Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại Phường Lương Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.43 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

TRẦN TIẾN ĐẠT
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SINH
HOẠT TẠI PHƯỜNG LƯƠNG SƠN - THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chuyên nghành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa học

: 2013-2017

Thái Nguyên - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


----------------------

TRẦN TIẾN ĐẠT
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SINH
HOẠT TẠI PHƯỜNG LƯƠNG SƠN - THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chuyên nghành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa học

: 2013-2017

Giảng viên hướng dẫn

: Th.S Nguyễn Thị Huệ

Thái Nguyên - 2017



i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu nhà trường Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ
nhiệm khoa Môi Trường, các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho
em những kiến thức quý báu trong suốt khóa học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Nguyễn Thị Huệ đã giúp đỡ và
dẫn dắt em trong suốt thời gian thực tập và hướng dẫn em hoàn thành khóa
luận này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú
Phường Lương Sơn đã tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ em trong quá trình
thực tập tại cơ quan.
Trong thời gian thực tập em đã cố gắng hết sức mình để hoàn thành tốt
các yêu cầu của đợt thực tập nhưng do kinh nghiệm và kiến thức có hạn nên
bản luận văn của em không thể tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết.
Em rất mong được các thầy cô giáo và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến bổ
sung để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Trần Tiến Đạt


ii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


STT

Chữ viết tắt

Ý nghĩa

1

ANTQ

An ninh tổ quốc

2

BTNMT

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

3

BVMT

Bảo vệ môi trường

4

BVTV

Bảo vệ Thực vật


5

CP

Chính phủ

6

ĐNA

Đông Nam Á

7

HĐND

Hội Đồng Nhân Dân

8



Nghị Định

9

QCCP

Quy chuẩn cho phép


10

SIWI

Viện nước Quốc tế

11

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

12

TT

Thông tư

13

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

14

UBND

Ủy ban nhân dân


15

UNICEF

Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc

16

UNEF

Môi trường Liên Hợp Quốc

17

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

18

YTDP

Y tế dự phòng


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích ......................................... 26
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng nguồn nước của người dân Phường Lương Sơn .... 37

Bảng 4.2. Ý kiến đánh giá về chất lượng nước giếng của người dân phường
Lương Sơn.................................................................................... 37
Bảng 4.3. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tại phường Lương Sơn, thành phố
Sông Công, tỉnh Thái Nguyên ...................................................... 38
Bảng 4.4. Kết quả phân tích nước sinh hoạt tại tổ dân phố Phú Thái phường
Lương Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên................... 40
Bảng 4.5. Kết quả phân tích nước sinh hoạt tại tổ dân phố Pha, Phường
Lương Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên................... 41
Bảng 4.6. Kết quả phân tích nước sinh hoạt tại tổ dân phố Cầu .................... 42
Bảng 4.7. Bảng thể hiện chất lượng nước sinh hoạt Phường Lương Sơn ...... 43
Bảng 4.8. Bảng thể hiện tỉ lệ các hộ gia đình sử dụng hệ thống lọc nước ..... 44
Bảng 4.9. Khoảng cách từ nguồn nước sinh hoạt tới khu chăn nuôi của người
dân................................................................................................ 45
Bảng 4.10: Thống kê tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia
đình tại Phường Lương Sơn .......................................................... 47
Bảng 4.11: Thống kê tình hình xử lý nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình
tại phường Lương Sơn .................................................................. 48
Bảng 4.12. Thống kê các nguồn ô nhiễm nước sinh hoạt từ hoạt động nông
nghiệp........................................................................................... 49


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iii
MỤC LỤC .................................................................................................... iv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề............................................................................................ 1

1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................... 3
1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................ 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................ 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................ 4
2.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 5
2.3. Cơ sở pháp lý ....................................................................................... 9
2.4. Các loại ô nhiễm nước ....................................................................... 11
2.5. Tình hình sử dụng nước trên thế giới và ở Việt Nam ......................... 12
2.5.1. Tình hình sử dụng nước trên thế giới ........................................... 12
2.5..2. Tình hình sử dụng nước tại Việt Nam......................................... 16
2.5.3. Tình hình sử dụng nước tỉnh Thái Nguyên .................................. 21
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 24
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................... 24
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................... 24
3.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................... 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 24
3.4.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu thứ cấp ........................ 24


v

3.4.2. Phương pháp phỏng vấn .............................................................. 25
3.4.3. Phương pháp khảo sát thực tế ...................................................... 25
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ........ 25
3.4.5. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ........................................ 26
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 28
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội phường Lương Sơn, thành phố
Sông Công, tỉnh Thái Nguyên................................................................... 28

4.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................... 28
4.1.2. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế- xã hội - ảnh hưởng
tới công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Phường Lương
Sơn , thành phố Sông Công ,tỉnh Thái Nguyên ..................................... 34
4.2. Nguồn nước và tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại Phường Lương
Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên .......................................... 36
4.3. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại Phường Lương Sơn .............. 39
4.3.1. Thực trạng môi trường nước sinh hoạt tại tổ dân phố Phú Thái ... 39
4.3.2. Thực trạng môi trường nước sinh hoạt tại tổ dân phố Pha ........... 41
4.3.3. Thực trạng môi trường nước sinh hoạt tại tổ dân phố Cầu ........... 42
4.3.4. Ý kiến của người dân về chất lượng nước sinh hoạt tại Lương Sơn ... 43
4.4. Nguyên nhân có thể gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt tại phường
Lương Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên ............................... 46
4.4.1. Ô nhiễm từ chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình ...................... 46
4.4.2. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt ................................................... 48
4.4.3. Ô nhiễm do chất thải từ các hoạt động nông nghiệp .................... 49
4.4.4. Ô nhiễm do rác thải từ khu vực chợ, trạm xá của phường Lương
Sơn........................................................................................................ 50
4.5. Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt tại
phường Lương Sơn ................................................................................... 51


vi

4.5.1. Biện pháp tuyên truyền giáo dục ................................................. 51
4.5.2. Biện pháp pháp luật, chính sách .................................................. 52
4.5.3. Biện pháp kinh tế ........................................................................ 53
4.5.4. Biện pháp kĩ thuật ....................................................................... 53
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................... 55
5.1. Kết luận ............................................................................................. 55

5.2. Đề nghị .............................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 57


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với mỗi con người và
sinh vật. Nếu không có nước cuộc sống trên trái đất không thể tồn tại được.
Trung bình mỗi người hàng ngày cần từ 3-10 lít nước để đáp ứng cho nhu cầu
ăn uống và sinh hoạt. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi
trường nước và 70% trọng lượng cơ thể của con người. Tài nguyên nước bao
gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước biển, nước dưới đất. Trong đó tài
nguyên nước mặt và tài nguyên nước ngầm là quan trọng nhất, có liên quan
trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sản xuất hằng ngày của con người. Nguồn
nước mặt thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại thường xuyên hay
không thường xuyên trong các thủy vực ở trên mặt đất như: sông ngòi, ao, hồ
tự nhiên, hồ chứa nước nhân tạo, đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết. Tài
nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất, thường được sử
dụng rộng rãi nhiều nhất trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Nước ngầm là một loại nước ở dưới lòng đất, được sử dụng chủ yếu cho sinh
hoạt hằng ngày ngoài ra còn sử dụng cho nông nghiệp, công nghiệp,… Do đó
tài nguyên nước nói chung là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển
kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia.
Tuy nhiên hiện nay do sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế nên nhu
cầu sử dụng nước của con người tăng nhanh và đưa đến những tácđộng mạnh
mẽ tới tài nguyên nước. Những hoạt động tự phát không có quy hoạch của con
người như chặt phá rừng bừa bãi, canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp không hợp

lý và thải chất thải trực tiếp ra ngoài môi trường,… đã và đang làm cho nguồn
nước bị ô nhiễm, vấn đề khan hiếm nước sạch ngày càng trở nên nghiêm trọng
hơn nhất là ở các phường vùng núi.


2

Lương Sơn là một phường thuộc thành phố Sông Công, tỉnh Thái
Nguyên, kinh tế vẫn còn chậm phát triển chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, đời
sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy nhưng trong thời gian
qua cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của phường vấn đề môi
trường của phường đã bộc lộ nhiều bất cập thậm chí đáng báo động. Môi
trường đất, môi trường không khí, nguồn nước mặt, nước ngầm đang đứng
trước nguy cơ bị ô nhiễm. Điều này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và
sức khỏe của người dân trong phường và các khu vực lân cận. Nguồn nước
dùng cho sinh hoạt tại phường Lương Sơn bao gồm nhiều nguồn nước khác
nhau như: nước sông, nước mưa, nước mỏ, nước giếng,… nhưng chủ yếu ở đây
là nước giếng (giếng đào và giếng khoan).
Trên địa bàn phường có sông Cầu, kênh đào chảy qua và hệ thống kênh
mương chảy trên địa bàn phường, là nguồn nước cung cấp chủ yếu cho hoạt
động sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt cũng như các hoạt động khác. Bên cạnh
đó là một phường thuần nông chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, do hiểu biết
của người dân còn thấp lạm dụng phân bón, hóa chất BVTV, cùng với chất thải
trong chăn nuôi, rác thải, nước thải sinh hoạt hằng ngày chưa được thu gom
triệt để, xử lý,... đã phần nào gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt hằng
ngày c ủa người dân trên địa bàn xã.
Xuất phát từ thực trạng chung của việc sử dụng nước sinh hoạt của người
dân tại các vùng nông thôn, để đánh giá chất lượng nước đang sử dụng tại địa
phương, tìm ra những nguyên nhân gây ô nhiễm và qua đó đưa ra một số giải
pháp để khắc phục những nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước để đáp ứng nhu

cầu sử dụng nước sạch sinh hoạt tại địa phương. Được sự đồng ý, nhất chí của
Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường dưới sự hướng
dẫn của cô giáo Th.S Nguyễn Thị Huệ - Giảng viên khoa Môi trường, Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full
















×