ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------
BẾ THỊ TRINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI NÔNG DÂN TẠI
XÃ QUYẾT THẮNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
Hệ đào tạo
: Chính quy
Định hướng đề tài
: Hướng ứng dụng
Chuyên ngành
: Kinh tế Nông nghiệp
Khoa
: Kinh tế & PTNT
Khóa học
: 2013 - 2017
Thái Nguyên, năm 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------
BẾ THỊ TRINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI NÔNG DÂN TẠI
XÃ QUYẾT THẮNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
Hệ đào tạo
: Chính quy
Định hướng đề tài
: Hướng ứng dụng
Chuyên ngành
: Kinh tế Nông nghiệp
Khoa
: Kinh tế & PTNT
Khóa học
: 2013 - 2017
Giảng viên hướng dẫn
: ThS. Đoàn Thị Mai
Cán bộ cơ sở hướng dẫn : Phạm Thanh Văn
Thái Nguyên, năm 2017
i
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hoàn thành bài khóa
thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
với tên đề tài: “Tìm hiểu hoạt động của Hội Nông Dân tại xã Quyết ThắngThành phố Thái Nguyên”.
Có được kết quả này lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
giảng viên ThS. Đoàn Thị Mai – hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Cô
đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho em những kiến thức lý thuyết và thực tế
cũng như các kỹ năng trong khi viết bài, chỉ cho em những thiếu sót và sai
lầm của mình, để em hoàn thành bài khóa luận thực tập tốt nghiệp với kết quả
tốt nhất. Cô luôn động viên và theo dõi sát sao quá trình thực tập và cũng là
người truyền động lực cho em, giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập của mình.
Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới các phòng, cán bộ UBND xã
Quyết Thắng đã nhiệt tình giúp đỡ em, cung cấp những thông tin và số liệu
cần thiết cho để phục vụ cho bài khóa luận. Ngoài ra, các cán bộ xã còn chỉ
bảo tận tình, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác, đó là
những ý kiến hết sức bổ ích cho em sau này khi ra trường. Đã tạo mọi điều
kiện giúp em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp này.
Em cũng xin cảm ơn người dân xã Quyết Thắng đã tạo điều kiện cho em
trong thời gian ở địa phương thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ của các thầy cô trong khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Sau nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn bên
cạnh động viên em trong những lúc khó khăn.
Sinh viên
Bế Thị Trinh
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng xã
Quyết Thắng năm 2013 - 2016 ..................................................... 25
Bảng 3.2: Kết quả công tác xây dựng tổ chức HND xã Quyết Thắng năm
2013 – 2016 .................................................................................. 28
Bảng 3.3: Kết quả thực hiện phong trào thi đua “Nông dân thi đua sản xuất
kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền
vững” của HND xã Quyết Thắng năm 2013 – 2016 ...................... 30
Bảng 3.4: Kết quả thực hiện chỉ tiêu “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn
mới” của HND xã Quyết Thắng năm 2013 – 2016 ....................... 32
Bảng 3.5: Kết quả thực hiện Phong trào “Nông dân tham gia đảm bảo quốc
phòng, an ninh” của HND xã Quyết Thắng năm 2013 – 2016 ...... 33
Bảng 3.6: Diện tích năng suất và sản lượng cây trồng năm 2016 .................. 37
Bảng 3.7: Tình hình chăn nuôi của địa phương qua 3 năm 2014 đến 2016 .. 40
Bảng 3.8: Ý kiến góp ý của cán bộ Hội nhằm nâng cao vai trò của Hội Nông
dân xã năm 2017.......................................................................... 47
iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu của BCH HND các cấp tại xã Quyết Thắng năm 2016.. 41
Hình 3.2: Sơ đồ biểu thị mối quan hệ giữa hoạt động của HND Quyết Thắng
đối với chi hội, hội viên, nông dân. ............................................... 44
iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Giải thích
BCH
Ban Chấp hành
BVT
Ban thường vu
CNH - HDH
Công Nghiệp Hóa Hiện Đại Hóa
CSXH
Chính sách xã hội
DS – KHHGĐ
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
HĐND
Hội đồng nhân dân
HIV/AIDS
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
HND
Hội nông dân
HVHND
Hội viên hội nông dân
KHKT
Khoa học kỹ thuật
MTTQ
Mặt trận tổ quốc
NQ
Nghị quyết
NTM
Nông thôn mới
TW
Trung ương
SXKDG
Sản xuất kinh doanh giỏi
SXNN
Sản xuất nông nghiệp
UBND
Ủy Ban nhân dân
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .............................................. iv
MỤC LỤC ..................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................... 2
1.2.1.Mục tiêu chung ................................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................................. 2
1.3. Nội dung, phương pháp thực hiện......................................................... 3
1.3.1. Nội dung thực tập ............................................................................................................ 4
1.3.2. Phương pháp thực hiện ................................................................................................. 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập ............................................................. 6
1.4.1. Thời gian ............................................................................................................................... 6
1.4.2. Địa điểm ................................................................................................................................ 7
1.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập ............................................ 7
Phần 2. TỔNG QUAN.................................................................................. 8
2.1. Cơ sở lí luận ......................................................................................... 8
2.1.1. Lý luận về một số khái niêm tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam . 8
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến HND. ....................................................... 13
2.2. Cơ Sở Thực Tiễn ................................................................................ 14
2.2.1. Tình hình hoạt động của Hội Nông dân ở Việt Nam
2.2.2. Hoạt Động Của Hội Nông Dân Ở Một Số Địa Phương Khác ............. 15
2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương ........................................................... 18
vi
Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP ................................................................ 20
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ................................................................ 20
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................................... 20
3.1.2. Những thành tựu đã đạt được của Hội nông dân Xã Quyết Thắng từ
năm 2013 - 2016........................................................................................................................... 23
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến Vai trò của Hội nông
dân xã Quyết thắng, TP Thái Nguyên,tỉnh Thái nguyên ...................................... 36
3.2. Kết quả thực tập ................................................................................. 37
3.2.1. Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập...... 37
3.2.2 .Tóm tắt kết quả thực tập ............................................................................................ 48
3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................................ 50
3.2.4. Đề xuất giải pháp ........................................................................................................... 50
Phần 4. KẾT LUẬN ................................................................................... 52
4.1. Kết luận .............................................................................................. 52
4.2. Kiến nghị............................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 56
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội Nông Dân là tổ chức chính trị –xã hội của giai cấp nông dân do
Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của mặt trận tổ quốc Việt
Nam,cơ sở chính trị của nhà nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội HND tỉnh Thái Nguyên lần thứ VII
(nhiệm kỳ 2013 - 2018); Nghị quyết Đại hội HND Xã Quyết Thắng khóa VIII
(nhiệm kỳ 2012 - 2017), từ năm 2012 HND các cấp đã có những đóng góp
quan trọng vào việc phát triển phong trào HND xã Quyết Thắng và phong trào
nói chung của toàn tỉnh Thái Nguyên.
Từ việc tuyên truyền, vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp; tham gia hoàn thiện các chính sách, pháp luật về phát triển kinh
tế - xã hội, phát triển kinh tế hộ; phối hợp với các ngành hỗ trợ nông dân vay
vốn để phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; chuyển giao tiến bộ Khoa học
kỹ thuật; thành lập các Câu lạc bộ, Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
nông nghiệp
Với sự quan tâm của hội chủ yếu là về các vấn đề nông nghiệp nông thôn
hiện nay,nền nông nghiệp vốn được quan tâm và chú trọng với dân số nông
thôn của việt nam ta chiếm khoảng 70 % dân số của cả nước, chủ yếu sống
nhờ vào ngành sản xuất nông nghiệp và nghề nghiệp chính cũng là sản xuất
ngành nông nghiệp.
Hiện nay, với những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của công
cuộc đổi mới, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Công tác xây dựng củng cố tổ chức HND xã
Quyết Thắng là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình công tác Hội
2
,thực tế của các Chi Hội ,trong năm qua đã xây dựng kế hoạch hoạt
động,thường xuyên quan tâm kiểm tra,giám sát nhăm tuyên truyền giáo dục
hội viên thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng,pháp luật của nhà
nước các quy định của địa phương ,phấn đấu hoan thành các chỉ tiêu thi đua
công tác HND được giao. Tuy nhiên, vai trò của các cấp Hội đối với phát
triển HND nói chung còn gặp nhiều khó khăn; việc phối hợp hoạt động giữa
HND với các chi hội còn nhiều bất cập, đặc biệt là những vấn đề đã và đang
tồn tại phát sinh, cản trở hiệu quả hoạt động của Hội như: cơ chế chính sách;
trình độ của cán bộ Hội; nhận thức của hội viên; đầu tư cơ sở vật chất, kinh
phí; … rất cần quan tâm nghiên cứu. Vấn đề đặt ra là phải làm rõ cơ sở lý
luận vai trò của HND? Thực trạng vai trò và hoạt động của HND đối với hội
viên nông dân đã đạt được gì, vấn đề gì còn tồn tại, hạn chế cần giải quyết.
Cần thực hiện giải pháp nào để nâng cao vai trò hoạt động của HND đối với
địa bàn xã Quyết Thắng trong thời gian tới . Để làm rõ những vấn đề trên cần
phải nghiên cứu toàn diện về vai trò, hoạt động của HND đối với hội viên,
nông dân xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên
Xuất phát từ yêu cầu và tình hình thực tiễn nêu trên em đã tiến hành đề
tài: “Tìm hiểu hoạt động của hội nông dân tại xã Quyết Thắng - TP. Thái
Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá và làm rõ được vai trò của HND trên địa bàn xã
Quyết Thắng, từ đó đề xuất ra những giải pháp nhằm ứng dụng vào HND xã
Quyết Thắng để nâng cao vai trò của Hội trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu được hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan
đến HND xã Quyết Thắng - TP. Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên
3
- Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, vai trò của HND xã
- Tìm hiểu được hoạt động của hội nông dân xã trong phát triển kinh tế-xã hội.
- Tìm hiểu được tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã năm 2016.
- Nêu ra được những thuận lợi, khó khăn trong trồng trọt, chăn nuôi và
đề ra giải pháp khắc phục
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò hoạt động của Hội Nông Dân
xã Quyết Thắng,TP Thái Nguyên.
-Đánh giá được vai trò, kết quả hoạt động của HND xã Quyết
Thắng,TP Thái Nguyên,tỉnh Thái Nguyên.
* Yêu cầu:
-Về chuyên môn nghiệp vụ: hiểu biết một số công việc được phân công
thực hiện tại cơ sở thực tập từ đó rút ra bài học, kinh nghiệm vận dụng lí
thuyết vào thức tiễn công việc. Biết xác định những thông tin cần cho bài
khóa luận, từ đó giới hạn được phạm vi tìm kiếm, giúp cho việc tìm kiếm
thông tin đúng hướng và chính xác.Các kỹ năng nghiên cứu và đánh giá thông
tin, biết xử lý, đánh giá, tổng hợp và phân tích kết quả thông tin tìm kiếm
được.
-Về thái độ: cần có thái độ nghiêm túc, chấp hành các Điều lệ tại trụ sở
cơ quan làm việc, cở mở, hòa nhã, tôn trọng với các cán bộ khối cơ quan và
có thái độ sẵn sàng học hỏi, lắng nghe, rút kinh nghiệm đối với những vấn đề
có liên quan đến công việc và vấn đề bản thân.
- Tâm trạng, diễn biến tư tưởng của hội viên nông dân.
-Yêu
cầu về kết quả đạt được:
Tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại cơ quan thực tập.
Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp phần
giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường.
Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích luỹ được kinh nghiệm.
4
1.3. Nội dung,phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu các hoạt động đặc điểm,điều kiện tự nhiên KT-XH thực hiện
trong quá trình thực tập.
- Thực hiện những công việc được giao tại cơ sở nhằm đạt được mục
đích của đề tài.
- Hoạt động công việc cụ thể, rõ ràng và nhằm giải quyết mục tiêu cụ thể
nào của đề tài, thực hiện tốt vai trò trong quá trình thực tập hoàn thành các
công việc được giao tại cơ sở thực tập.
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn về vai trò tổ chức
- Tìm hiểu vai trò chức năng,nhiệm vụ và các hoạt động thực tiễn
của HND
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động của HND, từ đó góp
phần nâng cao vai trò của Hội đối với đời sống hội viên.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của HND xã
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1 Phương pháp thu số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là những thông tin, số liệu có liên quan đến quá trình
nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành. Cụ
thể như sau:
Các tài liệu khoa học, các công trình nghiên cứu về vấn đề có liên quan
đến các tổ chức chính trị, đoàn thể và các ban, ngành liên quan của Việt Nam;
các thông tin trên sách, báo, tạp chí; các văn bản chủ trương, chính sách, pháp
luật được sử dụng để làm rõ các vấn đề về lý luận.
Các Báo cáo tổng kết của các cơ quan cấp huyện giúp đề tài làm rõ đặc
điểm địa bàn nghiên cứu và góp phần khái quát tình hình của HND trên địa
bàn nghiên cứu.
1.3.2.2. Phương pháp thu thập sơ cấp
5
Số liệu sơ cấp là thông tin thu thập được thông qua phỏng vấn trực tiếp.
Chủ yếu là để làm rõ vai trò, thực trạng hoạt động của HND (tình hình, các
yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân và nhu cầu) với hội viên trong đời sống.
* Phương pháp phỏng vấn
Tác giả sử dụng công cụ để điều tra (như: phiếu điều tra) hộ nông dân,
cán bộ cơ quan Nhà nước và HND nhằm thu thập các thông tin cần thiết cho
nghiên cứu.
* Phương pháp thảo luận
Đưa ra vấn đề từ đó tìm ra những thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm
yếu của vấn để để tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
* Phương pháp quan sát
Tác giả tiến hành quan sát thực tế đặc điểm địa bàn, thực trạng của hộ
khi nhận được sự hỗ trợ của HND, xem xét tình hình tham gia tập huấn của bà
con và tình hình triển khai các lớp tập huấn có đúng kế hoạch không? Có đáp
ứng được nhu cầu của người dân không?
* Phương pháp tuyên truyền
Là phương pháp dùng lý lẽ, các luận cứ, luận chứng để hình thành ở mỗi
cán bộ, hội viên, nông dân một lập trường mới, có thể thay đổi quan điểm
hoặc hành vi của họ về một vấn đề nào đó.
Phương pháp này có tác dụng rất to lớn, ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ
đến hiệu quả tuyên truyền bởi thuyết phục tốt sẽ làm cho các hội viên, nông
dân tự giác phấn khởi tin theo và có hành động tự giác, đạt được hiệu quả cao.
Là phương pháp sử dụng những sự việc, hiện tượng điển hình trong đời
sống thực tế ở ngay địa phương, cơ sở ở địa bàn cụ thể, đưa ra các kiểu hành
vi, lối sống tác động đến cán bộ, hội viên, nông dân, giúp họ hình thành
những hành vi, lối sống phù hợp theo gương điển hình.
* Phương pháp vận động
6
Hàng năm cuộc vận động xây dựng Quỹ HTND đều được các cán bộ nêu
ra và thực hiện.Vận động nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới,tham
gia xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn, biểu dương những tập thể và cá nhân tiêu biểu trong vận động và đóng
góp cho quỹ
1.3.4. Phương pháp phân tích thông tin
* Phương pháp phân tích, so sánh
Phân tích vấn đề rút ra kết luận, sau đó so sánh với các kết luận khác
cùng vấn đề cần giả quyết.
* Phương pháp phân tổ và thống kê mô tả
Tác giả thu thập các thông tin về tình hình hoạt động của HND, cán bộ
HND, hộ nông dân,... sau đó phân tổ theo năm và sử dụng phương pháp thống
kê mô tả để mô tả toàn diện tình hình hoạt động của HND, cán bộ HND, hộ
nông dân, diên biến qua các năm trên địa bàn nghiên cứu. Đây là phương
pháp chủ yếu để miêu tả.
* Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Phương pháp được sử dụng với sự tham vấn ý kiến của các bên liên
quan, đặc biệt là các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu chủ
trương, Chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Qua đó là gợi ý cho
tác giả nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò hoạt
động của HND đối với phát triển kinh tế - xã hội tại xã Quyết Thắng,TP Thái
Nguyên,tỉnh Thái Nguyên..
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
1.4.1. Thời gian
Thời gian nghiên cứu đề tài: các số liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài trong
giai đoạn 2013 - 2016.
Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 20/01/2017 đến ngày 30/05/2017
7
1.4.2. Địa điểm
Thực tập tại văn phòng chủ tịch HND,tại UBND xã Quyết Thắng, TP
Thái Nguyên,tỉnh Thái Nguyên.
1.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập
- Trong quá trình thực tập sinh viên tìm hiểu các hoạt động của HND.
- Các công việc liên quan đến HND.
- Tìm hiểu các hoạt động của cơ sở xã thực tập.
- Làm quen với các công việc ở cơ sở thực tập.
- Giao lưu học hỏi với các cán bộ xã để tìm hiểu rõ hơn các nhiệm vụ
hoạt đông của HND để phục vụ cho bài báo cáo.
8
Phần 2
TỔNG QUAN
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Lý luận về một số khái niêm tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam
2.1.1.1. Lý luận về khái niêm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị
của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là tổ chức liên minh chính
trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội,
các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
2.1.1.2. Lý luận về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Mình
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội lớn
nhất của thanh niên Việt Nam. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.
2.1.1.3. Lý luận về Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Hội Cựu chiến binh Việt Nam là một đoàn thể chính trị - xã hội, thành
viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là một cơ sở chính trị của chính quyền
nhân dân, một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo, hoạt động theo đường lối, chủ trương của Đảng, Hiến pháp,
pháp luật của Nhà nước và Điều lệ của Hội.
2.1.1.4. Khái niệm về Hội Nông Dân
Hội Nông Dân là tổ chức chính trị –xã hội của giai cấp nông dân do
Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo
và là thành viên của mặt trận tổ quốc
việt nam,cơ sở chính trị của nhà nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
HND Việt Nam tiền thân là Nông hội đỏ, thành lập ngày 14 tháng 10 năm
1930, trải qua các thời kỳ cách mạng luôn chung thành với Đảng và dân tộc.
9
Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực
hiện đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam
là trung tâm nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông
thôn mới.
2.1.1.5. Chức năng,vai trò nhiệm vụ của Hội
* Chức năng
1. Tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm
chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt.
2. Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và
khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
3. Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân;
tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh
doanh và đời sống.hội; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn
xã hội.
4. Mở rộng hoạt động đối ngoại
* Vai trò
Vai trò của HND nói chung: HND có vai trò đại diện, phát huy quyền
làm chủ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, nông dân; phát huy
truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần cách mạng, lao động
sang tạo, cần kiệm, tự lực, tự cường, đoàn kết của nông dân; tích cực và chủ
động hội nhập quốc tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng văn
hóa, giữ vững quốc phòng, an ninh, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; phát huy vai trò chủ thể của
nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn.
* Nhiệm vụ
Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu biết đường
lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Hội,
10
khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự
lực, tự cường, lao động sáng tạo của nông dân.
Vận động, tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát
triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Chăm lo đời sống và tinh
thần của hội viên, nông dân.
Các cấp Hội là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị thực hiện các
chính sách, pháp luật, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà
nước ở nông thôn. Hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong
nông nghiệp.Hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề giúp nông dân
phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường.
Hướng dẫn các tổ hội học tập nâng cao chất lượng và phát triển hội viên,
sinh hoạt tổ hội, thu nộp hội phí, xây dựng quỹ hội; đoàn kết tương trợ, giúp
đỡ nhau trong sản xuất và đời sống.
- Hàng tháng chi hội phải báo cáo với ban chấp hành cơ sở và tổ chức
Đảng cùng cấp về tình hình tổ chức, hoạt động của Hội, tình hình sản xuất,
đời sống và tâm tư nguyện vọng của hội viên, nông dân.
Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, phát triển và
nâng cao chất lương hội viên. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt;
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia
giám sát và phản biện xã hội theo quy chế. Kịp thời phản ánh tâm tư nguyện
vọng của nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích chính
đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Thực hiện Pháp lệnh Dân chủ cơ sở,
giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã
11
2.1.1.6. Hệ thống tổ chức của HND
* Hệ thống tổ chức của HND Việt Nam gồm bốn cấp
- Trung ương;
- Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương);
- Cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh);
- Cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và tương đương).
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của HND Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn
quốc. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp là Đại hội cấp đó.
Cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ Đại hội của mỗi cấp Hội là Ban Chấp hành
do Đại hội nhiệm kỳ cùng cấp bầu ra theo quy định của Điều lệ.
Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ Đại hội, Ban Chấp hành
cấp dưới phải được Ban Chấp hành cấp trên trực tiếp công nhận.Ban Chấp
hành bầu Ban Thường vụ, Ban Thường vụ bầu Chủ tịch và các Phó Chủ tịch
trong số Ủy viên Ban Thường vụ.
Ban Thường vụ Trung ương Hội thay mặt Ban Chấp hành Trung ương
Hội chỉ đạo các cấp hội tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội và các Nghị
quyết của Ban Chấp hành. Ban Thường vụ Trung ương hội thành lập văn
phòng, các ban chuyên môn, đơn vị sự nghiệp làm tham mưu, giúp việc.
2.1.1.7. Đối tượng và điều kiện trở thành hội viên
- Nông dân Việt Nam không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tôn giáo và lao
động khác trong các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông
dân, nông thôn trên lãnh thổ Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên nếu tán thành Điều
lệ Hội, tự nguyện tham gia tổ chức Hội, được ban chấp hành cơ sở Hội đồng ý
thì kết nạp vào Hội.
- Uỷ viên ban chấp hành từ cơ sở trở lên đương nhiên là hội viên Hội
Nông dân Việt Nam.
12
* Nhiệm vụ của hội viên
- Chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Hội, sinh hoạt và đóng hội
phí đầy đủ theo quy định của Ban Thường vụ Trung ương Hội.
- Gương mẫu và tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế
- xã hội; đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ
sở; xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; gia đình văn hoá; thực hiện
nghĩa vụ công dân, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; tuyên truyền, vận động phát triển
hội viên; tham gia các hoạt động và phong trào nông dân ở địa phương, xây
dựng quỹ hoạt động Hội.
- Tổ chức học tập, phổ biến Chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Chính
sách, Pháp luật của nhà nước và Điều lệ, Nghị quyết, Chỉ thị của Hội cấp trên
đến hội viên, nông dân. Chi hội phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị
ở thôn ấp, bản, làng, khu dân phố, vận động nông dân thực hiện chủ trương,
Chính sách, Pháp luật và nghĩa vụ công dân với nhà nước. Thực hiện tốt quy chế
dân chủ ở cơ sở, vận động hòa giải tranh chấp trong nội bộ nông dân; nòng cốt
trong phong trào phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới.
-.Hướng dẫn các tổ hội học tập nâng cao chất lượng và phát triển hội
viên, sinh hoạt tổ hội, thu nộp hội phí, xây dựng quỹ hội; đoàn kết tương trợ,
giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống.
- Hàng tháng chi hội phải báo cáo với ban chấp hành cơ sở và tổ chức
Đảng cùng cấp về tình hình tổ chức, hoạt động của Hội, tình hình sản xuất,
đời sống và tâm tư nguyện vọng của hội viên, nông dân.
* Quyền lợi của hội viên
- Được dân chủ thảo luận và biểu quyết những công việc của Hội; phê
bình chất vấn tổ chức và cán bộ Hội; đề đạt với tổ chức Hội và thông qua tổ
13
chức Hội đề xuất với Đảng, Nhà nước về nguyện vọng hợp pháp, chính đáng
của mình.
- Được Hội hướng dẫn, giúp đỡ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,
chính đáng.
- Được ứng cử, đề cử, bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội.
theo quan điểm, đường lối của Đảng, tăng cường hợp tác, trao đổi, học
tập kinh nghiệm, tiến bộ kho học, kỹ thuật, quảng bá hàng hoá nông sản, văn
hoá Việt Nam với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ,
các tổ chức phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới.
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến HND.
*Báo cáo kết quả công tác Hội và phong trào nông dân xã Quyết Thắng
năm 2016 phương hướng, nhiệm vụ năm 2017
* Báo cáo của Ủy ban nhân dân xã Quyết Thắng số: 200/BC - UBND
ngày 10 tháng 12 năm 2016, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội năm 2015, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
năm 2017.
* Điều lệ HND Việt Nam (Khóa VI giai đoạn 2013 - 2018).
* Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương số: 26-NQ/TW ngày 5
tháng 8 năm 2008, Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung
ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
* Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương HND Việt Nam, số 23 NQ/HNDTW ngày 15 tháng 7 năm 2015, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương HND Việt Nam lần thứ sáu (Khoá VI).
* Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương HND Việt Nam, số 25NQ/HNDTW ngày 14 tháng 01 năm 2016, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương HND Việt Nam lần thứ bảy (Khoá VI).
14
* Quyết định của Thủ tướng chính phủ số: 673/QĐ-TTg ngày 10 tháng
05 năm 2011, Quyết định về việc HND Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối
hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
nông thôn giai đoạn 2011 – 2020.
2.2. Cơ Sở Thực Tiễn
2.2.1. Tình hình hoạt động của Hội Nông dân ở Việt Nam
Theo Báo cáo của BCH HND Trung ương, số 25-BC/HNDTW, ngày
20 tháng 4 năm 2015 Báo cáo tình hình nông dân và hoạt động của Hội Nông
dân Việt Nam
2.2.1.1 . Công tác tuyên truyền
Tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện chủ trương, đường lối của
Đảng, Chính sách, Pháp luật của Nhà nước, Hiến pháp nước cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, Luật Đất đai 2013 (sửa đổi), về chủ quyền biển, đảo của
Việt Nam; phổ biến, nâng cao kiến thức về pháp luật, kinh tế, xã hội, an ninh,
quốc phòng. Tuyên truyền các gương “người tốt, việc tốt”, các mô hình, điển
hình tiên tiến, phổ biến các tiến bộ khoa học, công nghệ; giáo dục truyền
thống, đạo đức cách mạng gắn với đẩy mạnh thực hiện “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu
tiên dùng hàng Việt Nam”.
2.2.1.2. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Hội
Các cấp Hội thường xuyên quan tâm xây dựng, củng cố tổ chức Hội
vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Hiện nay, hệ thống tổ chức Hội được tổ chức ở 4 cấp và có các chi, tổ
Hội; gồm 63 Ban Chấp hành Hội Nông dân cấp tỉnh; 655 Ban Chấp hành Hội
Nông dân cấp huyện; 10.545 Ban Chấp hành Hội Nông dân cơ sở (xã,
phường, thị trấn…) với 95.246 chi Hội, 200.630 tổ Hội; 100% thôn, ấp, bản
có nông dân có tổ chức Hội; cả nước có 10,169 triệu hội viên.
15
2.2.1.3. Tổ chức các phong trào thi đua lớn của Hội
- Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp
nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững: Các cấp Hội tích cực tuyên truyền,
vận động nông dân. Hàng năm có 8,2 triệu hộ đăng ký phấn đấu, trong đó có
4,2 triệu hộ đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
- Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới: Các cấp Hội đã
tích cực tuyên truyền, vận động nông dân xây dựng “gia đình văn hóa”; tham
gia xây dựng “thôn, ấp, bản, làng văn hóa, xã văn hóa”; thực hiện nếp sống
mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội, bảo vệ môi trường nông thôn, phòng
chống các tệ nạn xã hội. Hàng năm có 9,5 triệu hộ nông dân đăng ký phấn đấu
đạt danh hiệu gia đình văn hoá, trong đó có 8,5 triệu hộ đạt danh hiệu gia đình
văn hoá, hội viên nông dân đã hiến 7.778.500 m2 đất và đóng góp trên 2 ngàn
tỷ đồng, trên 40 triệu ngày công để làm mới và sửa chữa gần 350 nghìn km
đường giao thông nông thôn, 200 nghìn km kênh mương nội đồng và hàng
nghìn nhà văn hóa xã, thôn, ấp, bản,…
- Phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh: Các cấp
Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên,
nông dân về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Vận động hội
viên, nông dân nghiêm chỉnh chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự; tham gia các
phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, phát hiện và tố giác tội phạm nhất là vùng
ven biển, hải đảo, biên giới, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội ở địa phương.
2.2.2. Hoạt động của hội nông dân ở một số địa phương khác
* Hoạt động của HND tỉnh Quảng Ninh
Trong những năm qua HND tỉnh Quảng Ninh luôn đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân thực hiện tốt các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
16
Từ năm 2008 đến nay, toàn tỉnh đã kết nạp được 18.805 hội viên
mới, đưa tổng số hội viên lên 93.151 người ( hiếm 91% tổng số hộ nông
dân). Việc triển khai sâu, rộng phong trào nông dân thi đua SXKDG trong
toàn thể hội viên đã có tác dụng to lớn thúc đẩy việc thực hiện thành công
Nghị quyết TW7.
Đến nay, toàn tỉnh có trên 49.200 hộ sản xuất giỏi ở 3 cấp, chiếm
47,8% tổng số hộ nông dân, trong đó có 2.577 hộ đạt danh hiệu SXKDG cấp
tỉnh, với hơn 2.200 hộ phát triển sản xuất theo quy mô trang trại, gia trại.
Hội đã trực tiếp vận động và phối hợp vận động nông dân hiến 314.882
m2 đất, tháo dỡ hàng nghìn mét tường rào để xây dựng hạ tầng nông thôn;
đóng góp tiền, công lao động để xây, sửa chữa nhà văn hóa, đường giao
thông. HND các cấp đã tập trung xây dựng mới và duy trì thực hiện 123 dự
án, 177 mô hình; thực hiện liên kết “Bốn nhà” để hỗ trợ nông dân sản xuất
gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
* Hoạt động của hội nông dân xã Minh Đài tỉnh Phú Thọ
Trong 5 năm qua, Hội Nông dân xã Minh Đài tỉnh Phú Thọ phối hợp với các
ngành tổ chức tuyên truyền, tập huấn, dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, tư
vấn, hỗ trợ phát triển sản xuất cho hơn 36.660 lượt hội viên. Thông qua tổ chức Hội
Nông dân, đã có hơn 1.540 hộ hội viên, 380 tổ nhóm hợp tác, được vay vốn ưu đãi
của ngân hàng gần 18,32 tỷ đồng để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Kết luận 61-KL/TƯ, Quyết định 673QĐ/TTg và Nghị quyết 26-NQ/TƯ (khoá X) đã khẳng định vai trò trung tâm
nòng cốt của Hội Nông dân với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên
địa bàn tỉnh; đời sống của người dân nông thôn không ngừng được cải thiện,
bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Vai trò, vị trí của tổ chức Hội Nông dân
ngày càng được khẳng định; là trung tâm nòng cốt trong các phong trào thi
đua trong nông dân, điển hình là “Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh
doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Phát huy
17
truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù, sáng tạo, các cấp nông dân trong
tỉnh tiếp tục xác định vai trò nòng cốt trong các phong trào thi đua, góp phần
tích cực thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và sự
nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, vì mục tiêu
“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
* Hoạt động của HND xã Đình Cao tỉnh Hưng Yên
Năm 2016, công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng các cấp
HND trong xã đã tập trung tuyên truyền được 906 buổi cho trên 77.000 lượt
cán bộ, hội viên nông dân. Kết nạp được 2.534 hội viên nâng tổng số hội viên
toàn tỉnh lên 203.459 hội viên. Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho 169
đồng chí là cán bộ HND các cấp. Tiến hành 323 cuộc kiểm tra, giám sát qua
đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo; Hội tổ chức 76
buổi tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho 6.247 lượt người; tổ chức hòa
giải thành công 113 vụ có đơn thư khiếu nại về tranh chấp đất đai, hôn nhân
gia đình, trong đó Hội trực tiếp hòa giải 49 vụ; phối hợp hòa giải 64 vụ; Tham
gia giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo 8 vụ.
Tổ chức được 370 buổi tập huấn chuyển khoa học kỹ thuật cho 31.976
hội viên. Tín chấp với các doanh nghiệp, các công ty phân bón mua phân bón
với hình thức trả chậm được trên 3000 tấn NPK chuyên dùng trị giá trên 20
tỷ đồng giúp nông dân đầu tư sản xuất. Ký kết triển khai và tổ chức tập huấn
cho 200 cán bộ HND các cấp trong việc ứng dụng sản phẩm sinh học
BiOWISH trong trồng trọt, chăn nuôi.
Xây dựng 194 mô hình SXKD có hiệu quả trong đó: 26 mô hình trồng
trọt, 9 mô hình chăn nuôi, 119 mô hình các loại gồm mô hình bảo vệ môi
trường, 14 mô hình thủy sản, 9 mô hình ngành nghề; hướng dẫn 17 mô hình
kinh tế tập thể, phối hợp bồi dưỡng kiến thức về kinh tế tập thể cho 184
người, giúp đỡ cho 1.343 hộ nông dân số tiền trên 1 tỷ 808,7 triệu đồng; ủng