Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tài liệu học - Lớp trung cấp Lý luận chính trị - hành chính B27 ď HTCT cau 10-14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.47 KB, 23 trang )

Câu 10: Các trường hợp áp dụng Luật? Quy trình áp dụng Luật. Việc áp dụng Luật ở địa phương hoặc
nơi mình đang công tác như thế nào?
Trả lời:
Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích của con người nhằm làm cho Hiến pháp và pháp luật thực
hiện trong đời sống xã hội tạo cơ sở pháp lý cho các chủ thể hoạt động pháp luật.
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện PL đặc thù. Tính đặc thù thể hiện ở điều kiện ADPL, đặc điểm
của ADPL và ADPL cần được thực hiện trong các ĐK và các trường hợp sau đây:
- Khi có các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra. Các cơ quan tổ chức, CBCC NN có thẩm quyền có trách
nhiệm và có quyển áp dụng các biện pháp các QĐ của PL nhằm phát hiện xử lý các hành vi vi phạm PL và tội
phạm.
- Khi cần thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể. Ví dụ như: Thành
lập, chia tách xác nhập, các cơ quan, tổ chức đơn vị, khj tuyển dụng cách chức, sa thải CC
- Một số trường hợp cần có sự can thiệp của NN như: Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp
lý giữa các bên tham gia quan hệ PLvà đã khởi kiện ra tòa án hoặc cơ quan NN có thẩm quyền. Trong trường
hợp này, TAND và các cơ quan NN có thẩm quyền, có trách nhiệm, và thẩm quyền áp dụng PL để giải quyết
các tranh chấp. Ví dụ: Tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng KT, Hợp đồng DS....
Khi cần có sự tham gia, kiểm tra, giám sát của NN đối với hoạt động của các bên trong một số quan hệ
PL, hoặc NN xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự việc, sự kiện. Ví dụ: Khj cơ quan NN có thẩm
quyền tiến hành các hoạt động Thanh tra, KT cần thiết đối với những chủ thể xác định mất tích, đã chết..
Quy trình ADPL:
ADPL là hoạt động rất phức tạp và nhạy cảm, dễ đụng chạm đến quyền và lợi ích của các chủ thễ bị áp
dụng PL, kể cả tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Mặt khác nếu áp dụng không đúng còn
làm oan người ngay, bỏ lọt người vi phạm PL và phạm tội. Vì vậy hoạt động ADPL phải được tiến hành theo
một quy trình xác định qua nhiều giia đoạn khác nhau và thực hiện đầy đủ các nội dung yêu cầu CV phải tiến
hành trong mỗi giai đoạn đó:
Quy trình ADPL được chia thành 04 giai đoạn
GĐ một: Phân tích đánh giá điều kiện, hoàn cảnh tình tiết bản chất của sự việc cần ADPL. Trong giai
đoạn này đòi hỏi các CQ, cán bộ CC có thẩm quyền phải phân tích đánh giá đúng đắn, chính xác mọi tình tiết
điều kiện, hoàn cảnh bản chất của sự việc, sự kiện thực tế đã xảy ra quá trình phân tích, đánh giá có quan điểm
khách quan, toàn diện và lịch sử cụ thể, xác định được các đặc điểm pháp lý và thực hiện đầy đủ các thủ tục đã
được quy định cho từng loại vụ việc.


GĐ hai: Lựa chọn các văn bản quy phạm pháp luật và các QPPL phù hợp với trường hợp cần áp dụng.
Sau khi phân tích đánh giá sự việc xác định đặc điểm pháp lý của sự việc cần ADPL phải lựa chọn VB QPPL và
các QPPL phù hợp để áp dụng giải quyết vụ việc. CQ và CB CC có thẩm quyền phải xác định xem xét sự việc
do ngành luật nào điều chỉnh để lựa chọn các QPPL phù hợp. VB và VBQPPL được lựa chọn là VB và QPPL
còn hiệu lực thi hành và được ban hành trước khi sự việc xảy ra đảm bảo PL được AD đúng đắn.
GĐ ba: Làm sáng tỏ nội dung QPPL là giai đoạn phân tích tư tưởng, quan điểm của QPPL được lựa
chọn bảo đảm PL được áp dụng đúng đắn, tránh tình trạng oan sai, không đúng người, kho6nd đúng tội hoặc
hình thức xử phạt không phù hợp với mức độ vi phạm.
GĐ bốn: Ban hành VB ADPL Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình ADPL bởi vì giai đoạn
này sử dụng kết quả của 02 giai đoạn trước và xác định biện pháp, mức độ, hình thức ADPL đối với vụ việc cần
ADPL. VB ADPL xác định quyền nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể PL, xác định trách nhiệm pháp lý của những
người vi phạm PL.
1


Các VB ADPL phải được ban hành đúng trình tự, thẩm quyền, hình thức VB phải đúng mẫu VB đã được
quy định. Nội dung các quy định của VB phải được diễn đạt rõ ràng, chính xác, đơn nghĩa.
GĐ năm: Tổ chức thực hiện VBADPL
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình ADPL có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ hoạt động ADPL,
bởi vị ba giai đoạn trên dù được thực hiện tốt đến đâu, VB ADPL có chất lượng đến mức nào đều trở nên vô
nghĩa nếu VB đó không được thực hiện trong thực tế.
Tổ chức thực hiện VB ADPL nói chung là trách nhiệm của cả HTCT, torng đó nồng cốt là các cơ quan
QLNN, các CQ tư pháp. Riêng đối với các bản án, quyết định của TAND do cơ quan chức năng thuộc Bộ Tư
pháp – Cục thi hành án đảm nhiệm, cơ quan thi hành án được tổ chức đến Cấp Huyện (đội thi hành án). Tuy
vậy để đảm bảo thực hiện VBADPL ngoài việc đảm bảo chất lượng của các VB này phải nâng cao trách nhiệm
của các cấp, các ngành, tăng cường kiểm tra, giám sát, nhất là tổ chức huy động sự tham gia rộng rãi của các
tầng lớp ND và các đoàn thể, tổ chức quần chúng.
Ngoài ra việc ADPL còn được áp dụng theo hình thức ADPL tương tự là hình thức bổ sung tạm thời
nhằm khắc phục những thiếu hụt của PL. Tuy nhiên việc ADPL tương tự phải được tiến hành trong sự tuân thủ
nghiêm chỉnh PC XHXN.

LHTT: Thực hiện sự lãnh đạo và điều hành của UBND xã thì khi xảy ra các vụ việc, các trường hợp vi
phạm hoặc tiếp nhận các đơn thư khiếu nại tranh chấp thì bộ phận một cửa chuyển cho các các ngành chuyên
môn để tham mưu lãnh đạo giải quyết kịp thời tránh tình trạng khiếu nại đông người vượt cấp hoặc người dân
phải chờ đợi lâu.
Ví dụ: Khj có trường hợp vi phạm về gây rối đánh nhau thì UBND xã chỉ đạo ngành công an xã nhanh
chóng đến hiện trường xác minh tìm hiểu vụ việc, điều tra các đối tượng và sau đó áp dụng khung hình phạt phù
hợp với mức độ vi phạm mà các đối tượng gây ra.
- Việc tuyển dụng, cách chức, kỷ luật sa thải công chức cũng thực hiện đúng theo Nghị định 27/NĐ-CP
về xử phạt CBCC. Hội đồng kỷ luật sẽ xem xét mức độ vi phạm của CBCC mà đư ra mức kỷ luật phù hợp :
Khiển trách, cách cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc...
- Đơn thư khiếu nại tranh chấp cũng được giải quyết tốt nhất là các đơn về tranh chấp đất đai và HNGĐ.
Ở thẩm quyền của UBND xã thì chỉ thực hiện công tác hòa giải. Nếu các bên không thõa thuận được thì UBND
xã sẽ chuyển đơn lên tòa án ND Huyện hoặc cấp có thẩm quyền cao hơn giải quyết.
Ngoài ra xã còn thực hiện tốt công tác khai sinh, khai tử, kết hôn , và chịu sự kiểm tra thanh trra, giám
sát của cơ quan NN đối với các hoạt động này.
* Khuyết điểm:
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như:
Do người dân chưa tiếp cận được với các VB Luật nên đôi lúc chưa nắm được tính chất của vụ việc xảy
ra.
Công tác tuyên truyền để CB, ĐV và QCND nắm rõ các điều Luật còn nhiều hạn chế.
Việc ADPL cho các đối tượng đôi lúc chưa phù hợp với mức độ vi phạm.
Khi xảy ra vụ việc thì đồng thời có nhiều VB QPPL quy định về điều đó nên khung hình phạt hoặc hình
thức áp dụng PL không biết phải theo văn bản nào.
Trình độ năng lực của Cb tham mưu ADPL còn hạn chế nên việc ADPL và tổ chức thực hiện chưa đến
nơi đến chốn.
* Giải pháp:
Nâng cao năng lực trình độ của CBCC chuyên môn trong thực hiện lĩnh vực này
2



Công tác tuyên truyền GDPL cho người dân phải đạt được hiệu quả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Cụ thể hóa các văn bản Luật để nắm và áp dụng đúng, hiệu quả.
Câu 11: Những vấn đề phải được công khai để bảo đảm thực hiện pháp luật dân chủ ở xã,
phường, thị trấn; các cơ quan hành chính NN và đơn vị sự nghiệp công lập? Việc công khai này được
thực hiện ở địa phương và nơi mình đang công tác ra sao?
Trả lời:
Dân chủ XHCN là đỉnh cao của nền DC, vì các nền DC trước đó đều là DC cho giai cấp thiểu số trong XH,
dân chủ mang bản chất giai cấp sâu sắc. DC XHCN là 1 hình thức CT nhà nước của XH. Trong đó con người là
thành viên trong XH có đầy đủ tư cách công dân; tư cách công dân là quyền làm chủ của ND. Cơ sở của quyền
làm chủ của nhân dân là “ tất cả quyền lực thuộc về ND”, dân là gốc, dân là chủ, dân làm chủ.
Theo Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn do ủy ban thường vụ Quốc hội (số 34/2007/PLÙBTVQH11) ban hành ngày 20-4-2007; nội dung pháp luật dân chủ ở xẩ, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)
gồm có các nội đung chủ yếu sau đây:
Những nội dung công khai để nhân dân biết.
Chính quyền cấp xã thực hiện công khai các nội dung sau đây để nhân dân được biết:
+ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyên dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân
sách hằng năm của cấp xã.
+ Dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt
bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử đụng đất chi tiết
và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã.
+ Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân.
+ Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấp xã; các
khoản huy động nhân dân đóng góp.
+ Chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân (dân để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo; phương thức
và kết quả bình xét hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương, eấp
thẻ bảo hiểm y tế.
+ Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp tới
cấp xã.
+ Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức cấp xã,
của cán bộ thôn, tổ dân phố; kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch
và Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định
của cấp xã mà chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến nhân dân.
+ Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác đo chính quyền cấp xã trực tiếp thu.
+ Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân do
chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện.
+ Những nội dung khác theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.
- Những nội dung trên được công khai bằng các hình thức sau đây:
+ Niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp xã; thời gian niêm yết công khai
theo quy định của pháp luật.
3


+ Công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã;
+ Công khai thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân.
Những nội dung nhân dân bàn và quyết định.
+ Nội dung, hình thức nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.
Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công
trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần
kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp những nội dung trên bằng một trong các hình thức sau đây:
Một là, tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử trí đại diện hộ gia đỉnh theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố.
Hai là, phát biểu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
Trường hợp tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình thì việc biểu quyết được thực hiện bằng
hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín; hình thức biểu quyết do hội nghị quyết định; nếu số người tán thành chưa
đạt quá 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại điện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố hoặc trong toàn cấp xã thì tổ
chức lại cuộc họp.
Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp thì phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ.
gia đình.
Những nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp, nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện

hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố hoặc trong toàn cấp xã tán thành thì có giá trị thi hành.
Nhân dân có trách nhiệm tham gia bàn và quyết định các công việc của thôn, tổ dân phố và của cấp xã
theo quy định của pháp luật; chấp hành và thực hiện các quyết định đã có giá trị thi hành.
Chính quyền cấp xã phối hợp với ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt
trận cùng cấp tổ chức tuyên truyền, vận động, thuyết phục những cử tri, hộ gia đình chưa tán thành trong việe
thực hiện những quyết định đã có giá trị thi hành.
+ Nội dung nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định: Hương ước, quy ước của thôn, tổ
dân phố; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn/ Tổ trưởng tổ dân phố; bầu, bãi nhiệm thành viên Ban Thanh
tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
+ Hình thức nhân dân bàn, biểu quyết những nội dung trên bằng một trong các hình thức sau đây: Tổ chức
cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố; Phát phiếu lấy ý kiến tới cử
tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
Trường hợp tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình thì việc biểu quyết được thực hiện bằng
hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín; hình thức biểu quyết do hội nghị quyết định; nếu số người tán thành chưa
đạt quá 50% tổng sổ cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố thì tổ chức lại cuộc họp.
Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp thì phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia
đình, trừ việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
+ Giá trị thi hành đối với những việc nhân dân bàn, biểu quyết:
Một là, đối với Hương ước, Quy ước của thôn và tổ dân phố, nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri
đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phổ tán thành thì cớ giá trị thi hành sau khi ủy ban nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) ra quyết định công nhận.
Hai là, đối với việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trưởng thôn, tổ dân phố, nếu có trên 50% tổng số cử tri
hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành thì có giá trị thi hành sau khi ủy ban nhân dân
cấp xã ra quyết định công nhận.
4


Ba là, đối với việc bầu, bãi nhiệm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư công cộng, nếu
có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đinh tán thành thì có giá trị thi hành sau khi được ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã công nhận.

+ Trách nhiệm tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân bàn và quyết định.
Một là, trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã:
ủy ban nhân dân cấp xã lập, thông qua kế hoạch thực hiện những nội dung nhân dân bàn và quyết định;
phối hợp với ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội cùng cấp tổ chức thực hiện; chỉ
đạo Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện kế hoạch đã được thông qua.
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm lập biên bản tồng hợp kết quả về những nội dung đã
đưa ra nhân đân toàn cấp xã bàn và quyết định; tổ chức triên khai thực hiện những nội dung đã được nhân dân
quyết định; phối hợp với Uy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tổ chức việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm
Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết quả thực hiện các nội
dung nhân dân bàn và quyết định tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân.
Hai là, trách nhiệm của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố: Chủ trì, phổi hợp với Ban Công tác Mặt trận ở
thôn, tổ dân phố tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình, phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri
đại diện hộ gia đình để nhân dân thực hiện những nội dung nhân dân bàn và quyết định.
Lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc
của thôn, tổ dân phố.
Lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc
thuộc phạm vi cấp xã; báo cáo kết quả cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã.
Tổ chức thực hiện những công việc trong phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân quyết định.
Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã; phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản
xuất; đề án định canh, đinh cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành nghề của cấp xã.
Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử đụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất
của cấp xã.
Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn cấp xã; chủ trương, phương án đền bù,
hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư; phương án quy hoạch khu dân cư.
Dự thảo đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực
tiếp đến cấp xã.
Những nội dung khác cần phải lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.

Hình thức để nhân dân tham gia ý kiến.
+ Họp cử tri hoặc cử tri đại điện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố.
+ Phát biểu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
+ Thông qua hòm thư góp ý.
Trách nhiệm của chính quyền cấp xã về tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân tham gia ý kiến.
+ ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập, thông qua kế hoạch để lấy ý kiến nhân dân về những nội
dung thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền cấp xã, trong đó nêu rõ cách thức triển khai, thời gian và
trách nhiệm tổ chức thực hiện.
5


+ ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội
cùng cấp tổ chức thực hiện kế hoạch đã được thông qua.
+ Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến cùa
cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình; nghiên cứu tiếp thu ý kiến và thông báo với nhân dân về tiếp thu ý kiến
của cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
Trường hợp chính quyền cấp xã quyết định các nội dung nhân dân tham gia ý kiến khác với ý kiến của đa
số thì phải nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
+ Đối với những nội dung cơ quan có thẩm quyển giao cho chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến nhân dân
thì ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập, thông qua kế hoạch thực hiện, trong đó nêu rõ cách thức triển
khai, thời gian và trách nhiệm tổ chức thực hiện; chỉ đạo tổ chức thực hiện, tổng hợp ý kiến và báo cáo với cơ
quan có thẩm quyền về kết quả lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn.
+ ủy ban nhân dần cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết quả thực hiện các nội
dung đưa ra lấy ý kiến nhân dân tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân.
Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp trên về tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân cấp xã
tham gia ý kiến.
+ Lấy ý kiến nhân dân trước khi quyết định về những việc liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của
công dân trên địa bàn cấp xã.
+ Chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức lấy ý kiển nhân dân trên địa bàn cấp xã.
+ Cung cấp các tài lịệu cần thiết cho việc tổ chức lấy ý kiên nhân dân.

+ Tiếp thu ý kiến nhân dân về những nội dung đã đưa ra lấy ý kiến. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền
quyết định các nội dung quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này khác với ý kiến của đa so thì phải nêu rõ lý do
và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Những nội dung nhân dân giám sát:
Đó là những nội dung công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp;
những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết và những nội dung nhân dân tham gia ý kiến.
Hình thức để thực hiện việc giám sát của nhân dân.
Nhân dân thực hiện việc giám sát thông qua hoạt động của ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư
của cộng đồng. Trình tự, thủ tục hoạt động của ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Nhân dân trực tiếp thực hiện việc giám sát thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền hoặc kiến nghị thông qua ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của
Mặt trận cấp xã, Ban thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. Trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị của nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện giám sát của nhân dân. Trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có các trách nhiệm sau đây:
+ Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết cho Ban thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu
tư của cộng đồng;
+ Xem xét, giải quyết và trả lời kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, kiến nghị của Ban
Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, của ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức
thành viên của Mặt trận cấp xã hoặc báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề không thuộc thẩm
quyền giải quyết của mình;
6


+ Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng
đồng hoặc người có hành vi trả thù, trù dập công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Lấy phiếu tín nhiệm của nhân dân.
Hai năm một lần trong mỗi nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cẩp xã, Ban Thường trực ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ

tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã.
Thành phần tham gia lấy phiếu tín nhiệm gồm các thành viên ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành
viên Ban Thường vụ của các tổ chức chính trị-xã hội cấp xã, Trưởng ban Thanh tra nhân dân, Trưởng ban Giám
sát đầu tư của cộng đồng (nếu có), Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phổ, Trưởng ban công tác mặt
trận thôn, tổ dân phố.
Ban thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã gửi kêt quả lấy phiếu tín nhiệm và kiến nghị của
mình tới Hội đông nhân dân cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền*
Liên hệ: Tiếp tục XD và hoàn thiện nền DC XHCH, bảo đảm tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân; mọi
đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của NN đều vì lợi ích của nhân dân.
Thực nghị hiện quyết ĐH Đảng lần thứ XII và NQ ĐH Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X . Đảng bộ và chính
quyền địa phương luôn nhận thức sâu sắc vấn đề lấy dân làm gốc, không ra rời dân và chịu sự giám sát của nhân
dân. Đây là vấn đề quan trọng trong việc xây dựng tổ chức cơ sở vững mạnh. Việc để mọi người dân phát huy
quyền dân chủ theo pháp lệnh 34 năm 2007 của UB TVQH khóa 11được Đảng bộ và chính quyền địa phương
thực hiện khá tốt cụ thể như:
Trong sinh hoạt Đảng và chính quyền địa phương luôn phát huy tinh thần dân chủ của tập thể trong việc xây
dựng Nghị quyết để phát triển KT-XH tại địa phương, cũng như trong sinh hoạt của các hội đoàn thể nêu cao
tinh thần dân chủ phát biểu XD đóng góp các kế hoạch chương trình công tác tháng, quý, năm… Hằng năm
thực hiện tốt công tác qui hoạch cán bộ theo qui định kể cả việc bình xét tư cách Đảng viên, xét phân loại cán
bộ, công chức. Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ chủ chốt , lấy ý kiến nơi cư trú, tiếp xúc cử tri đối
với người ra ứng cử ĐB QH và HĐND các cấp, Các chủ trương NQ của Đảng và NN các cấp đều được triển
khai quán triệt sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân. Đẩy mạnh việc học tập làm theo tấm gương đạo đức HCM
qua đó xuất hiện nhiều gương điển hình được tuyên dương. Tạo điều kiện cho nhân dân chủ động tham gia bàn
bạc, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề quan trọng của địa phương.
Xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ nhu cầu dân sinh với phương châm” dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra”. Trong việc nhân dân hiến đất, vật kiến trúc, hoa màu để làm đường thông qua hình thức bình chọn
dân chủ, người dân tại địa phương chọn những người có uy tín, có kinh nghiệm nhiệt tình tham gia ban giám
sát, ban vận động, ban thi công công trình , thực hiện tốt công tác giám sát đầu tư cộng đồng thông qua việc xây
dựng ban thanh tra nhân dân, công khai tài chính sau khi công trình đã được đầu tư. Hằng năm chính quyền địa
phương luôn làm tốt công tác công khai tài chánh, công khai việc thu chi ngân sách và các loại quỹ vận động.
Tổ chức bình cử gọi công dân nhập ngũ theo đúng các bước của luật nghĩa vụ quân sự. Công tác thông tin

tuyên truyền đảm bảo dưới mọi hình thức loa đài, lồng ghép vào các cuộc họp của các chi tổ hội đảm bảo việc
tuyền truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của NN. Thông qua MTTQ và các đoàn
thể CT-XH vận động thực hiện tốt phong trào toàn dân XD đời sống văn hóa, XD gia đình VH, khu phố VH và
tiến tới xã phường VH.
Chính quyền địa phương luôn coi công tác cải cách hành chánh là vấn đề quan trọng nhất. Công khai hóa các
trình tự thủ tục giải quyết, phí lệ phí. Luôn củng cố đội ngũ cán bộ tiếp dân, tiếp nhận và giải quyết đơn thưa tố
cáo của công dân kịp thời theo đúng thời gian qui định.
Tổ chức cho nhân dân tham gia xây dựng hương ước qui ước của khu phố thông qua ngày hội đại đoàn kết
toàn dân và tuyên dương người tốt việc tốt, vận động nhân dân tham gia tốt công tác giáo dục đạo đức cho TTN,
7


chính quyền địa phương luôn làm tốt công tác an sinh XH hằng năm vào dịp tết vận động các mạnh thường
quân chăm lo cho người nghèo ăn tết, công khai hóa các chính sách chế độ do nhà nước qui định.
Qua thực hiện công tác qui chế dân chủ tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, các cuộc vận động xây dựng
nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết nhân dân tích cực hưởng ứng, cán bộ công chức và người lao
động phấn khởi thi đua lao động sáng tạo mang lại hiệu quả cao trong SXKD góp phần thúc đẩy sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vừa nêu, quá trình thực hiện quy chế dân chủ vẫn còn một số
hạn chế như: Công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản về thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở triển khai còn
chậm; hoạt động của một số ban thanh tra nhân dân, ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ còn mang tính hình
thức, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát chưa cao; một số nội dung về thực hiện quy chế dân chủ chưa được
công khai thảo luận. Công tác tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng vận động nhân dân tố giác
hành vi tham nhũng chưa thật sự có trọng tâm, trọng điểm và chưa đi vào chiều sâu.
Nguyên nhân: Việc tổ chức thực hiện quy chế phối hợp chưa có sự gắn kết giữa các ban ngành, đoàn thể
trong việc triển khai thực hiện các nội dung phối hợp, các ban ngành, đoàn thể tham gia phối hợp chưa có đầu
tư đúng mức việc triển khai nội dung phối hợp; cơ chế phối hợp có trường hợp chưa có chặt chẽ, một số nội
dung phối hợp chưa thực sự thiết thực.
Giải pháp: Vì vậy, để thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới, cũng cần thực
hiện 1 số nhiệm vụ sau: Tiếp tục triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của địa

phương về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện
các văn bản về quy định thực hiện quy chế dân chủ ở các khu cụm dân cư trên địa bàn; tiếp tục chỉ đạo xây
dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, quy ước, hương ước ở thôn, làng,
tổ dân phố; Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp và hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện quy
chế dân chủ.
Câu 12: Tại sao nói Luật Hiến pháp là luật cơ bản? Nội dung của Luật HP? Những điểm mới của HP
năm 2013?
- Luật Hiến pháp được xem là luật cơ bản vì:
- Xét về mặt thẩm quyền ban hành thì HP là văn bản do cơ quan quyền lực NN cao nhất ban hành & thông qua
(Quốc hội
- Xét về mặt nội dung, HP qui định điều chỉnh 1 phạm vi rộng lớn các lĩnh vực quan hệ XH cơ bản & quan
trọng nhất. Những quan hệ này là csở pháp lý để xây dựng nên chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hoá
XH, quốc phòng an ninh, đối nội đối ngoại, quyền & nghĩa vụ cơ bản của công dân, nguyên tắc tổ chức hoạt
động của BMNN
- Xét về mặt hiệu lực thì HP là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, là csở để xây dựng nên toàn bộ hệ thống
pháp luật của quốc gia. Tính tối cao của HP được thể hiện như sau:
- Hiến pháp do Quốc hội thông qua, mà Quốc hội chính là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đại diện cho
nhân dân.
- Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước VN bởi vì tất cả các Bộ luật, Luật hay các văn bản quy phạm pháp
luật khác đều phải căn cứ vào các qui định của HIến pháp để ban hành, kg được trái với Hiến pháp đã có hiệu
lực thi hành.
- Là văn bản pháp lý duy nhất quy định tổ chức quyền lực nhà nước bao gồm lập pháp, hành pháp và tư pháp
- Có phạm vi điều chỉnh rộng nhất và mức độ điều chỉnh ở tầm khái quát nhất
- Có hiệu lực pháp lý tối cao
8


- Thể hiện một cách tập trung nhất, mạnh mẽ nhất ý chí và lợi ích của giai cấp cầm quyền hay liên minh giai cấp
cầm quyền
- Nội dung của Luật Hiếp Pháp:

* Luật Hiến pháp với tính cách là một ngành luật được xác định là ngành luật chủ đạo trong hệ thổng
pháp luật, là một tổng thể các quy phạm pháp luật thực hiện điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng
nhất trong tổ chức nhà nước.
*Những quan hệ cơ bản là đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp được phân chia theo nhóm các
lĩnh vực, vấn đề liên quan đến việc tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội; các quan hệ trong mồi nhỏm, lĩnh vực đó
lại do các chế định luật khác nhau điều chỉnh. Cụ thể là:
1.2.1 Nhóm các quan hệ cơ bản trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phồng, an ninh,
đối ngoại và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam lx hội chú nghĩa
Thông qua việc điều chỉnh các quan hệ trên, ngành Luật Hiến pháp thể chế hóa đường lối cách mạng của
Đảng ở từng giai đoạn lịch sử, xác lập các thể chế pháp lý cơ bản của chế độ nhà nước và chế độ xã hội xã hội
chủ nghĩa, gồm thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế văn háa - xã hội, các chính sách quốc phòng, an ninh
và đối ngoại, chế độ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là các chế định của ngành Luật Hiến
pháp, với nội dung gồm những vấn đề quan trọng sau:
Xác định bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bản chất và nguồn gốc của quyền
lực nhà nước.
Về bản chất của Nhà nước, ngành Luật Hiến pháp xác định Nhà nước ta có bản chất giai cấp công nhân,
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân; là Nhà nước thống nhất cùa các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Nhà
nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển toàn diện, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân.
Như thế, bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là sự thống nhất giữa tính chất giai
cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính thống nhất dân tộc, là chế độ nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Bản chất của nhà nước quy định bản chất và nguồn gốc của quyền lực nhà nước. Ngành Luật Hiến pháp
xác định: tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; các cơ quan nhà nước không tự quyền, mà chỉ có thẩm quyền do nhân dân
ủy nhiệm cho theo quy định cùa pháp luật.
Xác định cơ chế làm chủ cùa nhân dân, trên cơ sờ thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân
làm chủ, Nhà nước quản lý; xác định nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân - quyền
lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các

quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; xác định các phương thức và các bảo đảm thực hiện quyền lực nhà nước
của nhân dân thông qua chế độ dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp, bằng việc phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của các cơ quan dân cử, cùa các tổ chức chính trị - xã hội (Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn và các tổ chức
thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc); tăng cường mối quan hệ trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ,
nhân viên nhà nước trước nhân dân bằng việc nhân dân trực tiếp tham gia các công việc của nhà nước và xã hội
ở cơ sở, thực hiện các quyền công dân.
Từ nguồn gốc, bản chất của Nhà nước, của quyền lực nhà nước và cơ chế, phương thức thực hiện quyền
lực nhà nước, ngành Luật Hiến pháp xác định hình thức chính thể của nhà nước là cộng hòa xã hội chủ nghĩa.
Xác định một hệ thống các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước, như nguyên tắc Đảng lãnh đạo,
nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc pháp chế, Nhà nước quản lỷ xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng
9


cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân
dân và mọi công dân phải nghiêm chinh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các
tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Xác định hệ thống các chính sách cơ bản của nhà nước vê đối nội, đối ngoại, như chính sách phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách văn hóa - xã hội, chính sách quốc phòng, an
ninh, đối ngoại, chính sách xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công
nghiệp quốc phòng,... nhằm thể chế hóa đường lối đổi mới toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Các quan hệ trên được ngành Luật Hiến pháp điều chỉnh thông qua các chế định sau:
Chế độ chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chế độ kinh tế.
Chính sách văn hóa, xã hội.
Chính sách quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Chế độ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.2.2 Nhóm các quan hê xã bội cơ bản giữa Nhà nước và cá nhân
Các quy phạm của ngành Luật Hiến pháp điều chỉnh nhóm quan hệ trên nhằm xác lập mối quan hệ kiểu
mới xã hội chủ nghĩa giữa Nhà nước và cá nhân, về nội dung, các quy phạm quy định nguyên tắc xác lập và
củng cố mối quan hệ giữa Nhà nược và cá nhân, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ chế bảo đảm

thực hiện trên thực tế các quyền và nghĩa vụ đó.
Các nguyên tắc xác lập và củng cố mối quan hệ kiểu mới xã hội chủ nghĩa giữa Nhà nước và cá nhân bao
gồm:
+ Nguyên tắc quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được Nhà nước và xã hội
tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật.
+ Nguyên tắc quyền và nghĩa vụ công dân được thực hiện trên cơ sở bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa lợi
ích Nhà nước, lợi ích của tập thể và lợi ích của cá nhân.
+ Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
+ Nguyên tắc mọi công dân nữ và nam đều có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội và gia đình.
Nguyên tắc về sự thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ, quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công
dân.
Nguyên tắc về sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ giữa Nhà nước và cộng dân. Nhà nước bảo đảm các
quyển của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội.
Nguyện tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho mọi cá nhân có cơ hội và điều kiện phát triển toàn
diện, khẳng định được giá trị của con người mình trước Nhà nước và xã hội.
Trong điều kiện của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Luật Hiến pháp đã ghi nhận hai nguyên tắc
có tính đặc trưng là:
+ Công dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm.
+ Cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép.
Phù hợp với các nguyên tắc trên, ngành Luật Hiến pháp đã quy định toàn diện các quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân, thể hiện bước phát triển mới về chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
10


Về quyền cơ bản của công dân, bao gồm: quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận
các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ
chức trưng cầu dân ý; quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật;
quyền và nghĩa vụ lao động; quyền tự do kinh doanh; quyền sở hữu đối với tài sản hợp pháp và quyền sử dụng
đất; quyền và nghĩa vụ học tập; quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến

kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác;
quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe; quyền xây dựng nhà ở; quyền tự do đi lại và cư trú trong nước, có
quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật; quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí, có quyền được thông tin, có quyền được hội họp, biểu tình theo quy định của pháp luật; quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; quyền bất khà xâm phạm về thân thể, được pháp luật
bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền khiếu nại,
quyền tố cáo.
Về nghĩa vụ cơ bản, gồm: trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao
quý của công dân; nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng; nghĩa vụ tuân theo
Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp
hành những nguyên tắc sinh hoạt công cộng; nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích.
Về cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, ngành Luật Hiến pháp quy định các bảo đảm
sau:
+ Quy định thành chế độ và trách nhiệm phục vụ nhân dân, theo đó cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức
nhà nước phải tôn trọng nhân dân, phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự
giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch)
cửa quyền.
+ Các bảo đảm về mặt pháp lý nhằm xác lập chế độ bảo hộ của Nhà nước đổi với việc thực hiện các
quyền cơ bản của công dân, bao gồm trách nhiệm ban hành pháp luật quy định cụ thể và bảo đảm thực hiện các
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, như các chính sách, chế độ bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hộ
quyền sở hữu và quyền thừa kế, chính sách học phí, học bổng, chế độ viện phí, miễn giảm viện phí, chính sách
việc làm, bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp...; quy định các chế tài xử lý (dân sự, hành chính,
hình sự) các vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân; đặc biệt là các quy định phòng ngừa, bằng các chế tài
nghiêm khắc xử lý việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử trái pháp luật và nguyên tắc suy đoán vô tội, không ai bị
coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
+ Quy định các bảo đảm về kinh tế, vật chất và phương tiện để tạo điều kiện cho công dân thực hiện
quyền và nghĩa vụ.
+ Quy định các qụyền ưu tiên đối với những đối tượng đặc biệt, như trẻ em, trẻ em khuyết tật, trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; thanh niên, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có
công với nước, người già, người tàn tật,...

Các quan hệ trên được ngành Luật Hiến pháp điều chỉnh thông qua hai chế định sau:
Chế định quốc tịch Việt Nam.
Chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
1.2.3 Nhóm quan hệ cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Các quy phạm của ngành Luật Hiến pháp điều chỉnh các quan hệ trên thông qua các quy định sau:
Quy định các nguyên tắc hình thành, mối quan hệ giữa các đom vị hành chính lãnh thổ, gồm: tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh và xã, phường, thị trấn.

11


Quy định cơ cấu bộ máy nhà nước, trình tự hình, thành, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và các mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, các bảo đảm để các cơ quan nhà nước thực
hiện được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Theo các quy định trên, bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm các cơ quan sau:
Quốc hội, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do nhân dân cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực
tiếp và bỏ phiếu kín. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những chính sách cơ
bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước; những nguyên tắc chủ
yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân; thực hiện
quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Cơ quan thường trực của Quốc hội là ủy ban
Thường vụ Quốc hội. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm.
Chủ tịch nước, là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối
nội và đối ngoại, thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an
ninh.
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo cống tác trước
Quốc hội, có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Chính phủ, là cơ quan chấp hành cùa Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ thống nhất quận lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của nhà nước; bảo đảm hiệu lực củạ bộ máy nhà nước từ Trung

ương đến cơ sở, bảo đảm tòn trọng Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc
hội và Chủ tịch nước.
Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác.
Thủ tướng Chính, phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, theo đề nghị của Chủ tịch nước, chịu
trách nhiệm trước Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và
Gác thành viên khác của Chính phủ do Quốc hội phê chuẩn theo danh sách đề nghị của Thủ tướng. Nhiệm kỳ
của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Bộ và các cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ, và là thiết chế hiến định, do Hiến pháp quy định.
Việc thành lập, bãi bỏ các Bộ và cơ quan ngang Bộ thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Về chức năng, Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đổi với ngành hoặc lĩnh vực
được giao trong phạm vi cả mrởc; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản
lý.
Đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quaií ngang Bộ, là thành viên Chỉnh phủ,
do Thủ tướng đề nghị theo danh sách để Quốc hội phê chuẩn. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chịu
trách nhiệm trước Thủ tướng Chỉnh phủ, trước Quôc hội về quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước.
Phù hợp vói vị trí và chức năng trên, Bộ, cơ quan ngang Bộ có ca cấu tổ chức gồm:
+ Các Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ.
+ Các Cục, Tổng cục (Tổng cục không nhất thiết các Bộ phải có).
+ Các tổ chức sự nghiệp.
Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân, là cơ quan tư pháp, cỏ nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể;
bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
12


Tòa án gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân địa phương (tỉnh, huyện và tương đương), Tòa án
quân sự và các Tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Trong trường hợp đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt

Ngành Luật Hiến pháp quy định cụ thể thẩm quyền xét xử các vụ việc của Tòa án và củaa từng cấp Tòa
án, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động (xét xử), chế độ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, các bảo đảm về
biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất, trách nhiệm phối hợp của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, các đơn
vị, tổ chức khác trong hoạt động của Tòa án.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân địa phương (tỉnh, huyện và tương đương), Viện
Kiểm sát quân sự có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách
nhiệm do luật định, góp phần đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh.
Viện Kiểm sát nhân dân được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất, chỉ đạo theo ngành dọc, kết
hợp chặt chẽ giữa lãnh đạo tập thể (ủy ban kiểm sát) với cá nhân phụ trách. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân
tối cao do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, theo đề nghị của Chủ tịch nước, chịu trách nhiệm và báo
cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước
ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
Chính quyền địa phương, gồm Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, được thành lập cả ở ba cấp hành
chính: tinh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thi xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn.
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và
quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và
cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đông nhân dân được thành lập ở cả ba cấp hành chính (tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương; huyện quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã phường, thị trấn).
Ủy ban nhân dân, do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, là cơ quan chap hành của Hội đồng nhân dân và
là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các
cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
ủy ban nhân dân thảo luận tập thể, quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng ở địa phương, thể hiện
các quyết định đó dưới hình thức quyết định, chỉ thị.
Chủ tịch ủy ban nhân dân lãnh đạo, điều hành hoạt động của ủy ban nhân dân.
Các quan hệ cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nêu trên được các chế định sau của
ngành Luật Hiến pháp điều chỉnh:
Cấu trúc hành chính - lãnh thổ.
Bộ máy nhà nước.
Chế độ bầu cử.
Quốc hội.

Chủ tịch nước.
Chính phủ.
Chính quyền địa phương.
Các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam.
Các cơ quan tư pháp.
- Những điểm mới của HP năm 2013:
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày
28/11/2013, Chủ tịch nước công bố ngày 08/12/2013, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Đây là bản Hiến pháp của
13


thời kỳ đổi mới toàn diện, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế của nước
ta trong thời kỳ mới, đồng thời đánh dấu bước phát triển mới của lịch sử lập hiến Việt Nam. Để phân biệt Hiến
pháp này với các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và Hiến pháp năm 1992, sau đây gọi tắt là Hiến pháp
năm 2013. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi giới thiệu những điểm mới cơ bản của Hiến pháp năm 2013 so
với Hiến pháp năm 1992 về cơ cấu và hình thức thể hiện; về chế độ chính trị; chính sách kinh tế - xã hội; quyền
con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; về bộ máy nhà nước; về hiệu lực của Hiến pháp và sửa đổi
Hiến pháp.
1. Về cơ cấu và hình thức thể hiện của Hiến pháp năm 2013
Về cơ cấu của Hiến pháp: Hiến pháp năm 2013 gồm 11 chương, 120 điều. So với Hiến pháp năm 1992,
Hiến pháp năm 2013 giảm 1 chương, 27 điều, trong đó có 12 điều mới (Điều 19, 34, 41, 42, 43, 55, 63, 78, 111,
112, 117 và 118); giữ nguyên 7 điều (Điều 1, 23, 49, 86, 87, 91 và 97) và sửa đổi, bổ sung 101 điều còn lại[1].
Hiến pháp năm 2013 có cơ cấu mới và sắp xếp lại trật tự các chương, điều so với Hiến pháp 1992, như:
đưa các điều quy định các biểu tượng của Nhà nước (quốc kỳ, quốc huy, quốc ca ...) ở Chương XI Hiến pháp
năm 1992 vào Chương I "Chế độ chính trị" của Hiến pháp năm 2013. Đổi tên Chương V Hiến pháp năm 1992
“Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
và đưa lên vị trí trang trọng của Hiến pháp là Chương II ngay sau Chương I "Chế độ chính trị". Chương II "Chế
độ kinh tế" và Chương III "Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ" của Hiến pháp năm 1992 có tổng cộng 29
điều đã được Hiến pháp năm 2013 gộp lại thành một chương là Chương III "Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục,
khoa học, công nghệ và mội trường" và chỉ còn 14 điều nhưng quy định cô đọng, khái quát, mang tính nguyên

tắc so với Hiến pháp năm 1992.
Khác với các bản Hiến pháp trước đây, lần đầu tiên Hiến pháp năm 2013 có một chương mới quy định
về "Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán nhà nước” (Chương X). Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 còn đổi tên
Chương IX Hiến pháp năm 1992 "Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND)" thành "Chính
quyền địa phương" và đặt Chương IX "Chính quyền địa phương" sau Chương VIII "Tòa án nhân dân, Viện
kiểm sát nhân dân".
Về hình thức thể hiện của Hiến pháp năm 2013: so với với Hiến pháp năm 1992, hình thức thể hiện của
Hiến pháp năm 2013 từ Lời nói đầu đến các điều quy định cô đọng hơn, khái quát, ngắn gọn, chính xác, chặt chẽ
hơn. Ví dụ, Lời nói đầu Hiến pháp năm 2013 được rút ngắn, cô đọng, súc tích, đủ các ý cần thiết nhưng chỉ có 3
đoạn với 290 từ so với 6 đoạn với 536 từ của Hiến pháp năm 1992.
2. Những nội dung các chương của Hiến pháp năm 2013
2.1 Chương I “Chế độ chính trị”: gồm 13 điều, từ Điều 1 đến Điều 13. So với Hiến pháp 1992, Hiến pháp
năm 2013 có những điểm mới cơ bản sau đây:
Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định những giá trị nền tảng và mục tiêu cơ bản của của
Nhà nước CHXHCN Việt Nam (Điều 1, Điều 3), đồng thời khẳng định rõ hơn chủ quyền nhân dân: “Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ”, những bảo đảm thực hiện chủ quyền nhân dân đầy
đủ hơn: "bằng dân chủ trực tiếp"[2] và "bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ
quan khác của Nhà nước", với chế độ bầu cử dân chủ, quyền cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội và HĐND,
cũng như cơ chế không chỉ phân công, phối hợp mà còn kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện quyền lực nhà nước (Điều 2, Điều 6, Điều 7). Những quy định mới này thể hiện rõ hơn bản chất dân chủ và
pháp quyền của Nhà nước ta. Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, tất cả các từ “Nhân dân”
đều được viết hoa một cách trang trọng, thể hiện sự tôn trọng và đề cao vai trò của Nhân dân với tư cách là chủ
thể duy nhất của toàn bộ quyền lực nhà nước ở nước ta.
Thứ hai, Điều 4 Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam đối với Nhà nước và xã hội; đồng thời bổ sung thêm trách nhiệm của Đảng trước Nhân dân:“Đảng Cộng
14


sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm
trước Nhân dân về những quyết định của mình”.

Thứ tư, Điều 9 liệt kê đầy đủ các tổ chức chính trị - xã hội gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn
Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam,
Hội cựu chiến binh Việt Nam và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức này. Đặc biệt, Điều 9 Hiến
pháp năm 2013 bổ sung vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc “tăng cường đồng thuận xã hội;
giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc” (khoản 1), đồng thời quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên
của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” (khoản 3)[3].
Thứ năm, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định chủ quyền quốc gia và đường lối đối ngoại độc lập,
tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác của Nhà nước CHXHCN Việt Nam với tất cả các nước trên thế giới; đồng
thời cam kết "tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên",
khẳng định Việt Nam "là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích
quốc gia, dân tộc" (Điều 11, Điều 12).
Thứ sáu, kế thừa cách quy định của Hiến pháp năm 1946, Điều 13 Chương này quy định về Quốc kỳ,
Quốc huy, Quốc ca, ngày Quốc khánh và Thủ đô chứ không để một chương riêng (Chương XI) như Hiến pháp
năm 1992.
2.2 Chương II “Quyền con người, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”: gồm 36 điều, từ Điều 14
đến Điều 49. Trong 11 chương của Hiến pháp năm 2013, đây là chương có số điều quy định nhiều nhất (36/120
điều), có nhiều đổi mới nhất cả về nội dung quy định, cả về cách thức thể hiện. Cụ thể như sau:
Trước hết, khác với tất cả các bản Hiến pháp trước đây, lần đầu tiên Hiến pháp năm 2013 xác định rõ và
quy định ngay tại Điều 3 về Nhà nước có trách nhiệm "công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con
người, quyền công dân". Vì vậy, khi quy định quyền con người, quyền công dân, hầu hết các điều của Hiến
pháp năm 2013 quy định trực tiếp "mọi người có quyền ...", "công dân có quyền " để khẳng định rõ đây là những
quyền đương nhiên của con người, của công dân được Hiến pháp ghi nhận và Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng,
bảo đảm và bảo vệ các quyền này, chứ không phải Nhà nước “ban phát”, “ban ơn” các quyền này cho con người,
cho công dân. "Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường
hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng
đồng" (khoản 2 Điều 14).
Đây chính là nguyên tắc hiến định rất quan trọng về quyền con người, quyền công dân và t heo nguyên
tắc này, từ nay không chủ thể nào, kể cả các cơ quan nhà nước được tùy tiện cắt xén, hạn chế các quyền con người,
quyền công dân đã được quy định trong Hiến pháp[4]. Cũng từ nguyên tắc này, các quy định liên quan đến các

quyền bất khả xâm phạm của con người, của công dân (như quyền được sống, quyền không bị tra tấn, quyền bình
đẳng trước pháp luật v.v.) là các quy định có hiệu lực trực tiếp; chủ thể của các quyền này được viện dẫn các quy
định của Hiến pháp để bảo vệ các quyền của mình khi bị xâm phạm. Các quyền, tự do cơ bản khác của con người,
của công dân và quyền được bảo vệ về mặt tư pháp cần phải được cụ thể hóa nhưng phải bằng luật do Quốc hội, cơ quan đại diện quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân ban hành[5], chứ không phải quy định chung chung
“theo quy định pháp luật”[6] như rất nhiều điều của Hiến pháp năm 1992 quy định v.v.
Thứ hai, Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền nào là quyền con người, quyền nào là quyền công dân
và quy định chương này theo thứ tự: đầu tiên là các nguyên tắc hiến định về quyền con người, quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân; tiếp đến là các quyền dân sự, chính trị rồi đến các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội và
cuối cùng là các nghĩa vụ của cá nhân, của công dân. Hầu hết các điều của chương này trong trong Hiến pháp năm
2013 thay vì quy định “công dân” như Hiến pháp năm 1992[7] đã quy định “mọi người”, “không ai” [8]. Điều này
có ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới về nhận thức lý luận và giá trị thực tiễn khi không đồng nhất
quyền con người với quyền công dân.
15


Thứ ba, Hiến pháp năm 2013 quy định một số quyền mới của con người, quyền và nghĩa vụ mới của công
dân, như: "Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác" (Điều 17); "Mọi người có
quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật" (Điều 19);
"Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình ..." (Điều 21);
"Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội" (Điều 34); "Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các
giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa" (Điều 41); "Công dân có quyền xác
định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp" (Điều 42); "Mọi người có quyền
được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường" (Điều 43) v.v. Điều này thể hiện bước
tiến mới trong việc mở rộng và phát triển các quyền, phản ảnh kết quả của quá trình đổi mới hơn 1/4 thế kỷ ở Việt
Nam. Nội dung của các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong các điều khác
của Hiến pháp năm 2013 phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, nhất là
Công ước quyền con người về chính trị, dân sự và Công ước quyền con người về kinh tế, văn hóa và xã hội năm
1966 của Liên hợp quốc. Đây cũng chính là sự khẳng định cam kết mang tính hiến định của Nhà nước ta trước Nhân
dân và trước cộng đồng quốc tế về trách nhiệm tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, quyền công
dân ở Việt Nam[9].

2.3 Chương III “Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường”: từ Điều 50 đến
Điều 63. Đây là chương gộp nội dung quy định của Chương II "Chế độ kinh tế" (15 điều) và Chương III "Văn
hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ" (14 điều) của Hiến pháp năm 1992 đã quy định quá chi tiết, cụ thể, nhưng
mang tính tuyên ngôn, ít tính quy phạm. Chương III Hiến pháp năm 2013 chỉ còn 14 điều, quy định những
chính sách kinh tế - xã hội mang tính nguyên tắc, khái quát, cô đọng thể hiện sự gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa
phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường nhằm hướng đến
sự phát triển có tính chất bền vững.
Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định chính sách phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần
định hướng XHCN nhưng không liệt kê các thành phần kinh tế; vẫn ghi nhận kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo ... nhưng không còn ghi: được củng cố và phát triển; tiếp tục khẳng định: "đất đai ... thuộc sở hữu của toàn
dân" nhưng quy định rõ "do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" (Điều 53). Hiến pháp năm
2013 vẫn quy định về Nhà nước thu hồi đất nhưng xác định rõ hơn về mục đích thu hồi, nguyên tắc công khai,
minh bạch và chế độ bồi thường: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp
thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công
cộng (tác giả nhấn mạnh). Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của
pháp luật" (Điều 54).
Hiến pháp năm 1992 bổ sung về: thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt
động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước (Điều 55); về quản lý ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia và các nguồn
tài chính công khác (Điều 56); về sử dụng, quản lý, bảo vệ môi trường (Điều 63) v.v.[10]
2.4 Chương V “Quốc hội”: gồm 17 điều (từ Điều 69 đến Điều 85). Về cơ bản, Hiến pháp năm 2013 kế
thừa các quy định của Chương VI "Quốc hội" của Hiến pháp năm 1992, nhưng có một số sửa đổi, bổ sung quan
trọng sau:
Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 vẫn xác định: "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam" nhưng không có nghĩa là "cơ quan có toàn
quyền", "là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp" như Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 quy
định. Vì thế Hiến pháp năm 2013 chỉ quy định: "Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định
các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước" (Điều 69). Những
nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền hành pháp chuyển về cho Chính phủ, Quốc hội chỉ quyết định mục tiêu,
chỉ tiêu, chính sách và nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, không còn quyết định kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm

để Chính phủ chủ động, năng động hơn trong điều hành, quản lý đất nước[11].
16


Thứ hai, bổ sung thẩm quyền của Quốc hội liên quan đến thành lập hai cơ quan mới là Hội đồng bầu cử
quốc gia và Kiểm toán nhà nước; đặc biệt là thẩm quyền của Quốc hội trong việc phê chuẩn, miễn nhiệm và cách
chức Thẩm phán TANDTC theo đề nghị của Chánh án TANDTC để làm rõ hơn vai trò của Quốc hội trong mối
quan hệ với TANDTC, nâng cao vị thế của đội ngũ Thẩm phán theo tinh thần cải cách tư pháp (Điều 70).
Thứ ba, liên quan đến cơ quan thường trực của Quốc hội, Hiến pháp năm 2013 quy định bổ sung một số
thẩm quyền quan trọng cho Ủy ban thường vụ Quốc hội, như: "phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ
đặc mệnh toàn quyền của nước CHXHCN Việt Nam" (Điều 74); đặc biệt là thẩm quyền "quyết định thành lập,
giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương" (khoản
8 Điều 74) chứ không giao cho Chính phủ thực hiện quyền này như Hiến pháp năm 1992 quy định.
Thứ tư, khác Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định cho Quốc hội có quyền quyết định kéo dài (hoặc rút ngắn)
nhiệm kỳ của Quốc hội mà không giới hạn thời gian kéo dài, khoản 3 Điều 71 Hiến pháp năm 2013 xác định rõ:
“Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh”.
Ngoài ra, để những người được Quốc hội bầu giữ các chức vụ chủ chốt của bộ máy nhà nước có ý thức
sâu sắc về danh dự và trọng trách của mình trước Quốc hội, trước Tổ quốc và Nhân dân, Hiến pháp năm 2013
có quy định mới là: "Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp” (khoản 7 Điều 70). Quốc
hội, nhân dân hy vọng, đặt niềm tin và giám sát việc thực hiện lời tuyên thệ này của những người giữ trọng
trách của các cơ quan then chốt của Nhà nước.
2.5 Chương VI “Chủ tịch nước”: gồm 8 điều, từ Điều 86 đến Điều 93. Hiến pháp 2013 vẫn quy định:
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước về đối nội và đối ngoại (Điều 86). Tiêu chuẩn, điều
kiện và thẩm quyền của Chủ tịch nước về cơ bản vẫn giữ như Hiến pháp 1992, nhưng có hai nội dung được bổ
sung mới là:
Thứ nhất, Điều 88 Hiến pháp năm 2013 quy định rõ hơn vai trò thống lĩnh lực lượng vũ trang, quy định
quyền của Chủ tịch nước“quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô
đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị
Quân đội nhân dân Việt Nam”.

Thứ hai, Điều 90 Hiến pháp năm 2013 quy định: Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về
vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước”.
2.6 Chương VII “Chính phủ”: gồm 8 điều, từ Điều 94 đến Điều 101. Chương này có một số điểm mới
so với Hiến pháp 1992 là:
Thứ nhất, lần đầu trong lịch sử lập hiến của nước ta, Hiến pháp năm 2013 chính thức khẳng định: Chính
phủ "là cơ quan thực hiện quyền hành pháp", mặc dù Điều 94 vẫn còn quy định: "Chính phủ "là cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam", "là cơ quan chấp hành của Quốc hội". Điều này thể
hiện mong muốn thực hiện nguyên tắc phân công quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước mà Điều 2
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) đã quy định, nhưng đồng thời vẫn giữ nguyên tắc tập quyền XHCN
với đặc điểm về vị trí tối cao và toàn quyền của Quốc hội trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước khác,
trong đó có Chính phủ.
Thứ hai, quy định cụ thể về vai trò và trách nhiệm của các thành viên Chính phủ. Quy định về trách
nhiệm của Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng
Chính phủ.
Thứ ba, Hiến pháp năm 2013 không còn giao cho Chính phủ quyền quyết định về điều chỉnh địa giới
hành chính (thực tế là cả chia tách, thành lập mới) các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh như như khoản 10 Điều
112 Hiến pháp năm 1992 quy định.
17


2.7. Chương VIII “Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân”: gồm 8 điều, từ Điều 102 đến Điều
109. So với Hiến pháp 1992, Hiến pháp năm 2013 có một số điểm mới chủ yếu sau:
Thứ nhất, khẳng định chính thức Tòa án nhân dân là cơ quan “thực hiện quyền tư pháp” (Điều 102).
Điều này thể hiện rõ nguyên tắc phân công thực hiện quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước. Nhân đây
cũng xin nói thêm rằng, bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 cũng đã quy định: các cơ quan tư pháp (thực hiện
quyền tư pháp) chỉ bao gồm tòa án các cấp (Tòa án tối cao, các tòa án phúc thẩm, các tòa án đệ nhị cấp và các
tòa án sơ cấp), nhưng các bản Hiến pháp sau này (từ Hiến pháp năm 1959, 1980 đến Hiến pháp năm 1992, khi
hệ thống Viển kiểm sát được thiết lập) đã không quy định rõ cơ quan nào thực hiện quyền tư pháp.
Thứ hai, khẳng định rõ hơn một số nguyên tắc tố tụng mang tính hiến định: nguyên tắc xét xử hai cấp

gồm sơ thẩm, phúc thẩm; nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; mở ra khả năng áp dụng nguyên tắc
xét xử theo thủ tục rút gọn chứ không phải trong tất cả mọi trường hợp đều áp dụng nguyên tắc xét xử tập thể và
quyết định theo đa số như Hiến pháp năm 1992 và pháp luật tố tụng hiện hành quy định (khoản 4, 5 Điều 103
Hiến pháp năm 2013). Trong các nguyên tắc nói trên, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử là rất quan trọng, đảm
bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia tố tụng, từ đó tăng cường tính minh bạch, công khai, nâng cao chất
lượng hoạt động xét xử của Tòa án.
Thứ ba, Hiến pháp năm 2013 quy định: Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án
khác do luật định; Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do
luật định (khoản 2 Điều 102 và khoản 2 Điều 107). Quy định này có ý nghĩa mở đường thực hiện chủ trương tổ
chức lại Tòa án theo thẩm quyền xét xử (Tòa án khu vực), không tương ứng với chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện
như hiện nay để bảo đảm nguyên tắc độc lập của Tòa án[12].
2.8 Chương IX “Chính quyền địa phương”: gồm 7 điều, từ Điều 110 đến Điều 116. Chương này có
một số điểm mới như sau:
Thứ nhất, Chương IX Hiến pháp 1992 có tên là “HĐND và UBND” và chương này được quy định trước
chương “Tòa án nhân dân và Việt kiểm sát nhân dân”. Hiến pháp năm 2013 đã đổi tên Chương IX này thành
“Chính quyền địa phương” và đặt sau chương “Tòa án nhân dân và Việt kiểm sát nhân dân”. Việc đổi tên như
trên để: Một mặt, không đồng nhất chính quyền địa phương với hai cơ quan của chính quyền địa phương là
HĐND và UBND, dù đây là hai cơ quan then chốt của mỗi cấp chính quyền địa phương; Mặt khác, tên chương
"Chính quyền địa phương" mới phù hợp với những nội dung quy định quan trọng khác của chương này, như:
phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ, quyền lực của cộng đồng dân cư địa phương (nhân dân địa phương), về
vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể của nhân dân địa phương, các mối quan hệ của
chính quyền địa phương với các cơ quan nhà nước hữu quan và với nhân dân ở địa phương v.v.[13]
Thứ hai, các đơn vị hành chính của nước ta về cơ bản vẫn như Hiến pháp năm 1992 quy định, nhưng để
"mở đường" cho khả năng tới đây Luật Tổ chức chính quyền địa phương có thể quy định thành lập các đơn vị
hành chính mới, Hiến pháp năm 2013 đã dự liệu thêm: "đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành
lập" hoặc "đơn vị hành chính tương đương" với quận, huyện, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương. Đặc
biệt, khác với tất cả các bản Hiến pháp của nước ta trước đây, khoản 2 Điều 110 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa
phương và theo trình tự, thủ tục do luật định”. Việc xác định có tính hiến định về thẩm quyền[14], tiêu chí, điều
kiện, thủ tục thành lập mới, sáp nhập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính như trên sẽ bảo đảm tính ổn định

các đơn vị hành chính - lãnh thổ, khắc phục thực tế dễ dãi trong việc "nhập - tách" các đơn vị hành chính, không
tính đến tâm tư, tình cảm của cộng đồng dân cư ở địa phương đã từng gắn bó bao đời với các đơn vị hành chính
khi bị sáp nhập, khi bị chia tách, như thực tế ở nước ta những năm vừa qua[15].
Thứ ba, Điều 111 Hiến pháp 2013 quy định khái quát theo hướng: “Chính quyền địa phương được tổ
chức ở các đơn vị hành chính của nước CHXHCN Việt Nam. Cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và
UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt do
luật định”. Việc tổ chức HĐND và UBND cụ thể ở từng đơn vị hành chính sẽ được quy định trong Luật tổ chức
chính quyền địa phương trên cơ sở tổng kết việc thực hiện chủ trương của Đảng thí điểm một số nội dung về tổ
18


chức chính quyền đô thị và kết quả tổng kết thực hiện Nghị quyết số 26/2008/QH12 của Quốc hội về "Thực
hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường", đáp ứng yêu cầu tổ chức chính quyền địa phương
phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt và các nguyên tắc phân
cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương.
Thứ tư, Điều 112 Hiến pháp 2013 mang tính định hướng mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và
chính quyền địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương: “Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa
phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương
và của mỗi cấp chính quyền địa phương. Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực
hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó".
2.9 Chương X “Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán nhà nước”: gồm 2 điều. Điều 117 quy định về
"Hội đồng bầu cử quốc gia" có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu
cử đại biểu HĐND các cấp. Điều 118 quy định về " Kiểm toán Nhà nước", đây là là cơ quan do Quốc hội thành
lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản
công. Khác với Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan lần đầu tiên được Hiến pháp quy định, Kiểm toán nhà
nước đã được thành lập theo Nghị định 70/CP của từ ngày 11/7/1994 và đang hoạt động, nay chính thức hiến
định thể hiện sự đề cao vai trò của cơ quan này trong bộ máy nhà nước. Điều này cũng phù hợp với xu hướng
chung của các nước trên thế giới, nhằm kiểm soát chặt chẽ việc quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công,
ngăn ngừa nạn tham nhũng.
2.10 Chương XI “Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp”: gồm 2 điều, Điều 119 và Điều

120. Điều 119 Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định “Hiến pháp là luật cơ bản của nước CHXHCN Việt Nam, có
hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp” như Điều 146 Hiến pháp
năm 1992 nhưng bổ sung quy định mới: "Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý” và xác định rõ “Quốc
hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ
quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do
luật định”.
Điều 120 Hiến pháp 2013 quy định cụ thể hơn về quy trình "làm Hiến pháp", sửa đổi Hiến pháp so với Điều
147 Hiến pháp năm 1992 như sau:
“Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu
Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa
đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền
hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Ủy
ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp. Hiến
pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu
ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định. Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc
hội quyết định”.
Trên đây là những điểm mới cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam - "Hiến pháp dân chủ,
pháp quyền và phát triển".
Câu 13: Nêu từng tình huống cụ thề và xác định các quan hệ xã hội phát sinh trong tình huống đó
thuộc đối tượng điều chỉnh của các ngành luật: Hành chính, dân sự, kinh tế, đất đai, hôn nhân gia đình
trong tình huống đó?
- Luật Hành chính:
Ông A chạy vượt đèn đỏ nhưng không gây tai nạn. Ông bị CSGT xử phạt vi phạm hành chính về GT
đường bộ. Quan hệ XH là: Giữa ông A và CSGT.
- Luật Dân sự:
19


Ông A chết để lại cho bà B và 02 người con 4 ha đất nhưng do kinh tế gia đình bà B phải bán đi 01 ha

để trang trải. Tuy nhiên hai con của bà B không đồng đồng ý bán vì đây là tài sản cung của của 03 người. Giữa
bà B và 02 con xày ra tranh chấp. Quan hệ xã hội phát sinh là giữa bà B và 02 người con.
- Luật kinh tế:
Ông B là thương lái ký hợp đồng mua lúa với ông C, với giá lúa 5.200đồng/kg, và nhận tiền cọc của ông
C là 10.000.000 đồng và ngày 15/12/2015 sẽ tiến hành mua bán bán lúa theo hợp đồng. Nhưng đến thời điểm
bán lúa do giá giao động và tăng lên 5.500đồng/kg. Lúc này ông C không muốn bán lúa cho ông B theo giá cũ
và có ý định trả lại tiền cọc 10.000.000 đồng lại cho ông C để bán lúa cho thương lái khác. Ông C không đồng ý
và yêu vầu ông B nếu không bán lúa phải trả tiền cọc lại gấp đôi là 20.000.000 đồng. Vụ việc không thõa thuận
được và ông C đã làm đơn gởi đến UBND xã để nhờ giải quyết. Quan hệ XH phát sinh là giữa ông A, Ông B
và chính quyền địa phương.
- Luật đất đai:
Ông A chết có lập di chúc chung với vợ để lại cho vợ là bà B và 02 con là C và anh của C, 4 ha đất, 1ha
để cho bà B và phần còn lại chia đều cho 02 người con. Hiện tại bà B vẫn còn sống nhưng C làm thủ tục đề nghị
chuyển quyền SDĐ cho mình và anh trai. Quan hệ xã hội phát sinh là giữa ông A – bà B; giữa ông A, bà B và
hai người con.
- Luật hôn nhân gia đình:
A sinh năm 1995 quen với B sinh năm 2000 và có ý định kết hôn với B,. Nhưng do hai bên gia đình biết
B chưa đủ tuổi kết hôn nên ngăn cản không cho A và B tiếp tục qua lại. Quan hệ xã hội trong tình huống:
Giữa A và B
Câu 14: Nêu từng tình huống cụ thề và xác định các quan hệ PL: Hành chính, dân sự, kinh tế, đất
đai, hôn nhân gia đình trong tình huống đó?
Trả lời:
Tại xã A, Hộ B chăn nuôi gia súc, để chất thải chảy tràn ra đất và bốc mùi hôi thối gây bức xúc cho
các hộ xung quanh. M gửi đơn đề nghị Ủy ban nhân dân xã A giải quyết để bảo đảm môi trường sống, sức
khỏe của M và các hộ dân xung quanh. Trường hợp này, Ủy ban nhân dân xã A phải giải quyết như thế
nào?
Giải thích:
Trong trường hợp này thì B đã vi phạm khoản 3 điều 69 luật bảo vệ môi trường năm 2015 quy định vệ
bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp như sau:
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y phải

thực hiện quy định về bảo vệ môi trường tại khoản 1 và khoản 2 Điều 78 của Luật này.
2. Phân bón, sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi đã hết hạn sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng phải được xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
3. Khu chăn nuôi tập trung phải có phương án bảo vệ môi trường và đáp ứng yêu cầu sau:
a) Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư;
b) Thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải;
c) Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh;
d) Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ
sinh phòng bệnh.

20


Đồng thời B vi phạm Nghị định 179/2013 NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Như vậy, UBND xã A xem xét xử phạt hành chính theo thẩm quyền. Nếu vượt thẩm quyền thì đề nghị cấp
trên xử lý.
- Luật Dân sự:
Mẹ M mất năm 2014, có lập di chúc chung với cha của M để lại 2/3 ngôi nhà cho M và 1/3 ngôi nhà
cho chị của M (cha mẹ M đứng tên quyền sở hữu nhà). Cha mẹ M có 5 người con đều còn sống, trong độ
tuổi lao động và có đầy đủ năng lực hành vi. Hiện tại, cha M vẫn còn sống. M làm thủ tục đề nghị chuyển
nhượng quyền sở hữu ngôi nhà cho M và chị của M. Trường hợp này phải giải quyết như thế nào?
Giải thích:
Căn cứ điều 663 bộ luật dân sự quy định về lập di chúc chung của vợ, chồng (Điều 663: Vợ, chồng có
thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung.)
Căn cứ điều 668 bộ luật dân sự quy định về hiệu lực pháp luật của di di chúc chung của vợ, chồng ( Điều
668: Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng
cùng chết.)
Như vậy, di chúc chung này chỉ có hiệu lực pháp luật tại thời điểm bố của M chết. Sau khi di chúc có hiệu
lực thì M và chị M mới có quyền tiến hành các thủ tục chuyển quyền sở hữu ngôi nhà cho M và chị của M.

- Luật kinh tế:
Công ty Trách nhiệm hữu hạn A có 2 thành viên góp vốn gồm: ông B có vốn góp là 90% và hiện là
Chủ tịch hội đồng thành viên đồng thời là người đại diện pháp luật của công ty và bà C là thành viên công
ty có vốn góp là 10%. Chị D là Phó Giám đốc công ty. Nay ông B muốn có thêm chị D làm đại diện pháp
luật của công ty có được không?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 và khoản 3 điều 13 luật doanh nghiệp năm 2014
Khoản 1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện
các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên
đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo
quy định của pháp luật.
Khoản 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo
pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp.
Khoản 3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt
Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam
và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật
khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
Như vậy, chị D được làm đại diện theo pháp luật của công ty.
- Luật HNGĐ:
A sinh năm 1991 dự định kết hôn với B sinh năm 1993. Về bên họ nội A, thì A và B không có quan
hệ họ hàng thân thích. Về bên họ ngoại A, thì ông ngoại A, người sinh ra mẹ A và cụ ngoại B, người sinh ra
ông ngoại B, người mà mẹ B gọi là ông nội là 2 anh em ruột. Về vai vế bên ngoại, mẹ B gọi mẹ A là cô họ.
Vậy A và B kết hôn có vi phạm pháp luật không. Tại sao?
Giải thích:
21


Căn cứ điểm đ khoản 2 điều 5 quy định về bảo vệ chế độ trong hôn nhân và gia đình ( điểm đ: Yêu sách
của cải trong kết hôn) ; khoản 1 điều 8 luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định điều kiện kết hôn (khoản 1.

Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d
khoản 2 Điều 5 của Luật này.)
Căn cứ khoản 18 điều 3 luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định những người có họ trong phạm vi 3
đời (Khoản 18: Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là
đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con
chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba)
Căn cứ các điều khoản trên
- Bố mẹ của ông ngoại A và cụ ngoại B là đời thứ nhất
- Ông ngoại A và cụ ngoại B là đời thứ hai
- Mẹ của A và ông ngoại B là đời thứ ba
- A và mẹ B là đời thứ tư
- B là đời thứ năm
Như vậy, A và B kết hôn không vi phạm về cấm kết hôn của luật hôn nhân gia đình năm 2014.
- Luật đất đai:
A chuyển nhượng mảnh đất 4mx20m cho bên mua. Sau địa chính quận xuống đo theo bản đồ diện
tích được công nhận trên sổ đỏ. Nhưng kết quả là mảnh đất của A đã bị nhà kế bên xây lấn 12cm. Vụ việc
trên phải giải quyết như thế nào?
*Căn cứ điều 166 luật đất đai 2013 quy định về quyền sử dụng đất
Điều166. Quyền chung của người sử dụng đất
1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Hưởng thành quả lao động, kếtquả đầu tư trên đất.
3. Hưởng các lợi ích do côngtrình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
4. Được Nhànước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
5. Được Nhà nước bảo hộ khi ngườikhác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
6. Được bồi thường khi Nhà nướcthu hồi đất theo quy định của Luật này.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiệnvề những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những

hành vikhác vi phạm pháp luật về đất đai.
*Căn cứ điều 202 luật đất đai 2013 về hòa giải tranh chấp đất đai
Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích cácbên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông
quahòa giải ở cơ sở.
22


2. Tranh chấp đất đai mà cácbên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã
nơicó đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địaphương
mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy banMặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ
chức thành viên của Mặt trận, các tổchức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp
xãđược thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp
đất đai.
4.Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhậnhòa giải thành hoặc
hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bảnhòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cóđất tranh chấp.
5. Đối vớitrường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụngđất thì Ủy ban
nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên vàMôi trường đối với trường hợp tranh chấp đất
đai giữa hộ gia đình, cá nhân,cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các
trường hợp khác. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân
cùngcấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
*Căn cứ điều 203 luật đất đai 2013 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như
sau:
1.Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấytờ quy định tại các
khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tàisản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải

quyết.
2.Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trongcác loại giấy tờ
quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này thìđương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức
giải quyết tranh chấp đấtđai theo quy định sau đây:
a)Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyềntheo quy định tại khoản 3
Điều này;
b)Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụngdân sự.
3.Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp cóthẩm quyền thì việc
giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộngđồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện giải quyết, nếukhông đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch
Ủyban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của phápluật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức,cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết, nếu không
đồng ý vớiquyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môitrường hoặc khởi
kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụnghành chính.
4.Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải raquyết định giải quyết
tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lựcthi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh
chấp hành. Trường hợp cácbên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Như vậy, thẩm quyền giải quyết UBND xã, phường tiến hành hòa giải hoặc kiện ra tòa để giải quyết, kết
quả giải quyết của tòa án là phán quyết của nhà nước về sử dụng đất đai.
23



×