Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nghệ an tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.71 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HỒ THỊ HIỀN

HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGHỆ AN
Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
Mã số: 62.31.01.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. PHÍ VĨNH TƯỜNG
2. TS. DƯƠNG XUÂN THAO

Phản biện 1: GS.TS NGÔ THẮNG LỢI
Phản biện 2: PGS.TS PHÍ MẠNH HỒNG
Phản biện 3: PGS.TS VŨ HÙNG CƯỜNG

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp
tại: Học Viện Khoa học Xã hội vào lúc: ...... giờ, ngày...... tháng....
năm 2017


Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viên Học viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, UBND tỉnh Nghệ An đã nỗ lực rất
lớn trong công tác cải thiện MTTH FDI và đã nhận được một số kết
quả nhất định. Tuy nhiên, kết quả thu hút FDI chưa tương xứng với
tiềm năng của tỉnh.Việc thu hút tập trung vào số lượng, chưa chú
trọng chất lượng, năng lực, kinh nghiệm của NĐT. Thiếu các dự án
mang tính đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Cơ cấu các
dự án FDI đã triển khai cho thấy kết quả thu hút vốn FDI còn chưa
phù hợp với định hướng thu hút đầu tư của tỉnh…Để thu hút các dự
án đầu tư FDI nhằm phát triển các lĩnh vực có thế mạnh, theo định
hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, thì yêu cầu tất yếu đặt ra
trong những năm tới của tỉnh Nghệ An là tiếp tục hoàn thiện MTTH
nhằm kiến tạo nên MTĐT, kinh doanh thông thoáng minh bạch
hướng dòng FDI vào tỉnh. Với mục ý nghĩa như vậy, tác giả chọn đề
tài: “Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Các giải pháp nhằm hoàn thiện MTTH FDI để thu hút nguồn
vốn FDI phù hợp với Nghệ An một cách hiệu quả.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
(i) Hoàn thiện cơ sở lý luận về môi trường thu hút (MTTH)
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với một địa phương (đơn vị
hành chính cấp tỉnh). Nhận diện các nhân tố tác động tới môi trường
thu hút FDI đối với một địa phương.(ii)Phân tích thực trạng tình hình

thu hút FDI của tỉnh Nghệ An; thực trạng các nhân tố cấu thành;
đánh giá vai trò, tác động từng nhân tố cấu thành đến MTTH FDI của
1


tỉnh Nghệ An.(iii) Đánh giá chung về MTTH FDI (những mặt đã làm
được, chưa làm được) phân tích nguyên nhân dẫn đến những hạn chế,
tồn tại của MTTH FDI, làm căn cứ đề xuất, kiến nghị các giải pháp
hoàn thiện MTTH FDI của tỉnh Nghệ An, trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: MTTH FDI tại Nghệ An.
Phạm vi nghiên cứu: (i) Về nội dung: Nghiên cứu giới hạn
việc phân tích MTTH FDI với tất cả các dự án FDI vào các lĩnh vực
phát triển kinh tế, xã hội tại tỉnh Nghệ An. (ii) Thời gian: Nghiên cứu
trên chuỗi số liệu thu thập được trong giai đoạn 2005÷2015.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận án sử dụng kết hợp phương pháp
phân tích định tính và phương pháp phân tích định lượng. Phương
pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng (i) Phương pháp phân tích, tổng
hợp.(ii) Phương pháp so sánh. (iii) Phương pháp điều tra. (iv) Các
phương pháp thống kê, mô tả.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án tiếp cận MTTH FDI dưới lăng kính của NĐT nước
ngoài, đã đạt một số điểm mới: Thứ nhất, Luận án đã xây dựng hệ
thống lý luận về MTTH FDI, đưa ra khái niệm; đặc điểm; tác động
của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội của địa phương; các yếu tố
cấu thành; hệ thống tiêu chí để đánh giá, theo dõi, giám sát về MTTH
FDI; các nhân tố ảnh hưởng đến MTTH FDI của địa phương một
cách tổng quát và toàn diện nhất. Thứ hai, Luận án đã đưa ra quan
điểm, định hướng hoàn thiện MTTH FDI của địa phương theo quan

điểm của tác giả. Thứ ba, Luận án đã đưa ra 7 nhóm giải pháp để
hoàn thiện MTTH FDI của tỉnh Nghệ An, là các nhóm(i) Giải pháp
về nâng cao nhận thức, tư tưởng,(ii)Giải pháp về nâng cao chất lượng
2


công tác quy hoạch,(iii) Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính
sách thu hút FDI,(iv) Về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, (v) Giải
pháp cải cách bộ máy hành chính,(vi) Đào tạo nguồn nhân lực, chú
trọng nhân lực chất lượng cao,(vii) Giải pháp về nâng cao hiệu quả
hoạt động xúc tiến đầu tư và chăm sóc dự án đầu tư.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Thứ nhất:Về lý luận: (i) Luận án đã tổng quan các nghiên
cứu trong và ngoài nước liên quan đến luận án (theo từng nhóm nội
dung). Phân tích, đánh giá những công trình đã công bố, để xác định
các khoảng trống kiến thức cần bổ sung, hoàn thiện. (ii) Luận án
hoàn thiện khung lý thuyết về MTTH FDI đối với một đơn vị hành
chính cấp tỉnh. (iii) Luận án đưa ra các quan điểm, định hướng, các
giải pháp hoàn thiện MTTH FDI của tỉnh Nghệ An trong thời gian
tới. Thứ hai:Về thực tiễn: Bằng phân tích định tính kết hợp phân tích
định lượng, Luận án đã phân tích được: (i) thực trạng về MTTH FDI
tại tỉnh Nghệ An; (ii) Đánh giá tác động của các yếu tố cấu thành đến
MTTH FDI tại tỉnh Nghệ An; (iii) Xác định nguyên nhân và đưa ra
các giải pháp phù hợp để hoàn thiện MTTH FDI của tỉnh Nghệ An.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Luận án gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về môi trường thu hút
đầu tư trực tiếp Nước ngoài trong phát triển kinh tế, xã hội một quốc
giá, vùng lãnh thổ

Chương 3: Thực trạng về môi trường thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005÷2015.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện MTTH FDI tại tỉnh Nghệ An

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc
Luận án đã tham khảo những công trình nghiên cứu:
1.1.1.1. NC nguyên nhân dịch chuyển vốn ra nước ngoài
A. L. Calvet (1981), với: "A synthesis of foreign direct
investment theories and theories of the multinational firm". Pan Long
Tsai (1994) với: "Determinants of foreign direct investment and its
impact on economic growth". Elhanan Helpman, Galen L. (2004),
với: "Export Versus FDI with Heterogeneous Firms" Error!
Reference source not found.; và Richard Bruton, T.D.(2014)
"Policy Statement on Foreign Direct Investment in Ireland". John
Dunning và cộng sự (2014),: "Why Do Companies Invest Overseas?"
1.1.1.2. Nghiên cứu về tác động của vốn FDI
a. FDI với các ngành, doanh nghiệp tại nước nhận đầu tư
James R. Markusen và Anthony J. Venables (1997), Phân
tích tác động FDI đối với các doanh nghiệp cùng ngành. Salvador
Barrios, Holger Görg, Eric Albert Strobl (2004), Phân tích các tác
động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến sự phát triển của
doanh nghiệp trong nước. Radosevic. S; Rozeik. A (2005), Đánh giá
vai trò của FDI đối với chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ô tô ở
Trung Âu và Đông Âu.
b. FDI với nền kinh tế nước nhận đầu tư

Nanthakumar Loganathan (2011) Phân tích mối quan hệ giữa
FDI và tăng trưởng kinh tế Malaysia giai đoạn 1971-2009.
4


K Akamatsu (1962) "A historical pattern of economic growth
in developing countries" . C.Chunlai (1997) với "Provincial
characteristics and foreign direct investment location decision within
China". M Blomström, A Kokko, JL Mucchielli (2003), "The
economics of foreign direct investment incentives". E Asiedu (2006)
''Foreign direct investment in Africa: The role of natural resources,
market size, government policy, institutions and political instability''
1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc
1.1.2.1. NC về Tác động FDI đến tăng trưởng kinh tế
Nguyễn Phi Lân (2006), Lê Việt Anh (2007) Lê Xuân Bá và
Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), Laura Alfaro và Andrew Charlton
(2007), Nguyễn Thị Cành và Trần Hùng Sơn (2009)

1.1.2.2. Các nghiên cứu về thu hút FDI
Bùi Huy Nhượng (2006) Một số biện pháp thúc đẩy triển
khai thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Vương Đức Tuấn (2007), Nghiên cứu các giải pháp Hoàn thiện cơ
chế, chính sách để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thu đô Hà
Nội trong giai đoạn năm 2001-2010. Đặng Thành Cương (2012),
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ
An. Nguyễn Xuân Trung (2012), Một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
1.1.2.3. Nghiên cứu về MTĐT với hoạt động thu hút FDI
Đỗ Hải Hồ (2011), Cải thiện môi trường đầu tư ở các tỉnh
vùng Trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam. Tác giả mới chỉ đánh

giá được 3 yếu tố trong môi trường đầu tư (sự đồng thuận; chất lượng
5


cơ sở hạ tầng; chất lượng nguồn nhân lực).
Nguyễn Thị Ái Liên (2011), Luận án vận dụng phương pháp
Pareto vào quá trình nghiên cứu luận án. Tác giả đã đưa ra các giải
pháp tổng thể một nền kinh tế, còn rất chung chung, khi vận dụng
vào địa phương cần tùy theo đặc điểm, những điều kiện nhất định của
từng địa phương mà phải vận dụng linh hoạt.
Các công trình khoa học trên, đã này đã cung cấp cơ sở lý
thuyết, thực tế và đưa ra một số gợi ý về các yếu tố để thu hút FDI
vào các nước đang phát triển, trong đó có xét đến vai trò của các
Hiệp định hợp tác quốc tế trong thu hút FDI. Một số nghiên cứu kể
cố gắng lượng hóa các tác động, vai trò của FDI đối với: doanh
nghiệp, một ngành, một lĩnh vực, hoặc lớn hơn là GDP (GRDP). Tuy
nhiên, chưa nghiên cứu nào chú trọng đầu đủ, toàn diện đến vấn đề
môi trường thu hút được FDI vào một quốc gia (vùng lãnh thổ) một
địa phương.

6


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ MÔI TRƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI MỘT
QUỐC GIA, VÙNG LÃNH THỔ
2.1. Lý luận về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
2.1.1. Khái niệm về đầu tƣ
Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn và tiến hành các hoạt động

kinh tế nhằm mục thu được lợi ích trong tương lai.
2.1.2. Khái niệm về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư ở một nước
khác đưa vốn (bằng tiền hoặc các tài sản hợp pháp khác) vào quốc
gia để được quyền sở hữu, kiểm soát, quản lý, điều hành một thực thể
kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình”.
2.1.3. Khái niệm về môi trƣờng thu hút FDI
2.1.3.1. Khái niệm về MTTH đầu tư trực tiếp nước ngoài
MTĐT là tổng hoà các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư.
2.1.3.2. Đặc điểm của nguồn NĐT nước ngoài và nguồn FDI
Nguồn FDI, có các đặc trưng cơ bản: (i) nguồn vốn là của
NĐT. (ii) FDI bị chi phối bởi các yếu tố yếu tố đối ngoại.(iii) Ngoài
chức năng bổ sung vốn cho đầu tư phát triểnFDI còn kỳ vọng mang
đến những tác động lan tỏa tích cực cho nước nhận đầu tư.FDI chịu
tác động của ba nhóm yếu tố cơ bản: (i) MTĐT quốc tế, (ii) MTĐT
của nước đầu tư; (iii) MTĐT của nước nhận đầu tư. Nước nhận đầu
tư (xét đến cùng) chỉ kiểm soát được yếu tố (iii).

7


2.1.3.3. Khái niệm về MTTH FDI của địa phương
MTTH FDI của địa phương là tổng hoà các yếu tố (chính trị,
xã hội, kinh tế, hệ thống các cơ chế chính sách) các điều kiện (Lợi
thế so sánh, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, CSHT, nguồn lao động,
chi phí sản xuất)…của địa phương nhận đầu tư có tác động tới quyết
định đầu tư của Nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các dự án đầu
tư phát triển của địa phương đó.
MTTH FDI của địa phương là một bộ phận của MTĐT của
địa phương, quốc gia, có đầy đủ các tính chất của MTTH FDI. Sức

hấp dẫn với NĐT nước ngoài của MTTH FDI ở: (i) lợi thế so sánh
của địa phương (vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nhân lực, hạ
tầng cơ sở); (ii) sự năng động, sức sáng tạo của chính quyền địa
phương đặc biệt là tầm nhìn, việc dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách
nhiệm của người đứng đầu địa phương, để tạo ra khác biệt, sự đột
phá (các chính sách ưu đãi, thu hút FDI). (iii) hiệu lực, hiệu quả của
bộ máy hành chính ở địa phương.
2.1.4. Vai trò của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Một số vai trò nổi bật của FDI với sự phát triển kinh tế, xã
hội của địa phương như: (i)Chuyển giao công nghệ. (ii) Bổ sung
nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.(iii) Thúc đẩy quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. (iv) Một số tác động khác của FDI.
2.1.5. Một số lý thuyết về sự dịch chuyển của dòng FDI
Luận án đã sử dụng 6 học thuyết về FDI làm cơ sở nền tảng
cho nghiên cứu: (i)Lý thuyết về lợi nhuận cận biên. (ii) Thuyết lợi thế
so sánh.(iii) Thuyết Tổ chức công nghiệp. (iv) Thuyết kéo- đẩy. (v)
8


Thuyết Eclectic-OLI của Dunning . (vi) Thuyết các bước phát triển
của đầu tư (IDP).
Những học thuyết lựa chọn, có thể luận giải tương đối đầy
đủ, toàn diện về dòng FDI (trong cả trạng thái tĩnh và động). Đặc biệt
là thuyết OLI và IDP được xem là những mô hình tham vọng nhất
giải để giải thích về FDI trên toàn thế giới và Việt Nam.
2.1.6. Các nhân tố cấu thành MTTH FDI
Môi trường
Chính trị Xã hội

Chi phí

Năng lượng, chi phí

Điều kiện
Kinh tế ĐP

Nguồn lực
Nhân công VL

MTTH FDI
Nguồn lực
Lao động ĐP

Năng lực DN
Quy mô Thị

Tiện lợi, hiệu quả
TTHC

Điều kiện về
CSHT
Vị trí địa lý
ĐK Tự Nhiên

Cơ chế
Chính sách thu

2.2. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về thu hút FDI và bài
học kinh nghiệm cho tỉnh Nghệ An
Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm thu hút FDI của một số
địa phương trong nước có MTTH FDI tương đối tốt gồm: (i)Kinh

nghiệm Thu hút FDI vào tỉnh Thanh Hóa. (ii)Kinh nghiệm của tỉnh
Bắc Ninh. (iii) Kinh nghiệm tỉnh Bình Dương, trên cơ sở đó rút ra
Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Nghệ An như sau: Thứ nhất, Thay đổi
mạnh mẽ tư duy kinh tế, để chính sách có sự đột phá (đi tắt đón đầu).
9


Thứ hai, Xây dựng các KCN trọng điểm (có hàm lượng khoa học,
công nghệ cao…) gắn với các ngành sản xuất mũi nhọn của tỉnh. Thứ
ba, Tích cực, quyết liệt trong cải thiện MTTH FDI, trước mắt tập
trung vào “môi trường mềm” với cơ chế, chính sách thu hút FDI. Thứ
tư, Tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh
tra, giám sát, đánh giá hoạt động FDI. Thứ năm, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực phục vụ doanh nghiệp FDI.

10


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG
THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH
NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2005÷2015
3.1. Khái quát về tình hình thu hút FDI của tỉnh Nghệ An
3.1.1. Về số lƣợng, quy mô, tình hình giải ngân vốn dự án FDI
Giai đoạn 2005÷2015, Nghệ An chỉ thu hút được 61 dự án
với vốn đăng ký/thực hiện là 1.625,34/62,68 triệu USD. Với (số dự
án, vốn đăng ký, vốn thực hiện-giải ngân) thay đổi rất thất thường
theo thời gian. Nhìn chung các dự án FDI vào tỉnh Nghệ An đều có
quy mô nhỏ.Ngoại trừ một số dự án lớn (dự án Nhà máy sản xuất sắt
xốp Kobelco có vốn đầu tư 1 tỷ USD). Các dự án FDI tập chung chủ
yếu vào một số lĩnh vực như: công nghiệp chế biến, nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản và thương nghiệp, sữa chữa xe có động cơ.Tình
hình vốn thực hiện (giải ngân vốn) của các dự án FDI rất thấp (trung
bình cả giai đoạn chỉ đạt 3,86%)
3.1.2. Cơ cấu ngành các dự án FDI
Các dự án FDI vào Nghệ An tập trung chủ yêu vào: (i),
Ngành công nghiệp chế biến.(ii) Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản. (iii) Lĩnh vực công nghiệp khai thác mỏ…Tỷ lệ vốn thực
hiện các ngành rất khác nhau: Lĩnh vực công nghiệp khai thác mỏ
của Nghệ An thu hút được 6 dựa án ,quy mô nhỏ (14,01 triệu USD)
nhưng lại nguồn vốn giải ngân cao nhất trong số các ngành, lĩnh vực
có dự án FDI (đạt 78,52%).Tỷ lệ giải ngân trong ngành Ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cũng khá cao (58,04%). Thấp nhất
trong cả thu hút và giải ngân là Hoạt động phục vụ cá nhân cộng
đồng (thu hút được 02 dự án, vốn thực hiện 0,75% mặc dù vốn đăng
ký khá lớn (310 triệu USD)…Thực tế cho thấy, các dự án FDI đầu tư
vào tỉnh Nghệ An thời gian qua, chủ yếu là các ngành sử dụng chủ
11


yếu lao động giản đơn, có trình độ khoa học và công nghệ thấp, giá
trị gia tăng chưa cao.
3.1.3. Cơ cấu thu hút FDI theo đối tác đầu tƣ
Qua 23 năm thực hiện chính sách thu hút FDI (năm
1992÷2015) đã có 18 đối tác (quốc gia và vùng lãnh thổ).Đối tác chủ
yếu của Nghệ An đến từ khu vực Châu Á. Xếp vị trí hàng đầu về số
dự án là Hàn quốc (19 dự án). Dù chỉ với 5 dự án đầu tư (vị trí thứ 5)
nhưng Nhật Bản là đối tác có nhiều vốn FDI đăng ký vào Nghệ An
nhất (chiếm 62,60% số vốn FDI đăng ký và gấp 1,67 lần tất cả các
quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn FDI đầu tư vào Nghệ An).
3.1.4. Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội

Dù có đóng góp vốn cho phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Nghệ
An nhưng cơ cấu vốn khu vực FDI trong tổng nguồn vốn của tỉnh
Nghệ An là rất nhỏ (khoảng 458.876 triệu đồng chiếm 1,35%).
3.1.5. Một số tác động FDI tới phát triển kinh tế, xã hội
Một số tác động của FDI đến phát triển kinh tế, xã hội của
tỉnh cũng được luận án phân tích gồm: (i)Góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế tỉnh Nghệ An. (ii)Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế.(iii)Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao
động.(iv)Đóng góp vào ngân sách nhà nước cho tỉnh Nghệ An.(v)Gia
tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu cho Nghệ An.
3.2. Thực trạng các nhân tố cấu thành MTTH FDI
3.2.1. Môi trƣờng chính trị, xã hội
3.2.1.1. Môi trường chính trị
Trong giai đoạn nghiên cứu Nghệ An có chính trị ổn định,
Quốc phòng, an ninh được củng cố; trật tự an toàn xã hội được đảm
bảo. Nghệ An cũng tích cực, chủ động thiết lập, đẩy mạnh quan hệ
hợp tác với nhiều địa phương (trong và ngoài nước)
12


3.2.1.2. Môi trường xã hội
Là địa phương có truyền thống cách mạng, yêu nước, hiếu
học và học giỏi. Đời sống văn hóa, tinh thần của người dân rất phong
phú đa dạng. Với bề dày trầm tích, lịch sử, quá khứ đáng tự hào.
Nhưng hiện tại Nghệ An môi trường xã hội của đang đối mặt với
nhiều thách thức cho sự phát triển nói chung và MTTH FDI nói
riêng. Đã xuất hiện một số yếu tố tác động đến môi trường chính trị,
xã hội của tỉnh. Điều này khiến NĐT lo ngại, điều đó lý giải nguyên
nhân thấp điểm của hệ số Tính ổn định, an toàn của xã hội (3,78).
3.2.2. Môi trƣờng kinh tế của địa phƣơng

Giai đoạn 2005÷2010 chứng kiến những bước rất thăng trầm
của kinh tế tỉnh Nghệ An. Trong luận án đã chia môi trường Kinh tế
Nghệ An thành chia hai giai đoạn.
3.2.2.1. Giai đoạn 2005÷2010
Giai đoạn 2005÷2010 GDP tỉnh Nghệ An luôn tăng ở mức
cao trên 7,00%. Năm 2008, xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu. Trong nước Chính phủ thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm
phát. Sự cộng hưởng này làm kinh tế Nghệ An giảm năm 2009
(6,91%). Bằng những biện pháp quyết liệt của chính quyền địa
phương, sự cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, GDP
năm 2010 của Nghệ An đã hồi phục so với trước xảy ra khủng hoảng
(10,41%). Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế, giai đoạn này cơ cấu kinh tế của
Nghệ An còn rất lạc hậu. Tỷ trọng nông nghiệp còn cao (tốc độ giảm
chậm), trong khi công nghiệp & xây dựng, dịch vụ thì lại thấp (tốc độ
tăng chậm). Ngành dịch vụ có những bước tiến rất chậm
chạp(0,40%/năm).
3.2.2.2. Giai đoạn 2010÷2015
Giai đoạn này, kinh tế Nghệ An vẫn liên tục tăng trưởng,
nhưng tốc độ tăng trưởng không nhanh như giai đoạn trước.Kinh tế
13


Nghệ An cũng chịu tác động của cú sốc kinh tế năm 2011. Làm chỉ
số phát triển vốn của Nghệ An giảm mạnh (năm 2012 chỉ đạt 95,95%
so với năm 2010) điều đó kéo tốc độ tăng GRDP của Nghệ An giảm (
mức 5,98% ,năm 2013). Tình hình khả qua hơn khi chỉ số vốn phát
triển đầu tư năm 2013 và 2014 lần lượt là 107,47 và 113,48 điều đó
góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của Nghệ An trong
năm 2014, 2015 và những năm tiếp theo.Cơ cấu kinh tế, giai đoạn
2011÷2015 cơ cấu kinh tế của Nghệ An đã có những bước chuyển

biến tích cực so với giai đoạn 2005÷2010. Tỷ trọng ngành nông
nghiệp đã giảm mạnh mức 28,09% đầu kỳ (2011), xuống còn 24,56%
cuối kỳ (2015).Trong khi ngành dịch vụ tăng nhẹ 39,72% (năm 2011)
đến 40,78% (năm 2015).Ngành Công nghiệp&Xây dựng 27%-28%
GRDP của tỉnh với tốc độ tăng trưởng bình quân là 0,30%/năm
(trong đó công nghiệp tăng trưởng ở mức tốt 13,64% (năm
2011)÷16,01% (năm 2015). FDI đã đổ vào lĩnh vực sản xuất thay vì
một số lĩnh vực nóng như Bất động sản.
Môi trường kinh tế của Nghệ An không được NĐT đánh giá
cao. Các NĐT cho biết, họ cảm thấy quan ngại về trình độ của phát
triển của nền kinh tế tỉnh Nghệ An- chỉ số họ cho điểm thấp nhất
(2,90 điểm, mức điểm Kém÷Trung bình). Tiếp đến là năng lực và
quy mô thị trường (2,95 điểm) và Năng lực của doanh nghiệp công
nghiệp hỗ trợ (2,96 điểm). Tuy nhiên Các NĐT ghi nhận, trân trọng
sự cố gắng của chính quyền Nghệ An trong việc dành nhiều ưu tiên
cho thu hút đầu tư nói chung và FDI nói riêng, cũng như bố trí nguồn
“vốn mồi ” cho đầu tư.
3.2.3. Điều kiện về cơ sở hạ tầng
Môi trường xã hội của Nghệ An đã được cải thiện nhiều,
từng bước đáp ứng kỳ vọng của người dân, xã hội. Công tác chăm
sóc sức khỏe được quan tâm hơn, chất lượng khám chữa bệnh được
14


cải thiện, hệ thống siêu thị, nhà hàng, khách sạn phát triển nhanh…)
Tuy nhiên, các NĐT lại rất quan ngại về hệ thống giáo dục
chuyên nghiệp của Nghệ An. Bởi theo họ thì Nghệ An vẫn thiếu các
cơ sở đào tạo chất lượng cao. Các doanh nghiệp FDI cho biết đa số
học sinh tốt nghiệp các trường nghề, đại học… khi vào làm việc,
doanh nghiệp cũng thường mất nhiều thời gian để đào tạo lại. Điều

này có thể làm chậm quá trình chuyển đổi các mô hình sản xuất, gây
khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tổ chức sản xuất. Nghệ An còn
thiếu những công trình như sân tập thể thao, công viên đảm bảo chất
lượng… để người lao động có thể thư giãn sau những khoảng thời
gian lao động mệt nhọc.
3.2.4. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Dù nằm trong những hành lang huyết mạch giao thông, lại có
nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, với địa bàn rộng
lớn trải dài từ Đông sang Tây, địa hình chia cắt, nhiều huyện miền
núi, điều kiện kinh tế, xã hội rất khó khăn,cùng với CSHT các vùng
này rất yếu kém (thiếu nguồn lực đầu tư). Điều này đã làm giảm đáng
kể sức hấp dẫn MTTH FDI của Nghệ An.
Kết quả khảo sát về MTTH FDI thì Nghệ An ít có lợi thế so
sánh khi phần lớn các biến khảo sát đều cho kết quả dưới mức trung
bình. Duy nhất chỉ có biến Dễ dàng tiếp cận với diện tích đất lớn, đạt
3,01 điểm) tức là ngưỡng trung bình (3,01điểm) cho thấy dù diện tích
đất đai lớn, quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp nhiều tuy nhiên,
việc khó tiếp cận quỹ đất sạch, đây là vấn đề mà Nghệ An cần quan
tâm trong thời gian tới
3.2.5. Hệ thống các cơ chế, chính sách về thu hút FDI
Tuy còn nhiều hạn chế (chính sách hỗ trợ ưu đãi chưa hấp
dẫn, phải thay đổi nhiều lần- thiếu ổn định thiếu tầm nhìn chiến lược)

15


xong hệ thống cơ chế chính sách về thu hút FDI của Nghệ An cơ bản
đã bao phủ hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tạo ra hành lang
pháp lý thống nhất điều chỉnh hoạt động thu hút FDI vào các lĩnh vực
này. Kết quả khảo sát cho thấy, những người tham gia trả lời phỏng

vấn tương đối đối hài lòng, lạc quan với hệ thống chính sách về thu
hút FDI tại Nghệ An. Điều họ băn khoan nhất thuộc về tính rõ ràng,
công khai, minh bạch của các, cơ chế, chính sáchvề thu hút đầu tư.
3.2.6. Sự tiện lợi, sự hiệu quả của hệ nền hành chính
NĐT cảm nhận tốt về chính sách thu hút đầu tư FDI của
Nghệ An, tuy nhiên vẫn có sự “lệch pha” giữa chính sách thu hút FDI
và hệ thống thủ tục hành chính của Nghệ An.
Số liệu điều tra thu được cho thấy:NĐT cảm nhận của người
trong cuộc thuộc về sự năng động, sâu sát của lãnh đạo địa phương
trong hỗ trợ doanh nghiệp FDI, khi nỗ lực đơn giản hóa TTHC,những
kiến nghị, thắc mắc của họ về các TTHC, các vấn đề liên quan đến
đầu tư được lãnh đạo ghi nhận, giải quyết. Tuy nhiên,TTHC còn quá
nhiêu khê, phiền hà so với một số địa phương mà họ đã đầu tư.
3.2.7. Nguồn lao động tại địa phƣơng
Dân số trong độ tuổi lao động của Nghệ An tập trung chủ yếu
ở vùng nông thôn (khoảng 88%), dẫn đến tình trạng thiếu việc làm
của thanh niên gia tăng trong khi thị trường lao động ngày càng cạnh
tranh.Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề của Nghệ An
mặc có tăng qua các năm nhưng mức độ tăng còn chậm và ở mức
thấp (năm 2010 là 12,7%, năm 2015 là 16,80%. Lao động Nghệ An
đang có việc còn chưa qua đào tạo còn rất lớn, điều đó đồng nghĩa
với những lao động sẽ thiếu rất nhiều kiến thức và kỹ năng cơ bản để
đáp ứng thị trường lao động đang cạnh tranh ngày một gay gắt. Một
hệ lụy tất yếu là những lao động đó chỉ nhận được những công việc
giản đơn, công việc thủ công. Trong khi rất thiếu vắng những lao
16


động làm chuyên môn kỹ thuật bậc cao, hoặc những lao động làm
chuyên môn kỹ thuật bậc trung

3.2.8. Chi phí đầu vào của sản xuất
Đây là một trong các tiêu chí được các NĐT đánh giá khá
cao. Phản ánh một thực tế rằng, mặc dù không có được lợi thế so
sánh về địa lý… để thu hút đầu tư. Nhưng lợi thế về đầu vào sản xuất
thấp sẽ là một trong những điều kiện tốt nhằm tăng sức hấp dẫn của
nguồn vốn FDI chảy vào tỉnh Nghệ An. Các NĐT đánh giá cao, các
cấp chính quyền của tỉnh Nghệ An đã rất cố gắng trong việc tạo điều
kiện cho họ để họ được tiếp cận với đất đai được dễ dàng để đầu tư
xây dựng nhà xưởng, cũng như sản xuất kinh doanh, bằng biệc cho
thuế giá đất tương đối “mềm” cùng với cơ chế trả giá tương đối linh
hoạt. Trong khi Giá cước vận tải lại cho là khá cao (3,76điểm).
3.3. Đánh giá các yếu tố cấu thành MTTH FDI của tỉnh Nghệ An
Bảng 3-1: Hệ số hồi quy chuẩn hóa vị trí quan trọng các yếu tố
T
T

Biến độc lập Giá trị biến Vị trí quan trọng (%)
1
CT
0,185
9,46
2
KT
0,184
9,41
3
NQ
0,158
8,08
4

CSHT
0,411
21,02
5
LT
0,172
8,80
6
CS
0,312
15,96
7
HC
0,227
11,61
8

0,168
8,59
9
NLCP
-0,138
-7,06
Tổng giá trị tuyệt đối
1,955
100,00
Mô hình hồi qui tuyến tính của các yếu tố cấu thành MTTH
FDI vào Nghệ An sẽ là:
MTTH=0,12xCSHT+0,07xPL+0,05xLT+0,06xHC+0,05xK
T+ 0,04xNQ+0,05xLĐ+0,05xCT-0,04xNLCP+1,00.

17


3.4. Đánh giá MTTH FDI của tỉnh Nghệ An
3.4.1. Những kết quả đã đạt đƣợc
3.4.1.1.

Về kết quả thu hút và tác động của FDI đến kinh tế

xã hội của tỉnh Nghệ An
Giai đoạn 2005÷2015 cho thấy toàn tỉnh đã thu hút được: 61
dự án FDI với số vốn đang ký là 1.625,34 triệu USD ( vốn thực hiện
là 62,68triệu USD- đạt 3,86%). Các dự án FDI đã đóng đáng kể vào
sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An
3.4.1.2.

Về chính sách thu hút FDI

a. Công tác quy hoạch, thực hiện quy hoạch
Nghệ An đã tích cực thực hiện công tác: triển khai, xây dựng,
rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch: Khu đô thị, KCN, CCN, Cảng
hàng không, cảng biển, hệ thống đường giao thông và các cơ sở hạ
tầng thiết yếu khác…Nhờ vậy, kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống
giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đã được cải
thiện đáng kể. Nhiều tuyến đường quan trọng đã được xây dựng và
hoàn thành
b. Chính sách hỗ trợ ưu đãi
Cùng với việc ban hành các chính sách thu hút FDI bao phủ
các lĩnh vực, đã có sự thay đổi tư duy trong thu hút FDI của tỉnh khi
ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư vào các KKT,KCN

trọng điểm của tỉnh…
c. Công tác cải cách TTHC
Các văn bản về công tác cải cách TTHC dần được hoàn
thiện. Nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về vai trò cải cách
18


TTHC được nâng lên rõ rệt. Chỉ số PAR-index, PAPI.. của Nghệ An
được cải thiện trên bảng xếp hạng.
d. Công tác xúc tiến đầu tư
Hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh đã đa dạng phong phú
hơn: Nghệ An đã đưa ra sáng kiến “Hội nghị gặp mặt các NĐT đầu
Xuân”; thiết lập và duy trì, các cuộc đối thoại giữa lãnh đạo UBND
tỉnh, các sở ngành với các NĐT, cộng đồng doanh nghiệp nhằm tháo
gỡ vướng mắc, khó khăn (theo từng chuyên đề). Nghệ An đã xây
dựng và vận hành trang thông tin xúc tiến đầu tư bằng 4 thứ tiếng
(Việt, Anh, Nhật, Hàn) để cung cấp và giải đáp những thông tin liên
quan cho các NĐT…
3.4.2. Tồn tại và hạn chế

3.4.2.1.

Về cơ chế chính sách

a. Công tác quy hoạch
Quy hoạch chung: (i)Chưa theo kịp các yêu cầu quản lý, yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội.(ii) Cách tiếp cận vấn đề cách áp, thiếu
linh hoạt. iii) Thiếu sự phối hợp giữa các ngành, địa phương trong
quá trình lập quy hoạch.(iv)Chất lượng một số quy hoạch chưa cao:
thiếu tính khả thi…

Về CSHT: dù đã có những cải thiện. Tuy nhiên, các dự án hạ
tầng giao thông liên kết vùng, các địa phương trong tỉnh. Do vậy, mất
nhiều thời gian đi lại giữa các vùng, miền trong tỉnh và các tỉnh bạn,
hạn chế năng lực vận chuyển hàng hóa .. Trên địa bàn tỉnh còn thiếu
những bệnh viện, trường đại học… tầm quốc gia trong vai trò đầu tàu
dẫn dắt của vùng…
19


b. Công tác TTHC
Công tác cải cách hành chính của tỉnh còn chậm, chưa đáp
ứng được yêu cầu của người dân và doanh nghiệp. TTHC vẫn còn
rườm rà, làm nản lòng các nhà đầu tư
3.4.2.2.

Về kết quả thu hút FDI

Thu hút đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu, định hướng phát triển
của tỉnh; số lượng dự án còn ít; các dự án FDI đầu tư vào tỉnh chủ
yếu có quy mô vừa và nhỏ, ít sử dụng công nghệ tiên tiến chưa có dự
án lớn mang tính động lực tạo ra sức lan tỏa cho khu vực.
3.5. Nguyên nhân
3.5.1. Nguyên nhân khách quan
Giai đoạn 2005÷2015, tình kinh tế thế giới gặp nhiều khó
khăn do khủng hoảng kinh tế .Chính trị bất ổn tại nhiều khu vực trên
thế giới, giới đầu tư tỏ ra bi quan về triển vọng kinh tế, kéo theo sự
sụp giảm đầu tư.Việt Nam đang trong giai đoạn tái cấu trúc nền kinh
tế trước thực trạng bội chi NSNN lớn, nợ công tăng cao, khó bố trí
nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
3.5.2. Nguyên nhân chủ quan

Các nguyên nhân chủ quan được luận án chỉ ra gồm: (i)Vấn
đề nhận thức, tư tưởng. (ii)Công tác quy hoạch còn nhiều bất
cập.(iii)Chất lượng công tác quy hoạch chưa cao. Việc xác định tiềm
năng, thế mạnh…(iv)Hệ thống chính sách về thu hút FDI chưa thực
sự hấp dẫn.(v)Về bộ máy hành chính.(vi)Thiếu các nguồn lực để đầu
tư phát triển CSHT.(vi)Nhân lực làm trong doanh nghiệp FDI chưa
đáp ứng yêu cầu.(vii)Công tác xúc tiến đầu tư và hỗ trợ sau đăng ký
20


còn bất cập
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
MÔI TRƢỜNG THU HÚT FDI VÀO TỈNH NGHỆ AN
4.1. Bối cảnh trong nƣớc, quốc tế tác động đến MTTH FDI
4.1.1. Bối cảnh quốc tế

4.1.1.1.

Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng

Trong tương lai ,xu hướng giao lưu, hội nhập, hợp tác vẫn là
chủ đạo.Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sẽ diễn ra mạnh mẽ
hơn. Trong tiến trình phát triển của mình, các quốc gia sẽ tham gia
ngày càng sâu, rộng vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
Tham gia vào “sân chơi chung” đó Việt Nam phải tuân thủ: quy
chuẩn, luật pháp và thông lệ quốc tế. Nên các chính sách thu hút FDI
cũng thay đổi để phù hợp với “luật chơi chung”
4.1.1.2.

Chủ nghĩa dân túy và xu hướng bảo hộ hạn chế các


nước phát triển đầu tư ra nước ngoài
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy tại nhiều khu vực trên thế
giới, tác động tiêu cực đến sự phát triển của dòng vốn FDI. Điều này
khiến Việt Nam cần có những nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng để ban
hành các cơ chế chính sách, nhằm khơi nguồn FDI.
4.1.1.3.

Kinh tế thế giới chưa hồi phục hoàn toàn

Kinh tế thế giới năm 2017, có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Trong
bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại. Đã và đang làm tăng
rủi ro trong hoạt động đầu tư trực tiếp trên thế giới. Khiến các NĐT
nước ngoài sẽ cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi quyết định đầu tư. Ở
chiều ngược lại Việt Nam nói chung, các địa phương nói riêng, cần
21


định hình lại, có chọn lọc dự án FDI phù hợp.
4.1.1.4.

Các quốc gia khác trong khu vực gia tăng mạnh mẽ

áp lực cạnh tranh FDI với Việt Nam
Bản chất của FDI là chuyển dời từ khu vực ít có lợi thế sang
khu vực có lợi thế hơn. Khi một số lợi thế của Việt Namđang dần mất
đi (Điều đó đã được World Bank “cảnh báo” trong bảng xếp hạng về
môi trường kinh doanh (Doing Business) năm 2017) trong khi một số
nước trong khu vực lại được cải thiện, nguy cơ dòng FDI chảy khỏi
Việt Nam là nhãn tiền.

4.1.1.5.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi nguồn

nhân lực chất lượng cao
Trong khi Trình độ của người lao động Việt Nam hiện nay
rất phù hợp với khâu gia công. Đây là thách thức lớn với Việt Nam.
4.1.2. Bối cảnh trong nƣớc
- Chi phí sản xuất ở Việt Nam tăng, mất lợi thế so sánh
- Các địa phương khác cạnh tranh khốc liệt trong thu hút FDI
- Nguồn lực trong nước đầu tư cho cải thiện hạ tầng hạn chế
4.2. Quan điểm hoàn thiện MTTH FDI của tỉnh Nghệ An
4.2.1. Hoàn thiện MTTH FDI theo tiêu chí: thông thoáng,
minh bạch
4.2.2. Thu hút FDI có chọn lọc
4.2.3. Xây dựng MTTH FDI có trọng tâm trong từng giai
đoạn phát triển
4.3. Định hƣớng hoàn thiện MTTH FDI của tỉnh Nghệ An
4.4. Luận cứ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An
22


4.5. Giải pháp hoàn thiện MTTH FDI vào tỉnh Nghệ An
4.5.1. Nhóm Giải pháp về nâng cao nhận thức, tƣ tƣởng
4.5.2. Nhóm Giải pháp về nâng cao chất lƣợng công tác quy
hoạch
4.5.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút
FDI
4.5.4. Nhóm giải pháp về kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội
4.5.5. Nhóm giải pháp cải cách bộ máy hành chính

4.5.6. Nhóm giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng
nhân lực chất lƣợng cao
4.5.7. Nhóm giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt
động xúc tiến đầu tƣ và chăm sóc dự án đầu tƣ
KẾT LUẬN
Quá trình Phát triển kinh tế, xã hội của địa phương gắn liền
với hoạt động đầu tư phát triển. Khi các nguồn lực trong nước để
thực hiện khan hiếm,thì nguồn FDI sẽ giúp địa phương bổ sung
nguồn vốn cần thiết để phá đi vòng tròn luẩn quẩn của tiết kiệm và
đầu tư. Cùng với các đặc trưng ưu việt của FDI như: Quy trình sản
xuất hiện đại, hàm lượng khoa học công nghệ, kinh nghiệm, trình độ
quản lý cao,…sẽ là một sự lựa chọn đúng đắn giúp nền sản xuất trong
nước tiếp cận với nền sản xuất hiện đại, rút ngắn khoảng cách với các
nước phát triển, tiến tới cạnh tranh bình đẳng với các đối tác trên thế
giới.
Bối cảnh trong nước và thế giới luôn vận động không ngừng,
mỗi địa phương cần “định vị” lại mình và cần có những tính toán
“thông minh” nhằm thu hút nguồn vốn FDI phù hợp. Với một nguồn
FDI giới hạn, trong khi các quốc gia, vùng lãnh thổ, thậm chí các địa
23


×