Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tài liệu học - Lớp trung cấp Lý luận chính trị - hành chính B27 ď thao luan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.25 KB, 20 trang )

Câu 1: Đồng chí hãy phân tích những nguyên lý về Đảng kiểu mới của Lê nin. Liên hệ thực hiện những
nguyên lý trên đối với tổ chức đảng nơi đồng chí sinh hoạt.
Đặt vấn đề:
Là người kế tục vĩ đại sự nghiệp của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã sáng lập ra học thuyết tương đối
hoàn chỉnh về đảng, thảo ra một cách toàn diện những cơ sở lý luận và tổ chức, chiến lược và sách lược của đảng,
đề ra những tiêu chuẩn về sinh hoạt đảng và những nguyên tắc lãnh đạo của đảng. Học thuyết về đảng cách mạng
kiểu mới của giai cấp công nhân do Lênin đề ra là một trong những di sản tư tưởng có giá trị, trở thành nền tảng tư
tưởng dẫn tới sự ra đời và hoạt động của Đảng Bônsêvích, giúp cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động
Xôviết đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong nhiều thập kỷ. Vậy
những nguyên lý về Đảng kiểu mới của Lê Nin được quy định ntn?
Trước tiên ta cùng tìm hiểu về bối cảnh lịch sử khi ra đời những nguyên lý về Đảng kiểu mới của Le nin.
Vào cuối TK 19 đầu TK 20 CNTB đã chuyển CNĐQ, giai cấp TB từ một lực lượng tiến bộ trong quá trình đi
lên CNTB trở thành một lực lượng phản động, cản trở bước tiến của LSXH. Trong khi đó, PTCMVS dưới sự lãnh
đạo của các ĐCS đã phát triển mạnh mẽ, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu, trực tiếp trên thế giới.
- Sau khi Anghen mất, 1895, QT 2 bị bọn cơ hội lũng đoạn, đòi xét lại CN Mác, từ bỏ những nguyên tắc CM
nhằm hạn chế PT CMVS; các đảng CS kiểu cũ không đủ uy tín để lãnh đạo PTCMVS. Trong bối cảnh đó, Lênin
đã đấu tranh không khoan nhượng với CN cơ hội, bảo vệ sự trong sáng của CN Mác. Kế thừa và phát triển những
tư tưởng của Aghen và Mác, Lênin đã xây dựng nên học thuyết XDĐ kiểu mới của GCCN và Lênin xd những
nguyên lý cơ bản về đảng kiểu mới của GCCN như sau:
2.2.1 Chủ nghĩa Mác là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động cùa Đảng Cộng sản
Lênin viết: “Học thuyết của Mác là học thuyết vạn năng vì nó là một học thuyết chính xác. Nó là một học
thuyết hoàn bị vầ chặt chẽ; nó cung cấp cho người ta một thế giới quan hoàn chỉnh, không thỏa hiệp với bất cứ
một sự mê tín nào, một thế lực phản động nào, một hành vi nào bảo vệ sự áp bức của tư sản. Nó là người thừa kế
chính đáng của dtcảnhững cái tốt đẹp nhất mà loài người tạo ra hồi thế kỷ XIX, đó là triết học Đức, kinh tế chính
trị học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp” học thuyết đó là lý luận có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phong trào
công nhân và hoạt động của Đảng. Đối với Đảng Cộng sản, V.LLênin khẳng định: “trước hết và trên hết phải xem
xét lý luận là kim chỉ nam cho hành động”
Người nhấn mạnh, chúng ta hoàn toàn đứng trên cơ sờ lý luận của Mác: lý luận đó là lý luận đầu tiên đã biến
chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học, V.V.. Lý luận đó đã chỉ rõ nhiệm vụ thật sự của một đảng xã
hội chủ nghĩa cách mạng, nhiệm vụ đó lả: Tổ chức cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản và lãnh đạo cuộc
đấu ừanh đó mà mục tiêu cuối cùng là giai cấp vô sản giành lấy chính quyền và tổ chức xã hội xã hội chủ nghĩa.


V.LLênin còn lưu ý các Đảng Cộng sản phải phát triển lý luận của C.Mác và vận dụng lý luận ấy phù hợp với điều
kiện cụ thể của mỗi nước.
2.2.2 Đảng Cộng sản là đội tiên phong cbínb trị có tổ chức và là đội ngũ có tổ cbức chặt chẽ nhất, cách
mạng nhất và giác ngộ nhất cùa giãi cắp công nhân
Đảng là tập hợp những người tiên tiến, ưu tú của giai cấp công nhân, thể hiện ở sự tiên phong về hành động
và tiên phong về lý luận.
Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác, Ph.Ăngghen cho rằng, Đảng Cộng sản là tổ chức
gồm những người tiên tiến, ưu tú của giai cấp công nhân - đó là những người tiên phong về hành động và tiên
phong về lý luận. Hai ông khẳng định:"... về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong
các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn thúc đẩy phong ừào tiến lên; về mặt lý luận, họ hơn bộ
phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào
vô sản”.
Đảng là tổ chức được tồ chức rất chặt chẽ, có kỷ luật cao, tự I giác, nghiêm minh thống nhất ý chí và hành
động. Đó là tổ chức của những người giác ngộ cao về mục tiêu, lý tưởng của giai cấp công nhân, triệt để cách
mạng, kiên quyết đấu tranh cho lý tưởng đó. Trong thực tiễn Đảng luôn đi tiên phong và giáo dục lôi cuốn quân
chúng thực hiện lý tưởng cộng sản. Đảng phải được vũ trang bằng lý luận cách mạng thì mới có thể thực hiện
được lý tưởng cộng sản. V.I.Lênin viết: Chi đảng nào được một lý luận tiền phong hưỏng dẫn thì mới có khả năng
làm tròn vai trò người chiến sĩ tiền phong.
Đảng Cộng sản là đảng của giai cấp công nhân nhưng không phải là toàn bộ giai cấp công nhân. V.I.Lênin chỉ
rõ: “Không được lẫn lộn đảng, tức là đội tiền phong của giai cấp công nhân với toàn bộ giai cấp”1, và khẳng định:
Đảng là “đội tiền phong giác ngộ của giai cấp vô sản”.
2.2.3. Giành được chính quyền, Đảng là bạt nhân lãnh đạo hệ thống chuyên chính vô sản và là một bộ
phận cửa hệ thống ấy
Trở thành đảng cầm quyền lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng lập nên hệ thống chuyên chính vô sản
(sau này mở rộng ra và gọi là hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa), khác về chất với hệ thống chính trị tư bản chủ


nghĩa. Đảng lãnh đạo hệ thống ấy để thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. V.LLênin viết: “Không
thông qua Đảng Cộng sản thì không thê thực hành chuyên chính vô sản được”.
Đảng là hạt nhân chính trị của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, Đảng lãnh đạo, đồng thời là một bộ phận

của hệ thống ấy. Sự lãnh đạo của Đảng đảm bảo cho hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa hoạt động đúng đường
lối, quan điểm của Đảng, thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng.
Đó là điều kiện tiên quyết bảo đảm sự thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2.2.4 Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản xẳy dựng tổ chúv, sinh hoạt và hoạt động của Đảng
Đảng là tổ chức tự nguyện của những người cùng chung lý tưởng cộng sản, quyết tâm thực hiện lý tưởng đó,
đồng thời là một tổ chức chiến đấu. Để thực hiện lý tưởng của mình, một mặt Đảng phải thực hiện tốt dân chủ để
phát huy cao độ trí tuệ, tính sáng tạo của mọi đảng viên ừong hoạt động, đồng thời Đảng phải hoạt động một cách
tập trung thống nhất. Vì thế, Đảng phải xây dựng tổ chửc, sinh hoạt và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân
chủ để thống nhất ý chí và hành động. Đó là vấn đề thuộc bản chất của Đảng, phân biệt đảng kiểu mới của giai
cấp công nhân với đảng kiểu cũ - đảng cải lương. Xa rời nguyên tắc này Đảng sẽ giảm sức mạnh và không ừánh
khỏi tan rã. V.LLênin viết: “Chúng tôi luôn bảo vệ dân chủ trong nội bộ đảng. Nhưng chúng tôi không bao giờ
phản đổi chế độ tập trung của đảng. Chúng tôi chủ trương chế độ tập trung dân chủ”1. “Các đảng gia nhập Quốc
tế Cộng sản phải xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ”.
Tập trung dân chủ đối lập với tập trung quan liêu, gia trưởng I độc đoán và dân chủ hình thức, dân chủ không
lãnh đạo.
2.2.5. Đoàn kết thống nhất là sức mạnh vồ địch cùa Đảng, tự phê binh và phê bình là quy luật phát
triển cửa Đảng
V.LLênin khẳng định, để lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi, Đảng “phải có một sự thống nhất ỷ chỉ hết sức
chặt chẽ, tuyệt đối”1. Người chi rõ: Đoàn kết thống nhất là sức mạnh to lớn của Đảng. Đó là sự đoàn kết của
những người cùng chung lý tưởng cộng sản, chung mục đích và có lợi ích chung. Sự đoàn kết đó dựa trên cơ sở
cương lĩnh chính trị và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật sắt của Đảng.
Đoàn kết thống nhất trong Đảng là cơ sở và điều kiện để I đoàn kết giai cấp công nhân. Trong điều kiện đảng
cầm quyền sự I đoàn kết thống nhất của Đảng lại càng đặc biệt quan ữọng, nhất I là ở những nước giai cấp công
nhân chiếm tỷ lệ nhỏ bé trong dân I cư. Từng cán bộ đảng viên và các tổ chức đảng phải giữ gìn sự đoàn kết thống
nhất của Đảng.
Tự phê bình và phê binh là biện pháp căn bản để xây đựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất của Đảng, là quy
luật phát triền của Đảng. Một chính đảng thẳng thắn tự phê bình sai lầm khuyết điểm, đó là Đảng trưởng thành.
V.I.Lênin viết: “Nếu một chính đảng nào không dám nói thật bệnh tật của mình ra, không đám chần đoán bệnh
một cách thẳng tay, và tìm phương cứu chữa bệnh đó, thỉ đảng đó không xứng đáng được người ta tôn trọng”.
2.2.6 Gắn bó mật thiết vói nhân dân, đẩu tranh kiên quyết ngăn chặn và loại trừ bệnh quan liêu

Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân do Đàng lãnh đạo. Song để lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi Đảng
phải gắn bó với nhân dân, được nhân dân ủng hộ. Gắn bó chặt chẽ với nhân dân Đảng sẽ có sức mạnh vô địch và
thực sự trở thành người lãnh đạo nhân dân. V.LLênin khẳng định: “Muốn trở thành một Đảng dân chủ - xã hội, thì
cần phải được sự ủng hộ của chính giai cấp”.
V.I.Lênin còn chì rõ, chỉ một minh Đảng sẽ khồng thể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng, để thực hiện
được điều đỏ, Đảng phải gắn bó chặt chẽ với nhân dân, được nhân dân ủng hộ và tham gia.
Gắn bó mật thiết với nhân dân là vấn đề thuộc về bản chất của Đảng. Quan liêu xa dân, Đảng không tránh
khỏi tan rã, thậm chí mất chính quyền. Quan liêu xa dân là một nguy cơ lớn của Đảng Cộng sản Gầm quyền đã
được V.I.Lênin cảnh báo.
2.2.7 Đảng kết nạp những người ưu tú của giai cấp công nhân, nhân dân lao động vào Đảngi kịp thời
đưa những người không đủ tiêu chuẩn đảng viên ra khỏi Đảng
Để Đảng ngày càng phát triển làm tròn nhiệm vụ cùa mình thì một mặt, Đảng phải tích cực kết nạp những
người ưu tú vào Đảng; mặt khác, Đảng cũng không thể để ở trong Đảng những người thoái hóa, biến chất, những
phàn tử cơ hội. V.I.Lênin viết: “Chúng ta cần có những đảng viên mới không phải để quảng cáo mà để làm việc
thật sự. Những người đó chúng ta kêu gọi họ vào hàng ngũ đảng ta. Chứng ta mờ rộng cửa đảng để đốn những
người lao động”. Đồng thời, Người cũng nhấn mạnh: “Cần phải đuổi ra khỏi đảng những kẻ gian giảo, những
đảng viên cộng sản đã quan liêu hóa, không trung thực, nhu nhược”.
Đảng Cộng sản là đảng của giai cấp công nhân, song Đảng không chỉ kết nạp những người ưu tú xuất thân từ
giai cấp công nhân vào Đảng mà Đảng còn kết nạp những người ưu tú xuất thân từ các giai cấp, các tầng lớp lao
động khác vào Đảng. Đổi với những người này phải đặc biệt coi trọng giáo dục, rèn luyện họ theo lập trường,
quan điểm của giai cấp công nhân.
2.2.8. Cương lĩnh đường lối và hoạt động cửa Đảng phải quán triệt chủ nghĩa quốc té vô sản
Tính quốc tế của Đảng Cộng sản bắt nguồn từ tính chất quốc tế của giai cấp công nhân. Điều này lại bắt


nguồn từ sứ mệnh lịch sừ thế giới của họ. Tính quốc tế cùa Đảng Cộng sản không chỉ thể hiện trong lời nói mà
còn trong hành động, tức là Đảng phải xây dựng và hoạt động theo các nguyên ỉý học thuyết Mác; đường ỉối của
Đảng phải thể hiện chủ nghĩa quốc tế vô sản. Đảng phải giáo dục đảng viên và nhân dân về chủ nghĩa quốc tế vô
sản, đồng thời V.I.Lênin nhấn mạnh, Đảng phải tích cực chống những biểu hiện sôvanh nước lớn và chủ nghĩa dân
tộc hẹp hòi. Người viết: “Kẻ nào không chứng tỏ được bằng hành động rằng minh sẵn sàng để cho tổ quốc “mình”

chịu phần hi sinh lớn nhất, miễn sao cho sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa thực sự tiến lên, - thỉ kẻ đó không
phải là người xã hội chủ nghĩa”.
Kết luận
Tóm lại học thuyết về đảng kiểu mới của giai cấp công nhân do V.I.Lênin xây dựng chính là nền tảng khoa
học dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Nga và Đảng cộng sản nhiều nước trên thế giới, trong đó có Đảng Cộng
sản ViệtNam. Nó là cơ sở lý luận để Đảng Cộng sản mỗi nước vạch ra đường lối chiến lược, sách lược của mình.
Đồng thời học thuyết về đảng kiểu mới của giai cấp công nhân mà V.I.Lênin xây dựng chính là bước chuẩn bị tất
yếu đầu tiên dẫn đến sự thành cộng của cách mạng vô sản thế giới. Nội dung học thuyết của V.I.Lênin về đảng
kiểu mới hiện nay vẫn còn nguyên giá trị. Thực tiễn từ khi xây dựng Đảng, nhất là thực tiễn gần 30 năm tiến hành
công cuộc đổi mới đất nước đã chứng minh rằng, với sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, nhất là vận dụng học thuyết V.I.Lênin về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp công nhân vào công tác xây
dựng Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam không những đã giữ vững được vai trò lãnh đạo thành công, mang lại
những thành tựu quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị mà còn thực hiện ngày càng tốt hơn sứ mệnh và
trách nhiệm lịch sử của đất nước, trước giai cấp và dân tộc.
*Liên hiện thực tế
Thực tế Chi bộ tại nơi tôi công tác là chi bộ ghép gồm 03 cơ quan Trung tâm Dân sô, Trung tâm Y tế, Phòng Y
tế huyện với tổng số Đảng viên là ......, Chi ủy gồm 05 Đ/c. Chi bộ thật sự là hạt nhân chính trị lãnh đạo tất cả mọi
hoạt động của đơn vị, tổ chức CĐCS, đoàn thanh niên. Thực hiện Chỉ thị 03 về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức HCM với chủ đề năm 2015 về ‘Trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn
kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”, Chi bộ đã triển khai và thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền và
thực hiện cụ thể:
- Về công tác tư tưởng: Chi bộ đã kịp thời tổ chức triển khai học tập, quán triệt và xây dựng chương trình, kế
hoạch cụ thể hóa và tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, luôn quán triệt đầy
đủ các nghị quyết của Đảng cấp trên, chính sách pháp luật của Nhà nước có vận dụng, phù hợp với tình hình thực
tế của Chi bộ; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo các cơ quan cụ thể hóa chủ trương, Nghị quyết của
cấp trên vào nghị quyết của Chi bộ để tổ chức thực hiện; quán triệt và thực hiện tốt NQ hội nghị TW IV về một
số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay; tuyên truyền 19 điều Đảng viên không được làm; tiếp tục
thực hiện nghiêm Quy định số 76 ngày 15/6/2000 của Bộ Chính trị về việc đảng viên đang công tác thường
xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú; Chỉ thị
03-CT/TW của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ngay từ

đầu năm Chi bộ đã xây dựng kế hoạch thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực
hiện quy tắc ứng xử, nâng cao Y đức” gắn với việc thực hiện 3 xây (Xây dựng tinh thần trách nhiệm và ý thức
phục vụ nhân dân; Xây dựng tinh thần tự giác học tập; Xây dựng mỗi đoàn kết nội bộ) 3 chống (Chống quan
liêu, hách dịch; Chống tham ô, lãng phí; Chống bè phái, cục bộ) và triển khai trong toàn chi bộ. Trên cơ sở đó,
từng Đảng viên trong Chi bộ xây dựng kế hoạch rèn luyện cá nhân và chọn 1 nội dung để đăng ký “làm theo”
phù hợp với nhiệm vụ được phân công. Đến nay, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã đi
vào nền nếp, việc làm theo từng bước trở thành tự giác, có nhiều tập thể và cá nhân điển hình được biểu dương,
khen thưởng. Nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành nội dung thường xuyên
trong sinh hoạt Đảng thể hiện qua nghị quyết. Cán bộ, đảng viên đánh giá kết quả, làm theo hàng tháng, hàng
năm trước tập thể chi bộ và trở thành một tiêu chí đánh giá cán bộ, đảng viên. Xây dựng chi bộ hằng năm đều đạt
trong sạch, vững mạnh, từng Đảng viên thể hiện tốt vai trò của mình trong việc đóng góp xây dựng nghị quyết
Chi bộ hàng tháng. Chi bộ có nhiều chuyển biến trong việc đổi mới về nội dung phương thức lãnh đạo, xây
dựng và thực hiện tốt quy chế và chương trình làm việc toàn khóa, thực hiện tốt các nguyên tắc tập trung dân
chủ, tự phê bình và phê bình.
- Về đạo đức, lối sống: phần lớn Đảng viên trong Chi bộ đều có lối sống giản dị, trong sạch; chấp hành tốt
mọi chủ trương Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; có phẩm chất chính trị tốt, lối sống
trong sạch, lành mạnh, giản dị, tận tụy với công việc, gần gũi với quần chúng; ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần
trách nhiệm cao, gương mẫu, phấn đấu nâng cao năng lực công tác, tích cực học tập, làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh. Do đặc thù của ngành giáo tiếp với bệnh nhân nên việc thực hiện QTUX, nâng cao Y đức luôn
được đặt lên hàng đầu, trong giao tiếp với bệnh nhân luôn nhiệt tình, hòa nhã làm gương cho quần chúng noi


theo. Đảng viên đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ công dân nơi cư trú, tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp
các loại quỹ. Phần lớn Đảng viên trong Chi bộ đều được quán triệt và thực hiện tốt Chỉ thị 72 của Tỉnh ủy về
việc không uống rượu bia trong giờ làm việc nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu của người Đảng viên. Đảng
viên xung kích đi đầu trong thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng lãng phí được thực hiện triệt để thông qua
việc tiết kiệm thời gian không đi trễ về sớm, sắp xếp cv và thời gian thật khoa học và hợp lý, tiết kiệm văn phòng
phẩm, tận dụng tái sử dụng giấy làm bao thư, trao đổi văn bản qua mail, tắt các thiết bị điện khi không sử dụng,
… Chi bộ xây dựng mô hình rèn luyện tập thể “Hai đúng” (Đi làm đúng giờ, giải quyết công việc đúng tiến độ),
bước đầu đã tạo những chuyển biến tích cực trong đội ngũ Đảng viên, ý thức chấp hành giờ giấc, xử lý công việc

trôi chảy đảm bảo thời gian quy định. Trong năm có 02 Đảng viên được tuyên dương trong việc thực hiện tốt mô
hình.
Trong công tác chuyên môn: Đảng viên luôn thể hiện tốt tính tiên phong gương mẫu trong việc hoàn thành
tốt chức trách nhiệm vụ được giao. Cuối năm 2015 Đảng viên phân loại cuối năm đạt đủ tư cách hoàn thành tốt
nhiệm vụ > 95%. Đảng viên thể hiện tính tự giác trong việc học tập nâng cao trình độ mọi mặt, ngoài việc học
tập theo quyết định của chi bộ, của đơn vị, tham gia các lớp đào tạo từ xa, chương trình liên thông lên đại học,
lớp học tin học, ngoại ngữ chứng chỉ A, B….Tính đến nay, ĐV là CB chủ chốt đều được trang bị lý luận chính trị
từ trung cấp đến cao cấp, được bồi dưỡng kiến thức về QLNN, về QPAN…, 100% ĐV có trình độ chuyên môn
từ trung cấp trở lên, sử dụng thành thạo máy tính .
Trong công tác kết nạp ĐV mới CB xác định rõ trách nhiệm của cấp uỷ và chi bộ trong công tác phát triển
Đảng; xây dựng kế hoạch tạo nguồn kết nạp đảng viên và đề ra chỉ tiêu công tác phát triển đảng hàng năm phù
hợp với tình hình, đặc điểm của chi bộ; chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, nhấtlà Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giáo dục,
lựa chọn đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng; định kỳ hàng tháng, xét cho cảm tình Đảng đi học lớp bồi dưỡng
nhận thức về Đảng, xét đề nghị kết nạp đảng viên, từng bước đưa công tác kết nạp đảng viên đi vào nền nếp,
thường xuyên; giao nhiệm vụ cho quần chúng ưu tú để thử thách tham gia học các lớp Cảm tình Đảng, phân công
Đảng viên chính thức theo dõi giúp đỡ.
Hằng năm, Chi bộ đều tiến hành xây dựng, rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ theo phương châm “động”,
“mở”, liên hoàn. Đồng thời thực hiện tốt việc rà soát, đánh giá cán bộ, đã đưa vào quy hoạch được nhiều cán bộ
trẻ, có trình độ và triển vọng phát triển. Trong quá trình tiến hành công tác quy hoạch cán bộ, Chi bộ đảm bảo
đúng quy trình quy định, dân chủ, khách quan, công khai, đồng bộ từ dưới lên. Nhờ vậy đã tạo được nguồn cán
bộ kế cận khá dồi dào, tỷ lệ quy hoạch đạt từ 2 đến 3 lần (so với cán bộ đương nhiệm), mỗi chức danh cán bộ
được quy hoạch từ 2 đến 3 người và một người quy hoạch vào 2 đến 3 chức danh. Bổ nhiệm đầy đủ cán bộ chủ
chốt trong lãnh đạo các cơ quan, trưởng, phó khoa, phòng, trạm y tế, từng bước kiện toàn về tổ chức, ổn định
theo biên chế, tổ chức của bệnh viện hạng ba, luân chuyển, điều động, đào tạo đảm bảo các trạm y tế xã có đủ
bác sỹ và duy trì nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi theo chỉ tiêu đề ra, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng;
Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện cũng luôn được Chi bộ quan tâm chú trọng thông qua việc
Đảng viên tự nhận xét đánh giá thông qua sổ rèn luyện Đảng viên, Chi ủy phân công các Đ/c Ủy ban kiểm tra
trong Chi bộ hàng tháng theo dõi đánh giá 1-2 Đảng viên trên tất cả các mặt hoạt động nhằm kịp thời biểu
dương, uốn nắn từng Đảng viên, giúp Đảng viên hoàn thiện hơn và làm tốt vai trò của mình. Tổ chức giám sát
các chuyên đề về việc thực hiện y đức, chất lượng khám chữa bệnh, phấn đấu các TYT xã đạt BTC quốc gia về y

tế theo lộ trình, công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm , xây dựng mô hình xã không có
người sinh con thứ 3 trở lên… Bên cạnh đó Chi bộ luôn thực hiện tốt công tác vận động các loại quỹ phúc lợi,
chỉ đạo tổ chức các đoàn khám từ thiện về các xã vùng sâu, khám từ thiện tại nước bạn CPC,…
Bên cạnh những kết quả đạt được, Chi bộ vẫn còn 01 số hạn chế như: một số Đảng viên xây dựng kế
hoạch rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn rập khuôn, đối phó, chưa đúng với nhiệm vụ
phan công; trong giao tiếp với bệnh nhân vẫn còn 01 số trường hợp chưa dúng mực, còn nóng nảy; công tác
tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, NN hiệu quả chưa cao, chưa thu hút sự chú ý của Đảng viên;
các tổ chức đoàn thể chưa chủ động giới thiệu những đoàn viên ưu tú cho Đảng để xem xét, kết nạp, thường bị
động, giới thiệu theo định hướng của tổ chức Đảng; Đảng viên trẻ còn nhút nhát chưa mạnh dạn trong tham gia
đóng góp ý kiến xây dựng Nghị quyết; số ít ĐV ngán ngại học tập, nhất là học tập chính trị, học tập NQ, nên
chưa chú ý đến nội dung học tập.
Đặc biệt, tính tiên phong gương mẫu của người ĐV được thể hiện rất rõ Tuy nhiên ở 1 số mặt nào đó tính
tiên phong gương mẫu vẫn chỉ ở mức độ chấp hành, vẫn còn 1 vài ĐV chưa thể hiện trong việc tuyên truyền, giải
thích làm cho mọi người nhận thức được và hướng mọi người làm theo. Mặc dù được trang bị tương đối đầy đủ
kiến thức để nâng cao trình độ, được thường xuyên học tập, bồi dưỡng chính trị, quán triệt Nghị quyết nhưng
việc hiểu và nắm vững là vấn đề cần quan tâm. Đa số ĐV ngán ngại học tập, nhất là học tập chính trị, học tập


NQ, nên chưa chú ý đến nội dung học tập. Từ đó hạn chế đến việc nắm và hiểu rõ các chủ trương, chính sách
của Đảng, các VB QPPL…. Chính vì vậy, việc tuyên truyền, giải thích quần chúng nhân dân vẫn còn là vấn đề
khó khăn. Vẫn còn CB, ĐV chưa cập nhật kịp thời những qui định mới, chưa tự nghiên cứu công văn hướng dẩn
của cấp trên nên còn duy trì thủ tục cũ, xử lý nghiệp vụ chưa đúng qui trình...Mặt khác, việc thực hiện Nguyên
tắc TTDC, nhất là nguyên tắc tự phê bình và phê bình chưa nghiêm túc, hình thức. Đa số đảng viên trẻ vẫn còn
ngại phát biểu, chưa mạnh dạn tham gia xây dựng NQ. Các buổi sinh hoạt kiểm điểm, đóng góp phê bình luôn
trở nên nặng nề bởi lẽ đa số ngại đụng chạm, chỉ phát biểu chung chung. Đặc biệt, tính tiên phong gương mẫu
của một vài đảng viên chưa cao, chưa thực hiện đúng nội dung qui chế đề ra
Nguyên nhân hạn chế nêu trên là do Chi bộ gồm 3 cơ quan, đa phần là kiêm nhiệm nên trong khi triển
khai và thực hiện nghị quyết còn hạn chế; Một số cán bộ đảng viên chưa có nhiều kinh nghiêm trong công tác
chuyên môn, quản lý các chương trình, kỷ năng giao tiếp, QTƯX một vài cán bộ còn hạn chế;ĐV chưa nhận thức
đầy đủ về vai trò tiên phong của người ĐV, năng lực trình độ về mọi mặt còn hạn chế nên chưa mạnh dạn, chưa

thể hiện bản lĩnh trong sinh hoạt.
Để khắc phục những hạn chế trên, chi bộ cần tiếp tục làm tốt:
- Phải thường xuyên làm tốt công giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho cán bộ y tế, song song đó cần
có kế hoạch kiểm tra, giám sát thường xuyên, đảng viên phải đóng vai trò tiên phong gương mẫu trên mọi lĩnh
vực;
- Trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân quan trọng nhất là công tác cán bộ, cần
phải có kế hoạch đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý; Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, Trung tâm Dân số KHHGĐ cần có sự thống nhất phân công nhiệm vụ để cán bộ y tế ổn định công tác tại địa phương;
- Hàng năm cần phát động các đợt thi đua, có thang điểm đánh giá thi đua từng cá nhân và tập thể, có sơ
kết khen thưởng kịp thời, phê bình và xử lý cá nhân và tập thể chưa tốt để nâng cao chất lượng hoạt động, góp
phần thực hiện đạt các chỉ tiêu nghị quyết;
- Trong triển khai và thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ”
Chi bộ, các cơ quan tìm những mô hình làm theo gắn với tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác chăm sóc sức khỏe
nhân dân để thường xuyên giáo dục y đức cho cán bộ y tế.
-. Thường xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ với cấp uỷ cấp trên để được hứơng dẫn, giúp đở trong hoạt
động. Cấp uỷ cấp trên cần thường xuyên kiểm tra chế độ sinh hoạt lệ kỳ, nhất là nội dung sinh hoạt chi bộ và có
thông tin về kết quả kiểm tra, giám sát để kịp thời khắc phục những sai sót, lệch lạc ở cơ sở.
Câu 2: Đồng chí hãy phân tích những nội dung và bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ. Thực trạng
việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và trong thời gian tới làm như thế nào để thực hiện tốt nguyên tắc
tập trung dân chủ ở tổ chức đảng nơi đồng chí sinh hoạt.
Đặt vấn đề:
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng đảng cộng sản. Vấn đề này được V.I. Lênin xác định trong học thuyết về xây dựng đảng kiểu
mới của giai cấp vô sản, sau đó được các đảng cộng sản của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) cũng như nhiều đảng cộng sản của phong trào cộng sản quốc tế vận dụng vào trong các hoạt động của đảng mình.
Hồ Chí Minh – lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam – coi nguyên tắc tập trung dân chủ (có lúc Hồ Chí Minh gọi là chế độ dân chủ tập trung) là nguyên tắc rất quan trọng trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh
coi tập trung và dân chủ phải luôn luôn đi đôi với nhau; dân chủ phải đi đến tập trung và tập trung trên cơ sở dân chủ.Vậy tập trung dân chủ là gì? Nội dung và bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ như thế nào?
Nội dung:
Trước tiên ta tìm hiểu về tập trung dân chủ? Tập trung dân chủ không là nguyên tắc sẵn có mà được hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa Mac-Lê nin về xây dựng Đảng kiểu mới của giai
cấp công nhân.
Mac-Anghen là người đặt nền móng đầu tiên cho nguyên tắc tập trung dân chủ mặc dù 02 ông chưa dùng tới thuật ngữ tập trung dân chủ.
Nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ
Trôn cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lệnin, Hổ Chí Minh đã khái quát nội đung của nguyên tắc tập trung dân chủ có nghĩa là:

1. Các cơ quan lãnh đạo đều do quần chúng đảng viên bầu cử lên.
2. Phương châm, chính sách, nghị quyết của Đảng đểu do I quẩn chúng đảng viên tập trung Vinh nghiệm và ý kiến lại mà I thành. Rồi lại do các cuộc hội nghị của Đảng thảo luận giải I quyết, chứ không ai được tự ý độc
đoán.
3. Quyền lực của cơ quan lãnh đạo là do quần chủng đảng I viên giao phó cho, chứ không phải tự ai tranh giành được. V ì vậy, người lãnh đạo phải gần gũi và học hỏi quần chúng đảng I viên, nghe ngóng ý kiến của họ.
Nêu lên mặt với quần chúng, 1 lạm dụng quyền lực - thế là sai lầm.
4. Trật tự của Đảng là: cá nhân phải phục tùng tổ chức; số ít 1 phải phục tùng số nhiều; cấp dưới phải phục tùng cấp trên; các 1 địa phương phải phục tùng Trung ương”.
Còn đối với dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung, Hồ Chí Minh cho rằng:
“Ở trong Đảng, mọi đảng viên có quyền nêu ý kiến, đặt đề 1 nghị, tham gia giải quyết vấn đề. Nhưng quyết không được trái 1 sự lãnh đạo tập trung của Đảng, trái nghị quyết và trái kỷ luật của 1 Đảng. Quyết chống:
không xét thời gian, địa điểm, điều kiện mà nói lung tung; tự do hành động; dân chủ quá trớn.
1.Chỉ có cơ quan lãnh đạo cố quyền khai thác các cuộc hội nghị.
2. Tất cả các nghị quyết của Đảng phải do cơ quan lãnh đạo chuẩn bị kỹ càng, rồi giao cho các cấp thảo luận. Không được làm qua loa, sơ sài.
3. Khi bầu cử các cơ quan lãnh đạo trong Đảng, phải xem xét rất kỹ lưỡng để ỉập danh sách những đảng viên ứng cử.
4. Toàn thể đảng viên phải theo đúng đảng chương thống nhất, kỷ luật thống nhất của Đảng. Toàn thể đảng viên phải theo sự lãnh đạo thông nhất của Trung ương”.
Đảng Cộng sản Việt Nam trước sau như một kiên trì thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. So sánh các nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ ghi trong Điều lệ Đảng qua các kỳ đại hội Đảng, chúng ta thấy
rằng, Đảng ta đã luôn coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ và có sự cụ thể hóa nguyên tắc này trong tổ chức và hoạt động của Đảng phù hợp với tình hình nội bộ Đảng và thực tiễn cách mạng.
Hiện nay, nước ta bước vào thời kỳ mởi, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước có nhiều biến đổi sâu sắc, nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ đã được Đảng ta
chỉ rỗ trong Điều 9 Điều lệ Đảng do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua:
Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đị hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở
mỗi cấp là ban chấp hành đàng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy).
Cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt độn I của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tố I chức đảng trực thuộc, thực hiện
tự phê bình và phê bình.
Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của I Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và
Ban Chấp hành Trung ương.
Nghị quyết của các cỡ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa sổ thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý I kiến của mình. Đảng viên có ý


kiến thuộc về thiểu số được quyền I bảo lưu và báo cáo ỉên cấp ủy cấp trên cho đến Đại hội đại biêu I toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái vói nghị quyết của Đảng, cấp ủy có
thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên cổ ý kiến thuộc về thiểu số.
Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của minh, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên”.

3.2 Sự thống nhất giữa tập trung và dân chủ trong nguyên tắc tập trung dân chủ
3.2.1 Tập trung trên nền tảng dân chủ
Tập trung dân chủ là một nguyên tắc thống nhất, chứ không phải ỉà sự kết hợp giữa hai mặt tập trung và dân chủ.
Tập trung dân chủ là nguyên tắc hướng tới sự tập trung, thống nhất, nhưng đó ỉà sự tập trung trên cơ sở dân chủ, mọi quyết định đều phải được thảo luận trên cơ sở dân chủ, toàn bộ quá trình đi tới sự tập trung phải ỉà một
quá trình dân chủ.
Nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm tạo lập sự thống nhất về mục tiêu, lý tưởng, về đường lối, quan điểm, về tổ chức và hành động, tránh cho toàn Đảng và các tổ chức đảng không bị phân tán, chia rẽ, bẻ phái, biến Đảng
thành một câu lạc bộ bàn cãi suông mà khi đi đến quyết định, hành động thì ‘‘trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Vì vậy, yêu cầu hàng đầu là Đảng phải tạo lập cho được sự thống nhất, tập trung về tư tưởng, ý chí, hành động, dùng
sức mạnh của tổ chức để giải quyết mọi vấn đề; có sự lãnh đạo, điều hành thông suốt từ trên xuống dưới; sự hiệp đồng chặt chẽ giữa các tổ chức đảng và các đảng viên ứên cơ sở đường lối chung, nghị quyết đã được nhất trí thông
qua.
Tập trung theo nguyên tắc tập trang dân chủ đối lập hoàn toàn với tập trung quan liêu, tập trung độc đoán, cá nhân người lãnh đạo hay cơ quan lãnh đạo áp đặt ý kiến, ý chí của mình cho tổ chức đảng và cấp dưới. Ở đây,
mọi quyết định tập trung đều phải được hình thành và tổ chức thực hiện thông qua con đường dân chủ, bằng việc phát huy tối đa mọi sự sáng tạo. Việc chấp hành các nghị quyết, quyết định của cấp trên và kỷ luật của Đảng I đều
phải dựa trên cơ sở tự giác.
3.2.2 Dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung
Qua các nội dung của nguyên tắc cho thấy, chỉ có cơ quan I lãnh đạo mới có quyền khai hội; tất cả các nghị quyết của Đàng I phải do cơ quan ỉãnh đạo chuẩn bị kỹ càng, rồi giao cho các cấp I thảo luận, không được ỉàm
qua loa, sơ sài. Khỉ bầu cử các cơ I quan lãnh đạo trong Đảng phải xem xét rất kỹ lưỡng để lập danh I sách những đảng viên ứng cử. Toàn thể đảng viên phải theo đúng I Đảng chương thống nhất, kỷ luật thống nhất; sự lãnh đạo
thống I nhất từ trên xuống dưới.
Như vậy, trong nguyên tắc thống nhất này, tập trung và dân chủ tác động cùng chiều theo tỷ lệ thuận, đòi hỏi và bảo vệ lẫn nhau. Bản chất sự tập trung của Đảng đối lập với tập trung quan liêu. Vì tập trung của Đảng gắn
liền với dân chủ, tập trung trên cơ sở dân chủ. Tập trung càng cao thì dân chủ càng phải rộng, và dân chủ càng rộng thi tập trung càng cao. Nếu tập trung càng cao mà dân chủ bị hạn chế thì tức là tập trung đó không trên cơ sở dân
chủ, trở thành tập trung quan liêu, hình thức hoặc độc đoán. Nếu mở rộng dân chủ mà dẫn tới làm lỏng lẻo, suy giảm tập trung, mất đoàn kết nội bộ, không đi tới quyết định chung buộc mọi người tuân theo thì tức là dân chủ vô tổ
chức, vô kỷ luật, mất kỷ cương. Thứ dân chủ đó hoàn toàn xa lạ với nguyên tắc tập trung dân chủ.
Kết luận:
Tóm lại, thực hiện tốt và hiệu quả nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng sẽ tăng cường sự đoàn kết nội bộ, tạo không khí tích cực và tin cậy của đội ngũ cán bộ đối với cấp lãnh đạo, xây dựng Đảng ta thành một khối thống
nhất về ý chí và hành động, để Đảng thực hiện được vai trò lãnh đạo và là người tổ chức mọi thắng lợi nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, cũng có những ý kiến lạc điệu, trái chiều, lợi dụng để
chống Đảng, phủ nhận nguyên tắc này. Bởi vậy, chúng ta cần phải tỉnh táo, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của chúng; luôn giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng, bảo đảm xây
dựng các tổ chức đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

Liên hệ thực tế:
Thực tế Chi bộ tại nơi tôi công tác là chi bộ ghép gồm 03 cơ quan Trung tâm Dân sô, Trung tâm Y tế, Phòng Y tế
huyện với tổng số Đảng viên là ......, Chi ủy gồm 05 Đ/c. Chi bộ thật sự là hạt nhân chính trị lãnh đạo tất cả mọi hoạt
động của đơn vị, tổ chức CĐCS, đoàn thanh niên.

Trong quá trình quán triệt, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, các tổ chức cơ sở đảng phải giải quyết
đồng bộ nhiều vấn đề về nội dung, hình thức và phạm vi thực hiện ở mỗi cấp. Hiện nay việc thực hiện thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ trong các tổ chức cơ sở đảng có những ưu, khuyết điểm nổi bật sau
Ưu điểm: Những chuyển biến tiến bộ về thực hiện NTTTDC trong các tổ chức đảng được thể hiện ở chế độ
tập trung, kỷ cương, kỷ luật trong Đảng được giữ vững. Những quyết định lớn của Đảng đã được tổ chức thảo luận
rộng rãi trong các tổ chức đảng. Sinh hoạt trong Đảng, nhất là sinh hoạt trong các cấp ủy và chi bộ được tiến hành
dân chủ, cởi mở hơn. Việc thực hiện tất cả các khâu của quy trình công tác cán bộ được thực hỉện dân chủ, minh
bạch, công khai hơn trước. Dân chủ trong Đảng có tác động tích cực đến dân chủ ừong hệ thống chính trị và xã
hội. Những tiến bộ đó có ý nghĩa hết sức quan trọng để Đảng ta giữ vững tập trung và mở rộng dân chủ.
Khuyết điểm, hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm trên, trong một số tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng
viên vẫn còn hiện tượng chưa thống nhất cao với đường lối, chủ trương, chính sách lớn của Đảng, dao động hoài
nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; tình trạng tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức, kỷ luật, không chấp hành chỉ
thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, báo cáo không trung thực là nghiêm trọng. Theo
báo cáo của ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong tổng số đảng viên bị kỷ luật năm 2013, lỗi vi phạm không chấp
hành quy định của Đảng chiếm 36%; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, mất đoàn kết nội bộ
chiếm 18%.
Một số cấp ủy, tổ chức đảng thiếu tôn trọng và phát huy quyền của đảng viên, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới.
Một số cán bộ lãnh đạo độc đoán, mệnh ỉệnh, trù dập, ức hiếp quần chúng.
Trong các tô chức đảng vừa có tình trạng mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức, vừa có tình ừạng dân chủ cực
đoan, tự do vô kỷ luật; vừa có hiện tượng tuyệt đối hóa tập thể coi nhẹ ý kiến cá nhân, ý kiến thiều số, vừa có hiện
tượng đề cao thiểu số, đòi cho đảng viên không phải chấp hành nghị quyết, được tự do tuyên truyền ý kiến cá nhân
trái với nghị quyết của Đảng,
Những giải pháp để thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong các tổ chức cơ sở đảng hiện nay
Giải pháp đối với Trung ương
Phải bảo đảm cho đường lối, chính sách, các nghị quyết, các quy tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, kí hoạch, pháp
chế nhà nước được xây dựng sát đúng và được triệt để chấp hành.
Phải trên cơ sở định rõ chế độ, trách nhiệm của tổ chức và của cá nhân, phân rõ trách nhiệm quản lý giữa
Trung ương và địa phương, cơ sở; giữa cấp trên và cấp dưới mà giữ vững tập trung, mở rộng dân chủ.
Giải pháp đối với địa phương, cơ sở
Trước hết cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về nguyên tắc tập trung dân chủ cho các

cán bộ, đảng viên, đi đôi với phát huy dân chủ rộng rãi trong nội bộ Đảng và trong nhân dân, nhằm khai thác và
phát huy những tiềm năng sáng tạo của đảng viên và quần chúng.
Tạo mọi điều kiện cuốn hút hết thảy mọi đảng viên và đông đảo nhân dân tham gia xây dựng các chủ trương,
nghị quyết của đảng bộ, những mục tiêu, biện pháp để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của
nhân dân địa phương. Đồng thời các tổ chức đảng phải coi trọng giáo dục cho đảng viên và nhân dân về nhiệm vụ,


quyền hạn của mồi đảng viên và mỗi công dân. Thường xuyên thực hiện tốt chế độ thông tin trong nội bộ Đảng,
đồng thời mở rộng thông tin trong nhân dân (như xây dựng, củng cố hệ thống truyền thanh, báo chí, thư viện, sinh
hoạt của các câu lạc bộ,...), nhầm mở rộng và nâng cao dần trình độ nhận thức mọi mặt cho đảng viên và nhân dân.
Duy trì chặt chẽ và thường xuyên chế độ tự phê binh và phê bình trong Đảng; cấp ủy cần định kỳ thông báo
chương trình hành động tới tổ chức đảng và nhân dân, tổ chức cho nhân dân tham gia góp ý kiến cho cán bộ, đảng
viên. Tiếp tục hoàn thiện và duy trì thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở, thực sự phát huy quyền làm chủ
của nhân dân trong hoạt động sản xuất và mọi mặt của đời sống xã hội ở địa phương.
Cùng với phát huy dân chủ, phải tăng cường kỷ luật chặt chẽ, nghiêm minh trong Đảng, làm cơ sở để thiết lập
kỷ cương, duy trì trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Từng tổ chức đảng và đảng viên chấp hành nghiêm chỉnh các
nguyên tắc, chế độ sinh hoạt đảng, các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và nghị quyết cùa cấp mình. Đảng viên ở
mọi cương vị phải gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật và
các chỉnh sách của Nhà nước, các quy định của chính quyền địa phương. Xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh,
chính xác các hiện tượng vi phạm kỷ luật đảng. Những hiện tượng vi phạm pháp luật, nhất thiết phải xử lý theo
pháp luật, không bao che, nhân nhượng để xử lý nội bộ.
Tăng cường kiểm tra, giảm sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, chấp hành đường lối,
chính sách và thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Càng những lúc khó khăn, trong những nhiệm vụ quan
trọng, lại càng phải coi trọng và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nhằm bảo đảm cho các chủ trương, nghị
quyết được triệt để chấp hành, đồng thời nắm được điển hình tiên tiến để nhân rộng ra và kịp thời phát hiện, uốn
nắn những sai sót, lệch lạc trong chấp hành, hoặc bổ sung, hoàn chỉnh các chủ trương, nghị quyết.
Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách, không ngừng nâng cao năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của cấp ủy đảng là giải pháp quan trọng để vừa phát huy dân chủ, vừa tăng cường kỷ luật. Tính
tập thể trong sinh hoạt và hoạt động lãnh đạo là bản chất của Đảng Cộng sản. Xa rời tính tập thể, không tuân thủ
nghiêm ngặt nguyên tắc lãnh đạo tập thề, là hạ thấp vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, và về thực chất là phủ nhận

vai trò lãnh đạo của Đảng trên thực tế.
Để nâng cao chất lượng lãnh đạo tập thể, trên cơ sở những quy định chung, từng cấp ủy phải đổi mới và xây
đựng quy trình ra nghị quyết, bào đảm mọi chủ trương, nghị quyết của cấp ủy thực sự là sản phẩm cùa trí tuệ tập
thể. Thường xuyên thông báo những thông tin cần thiết đến các cấp ùy viên, mỗi kỳ họp phải thông báo thời gian,
chương trình làm việc và những nội dung quan trọng cần thảo luận để từng đảng viên chuẩn bị trước. Phải cỏ chế
độ đi cơ sở, sâu sát quần chúng để nắm chắc tinh hỉnh, hiểu được tâm tư nguyện vọng của quần chúng. Phải xây
đựng được bầu không khí làm việc thực sự dân chủ, thảo luận, tranh luận; mỗi cấp ủy viên, nhất lậ người lãnh đạo
chủ chốt, phải thực sự tôn trọng ý kiến của tập thể với thái độ xây dựng, đoàn két, khiêm tốn, thực sự cầu thị, lắng
nghe ý kiến, nhất là những ý kiến trái với ý kiến của mình, không thành kiến, trù dập. Chất lượng lãnh đạo tập thể
cỏn phụ thuộc vào sự phân công trách nhiệm rộng rãi cho từng cấp ủy viên; phụ thuộc vào ý thức tập thể và trách
nhiệm cá nhân của mỗi cấp ủy viên. Chất lượng lãnh đạo tập thể còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức, năng lực
thực tiễn và phong cách làm việc khoa học của các ủy viên. Vỉ thế, phải duy trì chặt chẽ chế độ sinh hoạt học tập
của cấp ủy, coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng để cập nhật những kiến thức mới, nâng dầu trình độ toàn điện cho
các cấp ủy viên.
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa cấp ủy với chinh quyền và các tỗ chức khác trong hệ thổng chính trị. Đây là
biện pháp rất quan trọng để thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. cấp ủy đảng phải cùng với cơ quan chính
quyền xây dựng và thống nhất quy chế làm việc thiết thực, phù hợp với đặc điểm của địa phương. Quy chế làm
việc phải xây dựng theo hướng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, thực sự bảo đảm
quyền lực chính trị ở địa phương thuộc về nhân dân. Quy chế làm việc phải bảo đảm ngăn ngừa hiện tượng buông
lỏng hoặc phủ nhận vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, ngăn ngừa hiện tượng cấp ủy áp đặt, làm thay chính quyền;
đồng thời phát huy cao nhất vai trò, chức năng củã các tổ chức khác trong hệ thống chính trị; phát huy quyền lực
và hiệu ỉực quản lý, điều hành của chính quyền địa phương.
Thể chế hóa, quy chế hóa nguyên tắc tập trung dân chù. Các cấp ủy đảng phải xây dựng và thực hiện các quy
chế hoạt động, trong đó đặc biệt coi trọng nâng cao tính khoa học, tính cụ thể, tính pháp lý của từng bản quy chế.
Tất cả các điều khoản trong quy chế phải được nghiên cứu kỹ lưỡng nhiều mặt, được thảo luận dân chủ, đạt sự
thống nhất cao trước khi ban hành. Các cấp ủy viên và tất cả cán bộ, đảng viên đều phải nghiên cứu kỹ, nắm vững
nội dung và có trách nhiệm cao trong quá trình thực hiện quy chế. Qua thực hiện, nếu phát hiện những điều không
phù hợp cần kịp thời nghiên cứu điều chỉnh; khi có nhírng quy định mới * của cấp trên, phải nhanh chóng cụ thể
hóa, bổ sung hoàn thiện quy chế.
Các đảng ủy, chi ủy phải lãnh đạo thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong cả hệ thống chính trị. Đảng

là một thành tố trong hệ thống chỉnh trị và lãnh đạo hệ thống đó. Vi vậy,Đảng chủ trương không chỉ thực hiện
nguyên tắc này trong Đảng mà còn vận động, tuyên truyền thực hiện nguyên tắc trong cả hệ thống chỉnh trị. Trong
quá trình công tác mọi cán bộ, đảng viên hầu hết đều tham gia sinh hoạt trong các tể chức của hệ thống chính trị,


mỗi tổ chức đều có những quy định, nguyên tắc tổ chức hoạt động riêng; song việc tuyên truyền rộng rãi nguyên
tắc tập trung dân chủ của Đảng là điều kiện rất quan trọng để các tổ chức vận dụng xây dựng bản thân các tổ chức
vững mạnh. Thực tiễn cho thấy, khi nguyên tác tập trung dân chủ của Đảng được thực hiện có nền nếp, sẽ phát huy
sức mạnh tổng hợp không chỉ trong Đảng mà sẽ lan tỏa tất cả các tổ chức khác của hệ thống chính trị.
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản về xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng Cộng sản. Sức
mạnh của nó được biểu hiện trực tiếp ở hoạt động cùa các tổ chức đảng - nhất là tổ chức cơ sở đảng và mỗi đảng
viên. Bởi vậy, việc thực hiện nguyên tắc này là trách nhiệm của toàn Đảng. Các tổ chức đảng chi thực sự làm tròn
và xứng đáng vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở khi biết quán triệt và vận dụng một cách sáng tạo những
nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng tổ chức sinh hoạt và hoạt động của mình.
Liên Hệ thực tế:
Phường 2 có cơ cấu kinh tế chủ yếu là thương mại, dịch vụ và công nghiệp. Cấp ủy đảng ở địa phương là cơ
quan lãnh đạo của Đảng trực thuộc thành ủy Thành phố Tân an với 320 đảng viên trong đó đảng viên là CB hưu trí
chiếm 2/3 tổng số đảng viên trong toàn địa bàn. Đảng bộ cơ sở do ĐH ĐB đảng viên bầu ra thực hiện sự lãnh đạo
theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách.
Nhìn chung trong thời gian qua cấp ủy đã thể hiện đúng vị trí là hạt nhân trung tâm lãnh đạo của tổ chức đảng
ở cơ sở, làm tròn vai trò lãnh đạo mọi mặt hoạt động của địa phương. Định kỳ hàng tháng các chi, Đảng bộ trực
thuộc và đảng bộ Phường đều có tổ chức họp toàn thể CB ĐV, họp BCH Đảng bộ để kiểm điểm đánh giá tình hình
thực hiện Nghị quyết của cấp trên cũng như NQ của Đảng bộ và xây dựng phương hướng cho tháng sau sát với
yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Để mở rộng dân chủ, phát huy tiềm năng sáng tạo của đội ngũ CBĐV, đảng bộ đã tạo mọi điều kiện để ĐV
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình tham gia XD phương hướng thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Coi trọng công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, lối sống trong CBĐV, nắm bắt tình hình tư tưởng trong
nội bộ; triển khai quán triệt kịp thời các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của đảng, pháp luật của NN; thông tin thời
sự quan trọng, từng bước đổi mới công tác giáo dục CT, tuyên truyền giáo dục CN M-L đặc biệt là tư tưởng, tấm
gương đạo đức HCM với nhiều hình thức phong phú đã đi vào nhận thức của từng CBĐV.

Đảng bộ tăng công tác kiểm tra giám sát, xiết chặt kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ đảng viên, CBCC của đơn vị
trong thực hiện chức trách nhiệm vụ, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng đạo đức, đấu tranh chống
CN cá nhân, cơ hội, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng đạo đức, lối sống.
Qua đó hầu hết CBĐV luôn có ý thức rèn luyện, giữ vững phẩm chất chính trị, xây dựng khối đoàn kết thống
nhất cả trong nhận thức và hành động, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự giác tu dưỡng rèn luyện bản thân về phẩm
chất đạo đức, lối sống, tiên phong gương mẫu trong mọi công tác, ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương nổ lực phấn
đấu để xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, có phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng cho
từng ĐV và được thực hiện bằng nội qui, qui chế cụ thể, duy trì đều đặn chế độ kiểm điểm tự phê bình và phê bình
đóng góp trên tinh thần đoàn kết thống nhất trong đảng, có thêm nhiều sáng kiến trong bàn bạc thảo luận để XD
phương hướng nhiệm vụ và tham gia biểu quyết thông nhất thực hiện, sẳn sàng xử lý nghiêm minh đối với CB ĐV
vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luât NN.
Qua những gì đã đạt được trong công tác XD đảng nêu trên. Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế yếu kém:
Dù trong nhận thức có bước chuyển biến cơ bản, thể hiện được tính tiên phong về mặt lý luận, tiên phong
trong mặt thực tiển, nhận thức đúng đắn về đảng nhưng cũng còn một số ít CBĐV còn hạn chế về lý luận, tham gia
sinh hoạt chính trị chưa nghiêm túc, còn hình thức. việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ mặc dù có nhiều
cố gắng nhưng chưa tạo được sự chuyển biến cơ bản nhất là với CB ĐV trẻ còn ít phát biểu đóng góp XD phương
hướng cũng như phê bình còn hạn chế, rụt rè, chưa mạnh dạn. công tác đấu tranh XD cùng nhau tiến bộ chưa sâu
sát, còn chung chung nên đã để xảy ra ĐV vi phạm kỷ luật
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do:
Nhiều cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đúng về NTTTDC. Công tác ktra, giám sát ở 1 số nơi còn buông lỏng
xử lý kỹ luật không nghiêm, cố tình vi phạm các NT. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng còn nhiều hạn chế, chưa
đi vào chiều sâu, chưa thật sự đổi mới phương pháp truyền đạt, chưa có biện pháp. Công tác tổ chức trên một số
mặt còn yếu chưa thực hiện đầy đủ các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng. Do ảnh hưởng mặt trái của kinh
tế thị trường.
Từ những vấn đề trên để khắc phục những hạn chế yếu kém, sắp tới cần phải:
Phát huy dân chủ rộng rãi trong nội bộ Đảng và trong nhân dân. Giáo dục Đảng viên và nhân dân về quyền và
nghĩa vụ của mình. Thực hiện tốt chế độ thông tin tuyên truyền. Thường xuyên tự phê bình và phê bình công khai
trước dân.
Đảng viên phải gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối và vận động mọi người thực hiện. Xử lý nghiêm

minh các hành vi vi phạm kỹ luật Đảng, PL của NN…


Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và Đảng viên chấp hành điều lệ Đ, đường lối, chính
sách và thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đồng thời ktra tư cách đảng viên. Phát hiện những nhân tố
tích cực để biểu dương, phát huy khen thưởng. Phát hiện những nhận thức và hành động lệch lạc để uốn nắn, chấn
chỉnh, xử lý kịp thời.
Thực hiện nghiêm túc NT tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Xây dựng quy chế phải phù hợp với đặc điểm từng ngành. theo hướng tăng cường sự lãnh đạo của Đ. Phát
huy vai trò của các ngành đoàn thể trong hệ thống chính trị. Giải quyết ngay khi có mâu thuẩn xãy ra giữa các tổ
chức trong HTCT tại đơn vị cơ sở.
Tăng cường công tác XD đảng theo tinh thần hội nghị TW 4 khóa XI của Đảng, thực hiện đúng điều lệ, NQ
của đảng cấp trên và NQ ĐH ĐB đảng bộ. Tăng cường và đổi mới phương thức, biệp pháp giáo dục chính trị và
lãnh đạo tư tưởng, đạo đức, lối sống trong CBĐV.
Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra giám sát đối với CB ĐV về việc gương mẫu trong đạo đức, lối sống.
Tạo điều kiện cho ĐV trẻ phát huy năng lực mạnh dạn đóng góp ý kiến vao việc XD NQ kế koạch phát triển địa
phương.
Quán triệt và triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức HCM. Qua đó tạo cho mỗi ĐV tự bản thân tu dưỡng, rèn luyện, không ngừng nâng
cao trình độ nhận thức, trình độ lý luận CT, chuyên môn nghiệp vụ góp phấn XD đảng bộ trong sạch, vững mạnh
và hoàn thành nhiệm vụ CT của địa phương.
Câu 4: Đồng chí hãy trình bày Đảng lãnh đạo cao trào đấu tranh gpdt và CM T8 từ 9/1939 – 8/1945.
Đồng chí hãy làm rõ những kết quả sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn CM 1939 – 1945.
4.1 Chủ trương nêu cao nhiệm vụ giảỉ phóng dân tộc cửa Đảng và tích cực chuẩn bị lục lượng mọi mặt
(từ tháng 9-1939 đến đầu năm 1945)
4.1.1 Bối cảnh lịch sử
Tình hình thế giới: Tháng 9-1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.
Chính phủ phản động ở Pháp thi hành chính sách phát xít, giải tán Đảng Cộng sản Pháp và các Đảng Cộng sản ờ
các nước thuộc địa, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ. Ở Viễn Đông, Nhật Bản đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc và
xúc tiến cuộc chiến tranh trên mặt trận Thái Bình Dương, chiếm đóng các nước Đông Nam Á.

Chiến tranh thế giới lần thứ hai là sự giành giật, chiếm đoạt thị trường và thuộc địa, phân chia ỉại thế giới của
các tập đoàn đế quốc bằng biện pháp vũ lực, có nguyên nhân sâu xa từ quy luật lợi nhuận tối đa và quy luật phát
triển không đều của chủ nghĩa tư bản lững đoạn. Gây ra chiến tranh thế giới, tập đoàn phát xít Đức - Ý - Nhật đã
gieo rắc đau thương cho nhân loại, chà đạp lên các dân tộc bị thống trị. Chúng ữở thành kẻ thù nguy hiểm nhất
của nhân dân thế giới.
Tại Đông Dương: Chính quyền thuộc địa thi hành chính sách cực kỳ phản động, phát xít hóa bộ máy cai trị,
thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, chĩa mũi nhọn vào
Đảng Cộng sản. Chúng thực hiện chính sách kinh tế thời chiến, ban bố lệnh tổng động viên, ra sức bắt người,
cướp của để cung cấp cho chiến tranh. Tháng 9-1940, Nhật Bản từ Trung Quốc tiến vào Lạng Sơn xâm lược nước
Việt Nam, thực dân Pháp chống cự yếu ớt rồi nhanh chỏng đầu hàng. Thực dân Pháp và phát xít Nhật cấu kết
nhau áp bức, bóc lột nhân dân Đông Dương. Nhân dân ta lâm vào cảnh một cổ hai tròng” áp bức.
Sự bủng nổ của cuộc Chiến tranh thế giỏi lần thứ hai và chính sách cai trị phản động của đế quốc Pháp - phát
xỉt Nhật đã làm cho sự phân hóa trong các giai cấp, tầng lóp ngày càng sâu sắc; các mâu thuẫn vốn đã chất chồng
trong xã hội Đông Dương và Việt Nam ngày càng gay gắt hơn, nổi bật lên là mâu thuần giữa một bên là đế quốc
Pháp - phát xít Nhật và tay sai của chúng với một bên là toàn thể các giai tầng trong cộng đồng các dân tộc Đông
Dương. Chỉ trong một thời gian ngắn Việt Nam đã nổ ra liên tiếp ba cuộc khởi nghĩa (Bắc Sơn 27-9-1940), Nam
Kỳ 23- I 11-1940, nổi dậy của binh lính Đô Lương 13-1-1941).
4.1.2. Đảng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng trước I tiên cửa cách mạng Đông Dương
Trước những chuyển biến củâ tỉnh hình, Đan Chấp hành I Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương liên tiếp
mở các cuộc ] hội nghị để hoạch định chủ trương và nhiệm vụ cách mạng. 1 Những quan điểm, chủ trương mới
của Đảng được thể hiện tập I trung tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương (11-1939) và Hội nghị lần,
thứ tám Ban Chấp hành. Trung ương (5-1941) với những nội dung chính như sau:
-Đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc lêh hàng đầu. Mục tiêu trước mắt của cách mạng Đông
Dương là đánh đô I đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc
lập. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám (5-1941) nhấn mạnh: “Cuộc cách mạng Đông Dương hiện
tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền
địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng”, vậy thì cuộc cách
mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng”



Chủ trưomg đoàn kết rộng rãi lực lượng toàn dân tộc, thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt
Việt Minh) để tập hợp mọi giai cấp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo, v.v. không phân biệt tuổi tác, giới tính, quan
điểm chính trị, miễn là có lòng yêu nước, mưu cầu nền độc lập cho xứ sở vào các đoàn thể cứu quốc như Công
nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Nhi đồng cứu vong, v.v. đấu tranh
chung dưới một hiệu cờ thống nhất nhằm mục tiêu giải phóng, độc ỉập dân tộc. Mặt ưận đã mở rộng biên độ tối đa
để tập hợp lực lượng, chỉ trừ bọn phản quốc, trong đó liên minh công - nông là xương sống của Mặt trận.
Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước, cốt ỉàm sao đánh thức được tính thần dân
tộc xưa nay trong nhân dân. Ở Việt Nam, lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh; hai nước Lào và Campuchia
thành lập Ai Lao độc lập đồng minh và Cao Miên độc lập đồng minh. Trên cơ sở ra đời của Mặt trận ở mỗi nước,
sẽ tiến tới thành lập Mặt ừận chung cùa ba nước là Đông Dương độc lập đồng minh.
Đặt công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang làm nhiệm vụ trung tâm của cách mạng Đông Dương. Nghị quyết
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám (5-1941) ghi rõ: “Cuộc cách mạng Đông Dương phải kết ỉiẫt
bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang”. Muốn cuộc khởi nghĩa vũ trang thắng lợỉ phải có đủ những điều kiện khách
quan và chủ quan, phải chọn đủng thời cơ cách mạng. Chiều hướng phát triển của cuộc khởi nghĩa vũ trang là tiến
hành các cuộc khởi nghĩa từng phần, giành chỉnh quyền địa phương mở đường tiến lên tổng khởi nghĩa giành
chính quyền trong toàn quốc.
Coi trọng nhiệm vụ xây dựng Đảng, bảo đảm cho Địũg thực sự là đội tiên phong của giai cấp công nhần “đủ
năng lực làuỊị đạo cuộc cách mạng Đông Dương đi đến toàn thắng”1; gấp rút đào tạo cán bộ coi đó là một công
tác cấp bách, “không thể bò í qua một giờ phút”.
Những chủ trương đúng đắn của Đảng thể hiện rõ sự trường thành vượt bậc của Đảng ta về tư duy cách mạng,
về lãnh đạo chính tri, độc lập, tự chủ trong xác định đường lối,! vượt qua những bệnh ấu tri, “tả” khuynh, giáo
điều trong những năm trước đó; đặt nền tảng cho thành công của công 1 cuộc vận động, chuẩn bị khởi nghĩa và
Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.
4.13. Tích cực chuẩn bị lực lượng mọi mặt
Sau Hội nghị Ban Chấp hạnh Trung ương"'5-1941, Đảng I Cộng sản Đông Dương khẩn trượng -xúc tiến xây
dựng lực lựợng mọi mặt, trước hết là xây dựng các đoàn thể Việt Minb 1 trên toàn quốc. Ngày 19-5-1941, Mặt
trận Việt Minh ra đời. Ngày 25-10-1941, Mặt trận Việt Minh công bố Tuyên ngôn, chương trình, Điều lệ, nêu rõ
tôn chỉ, mục đích của Mặt trận. Chương trình cứu nước của Việt Minh gồm 44 điểm, bao gồm một hệ thống chính
sách về chính trị, kinh tế, văn hóa và những chính sách cụ thể đổi với từng giai cấp, tầng lớp công nhân, nông dân,
binh lính, công chức, học sinh, phụ nữ, thiếu nhi, tư sản, địa chủ,... Tinh thần cơ bản của chương “cốt thực hiện

hai điều mà toàn thể đồng bào đang mong ước: 1. Làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập; 2. Làm cho
dân Việt Nam được sung sướng, tự do”.
Do Chương trình Việt Minh phù hợp với ý nguyện toàn dân, đáp ứng được khát vọng độc lập tự do của quần
chúng, do sự nỗ lực của cán bộ, đảng viên, phong trào Việt Minh có sức thu hút rất to lớn, nhanh chóng lan tỏa từ
Cao Bằng ra các tỉnh miền núi phía Bắc, phát triển ở cả nông thôn miền núi lẫn nông thôn miền châu thổ Bắc Kỳ,
từ Bắc vào Nam, tạo nên đội quân cách mạng đông đảo. Sau Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng tháng
2-1943, các đoàn thể Mặt trận Việt Minh phát triển mạnh mẽ trong các đô thị. Đảng công bố Đề cường văn hóa
Việt Nam; Hội Văn hóa cứu quốc ra đời tập hợp các văn nghệ sĩ yêu nước vào Mặt trận dân tộc thống nhất. Ngày
30-6-1944, Đảng Dân chủ Việt Nam thành lập, đứng trong hàng ngũ Mặt trận Việt Minh.
Cùng với việc xây dựng, nhân rộng các đoàn thể cửu quốc ra cả nước, Đảng ta và đồng chí Nguyễn Ái Quốc
tiến hành xây dựng lực lượng vũ trang với những hình thức từ thấp đến cao, từ tự vệ đến tự vệ chiến đấu, tiển lên
xây dựng tiểu tổ du kích và đội du kích tập trung. Ngoài các đội Cứu quốc quân được xây dựng từ sau khởi nghĩa
Bắc Sơn, đến ngày 22-12-1944, đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập (đến tháng 5-1945
thống nhất Cứu quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân thành Việt Nam giải phỏng quân). Đồng
thời, Đảng tạo lập các chiến khu, căn cứ địa cách mạng, tiêu biểu là căn cứ địa Việt Bắc.
Trên cơ sở xây dựng lực lượng cách mạng, bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, Đảng phát
động quân chúng đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đâu tranh chính trị với I đấu tranh vũ trang. Phong ừào đấu
tranh của nông dân với các khẩu hiệu “chống nhổ lúa trồng đay”, “chống mua thóc tạ”,… cùng với phong trào đấu
tranh của công nhân với các cuộc bãi công đòi tăng lương, phản đối chế độ ngược đãi, v.v. và phong trào của trí
thức, tiểu tư sản, thanh niên, học sinh diễn ra ở các đô thị Hà Nội, Sài Gòn, v.v. hướng tới mục tiêu cứu quốc, giải
phóng dân tộc, đã tạo nên không khí cách mạng sôi nổi trên cả nước. Ngày 24 và 25-12-1944, đội Việt Nam
Tuyên truyền giải phóng quân đã tấn công xóa sổ hai đồn địch ở Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng) đã gây tiếng
vang, cổ vũ manh mẽ phong trào cách mạng trong cả nước.
Đảng còn đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên mặt trận văn hóa-tư tưởng, một mặt, tuyên truyền đjiờng lối cứu quốc
của Mật trận Việt Minh, cổ vũ quần chúng gia nhập trận tuyến cách mạng; mặt khác, tố cáo vạch trần những âm
mưu và hành động độc ác, nham hiểm của đế quốc Pháp - phát xít Nhật và tay sai; chống những luận điệu tuyên


truyền của các tổ chức chính trị thân Nhật và các khuynh hướng văn hóa nô dịch phản động, đặc biệt là của
Tờrốtxkít.

Cùng với lãnh đạo phong trào cứu quốc, Đảng Cộng Sản Đông Dương coi trọng củng cố sự thống nhất trong
Đảng, giữ vững sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong hàng ngũ Đảng, bảo vệ và đấu tranh chống lại mọi
âm mưu đánh phá của kẻ thù; tăng cường đội ngũ cán bộ, phát triển, đảng viên bảo đủ năng lực lãnh đạo cách
mạng đi đến thắng lợi.
4.2 Lãnh đạo cao trào kháng Nhật cứu nước
4.2.1 Đảng phát động Cao trào kháng Nhật cứu nước
Cuôi năm 1944, đâu năm 1945, tình hình thế giới và Đông Dương có nhiều biến đồi. Cuộc Chiến tranh thế
giới lần thứ hai tàn khốc bước vào giai đoạn kết thúc với những thắng lợi liên tiếp của quân đội Liên Xô và Đồng
minh cùng các lực lượng dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội trên thế giới. Trên chiến trường châu Á - Thái Bình
Đương, quân đội phát xít Nhật bị bao vây, uy hiếp từ bốn phía. Tại Đông Dương, quân Pháp một mặt tiếp tục quỵ
lụy Nhật, một mặt ráo riết hoạt động chuẩn bị đón thời cơ khôi phục những quyền lợi đã mất. Đứng trước tình thế
nguy khốn đó, phát xít Nhật đã tiến hành làm đảo chính hất cẳng Pháp để độc chiếm Đông Dương vào đêm 9-31945.
Đúng đêm 9-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương họp Hội nghị mở rộng tại Từ Sơn, Bắc Ninh, phân tích tình
hình và quyết đinh phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa. Tinh thần Hội
nghị được thể hiện trong Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (ban hành ngày 12-3-1945) với
những nội dung chính như sau:
Chỉ thị xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật; do đó; phải thay
đổi khẩu hiệu “đánh đuổi Nhật, Pháp” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật” chống lại chính quyền Nhật và
chính phủ bù nhìn của bọn Việt gian thân Nhật.
Chỉ thị nhấn manh, cuộc đảo chính đã tạo ra ở Đông Dương “một cụộc khủng hoảng chính trị sâu sắc”, tuy
nhiên, “Những điều kiện khởi nghĩa chưa thực chín muồi”1 vì quân Pháp tan rã, song quân Nhật chưa đến mức
hoang mang cực độ, các tầng lớp trung gian chưa ngả hẳn về phía cách mạng, đội quân tiên phong chưa sẵn sàng.
Trên cơ sở phân tích đó, bàn chỉ thị vạch rõ những điều kiện của cuộc khởi nghĩa Đông Dương chưa chín
muồi đang đi tới chín muồi nhanh chống và quyết định “Phát động một cao ữào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ
để làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Cao trào ấy có thể bao gồm từ hình thức bất hợp tác, bâi công, bãi thị
phá phách cho đến những hình thức cao như biểu tình thị uy võ trang, du kích v.v. và “sẵn sàng chuyển qua hình
thức tổng khởi nghĩa một khi đã đủ điều kiện”.
Bản chỉ thị yêu cầu các địa phương thực hiện ngay những công việc cần kíp trong công tác tuyên truyền, công
tác tổ. chức, đấu tranh để sẵn sàng chớp thời cơ giành chính quyền trên tinh thần chủ động, dựa vào sức mạnh của
chính nhân dân ta.

Với tư lường chỉ đạọ cùa Đảng trong chi thị là “phải hành động ngay, hành động cương quyết nhanh chóng,
sáng tạo chủ động, táo bạo”; bản chỉ thị là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và của Mặt trận Việt Minh
các địa phương cả nước trồng cao trào chống Nhật cứu nước, và có tác dụng quyết định trực tiếp đối với thắng lợi
của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám.
4.2.2 Cao trào kháng Nhật cứu nước
Thực hiện chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, cao trào kháng Nhật cứu nước bùng lan khắp nơi.
Mở đầu cao trào kháng Nhật cứu nước là làn sóng khởi nghĩa từng phần dâng lên mạnh mẽ ở Bắc Kỳ và
Trung Kỳ. Phong trào khởi nghĩa từng phần diễn ra sôi nổi nhất là ờ Việt Bắc. Ngay ữong buổi chiều ngày 10-31945, lực lượng Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân đã chia ỉàm nhiều bộ phận tỏa đi các nơi, kết hợp với lực
lượng tự vệ, du kích và nhân dân các địa phương ở Việt Bắc đứng lên khởi nghĩa. Tháng 6-1945, Khu giải phóng
Việt Bắc ra đời là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới. Phong trào Ịehởi nghĩa từng phần làm tan rã một bộ
phận chính quyền cơ sở cùa phát xít Nhật và tay sai ở nông thôn, cùng với sự hình thành các chiến khu, các căn cứ
du kích, cô lập thành thị, giành thắng lợi từng bước tạo đà cho tổng khởi nghĩa.
Cùng với khởi nghĩa từng phần, Đảng phát động phong trào “Phá kho thóc giải thoát nạn đói”. Chủ trương
của Đảng đã lôi cuốn hàng triệu quần chúng ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ vào phong trào phá kho thóc, chống đói vói
nhiều hỉnh thức từ thấp đến cao, phong phú và sáng tạo. Phong trào đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu ừanh và khởi
nghĩa trong nhân dân, là cuộc đấu tranh rộng lớn và sâu sắc tập dượt quần chứng đi từ hỉnh thức đấú tranh thấp
đến những hình thức đấu tranh cao, kết hợp đấu tranh kinh tế, chính trị, vũ trang chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa.
Trong khi chú trọng đẩy nhanh tập hợp và tập dượt cho lực lượng chính trị, Đảng ta xúc tiến manh hơn những
hoạt động vũ trang hỗ trợ, hình thành khu giải phóng, phát triển các chiến khu, tăng cường lực lượng vũ trang
chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Từ ngày 15 đến ngày 20-4-1945, tại huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), Trung ương Đảng
triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Băc Kỳ. Hội nghị quyết định phát triển lực lượng vũ trang, nửa vũ trang và


thống nhất các lực lượng vũ trang sẵn có thành Việt Nam giải phóng quân, xây dựng 7 chiến khu chống Nhật ừong
cả nước, lập ủy ban quân sự cách mạng, mở lớp huấn luyện quân chính, V.V.. Sau hội nghị, nhiều chiến khu cách
mạng ra đời, phong trào luyện tập quân sự, vũ trang tuyên truyền, v.v. diễn ra khắp nơi là những nhân tố đẩy chính
quyền địch vào thế hoang mang, rệu rã.
Sau ngày Nhật đảo chính, một số lượng lớn cán bộ thoát khỏi nhà tù đế quốc, nhanh chóng trở về tham gỉa
cao trào kháng Nhật cứu quốc ở các địa phương.
Đen giữa tháng 8-1945, phong trào đấu tranh của quần chúng dâng cậo, cả nước sục sôi trong không khí cách,

mạng, sẵn sàng nổi dậy.
4.3 Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945
4.3.1 Trung ương Đảng phát động tổng khởi nghĩa
Giữa lúc cao trào kháng Nhật cứu nước của nhân dân ta đang phát triên vô cùng mạnh mẽ, quần chúng nô nức
vũ trang, sẵn sàng nổỉ dậy thì một sự kiện quan trọng diễn ra: phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh. Sau khi Mỹ ném
bom nguyên tử xuống Thành phố Hirôsima (6-8-1945) và Nagasaki (9-8-1945), đặc biệt là trước sự tấn công ồ ạt
của Hồng quân Liên Xô tại chiến trường Đông Bắc - Trung Quốc bắt đầu từ ngày 9-8-1945, đạo quân Quân Đông
thiện chiến của Nhật bị tan rã chỉ trong vòng một tuần lễ, Chính phủ Nhật Bản phải chính thức chấp nhận đầu
hàng vô điều kiện quân Đồng minh vào ngày 14-8-1945.
Ngay khi nhận được tin Nhật gửi công hàm cho Đồng minh chấp nhận đầu hàng, Ban Thường vụ Trung ương
họp quyết định phát động toàn dân tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi toàn quổc. Hội nghị
toàn quốc của Đảng (từ ngày 13 đến ngày 14-8-1945) nhất trí với quyết định của Thường vụ Trung ương, đề ra
phương châm hành động là phải khẩn trương, kịp thời giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào, thành
lập ngay các ủy ban nhân dân ở những nơỉ giành được chính quyền. Ngay trong ngày 13-8-1945, Trung ương
Đảng vả Tổng bộ Việt Minh thành lập ủy ban khởi nghĩa toàn quốc gồm 5 ủy viên, do đồng chí Tổrìg Bí thư
Trường Chinh trực tiếp phụ ừách. Vào lúc 23 giờ cùng ngày, ủy ban khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1, hạ lệnh Tổng
khởi nghĩa.
Ngay sau khi Hộỉ nghị toàn quốc của Đảng kết thúc, Đại hội Quốc dân diễn ra tại Tân Trào (Tuyên Quang)
vào ngày 16-8-1945. Hơn 60 đại biểu ở Bắc, Trung, Nam; đại biểu kiều bào ở nước ngoài; đại bỉểu các đảng phái;
các đoàn thể, dân tộc, tôn giáo đã quy tụ tại Đại hộỉ.
Trước các đại biểu của nhân dân, Đảng Cộng sản Đông Dương nêu chủ trương lãnh đạo quần chúng nổi dậy
gỉành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Đại hội đã nhỉệt
liệt tán thành và ủng hộ chủ trương Tổng khởi Qghĩa của Đàng; thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh;
cử ra ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam tức là Chính phủ cách mạng lâm thòi do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Trong thời điểm lịch sử nóng bòng đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọỉ đồng bảo cả nước. Người
viết: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải
phóng cho ta. Nhiều dân tộc bị ảp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành quyền độc lộp. Chủng ta
không thể chậm trỗ. Tiến lôn! Tiến lồn! Dưới lá cờ Việt Minh, đàng bào hãy dũng cảm tiến lên!”
4.3.2 Tổng khởi nghĩa thắng lợi trên phạm ví toàn quốc
Đáp lời kêu gọi thiêng ỉiêng của Đảng, của ủy ban Giải phỏng dân tộc, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, căn cứ vào

tinh thẩn Chỉ thị Nhật - Phảp bẳn nhau và hành động của chủng ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với khật vọng độc
lập tự do cháy bỏng, với quyết tâm to lớn, hơn 20 triệu nhân dân ta từ Đắc tới Nam đã vùng lên làm cuộc Tổng
khởi nghĩa oanh ỉiệt trên toàn quốc.
Tổng khởi nghĩa Tháng Tám nám 1945 đã diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng trong vòng 15 ngày (từ
ngày 14 đến ngày 28-8-1945). Trong đó, thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có ý nghĩa quyết định.
Tại Hà Nội, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ và Thành uy Hà Nội, lực lượng chính tr ị có lực lượng võ
trang làm nòng cốt đã tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền nhanh gọn, không đồ máu vào ngày 19-81945. Khởi nghĩa thắng lợi ờ Hà Nộl lồ một đòn chí mạng giáng vào chính quyền tay sai Nhật ở hầu khăp cả
nước, đẩy chúng đến chỗ hoàn toàn tuyệt vọng, tan ra; mở ra thời kỳ khởi nghĩa dồn dập trong phạm vi cả nước.
Tại Huế, dưới sự lãnh đạo của ủy ban khởi nghĩa, quẩn chúng nhân dân có lực lượng tự vệ làm nòng cốt tiến
công chiếm các cơ sở của chính quyển bù nhìn, tuyên bố xóa bỏ chính quyển bù nhỉn, lập chính quyền cách mạng
vào ngày 23-8-1945. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế thắng lợi nhanh chóng và không đổ máu.
Tại Sài Gòn, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Kỷ, đông đảo nhân dân Sài Gòn và các tỉnh lân cận được trang
bị vũ khí thô sơ đã 0 ạt chiếm các công sở của chính quyền bủ nhìn vảo đêm ngáy 24 và kết thúc cuộc Tổng khởi
nghĩa tại thảnh phố ngày 25-8- 1945 với sự ra mắt của ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ. Cuộc khởi nghĩa ở
Sài Gòn đêm 24 rạng ngày 25-8-1945 đã đưa Tổng khởi nghĩa TỊiáng Tám năm 1945 lên tới đỉnh cao.
Ngày 28-8-1945, hai tỉnh Hà Tiên và Đồng Nai Thượng khởi nghĩa thắng lợi, đánh dấu sự thắng ỉợi hoản toàn
của tổng khởi nghĩa trên phạm vi cả nước.
Ngày 2-9-1945, tại cuộc míttinh lớn ở Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, thay mặt Chinh phủ lâm thời, Chủ tịch


Hồ Chí Minh trịnh trọng công bố Tuyên ngôn độc^Ịập, thành lập nuớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Bản Tuyên ngôn độc lập trịnh trọng tuyên bố: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời; thủ tiêu hoàn toàn
chính quyền thực dân, phong kiến, khẳng định quyền tự do độc lập cùa dân tộc Việt Nam trước toàn thể nhân dân
Việt Nam và toàn thế giới. “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô ỉệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã
gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tựxio! Dân tộc đó phải được
độc lập”.
Tuyên ngôn độc lập khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thanh
một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải
để giữ vững quyên tự do, độc lập ấy”.
Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử có giá trị tư tưởng và ý nghĩa thực tiễn rất sâu sắc. Tuyên ngôn

độc lập là kết tinh những quyền lợi cơ bản và những nguyện vọng thiết tha nhất của nhân dân Việt Nam, là biểu
hiện hùng hồn khí phách, bản lĩnh kiên cường, ý chí bất khuất của dân tộc ta, là bản anh hùng ca mở ra một kỷ
nguyên độc lập tự đo của dân tộc Việt Nam, góp phần làm phong phú tư tưởng về quyền con người cùa các dân
tộc trên thế giới - quyền được sống trong một đất nước độc lập, tự do.
Kết quả
Thắng lợi của CM 8-1945 là kết quả tất yếu của 15 năm chuẩn bị chu đáo của Đảng ta, là kết quả của cuộc
đấu tranh yêu nước rộng lớn của dân tộc, sự hy sinh anh dũng của đồng bào, đồng chí cho sự nghiệp giải phóng
dân tộc.
Cmt8/1945 đã để lại những bài học vôcùng to lớn. Đó là bài học về xác định đường lối chiến lược, sách lược
đúng đắn và phương pháp CM thích hợp của Đảng lãnh đạo; đó là bài học về dự báo thời cơ, nắm chắc thời cơ,
không bỏ lỡ thời cơ; đó là bài học xây dựng lực lượng CM, từ lực lượng chính trị đến l ực lượng quân sự, huy
động được lực lượng của toàn dân vào cuộc đấu tranh chung; đó là bài học về kết hợp thời, thế và lực để lấy ít địch
nhiều, lấy yếu thắng mạnh; đó là bài học phân hoá kẻ thù, biết mình biết địch, nhân nhượng có nguyên tắc; đó là
bài học về khởi nghĩa từng phần đi đến tổng khởi nghĩa toàn quốc để giành thắng lợi hoàn toàn cho một cuộc CM.
Thời
đại mới mà cmt8 mở ra đã đi tiếp một chặng đường dài trên một nửa thế kỷ với nhiều mốc son mới trong sự
nghiệp chiến đấu và xây dựng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tinh thần của cmt8, những bài học của
cmt8 vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước để giành thắng lợi ngày càng to lớn hơn.
Câu 5: Đồng chí hãy làm rõ Đảng lãnh đạo, xây dựng và bảo vệ chính quyền CM giai đoạn 1945 – 1946.
Liên hệ nội dung trên đối với cấp xã nơi anh chị công tác hoặc cư trú.
Vừa mới ra đời nước Vn dân chủ CH đã bị các nước đế quốc, các thế lực phản động cấu kết với nhau chống
phá rất quyết liệt nhằm tiêu diệt chính quyền CM non trẻ để xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng từ tháng
9-1945 đến tháng 12-1946. Đảng ta đã lãnh đạo CM bằng nhiều chủ trương, biện pháp
Bối cảnh ls tình hình đất nước sau cm T8/1945:
Thuận lợi: sự phát triển mạnh mẽ của 3 dòng thác cm tiến công vào các thế lực đế quốc và bọn phản động
quốc tế để cổ vũ, độg viên pt cm VN.
CM t8 thành công đã mở ra kỷ nguyên mới trong dân tộc đất nước, được độc lập thống nhất, nhân dân tin
tưởng phấn khởi và ra sức chế độ mới. Đ CSĐD trở thành Đ cầm quyền khối đại đoàn kết toàn dt đã được củng cố
và mở rộng.

Khó khăn: các nước trên thế giới chưa công nhận nước VN dân chủ cộng hòa, các thế lực phản động đứng đầu
là đế quốc mỹ đang đe dọa hòa bình thế giới.
Chế độ mới tiếp quản một di sản kt hết sức nghèo nàn lạc hậu, đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, tài
chính kiệt quệ, sx bị đình đốn, giặc đói vẫn đe dọa hang triệu con người.
Về mặt XH các tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân pk còn để lại hết sức nặng nề, giặc dốt trở thành
quốc nạn.
Về chính trị: tình hình chính trị diễn biến hết sức phức tạp, do sự chống phá của thù trong giặc ngoài. Tình
hình đất nước diễn biến phức tạp hơn với sự có mặt của các lực lượng quân đội thuộc nhiều quốc gia đóng trên
lãnh thổ VN.
Những khó khăn thách thức tòan diện cả về CT, KT, Vh, QS đã đặt tình thế CMVN và vận mệnh dt trong tình
thế như ngàn cân treo sợi tóc.
Trước tình hình thù trong, giặc ngoài, Đảng ta có những chủ trương và biện pháp lớn về giữ vững chính quyền
cm như sau:
1. Chủ trương của Đ:
-Chủ trương của Đ về giữ vững chính quyền cm được thể hiện trong bản chỉ thị kháng chiến kiến quốc


25/11/1945 về nd của bản Chỉ thị: cm ĐD vẫn là cuộc cm dt giải phóng, khẩu hiệu đấu tranh dân tộc trên hết, tổ
quốc trên hết.
-Xác định kẻ thù của dt ĐD vẫn là thực dân P xâm lược.
-Nhiệm vụ cơ bản trước mắt: củng cố chính quyền chống thực dân xâm lược,bài trừ nội phản và cải thiện
đsống nd.
-Như vậy, chỉ thị kháng chiến kiến quốc đã nêu rõ các vấn đề về chỉ đạo chiến lược và sách lược của Đ sau cm
T8 trog tình thế vô cùng khó khăn và phức tạp. Chỉ thị đã soi sáng con đường đấu tranh giữ vững chính quyền
từng bước xd chế độ dc nhân dân, tạo nên sức mạnh vượt qua mọi thác gềnh hiểm trở đánh bại mọi âm mưu và
hành động xâmlược của bọn đế quốc và tay sai.
2. Những biện pháp lớn của Đ về giữ vững chính quyền cm:
Một là, xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng và chế độ xã hội mới. Chính quyền là vấn đề cơ
bản của mọi cuộc cách mạng, Lênin cho rằng: giành chính quyền đã khó, song giữ chính quyền còn khó hơn. Do
vậy, xây dựng và củng cố chính quyền là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng. Ngày 06/01/1946, tòan thể nhân dân VN

phấn khởi nô nức đi bỏ phiếu bầu Quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất, bầu HĐND các cấp theo nguyên tắc phổ
thôg đầu phiếu. kết quả cả nước bầu được 333 đại biểu QH, chính quyền nhân dân ở các địa phương được kiện
toàn.
Ngày 2-3-1946, Quốc hội họp phiên họp đầu tiên đã thông qua danh sách Chính
phủ do HCM đứng đầu, Chính thức thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp do HCM làm trưởng ban. Tại kỳ họp
thứ hai tháng 11/1946, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hiến
pháp thừa nhận quyền tự do dân chủ và nghĩa vụ của mọi công dân.
Đảng đã chăm lo, củng cố mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tháng 5/1946, Hội liên hiệp quốc dân Việt
Nam gọi tắt là mặt trận Liên Việt được thành lập. Tháng 07/1946, Đảng Xã hội Việt Nam được thành lập nhằm
đoàn kết những trí thức yêu nước Việt Nam thực hiện theo cương lĩnh của ĐCS ĐDương.
Đảng còn coi trọng việc xây dựng và phát triển các công cụ bạo lực của CM như: xây dựng lực lượng bộ đội
chính quy, xây dựng L lượng công an nhân dân.
Như vậy, cuộc tổng tuyển cử bầu QH, HĐND các cấp và khối ĐĐK toàn dt được củng cố và mở rộng là một
đòn giáng mạnh vào âm mưu chia rẽ khối ĐĐK và lật đổ chquyền CM của bọn đế quốc và tay sai.
Hai là, về KT-VH-XH chăm lo cải thiện và ổn định đời sống nhân dân. Đảng ta xác định đây là một trong
những nhiệm vụ quan trọng cấp bách. Nhiều biện pháp và việc làm khẩn trương để ổn định đời sống xã hội và
chính quyền CM.
Để giải quyết khó khăn về tài chính, ngày 04-9-1945, Chính phủ ra sắc lệnh xây dựng “Quỹ độc lập” và phát
động “Tuần lễ vàng”. Kết quả đã quyên góp được 370kg vàng và 60 triệu đồng. Ngày 31-1-1946, Chính phủ ra sắc
lệnh phát hành tiền Việt Nam, tiền Việt Nam dần dần thay thế tiền Đông Dương ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Ngày
23-11-1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước
Về văn hóa -xã hội: sau cm Tháng 8, Đảng vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới và đời sống mới
theo ba nguyên tắc: dân chủ, khoa học và đại chúng. Bài trừ mê tín dị đoan, xóa bỏ các tệ nạn xã hội.
Trong phiên họp đầu tiên, Chính phủ đề ra nhiệm vụ xóa nạn mù chữ. Ngày 8-9-1945, Chính phủ ra sắc lệnh
thành lập “Nha bình dân học vụ”, khôi phục hệ thống giáo dục quốc dân trong phạm vi cả nước. Phong trào “diệt
giặc dốt” phát triển mạnh mẽ trên cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc
yếu”. Người đã viết bài “Chống nạn thất học” chỉ rõ những cách học tập đơn giản, thực tế để mọi người nhanh
chóng thoát khỏi nạn mù chữ. Chính phủ ký sắc lệnh số 44 ngày 3-4-1946 thành lập Ban TW vận động đời sống
mới. Một xã hội mới với nếp sống mới dần dần hình thành trên đất nước VN.
Ngày 7/9/1945, Chính phủ ban hành sắc lệnh bãi bỏ thuế thân. Ngày 20-10-1945, Chính phủ ban hành quyết

định giảm thuế 20% và miễn thuế cho những vùng bị bão lụt. Ngày 16/11/1945, Chính phủ ra Thông tư tạm chia
ruộng đất cho dân nghèo theo nguyên tắc DC.
Về kinh tế, ngay từ đầu, Đảng và Chính phủ đã quyết định đẩy mạnh tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm
để cứu đói và đề phòng nạn đói. Nhờ đó nạn đói được đẩy lùi, đời sống vật chất của nhân dân lao động bước đầu
được cải thiện. Sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi có phần phát triển cao hơn trước.
Ba là, tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ.
23/9/1945, TD Pháp đánh chiếm SG và các tỉnh N.Bộ, mở đầu cuộc chiến tranh Xlược nước ta lần 2. Tình
hình khẩn cấp ngay sáng 23/9/1945, xứ ủy N.bộ họp tại đường Cây Mai – Chợ Lớn đề ra chủ trương chỉ đạo cuộc
kháng chiến. 26/9/45 CT HCM gửi thư, điện vào động viên đồng bào khchiến chống P. Hưởng ứng chủ trương của
Đ, xứ ủy Nam Bộ đã phân tích và phát động nhân dân NBộ kiên quyết khchiến chống Xlược. Cuộc khchiến của
nhân dân Nbộ diễn ra quyết liệt anh dũng với đường lối toàn dân khchiến và khchiến lâu dài.
Bốn là, đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Thực hiện sách lược thêm bạn bớt thù và nhân nhượng có nguyên
tắc.


- Hòa với Tưởng từ 9/1945-2/1946: để hòa với Tưởng, Đảng Lđạo thực hiện những biện pháp nhân nhượng có
ngtắc thực hiện chsách “Hoa-Việt thân thiện. Nhận cung cấp lương thực thphẩm cho 20 vạn quân tưởng; Cho
tưởng tiêu tiền quan kim và quốc tệ đã mất giá của chúng. Nhường 70 ghế trong QH và 4 ghế bộ Trưởng ko thông
qua bỏ phiếu cho tay sai của Tưởng, 2 bên tránh Xđột Vtrang. 11/11/45:ĐCSĐD tuyên bố tự giải tán nhưng thực
chất là rút vào hđộng bí mật.
- Hòa với Pháp xây dựng lực lượng và phát triển LL CM, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kh chiến toàn quốc từ
tháng 3 đến 12/1946.
Đầu năm 1946 tình hình chính trị có sự thay đổi Pháp sẽ ra miền Bắc thay chân quân Tưởng thông qua Hiệp
ước Hoa Pháp ngày 28-2-1946: trước tình hình đó, Đảng ta chủ trương hòa với Pháp, để tránh tình thế bất lợi phải
cô lập chiến đấu cùng lúc với nhiều lực lượng phản động . đồng thời dành lấy giây phút nghỉ ngơi chuẩn bị đầy đủ
điều kiện tiến lên giai đoạn cách mạng mới.
Để hòa với Pháp Đảng, Chính phủ và CT HCM đã ký với Pháp bản hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946 tham dự
hội nghị trù bị (Đà Lạt).Hội nghị chính thức tại Pháp Tháng 7-1946: Ký với Pháp tạm ước 14-9 nhằm kéo dài thời
gian hòa hoãn. Chủ trương hòa với Tưởng với Pháp trong những năm 1945-1946 đã góp phần to lớn vào việc giữ
vững nền độc lập dân tộc và củng cố chính quyền cách mạng.

Những bài học kinh nghiệm quý giá về xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, đó là:
-Chú trọng xdựng, củng cố chquyền dân chủ nhân dân, xdựng chđộ mới;
-Xây dựng khối ĐĐK toàn dtộc, phát huy sức mạnh toàn dân để xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng.
-Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, thực hiện sự nhân nhượng có nguyên tắc thực hiện chính
sách ngoại giao thêm bạn bớt thù.
- Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong điều kiện khó khăn phức tạp có nhiều đảng phái đối lập
và sự chống phá các loại kẻ thù.
Trong lịch sử Đ ta thời kỳ 1945 – 1946, là thời kỳ Đ phải hoạt động vô cùng khó khăn phức tạp, nhiều đảng
phá, nhiều chình trị đối lập trong tình thế hiểm nghèo của cm, Đ ta đã thể hiện được bản lĩnh chính trị đl, tự chủ,
sự nhất quán về đường lối, các dự báo, sự nhạy cảm về chính trị nhìn nhận đúng bản chất sự việc để đề cao cảnh
giác, không ảo tưởng về kẻ thù, chủ động lường trứơc mọi tình thế là nét đặc trưng chủ yếu của các chủ trương cs
của Đ trong giai đoạn hiện này, Đ đa nổ lực để khẳng định và giữ vững được vai trò lãnh đạo cm VN.
Liên hệ:
Những chủ trương, biện pháp, những ý nghĩa bài học giai đoạn đó vẫn còn giá trị, vẫn còn tác dụng không
nhỏ đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Đó là:
Xây dựng chính quyền chế độ mới: Đảng l đạo NN , kiện toàn CS, tăng cường ktra, gsát, thành lập cơ sở
đảng, kịp thời chăm lo bồi dưỡng Cb, ĐV, xử lý đảng viên bị suy thoái đđ, kịp thời phát hiện những đv đủ năng
lực, phẩm chất,…
VH_XH: chuyển dịch cơ cấu ktế, khuyến khích nhân dân làm giàu, chuyển giao KHKT, xd CSHT, điện …,
trạm y tế nhà VH, …
Về chính trị:
Chăm lo xây dựng Đảng, coi việc xây dựng Đảng luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp cách
mạng của Đảng. Vì vậy trong cuộc vận động học tập và làm theo tấm ương đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng ta đã đưa
chuyên đề xdựng Đảng theo chủ đề từng năm, đặc biệt là chủ đề năm 2015 về “trung thực trách nhiệm; gắn bó với
nhân dân; đoàn kết xây dựng Đảng trog sạch vững mạnh”. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Đảng đặc biệt quan
tâm đến vấn đề phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí. Củng cố và tăng cường khối ĐK toàn dân
tộc, phát huy sức mạnh ĐĐKtoàn dtộc. MTTQ và các đoàn thể nhân dân tiếp tục tăng cường tổ chức, đổi mới nội
dung, phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng hành chính hóa, phát huy Vtrò nòng cốt tập hợp, ĐK nhân dân
Xdựng cơ sở chtrị của chquyền nhân dân; thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng
Đảng, nhà nước trong sạch, vững mạnh; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, Vđộng các tầng lớp nhân dân

thực hiện nhiệm vụ phát triển KT, VH-XH QP-AN, đối ngoại.
Về kinh tế:
Đảng và nhà nước ta chủ trương Xdựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhằm giải phóng mạnh mẽ
và ko ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đsống nhân dân. Khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính
đáng, giúp người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn. Để thực hiện mục tiêu này nhà nước đề ra chủ
trương phát triển ktế nhiều thành phần khẳng định Vtrò chủ đạo của ktế nhà nước. Ktế nhà nước cùng với Ktế tập
thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền Ktế quốc dân để đến năm 2020 nước ta cơ bản là nền Ktế CN
theo hướng hiện đại. Tiếp tục thực hiện mục tiêu trên, Đại Hội XI đặt ra vấn đề tiếp tục hoàn hiện thể chế thị
trường định hướng XHCN. Đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với phát triển Ktế tri thức. Chủ động hội nhập ktế thế giới
Về văn hóa xã hội:
Thực hiện phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Thông


qua đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, với biện pháp đổi mới tổ
chức, phương pháp dạy và học theo hứơng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Có chính sách trọng dụng nhân tài,
các nhà khoa học đầu ngành, thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi trong và ngoài nước, cộng đồng người việt
nam ở nước ngoài.
Về ngoại giao:
Đảng ta chủ trương thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển,
thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. VN là bạn, là đối tác tin
cậy của các nước.
Câu 6: Đồng chí hãy phân tích nội dung cơ bản của đường lối đổi mới được thông qua tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VI của Đảng tháng 12/1986. Nêu thành tựu và kinh nghiệm trong 25 năm đổi mới.
Bối cảnh lịch sử Đại hội VI của Đảng
Trước Đại hội VI, đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội: Phân phối lưu thông rối ren, lạm
phát tăng với 3 con số (1976: 128%; 1982: 313%; 1986: 774%). Đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, thiếu lương
thực trầm trọng, bình quân lương thực đầu người sụt giảm từ 274kg năm 1976 xuống 268kg năm 1980. Niềm tin
của nhân dân vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước giảm sút.
Từ cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Đảng và Nhà nước đã kịp thời tổng kết thực tiễn,
điều chỉnh cơ chế, chính sách để thúc đẩy sản xuất phát triển nhằm khắc phục những tác động xấu của khủng

hoảng kinh tế xã hội. Quá trình đó bắt đầu từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa IV
(8-1979) làm cho sản xuất bung ra, Chỉ thị 100 của Ban Bí thư (13-1-1981) về khoán sản phẩm trong hợp tác xã
nông nghiệp, Quyết định 25/CP và 26/CP của Chính phủ (21-1-1981) về cải tiến cơ chế quản lý trong kinh tế quốc
doanh, quan điểm của Đại hội V của Đảng (3-1982) đến Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung
ương khóa V (6-1985) về giá lương - tiền, xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu hành chính, bao cấp, những
kết luận về các quan điểm kinh tế của Bộ Chính trị (9-1986) để đi đến hoàn tất các quan điểm cơ bản của đường
lối đổi mới tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI ĐCSVN họp từ ngày 15 đến 18-12-1986 tại Thủ đô Hà Nội có 1.129 đại
biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên. Đại hội đã thông qua các dự thảo văn kiện, báo cáo chính trị và các văn
kiện khác. Đại hội đã bầu BCH TW Đảng khóa VI gồm 124 ủy viên chính thức, 49 ủy viên dự khuyết. BCH TW
đã bầu Bộ Chỉnh trị gồm 13 ủy viên chính thức, 1 ủy viên dự khuyết; Ban Bí thư gồm 13 đồng chí. Đồng chí
Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư.
Đại hội đề ra đường lối đổi mới toàn diện, gồm những nội dung cơ bản sau:
-Đổi mới cơ cấu kinh tế.
Có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác ngoài kinh tế XHCN theo quan điểm
của Lênin: “Coi nền nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ”. Các thành phần
đó là: kinh tế xã hội chủ nghĩa (quốc doanh, tập thể); kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế
tư bản nhà nước; kinh tế tự nhiên tự túc tự cấp. Nhận thức và vận dụng đúng quy luật quan hệ sản xuất phải phù
hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, tập
trung thực hiện ba chương trình kinh tế lớn.
-Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu hành chính bao cấp; đổi mới kế hoạch hóa, kết hợp kế
hoạch hóa với thị trường, từng bước đưa nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước. Phương hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là “xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ
chế mới phù hợp với quy luật khách quan và với trình độ phát triển của nền kinh tế. Thực chất của cơ chế mới về
quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc
tập trung dân chủ.
-Đổi mới và tăng cường vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước về kinh tế.
Tăng cường bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương thành một thể thống nhất, có sự phân biệt rành
mạch nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm tùy cấp theo NTTTDC: “Phân biệt rõ chức năng quản lý hành chính - kinh

tế của các cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương với chức năng với quản lý sản xuất - kinh doanh của các
đơn vị kinh tế cơ sở”. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế-xã hội, thực hiện cơ chế “Quản lý đất
nước bằng pháp luật, chứ không chỉ bằng đạo lý”.
-Đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại.
Đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại trên cơ sở mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Mở rộng hợp
tác đầu tư với nước ngoài thông qua việc công bố chính sách khuyến khích đầu tư với nhiều hình thức, nhất là
những ngành đòi hỏi kỹ thuật cao và sản xuất hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho người nước ngoài và
Việt kiều về nước đầu tư, hợp tác kinh doanh.


-Đổi mới tư duy lý luận và phong cách lãnh đạo của Đảng.
Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trên cơ sở nâng cao nhận thức lý luận, vận dụng đúng quy luật khách quan,
khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí hoặc bảo thủ trì trệ. Đổi mới bắt đầu từ đổi mới tư duy, trước tiên là đổi mới
tư duy kinh tế trên cơ sở nắm vững bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, kế thừa tư tưởng cách
mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, phải nắm vững thực tiễn và
không ngừng nâng cao trình độ trí tuệ và đổi mới phong cách, phương pháp làm việc.
Ý nghĩa
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu bước ngoặc trong sự
nghiệp quá độ lên CNXH ở nước ta. Đại hội đã tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng KT-XH bằng việc đề ra đường
lối đổi mới, đặt nền tảng cho việc tìm ra con đường lên CNXH. Đường lối đổi mới là sản phẩm của tư duy khoa
học của toàn Đảng, toàn dân, thể hiện quyết tâm đổimới của Đảng. Điều hết sức quan trọng là ĐCSVN khi quyết
định đường lối đổi mới đã nắm vững chỉ dẫn của V.I.Lênin về những đặc trưng của thời kỳ quá độ, nhất là sự tồn
tại khách quan của nhiều thành phần kinh tế và tính lâu đài của thời kỳ quá độ lên CNXH, “nhiệm vụ chủ yếu của
chặng đường đầu tiên là xây dựng những tiền đề chính trị, kinh tế, xã hội cần thiết để triển khai công nghiệp hóa
xã hội chủ nghĩa trên quy mô lón”.
THÀNH TỰU QUA 25 NĂM ĐỔI MỚI
Sau 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, nhận thức của Đảng về CNXH và con đường đi lên CNXH ngày
càng sáng tỏ hơn; hệ thống luận điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản.
Về thực tiễn

+Công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử:
Tăng trưởng kinh tế khá cao và tương đối ổn định: 7,5% những năm 1991-2000 và 7,25% những năm 20012010. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, định hướng XHCN. Từng bước hình thành các loại thị
trường: thị trường dịch vụ hàng hóa, thị trường sức lao động, thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường bất động sản,
thị trường khoa học - công nghệ. Sự nghiệp công nghiệp hóa được đẩy mạnh trên cơ sở hình thành các vùng kinh
tế trọng điểm và các khu công nghiệp, khu chế xuất. Sản xuất nông nghiệp phát triển đã đưa Việt Nam nhiều năm
liền trở thành nước xuất gạo đứng thứ hai ưên thế giới và nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng trong tốp đầu
thề giới như: hạt tiêu, cà phê, cao su.
VHXH đạt được nhiều thành tựu quan trọng. ĐSVC và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đến năm
2013, thu nhập đầu người đạt khoảng 1.800 USD.
Những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc được bảo tồn và phát huy. Đến năm 2013, Việt Nam có 17 di sản
văn hóa thế giới, hàng chục di sản văn hóa cấp quốc gia đặc biệt. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH
được đẩy mạnh trong cả nước. Thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội. Việt Nam trở thành điểm sáng về xóa
đói giảm nghèo và là một trong những nước sớm hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ.
Chính trị-xã hội ổn định. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Sự
nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Bộ máy hành chính nhà nước được cải
cách 1 bước. MTTQ và các Tchức CT-XH từng bước đổi mới Ndung và phthức hđộng. Ctác xdựng chỉnh đốn
Đảng được tăng cường nhằm nâng cao năng lực lđạo và sức chiến đấu của Đảng, đáp ứng yêu cầu của tình hình
mới.
An ninh - quốc phòng được củng cố. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước,
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Lực lượng vũ trang ngày càng vững mạnh, được xây dựng theo
hướng chính quy và từng bước hiện đại. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng. Vị thế của Việt Nam được nâng
cao trên trường quốc tế.
+ Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình tiến hành công cuộc đổi mới còn một số hạn chế:
Những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Kinh tế phát triển chưa bền vững,
sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Những tiêu cực và tệ nạn xã hội ngày càng diễn biến phức tạp, phân hóa
giàu nghèo ngày càng tăng. An ninh chính trị còn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị-xã hội, đe dọa
chủ quyền quốc gia. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hánh của Nhà nước và chính quyền các cấp chưa cao, gây
bức xúc trong nhân dân. Tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phỉ đang gây bất bình trong XH, làm suy giảm lòng tỉn
của nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Về lý luận.

Một số vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở VN chưa được làm sáng tỏ,
đặc biệt là trong MQH giữa tăng trưởng Ktế với tiến bộ và công bằng xã hội. Lý luận về các bước đi của CNHHĐH và những vấn đề về thể chế kinh tế thị trường; về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩã Việt Nám; về đảng
cầm quyền trong điều kiện kinh tế thị trường, dân chủ và mở cửa, hội nhập quốc tế chưa được làm sáng tỏ.
Bài học Knghiệm qua 25 năm đổi mới


Trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, kiên định và vận dụng
sáng tạo, phát triển CN Mác-Lênin, tư tưởng HCM, kiên định mục tiêu ĐL DT và CNXH.
-Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa với những bước đi thích hợp. Tích cực, chủ động hội nhập ktế quốc tế
nhưng luôn đảm bảo đlập, chủ quyền, tự chủ, giữ vững truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc.
-Kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Coi trọng chất lượng,
hiệu quả tăng trưởng và phát triển bền vững.
-Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất
phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới.
-Phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức khai thác ngoại lực, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại. Củng cố quốc phòng - an ninh, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tồ quốc.
-Đặc biệt chăm lo củng cố, xây đựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Không ngừng đối
mới tổ chức và hoạt động cùa hệ thống chính trị./.





×