Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Giới thiệu Vùng Núi - Trung du phía Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.61 KB, 15 trang )

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VÙNG

Gồm 14 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lai
Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái.
• Vị trí địa lý: Nằm ở phía bắc của Tổ quốc, phía đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía
nam giáp các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Phía bắc giáp nước CHND Trung Hoa,
phía đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông nam giáp các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội,
Vĩnh Phúc, phía tây giáp CHDCND Lào, phía nam giáp các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thanh
Hóa. Đường biên giới dài hơn 1.300 km. Có 3 cửa khẩu quốc tế và 10 cửa khẩu quốc gia.
• Diện tích: 95.064 km2, chiếm 28,87% diện tích cả nước.
• Dân số: 12 triệu người, chiếm hơn 13,2% dân số cả nước, gồm 42 dân tộc (trong đó,
các dân tộc ít người là 5 triệu người).
• Tỉnh lỵ:
- Các thành phố: Bắc Giang, Điện Biên, Hòa Bình, Lạng Sơn, Lào Cai,
Thái Nguyên, Sơn La, Việt Trì, Yên Bái.
- Các thị xã: Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn
La.
Tiềm năng phát triển công nghiệp
1. Tiềm năng đất.
Với diện tích tự nhiên 95.064 nghìn ha, chiếm 28,87% diện tích cả nước, trong đó,
diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp mới chiếm hơn 10%. Vùng trung du và miền núi phía
Bắc còn có một quỹ đất lớn chưa được sử dụng. Tuy cơ cấu đất có nhiều loại nhưng cũng
có một số loại phù hợp cho phát triển nông nghiệp, nhất là trồng cây công nghiệp ngắn ngày,
cây ăn quả, trồng cỏ để chăn nuôi đại gia súc.
Nhờ có quỹ đất lớn và biết tận dụng những đổi mới về cơ chế khoán trong nông
nghiệp, trong những năm qua, tiềm năng đất đai, rừng và lao động bước đầu được khai thác
tốt hơn. Trồng trọt, chăn nuôi phát triển ổn định và có xu hướng tăng dần theo cơ chế sản
xuất hàng hóa. Sản lượng lúa, ngô tăng nhanh cả về lượng tuyệt đối và tỷ trọng; Khoai, sắn
giảm dần và thay thế bằng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao. Tự túc lương thực đã
được thực hiện và từng bước tiến hành đa thâm canh cây trồng theo hướng đất nào cây
nấy. Nhiều diện tích đồi trước kia trồng sắn, khoai, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp, nay


đã chuyển sang trồng chè, cà phê, cây ăn quả, cây đặc sản có giá trị kinh tế và hiệu quả cao
hơn. Đã hình thành vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung theo hướng chuyên canh và
thâm canh, tập trung quy mô lớn như: Chè ở Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang,
Thái Nguyên; Mận Tam Hoa ở Mộc Châu (Sơn La), Bắc Hà (Lào Cai); Vải thiều ở Lục Ngạn
(Bắc Giang); Cam ở Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình; Lúa gạo ở Điện Biên, Lai Châu, Trấn
Yên, Lục Yên (Yên Bái); Quế ở Văn Yên (Yên Bái); Hồi ở Lạng Sơn... Hình thức trang trại đa
dạng, với đủ loại quy mô và ngành nghề đã được hình thành theo nhu cầu của sản xuất
hàng hóa và cơ chế thị trường. Sự kết hợp trang trại theo kiểu nông - lâm nghiệp, lâm
nghiệp, nông - lâm nghiệp - làng nghề thủ công gia đình, nông - ngư nghiệp, vườn - ao -
chuồng v.v... đã được thực hiện ở một số tỉnh trong Vùng.
Rừng là thế mạnh của vùng trung du và miền núi phía Bắc. Với 4,2 triệu ha rừng,
trong những năm gần đây, nhờ có chủ trương giao đất, giao rừng cho các hộ quản lý, chăn
nuôi, sử dụng lâu dài, đồng thời có sự quan tâm của Nhà nước thông qua các chương trình,
dự án nên đồng bào các dân tộc trong vùng đã tiến hành khoanh nuôi bảo vệ rừng trên các
diện tích được giao, do đó diện tích rừng ngày càng được phát triển và cung cấp nhiều loại
gỗ quý như đinh, hương, pơ mu, lát, nghiến, chò chỉ..., các loại cây dược liệu quý như hồi,
quế, đỗ trọng, thảo quả và nhiều loại lâm sản khác có thể sử dụng cho công nghiệp chế biến
như song, mây, tre nứa v.v...
2. Tài nguyên khoáng sản:
Vùng trung du, miền núi phía Bắc có các loại khoáng sản kim loại và phi kim rất phong
phú, được phân bố ở nhiều nơi.
1. Apatít: Có ở Lào Cai, dự báo trữ lượng vài tỷ tấn. Đây là nguồn tài nguyên hầu như
độc nhất ở Đông Nam á. Trữ lượng thăm dò đạt gần 1 tỷ tấn, còn nếu tính đến độ sâu 900 m
thì trữ lượng đạt 2,11 tỷ tấn.
2. Pyrít: Có vài trăm triệu tấn, quặng giầu có tới hàng chục triệu tấn được khám phá ở
Thanh Sơn (Phú Thọ), Sông Mã (Sơn La), Lục Yên (Yên Bái), Kim Bôi (Hòa Bình). Nguyên
liệu này dùng để sản xuất hóa chất, phân bón v.v...
3. Graphít: Có ở Nậm Thi, Bảo Yên (Lào Cai), Mậu A (Yên Bái) với trữ lượng 10 - 20
triệu tấn.
4. Đồng: Quặng đồng - niken được tìm thấy ở nhiều nơi trong vùng như Cao Bằng, Hà

Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Giang. Riêng mỏ Sin Quyền - Bát Xát (Lào Cai) có trữ
lượng 551 ngàn tấn đồng, 35 tấn vàng, 25 tấn bạc. Niken có mỏ Bản Phúc (với trữ lượng
120 ngàn tấn niken và 73 ngàn tấn đồng).
Đồng - niken - bạch kim ở Vạn Yên và Phù Yên (Sơn La). Có 41 ngàn tấn đồng, 115
ngàn tấn niken.
5. Đất hiếm: Tập trung chủ yếu ở mỏ Nậm Xe, Đông Pao, Phong Thổ (Lai Châu) có
trữ lượng trên 10 triệu tấn. Hàm lượng oxýt đất hiếm trong quặng trung bình là 4 - 5%, có
thân quặng tới 10 - 30%.
ở Yên Phú (Yên Bái), Mường Hum, Bát Xát (Lào Cai) v.v... cũng tìm thấy quặng đất
hiếm.
6. Sắt: Quặng sắt gồm các mỏ phân bố dọc sông Hồng như Quý Sa, Nàng Mỵ, Hương
Khánh, Ba Hòn, Làng Lếch có trữ lượng vài trăm triệu tấn. Riêng Quý Sa trữ lượng trên 100
triệu tấn với hàm lượng 43 - 45% Fe trong quặng. Ngoài ra, còn có ở các mỏ Trại Cau, Tiến
Bộ, Quang Trung (Thái Nguyên), riêng mỏ Trại Cau trữ lượng tới 9 triệu tấn, hàm lượng Fe
trên 60% trong quặng. Mỏ Tiến Bộ trữ lượng 24,2 triệu tấn, hàm lượng 53% Fe. Mỏ Nà Rụa,
Nà Lũng (Cao Bằng) trữ lượng khoảng 50 triệu tấn, hàm lượng Fe trên 60% trong quặng.
Mỏ Tồng Bá (Hà Giang) thăm dò cấp B là 140 triệu tấn.
7. Vàng: Vàng được tìm thấy ở Chợ Bến, Miếu Môn, Lương Sơn - Kim Bôi, Đồi Bù
(Hòa Bình); Mai Sơn, Phù Yên (Sơn La); Ngân Sơn, Bạch Thông, Chợ Mới, Na Rì (Bắc
Kạn), Bình Gia (Lạng Sơn) v.v... Đây là những mỏ có triển vọng nhất, nhiều mỏ trữ lượng
vàng đạt từ 1 - 5 tấn.
8. Đá quý: Rubi - safia nổi tiếng ở Lục Yên (Yên Bái).
9. Than: Than mỡ ở Quỳnh Nhai, Nà Sùng, Mường Lượm, Suối Bàng (Sơn La); Đồi
Hoa, Bảo Hiệu (Hòa Bình); Nà Sang, Thanh An (Lai Châu); Làng Cẩm (Thái Nguyên) có
tổng trữ lượng hàng chục triệu tấn. Than Na Dương (Lạng Sơn), than Quán Triều (Thái
Nguyên) v.v...
10. Chì - kẽm: Trong vùng đã tìm thấy khoảng 50 điểm chì - kẽm, đặc biệt là Tú Lệ
(Yên Bái), Phúc Vinh, Tràng Đà (Tuyên Quang) có trữ lượng hàng triệu tấn. Chì - kẽm Chợ
Điền (Bắc Kạn) đã nổi tiếng từ lâu và đầu thế kỷ XX Công ty Mỏ và Luyện kim Đông Dương
đã khai thác với quy mô khá lớn. Trữ lượng chì - kẽm hiện nay khoảng 615 ngàn tấn (cấp C1

+ C2). Mỏ Lang Hít trữ lượng 126 ngàn tấn, Tú Lệ khoảng 13 ngàn tấn kim loại.
ở Na Sơn (Hà Giang) có trữ lượng 214,2 ngàn tấn (cấp C1 + C2). Mỏ Võ Nhai, Đại Từ
(Thái Nguyên) trữ lượng 109,3 ngàn tấn (cấp C1 + C2).
11. Môlipđen: Có ở Sapa (Lào Cai) với trữ lượng vài chục ngàn tấn.
12. Titan: Có ở Ngọc Lập, Tân Phú, Thu Ngạc (Phú Thọ) với trữ lượng 6 triệu tấn.
Quặng gốc có ở Thái Nguyên, Tuyên Quang. Riêng mỏ Cây Châm có trữ lượng 4,83 triệu
tấn Inmênit (cấp B + C1 + C), dự báo là 15 triệu tấn.
13. Thiếc Vonfram: Mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng) được khai thác từ thời Pháp thuộc.
Từ năm 1910 đến 1944, người Pháp đã lấy đi ở đây 32.473 tấn thiếc, 15.000 tấn Vonframít
và hàng tấn vàng. Trữ lượng hiện nay còn 1.460 tấn thiếc. ở Tam Đảo có thiếc sa khoáng,
trữ lượng khoảng 1.700 tấn, ở Ngân Sơn khoảng 1.740 tấn. Thiếc gốc có triển vọng ở Núi
Pháo có trữ lượng 11.384 tấn (cấp C2, P). Vonfram được tìm thấy ở Thiện Kế và Công Sinh,
Tĩnh Túc (Cao Bằng).
14. Cao lanh: Có ở Mỏ Ngót, Thạch Khoán (Phú Thọ), Ngòi Ân, Sơn Mãn (Lào Cai),
trữ lượng 9 triệu tấn cao lanh và gần 10 triệu tấn fenspát.
15. Barit: Có ở Tuyên Quang, với 4 khu vực có triển vọng là Thượng ẩm, Ao Sen Tân
Trào, Thiện Kế, Đạo Trù.
16. Quặng mangan: Tìm thấy ở Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang với trữ lượng
khoảng 15,1 triệu tấn. Trong đó, có 12,3 triệu tấn (cấp B + C + C2) và 2,8 triệu tấn (cấp P).
17. Antimon: Có ở Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang với trữ lượng khoảng vài trăm
ngàn tấn.
18. Quặng bôxit: Được tìm thấy ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang với
trữ lượng quy ra dạng trầm tích khoảng 100 triệu tấn, có hàm lượng Al2O3 là 50 - 51%. Nhìn
chung, điều kiện không cho phép nên chưa khai thác được ở quy mô công nghiệp.
3. Tài nguyên nước:
a. Tài nguyên nước mặt: Các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc nước ta có nhiều con
sông lớn, điển hình là các sông: Sông Đà, sông Hồng, sông Lô, sông Cầu... và phân bố khá
đồng đều trong Vùng. Lượng mưa trung bình hàng năm của toàn vùng là 1500mm, với khối
lượng nước mặt trong năm là 143 tỷ m3, nếu chỉ cần giữ được 10% lượng nước trên thì
cũng thừa đủ cho sinh hoạt và sản xuất.

- Với nguồn nước mặt phong phú, vùng trung du và miền núi phía Bắc ngoài việc cung
cấp nguồn nước lớn cho các nhà máy thủy điện lớn của đất nước, còn giữ vai trò điều tiết,
cung cấp nước cho cả hệ thống thủy nông của đồng bằng Bắc bộ vựa lúa lớn thứ 2 của cả
nước. Ngoài ra, nguồn nước này còn mang lại một nguồn lợi lớn thủy sản.
- Tổng hợp các số liệu điều tra của 14 tỉnh trong vùng cho thấy, toàn vùng có diện tích
nuôi trồng thủy sản là 18.386,5 ha, đạt tổng sản lượng 29.531 tấn. Trong đó, Phú Thọ có
sản lượng cao nhất, đạt 11.052 tấn/3.994 ha, tiếp đến là Bắc Giang có 6.646 tấn/2.945 ha,
Thái Nguyên: 2.904 tấn/2.041 ha... Trong những năm qua, toàn Vùng vẫn chưa phát triển
mạnh được nuôi trồng thủy sản, chỉ đủ dùng cho bản thân của từng tỉnh trong vùng mà
không có khả năng về số lượng để phát triển công nghiệp chế biến.
b. Tài nguyên nước ngầm:
Ngoài nguồn nước sông, ngòi, ao, hồ, nước mưa, còn nguồn nước ngầm phân bổ chủ
yếu trong các nham thạch trầm tích. Trong nước ngầm còn có nước khoáng, nước nóng rất
cần thiết cho sức khỏe và chữa bệnh như nước khoáng Kim Bôi (Hòa Bình), nước khoáng
Văn Chấn, Trạm Tấu (Yên Bái). Nước khoáng Bình Ca ở Tuyên Quang có hàm lượng khí
CO2 lớn từ 750 - 1500 mg/l, khi khoan phun cao tới 15m trên bề mặt đất. Nước khoáng
Tràng Định (Lạng Sơn) cũng đang trong giai đoạn khoan thăm dò.
4. Cơ sở hạ tầng
4.1. Hệ thống giao thông
Trong vùng có hệ thống đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn - Đồng Đăng: 167km; Hà Nội -
Yên Bái - Lào Cai: 296 km; Hà Nội - Thái Nguyên - Quán Triều: 75 km; Kép - Lưu Xá: 55 km;
Yên Bái - Phố Lu: 106 km. Đây là huyết mạch vận tải chính của một số tỉnh trong Vùng.
Đường bộ có các tuyến:
* Hà Nội - Lạng Sơn - Trung Quốc: (Bao gồm quốc lộ 1 và tuyến đường sắt. Tuyến
này phục vụ các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn. Nhu cầu vận tải liên tỉnh trên tuyến
đường này liên quan đến quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc.
* Hà Nội - Cao Bằng - Trung Quốc: Tuyến đường bộ theo quốc lộ 3 dài 300 km, bao
gồm 2 đoạn: Hà Nội - Thái Nguyên và Thái Nguyên - Cao Bằng, chủ yếu vận tải cho khu
vực.
* Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc: Tuyến quốc lộ 2 nối Việt Trì với Hà Giang qua Phú

Thọ, Tuyên Quang và kéo dài tới tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Đây là tuyến đường quan
trọng, nối các tỉnh trung du miền núi phía Bắc với Hà Nội. Tuyến này có tiềm năng phát triển
du lịch và phát triển nông thôn khá lớn.
* Hà Nội - Lào Cai - Trung Quốc: Có đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung
Quốc), quốc lộ 70, đường thủy Lạch Giang - Hà Nội - Lào Cai - Trung Quốc. Lợi thế nhất
của tuyến đường này là kết nối được với Trung Quốc bằng đường bộ, đường sắt và đường
thủy nội địa.
* Hà Nội - Điện Biên Phủ - Bắc Lào: Có đường Hà Nội - Tuần Giáo (quốc lộ 6) - Điện
Biên Phủ (quốc lộ 279) và nhánh nối sang nước Lào qua cửa khẩu Tây Trang. Vận tải
đường bộ ở tuyến này rất quan trọng, phục vụ phát triển kinh tế - du lịch - thương mại biên
giới. Tuyến thông thương sang Bắc Lào.
* Vành đai nối các tỉnh (Lai Châu - Lào Cai - Hà Giang - Cao Bằng - Lạng Sơn -
Quảng Ninh).
Đường bộ có các tuyến: Quốc lộ (QL) 1A, 1B, 4A, 4B, 6, QL 2, 3, 36, 32, 70. Trong đó:
- QL 4A, 4B: Chạy từ phía Đông Nam lên Tây Bắc.
- QL 6: Hòa Bình - Lai Châu - Điện Biên.
- QL 1A, 1B: Lạng Sơn - Hà Bắc - Thái Nguyên - Bắc Kạn.
Các QL 37, 40, 279, 12, 32, đường 18 gắn với vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
Đường bộ ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc hiện nay đã được nâng cấp, thuận lợi
cho việc đi lại dân sinh, với các phương tiện giao thông có trọng tải nhỏ. Các xe có trọng tải
lớn, vận chuyển với khối lượng lớn còn gặp nhiều khó khăn vì đường hẹp, nhiều dốc cao,
nhất là việc đi lại vào những tháng mưa, lũ.
Đường sông gồm có: Sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Kỳ Cùng, sông Thương,
sông Lục Nam, sông Kim Bôi, sông Bằng Giang, sông Chảy. Các sông này lắm thác, nhiều
ghềnh, khó khăn cho việc vận tải đường sông giữa miền ngược và miền xuôi.
Đường hàng không chỉ có một vài sân bay nhỏ, gồm Nà Sản và Điện Biên. Lượng vận
tải hành khách không đáng kể, với tuyến bay Hà Nội - Điện Biên - Nà Sản.
Nhìn chung, hệ thống giao thông ở các tỉnh trong Vùng còn kém phát triển, ít được
đầu tư so với các vùng khác trong cả nước, nhưng tỷ lệ có đường ô tô đến tận trung tâm xã,
phường của toàn Vùng đã đạt 90%.

4.2. Hệ thống cung cấp điện
Điện năng là nguồn năng lượng quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước, đặc biệt là công nghiệp. Nó được coi là một trong các nguồn động lực của nền kinh tế
quốc dân.
Hiện nay lưới điện quốc gia đã tới trung tâm của tất cả các huyện, thị trấn trong toàn
Vùng. Hệ thống điện quốc gia 110 kV, 45 kV, 35 kV, 22 kV, 10 kV. 6 kV và điện dân dụng hạ
thế 0,4 kV được xây dựng trong nhiều thập kỷ qua nay đã được trang bị và cải tạo lại, song
nhiều hệ thống 10 kV, 6 kV bị xuống cấp, gây tổn thất điện năng lớn cần được cải tạo, nâng
cấp.
Tỷ lệ các xã có điện trong toàn Vùng là hơn 70%.
4.3. Hệ thống cung cấp nước
Nước sạch tập trung chủ yếu ở thành phố, thị xã và ở một vài thị trấn. Công suất nhà
máy nước thường là 5.000 - 10.000 m3/ngày đêm ở thị xã và 450 - 750 m3/ngày đêm ở một
số thị trấn.
Số dân nông thôn được dùng nước sạch hiện nay vẫn còn ít: Bắc Giang là tỉnh gần
đồng bằng, có cơ sở kinh tế tương đối khá mà dân nông thôn được dùng nước sạch mới có
39%, Hà Giang 27,8%, Bắc Kạn chỉ có 12% số hộ được dùng nước sạch.
Nhìn chung, việc cấp nước sạch cho thành phố, thị xã, thị trấn ở khu vực này còn
thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu dân cư, nhất là các khu công nghiệp như Việt Trì (Phú Thọ),
Gang Thép (Thái Nguyên) v.v...
Việc ô nhiễm nguồn nước do khai thác khoáng sản, các chất thải độc hại ở các nhà
máy công nghiệp đã làm cho dân nông thôn thiếu nước sạch nghiêm trọng nhất là vào mùa
khô.
Chương trình đầu tư nước sạch cho đồng bào vùng trung du, miền núi phía Bắc tới
năm 2010 cũng mới chỉ được 50% số hộ nông thôn có nước sạch.
4.4. Hệ thống thông tin liên lạc
Ngành bưu điện vùng trung du và miền núi phía Bắc nước ta đã hòa nhập được với
nhịp độ phát triển của ngành về trang bị kỹ thuật, tổ chức bộ máy và các hoạt động dịch vụ
hiện đại. Về viễn thông, 14 tỉnh này đã lắp đặt các tổng đài hòa mạng vào hệ thống quốc gia.
Từ tổng đài đã truyền dẫn thông tin đi các xã, huyện trong tỉnh. Số lượng các máy điện thoại

ngày càng được gia tăng.
5. Cơ hội phát triển:
Ngoài những thế mạnh do điều kiện tự nhiên mang lại như quỹ đất lớn, tiềm năng
khoáng sản và thủy điện dồi dào, trong những năm gần đây, vùng trung du và miền núi phía
Bắc đã có những cơ hội thuận lợi để phát triển, đó là:
a. Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng
của Đảng và Chính phủ đối với vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc là địa bàn cực kỳ quan trọng về kinh tế - xã hội
cũng như môi trường an ninh quốc phòng đối với cả nước. Chính vì vậy, các tỉnh trong vùng
luôn giành được sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước. Các chính sách phát triển Vùng
đã thể hiện sự nhất quán chủ trương đổi mới, phát triển các vùng dân tộc và miền núi của
Đảng và Nhà nước.
Những năm qua, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm phát
triển kinh tế - xã hội đối với khu vực trung du miền núi Bắc bộ, như: Chương trình 135, Nghị
định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/8/1998 về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng
đồng bào dân tộc; Quyết định số 186/2001/QĐ-TTg ngày 07/12/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về phát triển kinh tế - xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc thời kỳ 2001 -
2005; Ngày 01/07/2004, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 37-NQ/TW nhằm cụ thể hóa Nghị
quyết Đại hội IX thời kỳ đến 2010 với phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo
quốc phòng - an ninh vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2010. Quyết định số
134/2004 ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản
xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó
khăn; Quyết định số 122/2004/QĐ-TTg ngày 05/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010.
Ngày 01/7/2004, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 37-NQ/TW nhằm cụ thể hóa Nghị
quyết Đại hội IX thời kỳ đến 2010 với một số tư tưởng chủ đạo sau:
- Phát huy nội lực, gia tăng đầu tư hỗ trợ của trung ương, thu hút mạnh nguồn lực
trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực có lợi thế phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả,
bền vững, bảo vệ môi trường; từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống nhân dân so

với các vùng khác trong nước;
- Phát triển kinh tế đi liền với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao dân
trí, đào tạo nguồn nhân lực nhất là cán bộ dân tộc thiểu số;
- Phát triển kinh tế - xã hội đi liền với giữ vững ổn định chính trị, củng cố khối đại đoàn
kết toàn dân, giữa đồng bào các dân tộc, xây dựng và củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng tuyến biên giới hoà bình, hữu
nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng.
- Các mục tiêu được xác định là:
+ Tập trung xây dựng thủy điện, thu hút các thành phần kinh tế tham gia, ngoài các
công trình lớn như Sơn La, Na Hang, cần phát huy tất cả những nơi có điều kiện phát triển
thủy điện, nhiệt điện.
+ Đẩy mạnh khai thác mỏ, chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; hóa chất,
phát triển công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản; các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và làng nghề.
b. Quan hệ với các nước có chung tuyến biên giới được khai thông và mở rộng.
Kinh tế cửa khẩu là một trong những lợi thế của Vùng. Những năm qua, tổng mức lưu
chuyển hàng hóa bán lẻ xã hội của các tỉnh biên giới đã tăng đáng kể, tuy nhiên sản xuất
hàng xuất khẩu trong vùng còn hạn chế. Hiện nay, hầu hết các tỉnh trong Vùng ít có hàng
xuất và cũng ít có hàng nhập khẩu. Các cửa khẩu hoạt động chủ yếu là xuất, nhập hàng hóa
cho các tỉnh, thành phố thuộc các vùng khác. Các cửa khẩu quốc tế và quốc gia hiện đã và
đang được áp dụng chính sách mới nhằm đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển thương mại
đường biên, tăng cường các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới, tăng nguồn
thu cho ngân sách tỉnh và cả nước.
-. Quan hệ với Trung Quốc:
Việt Nam có đường biên giới quốc gia 1.485,6 km giáp với nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa bao gồm 7 tỉnh Đông và Tây Bắc của Việt Nam và 2 tỉnh của Trung Quốc (Quảng
Tây, Vân Nam). Trong số 15 nước có đường biên giới quốc gia giáp với Trung Quốc, Việt
Nam là một nước tiếp giáp biển, gần với những khu vực kinh tế có tốc độ phát triển cao như
Thẩm Quyến, Hạ Môn, Sơn Đầu, Chu Hải, Hải Nam... Với đặc điểm địa lý này, ngoài yếu tố

chính trị, an ninh và quốc phòng, các tỉnh phía Bắc tuyến biên giới Việt - Trung còn có một vị
trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước, là cửa ngõ thông thương hàng hóa, trao
đổi thương mại. Việc giao thương, buôn bán giữa hai nước được tiến hành thông qua các
cửa khẩu biên giới trên bộ, các chợ biên giới. Trong 3 nước láng giềng có biên giới với Việt
Nam thì Trung Quốc là nước đưa ra nhiều quyết sách quan trọng, linh hoạt, bằng cách trao
quyền và nhường lợi cho vùng biên, làm cho hoạt động thương mại vùng biên trở nên sôi
động hơn. Nhờ đó, hoạt động kinh tế thương mại khu vực biên giới phía Bắc có nhiều ưu
thế, trong những năm qua, các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai đã tăng nguồn thu
đáng kể nhờ hoạt động xuất nhập khẩu và chợ biên giới. Đây là lợi thế quan trọng của nhiều
tỉnh trong Vùng.
Để tăng cường quan hệ giao thương vùng biên giữa hai nước, Chính phủ Trung Quốc
đã ký và ban hành hàng loạt các hiệp định, thông tri để thúc đẩy các hoạt động hợp tác
thương mại: Hiệp định thương mại Trung Quốc - Việt Nam; Hiệp định về mua bán hàng hóa
vùng biên; Hiệp định quá cảnh hàng hóa; Thông tri của Quốc vụ viện về các vấn đề liên
quan đến mậu dịch biên giới; Thông tri của Quốc vụ viện về tăng thêm một bước mở cửa 5
thành phố, thị trấn biên giới.
-. Quan hệ với Lào.
Trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới
(Trung Quốc, Lào, Campuchia), quan hệ thương mại Việt Nam - Lào đóng vai trò đặc biệt,
được Chính phủ hai nước quan tâm trên nhiều phương diện. Sau khi Chính phủ CHXHCN
Việt Nam và Chính phủ CHDCND Lào ký Hiệp định thương mại mới giữa hai nước vào
tháng 3/1998, Hiệp định đã tạo nền tảng cho sự phát triển quan hệ thương mại giữa hai
nước trong thời kỳ mới với các chính sách ưu đãi về phát triển khu kinh tế cửa khẩu, trung
tâm thương mại biên giới... Trên dọc tuyến biên giới Việt Nam - Lào đã hình thành 11 cặp
cửa khẩu biên giới, trong đó vùng trung du và miền núi phía Bắc có 4 cửa khẩu quốc gia và
tiểu ngạch là: Pa Nậm Cúm, Pa Thơm, Tây Trang (Điện Biên), Pa Háng (Sơn La) và chợ
vùng biên giới của tỉnh Điện Biên, một mặt đã góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu và trao đổi, mua bán hàng hóa qua biên giới Việt Nam - Lào, mặt khác, tạo điều
kiện thu hút đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng nói riêng và kinh tế các vùng biên giới nói
chung.

Tiềm năng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Lào được đánh giá trên
các phương diện chủ yếu sau: điều kiện và môi trường chính trị - xã hội giữa các nước có
chung đường biên giới; điều kiện và trình độ phát triển kinh tế của các nước; điều kiện về
văn hóa dân tộc, tôn giáo và thói quen sinh hoạt của dân cư tại khu vực hai bên dọc tuyến
biên giới; điều kiện về kết cấu hạ tầng giao thông dọc tuyến biên giới; điều kiện tự nhiên và
đặc điểm cũng như trình độ phát triển thị trường, phát triển giao lưu, liên kết kinh tế biên giới
giữa các nước có chung đường biên giới được thể hiện tập trung tại các khu vực cửa khẩu.
Những thuận lợi và khó khăn cơ bản trong phát triển thương mại hàng hóa tại các cửa khẩu
biên giới Việt Nam - Lào khái quát như sau:
Quan hệ chính trị - xã hội đặc biệt giữa Việt Nam - Lào trong suốt chiều dài lịch sử và
cả hai nước cùng là thành viên của ASEAN. Đây là yếu tố, là tiền đề đặc biệt quan trọng tạo
cơ sở cho sự phát triển hợp tác và giao lưu kinh tế - thương mại giữa hai nước.
Điều kiện và trình độ phát triển của hai nước tuy có những lợi thế khác nhau nhưng về
cơ bản không có sự chênh lệch lớn, nhiều mặt tương đồng nên tạo thuận lợi để tạo lập và
thực hiện các nguyên tắc tương hỗ, ngang bằng dân tộc trong quan hệ thương mại quốc tế
giữa hai nước.
Hành lang Đông - Tây được xây dựng và phát triển cùng với “Hiệp định khung về tạo
điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và hành khách dọc biên giới ở khu vực sông
Mê Kông”, sẽ tạo điều kiện thuận lợi và mở ra cơ hội lớn về phát triển thương mại tại các
khu vực cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào.
Triển vọng duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao (với tốc độ tăng trưởng GDP 5 -
8%/năm) của hai nước mở ra triển vọng lớn về phát triển giao lưu hàng hóa, phát triển
thương mại giữa hai nước. Với các đặc điểm khác nhau về tiềm năng, thế mạnh kinh tế và
tài nguyên của mỗi nước, Việt Nam và Lào có nhiều triển vọng hợp tác phát triển. Lào có
nhiều tài nguyên khoáng sản; tiềm năng thủy điện dồi dào; quỹ đất, rừng rất lớn chưa được
khai thác. Lào cũng có tiềm năng lớn về trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, về
chăn nuôi gia súc lớn và có nhiều lâm đặc sản quý hiếm. Khó khăn của Lào là kết cấu hạ
tầng, đường giao thông chưa phát triển, không có biển, hệ thống đường sắt chưa phát triển,
thiếu lao động và cán bộ khoa học kỹ thuật. Trong khi đó, Việt Nam có trên 3000 km bờ biển
với nhiều cảng nước sâu, đủ điều kiện để phát triển thành cảng biển quốc tế; có tiềm năng

nông sản, thủy hải sản phong phú và đa dạng, có nhiều khả năng bổ sung, trao đổi với nước
bạn; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến đã đạt đến trình độ phát
triển nhất định, có khả năng hợp tác phát triển với Lào. Đặc biệt là Việt Nam có lực lượng
lao động dồi dào, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo, có thể hỗ trợ Lào phát triển
nguồn nhân lực.
Quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước luôn là vấn đề được Chính phủ hai nước
quan tâm phát triển với các chính sách ưu đãi song phương đã và sẽ được xem xét trong
những năm tới. Đây là yếu tố quan trọng tạo nền tảng cho giao lưu buôn bán, trao đổi hàng
hóa.
Mục tiêu phát triển công nghiệp
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị
về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du
và miền núi Bắc Bộ (TDMNBB) đến năm 2010, Quyết định số 79/2005/QĐ-TTg ngày 15
tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính
phủ thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW; để đẩy mạnh phát triển công nghiệp góp phần thực
hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết số 37-NQ/TW, trong đó có mục tiêu đưa nhịp độ
phát triển kinh tế - xã hội của Vùng cao hơn nhịp độ phát triển chung của cả nước (tăng
trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 9 - 10%), đến năm 2010 GDP bình quân đầu người
gấp 2,5 lần so với năm 2000 và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá với tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 34% trong tổng GDP của
vùng; Bộ Công nghiệp xây dựng Chương trình hành động với những nội dung cụ thể như
sau:
1. Rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công
nghiệp, gắn quy hoạch với kế hoạch 5 năm 2006 - 2010.
-. Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công nghiệp chủ trì khẩn trương tiến hành
rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành Công nghiệp vùng
TDMNBB đến năm 2020; Quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tuyến
biên giới Việt - Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2015; Quy hoạch phát triển các
sản phẩm chủ lực về cơ khí, luyện kim, hoá chất và các sản phẩm công nghiệp chủ lực khác
cho các tỉnh vùng TDMNBB đến năm 2020, báo cáo Bộ trình Chính phủ trong quý III năm

2005.

×