Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận luật thương mại VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.27 KB, 11 trang )

Đề số 06: Thanh lí tài sản phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành?

Lời mở đầu
Hiến pháp 2013 đã thừa nhận: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” (khoản1 điều 51) và thừa nhận quyền
tự do kinh doanh của mỗi cá nhân, tổ chức: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh
trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (điều 33), “nhà nước khuyến
khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư,
sản xuất, kinh doanh” (khoản 3 điều 51). Đi kèm với quyền và lợi ích luôn luôn là
nghĩa vụ, trách nhiệm, sự cạnh tranh khốc liệt trong nền kinh tế thị trường khiến
nhiều doanh nghiệp thắng lợi, nền kinh tế ngày một phát triển, song cũng khiến
không ít doanh nghiệp lâm vào tình trạng làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản. Như vậy
phá sản là tình trạng tất yếu trong nền kinh tế đang phát triển. Để điều chỉnh các
quan hệ xã hội liên quan đến phá sản, Luật Phá sản 2014 đã ra đời, trong đó quy
định nhiều vấn đề giúp tháo gỡ vướng mắc của cá nhân, tổ chức về vấn đề phá sản.
Trong phạm vi bài viết, người viết chỉ đề cập đến vấn đề: Thanh lí tài sản phá sản
theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

1


Nội dung
I.

Một số vấn đề lí luận chung về thanh lí tài sản phá sản theo quy định

của pháp luật Việt Nam hiện hành:
1. Khái niệm phá sản, tài sản phá sản:
“Phá sản” hay theo những cách dùng từ dân gian còn gọi là “vỡ nợ”, “khánh


tận”, “khánh kiệt” là chỉ tình trạng hết sạch của cải, tài sản, do lâm vào tình trạng
khó khăn (theo Từ điển Tiếng Việt). Còn theo Luật Phá sản 2014, tại khoản 2 điều 4
quy định: “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh
toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”. Trong định nghĩa trên
cần phải hiểu “doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán” và “quyết định
của Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản”. Đầu tiên, tại khoản 1 điều 4 Luật Phá sản
2014 có giải thích: “ Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh
nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03
tháng kể từ ngày đến hạn phải thanh toán”. Như vậy, doanh nghiệp, hợp tác xã mất
khả năng thanh toán phải đảm bảo đủ hai điều kiện: không thực hiện nghĩa vụ thanh
toán các khoản nợ và việc không thực hiện nghĩa vụ đó trong thời hạn 03 tháng kể
từ ngày đến hạn thanh toán. Quy định một giai đoạn chờ là ba tháng kể từ ngày đến
hẹn thanh toán, nhà lập pháp đã tạo thêm cơ hội để doanh nghiệp thanh toán nợ,
mặt khác giảm sức ép, áp lực từ phía chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Tại điều 5 Luật Phá sản 2014 có quy định cơ sở để chủ nợ và các chủ thể khác có
liên quan nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, cũng là
căn cứ để Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản theo điều 42 Luật Phá sản.
Thứ hai, “quyết định của Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản”, tại điều 8 Luật phá
sản 2014 quy định thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân, như vậy
Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết phá sản. Việc giải quyết phá sản thông
qua ra quyết định của Tòa án, quyết định này không bị kháng cáo kháng nghị, có

2


hiệu lực pháp luật. Như vậy, chỉ khi đáp ứng đầy đủ hai điều kiện trên, thì một
doanh nghiệp, hợp tác xã mới bị coi là phá sản.
Tài sản phá sản có thể hiểu là tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả
năng thanh toán được xác định từ thời điểm Tòa án thụ lí đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản. Theo điều 64 Luật Phá sản quy định, tài sản phá sản bao gồm:

- Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã có tại thời điểm tòa án
thụ lí đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Theo điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy
định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất
động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản
hình thành trong tương lai”;
- Tài sản và quyền tài sản các tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã có được sau
ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản;
- Giá trị của tài sản bảo đảm thực vượt quá khoản nợ có bảo đảm mà doanh
nghiệp, hợp tác xã phải thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm;
- Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác định theo
quy định của pháp luật về đất đai;
- Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác
xã;
- Tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ giao dịch vô hiệu;
- Tài sản là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trường hợp, thanh lý tài sản là vật đảm bảo thực hiện nghĩa vụ được trả cho chủ
nợ, nếu giá trị vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vượt quá khoản nợ đối với chủ nợ thì
phần vượt quá sẽ trả lại, là tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, đối với những loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn thì còn
bao gồm toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp.
2. Thủ tục thanh lý tài sản phá sản:

3


Quyết định mở thủ tục thanh lí tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã tình trạng
mất khả năng thanh toán phải được Tòa án gửi cho doanh nghiệp, hợp tác xã phá
sản, Viện kiểm sát cùng cấp và đăng trên báo địa phương nơi doanh nghiệp, hợp tác
xã mất khả năng thanh toán, thông báo cho các chủ nợ của doang nghiệp, hợp tác

xã có nghĩa vụ thực hiện về tài sản.
Thủ tục phá sản quy định trong Luật phá sản 2014 bao gồm hai thủ tục chính,
một là thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và thủ tục tuyên bố
phá sản- thủ tục đòi nợ, thanh lí nợ tài sản. Thủ tục thanh lí tài sản được thực hiện
sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp là phá sản.
Theo Luật Phá sản 2014, thủ tục thanh lí tài sản phá sản được thực hiện theo
trình tự như sau: 1. Xác định giá trị nghĩa vụ về tài sản; 2. Xác định tiền lãi đối với
khoản nợ; 3. Xử lí khoản nợ có đảm bảo; 4. Thứ tự phân chia tài sản.
II.

Phân tích thanh lí tài sản phá sản theo quy định của pháp luật Việt

Nam hiện hành:
1. Xác định giá trị nghĩa vụ về tài sản:
Việc xác định giá trị nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã có thể là
trước khi Tòa án nhân dân ra quyết định, có thể là sau khi Tòa án nhân dân ra quyết
định mở thủ tục phá sản. Khi xác định giá trị nghĩa vụ về tài sản, giá trị đó có thể là
giá trị đong đếm được bằng tiền mặt, hoặc cũng có thể là vật bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ.
Trường hợp 1, điều 51- khoản 1 Luật phá sản 2014 quy định: “ Nghĩa vụ về tài
sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác lập trước khi Tòa án nhân dân ra quyết
định mở thủ tục phá sản được xác định vào thời điểm ra quyết định mở thủ tục phá
sản”. Thời hạn gửi và thông báo quyết định mở thủ tục thanh lí tài sản phá sản là
03 ngày, kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định. Có thể hiểu rằng, trước khi Tòa
án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản, nghĩa vụ về tài sản của doanh
4


nghiệp, hợp tác xã (ví dụ: kí kết các hợp đồng trước khi Tòa án ra quyết định mở
thủ tục phá sản, thì thời điểm ra quyết định mở thủ tục phá sản là thời điểm hình

thành nghĩa vụ của bên nợ với bên chủ nợ) chính là thời điểm ra quyết định mở thủ
tục phá sản. Để Tòa án nhân dân có thể ra quyết định mở thủ tục phá sản cần phải
có việc đệ đơn của các chủ nợ lên Tòa án. Theo khoản 3 điều 4 Luật Phá sản 2014,
chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã
thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ, bao gồm chủ nợ không có bảo đảm, chủ
nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm; việc đệ đơn lên Tòa án là vì lợi ích
của chủ nợ, với mong muốn được thanh toán về nghĩa vụ tài sản từ doanh nghiệp,
hợp tác xã. Khi Tòa án đồng ý thụ lý, quyết định mở thủ tục phá sản theo khoản 1
điều 43 Luật phá sản 2014, Tòa án sẽ “xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên
quan đến việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp cần thiết”,
sau khi chủ nợ nộp lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (còn gọi là lệ phí phá
sản, khoản 11 điều 4 Luật Phá sản giải thích là khoản tiền mà người yêu cầu mở thủ
tục phá sản phải nộp để Tòa án nhân dân thụ lí đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản) và
tạm ứng chi phí phá sản (khoản 14 điều 4 Luật phá sản quy định là khoản tiền do
Tòa án nhân dân quyết định để đăng báo, tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh
nghiệp quản lí, thanh lí tài sản).
Trường hợp 2, khoản 2 điều 51 Luật Phá sản 2014 đề cập tới vấn đề: “ Nghĩa vụ
về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác lập sau khi Tòa án nhân dân ra
quyết định mở thủ tục phá sản được xác định vào thời điểm ra quyết định tuyên bố
phá sản”. Nghĩa là, những nghĩa vụ về tài sản như: kí kết hợp đồng sau khi Tòa án
ra quyết định mở thủ tục phá sản, thì thời điểm ra quyết định tuyên bố phá sản của
doanh nghiệp, hợp tác xã chính là thời điểm xác định được nghĩa vụ giữa hai bên kí
kết hợp đồng, cụ thể là nghĩa về tài sản của bên nợ với bên chủ nợ.
Không phải trong mọi người trường hợp, bên có nghĩa vụ cũng có thể thực hiện
nghĩa vụ bằng tiền mặt với bên có quyền. Nhiều trường hợp, khi chủ nợ không bán
5


được hàng hóa, hàng tồn kho còn nhiều, tiền mặt không có thì không thể bắt bên nợ
phải trả bằng tiền mặt cho bên chủ nợ được. Dù là nghĩa vụ đó xác lập trước khi

hay sau khi Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản, thì đương nhiên,
trong trường hợp này Tòa án nhân dân phải xác định giá trị nghĩa vụ về tài sản đó
bằng tiền (khoản 3 điều 51 Luật Phá sản 2014).
2. Xác định tiền lãi đối với khoản nợ:
“Kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, các khoản nợ được tiếp tục tính
lãi theo thỏa thuận nhưng được tạm dừng việc trả lãi” (khoản 1 điều 52 luật Phá sản
2014). Nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi chưa thực hiện được
nghĩa vụ thì vẫn phải tính lãi tương ứng với số ngày chưa thực hiện được nghĩa vụ
trả nợ, trường hợp mức lãi hay cách tính khác có thể theo thỏa thuận. Mặc dù lãi
vẫn được tính trên phần nợ gốc, nhưng bên có nghĩa vụ được tạm dừng việc trả lãi.
Với quy định này, có thể nhà làm luật muốn cho bên có nghĩa vụ về tài sản phải
thực hiện hết các nghĩa vụ về nợ gốc trước rồi mới tính đến trả lãi sau, tránh trường
hợp “lãi mẹ đẻ lãi con”.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ với việc xác định tiền lãi trên khoản nợ,
đó là trong trường hợp Thẩm phán ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản,
hay đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì việc tạm dừng trả lãi chấm
dứt, các bên tiếp tục thực hiện việc trả lãi theo thỏa thuận. Trường hợp quyết định
đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản quy định tại điều 86 luật Phá sản 2014. Với
trường hợp đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh được quy định tại điểm
a khoản 1 điều 95 cùng luật quy định : “Doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện
xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh”. Với quy định trên vừa cho phép
đảm bảo lợi nhuận, phần lãi sinh ra từ nghĩa vụ gốc chưa được thực hiện của bên
chủ nợ từ phía con nợ, vừa đảm bảo việc phải bảo đảm thực hiện nghĩa vụ từ phía
con nợ trên cơ sở đã có những thuận lợi nhất định.
6


Kết hợp quy định khoản 2 điều 51 và khoản 2 điều 52 luật Phá sản 2014, ta có
thể thấy, sau khi Tòa án mở thủ tục phá sản đến thời điểm tuyên bố phá sản thì vẫn
xảy ra những trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã có những giao dịch dân sự như

kí kết hợp đồng mua bán… thì trong trường hợp này, nghĩa vụ về tài sản được xác
định vào thời điểm ra quyết định tuyên bố phá sản còn tiền lãi của khoản nợ đó xác
định theo thỏa thuận, nhưng không trái với quy định của pháp luật. Điều 468 Bộ
luật Dân sự 2015 quy định: “1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các
bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không vượt quá 20%/năm
của khoản tiền vay…”. Như vậy, tiền lãi sau khi mở thủ tục phá sản đến thời điểm
tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản thì mức lãi cao nhất được xác định là
20%/năm. Như vậy, thời hạn để tính lãi tối đa chỉ tính đến trước ngày ra quyết định
tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
3. Xử lí khoản nợ có bảo đảm:
Khoản nợ có bảo đảm là khoản nợ đối với chủ nợ có bảo đảm quy định tại
khoản 5 điều 4 luật Phá sản 2014: cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu
doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo
đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba. Việc xử lí
khoản nợ có bảo đảm được thực hiện sau khi mở thủ tục phá sản. Trong việc xử lí
khoản nợ có bảo đảm có thể thấy rõ vai trò của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lí,
thanh lí tài sản trong việc đề xuất với Thẩm phán để xử lí khoản nợ có bảo đảm đã
bị tạm đình chỉ:
Trường hợp thứ nhất, tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục
hồi kinh doanh, thủ tục phục hồi kinh doanh là một trong hai thủ tục chính của thủ
tục phá sản, thì việc xử lí đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ
nợ được quy định tại điều 83 luật Phá sản 2014.

7


Trường hợp thứ hai, tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục
phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc khi không thực hiện thủ tục phục hồi kinh
doanh thì được xử lí đối với hợp đồng bảo đảm đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ.
Trường hợp thứ ba, đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn mà tài sản bảo

đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc
khi không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh, trước khi tuyên bố doanh nghiệp,
hợp tác xã phá sản thì Tòa án nhân dân tiến hành đình chỉ hợp đồng có bảo đảm
chưa đến thời hạn đó và xử lí các khoản nợ có bảo đảm.
Trường hợp thứ tư, tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có nguy cơ bị phá hủy
hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lí, thanh lí tài
sản đề nghị xử lí ngay tài sản có bảo đảm đó.
Việc xử lí cụ thể tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật về phá sản được thực
hiện theo quy định tại điều 53 luật Phá sản 2014. Trường hợp các khoản nợ có bảo
đảm được xác lập trước khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì được
thực hiện nghĩa vụ về tài sản bằng chính tài sản bảo đảm đó. Như vậy sẽ xảy ra hai
trường hợp. Khi giá trị tài sản không bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thì phần
nghĩa vụ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lí tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã. Còn khi giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần còn lại
sau khi thực hiện nghĩa vụ được trả lại và nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã.
4. Thứ tự phân chia tài sản:
a. Thứ tự phân chia:
Theo quy định tại điều 54 luật Phá sản 2014, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố
phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác được phân chia theo thứ tự như sau:
- Chi phí phá sản (1);
8


- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với
người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập
thể đã kí kết (2);
- Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt
đông kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã (3);
- Nghĩa vụ về tài chính đối với nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả

cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do
giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ (4).
b. Nguyên tắc thực hiện phân chia tài sản:
Thứ nhất, phải thực hiện theo đúng như thứ tự quy định như trên, thực hiện hết
nghĩa vụ thứ nhất thì thực hiện sang nghĩa vụ thứ hai, thứ ba, thứ tư.
Thứ hai, khi giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định như trên thì
từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỉ lệ phần trăm tương
ứng với số nợ.
Thứ ba, giá trị tài sản sau khi đã thanh toán đủ các khoản mà vẫn còn thừa thì
phần còn lại thuộc về: thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên; chủ doanh
nghiệp tư nhân; chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thành viên
của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ
phần; thành viên Công ty hợp danh.
III.

Nhận xét và kiến nghị về thanh lí tài sản phá sản theo quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành:

Thứ nhất, trên thực tế vẫn có không ít trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn
còn tài sản nhưng không bán được hoặc còn khoản nợ phải thu nhưng chưa thu hồi
được, nếu như làm tiến hành thủ tục thanh lí tài sản phá sản, có chăng là tiến hành
quá sớm ? Mặt khác, điều đó khiến cho phương án thanh lí phân chia tài sản phá
sản chưa được thực hiện triệt để, nên không thể kết thúc thủ tục thanh lí tài sản phá
9


sản, thủ tục phá sản. Từ đó, không thể ra quyết định được. Đây là vướng mắc thực
tế, chưa có cơ chế giải quyết.
Thứ hai, tại điểm d khoản 1 điều 64 luật Phá sản 2014 còn quy định quyền sử
dụng đất và tài sản gắn liền với đất cũng là tài sản mất khả năng thanh toán, điều

này khiến cho gặp nhiều vướng mắc giải quyết: về thời gian kéo dài thủ tục giải
quyết thanh lí tài sản, ảnh hưởng tới quyền lợi của cả chủ nợ và con nợ.
Thứ ba, điều 37 luật phá sản 2014 quy định về thương lượng giữa chủ nợ nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh
toán, trong đó vẫn để “trống” các biện pháp mà các bên có thể thương lượng trong
quá trình thanh lí tài sản phá sản.
Kết luận:
Có thể nói, Luật Phá sản 2014 được ban hành và có hiệu lực trên thực tế đã
đem lại những lợi ích đáng kể, giúp “cởi trói” nhiều mặt thủ tục phá sản doanh
nghiệp. Trong đó, việc thanh lí tài sản phá sản đã có bước chuyển, trước đó từ một
thủ tục riêng biệt được tiến hành trước khi ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp,
hợp tác xã tuyên bố phá sản trở thành được thực hiện sau khi có quyết định tuyên
bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại số ít hạn chế,
người viết mong trong các lần sửa đổi bổ sung luật về sau sẽ sớm khắc phục được
những hạn chế.

10


Tài liệu tham khảo:
1. Hiến pháp 2013.
2. Bộ luật Dân sự 2015.
3. Luật phá sản 2014.
4. />5. />
thuc-trang-kien-nghi
/>
11




×