Tải bản đầy đủ (.docx) (134 trang)

ĐTM GFT 12 7 2017 công ty đồ chơi trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 134 trang )

MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án
Công ty GFT UNIQUE SINGAPORE PTE., LTD được thành lập và hoạt động
theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 201625545C do Cơ quan quản lý doanh
nghiệp và kế toán ACRA SINGAPORE cấp ngày 19/9/2016, được cấp Quyết định phê
duyệt chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất, lắp ráp đồ chơi trẻ em theo Quyết
định số 467/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương và
được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 8701728256, chứng nhận lần đầu ngày
25/1/2017 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp.
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường và năng lực sản xuất của Công ty, Công ty đã
quyết định đầu tư dự án Nhà máy sản xuất, lắp ráp đồ chơi trẻ em tại CCN Ngũ Hùng –
Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Sản phẩm của Công ty chủ yếu là
các sản phẩm đồ chơi trẻ em được sản xuất từ các hạt nhựa nguyên sinh như ABS, PA,,
PP, HIP, POM, LDPE, PVC…
Vị trí của dự án nằm trong CCN Ngũ Hùng – Thanh Giang, huyện Thanh Miện,
đây là khu đất có vị trí thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện dự án, phù hợp với nhu
cầu của doanh nghiệp, phù hợp với chủ trương phát triển công nghiệp của địa phương,
chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tăng cường và thu hút đầu tư
vào địa phương, Dự án đi vào hoạt động sẽ tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động tại
địa phương và huyện Thanh Miện, cũng như tăng các nguồn thu nhập cho địa phương.
Đây là dự án mới hoàn toàn, đất thực hiện dự án nằm trong CCN Ngũ Hùng Thanh Giang, tại thời điểm hiện tại dự án đang xây dựng các hạng mục công trình xây
dựng.
Theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 dự án thuộc mục 87, phụ
lục II của Nghị định này và phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Công ty GFT UNIQUE SINGAPORE PTE., LTD thực hiện nghiêm chỉnh Luật
bảo vệ môi trường của Nhà nước Việt Nam, xác định và đánh giá những tác động xấu
trong quá trình xây dựng cũng như hoạt động của Dự án tới các thành phần môi trường
và những ảnh hưởng của chúng, đồng thời đưa ra các biện pháp khả thi nhằm ngăn
ngừa những tác động của Dự án đến môi trường sinh thái và kinh tế - xã hội, Công ty
GFT UNIQUE SINGAPORE PTE., LTD lập báo cáo đánh giá tác động tới môi trường


cho dự án Nhà máy sản xuất, lắp ráp đồ chơi trẻ em trình cơ quan quản lý nhà nước để
thẩm định và phê duyệt.
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư

1


Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư là Công ty GFT
UNIQUE SINGAPORE PTE., LTD
1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển
Dự án Nhà máy sản xuất, lắp ráp đồ chơi trẻ em của Công ty GFT UNIQUE
SINGAPORE PTE., LTD nằm trong CCN Ngũ Hùng – Thanh Giang là phù hợp với
quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Hải Dương đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt
tại Quyết định số 42/NQ-CP ngày 20/3/2013.
Quy hoạch phát triển CCN Ngũ Hùng – Thanh Giang phù hợp với quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 – 2020
và phù hợp với các quy hoạch khác như quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông,
quy hoạch diện tích đất lúa, quy hoạch điện, nước, thông tin liên lạc… CCN Ngũ
Hùng – Thanh Giang đã được phê duyệt đề cương, quy hoạch chi tiết theo Quyết định
số 5063/QĐ-UBND ngày 30/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương tại xã Ngũ
Hùng và xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương và tiếp tục được quy
hoạch phát triển CCN tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng năm 2025 theo
Quyết định số 3140/QĐ-UBND ngày 03/12/2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải
Dương với diện tích quy hoạch được giữ nguyên là 51ha.
Mặc dù CCN đã được phê duyệt đề án bảo vệ môi trường, tuy nhiên đến nay do
CCN Ngũ Hùng – Thanh Giang chưa có chủ đầu tư, chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng,
chưa có các công trình xử lý môi trường, vì vậy khi dự án được đầu tư tại CCN sẽ phải
tiếp tục thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trên phần diện tích đất sử
dụng, thực hiện thi công xây dựng, hoạt động sản xuất và thực hiện các biện pháp bảo

vệ môi trường.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1. Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về
môi trường làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án
2.1.1. Các văn bản pháp luật
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012.
- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC số 40/2013/QH13 ngày
22/11/2013
- Luật Hoá chất số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007
- Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30 tháng 06 năm 1989
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014
2


- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014.
- Luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012.
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/06/2006.
- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
- Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015
- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008.
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010
- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ Quy
định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định chi tiết thi hành một

số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ Quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 8/4/2011 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 108/2008/NĐ-CP
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về
quản lý chất thải và phế liệu.
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và
xử lý nước thải.
- Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 7/10/2008 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hoá chất
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
3


trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/04/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày
6/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.
- Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về bảo vệ môi trường CCN khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng
nghề và cơ sơ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Quyết định số 23/2016/QĐ-UBND ngày 05 tháng 8 năm 2016 của UBND tỉnh
Hải Dương về việc ban hành quy định về quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước

thải trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 26/01/2011 của UBND tỉnh Hải Dương về việc
tăng cường quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
2.1.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường
a. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường nước
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn KTQG về nước thải sinh hoạt.
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn KTQG về chất lượng nước mặt.
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn KTQG về chất lượng nước dưới đất
- QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước cấp sinh hoạt.
- TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – Mạng lưới đường ống và Công trình. Tiêu
chuẩn thiết kế.
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn KTQG về nước thải công nghiệp.
b. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường không khí
- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 10/10/2002 về
việc áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh lao động.
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh.
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc
hại trong không khí xung quanh.
c. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường đất
- QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy định về giới hạn cho phép của một số kim
loại nặng trong đất.
d. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung, vi khí hậu và ánh sáng
4


- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung.
- QCVN 24/2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – Mức tiếp
xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc


- QCVN 22/2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng – Mức cho
phép chiếu sáng nơi làm việc
- QCVN 26/2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu – Giá trị
cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc
- QCVN 27/2016/BYT: Quy chuẩn lỹ thuật quốc gia về độ rung – Giá trị cho
phép tại nơi làm việc
e. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại
- QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Ngưỡng chất thải
nguy hại.
- QCVN 50:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại
đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.
- TCVN 6707:2009/BTNMT: Chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo phòng ngừa
- TCVN 6705:2009/BTNMT: Chất thải rắn thông thường
- TCVN 6706:2009/BTNMT: Phân loại chất thải nguy hại
f. Các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy và chống sét
- QCVN 06:2010/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà
và công trình
- TCVN 2622:1995 - Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu
thiết kế.
- TCVN 3254:1989 - An toàn cháy – Yêu cầu chung.
- TCVN 5760:1993 - Hệ thống chữa cháy, yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và
sử dụng.
- TCVN 5040:1990 – Thiết bị phòng cháy và chữa cháy – Ký hiệu hình vẽ dùng
trên sơ đồ phòng cháy - Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 6379:1998 – Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 5738:2000 – Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.

5



- TCVN 7336:2003 – Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động –
Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
- TCVN 3890:2009 – Phương tiện Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công
trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng.
- Tiêu chuẩn 9385:2012 - Chống sét cho công trình - Hướng dẫn thiết kế, kiểm
tra và bảo trì hệ thống.
2.2. Các văn bản pháp lý của các cấp có thẩm quyền về dự án
- Quyết định số 467/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải
Dương về Quyết định chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất, lắp ráp đồ chơi trẻ
em của Công ty GFT UNIQUE SINGAPORE PTE., LTD
- Giấy chứng nhận đầu tư số 8701728256 chứng nhận lần đầu ngày 25 tháng 01
năm 2017 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp
2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá
trình đánh giá tác động môi trường
- Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất, lắp
ráp đồ chơi trẻ em
- Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng hiện trạng môi trường khu vực dự án do
Chủ dự án phối hợp cùng Công ty TNHH Quan trắc và Công nghệ môi trường Toàn
Nguyên thực hiện
- Các kết quả điều tra kinh tế - xã hội khu vực dự án.
- Các văn bản pháp lý và sơ đồ, bản vẽ liên quan đến dự án.
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
Báo cáo ĐTM của Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất, lắp ráp đồ chơi trẻ em tại
CCN Ngũ Hùng – Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương được tổ chức
thực hiện bởi:
+ Chủ đầu tư: Công ty TNHH GFT UNIQUE SINGAPORE PTE
Đại diện pháp luật: Ông LEUNG WAI HO
Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng thành viên
Địa chỉ giao dịch: CCN Ngũ Hùng – Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải

Dương
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản
xuất, lắp ráp đồ chơi trẻ em được tổ chức thực hiện bởi:
+ Đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM: Công ty Cổ phần Môi trường Miền Bắc
Đại diện: Ông Đào Đình Phúc
Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: Số 393 Lán Bè, P. Lam Sơn, Q. Lê Chân, TP Hải Phòng
Điện thoại: 031.3715.526
Fax: 031.3715.526
+ Đơn vị cùng phối hợp thực hiện: Công ty TNHH Quan trắc và Công nghệ
môi trường Toàn Nguyên
6


Địa chỉ: E21, Khu đô thị Đại Kim – Định Công, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.
Các bước thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
1 Thành lập tổ công tác và phân công nhiệm vụ lập Báo cáo Đánh giá tác động
môi trường.
2 Nghiên cứu và khảo sát hiện trạng khu vực Dự án:
3 Điều tra xã hội học: Đánh giá hiện trạng môi trường ban đầu, điều kiện vệ
sinh môi trường trong vùng dự án
4 Xây dựng các báo cáo chuyên đề
5 Lập báo cáo tổng hợp
6 Tổ chức hội thảo xin ý kiến chuyên gia, đồng thời chỉnh sửa theo ý kiến hội
đồng thẩm định
7 Trình các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt báo cáo
Danh sách những người tham gia chính trong quá trình nghiên cứu xây dựng Báo
cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án như sau:
Bảng 1. Danh sách tham gia lập báo cáo ĐTM
TT


Người lập báo cáo

I

Chủ dự án

1

LEUNG WAI HO

2

Vũ Đức Mạnh

II

Cơ quan tư vấn

Học vị, chuyên
ngành đào tạo

Nội dung
phụ trách

Chủ tịch HĐ
thành viên

Chủ trì thực hiện
báo cáo


Nhân viên

Kiểm soát nội
dung hồ sơ

1

Đào Đình Phúc

Kỹ sư môi trường
– Giám Đốc

2

Vũ Trung Kiên

Trưởng phòngKỹ sư môi trường

7

Kiểm soát chất
lượng hồ sơ

Tổng hợp hồ sơ

Chữ ký


Kỹ sư môi trường


Lập Báo cáo
ĐTM

Kỹ sư môi trường

Lập Báo cáo
ĐTM

Nguyễn Thị Hậu

Cử nhân
môi trường

Lập Báo cáo
ĐTM

6

Nguyễn Thị Mai

Cử nhân
môi trường

Lập Báo cáo
ĐTM

7

Trần Đình Trung


Kỹ sư môi trường

Lập Báo cáo
ĐTM

8

Công ty TNHH Quan
trắc và Công nghệ môi
trường Toàn Nguyên
Đại điện bà Nguyễn
Thị Minh Tân

3

Vũ Thị Oanh

4

Nguyễn
Phương

5

Thị

Lan

Cử nhân

Hóa phân tích

Thực hiện phân
tích chất lượng
các thành phần
môi trường

4. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo những phương pháp sau:
4.1. Các phương pháp ĐTM
4.1.1. Phương pháp đánh giá nhanh
Dựa vào hệ số phát thải ô nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã và đang
được áp dụng rộng rãi cùng với những số liệu liên quan để dự báo tải lượng ô nhiễm,
mức độ, phạm vi ảnh hưởng của quá trình thực hiện dự án đến các yếu tố môi trường
trong khu vực.
Phương pháp này được sử dụng tại chương 3 để tính toán tải lượng hay lưu lượng
phát sinh chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng và giai đoạn hoạt động.
4.1.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh dùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi
8


trường trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện
hành.
Phương pháp này được sử dụng tại chương 3 để đánh giá mức độ gây tác động
tiêu cực tới môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị và
giai đoạn hoạt động của Dự án.
4.1.3. Phương pháp mô hình hóa
Mô hình hóa môi trường là cách tiếp cận toán học mô phỏng diễn biến chất lượng
môi trường dưới ảnh hưởng của một hoặc tập hợp các tác nhân có khả năng tác động

đến môi trường. Trong quá trình đánh giá tác động môi trường chúng ta có thể sử dụng
mô hình để tính toán nồng độ chất ô nhiễm ở các khoảng cách khác nhau. Trong báo
cáo đã sử dụng mô hình Sutton để dự báo mức độ phát tán các chất ô nhiễm không khí
tại chương 3.
4.2. Các phương pháp khác
4.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được sử dụng tại chương 2 của báo cáo. Các thông tin được
thu thập bao gồm: Những thông tin về điều kiện tự nhiên, địa lý, kinh tế, xã hội...
những thông tin liên quan đến hiện trạng môi trường khu vực, về cơ sở hạ tầng kỹ
thuật của khu vực; những thông tin tư liệu về hiện trạng của dự án; các văn bản quy
phạm pháp luật, hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường của Nhà nước Việt
Nam có liên quan, ngoài ra còn có các tài liệu chuyên ngành về công nghệ, kỹ thuật và
môi trường.
4.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
Phương pháp này được sử dụng tại chương 2 của báo cáo, sử dụng chủ yếu trong
phần đánh giá hiện trạng, bao gồm: quá trình khảo sát, điều tra các hệ sinh thái, đặc điểm
cảnh quan xung quanh dự án, thu thập số liệu khảo sát hiện trạng môi trường nền.
4.2.3. Phương pháp đo đạc tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
Đây là phương pháp sử dụng chủ yếu trong phần đánh giá hiện trạng môi
trường, bao gồm: chọn vị trí đo và đo đạc các thông số về môi trường nước, không khí,
tiếng ồn, tốc độ gió; quá trình phân tích xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm.
Phương pháp này được sử dụng tại chương 2 của báo cáo. Quá trình đo đạc, lấy
mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm luôn tuân thủ các quy định
của Việt Nam.
5. Phạm vi đánh giá tác động môi trường
Tại thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án đầu tư xây
dựng Nhà máy sản xuất, lắp ráp đồ chơi trẻ em tại CCN Ngũ Hùng – Thanh Giang,
huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, Dự án đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư
và giấy chứng nhận đầu tư và đang triển khai thực hiện dự án. Hiện trạng dự án trước
9



khi triển khai đều là đất nông nghiệp, sau khi được giao đất, Chủ dự án đã tiến hành
đền bù, giải phóng và san lấp mặt bằng, sau đó sẽ tiến hành xây dựng các hạng mục
công trình và đưa dự án vào hoạt động.
Tại thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, dự án đã hoàn thành
công việc san lấp mặt bằng, đang tiến hành xây dựng các hạng mục công trình. Như
vậy nội dung của báo cáo ĐTM sẽ đánh giá các tác động tới môi trường của các giai
đoạn sau:
+ Giai đoạn thi công xây dựng
+ Giai đoạn lắp đặt máy móc, thiết bị
+ Giai đoạn hoạt động của Dự án
Trong đó hoạt động sản xuất chính của Dự án là sản xuất đồ chơi trẻ em bằng
hạt nhựa nguyên sinh với quy mô 100.000.000 sản phẩm/năm;
Đồng thời đề ra các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động do hoạt động của
dự án tới môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Những hoạt động sản xuất khác nằm ngoài nội dung của dự án không được đề
cập trong báo cáo đánh giá tác động môi trường này.

CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
Nhà máy sản xuất, lắp ráp đồ chơi trẻ em
1.2. Chủ dự án
Chủ dự án: Công ty GFT UNIQUE SINGAPORE
10


Địa chỉ: CCN Ngũ Hùng - Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
Đại diện: Ông LEUNG WAI HO

Chức danh: Giám đốc Công ty
1.3. Vị trí địa lý của dự án
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất, lắp ráp đồ chơi trẻ em được xây dựng trên khu
đất có diện tích 99.984m2 tại lô CN5, CN6, CN13, CN14 và CN 15 thuộc CCN Ngũ
Hùng - Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương với các mặt tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc tiếp giáp với dự án của Công ty TNHH Quảng Phong
+ Phía Tây giáp với đường tỉnh lộ 392B
+ Phía Nam giáp với đường quy hoạch của CCN (hiện nay là đất ruộng canh
tác)
+ Phía Đông giáp với mương thủy lợi và ruộng canh tác đất nông nghiệp
Tọa độ các góc khép kín của Dự án như sau (theo hệ toạ độ độ phút giây):
Bảng 2. Tọa độ khép kín của dự án
Mốc
Phía Đông Bắc dự án
Phía Đông Nam Dự án
Phía Tây Bắc dự án
Phía Tây Nam dự án
Giữa khu đất dự án

Vĩ độ Bắc
20°44'7,22"
20°44'1,31"
20°44'5,30"
20°43'59,15"
20°44'3,27"

Kinh độ Đông
106°15'21,96"
106°15'22,10"
106°15'1,33"

106°15'2,16"
106°15'11,76"

Sơ đồ 1. Vị trí của dự án được đính kèm trang sau
* Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đối tượng
xung quanh khác
- Khoảng cách đến khu dân cư gần nhất: Điểm dân cư tập trung gần Dự án nhất
là khu dân cư làng Tiêu Lâm – xã Ngũ Hùng (về phía Bắc) khoảng 600m và cách khu
dân cư thôn Tiêu Sơn, xã Thanh Giang (phía Tây Nam dự án), đều cách Dự án khoảng
200m.
- Mương thủy lợi nằm về phía Tây của Dự án qua đường tỉnh lộ 392B, ngoài ra
phía sau dự án còn có hệ thống mương thuỷ lợi tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu
thoát nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn thải. Chức năng của các mương thuỷ lợi
này đều là tưới tiêu cho khu vực, mương thủy lợi nằm phía sau dự án kết nối với kênh
Đại Phú Giang (nằm dọc theo đường tỉnh lộ 396) do Xí nghiệp khai thác công trình
thủy lợi quản lý.
- Vị trí dự án nằm cạnh đường tỉnh lộ 392B nên thuận lợi về giao thông cho
hoạt động vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.
- Nằm trong CCN Ngũ Hùng – Thanh Giang đã được quy hoạch thành CCN,
nên có thuận lợi về việc đầu tư dự án như hưởng ưu đãi về vốn vay, về giải tỏa mặt
bằng…
11


- Các nhà máy gần dự án: Gần dự án mới có Công ty HK Vina đã đi vào sản
xuất hàng may mặc và Dự án Nhà máy sản xuất các loại rèm, ga giường, khăn trải bàn
của Công ty TNHH Quảng Phong đang xây dựng
- Nằm trong khu vực có nhiều thuận lợi cho việc tuyển dụng công nhân.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1. Mục tiêu của dự án

Mục tiêu của dự án là sản xuất, lắp ráp đồ chơi trẻ em (không sản xuất đồ chơi
nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an
ninh trật tự, an toàn xã hội). Nguyên liệu đầu vào là hạt nhựa nguyên sinh công nghiệp
ABS, HIP, PP, LDPE… và các phụ kiện khác tạo ra các sản phẩm đồ chơi trẻ em có chất
lượng cao từ các hạt nhựa nguyên sinh.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị đồng bộ, tổ chức mặt bằng hợp lý nhằm
đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường đồ chơi trẻ em và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Giải quyết việc làm và thu nhập chính đáng cho khoảng 5124 lao động khi hoạt
động 100% công suất, tạo điều kiện phát triển công ty, tăng lợi nhuận, đồng thời tăng
các khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước.
1.4.2. Hiện trạng khu vực dự án
Đất sử dụng cho dự án là đất nông nghiệp đã được quy hoạch thành cụm công
nghiệp. Hiện tại Chủ dự án đã tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng và đang trong
giai đoạn xây dựng.
Mặc dù diện tích đất thực hiện dự án nằm trong quy hoạch của CCN Ngũ Hùng
– Thanh Giang, tuy nhiên CCN chưa được giải phóng mặt bằng, chưa xây dựng các
hạng mục công trình hạ tầng cấp thoát nước và đường giao thông, chưa có các công
trình xử lý môi trường nào, mà các dự án vào đến đâu sẽ tiến hành đền bù, giải phóng
mặt bằng và thực hiện xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng đến đó.
1.4.3. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án
1.4.3.1. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án
Bảng 3. Các hạng mục công trình của Dự án
TT

KH trên
Tên hạng mục công trình
bản vẽ
Các hạng mục công trình chính

Diện tích (m2)


Tỷ lệ

1

3+3A

Kho vật liệu đầu vào

3520

3,52

2

5+5A

Kho thành phẩm

11088

11,1

3

6

Xưởng lắp ráp 1

4840


4,84

4

7+7A

Xưởng ép nhựa

7040

7,04

5

8

Kho bán thành phẩm

3960

3,96

12


6

9


Xưởng lắp ráp 2

3960

3,96

7

10+10A

Xưởng phun sơn

3960

3,96

8

11

Xưởng lắp ráp 3

3960

3,96

Các hạng mục công trình phụ trợ
9

1


Cổng + Nhà bảo vệ số 1

39

0,04

10

2

Cổng + Nhà bảo vệ số 2

25

11
12

4+4A
12

0,03
1,23

13

Nhà văn phòng
Nhà xe số 1

1232

3960

13

Nhà xe số 2

1584

1,58

14

14

Nhà xe số 2

1584

1,58

15

15

Khu thể thao

1584

1,58


16

16

Nhà ăn ca

2684

2,68

17

17

Nhà nghỉ chuyên gia

748

0,75

18

21

Nhà hoá chất

350

0,35


19

22

Phòng cơ điện

300

0,3

20

23

Trạm điện

800

0,8

21

25

Trạm bơm

32

0,03


22

26

Nhà nghỉ lái xe

24

0,03

23

27

Nhà xe ô tô

144

0,15

3,96

Các hạng mục bảo vệ môi trường và các hạng mục công trình khác
24

18

Nhà chứa rác

440


0,44

25

19

Khu xử lý nước thải 1

140

0,14

26

20

Khu xử lý nước thải 2

140

0,14

300
58438

0,3
58,45

27


24

Bể nước 1000m

3

Tổng diện tích xây dựng
28

-

Diện tích sân đường

23809

23,81

29

-

Diện tích cây xanh

17,74

30

-


Hệ thống thu gom thoát nước mưa

17737
1HT

31

-

Hệ thống thu gom thoát nước thải

1HT

32

-

Hệ thống cấp nước

1HT

33

-

Hệ thống cấp điện

1HT

34


-

Hệ thống PCCC + chống sét

1HT

Các hạng mục công trình được xây dựng của dự án đã được cấp quyết định phê
duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng theo Quyết định số 208/QĐ-UBND ngày

13


20/3/2017 của Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Miện, hiện nay dự án đang triển khai
xây dựng các hạng mục công trình
Sơ đồ 2. Mặt bằng tổng thể các hạng mục công trình đã phê duyệt
được đính kèm tại trang sau
* Đánh giá quy hoạch mặt bằng
Các hạng mục công trình được bố trí như trong bản vẽ quy hoạch mặt bằng tổng
thể đảm bảo công năng sử dụng, đảm bảo sự liên kết giữa các phòng ban, sản xuất và
giao dịch, hài hoà về mỹ quan.
Các công trình bố trí phù hợp và đảm bảo tuân thủ quy hoạch khu vực về chỉ
giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng CCN.
Hệ thống giao thông nội bộ bố trí thuận tiện cho các loại xe chuyên dụng ra vào
thuận lợi cũng như đảm bảo công tác PCCC, xung quanh tường rào xây dựng chắc
chắn, dưới chân tường rào trồng cây xanh tạo bóng mát và cảnh quan cho khu vực,
đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
1.4.3.2. Quy mô xây dựng và giải pháp kiến trúc
a. Giải pháp san lấp mặt bằng
Dự án sử dụng cát đen để san lấp mặt bằng, được mua từ các cơ sở kinh doanh

gần sông Luộc, cách dự án từ 4-5km.
b. Giải pháp kết cấu, kiến trúc
Việc quy hoạch mặt bằng của dự án dựa trên vị trí địa lý, hướng gió, hệ thống
giao thông trong khu vực, các quy tắc phòng cháy chữa cháy, môi trường cảnh quan và
quy trình sản xuất.
- Nhà văn phòng: quy mô xây 3 tầng, diện tích xây dựng là 1232m 2, nhà
khung BTCT, dầm mái đổ bê tông, có mái tôn chống nóng. Tường xây gạch, trát
vữa xi măng cát vàng, lăn sơn; nền bê tông gạch vỡ, lát gạch ceramic, cửa chính là
cửa kính thuỷ lực.
Chức năng là nơi làm việc của các phòng ban trong công ty
- Nhà nghỉ chuyên gia: Quy mô xây 3 tầng với diện tích xây dựng là 748m 2,
xây dựng theo quy cách hiện đại. Kết cấu khung bê tông cốt thép, dầm mái đổ bê tông,
có mái tôn chống nóng, tường gạch xây trát vữa xi măng cát vàng, lăn sơn; nền bằng
bê tông gạch vỡ , lát gạch ceramic, cửa chính là cửa kính thuỷ lực.
Chức năng là nơi nghỉ ca của cán bộ công nhân viên công ty
- Các nhà xưởng sản xuất: Dự án xây dựng 5 nhà xưởng sản xuất chính, trong
mỗi nhà xưởng đều bố trí khu văn phòng cho quản lý ở từng xưởng và khu vệ sinh
chung trong mỗi nhà xưởng.
14


+ Xưởng ép nhựa (7+7A): xây 1 tầng, bao gồm nhà số 7 và 7A được ký hiệu
trên bản vẽ tổng thể mặt bằng được phê duyệt, trong đó nhà số 7 có diện tích DxR =
104,3x44 = 4589,2m2, nhà số 7A có diện tích là DxR = 55,7 x 44 = 2450,8m 2. Trong
xưởng ép nhựa có bố trí khu văn phòng và khu vệ sinh thuận tiện cho hoạt động quản
lý và sinh hoạt của người lao động tại xưởng ép nhựa. Xưởng ép nhựa có kết cấu
khung thép tiền chế, mái dùng hệ giàn thép và lợp tôn sóng công nghiệp. Xây tường
hai mặt theo chiều dài nhà và làm cửa để các phương tiện ra vào khi sản xuất kinh
doanh, đảm bảo về diện tích và hành lang chữa cháy, cửa chính được bố trí phía đầu,
phía cuối xưởng và hai bên xưởng, hệ thống cửa sổ kết hợp với hệ thống quạt hút, quạt

làm mát tạo không khí lưu thông trong nhà xưởng. Chức năng của xưởng ép nhựa
được dùng làm nhà xưởng ép các chi tiết nhựa từ hạt nhựa nguyên sinh.
+ Xưởng phun sơn (10+10A): xây 1 tầng, bao gồm nhà số 10 và 10A được ký
hiệu trên bản vẽ tổng thể mặt bằng được phê duyệt, trong đó nhà số 10 có diện tích
DxR = 53x44 = 2332m2, nhà số 10A có diện tích là DxR = 37 x 44 = 1628m 2. Trong
xưởng phun sơn có bố trí khu văn phòng và khu vệ sinh thuận tiện cho hoạt động quản
lý và sinh hoạt của người lao động tại xưởng phun sơn. Xưởng phun sơn có kết cấu
khung thép tiền chế, mái dùng hệ giàn thép và lợp tôn sóng công nghiệp. Xây tường
hai mặt theo chiều dài nhà và làm cửa để các phương tiện ra vào khi sản xuất kinh
doanh, đảm bảo về diện tích và hành lang chữa cháy, cửa chính được bố trí phía đầu,
phía cuối xưởng và hai bên xưởng, hệ thống cửa sổ kết hợp với hệ thống quạt hút, quạt
làm mát tạo không khí lưu thông trong nhà xưởng. Chức năng của xưởng phun sơn
được dùng làm nhà xưởng phục vụ công đoạn sơn và in phun.
+ Các xưởng lắp ráp: Dự án xây 3 nhà xưởng lắp ráp bao gồm xưởng lắp ráp 1
(ký hiệu nhà số 6 trên bản vẽ tổng thể được duyệt), có diện tích DxR = 110x44 =
4840m2; xưởng lắp ráp 2 (ký hiệu nhà số 9) có diện tích DxR = 90x44 = 3960m 2;
xưởng lắp ráp 3 (ký hiệu nhà số 11) có diện tích DxR = 90x44 = 3960m 2. Các xưởng
lắp ráp đều được thiết kế xây 1 tầng, tại mỗi xưởng đều thiết kế văn phòng điều hành
sản xuất và nhà vệ sinh. Các xưởng lắp ráp đều có kết cấu khung thép tiền chế, mái
dùng hệ giàn thép và lợp tôn sóng công nghiệp. Xây tường hai mặt theo chiều dài nhà
và làm cửa để các phương tiện ra vào khi sản xuất kinh doanh, đảm bảo về diện tích và
hành lang chữa cháy, cửa chính được bố trí phía đầu, phía cuối xưởng và hai bên
xưởng, hệ thống cửa sổ kết hợp với hệ thống quạt hút, quạt làm mát tạo không khí lưu
thông trong nhà xưởng. Chức năng của các xưởng lắp ráp được dùng làm nhà xưởng
phục vụ công đoạn lắp ráp sản phẩm.
15


Các nhà xưởng sản xuất được bố trí hệ thống cửa ra vào, cửa sổ và cửa thoát
hiểm theo đúng với số lượng và kích thước tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng và PCCC.

- Kho nguyên vật liệu đầu vào (3+3A): gồm có nhà số 3, diện tích
DxR=40,5x44=1782m2 và nhà số 3A có diện tích DxR = 39,5x44 = 1738m 2. Kết cấu
nhà khung thép tiền chế, mái dùng hệ giàn thép và lợp tôn sóng công nghiệp. Xây
tường hai mặt theo chiều dài nhà và làm cửa để các phương tiện ra vào khi nhập hàng
phục vụ cho sản xuất, đảm bảo về diện tích và hành lang chữa cháy.
- Kho thành phẩm (5+5A): gồm có nhà số 5, diện tích DxR=63x44=2772m 2 và
nhà số 5A có diện tích DxR = 189x44 = 8316m2. Kết cấu nhà khung thép tiền chế, mái
dùng hệ giàn thép và lợp tôn sóng công nghiệp. Xây tường hai mặt theo chiều dài nhà
và làm cửa để các phương tiện ra vào khi xuất hàng, đảm bảo về diện tích và hành lang
chữa cháy.
- Kho bán thành phẩm (8): xây 1 tầng, diện tích DxR = 90x44 = 3960m 3. Kết
cấu nhà khung thép tiền chế, mái dùng hệ giàn thép và lợp tôn sóng công nghiệp. Xây
tường hai mặt theo chiều dài nhà và làm cửa để các phương tiện ra vào khi xuất nhập
hàng vào kho, đảm bảo về diện tích và hành lang chữa cháy.
- Nhà ăn công nhân: xây 1 tầng, diện tích DxR = 61x44=2684m2, kết cấu khung
thép tiền chế chịu lực. Khu nhà ăn công nhân có nền đổ bê tông, lát gạch ceramic, mái
lợp tôn lạnh. Chức năng là nơi nấu ăn và là nhà ăn của công nhân.
- Nhà chứa hoá chất: diện tích DxR=35x10=350m 2, nhà xây tường gạch, mái
lợp tôn chống nóng, bên trong phân khu chức năng để từng loại hoá chất, có bố trí hệ
thống hút mùi thông gió bên trong kho chứa hoá chất, bố trí hệ thống phòng cháy chữa
cháy đảm bảo an toàn hoá chất trong kho.
- Các công trình phụ trợ khác: cổng, trạm điện, nhà bảo vệ, kho chứa chất thải,
khu vực xử lý nước thải, khu vệ sinh, nhà xe, sân vườn… được bố trí đơn giản, thuận
tiện và hài hoà về mỹ quan.
c. Các giải pháp hạ tầng kỹ thuật
* Cấp nước:
Nguồn nước cấp được lấy từ đường ống cấp nước sạch của Nhà máy nước sạch
huyện Thanh Miện, qua hệ thống máy bơm bơm vào bể chứa nước có thể tích 1000m 3
đặt giáp tường rào phía Nam, từ bể chứa nước sạch được cấp đến các nơi sử dụng bằng
đường ống nhựa HDPE D90, có tổng chiều dài là 1081,4m cấp đến các nơi sử dụng.

Nước cấp cho PCCC sử dụng nguồn nước sạch từ bể chứa có thể tích 1000m3
* Thoát nước:
- Thoát nước mặt: Thoát nước mưa của dự án theo dốc ngang, dốc dọc về phía
16


cuối nhà máy, với dốc ngang sử dụng ống cống BTCT D300, L = 1087,8m; với dốc
dọc từ phía đường 392B về phía cuối nhà máy sử dụng ống cống BTCT D500, L =
3626,4m, kết nối với các ống nằm ngang, qua hệ thống hố ga với 168 hố, kích thước
1500x1500x1500 (mm)
Có 5 điểm đấu nối nước mưa với mương thoát nước bên ngoài (mương xây
gạch có bề rộng 1100mm, sâu 1500mm do dự án xây) nằm tiếp giáp với dự án về phía
Đông.
Toạ độ các điểm thoát nước mưa:
Cửa xả 1: 20044’7,11”N; 106015’21,97”E
Cửa xả 2: 20044’5,77”N; 106015’21,9”E
Cửa xả 3: 20044’5,43”N; 106015’21,88”E
Cửa xả 4: 20044’3,2”N; 106015’22,02”E
Cửa xả 5: 20044’1,4”N; 106015’22,7”E
- Thoát nước thải: nước thải sinh hoạt được thu gom xử lý sơ bộ tại bể phốt
dưới các khu nhà vệ sinh, sau đó được thu gom bằng đường ống nhựa PVC D315 với
tổng chiều dài là 973,1m từ 14 bể tự hoại nằm dưới 14 khu nhà vệ sinh trên tổng mặt
bằng của nhà máy vào hệ thống xử lý nước thải chung của dự án với công suất xử lý
khi hoạt động 100% công suất là là 430m3/ngày đêm trước khi thải ra môi trường tiếp
nhận là mương phía sau nhà máy với hai modul xử lý (trong đó modul 1 có công suất
250m3/ngày đêm – hiện tại đang xây dựng; modul 2 có công suất 180m3/ngày đêm)
Điểm đấu nối nước thải sau xử lý với mương thoát nước phía sau dự án, thể
hiện trên bản vẽ thoát nước thải trong phụ lục của báo cáo
Toạ độ điểm thoát nước thải: 20044’6,43”N; 106015’21,85”E
- Nước làm mát sử dụng tuần hoàn, không thải ra môi trường

* Hệ thống cấp điện: Nguồn điện cấp cho dự án lấy từ nguồn điện cao thế hiện
trạng 35KV, qua trạm biến áp của Dự án cấp cho các công trình khác dựa trên công
suất thực tế.
Hệ thống dây dẫn đều đi ngầm tường, ngầm trần và đặt trong ống nhựa PVC.
Các ổ cắm sử dụng loại âm tường một pha ba cực 250V/10A và 250V/5A, có cực nối
đất và kết nối chung với hệ thống tiếp đất của toàn công trình.
Nhà xưởng được đầu tư hệ thống đèn chiếu sáng đủ để đảm bảo điều kiện làm
việc cho công nhân.
* Hệ thống sân đường nội bộ
Sân đường nội bộ được thiết kế dốc dọc, dốc ngang, một mái và hai mái đảm
bảo cho thoát nước một cách tốt nhất.
Sân đường nội bộ được lu nèn, nền K = 0,9, Kết cấu mặt đường bằng bê tông đá
2x4 dày 20cm.
17


- Đường ô tô thiết kế đảm bảo xe có tải trọng trên 40 tấn; kết cấu đường bằng
bê tông nhựa hạt trung, các lớp dưới đầm chặt đảm bảo xe vào sân bãi và kho.
- Hệ thống giao thông đảm bảo xe PCCC vào tận chân công trình để chữa cháy
khi có sự cố xảy ra.
- Trục đường quy hoạch chính có lòng đường rộng tối thiểu đạt 7-9m, đảm bảo
tiêu chuẩn quy hoạch và tiêu chuẩn PCCC.
* Hệ thống phòng cháy chữa cháy:
Dự án sẽ thiết kế và lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống phòng cháy chữa cháy, bao
gồm hệ thống phòng cháy chữa cháy ban đầu và hệ thống chữa cháy họng nước vách
tường và hệ thống báo cháy tự động theo quy định PCCC của Bộ Công an.
+ Dự án có lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, nguồn nước cấp cho
hệ thống này được lấy từ bể chứa nước PCCC có thể tích 1000m3
+ Hệ thống chữa cháy ban đầu: Trong trường hợp đám cháy mới phát sinh với
diện tích nhỏ có thể sử dụng các bình chữa cháy xách tay để chữa. Bình chữa cháy

cầm tay trang bị cho công trình là loại bình bột MFZ4, CO2, MT3
+ Hệ thống báo cháy tự động: Các đầu báo cháy được lắp đặt ở trên trần, đảm
bảo khi có bất kỳ đám cháy nào mới bắt đầu hình thành thì hệ thống đều có thể phát
hiện ra được.
* Hệ thống chống sét: Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được an toàn, liên
tục và tránh thiệt hại về tài sản, con người do sét gây ra, tại các xưởng sản xuất, nhà
văn phòng… đều có thiết kế hệ thống chống sét hoàn chỉnh theo TCVN 9385:2012.
Hệ thống chống sét bao gồm: bộ phận thu sét, bộ phận dẫn xuống, các loại mối nối,
điểm kiểm tra đo đạc, bộ phận dây dẫn nối đất, bộ phận cực nối đất.
* Hệ thống cây xanh: Toàn bộ cây xanh sẽ được trồng xung quanh tường rào
của Nhà máy và được trồng ngăn cách vừa tạo cảnh quan giữa nhà xưởng sản xuất.
* Hệ thống xử lý môi trường: Do CCN Ngũ Hùng – Thanh Giang chưa có hệ
thống thu gom xử lý chất thải nào, vì vậy Dự án sẽ đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý
môi trường riêng của Công ty, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định bao gồm:
- Các kho chứa chất thải thông thường và kho chứa chất thải nguy hại được xây
dựng gần phía cuối khu đất, tường xây gạch, mái lợp tôn, nền cao, có phân chia khoang
chứa. Tổng diện tích khu vực kho chứa chất thải là 440m 2, trong đó diện tích kho chứa
chất thải thông thường là 350m2, kho chứa chất thải nguy hại là 90m2. Các kho chứa
đảm bảo thu gom phân loại các loại chất thải rắn và CTNH phát sinh tại Nhà máy.
- Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt: Đầu tư 2modul xử lý nước thải sinh hoạt,
trong đó modul 1 có công suất xử lý là 250m3/ngày đêm, modul 2 có công suất xử lý là
180m3/ngày đêm đảm bảo nước thải đầu ra đạt mức A của QCVN 14:2008/BTNMT và
mức A của QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải ra môi trường tiếp nhận. Hiện tại
18


Công ty đang xây dựng HTXLNT modul 1 có công suất 250m 3/ngày đêm, còn lại
modul 2 sẽ được xây dựng hoàn thành trước khi nhà máy hoạt động 100% công suất.
Hai modul xử lý nước thải nằm về phía cuối khu đất (giáp tường rào phía Đông của
nhà máy), diện tích mỗi modul xử lý là 140m2/1 modul.

- Các hệ thống xử lý môi trường không khí: Dự án thiết kế nhà xưởng phù hợp,
đầu tư hệ thống quạt thông gió, quạt hút và các hệ thống xử lý môi trường khác phù
hợp với loại hình sản xuất trước khi thải ra môi trường tiếp nhận.
1.4.4. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục
công trình của dự án
a. Phương án tổ chức thi công xây dựng các công trình của Dự án
- Phương án bố trí mặt bằng tổ chức thi công:
+ Vật tư, thiết bị được tập kết tại khu đất phía Bắc mặt bằng Dự án, thuận tiện
cho việc vận chuyển thi công, xây lắp.
+ Đường thi công trong mặt bằng nhà máy sẽ bám theo trục mạng đường giao
thông nội bộ đảm bảo phục vụ công tác thi công xây lắp cho toàn bộ các hạng mục
công trình nằm trên mặt bằng nhà máy.
+ Nước thi công: sử dụng nguồn nước sạch của khu vực
- Phương án cung cấp vật tư xây dựng:
Để đảm bảo vật tư cung cấp kịp thời cho công trình, đáp ứng yêu cầu chất lượng,
tiến độ, công trình sẽ sử dụng vật tư, vật liệu xây dựng từ các nguồn cung cấp là các công
ty liên doanh, các cơ sở, nhà máy sản xuất sẵn có tại địa phương và vùng lân cận.
+ Bê tông: mua bê tông thương phẩm trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
+ Cát và gạch xây dựng: cát vàng, cát đen, gạch xây sử dụng các nguồn cung
cấp trong huyện Thanh Miện hoặc các địa phương lân cận.
+ Xi măng, gạch ốp lát, tấm lợp các loại: mua tại các đại lý trên huyện Thanh
Miện hoặc các địa phương lân cận.
+ Thép xây dựng: bao gồm thép tròn dùng cho kết cấu bê tông cốt thép, thép
hình gia công chế tạo kết cấu thép sử dụng sản phẩm của các đơn vị trong huyện
Thanh Miện hoặc các địa phương lân cận.
- Khối lượng nguyên vật liệu xây dựng
Khối lượng nguyên vật liệu đáp ứng cho quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng của
dự án được tính toán dựa trên diện tích xây dựng các công trình như nhà xưởng, các
công trình phụ trợ của dự án.
Khối lượng nguyên vật liệu xây dựng cần vận chuyển được xác định bằng công

thức thực nghiệm sau: Mvlxd = S1*d1 + S2*d2
Trong đó:
19


+ M: Khối lượng vật liệu xây dựng (tấn)
+ S1: Diện tích xây dựng cơ sở hạ tầng S1 = 58438 m2.
+ d1: Hệ số khối lượng vật liệu xây dựng trung bình 1,5 tấn/m2.
+ S2: Diện tích sân đường, cây xanh S2 = 23809 + 17737 = 41546 m2
+ d2: Hệ số khối lượng vật liệu xây dựng trung bình 0,5 tấn/m2.
Như vậy, khối lượng nguyên vật liệu cần vận chuyển trong quá trình xây dựng
là: Mvlxd = 58438 x 1,5 + 41546 x 0,5 = 108430 (tấn)
Lượng cát san lấp theo dự án ở trang 13 là 107.983m3, tỷ trọng của cát san lấp là
1,2 tấn/1m3. Vậy quy đổi ra tấn là 129.580 tấn.
b. Biện pháp thi công
- Biện pháp thi công nền móng:
+ Đầm nén
+ Gia cố bằng cọc BTCT
+ Đào đất hố móng (kết hợp máy móc và đào thủ công)
+ Công tác nghiệm thu nền móng tuân thủ tiêu chuẩn TCVN 4447-1997 và
TCXD 79-1980.
- Biện pháp thi công các tuyến ngầm:
+ Sử dụng xe đào để đào các tuyến ngầm
+ Sử dụng xe xúc đất để thu gom và xe tải để vận chuyển đất dư
+ Lắp đặt hệ thống ngầm
+ Lấp đất và đầm nén

20



- Bê tông: sử dụng bê tông thương phẩm được vận chuyển đến công trình và đổ
bằng bơm bê tông tự vận hành. Dùng máy đầm bàn và đầm dùi để đảm bảo độ bền
chặt của bê tông, thực hiện bảo dưỡng bê tông theo quy chuẩn xây dựng.
- Cốt thép: thép được gia công tại công trình bằng máy cắt, máy uốn, máy nắn
thẳng và bố trí thép theo bản vẽ thiết kế.
- Coppha: Sử dụng coppha định hình để đảm bảo mặt bê tông phẳng, không
vênh, không rỗ. Coppha móng, coppha cột được kiểm tra tim cốt bằng máy trắc đạc,
đảm bảo theo bản vẽ thiết kế thi công.
- Sản xuất và lắp dựng kết cấu thép: các kết cấu thép của công trình được gia
công hoàn thiện trước khi lắp dựng. Quá trình thi công lắp dựng sử dụng cần cẩu tự
hành và thực hiện theo quy định an toàn về cẩu lắp.
- Xây tường và ốp lát gạch đá: được thực hiện theo bản vẽ thiết kế thi công và
theo quy chuẩn xây dựng.
- An toàn lao động: trong quá trình thi công xây dựng, công tác an toàn lao
động bắt buộc phải tuân thủ tiêu chuẩn TCVN 5308-1991 (Quy phạm kỹ thuật an toàn
trong xây dựng). Đặc biệt quan tâm đến công tác an toàn trong công tác khoan cọc, sử
dụng thiết bị điện, thiết bị nâng hạ, thiết bị khí nén, bình chịu áp lực, trong công tác
lắp dựng kết cấu thép, thi công trên cao. Trên công trường các khu vực nguy hiểm
được rào chắn, có đầy đủ biển báo thi công.
- Tổ chức giám sát nghiệm thu thi công xây lắp: kiểm định các bản vẽ thiết kế
thi công xây lắp để phát hiện các sai sót và yêu cầu nhà thiết kế có biện pháp xử lý
sớm trước khi đưa vào thi công. Thực hiện công tác giám sát thi công xây lắp công
trình theo quy định. Công tác quản lý chất lượng đối với công tác khảo sát, thiết kế, thi
công xây dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý công trình xây dựng được thực hiện theo
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015 về quản lý chất lượng và
bảo trì công trình.
c. Các thiết bị tham gia thi công
Danh mục máy móc phục vụ thi công của Dự án bao gồm:
Bảng 4. Các thiết bị thi công xây dựng Dự án
Tên thiết bị,

TT
máy móc
1

Ô tô

2

Máy xúc

Thông số kỹ
thuật

Số
lượng

Tải trọng xe
(10 tấn, 20
tấn…)

5

Vận chuyển
nguyên liệu

1m3

2

Xúc móng công

trình

21

Mục đích sử
dụng

Tình trạng
thiết bị thi
công
Hoạt động tốt

Hoạt động tốt


3
4
5
6
7
8
9

Máy cẩu
Máy hàn
điện
Máy đầm
rung
Đầm bàn
Máy trộn

vữa
Máy cắt sắt
Máy bơm
nước

20 tấn

1

Dựng nhà thép

24KW

3

Hàn kết cấu thép

16 tấn

2

San nền

2,5kw

5

Đổ bê tông nền

5 m3


3

Trộn vữa, bê tông

1

Lắp ghép

1

Cấp nước sử dụng

30m3/h

Hoạt động tốt
Hoạt động tốt
Hoạt động tốt
Hoạt động tốt
Hoạt động tốt
Hoạt động tốt
Hoạt động tốt

1.4.5. Công nghệ sản xuất, vận hành

Hạt nhựa

Hạt màu
22


Tiếng ồn, hơi nhựa


Trộn/Sấy
Máy nghiền

Máy nghiền
Bavia nhựa

Bavia nhựa

Sử dụng tuần hoàn

Máy ép tạo hình

Nước làm mát

Chi tiết kim
loại mua về

Máy đúc ép có gắn
chi tiết kim loại

Tiếng ồn, hơi nhựa
Hơi dung môi, bụi sơn,
tiếng ồn, CTNH

Phun sơn

Tiếng ồn,

hơi nhựa

Hơi dung môi, nhiệt

Sấy

Không đạt

Kiểm tra
Đạt

Sửa lỗi

Không đạt
CTR

Đạt

In PAD

Mực in, vỏ hộp mực

Sấy

Hơi dung môi, nhiệt
Tiếng ồn, CTR

Chi tiết điện, điện
tử, mô tơ


Lắp ráp sản phẩm

Kiểm tra

Chất thải rắn
Không đạt

Không đạt
Sửa lỗi

Đạt
Đóng gói
Lưu kho/xuất hàng
Sơ đồ 3. Quy trình sản xuất sản phẩm đồ chơi
* Thuyết minh quy trình sản xuất
23

Đạt


- Sau khi nhận đơn hàng, bộ phận quản lý sản xuất sẽ tiến hành sắp xếp đưa vào
sản xuất. Tuỳ từng loại sản phẩm cụ thể sẽ có khuôn mẫu phù hợp. Khuôn mẫu được
Công ty đặt hàng ở các xưởng gia công khác mang về. Mặt khuôn đã được làm sạch
hoàn toàn, không được dính bất cứ tạp chất nào trên bề mặt khuôn. Khuôn mẫu được
đặt vào máy ép nhựa và máy đúc ép.
Các công đoạn sản xuất được thực hiện tại nhà máy như sau:
- Công đoạn sản xuất các chi tiết nhựa và chi tiết nhựa có gắn chi tiết kim
loại
+ Tuỳ thuộc vào yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm mà Công ty
sẽ sử dụng loại hạt nhựa nguyên sinh nào để phối trộn cùng với hạt màu được đưa vào

máy sấy theo tỷ lệ thích hợp. Sau quá trình sấy trộn, hỗn hợp được đưa vào máy ép tạo
hình. Trong quá trình gia nhiệt, hỗn hợp nhựa được nóng chảy dưới tác dụng của nhiệt
sinh ra từ điện năng, sau đó, nhựa nóng chảy sẽ được điền đầy vào khuôn đã được gá
sẵn trên máy đùn ép để tạo hình chi tiết. Với chi tiết nhựa không gắn các chi tiết kim
loại để tạo ra các chi tiết nhựa thành phẩm. Đối với các chi tiết nhựa có gắn chi tiết kim
loại thì hỗn hợp hạt nhựa sẽ đưa vào máy đúc ép giúp các chi tiết nhựa tạo ra sẽ gắn
thêm với các chi tiết kim loại tạo ra thành phẩm. Sau khi tạo hình, chi tiết được chuyển
đến công đoạn làm mát gián tiếp (làm mát khuôn) bằng nước sạch để giảm nhiệt độ.
Nước làm mát được đưa qua tháp giải nhiệt rồi tuần hoàn về bể làm mát. Định kỳ bổ
sung nước sạch vào bể để bù lại lượng nước thất thoát do bốc hơi ở nhiệt độ cao. Cứ 3
tháng sẽ tiến hành vệ sinh bể một lần. Do quá trình làm mát là gián tiếp nên không bị ô
nhiễm.
Chi tiết nhựa sau khi được tạo ra sẽ được chuyển qua bộ phận phun sơn để tạo
màu chi tiết theo yêu cầu.
Các công đoạn từ phối trộn đến làm nguội được diễn ra trong cùng 1 thiết bị
kín có kèm theo bộ phận hút khí và thải ra ngoài theo ống khói nên đảm bảo việc phát
sinh bụi, khí thải và tổn thất nhiệt là nhỏ nhất.
+ Quá trình ép nhựa sẽ phát sinh các bavia nhựa, chúng được thu gom, chuyển
sang khu vực nghiền, các máy nghiền sẽ tạo thành các mẩu nhựa nhỏ, và trộn cùng với
hạt nhựa đưa lại quá trình sản xuất.
- Công đoạn phun sơn và in Pad:
+ Công đoạn phun sơn: Dự án sử dụng hai loại phun sơn là phun sơn thủ công
có sử dụng dung môi và phun sơn tĩnh điện. Với công đoạn sơn thủ công phải sử dụng
đến dung môi để pha loãng sơn, trong quá trình sơn sẽ làm phát sinh hơi dung môi, với
công đoạn sơn tĩnh điện chỉ phát sinh bụi sơn và không sử dụng dung môi pha sơn,
Công nhân tiến hành sơn sẽ điều chỉnh tốc độ cũng như lượng sơn phun ra.
Đối với công đoạn sơn tĩnh điện: Một số chi tiết được sơn tĩnh điện trong phòng
kín dưới tác dụng của lực súng phun sẽ bắn sơn lên bề mặt sản phẩm. Lượng bột sơn
24



dư không bám dính vào sản phẩm sẽ được thu hồi bằng bộ lọc, hiệu suất thu hồi của
bộ lọc khá cao, khoảng 99%. Bột sơn dư, bột sơn thu hồi được tái sử dụng cho lần sơn
sau bằng cách trộn thêm vào bột sơn mới để phun theo tỉ lệ 1:1. Sau khi sơn xong, các
chi tiết được đưa qua bộ phận sấy ở nhiệt độ từ 30-800C để làm khô lớp sơn trong 10
phút tạo ra sản phẩm sau khi sơn và chuyển qua công đoạn khác
Đối với sơn có dung môi: Một số chi tiết được sơn có dung môi, các chi tiết
nhựa được treo, hoặc được đặt lên mặt bàn trong buồng phun sơn. Quá trình sơn phát
sinh chủ yếu là hơi dung môi, bụi sơn, nhà máy sẽ sử dụng nước để hấp thụ hơi dung
môi và mù sơn. Nước thải sơn được đưa về bể nằm dưới khu vực sơn. Phần nước trong
được tuần hoàn sử dụng lại buồng sơn. Nước sạch được cấp vào thường xuyên để bổ
sung lượng nước thiếu hụt do thải bỏ. Phần váng sơn nổi lên trên được hàng ngày vớt
bỏ, phần cặn sơn dưới đáy bể cũng được định kỳ (6 tháng/lần) hút bỏ, đưa đi xử lý như
chất thải nguy hại. Sau khi sấy, sản phẩm được chuyển đến công đoạn kiểm tra bằng
mắt thường trước khi đóng gói nhập kho. Các sản phẩm lỗi được loại bỏ và xử lý theo
đúng quy định.
Thành phần sơn và dung môi pha sơn của dự án như bảng sau:
Thành phần sơn và dung môi pha sơn của dự án
TT

Thành phần

Mã số CAS

Tỉ lệ

9005-09-8

11 ~ 20%


78-93-3

11 ~ 20%

1

Vinyl chloride/Vinyl acetate

2

Methylethylketone

3

Xylene

1330-20-7

16-20%

4

Rutil(Tio2)

1317-80-2

10-20%

5


n-Butylacetate

123-86-4

20 - 30%

6

Mica-group minerals

12001-26-2

1 - 10%

7

Toluene

108-88-3

6- 10%

8

Methyl isobutyl ketone,MIBK

108-10-1

21 - 30%


9

Styrene, n-butyl methacrylate, nbutyl acrylate, methyl methacrylat

104318-70-9

1 - 10%

+ Công đoạn in PAD:
Sau khi định vị khuôn in lên bàn in, chi tiết cần in đặt vào khuôn in. Trên máy in
có máy dập mực in trực tiếp lên chi tiết sản phẩm. Các bước in được tiến hành thủ công.
Sản phẩm sau khi in được chuyển qua sấy khô mực bằng nhiên liệu là điện.
Quy trình in PAD như sau:
25


×