Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Tài liệu học - Lớp trung cấp Lý luận chính trị - hành chính B27 ď HTCT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.44 KB, 58 trang )

Câu 1: Vai trò của NN trong HTCT? NN đã thể hiện vai trò của mình trong thời gian
qua như thế nào?
Hệ thống chính trị là tổ hợp có tính chỉnh thể các thể chế chính trị (các cơ quan quyền lực
nhà nước, các đảng chính trị, các phong trào XH, các tổ chức CT-XH,…) được xây dựng theo
một kết cấu chức năng nhất định, vận hành trên những nguyên tắc, cơ chế và quan hệ cụ thể,
nhằm thực thi quyền lực chính trị.
Hệ thống chính trị thể hiện: Mối quan hệ giữa các thiết chế chính trị, chính trị –xã hội. Các
hoạt động chính trị, quyết định và hành vi chính trị.ý thức chính trị, văn hoá chính trị. Hệ thống
chính trị của nước ta gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Mặt trận tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị như: Công đoàn Việt Nam. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Hội cựu chiến binh Việt Nam. Nhà nước có vị trí và
vai tro hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị. Đảng cộng sản là hạt nhân chính trị lãnh đạo
con nhà nước luôn đứng ở vị trí trung tâm của hệ thống chính trị. Vị trí, vai tro của nhà nước
trong hệ thống chính trị: Quyền lực chính trị bao giờ cũng thể hiện tập trung ở quyền lực nhà
nước, tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị về căn bản luôn phải dựa trên cơ sở của pháp
luật do nhà nước ban hành, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị phụ thuộc rất nhiều vào
hiệu lực quản lý nhà nước. Nhà nước giữ vai tro vô cùng quan trọng, là công cụ để thực hiện
quyền lực nhân dân, giữ gìn trật tự kỉ cương và bảo đảm công bằng xã hội.
Quốc hội: QH là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất của nước CHXHCNVN.
QH thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất
nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (Hiến pháp 2013, Điều 69).
Chủ tịch nước: CTN là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCNVN về đối
nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do QH bầu trong số các đại biểu QH. Chủ tịch nước chịu trách
nhiệm và báo cáo công tác trước QH (Hiến pháp 2013, Điều 86; 87)
Chính phủ: CP là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN, thực
hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của QH, quản lý thống nhất về hành chính trong
phạm vi cả nước. Chính phủ chịu trách nhiệm trước QH và báo cáo công tác trước QH, UBTV
QH, Chủ tịch nước (Hiến pháp 2013, Điều 94).
Toa án nhân dân: TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN, thực hiện quyền tư
pháp. TAND gồm TAND tối cao và các Toa án khác do luật định. TAND có nhiệm vụ bảo vệ


công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Hiến pháp 2013, Điều 102).
Viện Kiểm sát nhân dân: VKSND thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
VKSND gồm VKSND tối cao và các VKS khác do luật định. VKSNDcó nhiệm vụ bảo vệ
pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được
chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất (Hiến pháp 2013, Điều 107).
Chính quyền địa phương: CQĐP được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước
CHXHCNVN.
Cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức phù hợp với đặc
điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định. Chính quyền
địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành HP, pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn
đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.


Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định
thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương, địa phương và của mỗi cấp chính quyền
địa phương. Trong trường hợp cấp thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số
nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó.
HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và
quyền làm chủ của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm
trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. HĐND quyết định các vấn đề của
địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo HP, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện
nghị quyết của HĐND.
UBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của
Hội HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ
quan hành chính nhà nước cấp trên, UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà
nước cấp trên giao (Hiến pháp 2013, các Điều 111; 112; 113; 114).
Ở nước CHXHCNVN, quyền lực nhà nước tập trung vào QH. Các cơ quan khác như CT

nước, CP, TAND và VKS đều được QH cử ra, chịu trách nhiệm trước QH và báo cáo công tác
trước QH. Chính phủ, con là cơ quan chấp hành của QH.
Mặc dù quyền lực Nhà nước là tập trung, thống nhất không thể phân chia, nhưng có phân
công và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp.
MTTQVN và các tổ chức CT-XH thành viên của Mặt trận là một bộ phận của hệ thống
chính trị. MTTQVN là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị,
các tổ chức CT-XH, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã
hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Điều 1 Luật Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam).
MTTQVN và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể
hiện ý chí nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, tham gia công tác bầu cử QH, HĐND các cấp, xây dựng chủ trương, chính sách pháp luật,
vận động nhân dân thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực
hiện giám sát, phản biện hoạt động các cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức,
đảng viên giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.
Tóm lại:
– Nhà nước là đại diện chính thức của toàn bộ dân cư, là tổ chức rộng lớn nhất trong xã
hội, nhà nước quản lý tất cả mọi công dân và dân cư trong phạm vi lãnh thổ của mình. Nhà nước
đại diện cho các tầng lớp, giai cấp và nhóm lợi ích chủ yếu trong xã hội, là đại diện chính thức
của toàn xã hội. Nhân dân thực hiện các quyền lợi của mình một cách trực tiếp và gián tiếp thông
qua các cơ quan đại diện.
– Nhà nước có quyền tối cao trong lĩnh vực đối nội cũng như đối ngoại, có bộ máy quyền
lực và có sức mạnh để bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị và bảo vệ chế độ chính trị của từng
Quốc gia.
– Nhà nước có pháp luật là công cụ có hiệu lực nhất để thiết lập trật tự kỉ cương, quản lí
mọi mặt đời sống xã hội.
– Nhà nước là chủ sỡ hữu lớn trong xã hội, có đủ điều kiện và sức mạnh vật chất để tổ
chức và thực hiện quyền lực chính trị, quản lí đất nước và xã hội, đồng thời nhà nước con có thể
bảo trợ cho các tổ chức khác trong hệ thống chính trị để thực hiện các hoạt động của mình.



LHHT:
* Ưu điểm: Quốc hội được thể chế hóa thể hiện tốt vai tro lập hiến Lập pháp, ban hành
luật tổ chức CQĐP,
Chủ tịch nước thể hiện vai tro của người đứng đầu nâng cao vị thế của Việt Nam trên
trường Quốc tế
Chính phủ đã thể hiện vai tro của mình trong điều hành cụ thể hóa HP, PL, các văn vản lập
quy , điều hành phát triển nền KT, đảm bảo các chính sách xã hội, an sinh xả hội được đảm bảo.
VKSND, TAND: Đảm bảo pháp chế, xét xử kịp thời các vụ án lớn gây tổn thất cho NN
hàng ngàn tỷ đồng. Ví dụ: Vụ án tập đoàn vinasil, vụ án ngân hàng Arghibank
CQĐP: Thực hiện tốt vai tro là cơ quan quyền lực của địa phương và cơ quan quản lý hành
chính NN.
* Khuyết điểm: Các cơ quan NN trong bộ máy NN chưa thể hiện đầy đủ vai tro của mình.
Quốc hội Ban hành Luật nhưng thiếu tính ổn định (Luật BHXH...), sửa đổi thường xuyên
liên tục.
Chính phủ con ban hành các văn bản luật chưa hợp long dân, chưa đồng bộ, chưa sát thực
tế, khj ban hành con vướng phải sự phản đối của ND. Ví dụ như: CSGT làm việc được trưng
dụng TS cá nhân, việc thu phí bảo trì đường bộ...)
VKSND, TAND: Xét xử đôi lúc chưa đúng người đúng tội đẫn đến oan sai (NN thất thoát
hàng trăm triệu).
CQĐP: Trong điều hành quản lý NN con nhiều lúng túng, đưa chủ trương Nghị quyết của
Đảng NN đi vào thực tế cuộc sống con hạn chế, chưa đồng bộ. Chất lượng Đại biểu HĐND con
hạn chế, con nhiều Đại biểu chưa phát huy hết vai tro của mình. UBND xã điều hành con nhiều
lúng túng.
Cụ thể vào thực tế xã Bình Hòa Trung:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy. Trong thời gian qua NN đã thể hiện vai tro của mình trên
tất cả các lĩnh vực KT, VH-XH, ANQP cụ thể vào địa phương nơi công tác như sau:
Về kinh tế: Đẩy mạnh tập trung sản xuất theo hướng chuyên môn hóa thúc đẩy kinh tế
phát triển theohướng tập trung. Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nhằm tăng năng

suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Hợp tác, hợp đồng với tập đoàn, công ty bao tiêu sản
phẩm NN cho người dân trong quy hoạch cánh đồng lớn và mô hình liên kết 4 nhà. Bên cạnh đó
NN tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp, và ngành nuôi trồng thủy sản theo mùa lũ.
Phát triển các mô hình sản xuất hợp tác xã và tổ hợp tác sản xuất phù hợp với điều kiện địa
phương.
Về VH-XH: Điều hành các ngành chuyên môn thực hiện tốt công tác chính sách xã hội,
đảm bảo việc chi trả chế độ cho các đối tượng chính sách.
Các chính sách về y tế được triển khai thực hiện tốt như việc tham gia bảo hiểm y tế tư
nguyện, các chính sách về chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Hoàn thành chương trình PCGDTH và tiến tới PCGDTHPT. Đặc biệt là các thiết chế văn
hóa được xây dựng tốt như: Trạm y tế đạt chuẩn, trường đạt chuẩn và đặc biệt là xã được công
nhận xã văn hóa vào cuối năm 2015.
Các phong trào văn hóa, văn nghệ được tổ chức thường xuyên thu hút mọi người dân tham
gia nhằm đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ ở địa phương thêm sôi nổi.
ANQP: Tình hình an ninh chính trị - trật tụ an toàn xã hội được giữ vững. Công tác tuyển
quân hàng năm đạt chỉ tiêu Huyện giao. Đảm bảo công tác trực trực sẵn sàng chiến đấu 24/24.......


Ngoài ra NN đã điều hành thực hiện tốt các lĩnh vực khác như cải cách hành chính, tài
chính ngân sách, thi đua khen thưởng, hoa giải cơ sở, đất đai và nhất là luôn đảm bảo thực hiện
tốt hoạt động của cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” nhằm giải quyết tốt tất cả những yêu
cầu của người dân trong xã khi có yêu cầu.
* Giải pháp:
Để xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và phát huy vai tro trung tâm, trụ cột của NN
trong thời gian tới theo bản thân tôi cần thực hiện những giải pháp sau:
Quốc hội: Hê thống hóa các văn bản Luật để có tính hệ thống, phù hợp. Khi ban hành Luật
mới phải vô hiệu hóa các văn bản Luật trước đó có cùng nội dung nghĩa là tránh sự chồng chéo.
Chính phủ: Cụ thể hóa, thể chế hóa các luật để ban hành ra dân phải đảm bảo tính ổn định.
Thể hiện tốt vai tro hành pháp trên tất cả các lĩnh vực.
TAND,VKSND: Nghiên cứu các VB Luật để thực hiện tốt quyền công tố, xét xử đúng

người đúng tội tránh oan sai.
CQĐP: Cụ thể hóa Nghị quyết, chị thị đường lối Chính sách chủ trương của Đảng, thực
hiện tốt vai tro là cơ quan quyền lực ở địa phương. Tăng cường công tác giám sát các hoạt động
của NN. UBND linh động cụ thể hóa NQ của Đảng và HĐND để tổ chức điều hành trên tất cả
các lĩnh vực KT-VHXH-ANQP.
Tóm lại: Nhà nước có vai tro rất quan trọng trong hệ thống chính trị và phát huy vai trò to
lớn trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện
quyền làm chủ của mình. . con nhà nước luôn đứng ở vị trí trung tâm của hệ thống chính trị góp
phần xây dựng đất nước ngày càng văn minh hiện đại tiến lên CNXH.


Câu 2: Các quan hệ chính trị trong hệ thống chính trị việt nam. Các quan hệ này
được thể hiện ở địa phương hoặc nơi mình đang công tác ra sao?
TL:
Hệ thống chính trị là tổ hợp có tính chỉnh thể các thể chế chính trị (các cơ quan quyền lực
Nhà nước, các đảng chính trị, các phong trào XH, các tổ chức chính trị-XH, v.v) được xây dựng
theo một kết cấu chức năng nhất định, vận hành trên những nguyên tắc, cơ chế và quan hệ cụ thể,
nhằm thực thi quyền lực chính trị.
Các quan hệ chính trị:
Quan hệ giữa người có chủ quyền và người được ủy quyền. Quan hệ giữa Nhà nước với
nhân dân. Quyền lực chính trị của ĐCS Vn về thực chất là quyền lực do đảng viên ủy quyền tạo
thành. MTTQ và các tổ chức chính trị-Xh đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên
hội viên, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Ví dụ: Người có chủ quyền là: nhân dân, người được ủy quyền là chính quyền.
Quan hệ theo chiều ngang: Đảng lãnh đạo bằng Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, thông
qua các nghị quyết của tổ chức Đảng từ nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đến nghị quyết chi bộ
cơ sở. Lãnh đạo bằng giáo dục, tuyên truyền vận động nêu gương, lãnh đạo bằng công tác Tổ
chức và cán bộ, lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát. Nhà nước quản lý xã hội trước hết
bằng hệ thống quy phạm pháp luật, bằng hệ thống các cơ quan quản lý Nn từ các bộ đến các cơ
sở. Nhân dân làm chủ. trước hết được xác định ở địa vị chủ thể quyền lực NN. Quan hệ giữa NN

với MTTQ VN là quan hệ phối hợp hành động. ĐCS vừa là người lãnh đạo MTTQ vừa là thành
viên của MT.
Quan hệ dọc từ TW đến cơ sở: Quan hệ giữa TW- địa phương và cơ sở của các tổ chức
trong hệ thống chính trị nước ta được tổ chức theo cấp hành chính 4 cấp. Trong đó cấp dưới phải
phục tùng cấp trên.. Trong mối quan hệ phân cấp bao giờ cũng đi kèm với phân quyền nhất định,
nhằm đảm bảo cho cấp dưới vừa đại diện cho lợi ích cấp trên và của cả nước đồng thời phát huy
được sự năng động sáng tạo của địa phương cơ sở.
Quan hệ bên trong và bên ngoài hệ thống chính trị: Quan hệ từng tổ chức trong hệ
thống chính trị này với hệ thống chính trị khác, trong đó mối quan hệ giữa các NN là quan trọng
nhất, NN thể hiện chủ quyền quốc gia.
Ngoài ra trong hệ thống chính trị con có mối quan hệ của nhà nước với các thiết chế chính
trị, thiết chế chính trị – xã hội khác trong hệ thống chính trị : Mối quan hệ giữa nhà nước và
Đảng cộng sản: + Đảng hoạch định những chiến lược và những mục tiêu cơ bản, đường lối chính
sách phát triển kinh tế – chính trị – xã hội, những phương hướng và nguyên tắc cơ bản làm cơ sở
cho việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước,củng cố và phát triển hệ thống chính trị, thiết lập hệ
thống dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. + Đảng hoạt động dựa
trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và điều lệ của tổ chức. + Đảng là nguồn nhân sự cho các cơ quan
nhà nước, có vai tro quan trong trọng trong việc tổ chức quyền lực tối cao của nhà nước. Đảng đề
ra những quan điểm và chính sách về công tác cán bộ,phát hiện,lựa chọn,bồi dưỡng những Đảng
viên ưu tú và những người ngoài Đảng có phẩm chất và năng lực giới thiệu với các cơ quan nhà
nước, các tổ chức chính trị - xã hội thông qua cơ chế bầu cử,tuyển chọn để bố trí vào làm việc
trong các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị xã hội. + Đảng kiểm tra, giám sát việc thực hiện
quyền lực nhà nước, thực hiện chủ trương đường lối chính sách. Mối quan hệ giữa nhà nước và
các tổ chức chính trị – xã hội : + Những tổ chức chính trị – xã hội lớn, có ảnh hưởng sâu rộng
như : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam và Hội cựu chiến binh Việt Nam là các


bộ phận hợp thành hệ thống chính trị. + Các tổ chức chính trị – xã hội này hoạt động trên cơ sở
Hiến pháp, pháp luật và điều lệ của từng tổ chức. + Các tổ chức này tham gia vào quá trình thành

lập các cơ quan nhà nước, quản lí nhà nước, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà
nước theo quy định của pháp luật. + Đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, chủ trương, đường lối
chính sách phát triển của đất nước. Qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Nhà nước ta luôn giữ
vững vi trí trụ cột của hệ thống chính trị, phát huy vai tro to lớn trong sự nghiệp bảo vệ và xây
dựng đất nước, là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. . con nhà
nước luôn đứng ở vị trí trung tâm của hệ thống chính trị. Mối quan hệ giữa Đảng và MTTQ các
đoàn thể + Trong thiết chế chính trị - xã hội của nước ta hiện nay, không thể có đoàn kết chặt chẽ
và lâu dài nếu không có dân chủ thực sự; không thể xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh
nếu không xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Theo ý nghĩa đó, nhân dân ta đặt niềm tin và
đoi hỏi Đảng phải quyết tâm và kiên trì thực hiện thật tốt Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành
TƯ lần thứ 4 (Khóa XI) về những vấn đề cấp bách trong việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đoi hỏi
Mặt trận làm thật tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây
dựng chính quyền theo các Quyết định số 217-QĐ/TƯ và 218 QĐ/TƯ của Bộ Chính trị.
LHTT:
Mối quan hệ trong HTCT ở xã Bình Hòa Trung được thể hiện qua các ưu, khuyết
điểm sau:
* Ưu điểm:
Về quan hệ giữa người có chủ quyền và người được ủy quyền được thể hiện rất rõ trong
Đại hội Đảng bộ thì người đảng viên là người ủy quyền cho Đảng ủy xã. Trong các cuộc bầu cử
Đại biểu HĐND. Ở đây nhân dân tự mình bầu ra những Đại biểu mình thật sự tín nhiệm để ủy
quyền thực hiện mọi ý chí nguyện vọng,. Sau đó HĐND bầu ra các chức danh Chủ tịch UBND và
các PCT UBND để quản lý NN ở địa phương thì đó cũng là hình thức mà ND ủy quyền cho chính
quyền một cách gián tiếp.
Về quan hệ theo chiều ngang: Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy Mộc Hóa hằng năm
Đảng ủy xã Bình Hoa Trung đều nghị quyết hàng năm về thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị,
VHXH, ANQP, công tác cận động QC, xây dựng Đảng ở địa phương. Trên cơ sở đó NN cụ thể
hóa NQ của Đảng ủy và xây dựng kế hoạch thực hiện theo từng quí, 6 tháng, năm. Đảng ủy lãnh
đạo trên cơ sở Nghị quyết, tuyên truyền giáo dục thuyết phục nhưng NN thì bằng các VB PL và
cưỡng chế đối với các trường hợp vi phạm.
Quan hệ dọc từ TW đến cơ sở: Thực hiện tốt tinh thần chỉ đạo của cấp trên, làm đúng theo

tinh thần và chỉ thị các văn bản cấp trên theo tinh thần nguyên tắc tập trung DC. Ví dụ xã thực
hiện tốt tinh thần chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc gia về XD NTM, xã văn hóa. Kết quả năm
2015 xã đạt chuẩn xã văn hóa.
Quan hệ bên trong và bên ngoài hệ thống chính trị: Trên tinh thần bình đẵng, tôn trọng chủ
quyền quốc gia Việt Nam – Lào – Campuchia; Huyện Mộc Hóa với Huyện Svay riêng
campuchia.
- Mối quan hệ của nhà nước với các thiết chế chính trị, mối quan hệ giữa các thiết chế
chính trị – xã hội khác trong hệ thống chính trị: Hằng năm Đảng đề ra nghị quyết về thực hiện
nhiệmvụ phát triển KT XH, hội đồng ND tổ chức các kỳ họp về cũng đề ra Nghị quyết trên cơ sở
sự chỉ đạo của Đảng ủy. UBND xã cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND thành kế hoạch cụ
thể và tổ chức điều hành thực hiện. Bên cạnh đó MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội tổ chức
tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên đến tận người dân tinh thần chủ trương nghị quyết và KH
của UBND.Đồng thời thực hiện tốt công tác giám sát NN và tham gia xây dựng Đảng chính


quyền, phản biện xã hội theo tinh thần Quyết định 217, 218 và ND thể hiện làm chủ: Đề bạt các
ý kiến thông qua các buổi TXCT, quốc hội, ĐB.HĐND các cấp, giám sát các công trình XDCB
trên địa bàn xã.....
* Khuyết điểm:
- CB Đảng viên, người dân chưa thể hiện hết quyền làm chủ quyền được ủy quyền của
mình trong các cuộc bầu cử.
- Việc cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng ủy con nhiều lúng túng hạn chế.
- Tuy có sự phân quyền phân cấp nhưng đôi lúc Đảng con bao biện làm thay.
* Giải pháp:
Phân định, thực hiện rõ các mối quan hệ trong hệ thống chính trị.
Có sự phân quyền, chức trách nhiệm uvụ, tránh bao biện làm thay
UBND xã cần cụ thể hóa NQ của Đảng Ủy, HĐND xã để điều hành thực hiện.


Câu 3: Nội dung xây dựng NNPQ trong quá trình đồi mới HTCT? NNPQ đã tác động

đến đời sống KTXH trong thời gian qua như thế nào?
Trả lời:
NNPQXHCNVN là NN của dân, DD và VD tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, đảm bảo
tính tối cao của HP, thực hiện quản lý XH theo PL do Đảng tiên phong của GCCN lãnh đạo chịu
trách nhiệm và chịu sự giám sát của ND.
Xây dựng nhà nước pháp quyền đang trở thành một xu thế khách quan tất yếu đối với các
quốc gia dân chủ trong thế giới hiện đại. Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo chung đó.
Chủ trương xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được Đảng
ta khẳng định lại ở Đại hội X: “Xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước
là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định
trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp
trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền”(2). Như vậy, ở đây chúng ta vẫn
dễ dàng nhận thấy rằng, tính pháp chế là đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền và bản chất
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Việc Đảng
ta xây dựng cơ chế phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp để bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, chính là dựa trên cơ sở lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lê-nin về nhà nước và pháp luật.
Chủ trương đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với
những đặc trưng đã nêu ở trên vẫn tiếp tục được khẳng định tại Đại hội XI của Đảng, trong đó
Đảng ta đặc biệt chú ý đến việc “nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp
luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương”. Qua quá trình đổi mới và phát
triển nhận thức lý luận của Đảng ta về xd nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với những nội
dung sau:
Một là, khẳng định nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
Nhà nước trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều đó
không chỉ mang tính nguyên tắc được khẳng định từ lý luận Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
mà con là kết luận chắc chắn được rút ra từ thực tiễn cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến
nay. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

là nhằm bảo đảm cho nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân, thực sự là nhà nước của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng tạo điều kiện phối hợp và phát huy
sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, giúp nhà nước hoàn thành mọi nhiệm vụ của mình và
giữ vững tính chất xã hội chủ nghĩa của nhà nước pháp quyền.
Hai là: Nhất quán chỉ rõ bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân
dân. Đảm bảo thực hiện ngày càng đầy đủ nền dân chủ XHXN. Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt
động của NN phải đảm bảo tất cả quyền lực của NN thuộc về ND, đảm bảo quyền làm chủ,
quyền con người của ND.
Ba là, Xây dựng NN có đủ năng lực quản lý KT, quản lý XH có hiệu quả phát huy được
mọi tìm năng của DT. Đồng thời tiếp thu hợp lý những thành tựu KHKTCN mới của TG và
những tinh hoa văn hóa của nhân loại
Bốn là: Xây dựng nền hành chính “trong sạch vững mạnh”.


Năm là: Tổ chức hoạt động NN theo PL và quản lý XH bằng PL: Xây dựng NN có bộ máy
gọn nhẹ, được tổ chức chính quy, có quy chế làm việc KH, đảm bảo hoạt động trên cơ sở PL thực
hiện quản lý XH theo PL, giữ vững kỷ cương NN và trật tự xã hội, đảm bảo ANQP, bảo vệ vững
chắc thành quả CM. Xác định được cơ chế vận hành của các cơ quan quyền lực nhà nước: quyền
lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Nhận rõ đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền là tính pháp chế, khẳng định vai tro, vị
trí của pháp luật trong quản lý nhà nước và xã hội, tính tối cao của Hiến pháp trong đời sống xã
hội.
Sáu là: XD một NN có đội ngũ CBCC trong sạch toàn tâm, toàn ý phục vụ ND có trách
nhiệm với ND đồng thời có bản lĩnh chính trị., năng lực quản lý, đấu tranh loại trừ những bệnh
quan liêu, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi, vi phạm quyền làm chủ của ND.
Như vậy, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan đối với
Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần xác định rằng, đây là sự nghiệp dài lâu của toàn Đảng, toàn dân,
bởi vì trong việc này con ngổn ngang nhiều vấn đề mà chúng ta cần phải giải quyết cả về phương

diện lý luận lẫn thực tiễn. Những vấn đề đó không phải dễ gì một sớm một chiều mà giải quyết
được. Để đạt tới một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo đúng nghĩa của nó cần có sự nỗ
lực rất lớn của Đảng và Nhà nước, sự đầu tư về trí tuệ, sức người, sức của, của toàn xã hội./.
NNPQ tác động đế đời sống KTXH:
Về thực tế tại xã Bình Hoa Trung Nhà nước pháp quyền được xây dựng và tổ chức thực hiện dựa
trên nguyên tắc đảm bảo và nhất quán sự lãnh đạo của Đảng. Trên các mặt kt tế xã hội ANQ. Ví
dụ:
Về kinh tế: Đẩy mạnh tập trung sản xuất theo hướng chuyên môn hóa thúc đẩy kinh tế
phát triển theohướng tập trung. Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nhằm tăng năng
suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Hợp tác, hợp đồng với tập đoàn, công ty bao tiêu sản
phẩm NN cho người dân trong quy hoạch cánh đồng lớn và mô hình liên kết 4 nhà. Bên cạnh đó
NN tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp, và ngành nuôi trồng thủy sản theo mùa lũ.
Phát triển các mô hình sản xuất hợp tác xã và tổ hợp tác sản xuất phù hợp với điều kiện địa
phương. Phối hợp với các tập đoàn Nông nghiệp, công ty BVTV AN Giang, các ngành chuyện
môn để giúp người dân chuyển đổi cơ cuấ cây trồng vật nuôi, chuyển giao KHCN, ứng dụng
khoa học vào trong sản xuất.
Về VH-XH: Điều hành các ngành chuyên môn thực hiện tốt công tác chính sách xã hội,
đảm bảo việc chi trả chế độ cho các đối tượng chính sách.
Các chính sách về y tế được triển khai thực hiện tốt như việc tham gia bảo hiểm y tế tư
nguyện, các chính sách về chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Hoàn thành chương trình PCGDTH và tiến tới PCGDTHPT. Đặc biệt là các thiết chế văn
hóa được xây dựng tốt như: Trạm y tế đạt chuẩn, trường đạt chuẩn và đặc biệt là xã được công
nhận xã văn hóa vào cuối năm 2015.
Các phong trào văn hóa, văn nghệ được tổ chức thường xuyên thu hút mọi người dân tham
gia nhằm đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ ở địa phương thêm sôi nổi.
ANQP: Tình hình an ninh chính trị - trật tụ an toàn xã hội được giữ vững. Công tác tuyển
quân hàng năm đạt chỉ tiêu Huyện giao. Đảm bảo công tác trực trực sẵn sàng chiến đấu 24/24.......
Ngoài ra NN đã điều hành thực hiện tốt các lĩnh vực khác như cải cách hành chính, tài
chính ngân sách, thi đua khen thưởng, hoa giải cơ sở, đất đai và nhất là luôn đảm bảo thực hiện



tốt hoạt động của cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” nhằm giải quyết tốt tất cả những yêu
cầu của người dân trong xã khi có yêu cầu.
Ngoài ra. NN con thể hiện rõ tính của dân do dân và vì dân nhất là trong các cuộc bầu cử,
mọi vấn đề quan trọng của xã đều lấy ý kiến nhân dân. Nhân dân thể hiện quyền làm chủ trong
mọi hoạt động của NN. Nhân dân tham gia giám sát các công trình XDCB. Tham gia giám sát
đóng góp xây dựng Đảng chính quyền và phản biện xã hội theo tinh thần quyết định 217, 218.
Tuy nhiên bênh cạnh những ưu điểm vẫn còn tồn tại những khuyết điểm như sau:
NN thể hiện tốt vai tro lãnh đạo nhưng Đảng con bao biện làm thay.
Về kinh tế: NN nước tuy có quản lý những vẫn con nhiểu bất cập khj hợp đồng với các
công ty trong việc SXNN (chưa bao tiêu đầu ra sản phẩm).
- Về VHXH: Các chính sách xã hội chưa được đảm bảo, người dân chưa nắm được những
chính sách của Đảng và NN do công tác tuyên truyền con hạn chế.
Quyền làm chủ của người dân chưa được phát huy, chưa tạo điều kiện để người dân thể
hiện được quyền làm chủ của mình.
Một vài cán bộ công chức chưa hết long phục vụ nhân dân và thực thi công vụ trong giờ
làm việc.
* Giải pháp:
Nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND và UBND trong công tác điều hành quản lý.
UBND phải đề ra quy chế hoạt động.
Nâng cao sức chiến đấu của TCSĐ và đảng viên để Đảng mãi là hạt nhân chính trị , giai
cấp lãnh đạo.
Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và triển khaj thực hiện PL.
Tiếp tục đào tạo quy hoạch đề bạc bổ nhiệm CBCC nâng cao năng lực trình độ, phẩm chất
đạo đức, lối sống để CBCC thật sự là công bộc của NN.
Tăng cường công tác KTGS các hoạt động của UBND và các ngành chuyên môn đảm bảo
công khai minh bạch những vấn đề cần công khai theo QĐ. Xử lý nghiêm CBCC vi phạm theo
quy định.
Tăng cường công tác đối ngoại trên cơ sở hoa bình hợp tác hữu nghị.



Câu 4: Nội dung xây dựng chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng và tiếp tục đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn
thể ND trong quá trình đổi mới HTCT? Vấn đề này thực hiện ở địa phương nơi mình công
tác như thế nào?;
Trả lời: Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường
xuyên quan tâm đến công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng mãi mãi là một Đảng
đạo đức và văn minh.Với Người, xây dựng và chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ vừa có tính cấp bách,
vừa có tính thường xuyên của Đảng cầm quyền.
Do đó để công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng trong điều kiện hiện nay đúng với tinh thần
những lời chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tinh thần của Nghị quyết TW 4 khóa XI của
Đảng mới ban hành. Trước hết phải thấm nhuần sâu sắc hơn nữa những lời chỉ dạy tận tình của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng. Cần khắc phục những điều chưa
đạt những yêu cầu đặt ra trong việc thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh
thần Hội nghị TW 6 (lần 2) Khóa VIII và 5 năm thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” vừa qua đã để dần tới long tin của nhân dân giảm sút. Công tác xây dựng
Đảng là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. Mỗi thời điểm, mỗi giai đoạn có những yêu cầu, nhiệm
vụ nhất định. Vì vậy trong điều kiện hiện nay phải kiên quyết khắc phục được những hạn chế,
yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, bắt đầu từ việc tự phê bình và phê bình một cách dân
chủ. Những người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị cần tự giác gương mẫu làm
trước tự phê bình, kiểm điểm, đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ, vụ lợi,
tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, xử lý nghiêm
những hành vi vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Thực hiện nghiêm túc công tác cán bộ và các vấn đề, trên cơ sở thực hiện nghiêm các
nguyên tắc tổ chức của Đảng, các quy định của pháp luật, dựa vào sự giám sát, giúp đỡ của nhân
dân và phát huy trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức Đảng. Nhất định Đảng Công
sản Việt Nam sẽ được xây dựng là một Đảng thật sự cách mạng, chân chính, ngày càng trong
sạch, vững mạnh, mãi mãi xứng đáng với niềm tin yêu và kỳ vọng của nhân dân./.
Để thực hiện nội dung xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình
hình hiện nay, trực tiếp thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI, theo tôi cần tập trung

làm tốt một số nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân kiên định, giữ vững và tăng
cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng, hệ tư tưởng của Đảng.
Công tác giáo dục phải làm cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng ăn sâu, bám chắc vào đời
sống chính trị tinh thần của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trên cơ sở nắm vững bản chất
cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng
viên phải trung thành, vận dụng sáng tạo lý luận của Đảng vào từng lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng trên nền của sự giác ngộ chính trị cao và những nguyên
tắc của công tác xây dựng Đảng, ra sức tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận và đấu tranh chống lại
những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Đảng, bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù chống phá sự nghiệp cách
mạng nước ta, phá hoại khối đoàn kết trong Đảng, trong toàn xã hội.
Thứ hai, ra sức học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống cách mạng cho đội ngũ cán bộ,
đảng viên.
Trước hết phải nâng cao kiến thức mọi mặt cho cán bộ, đảng viên, trong đó tập trung bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, năng lực tư duy, hoạt động thực tiễn


và chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức
cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Khắc phục triệt để tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng
viên giảm sút ý chí, phai nhạt lý tưởng, thoái hóa, biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống... Đảng ta xác định việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống là chế độ bắt buộc, là
tiêu chuẩn để phân loại, đánh giá chất lượng tổ chức đảng và đảng viên.
Thứ ba, củng cố tổ chức, chấp hành nghiêm các nguyên tắc, chế độ sinh hoạt của
Đảng.
Đây là cơ sở để củng cố tổ chức, bảo đảm đoàn kết thống nhất, kỷ luật trong Đảng. Vì vậy,
phải quán triệt, chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tổ chức cơ bản của
Đảng, chế độ tự phê bình và phê bình trong toàn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6
(lần 2), khóa VIII; Nghị quyết Đại hội Đảng lần IX, X, XI và Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI,
để tiếp tục khơi dậy và phát huy tính tích cực, dân chủ, trách nhiệm của đảng viên. Kiên quyết
chống quan điểm, tư tưởng phủ nhận, xuyên tạc, bóp méo nguyên tắc, chế độ xây dựng Đảng,

hong làm cho Đảng suy yếu về tổ chức, dẫn đến biến chất Đảng.
Thứ tư: Đổi mới pương thức lãnh đạo từ việc XD nghị quyết, XD và thực hiện quy
chế làm việc, XD đội ngũ CB đến việc lãnh đạo các cuộc bầu cử, đảm bảo phát huy DC,
thực hiện đúng nguyên tắc tiêu chiuẩn.
Thứ năm: Đổi mới việc phân tích đánh giá TCCSĐ và đảng viên. Có những tiêu chí
cụ thể để đánh giá thực chất, khách quan, khắc phục tình trạng nể nang, chạy theo thành
tích.
Thứ sáu: Nâng cao năng lực của đảng viên về mặt tư tưởng chính trị, trình độ năng
lực và cả về phẩm chất đạo đức lối sống.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng vị trí, vai tro của Mặt trận Tổ
quốc (MTTQ) và các đoàn thể nhân dân; đồng thời luôn quan tâm xây dựng các tổ chức đó vững
mạnh. Trải qua các thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, MTTQ
Việt Nam và các đoàn thể đã không ngừng lớn mạnh, thực sự là cơ sở chính trị, xã hội của Đảng,
là bộ phận quan trọng của hệ thống chính trị của đất nước, góp phần tích cực vào việc tuyên
truyền, vận động nhân dân, tập hợp các lực lượng, các giai tầng xã hội, xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh của cả nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc,
thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN..
. Khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn luôn được củng cố và
phát triển sâu rộng trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
đội ngũ trí thức”1. Đồng thời, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể con là một kênh thông tin quan
trọng phản ánh tình hình xã hội, tâm tư, nguyên vọng của nhân dân và kiến nghị với Đảng, Nhà
nước những chủ trương, giải pháp thiết thực, giải quyết có hiệu quả những vấn đề liên quan đến
nhân dân và đoàn viên, hội viên trong các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam.
Hiện nay, đất nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới, với thời cơ lớn và thách thức
không nhỏ. Yêu cầu của quá trình CNH,HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc tiếp tục
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh, nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân
lực, đáp ứng sự phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế, sự phát triển của văn hoá, xã hội và
tăng cường quốc phong, an ninh… đoi hỏi phải “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt
động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân phù hợp với chức năng, tôn chỉ, mục đích hoạt động
của từng tổ chức; hướng về cơ sở; khắc phục tình trạng hành chính hoá, xa dân, phô trương, hình

thức”3. Để thực hiện tốt chủ trương trên, trước hết, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền,


giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai tro, tầm quan trọng của MTTQ Việt Nam và các đoàn
thể cho các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và mọi tầng lớp nhân dân. Cần nhận
thức rõ, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể là một bộ phận quan trọng của hệ thống chính trị, có
chức năng, tôn chỉ, mục đích hoạt động phù hợp với khuôn khổ của pháp luật, đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. MTTQ và các đoàn thể có vai tro rất quan trọng trong việc tập
hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp
của nhân dân, tham gia quản lý đất nước, xây dựng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; làm
cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,
các chương trình kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phong, an ninh vào cuộc sống, góp phần xây dựng
sự đồng thuận trong xã hội. Chăm lo xây dựng MTTQ và các đoàn thể vững mạnh toàn diện là
trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và nhân dân, mà trước hết trách nhiệm của cấp uỷ, chính
quyền và đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp. Đồng thời, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể cũng
cần nhận thức đúng vai tro của mình, không ngừng nâng cao vị thế, xây dựng vững mạnh cả về
chính trị, tư tưởng, tổ chức, xứng đáng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính trị đất
nước.
Hai là, đẩy mạnh đổi mới tổ chức, bộ máy cán bộ của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể
theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng: “Sắp xếp tổ chức, bộ máy Mặt trận và các đoàn
thể nhân dân theo hướng tinh gọn ở cấp Trung ương, tỉnh, huyện” 4. Đổi mới tổ chức, bộ máy cán
bộ là khâu đột phá, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của sự nghiệp đổi mới Mặt trận và
các đoàn thể. Tổ chức, bộ máy hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể các cấp phải
hướng mạnh về xây dựng tổ chức ở cơ sở một cách khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với chức năng,
yêu cầu nhiệm vụ cũng như đặc điểm tình hình thực tiễn ở các cấp, các ngành và địa phương.
Khắc phục tình trạng chồng chéo, kém hiệu quả trong tổ chức hoạt động của cơ sở. Đội ngũ cán
bộ của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhất thiết phải là
những người có phẩm chất, đạo đức trong sáng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi trong lĩnh
vực của mình, có uy tín cao và khả năng thuyết phục quần chúng. Vì vậy, cần tập trung xây dựng
đội ngũ cán bộ có số lượng phù hợp, chất lượng đảm bảo. Thường xuyên làm tốt công tác đào

tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp một cách toàn diện cả về phẩm chất, đạo đức và năng lực
chuyên môn; chú trọng bồi dưỡng năng lực, trình độ hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, MTTQ Việt
Nam và các đoàn thể phải thường xuyên bám sát tình hình ở cơ sở, nắm vững tâm tư, nguyện
vọng chính đáng của đội ngũ cán bộ các cấp và hội viên của mình, phản ánh kịp thời với Đảng,
Nhà nước để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các chế độ, chính sách, nhất là chế độ đãi ngộ, bố trí,
sử dụng, luân chuyển cán bộ, tạo điều kiện động viên đội ngũ cán bộ làm tốt công tác vận động
quần chúng. Kiên quyết khắc phục tình trạng chồng chéo trong tổ chức hoạt động cũng như tình
trạng phân công cán bộ hạn chế về phẩm chất và năng lực, yếu kém trong hoạt động xã hội làm
công tác đoàn thể.
Ba là, đổi mới phương thức phối hợp hoạt động giữa cơ quan Nhà nước với MTTQ Việt
Nam và các đoàn thể. Trên cơ sở mối quan hệ: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm
chủ, thì chính quyền và cơ quan Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể là những chủ thể
chịu sự quản lý của pháp luật, cùng tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị
của Đảng. Vì vậy, việc tăng cường đổi mới công tác phối hợp hoạt động có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN. Nhà nước ta tôn trọng, bảo
vệ, tạo điều kiện pháp lý và môi trường xã hội để MTTQ Việt Nam và các đoàn thể hoạt động
theo đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của mình; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với
MTTQ Việt Nam và các đoàn thể trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà


nước. MTTQ Việt Nam và các. Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng trên, Đảng, Nhà nước cũng
như MTTQ Việt Nam và các đoàn thể cần tập trung bổ sung, hoàn chỉnh, xây dựng mới các quy
chế, quy định phối hợp, đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác vận động quần chúng.
Tóm lại tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các
đoàn thể, góp phần xây dựng “thế trận long dân” vững chắc, làm nền tảng phát huy sức mạnh của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN là trách
nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
LHTT:
*Ưu điểm: Quán triệt tốt tinh thần nghị quyết, chỉ thị của cấp trên. Thực hiện kế hoạch số

28 và kế hoạch số 44 của Huyện ủy Mộc Hóa về tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và
hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội gắn với cuộc vận động học tập và làm theo
tấm gương đđ HCM. Trong thời gian qua Đảng ủy đã tập trung công tác lãnh đạo chỉnh đốn
Đảng. Về tư tưởng: quán triệt định hướng tư tưởng cho cán bộ đảng viên thực hiện đúng đường
lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của NN, tiến hành điều tra dư luận xã hội định kỳ
6 tháng và cuối năm nhằm nắm bắt tình hình tư tưởng cán bộ đảng viên để có hướng chỉ đạo giải
quyết kịp thời những tình huống xảy ra, Kịp thời uống nắn những đảng viên có tư tưởng lệch lạc,
tổ chức học tập quán triệt Nghị quyết của TW, cấp trên. Kịp thời uống nắn những đảng viên có tư
tưởng lệch lạc.
Về tổ chức:
Thực hiện Hướng dẫn số 11-HD/BTCTU của Ban Tổ chức Tỉnh ủy về nội dung sinh hoạt
chi bộ với nội dung này Đảng ủy triển khai đến các chi bộ những nội dung theo tinh thần của
Hương dẫn này. Từ đó việc tổ chức sinh hoạt ngày càng nề nếp trình tự đúng nội dung, chất
lượng các cuộc họp chi bộ ngày càng được nâng lên.
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị về tiếp
tục đẩy mãnh việc HTVLTTGĐĐHCM Đảng ủy xã đã xây dựng mô hình Cán bộ công chức trực
tiếp đối thoại lắng nghe ý kiến của ND. Qua đó Đảng ủy và các ngành chuyên môn UBND sẽ
xuống ấp theo lịch thông báo để lắng nghe mọi phản ánh vướng của ND để có hướng lãnh đạo,
chỉ đạo kịp thời các vụ việc xảy ra..Các chi bộ xây dựng được mô hình hiệu quả như: Mô hình
thoát nghèo bền vững Bình Trung 2, Bình Trung 1, Bình Nam với mô hình Góp vốn xoay vong.
Về công tác kiểm tra giám sát; Ủy Ban kiểm tra Đảng ủy thực hiện tốt công tác tham
mưu cho Đảng ủy và UBKT Đảng ủy về chương trình kiểm tra giám sát hàng năm. Qua đó Đảng
ủy tiến hành kiểm tra giám sát các ch bộ trực thuộc, các đồng chí ĐUV phụ trách các lĩnh vực
khác nhau . Qua kiểm tra giám sát nhằm đánh gái hiệu quả làm việc, công tác hoặc phát hiện sai
phạm để chấn chỉnh kịp thời hoặc xử lý theo quy định.
Về nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể: tâm tư nguyện vọng
của người dân
MTTQ và các đoàn thể là tập hợp liên minh chính trị nắm được tâm tư nguyện vọng của
người dân, gần dân sát dân và đại diện cho ND. Thể hiện tốt vai tro là cầu nối giữa ND và Đảng
ủy, chính quyền địa phương, làm tốt công tác Dân vận trong phong trào xây dựng KTXH ở địa

phương mà cụ thể là xây dựng XVH -XNTM. Thực hiện Nghị quyết số 05 của ban thường vụ
Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội. Thực hiện
Nghị quyết này các đoàn thể đã tiến hành cũng cố Ban chấp hành, các chi tổ hội. Hoạt động ngày
càng đi vào nề nếp. Các đoàn thể phát huy vai tro tuyên truyền vận động trong công tác xây dựng


XNTM, xã VH. Công tác phối hết hợp giũa các đoàn thể ngày càng chặt chẽ, đồng bộ trong triển
khai thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy đế đoàn viên hội viên và quần chúng nhân dân.
Thực hiện quyết định 217, 218 về góp ý xây dựng Đảng chính quyền và phản biện xã hội
MTTQ và các đoản thể định kỳ đều có thông báo tham gia xây dựng Đảng chính quyền trong các
kỳ họp HĐND 6 tháng, năm để đảm bảo mọi quyền lực thuộc về nhân dân.
* Hạn chế:
- Về công tác XD chỉnh đốn Đảng:
- Sự lãnh đạo của Đảng con hạn chế chưa sâu sát.
- Công tác triển khai nghị quyết chưa sâu rộng đồng bộ và chưa đến được quần chúng ND.
- Một bộ phận cán bộ đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức lối sống.
- Công tác tự phê bình và phê bình tuy có thực hiện nhưng vẫn con mang tình hình thức e
dè, nể nang, ngại đụng chạm.
- Các gương điển hình tiên tiến trong HTVLTTGĐĐHCM chưa được nhân rộng thực hiện.
- Trong sinh hoạt chi bộ chưa bám sát theo Hướng dẫn số 11-HD/BTCTU nên một vài chi
bộ con lúng túng trong công tác điều hành.
- Trong trong tác kiểm tra giám sát khi phát hiện sai phạm thì xử lý chưa nghiêm, con nể
nang nhất là các doanh nghiệp NN.
Công tác nâng cao chất lượng HĐ của MTTQ các đoàn thể.
Công tác phối kết hợp của MTTQ các đoàn thể chưa đồng bộ
Công tác tuyên truyền đến đoàn viên hội viên và quần chúng ND con nhiều hạn chế.
Một vài đoàn thể chưa xây được mô hình hiệu quả, chưa sâu sát với QCND để nắm bắt tâm
tư nguyện vọng của ND.
* Giải pháp:
Về XD Đảng:

- Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của TCCSĐ và đảng viên trên tinh thần phát
huy dân chủ trong đảng để mọi đảng viên thể hiện vai tro của mình trong xây dựng Đảng.
- Thực hiện tốt Hướng dẫn 11-HD/BTCTU về nội dung sinh hoạt chi bộ.
- Định hướng tư tưởng cho CB Đảng viên, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của d9nag3 viên
qua công tác điều tra dư luận xã hội của Bna Tuyên giáo Đảng ủy hàng quý và năm.
- Tiếp tục thực hiện chỉ thị 03-CT/TW về HTVLTTGĐĐHCM chuyển từ “học tập” đến
“làm theo” trong giai đoạn hiện nay theo chuyên đề từng năm mà BTG Trung ương chỉ đạo.
- Tiếp tục thực hiện tinh thần tự phê bình và phê bình theo tinh thần NQ TW 4
“MSVĐCBVXDĐHN” nâng cao hiệu quả công tác tự phê bình và phê bình.
- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm tránh tình trạng nể nang hình thức.
Về nâng cao hiệu quả hoạt động của các đoàn thể:
Thực hiện Nghị quyết số 05 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng hoạt động
của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội.
Khắc phục tình trạng hành chính hóa, tăng cường công tác đi cơ sở hướng mạnh về địa bàn
dân cư nắm bắt tâm tư nguyện vọng của ND.
Nâng cao hiệu quả phối kết hợp giữa các đoàn thể góp phần xây dựng KTXH ở địa
phương.
Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ làm công tác tuyên truyền để các đoàn thể thể
hiện vai tro là cầu nối truyền tải mọi chủ trương của Đảng và NN đến với ND.


Câu 5: Nội dung phát huy DC đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân trong XD
NNPQ? Vấn đề này được thực hiện ở địa phương nơi mình đang công tác như thế nào?
Trả lời: Để đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, và
để phát huy DC đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân trong XD NNPQ và tại sao xây dựng Nhà
nước pháp quyền phải phát huy dân chủ bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân ?
Xây dựng Nhà nước pháp quyền phải phát huy dân chủ bảo đảm quyền làm chủ của nhân
dân vì Phát huy dân chủ, bảo đảm quyền lực NN thuộc về nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ của
nhân dân là phương hướng, đồng thời là mục tiêu bao trùm trong hoạt động xây dựng NN PQ
XHCN ở nước ta hiện nay. Phát huy dân chủ và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân con thể

hiện bản chất ưu việt của chế độ ta, là thước đo, là tiêu chí đánh giá tính chết của dân, do dân, vì
dân trong tổ chức hoạt động của NN ta trên thực tế.
Trong xây dựng NN: dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện ở những nội
dung chủ yếu sau đây: Nhân dân tham gia các công việc quản lý NN, tham gia xây dựng, đánh
giá chủ trương, chính sách của NN, có quyền giám sát và chất vấn về hoạt động của các cơ quan,
tổ chức NN, các đại biểu QUốc hội, HĐND, thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, có quyền đoi hỏi
các cơ quan, tổ chức NN và cán bộ, công chức có thẩm quyền phải công khai mọi hoạt động của
mình. Trong lĩnh vực xây dựng NN, quyền dân chủ và làm chủ của nhân dân được thực hiện bằng
phương thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.
Trong quản lý XH: Việc phát huy dân chủ và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân được
thể hiện ở những nội dung và phương thức chủ yếu sau đây: Nhân dân tham gia quản lý Xh bằng
phương thức tự nguyện, dựa vào những thể chế đã được ban hành. Nhân dân tham gia quản lý
XH thông qua các tổ chức thiết chế phi NN. Nhân dân tham gia quản lý Xh bằng sự kết hợp, phối
hợp các tổ chức, các phong trào, các nguồn lực để thực hiện phát triển kt-văn hóa, xây dựng môi
trường XH lành mạnh, xóa đói giảm nghèo, phong chống tệ nạn XH, giữ gìn an ninh, trật tự, ổn
định chính trị-XH, tổ chức đời sống văn hóa, xây dựng đạo đức, lối sống.
Một là, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm tất cả quyền lực nhà
nước đều thuộc về nhân dân. Đây là quan điểm nhất quán của Đảng, phản ánh sâu sắc bản chất
chế độ dân chủ ở nước ta đã được hiến định trong Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước Cộng hoa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân”, “Nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về Nhân dân...”. Muốn vậy, khi hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước đều phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính
đáng của nhân dân. Đảng phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nâng cao
bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ của toàn Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên; tích cực đổi mới,
mở rộng dân chủ, chống giáo điều, bảo thủ, trì trệ, tạo điều kiện để nhân dân được tham gia ở tất
cả các khâu của quá trình dân chủ hóa đất nước.
Hai là, tiếp tục phát huy hiệu quả hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện; thực
hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Những
năm qua, cùng với thành tựu của công cuộc đổi mới, các hình thức dân chủ, nhất là dân chủ trực

tiếp và dân chủ đại diện ở nước ta đã có bước phát triển, tác động trực tiếp đến đời sống xã hội,
tạo ra những mô hình, điển hình có sức lan tỏa lớn. Dân chủ trực tiếp là hình thức nhân dân trực
tiếp quyết định các vấn đề, các công việc quan trọng của quốc gia, trực tiếp thông qua các đạo
luật mà không qua một yếu tố trung gian nào, bảo đảm nhanh, nguyên vẹn ý chí chính trị của
nhân dân. Đồng thời, phát huy vai tro của các đại biểu dân bầu trong hoạt động của Quốc hội và
Hội đồng nhân dân các cấp, để họ thực sự là tiếng nói đại diện cho ý chí, nguyện vọng chính đáng


của người dân, cầu nối giữa “ý Đảng” với “long dân” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Cùng với đó, Đảng tiếp tục lãnh đạo thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở theo Chỉ thị
30/CT-TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Đó là điều kiện cần thiết để phát huy quyền làm chủ của nhân dân một cách hữu hiệu nhất, theo
phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Ba là,mở rộng và phát huy dân chủ phải gắn với tăng cường kỷ cương, pháp luật. Thực thi
dân chủ sai nguyên tắc, vô nguyên tắc, không gắn với kỷ cương, pháp luật đều trái với bản chất
của dân chủ xã hội chủ nghĩa, dẫn đến hậu quả khó lường. Xa rời những nguyên tắc của chủ
nghĩa xã hội, thì việc dân chủ hoá sẽ trượt sang quỹ đạo khác - dân chủ phi xã hội chủ nghĩa,
đồng nghĩa với việc thủ tiêu chủ nghĩa xã hội. Việc lợi dụng dân chủ, gây mất ổn định chính trị xã hội, đi ngược lại đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống
lại Tổ quốc và dân tộc là hành động không thể chấp nhận được, là trái với dân chủ. Quyền và
nghĩa vụ công dân do hiến pháp và pháp luật quy định. Quyền của công dân không tách rời nghĩa
vụ công dân. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ
thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện. Là tổ chức rường cột trong hệ
thống chính trị, Nhà nước thực hiện quyền làm chủcủa nhân dân bằng cách phục vụ và gắn bó
mật thiết với dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của dân.
Bốn là: Phải bảo đảm phát huy dân chủ trong Đảng là hạt nhân để phát huy dân chủ trong
xã hội”. Đây là giải pháp đúng đắn, khoa học. Bởi, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền,
vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo hệ thống chính trị thực hành dân chủ trong xã hội. Vì
vậy, vai tro “hạt nhân” của Đảng được thể hiện rất rõ trong đời sống xã hội. Thực hành dân chủ
rộng rãi trong Đảng sẽ tạo điều kiện, là hình mẫu, tấm gương để cán bộ, đảng viên vận dụng, thực
hành ở từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện và phát huy dân

chủ trong xã hội. Đồng thời, góp phần khắc phục bệnh: thủ cựu, độc đoán, chuyên quyền, tự do
vô kỷ luật..., đang “ăn sâu, bám rễ” làm suy thoái một bộ phận cán bộ, đảng viên, ảnh hưởng đến
uy tín của Đảng. Do đó, đoi hỏi chúng ta phải thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ “then chốt” là xây
dựng Đảng thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ;
kiên quyết và nâng cao hiệu quả đấu tranh khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tình trạng quan liêu, tham
nhũng; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Năm là, đấu tranh bác bỏ luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch. Những quan
điểm đoi “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”, “mở rộngdân chủ” hơn nữa, cùng với những
luận điệu: “Việt Nam vi phạm dân chủ”, “mất dân chủ”, vu khống Đảng Cộng sản Việt Nam là
“trở lực” chính cho việc thực hiện dân chủ của các thế lực thù địch trong thời gian qua chính là
những âm mưu, thủ đoạn nhằm thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, xoá bỏ nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa, “lái” nền dân chủ nước ta sang nền dân chủ khác - dân chủ phi xã hội chủ
nghĩa. Vì vậy, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh vạch trần, làm phá sản mưu đồ chống phá đó.
Vì vậy, Đại hội XII của Đảng cần nghiên cứu, xác định rõ các chủ trương, biện pháp nhằm kiên
quyết bảo vệ, giữ gìn, nâng cao và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp đổi mới,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân là nhiệm vụ
quan trọng, đoi hỏi mỗi tổ chức đảng, đảng viên không chỉ nhận thức rõ mà phải có những hành
động cụ thể, thiết thực để biến quyết tâm chính trị của Đảng thành những giá trị thực tiễn trong
cuộc sống.
LHTT:


* Ưu điểm:
Về cơ chế phát huy quyền làm chủ của nhân dân: Ủy Ban nhân dân xã thực hiện niêm yết
các thủ tục hành chính, các VBQPPL của HĐND và UBND, công khai thu chi tài chính NS.
Đóng góp ý kiến xây dựng các dự thảo VB Luật do QH ban hành.
Việc phát huy dân chủ đảm bảo quyền làm chủ của ND thể hiện rõ nhất trong việc bầu cử
ĐB QH và HĐND các câp thì việc người dân thể hiện quyền làm chủ rõ nhất vì họ trực tiếp bầu

chọn những người mà họ tín nhiệm (DC trực tiếp) và những người đại biểu HĐND bầu ra Chủ
tịch, PCT HĐND, CT, các PCT UBND thí đây cũng là thể hiện quyền làm chủ gián tiếp của ND.
Trong các cuộc tiếp xúc cử tri người dân phản ánh những vướng mắc, khó khăn để các đại
biểu ghi nhận và kiến nghị giải quyết.
Trong thực hiện QCDC ở cơ sớ với phương chăm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra”.......
Mọi người dân phát huy quyền dân chủ theo pháp lệnh 34 năm 2007 của UB TVQH khóa
11được Đảng bộ và chính quyền địa phương thực hiện khá tốt cụ thể như:
Trong sinh hoạt Đảng và chính quyền địa phương luôn phát huy tinh thần dân chủ của tập
thể trong việc xây dựng Nghị quyết để phát triển KT-XH tại địa phương, cũng như trong sinh
hoạt của các hội đoàn thể nêu cao tinh thần dân chủ phát biểu XD đóng góp các kế hoạch
chương trình công tác tháng, quý, năm…Hằng năm thực hiện tốt công tác qui hoạch cán bộ
theo qui định kể cả việc bình xét tư cách Đảng viên, xét phân loại cán bộ, công chức. Tổ chức
lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ chủ chốt , lấy ý kiến nơi cư trú, tiếp xúc cử tri đối với người
ra ứng cử ĐB QH và HĐND các cấp, Các chủ trương NQ của Đảng và NN các cấp đều được
triển khai quán triệt sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân. Đẩy mạnh việc học tập làm theo tấm
gương đạo đức HCM qua đó xuất hiện nhiều gương điển hình được tuyên dương. Tạo điều
kiện cho nhân dân chủ động tham gia bàn bạc, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề
quan trọng của địa phương.
Xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ nhu cầu dân sinh với phương châm” dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Trong việc nhân dân hiến đất, vật kiến trúc, hoa màu để làm
đường thông qua hình thức bình chọn dân chủ, người dân tại địa phương chọn những người có
uy tín, có kinh nghiệm nhiệt tình tham gia ban giám sát, ban vận động, ban thi công công
trình , thực hiện tốt công tác giám sát đầu tư cộng đồng thông qua việc xây dựng ban thanh tra
nhân dân, công khai tài chính sau khi công trình đã được đầu tư. Hằng năm chính quyền địa
phương luôn làm tốt công tác công khai tài chánh, công khai việc thu chi ngân sách và các loại
quỹ vận động.
Tổ chức bình cử gọi công dân nhập ngũ theo đúng các bước của luật nghĩa vụ quân sự.
Công tác thông tin tuyên truyền đảm bảo dưới mọi hình thức loa đài, lồng ghép vào các cuộc
họp của các chi tổ hội đảm bảo việc tuyền truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính

sách, pháp luật của NN. Thông qua MTTQ và các đoàn thể CT-XH vận động thực hiện tốt
phong trào toàn dân XD đời sống văn hóa, XD gia đình VH, khu phố VH và tiến tới xã phường
VH.
Chính quyền địa phương luôn coi công tác cải cách hành chánh là vấn đề quan trọng nhất.
Công khai hóa các trình tự thủ tục giải quyết, phí lệ phí. Luôn củng cố đội ngũ cán bộ tiếp dân,
tiếp nhận và giải quyết đơn thưa tố cáo của công dân kịp thời theo đúng thời gian qui định.
* Hạn chế:
- Quyền làm chủ của nhân dân chưa đến nơi đến chốn nghĩa là có đóng góp, có phản ánh
có ghi nhận nhưng giải quyết chưa triệt để.


- Trong bầu cử con trường hợp đi bầu thay. Một số vấn đề đưa ra bàn bạc với nhân dân
nhưng chỉ mang tính hình thức.
- Dân chủ “quá trớn” dẫn đến gây mất đoàn kết nội bộ.
- Chưa cụ thể hóa bằng pháp luật trong thực hiện D. Ví dụ biểu tình là kênh thực hiện dân
chủ nhưng hệ thống PL của nước ta thì chưa điều chỉnh.
- Ý thức trong thực hiện quyền làm chủ của nhân dân chưa cao.
- Việc phát huy dân chủ ở tàm vĩ mô thì mang tình hình thức.
* Giải pháp:
- Cơ quan lập hiến lập pháp cần cụ thể hóa các văn bản luật để quyền của người được thể
hiện một cách tốt nhất.
- Chính quyền địa phương tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền làm chủ của mình
trong tham gia xây dựng chính quyền địa phương, trong hoạt động giám sát các công trình xây
dựng cơ bản trên địa bàn xã và các vấn đề xã hội khác.
- Tạo điều kiện phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân, ghi nhận phản ánh trung thực
những vấn đề nhân dân phản ánh qua HĐND
.
- Trong bầu cử đảm bảo mỗi người dân đều thực quyền làm chủ của mình.



Câu 6: Nội dung đẩy mạnh XD hoàn thiện HTPL và tổ chức thực hiện PL trong quá
trình XD NNPQ? Vấn đề này được thực hiện ở địa phương nơi mình đang công tác như thế
nào?
Trả lời: Thực tiễn xây dựng bộ máy Nhà nước cho thấy, hệ thống tư pháp con non yếu chưa
đảm đương được đầy đủ vị trí, vai tro của mình. Trong nhiều hợp cụ thể, quyền lực Nhà nước bị
biến dạng qua hoạt động cụ thể của toà án và viện sát dẫn đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp
luật giảm sút trong dư luận quần chúng. Mặt khác, bộ máy Nhà nước ta vừa bất cập về trình độ,
năng lực quản lý, tình trạng nhũng nhiễu, mất dân chủ, phép nước kỷ cương xã hội rải rác ở nhiều
nơi con buông lỏng, hiệu lực quản lý, điều hành chưa nghiêm làm mất long tin với nhân dân.
Đồng thời, quản lý Nhà nước ta chưa ngang tầm với nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới : chưa
phát huy được mặt tích cực, chưa khắc phục kịp thời những hạn chế là cho tình trạng bất công,
bất bình đẳng có xu hướng gia tăng. Vì vậy, nếu không kịp tời đẩy lùi tình trạng này thì không
không có khả năng đưa đất nước đi lên mà con rơi vào tình trạng rối loại xã hội. Với những lý do
trên, việc phát huy quyền làm chủ của dân, xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh là cần phải
tiếp tục cải các bộ máy Nhà nước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp
chế XHCN.
* Chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn
hiện nay :
Hoàn thiện hệ thống pháp luật là điều kiện cần và đủ để tạo hành lang pháp lý đủ mạnh,
đủ an toàn và tin cậy trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Đồng thời pháp
luật đó pải được tổ chức thực hiện trong đời sống XH và phát huy hết hiệu lực, hiệu quả của nó
trong đời sống XH để góp phần xây dựng thành công nhà nước pháp quyền XHCN.
*Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật phải quán triệt
những quan điểm có tính nguyên tắc là bảo đảm sự phù hợp giữa ý chí chủ quan với thực tế
khách quan trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; bảo đảm tính dân chủ, pháp chế,
khoa học trong xây dựng pháp luật; bảo đảm tính hiệu quả của việc điều chỉnh pháp luật. Đồng
thời phải bảo đảm sự tương thích giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế mà Nhà nước ta
đã tham gia ký kết hoặc gia nhập. Trong điều kiện Đảng cầm quyền phải bảo đảm tăng cưởng
sự lãnh đạo của Đảng đổi với hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức
thực hiện pháp luật.

Mục tiêu của hoạt động xây dựng pháp luật trong thời gian tới là phấn đấu đến năm 2020
xây dựng được hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, khả thi, đủ về số
lượng và bảo đảm chất lượng, có tính ổn định, tất cả các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã
hội đều được điều chỉnh trực tiếp bằng các bộ luật và luật nhằm phát huy vai tro của pháp luật
trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội, trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt
động theo cơ chế thị trường, nhưng bảo đảm định hướng XHCN và phát triển bền vững, đồng
thời bảo đảm chủ động hội nhập và mở cửa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để đạt được mục tiêu trên đây cần xây dựng được chiến lược, chương trình, kế hoạch xây
dựng pháp luật cho cả giai đoạn 2005-2020 và từng khóa Quốc hội, từng kỳ họp Quốc hội; đổi
mới quy trình lập pháp, lập quy, tăng cường năng lực xây dựng dự thảo luật của Chính phủ, đổi
mới và nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của QH.
Trong lĩnh vực kinh tế: cần tập trung hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam, pháp luật về sở hữu; xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tài chính
công, pháp luật vê thuế; pháp luật về bảo vệ tài nguyên, mồi trường; pháp luật về thị trường
vổn, thị trường lao động, thị trường bất động sản.


Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học - công nghệ: tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về giáo dục, đào tạo nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho việc cải cách một cách căn bản,
toàn diện nền giáo dục quốc gia phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hoàn ‘thiện pháp luật về khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy thị trường khoa học và công
nghệ phát triển, khuyến khích đầu tư cho nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu với ứng dụng.
Trong lĩnh vực xã hội: trước hết coi trọng hoàn miện pháp luật về chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe cho nhân dân, hoàn thiện pháp luật về dân tộc và tôn giáo; hoàn thiện pháp luật về báo
chí và xuất bản; quan tâm việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo
thực hiện các chính sách công bằng xã hội, về xóa đói giảm nghèo, về bảo vệ người tiêu dùng,
về giúp đỡ và tư vấn pháp luật. Đồng thời tiếp tục hoàn thiện pháp luật để đấu tranh phong
chống các tệ nạn xã hội có hiệu lực và hiệu quả hơn.
Trong lĩnh vực an ninh, quốc phong và ừật tự, an toàn xã hội: cần coi trọng việc xây dựng
và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ biên giới, pháp luật trong việc đấu tranh phong chổng tội

phạm và vi phạm pháp luật; rà soát và pháp điển hóa pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước: tiếp tục hoàn thiện pháp luật
về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước bao gồm pháp luật về tồ chức Quốc hội, Luật Tổ
chức Chính phủ, Luật Tổ chức VKSND, Luật Tổ chức TAND, Luật Tổ chức HĐND và UBND
các cấp. Gắn với các văn bản luật nêu trên cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt
động của các cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án, bổ ừợ tư pháp. Tất cả nội dung đổi mới tổ
chức hoạt động của bộ máy nhà nước phải đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền
Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
Muốn có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phải hoàn chỉnh cả ba mặt : nội dung, hình thức và
cơ cấu hệ thống pháp luật.
- Về nội dung : pháp luật phải thể hiện được đường lối, chính sách của Đảng, thể hiện ý
chí, nguyện vọng lợi ích của NDLĐ và phù hợp với yêu cầu công cuộc đổi mới, chủ yếu là hoàn
thiện nền dân chủ XHCN và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước.
- Về hình thức : phải đảm bảo việc ban hành văn bản, QPPL đúng thẩm quyền và đúng thể
thức.
- Về cơ cấu : trên cơ sở Luật Hiến pháp phải từng bước bổ sung và hoàn thiện các ngành
dân sự, thương mại quốc tế... để mọi lĩnh vực quan hệ xã hội đều có pháp luật điều chỉnh.
- Về công tác xây dựng pháp luật : xây dựng pháp luật là nhằm tạo nên một mối hệ thống
pháp luật ngày càng hoàn chỉnh, làm cơ sở pháp lý để Nhà nước quản lý mọi mặt về đời sống xã
hội. Hiện nay, công tác xây dựng pháp luật phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng : Trong xây dựng pháp luật phải đảm bảo sự
lãnh đạo của Đảng nhằm làm cho pháp luật được thể chế hoá kịp thời và chính xác đường lối,
chính sách của Đảng. Đồng thời sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng pháp luật thực hiện thông
qua tổ chức các Đảng và Đảng viên trong các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn
bản pháp luật.
+ Nguyên tắc dân chủ XHCN : pháp luật XHCN về bản chất thể hiện ý chí của GCCN và
NDLĐ. Do đó, xây dựng pháp luật phải dảm bảo cho nhân tham gia quản lý Nhà nước và kiểm
tra hoạt động của Nhà nước. Muốn vậy, trong xây dựng pháp luật phải tuyên truyền, phổ biến
pháp luật rộng rãi trong nhân dân, thực hiện khẩu hiệu:”Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

pháp luật Nhà nước.


+ Nguyên tắc pháp chế XHCN : pháp luật XHCN là một hệ thống được thể hiện trong các
văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những hình thức và thủ tục nhất định
được pháp luật quy định. Do đó, việc xây dựng pháp luật phải đảm bảo nguyên tắc pháp chế
XHCN.
* Tổ chức thực hiện pháp luật :
Cùng với việc đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong một nhà
nước pháp quyền, điều quan trọng hơn là đảm bảo cho các quy định của pháp luật phải được
thi hành trên thực tế. Muốn vậy phải đẩy mạnh các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật mà
trước hết là công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, giải thích, hướng dẫn thực hiện pháp
luật; mở rộng các hoạt động dịch vụ và tư vấn pháp lý trong xã hội. Chấn chỉnh các tổ chức và
hoạt động của luật sư, công chứng, giám định, hộ tịch, thi hành án. Đương nhiên việc đổi mới
tổ chức hoạt động của các cơ quan tư pháp bảo đảm cho các cơ quan này thực hiện đúng chức
năng luật định có ý nghĩa quan trọng và quyết định trong tổ chức thực hiện pháp luật.
Pháp luật và điều kiện có trước pháp chế, nhưng có pháp luật thì chưa hẳn có pháp chế vì
điều kiện quyết định để có pháp chế chính là sự tuân thủ của pháp luật, pháp chế và trật tự pháp
luật XHCN chỉ hình thành khi mọi người hiểu, tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật.
Cùng với việc đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện htpl, trong một NNPQ, điều quan trọng
hơn là đảm bảo cho các quy định của PL phải được thi hành trên thực tế. Muốn vậy phải đẩy
mạnh các hoạt động tổ chức thực hiện pl mà trước hết là công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo
dục, giải thích, hướng dẫn thực hiện PL; mở rộng các hoạt động dịch vụ và tư vấn pháp lý trong
XH. Chấn chỉnh các tổ chức và hoạt động của luật sự, công chứng, giám định, hộ tịch, thi hành
án. Đương nhiên việc đổi mới tổ chức hoạt động của các cơ quan tư pháp bảo đảm cho các cơ
quan này thực hiện đúng chức năng luật định có ý nghĩa quan trọng và quyết định trong tổ chức
thực hiện pháp luật.
Tóm lại:
Ở bất cứ một nền kinh tế nào cũng phải có vai tro của Nhà nước và sự đảm bảo bằng pháp
luật. Ở nước ta, trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng

XHCN thì pháp chế và trật tư pháp luật có vai tro qua trọng trong việc tổ chức, điều hành kinh tế,
trong việc bảo vệ và củng cố chế độ XHCN, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,
thực hiện công bằng xã hội và củng cố cơ sở pháp luật của đời sống xã hội.
Đặc biệt nước ta đang thực hiện tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì không thể
không tiếp tục xây dựng Nhà nước, hoàn chỉnh pháp luật và tăng cường pháp chế XHCN để
hướng dẫn và giúp đỡ nền kinh tế thị trường phát huy tích cực và khắc phục hạn chế vốn của nó.
Đồng thời, việc xây dựng nền dân chủ ở nước ta cũng không thể tách rời việc tăng cường pháp
chế, các quyền và lợi ích của công dân cũng như những thể chế dân chủ khác mới trở thành thực
tế của đời sống
LHTT:
Thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW Về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Trên cơ sở đó Đảng ủy xã xây dựng Kế
hoạch thực hiện nghị quyết số 48 phù hợp với thực tế địa phương, đơn vị
XD quy chế hoạt động của CQ, làm đúg chế độ công vụ, công chức
Kịp thời tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của đảng, PL của NN đến
CBCC, và nhân dân từ đó nâng cao trình độ dân trí và cập nhật PL trong đời sống XH đối với
CBCC, VC và quần chúng nhân dân.
Triệt để sống và làm việc theo HP và PL đặc biệt là đối với CB đảng viên.


Góp 1 phần nhỏ bé trong phong chống tham nhũng nhằm làm trong sáng ổn định đoàn kết
nội bộ.
Thực hiện tốt công cuộc CCHC cơ sở theo phương châm 1 nền hành chính phục vụ tạo ra
niềm tin của người dân đối với các cấp chính quyền.
Cần 1 cơ chế, KT-GS hoạt động của các CQ trong bộ máy NN cũng như CBCC,VC nhằm
đạt mục tiêu trong XD NN pháp quyền XHCN.
Xây dựng đồng bộ, nâng cao chất lượng và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống pháp
luật, thể chế và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện ngày càng tốt hơn an sinh xã
hội và phúc lợi xã hội.
Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

Phát triển mạnh nguồn nhân lực và hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng yêu
cầu phát triển.
Bảo đảm quốc phong, an ninh và thực hiện có hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng, giữ
vững ổn định chính trị - xã hội, tạo lập môi trường ngày càng thuận lợi cho phát triển đất nước.
Tăng cường công tác giám sát, nhất là giám sát thị trường tài chính, chủ động điều tiết,
giảm các tác động tiêu cực của thị trường, không phó mặc cho thị trường hoặc can thiệp làm sai
lệch các quan hệ thị trường.
Đẩy mạnh cải cách lập pháp, hành pháp và tư pháp, đổi mới tư duy và quy trình xây dựng
pháp luật, nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật .
Tập trung xây dựng nền hành chính nhà nước trong sạch vững mạnh, bảo đảm quản lý
thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh
chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân. Quy định rõ và đề
cao trách nhiệm của người đứng đầu.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây
dựng bộ máy nhà nước.
Hoàn thiện nội dung và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, gắn quyền hạn với trách
nhiệm trong việc thực hiện chức năng lãnh đạo của các cấp ủy đảng; tăng cường dân chủ trong
Đảng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Hoàn thiện cơ chế nhân dân đóng góp ý kiến,
phản biện xã hội và giám sát công việc của Đảng và Nhà nước. Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt
động của bộ máy nhà nước
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; giảm mạnh và bãi bỏ các loại
thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Nâng cao năng lực, chất lượng xây
dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách. Đẩy mạnh xã hội hóa các loại dịch vụ công phù
hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư
pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người.
Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương. Nâng cao chất lượng hoạt
động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình

hình mới
Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức; phân định rõ chức năng,
nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức; tăng cường tính công khai,
minh bạch, trách nhiệm của hoạt động.


Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo
đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước. Có chính sách đãi ngộ, động viên,
khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người
không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân.
Tích cực thực hành tiết kiệm, phong ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí
- Phong và chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa
lâu dài. Mọi cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và
từng đảng viên phải gương mẫu thực hiện và trực tiếp tham gia đấu tranh phong, chống tham
nhũng, lãng phí.
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ phong, chống tham
nhũng, lãng phí, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí. Thực hiện chế độ
công khai, minh bạch về kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành chính. Công khai, minh bạch
về cơ chế, chính sách, các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm từ ngân sách nhà nước, huy
động đóng góp của nhân dân, quản lý và sử dụng đất đai, tài sản công, công tác tiếp nhận, bổ
nhiệm cán bộ. Thực hiện có hiệu quả việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công
chức theo quy định.
- Coi trọng và nâng cao vai tro của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng và của nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công
chức, phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; cổ vũ, động viên phong trào tiết kiệm
trong sản xuất và tiêu dùng.


Câu 7: Vị trí, vao trò, chức năng nhiệm vụ quyền hạn của UBND theo quy định của
PL? Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn này ở địa phương như thế nào”

Vị trí, tính chất, chức năng của Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, xã và các cấp tương đương
được quy định tại Điều 194 Hiến pháp 2013 và Điều 2 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban
nhân dân: “Ủy ban nhân dân do hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân
dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương… chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật,
các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp …”
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân gồm : Chủ tịch, các phó chủ tịch và các ủy viên. Do
đó vị trí, tính chất của Ủy ban nhân dân được thể hiện ở hai điểm sau:
- Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
- Với tư cách là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, ủy ban nhân dân là cơ quan
thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước, chấp hành nghị quyết của hội đồng nhân dân
cùng cấp cũng như các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
- Ủy ban nhân dân chỉ có một chức năng duy nhất là quản lí nhà nước, vì quản lí nhà nước
là hoạt động chủ yếu, bao trùm lên toàn bộ hoạt động của ủy ban nhân dân. Trên cơ sở đảm bảo
tính thống nhất của pháp luật, Ủy ban nhân dân có quyền ban hành các cơ chế, chính sách phù
hợp với thực tế của địa phương mình, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế
phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài.
- Với vai tro là cơ quan chấp hành của HĐND, giống như HĐND, UBND thực hiện nhiệm
vụ quyền hạn của mình trong những lĩnh vực có ý nghĩa quyết định đến đời sống của ND địa
phương. Cụ thể là trong lĩnh vực: Kinh tế, NN, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và đất đai, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, GTVT, XD, quản lý và phát triển đô thị, VHTT TDTT, KHCN an
ninh quốc phong, thực hiện chính sách dân tộc........quản lý NN, quản lý địa giới hành chính
*Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND:
-Trong thực hiện n.vụ QLNN:
UBND chịu trách nhiệm q.lý môi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống XH tại địa phương (k.tế,
chính trị, VH-XH…)
Tổ chức triển khai t.hiện các KH p.triển nông-lâm-ngư nghiệp..
Lập quy hoạch sử dụng đất, quỹ đất đai…
T/chức q.lý công trình giao thông đường bộ, đường thủy, công trình y tế…
Lập dự toán phân bổ ng.sách đ.phương, lập quyết toán…
-Trong thi hành pháp luật:

T/chức chỉ đạo, kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của CQNN cấp trên và NQ của
HĐND…
T/chức chỉ đạo công tác thanh tra NN (t.chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo…)
Ban hành các văn bản QPPL để q.lý mọi mặt của đời sống XH ở địa phương (thông qua QĐ,
chỉ thị…)
-Trong l.vực x/d chính quyền địa phương, quản lý địa giới hành chính:
T/chức thực hiện c.tác bầu cử ĐB. QH, ĐB. HĐND (lập d.sách cử tri, chuẩn bị công tác điều
kiện cơ sở vật chất phục vụ bầu cử…)
Lập hồ sơ về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính, quản lý hồ sơ, mốc, bản đồ
ĐGHC..
-Trong l.vực KTGS:
K/tra g/sát việc thi hành Hiến pháp, luật, VB của CQNN cấp trên và NQ của HĐND…thông
qua hoạt động thanh tra NN…


×