Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu học - Lớp trung cấp Lý luận chính trị - hành chính B27 ď PHAN III.2 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.82 KB, 7 trang )

Câu 5. các kiến thức và kỹ năng cần thiết để xây dựng và thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, các yêu cầu này được đáp ứng ra sao?
KH phát triển kinh tế-xh ở cơ sở là một công cụ quản lý kinh tế của NN theo mục
tiêu. Nó được thể hiện bằng những mục tiêu định hướng phát triển kinh tế-xh phải đạt
được trong một khoảng thời gian nhất định ở địa phương, dồng thời đưa ra những giải
pháp cần thực hiện để đạt được những mục tiêu đó một cách có hq nhất.
Kế hoạch phát triển KTXH ở cơ sở là 1 tập hợp những hoạt động được sắp xếp
theo lịch trình có thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện
pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó.
Xác định các kiến thức về kinh tế, xã hội và PL:
Xác định các kiến thức về kinh tế:
Để xây dựng được bản kế hoạch tốt, cán bộ cơ sở cần nắm được một số kiến thức
cơ bản về kinh tế như:
Kiến thức về các quy luật biến động của kinh tế, các chỉ tiêu – chỉ số phát triển
kinh tế, các chức năng cơ bản của một nền kinh tế trong việc giải quyết các vấn đề
kinh tế như sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Các tác nhân
trong nền kinh tế hỗn hợp, vai trò của các tác nhân trong nền kinh tế và sự ảnh hưởng
qua lại giữa chúng trong nền kinh tế hỗn hợp…
Bên cạnh đó, với tư cách 1 nhà quản lý, cán bộ cơ sở còn phải nắm vững các kiến
thức về các công cụ quản lý kinh tế, quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, quản lý nguồn vốn, nguồn lao động…
Xác định các kiến thức về XH:
Để đưa ra được định hướng phát triển tốt cho địa phương, cán bộ cơ sở phải có
kiến thức về bối cảnh XH trên địa bàn do mình phụ trách. Đó là những đặc trưng về
văn hóa, phong tục tập quán của nhân dân địa phương, cùng với các yếu tố khác về
dân cư như mật độ phân bố dân cư, tỷ lệ dân cư trong và ngoài độ tuổi lao động…
Xác định các kiến thức về PL:
Do những thay đổi thường xuyên trong ĐSXH khiến cho các nhà quản lý phải luôn
điều chỉnh các chính sách, PL cho phù hợp với tình hình mới. hàng năm, các văn bản
do QH ban hành cũng thường xuyên được sửa đổi, hoặc CP Và các Bộ, ngành sẽ ban
hành những văn bản QPPL hướng dẫn việc thực thi. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với


các cán bộ cấp cơ sở là phải thường xuyên cập nhật các thông tin mới về các quy định
của PL nhằm đảm bảo tính thống nhất trong việc lập KH quản lý và phát triển ở địa
phương.
Xác định các kỹ năng cần thiết để xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội ở cơ sở:
Kỹ năng quản lý.
1 cán bộ không nhất thiết phải giữ vai trò lãnh đạo trong cơ quan, đơn vị, nhưng
nhất thiết phải có kỹ năng quản lý các công việc, các kế hoạch, dự định của chính bản
thân họ hoặc nhóm mà họ tham gia. Kỹ năng này sẽ hỗ trợ họ trong quá trình phân
công công việc cụ thể cho những người khác, triển khai các hoạt động và kiểm tra tiến
độ của các hoạt động đó.
Kỹ năng quản lý cơ bản bao gồm việc thúc đẩy các hoạt động nhóm; phát huy, sử
dụng mọi nguồn lực của cơ quan, đơn vị; phát triển, thực hiện các kế hoạch, chương


trình của chính bản thân cũng như của nhóm và liên tục kiểm tra, điều chỉnh các
chương trình, dịch vụ để phù hợp với thực tế.
Kỹ năng viết và diễn thuyết (trình bày).
Với môi trường thông tin đa dang, hiện đại như ngày nay, cán bộ cần phải có kỹ
năng viết và diễn thuyết không chỉ trên giấy, mà còn cần phải tận dụng các ứng dụng
của công nghệ vào các công việc này như trình bày trên power-point… Khi nói và
viết nên sử dụng thêm các hình ảnh, âm thanh, các video, bản đồ tư duy, kỹ thuật kể
chuyện số,… để tăng hiệu ứng cho bài trình bày của mình. Kỹ năng này giúp cho cán
bộ có thể thuyết phục được những người cộng tác hoặc thuyết phục hội đồng về
những vấn đề họ nêu ra trong bản kế hoạch.
Kỹ năng đánh giá.
Kỹ năng này liên quan đến việc phân tích, tìm hiểu và đánh giá; thiết kế và cung
cấp; đánh giá kết quả sử dụng dịch vụ và các nguồn lực cũng như việc thực hiện các
nghiên cứu để tìm ra giải pháp cho các vấn đề quản lý. Kỹ năng đánh giá tốt sẽ giúp
cho cán bộ có khả năng đưa ra những dự báo có độ chính xác cao hơn trong bản kế

hoạch.
Xác định các kỹ năng cần thiết để thực hiện KK phát triển KT-XH ở cơ sở.
Kỹ năng giao tiếp.
Kỹ năng giao tiếp luôn là 1 trong những yếu tố quan trọng, giúp làm nên thành
công trong quá trình tiếp xúc, trao đổi giữa các cán bộ quản lý và giữa họ với những
người khác. Trên cơ sở đó tạo nên sự thuận lợi trong quá trình phối hợp thực hiện các
công việc theo kế hoạch đã đề ra.
Kỹ năng xử lý tình huống.
Trong quá trình thực hiện KH có thể xảy ra nhiều tình huống mà trước đó bản thân
người lập kế hoạch chưa dự tính được. Do vậy, nên có sẵn 1 nhóm các giải pháp,
quyết định để có thể sử dụng trong các tình huống khác nhau. Mặt khác, việc chia sẻ,
học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp 1 cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các diễn
đàn, mạng… cũng là 1 cách hay và hữu ích.
Thực tế, các yêu cầu này được đáp ứng ra sao?
Câu 6. Quy trình lập KH phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, vấn đề này được
thực hiện như thế nào?
Để thực hiện một kh phát triển kinh tế-xh hiệu quả nhất cần thực hiện đầy đủ các
bước xây dựng, thẩm định và phê duyệt.
Lập kh là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý, bởi nó gắn liền với
việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp nhà quản lý
xác định được các chức năng khác còn lại nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.
Lập kh là quá trình xác định mục tiêu, nhiệm vụ và lựa chọn các phương thức, xây
dựng tiến trình để đạt được các mục tiêu đó một cách có hq nhất.
Quy trình lập kế hoạch phát triển KTXH được thể hiện dưới 8 bước như sau:
Bước 1: Nhận thức cơ hội
Nhà quản lý phải nắm bắt và đánh giá được nguồn lực hiện có của địa phương.
Xem xét khả năng, hướng phát triển nào có thể được đẩy mạnh và đưa vào KH phát
triển. Để có được 1 bản KH tốt tức là một định hướng phát triển cho tương lai, người



lập kế hoạch phải nắm chắc nhuồn lực hiện tại của đị phương và có thể dự đoán thêm
những nguồn lực sẽ được bổ sung sau đó.
Bước 2: Xác lập mực tiêu
Mục tiêu là kết quả cuối cùng thu được và thường là mong đợi ban đầu của người
lập kế hoạch. Khi xác định mục tiêu của 1 kế hoạch cần lưu ý các yếu tố như: tính ưu
tiên giữa các mục tiêu, xác định thời gian cho các mục tiêu.
Bước 3: kế thừa các tiền đề.
Đây là 1 trong các thành tố thuộc nguồn lực hiện có của địa phương. Tuy nhiên
việc đánh giá các yếu tố tiền đề có giá trị nền tảng cho việc đưa ra những định hướng
mới cho sự phát triển KTXH.
Bước 4: Xây dựng các phương án
Các phương án thực hiện kế hoạch lá 1 bộ phận quan trọng có khả năng quyết định
đến kết quả cuối cùng của việc thực hiện kế hoạch. Do đó, việc xây dựng các phương
án thực hiện yêu cầu phải có sự cân nhắc, tính toán kỷ lưỡng. Nhiệm vụ của nhà
hoạch định không chỉ là đưa ra các phương án mà còn phải xác định phương án nào sẽ
đem lại hiệu quả cao nhất và trong trường hợp có những diễn biến bất ngờ thì phương
án thay thế sẽ được đưa vào sử dụng ra sao.
Bước 5: Đánh giá các phương án
Trên cơ sở những phương án đã được đưa ra, cùng với việc phân tích các điểm
mạnh, điểm yếu các nguồn lực hiện tại và mức độ của các mục tiêu đã đề ra, người
lập kế hoạch phải tiến hành đánh giá các phương án và chọn ra một hoặc những
phương án có tính khả thi cao nhất.
Bước 6: Lựa chọn phương án
Sau khi so sánh đánh giá các phương án, các cán bộ quản lý phải đưa ra quyết định
lựa chọn phương án tối ưu. Tuy nhiên, có khi việc phân tích và đánh giá các phương
án đưa đến tình huống: có 2 hoặc nhiều phương án thích hợp và khi đó nhà quản lý có
thể quyết định lựa chọn 1 số phương án chứ không chỉ dừng lại ở 1 phương án tối ưu.
Muốn chọn được 1 phương án tối ưu, chủ thể quản lý thường dựa vào các phương
pháp cơ bản kinh nghiệm, thực nghiệm, nghiên cứu…
Bước 7: Xây dựng các kế hoạch bổ trợ

Trên thực tế phần lớn các kế hoạch chính đều cần đến các kế hoạch phụ để bảo
đảm kế hoạch chính cần thực hiện tốt. Và 1 nhà quản lý tốt là người có thể đưa ra
những kế hoạch bổ trợ hợp lý đề phòng những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực
hiện kế hoạch chính. Tùy từng tổ chức, mục tiêu với chức năng, nhiệm vụ có thể mà
có những kế hoạch bổ trợ thích hợp.
Bước 8: Lượng hóa kế hoạch dưới dạng ngân quỹ.
Đây là bước cuối cùng trong quá trình xây dựng 1 kế hoạch và thường gắn với
nguồn ngân quỹ được sử dụng cho kế hoạch.
Liên hệ thực tế
- Các tiêu chí xây dựng xã văn hóa, xã NTM từ 2015-2020. Phải XD theo 19 tiêu
chí xã NTM à HĐND xã phê chuẩn à Phòng TC-KH thẩm định à UBND huyện
phê duyệt à UBND xã thực hiện (dự án có thể thực hiện theo nhiệm kỳ hoặc dài hạn)
- Dự án phát triển kinh tế xã hội ở xã.


7/ Các hình thức kiểm tra hành chính. Hoạt động kiểm tra được các cơ quan
hành chính nhà nược thực hiện trong thời gian qua như thế nào?
Kiểm tra hành chính là một hoạt động quan trọng của quy trình quản lý hành
chính nhà nước. Để phát huy hiệu quả ciua3 công tác kiểm tra, người sử dụng nhiều
hình thức kiểm tra khác nhau như: kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch, kiểm tra đột
xuất.
Theo căn cứ tiến hành kiểm tra có:
-Kiểm tra hành chính theo kế hoạch:
+Kiểm tra hành chính theo kế hoạch là một hình thức kiểm tra theo đó chủ thể
kiểm tra hành chính tiến hành hoạt động kiểm kiểm tra một cách thường xuyên, theo
kế hoạch định trước với nội dung kiểm tra bao hàm toàn bộ hoạt động hoặc một số
lĩnh vực hoạt động của các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
+Hoạt động kiểm tra theo kế hoạch có thể được tiền hành bới các cơ quan
hành chính nhà nước thẩm quyền gồm Chí phủ, UBND các cấp hoặc bất ký cơ quan
quản lý nào.

+Đối với UBND các cấp, việc kiểm tra được thực hiện trong phạm vi lĩnh vực
quản lý của UBND mang tính quyền lực nhà nước, có quyền ra các quyết định quản
lý hành chính nhà nước buộc cá nhân, tổ chức phải thi hành.
+hoạt động kiểm tra hành chính theo kế hoạch cũng có thể được tiến hành bởi
các cơ quan quản lý ngành hay lĩnh vực (bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính
phủ có chức năng quản lý ngành hay lĩnh vực, các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND). Hoạt động này nhằm kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các quy tắc quản
lý về ngành hây lĩnh vực do mình quản lý thống nhất trong cả nước.
-Kiểm tra hành chính đột xuất:
+Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước để hoàn thành nhiệm vụ chức
năng của mình, xử lý kịp thời những tình huống mới phát sinh, đáp ứng những yêu
cầu, kiến nghị chính đáng của công dân, tổ chức hoạtđộng kiểm tra hành chính có thể
được tiến hành đột xuất.
+Kiểm tra hành chính đột xuất là hoạt dộng kiểm tra hành chính được hoạt
động không theo định ký, không thông báo trước có trọng điểm nhằm vào mốt khâu,
một số vấn đề nhất định để xử lý những tình huống mới phát sinh, lảm rõ một số vấn
đề trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước hoặc đáp ứng những yêu cầu, kiến
nghị chính đáng của công dân, tổ chức.
+Kiểm tra hành chính độtxuất được tiến hành xuất phát từi yêu cầu của chủ thể
quản lý hành chính nhà nước và của cả co6ngda6n tổ chức là đối tượng của quản lý
hành chính nhà nước.
+Kiểm tra hành chính đột xuất có thể được tiến hành bởi các cơ quan hành
chính nhà nước thẩm quyền chung hoặc cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền
riêng. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động kiểm tra hành chính đột xuất thường được các
cơ quan kiểm tra chức năng tiến hành.
*Theo phạm vi nội dubng kiểm tra có:
-Kiểm tra chức năng:
+Đây là hoạt động kiểm Tra do các cơ quan quản lý ngành hay lĩnh vực ( bộ,
cơ quan ngang bộ…) thực hiện đối với các cơ qaun tổ chức đơn vị không trực thuộc



mình về tổ chức trong việc chấp hành pháp luật, đường lối chính sách và các quy tắc
quản lý về ngành hay lĩnh vực do mình quản lý thống nhất trong cả nước.
+Khi tiến hành kiểm tra theo chức năng các cơ quan kiểm tra có quyền yêu
cấu cơ quan bị kiểm tra cùng cấp đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyền quyết định trái
pháp luật của cơ quan đó; không có quyền tự mình đình chỉ sửa đổi hoặc bãi bỏ quyền
quyết định đó, không có quyền áp dụng các chế tài kỷ luật, phạt hành chính trừ trường
hợp cơ qaun kiểm tra chức năng đó chức năng là cơ quan thanh tra nhà nước chuyên
ngành.
+Đốivới cơ quan cấp dưới có thể đình chỉ những văn bản trái pháp luật do cơ
quan đó ban hành và đề nghị thủ trưởng cấp trên trực tiếp của mình bãi bỏ.
-Kiểm, tra nội bộ:
+là nhiệm vụ chức năng của mọi cơ quan quản lý hành chính nhà nước chỉ
hoạt động kiểm tra trong nội bộ ngành, một cơ quan tổ chức do thủ trưởng cơ quan
quản lý ngành và lĩnh vực, thủ trưởng các cơ quan tổ chức xí nghiệp, đơn vị cơ sở của
nhà nước tiến hành. Hoạt động này có tính trực thuộc chặt chẽ giữa chủ thể và đối
tượng bị kiểm tra, phạm vi kiểm tra bao quát mọi hoạt động, mọi vấn đề thuộc nhiệm
vụ, chức năng của cơ quan cấp dưới, nhân viên dưới quyền.
+Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hoặc lập ra tổ chức giúp thủ
trưởng kiểm tra. Khi tiến hành kiểm tra thủ trưởng cơ quan hoặc tổ chức kiểm tra có
quyền áp dụng mọi hình thức và biện pháp thuộc quyền hạn của thủ trưởng như: khen
thưởng cá nhân, cơ quan có thành tích; kỷ luật cơ quan tổ chức và cá nhân vi phạm, ra
quyết định đình chỉ hoặc bãi bỏ các quyết định sai trái của cấp dưới, đình chỉ hành vi
vi phạm pháp luật kỷ luật kể cả các biện pháp kiểm tra, kiể, soát kê biên, niêm phong
tài sản, tài liệu..
Câu 8. Các hình thức xử phạt trong vi phạm HC
* Hình thức xử phạt chính:
- Cảnh cáo: cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
không nghiêm trọng có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì áp dụng hình thức xử
phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm HC do người chưa thành niên từ đủ

14 tuổi đê`n dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bẳng.
- Phạt tiền: mứa phạt tiền trong xử phạt vi phạm HC từ 50.000đ đến 1.000.000đ
đối với cá nhân, từ 100.000đ đến 2.000.000đ đối với tổ chức.
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc TW thì mức phạt tiền có thể
cao hơn nhưng tối đa không quá 2 mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi
phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự an
toàn xã hôi
Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa quy định tại khoản 1 điều 24 Luật
xử lý vi phạm HC do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy vban
thường vụ Quốc hội.
- Tước quyền sử dụng giấy phép chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn.
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử
phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được
ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy


phép, chứng chỉ hành nghề cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi
trong giấy phép, chứng chỉ hánh nghề.
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá
nhân tổ chức vi phạm HC trong các trường hợp sau:
Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế
gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của PL phải có giấy phép
Đình chì một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt
động khác mà theo quy định của PL không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính
mạng, sức khỏe con người , môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
+ Thời gian tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thời hạn đình chỉ
hoạt động từ 1 tháng đến 24 tháng, kề từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.

Người có thẩm quyến xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước
quyền sử dụng giấy phép chứng chỉ hành nghề
- Tịch thu tang vật vi phạm HC, phương tiện được sử dụng để vi phạm HC
Tịch thu tang vật phương tiện vi phgam5 HC là việc sung vào ngân sách NN vật,
tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiệp đến vi pạm HC, được áp dụng đối
với vi phạm HC nghiêm trọng do lội cố ý của cá nhân, tổ chức.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm HC bị tịch thu được thực hiện theo quy
định tại điều 82 Luật xử lý vi phạm HC
- Trục xuất:
Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm HC tại
Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội CN Việt Nam
Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
* Hình thức xử phạt bổ sung:
Đối với mỗi vi phạm HC, cá nhân, tổ chức vi phạm HC chỉ bị áp dụng một hình
thức xử phạt chính, có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. Hình
thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính bao gồm:
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn
- Tịch thu tang vật vi phạm HC, phương tiện được sử dụng để vi phạm HC
9/ Trách nhiệm tiếp công dân của người đúng đầu cơ quan và người tiếp
công dân. Việc thực hiện trách nhiệm này trong thời gian qua như thế nào?
*Trách nhiệm cùa người đúng đầu cơ quan trong việc tiếp công dân:
Theo Điều 19 Luật tiếp công dân (2013) trách nhiệm của người đúng đầu cơ
quan trong việc tiếp công dân được quy định như sau:
-Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tiếp công dân của cơ quan mình.
-Ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân.
-Bố trí địa điểm thuận lợi cho việc tiếp công dân; bảo đảm cơ sở vật chất phục
vụ việc tiiếp công dân.
-Phân công cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân thường xuyên..
-Phối hợp chặt chẽ với cơ quan tổ chức, đơn vị có liên quan tiếp công dân và xử

lý vụ việc nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo kiến nghị phản ánh về một nội dung.


-Kiểm tra đôn đốc cơ quan, tổ chức, đơn vị người có trách nhiệm thuộc quyền
quản lý của mình thực hiện các quy định của pháp luật trong việc tiếp công dân.
-Có trách nhiệm đảm bảo an toàn trật tự cho hoạt động tiếp công dân.
-Báo cáo tình hình kết quả tiếp công dân với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Bên cạnh các trách nhiệm nói trên người đúng đầu cơ quan còn có trách nhiệm
trực tiếp thực hiện các việc tiếp công dân ít nhất 1 ngày trong 1 tháng thại địa điểm
tiếp công dân của cơ quan mình. Đồng thới có trách nhiệm thực hiện tiếp công dân
đột xuất. Việc thực hiện tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp sau đây:
-Vụ việc gây gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm
của nhiều cơ quan tổ chức đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức đơn vị còn
khác nhau.
-Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm
trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, tập thể, xâm hại tính mạng,
tài sản của nhân dân ảnh hường đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Khi tiếp công dân người đúng đầu cơ quan phải có ý kiến trả lời về việc giải
quyết vụ việc cho công dân. Trường hợp chưa trả lời ngay được thì chỉ đạo cơ quan tổ
chức đơn vị công chức viên chức thuộc thẩm quyền mình quản lý của mình kịp thời
xem xét giải quyết và thông báo thời gian trả lời công dân.
*Trách nhiệm của người tiếp công dân:
Trách nhiệm, của người tiếp công dân được quy định tại Điều 8 Luật tiếp công
dân (2013). Theo đó người tiếp công dân có các trach nhiệm sau:
-Khi tiếp công dân người tiếp công dân phải đảm bảo trang phục chỉnh tề, có
đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.
-Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, pah3n ánh nêu rõ họ tên, địa
chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu trường hợp được ủy quyền);
có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung
cấp thông tin tài liệu cần thiết chi việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.

-Có thái độ đúng mực tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại tố
cáo kiến nghị phản ánh hoặc ghi chếp đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
-Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiện nghị, phản ánh
chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pah1p luật kết luật quyết định giải quyết
đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
-Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết qảu xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh cho công dân.
-Yêu cầu người vi phạm nội quy nôi tiếp công dân chấm dút hành vi vi phạm;
trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức
năng xử lý theo quy định của pháp luật.



×