghiên cứu việc tuyển dụng đối với nhóm đối
tượng công chức hoặc có thể kể ra các bài viết, công trình nghiên cứu như:
+ PGS. TS Nguyễn Văn Tài (2010), Phát huy tính tích cực xã hội của đội
ngũ cán bộ nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đây là cuốn sách
đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để đi sâu
phân tích, làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối, chính sách cán bộ
của Đảng ta. Qua đó, tác giả đã đưa ra những đánh giá sát thực về tình hình cán bộ
nước ta hiện nay, đề xuất những giải pháp cụ thể, có tính khả thi để góp phần nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp.
+ Nguyễn Cảnh Hợp (2011), Thể chế công vụ, NxbTư pháp; TS. Thang Văn
Phúc, TS. Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thu Huyền (2004), Hệ thống công vụ và
xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
Nguyễn Duy Thăng, Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước và chế

độ công chức, công vụ, Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước, Bộ Nội vụ, 2010;
PGS.TS. Đinh Văn Mậu, GS.TSKH. Nguyễn Văn Thâm và PGS.TS. Võ Kim Sơn,
Hành chính nhà nước và công nghệ hành chính, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật,
2010…Nhìn chung, các công trình khoa học đã tập trung nghiên cứu về công chức
ở nhiều khía cạnh pháp luật, thực tiễn tuyển dụng công chức ở nước ta.
+ Trương Thị Bạch Yến (2006), "Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng ta về xây dựng tiêu chuẩn người cán bộ", Tạp chí Sinh hoạt Lý luận 77 (4).
Bài viết chỉ ra được những tiêu chuẩn chính của người cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí
Minh, sự vận dụng và phát triển của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng; chỉ ra được
những nguyên nhân hạn chế mà các địa phương mắc phải trong việc vận dụng các
tiêu chuẩn cán bộ của Đảng trong thời kỳ mới vào quá trình xây dựng đội ngũ cán
bộ ở các địa phương, đơn vị mình.
2


+ Nhận biết và khắc phục mặt trái trong luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản
lý, của tác giả Bùi Đức Lại, Tạp chí Xây dựng Đảng số 3- 2009. Xác định khâu luân
chuyển cán bộ là khâu quan trọng trong công tác cán bộ, bài viết đã chỉ ra những
biểu hiện lệch lạc thường gặp trong luân chuyển cán bộ ở cả 4 chủ thể: lãnh đạo cấp
trên, đơn vị có cán bộ chuyển đến, đơn vị có cán bộ chuyển đi và bản thân của chính
cán bộ được luân chuyển. Trên cơ sở đó, tiếp cận từ tư tưởng Hồ Chí Minh về công
tác cán bộ và các quan điểm của Đảng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp khắc
phục nhằm thực hiện tốt hơn khâu luân chuyển cán bộ hiện nay.
+ Vấn đề đánh giá và sử dụng cán bộ, của Nguyễn Đình Hương, Tạp chí Xây
dựng Đảng số 6, 2009. Xác định khâu đánh giá cán bộ là khó nhất và rất quan trọng,
vì đánh giá không chỉ liên quan trực tiếp đến bố trí, sử dụng cán bộ mà còn liên
quan đến toàn bộ các khâu khác, bài viết đã so sánh chỉ ra những thuận lợi, khó
khăn của việc đánh giá cán bộ trong thời bình và thời chiến. Trên cơ sở đó, đề xuất
những kiến nghị nhằm đánh giá và sử dụng cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong
sự nghiệp cách mạng hiện nay.

+ Một số phương pháp đánh giá, tuyển chọn, đề bạt cán bộ của Nguyễn
Quốc Hiệp, Tạp chí Xây dựng Đảng số 7 năm 2003; Để đánh giá đúng cán bộ của
Lê Đức Bình, Tạp chí Xây dựng Đảng, tháng 9 năm 2006; Vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về quan điểm và phương pháp đánh giá cán bộ thời kỳ CNH,HĐH của Vũ
Viết Mỹ, Tạp chí Thông tin Công tác tư tưởng, số 4 năm 2006; Để đánh giá, sử
dụng, đề bạt đúng cán bộ của TS Đặng Đình Phú, Website Đảng Cộng sản Việt
Nam, số tháng 4 năm 2006; Nhận xét, đánh giá cán bộ - công việc hệ trọng và cần
thiết của Đảng của Nguyễn Vũ Cẩn, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày
15 tháng 12 năm 2006); Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo,
quản lý của tác giả Nguyễn Tuấn Khanh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Ban Tổ
chức Trung ương, Tạp chí Xây dựng Đảng (cập nhật ngày 05 tháng 6 năm 2008);
Những giải pháp và điều kiện thực hiện ph ng chống suy thoái tư tưởng chính tr ,
đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, Nguyễn Văn Thanh, Thông tin Lý luận
chính trị, Bản tin của Hội đồng Lý luận Trung ương, số 13, tháng 7 năm 2008;
PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung (2006), “Công chức và cải cách bộ máy hành chính
3


nhà nước”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (số 9). Nhìn chung các bài viết nói trên
đã đề cập việc xây dựng đội ngũ cán bộ - phương pháp đánh giá, tuyển chọn, đào
tạo, bồi dưỡng, đề bạt cán bộ.
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, chuyên đề khoa học cấp nhà nước KX. 02, do
GS Đặng Xuân Kỳ (chủ nhiệm đề tài ). Đây là chuyên đề chuyên sâu gắn với thực hiện
các đề tài của công trình KX.02, nhất là đề tài tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm
quyền do PGS. TS. Trần Đình Huỳnh chủ nhiệm.; Đề tài khoa học cấp nhà nước giai
đoạn 1991 - 1995, mã số KX.05.11: “Xác đ nh cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh
đạo chủ chốt trong hệ thống chính tr đổi mới”, do PGS, TS Trần Xuân Sầm làm
chủ nhiệm; Đề tài khoa học cấp nhà nước giai đoạn 1996 - 2000, mã số
KHXH.05.03: “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” do PGS, TS

Nguyễn Phú Trọng làm chủ nhiệm; Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số ĐTĐL2002/07: “Cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản
lý trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá” do PGS, TS Trần Đình Hoan làm
chủ nhiệm; Đề tài khoa học xã hội cấp nhà nước giai đoạn 2001 - 2005, mã số
KX.03.02: “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, do GS, TS Vũ Văn Hiền làm
chủ nhiệm; Đề tài khoa học cấp Ban “Nâng cao phẩm chất, năng lực của người cán
bộ đứng đầu tổ chức đảng và chính quyền cấp cơ sở theo tinh thần Ngh quyết
Trung ương 5, khoá IX” do TS Nguyễn Danh Mộc (Viện Khoa học Tổ chức, Ban
Tổ chức Trung ương) làm chủ nhiệm….Các đề tài nói trên đã khái quát những nội
dung chính yếu nhất về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ - đã làm rõ những vấn đề lý
luận và phương pháp luận nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chỉ ra những nội dung cơ bản về tiêu chuẩn
cán bộ, tiêu chuẩn đối với từng loại cán bộ cụ thể; luận chứng khá rõ các khâu, các
bước, quy trình của công tác cán bộ: việc phát hiện, lựa chọn, đánh giá, sử dụng và cất
nhắc cán bộ; việc huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đồng thời, các đề tài cũng đã
xác định yêu cầu chung về chất lượng của đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, gồm các yêu cầu về trí tuệ, về chuyên môn hoá, văn
hoá hoá; yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức; yêu cầu về tiêu chuẩn hoá từng loại
cán bộ; xác định những định hướng cơ bản mang tính giải pháp nhằm nâng cao chất

4


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full

















×