Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Van de 8 - Xay dung khoi dai doan ket dan toc-nho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.39 KB, 1 trang )

Vấn đề 8 : Phân tích bài học kinh nghiệm,
bài học xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc qua
các giai đoạn từ 1930 đến nay. Liên hệ Nghị quyết
Trung Ương 7 Khoá IX

Ngay khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời,
chủ trương đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân
tộc thống nhất là một chính sách lớn của Đảng ta
trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Sức mạnh đoàn kết đã được phát huy trong đấu
tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định : Đại đoàn kết trong Mặt trận dân tộc
thống nhất là một trong những nhân tố quyết định
thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Nhìn lại lịch sử Việt Nam, ngay từ thời xa
xưa, các nhà lãnh đạo triều đại Lý, Trần, Lê…
cũng đã nhìn thấy sức mạnh của dân, để chủ
trương dựa vào dân chống ngoại xâm. Trần Quốc
Tuấn đã rút ra bài học: "phải khoan thư sức dân,
làm kế rễ sâu gốc vững, ấy là thượng sách để giữ
nước". Nguyễn Trãi cũng đã nói: "Đỡ thuyền cũng
là dân mà lật thuyền cũng là dân"… Kế thừa di
sản quý báu của dân tộc, vận dụng di sản đó và
kinh nghiệm của thế giới vào cách mạng Việt
Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định
"dân là gốc của nước", "có dân là có tất cả" và
thực hiện chủ trương: “Đoàn kết, đoàn kết, đại
đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành
công". Trong tác phẩm "Đường kách mệnh",
Người cũng đã nhấn mạnh “Kách mệnh là việc


chung của dân chúng, chứ không phải là việc của
một hai người.
Với tư tưởng cối lõi ấy, ngay từ ngày thành
lập, Đảng ta đã coi Mặt trận dân tộc thống nhất là
vấn đề có ý nghĩa chiến lược và đã phê phán mọi
biểu hiện coi nhẹ công tác mặt trận, hạ thấp vai trò
của quần chúng, coi thường nhân tố dân tộc trong
cách mạng.
Để hình thành được mặt trận, tập hợp được
hết thảy các lực lượng cách mạng và tiến bộ trong
mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng ta đã đề ra những
chủ trương, chính sách thích hợp nhằm đoàn kết
toàn dân, phấn đấu cho một mục tiêu nhất định
xem đó là chương trình hành động thống nhất của
tất cả các giai cấp, các đảng phái, các lực lượng
tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất. Thể hiện
tính chất quần chúng rộng rãi trong công tác mặt
trận và căn cứ vào từng thời kỳ, Đảng ta đã linh
hoạt trong việc chỉ ra cách thức đấu tranh, lựa
chọn hình thức đấu tranh và tên gọi Mặt trận cho
phù hợp với hoàn cảnh cụ thể và mục tiêu, nhiệm
vụ từng thời kỳ cách mạng như: Mặt trận dân chủ,
Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận
Tổ quốc, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam

Việt Nam. v.v.. Có mặt trận được tổ chức chặt chẽ
theo hệ thống từ trung ương đến cơ sở; có mặt trận
chỉ mang tính chất liên hiệp hành động; nhưng tất
cả đều nhằm tập hợp, động viên được hết thảy mọi
người tích cực tham gia vào sự nghiệp chung giải

phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Song song đó, Đảng luôn coi đoàn kết dân
tộc luôn là nguồn sức mạnh của cách mạng và là
một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của
cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, Đảng ta đã
chủ trương xây dựng được khối đại đoàn kết dân
tộc trên cơ sở liên minh công - nông – trí thức.
Đảng đã
Ngay từ khi mới thành lập, trong Cương lĩnh
đầu tiên của Đảng đã chỉ rõ giai cấp vô sản phải
tranh thủ được nhiều bạn đồng minh, phải tập hợp
các lực lượng cách mạng trong Mặt trận dân tộc
thống nhất. Hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất
đầu tiên lấy tên là Hội phản đế đồng minh. Trong
chỉ thị lập Mặt trận, Đảng đã nhấn mạnh: Nếu
không tổ chức được lực lượng thật rộng, thật kín
thì cách mạng cũng khó thành công.
Sau cao trào cách mạng 1930-1931, đế quốc
Pháp khủng bố ác liệt, phong trào cách mạng tạm
thời lắng xuống, Đảng chuyển hướng tổ chức quần
chúng đấu tranh và quần chúng vẫn hướng về
Đảng. Khi điều kiện và thời cơ thuận lợi xuất hiện,
Đảng đã kịp thời đề ra chủ trương, chính sách
đúng nên đã nhanh chóng tập hợp lực lượng, liên
hiệp hành động với các giai cấp, các tầng lớp yêu
nước, các đảng phái dân chủ, hình thành Mặt trận
dân chủ Đông dương trong thời kỳ 1936-1939.
Vì vậy, Đảng đã phát động được một cao trào đấu
tranh cách mạng đòi cải thiện dân sinh, dân chủ,
cơm áo, hòa bình, chống phản động thuộc địa,

chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh.
Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới lần thứ
hai bùng nổ, Đảng đặt nhiệm vụ giải phóng dân
tộc lên hàng đầu. Đồng chí Hồ Chí Minh về nước,
cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng hoàn chỉnh
chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. Hội
nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 khoá I (tháng 51941), dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Hồ
Chí Minh đã chủ trương tạm gác khẩu hiệu tịch
thu ruộng đất của địa chủ, thành lập Mặt trận Việt
Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt
Minh) để mở rộng khối đoàn kết dân tộc không
chỉ bao gồm giai cấp công – nông mà còn cả
những người Việt Nam yêu nước, tập trung mũi
nhọn đấu tranh vào nhiệm vụ chống đế quốc,
giành độc lập dân tộc. Dưới ngọn cờ đại đoàn kết
của Mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã dấy lên
một cao trào kháng Nhật cứu nước sôi nổi và đều
khắp, nắm vững thời cơ Đảng đã chỉ đạo Mặt trận
khởi nghĩa từng phần, khởi nghĩa vũ trang dẫn đến
tổng khởi nghĩa đưa Cách mạng Tháng Tám 1945
đến thắng lợi.

Chính quyền cách mạng vừa mới thành lập,
thì quân Pháp núp sau quân đội Anh trở lại xâm
lược nước ta từ phía Nam, còn quân Tưởng kéo
vào phía Bắc. Trước tình thế hiểm nguy ấy, Đảng
ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương mở rộng
hơn nữa Mặt trận dân tộc thống nhất. Tháng 51946, Mặt trận Liên Việt ra đời, khối đại đoàn
kết dân tộc được củng cố, làm hậu thuẫn vững
chắc cho chính quyền cách mạng. Với mục tiêu

giai đoạn này là đặt nhiệm vụ đánh đổ đế quốc
hàng đầu, Đảng đã huy động lực lượng toàn dân
tham gia và áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt để
thêm bạn, bớt thù, do đó đã đẩy lùi được mọi âm
mưu thâm độc của thù trong, giặc ngoài.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc
được hoàn toàn giải phóng, ở miền Nam, đế quốc
Mỹ biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu
mới và Mỹ trở thành kẻ thù chính của dân tộc ta.
Trong hoàn cảnh mới, Đảng chủ trương thành lập
ở mỗi miền một mặt trận dân tộc thống nhất nhằm
mở rộng và tǎng cường khối đoàn kết dân tộc để
hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
trong cả nước và đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa
xã hội
Tháng 9-1955, ở miền Bắc, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam ra đời với mục tiêu xây dựng
CNXH. Tháng 12-1960, ở miền Nam, sau cao trào
"đồng khởi", Mặt trận dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam được thành lập với mục tiêu giải
phóng Miền Nam.
Nhân dân ta còn đoàn kết với nhân dân các
dân tộc Lào và Campuchia anh em, hình thành
Mặt trận đoàn kết ba nước, các lực lượng hoà
bình, tiến bộ trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ
Mỹ, ủng hộ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của
nhân dân ta. Trong cuộc kháng chiến Mỹ, cứu
nước đã hình thành trên thực tế ba tầng mặt trận :
ở trong nước, trên bán đảo Đông Dương và trên
thế giới, đoàn kết mọi lực lượng có thể đoàn kết,

tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ để lên án
và cô lập đế quốc Mỹ xâm lược.
Sau đại thắng mùa Xuân nǎm 1975, miền
Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất,
cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng chủ nghĩa
đế quốc và các thế lực phản động vẫn còn âm mưu
và hành động phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Đảng ta vẫn chủ
trương tiếp tục coi trọng vai trò của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, nơi tập họp đông đảo nhân dân cả
nước ra sức thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa. Nhân dân ta tiếp tục tǎng cường
đoàn kết với nhân dân hai nước Lào và
Campuchia, đoàn kết với các nước xã hội chủ
nghĩa và các nước, các dân tộc tiến bộ trên thế
giới, đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội.

Từ những kết quả xây dựng mặt trận
dân tộc thống nhất qua các giai đoạn trên, ta có
thể rút ra một số kinh nghiệm như sau :
Một là phải xác định đúng kẻ thù, sắp xếp
đúng bạn đồng minh. Muốn có chính sách mặt trận
đúng đắn, trước hết phải xác định đúng kẻ thù cụ
thể, phải chỉ rõ kẻ thù cần phải đánh đổ trong từng
giai đoạn chiến lược, trong từng thời kỳ của một
giai đoạn. Có như vậy mới tập trung được toàn bộ
lực lượng cách mạng đánh đổ kẻ thù cũng như
mới lợi dụng được những mâu thuẫn trong nội bộ

kẻ thù và vận dụng sách lược mềm dẻo để cô lập
cao độ kẻ thù nguy hiểm nhất. Đảng ta đã có nhiều
thành công nổi bật trong việc xác định kẻ thù cụ
thể và chính sách mặt trận trong các thời kỳ cách
mạng. Đặc biệt là trong thời kỳ 1945-1946, công
tác mặt trận lúc này hết sức phức tạp, nhưng
phong phú và sáng tạo. Tình hình lúc bấy giờ thay
đổi từng ngày, từng tháng. Cùng một lúc cách
mạng nước ta phải đối phó với nhiều kẻ thù,
nhưng Đảng đã đánh giá đúng các loại kẻ thù, xác
định đúng kẻ thù chính, để có sách lược và phương
pháp đấu tranh phù hợp : khi thì hòa với Tưởng để
chống Pháp, khi thì tạm thời hoà với Pháp để đuổi
Tưởng nhằm phân hoá, cô lập kẻ thù, tránh thế bất
lợi phải chống với nhiều kẻ thù cùng một lúc, để
tǎng thêm sức mạnh giành thắng lợi. Trong kháng
chiến chống Mỹ, Đảng ta đã sáng suốt chỉ rõ kẻ
thù nguy hiểm nhất không chỉ của dân tộc ta mà
của cả loài người tiến bộ là đế quốc Mỹ, nên đã
hình thành được ba tầng mặt trận: ở trong nước, ở
Đông Dương và trên thế giới, tạo ra sức mạnh để
giành thắng lợi trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu
nước.
Trong công tác mặt trận, vì trong dân tộc có
nhiều giai cấp, nên Đảng phải đánh giá đúng thái
độ chính trị của các giai cấp và tầng lớp xã hội
khác nhau để sắp xếp đúng đắn vị trí các lực lượng
trong Mặt trận dân tộc thống nhất: vai trò lãnh
đạo, lực lượng nòng cốt, bạn đồng minh lâu dài và
gần gũi, bạn đồng minh tạm thời, v.v.. Ngay từ

khi thành lập, Đảng ta đã đánh giá đầy đủ vị trí
của giai cấp nông dân Việt Nam, giai cấp đông đảo
nhất, chiếm 95% số dân, là bạn đồng minh cách
mạng và trung thành nhất của giai cấp công nhân
Việt Nam. Hai giai cấp công nhân và nông dân và
tầng lớp trí thức có liên minh chặt chẽ mới phát
huy đầy đủ sức mạnh, thực hiện triệt để nhiệm vụ
giải phóng dân tộc và giai cấp, trong đó giai cấp
công nhân phải đóng vai trò lãnh đạo của giai cấp
công nhân. Bên cạnh đó, Đảng ra sức tập hợp
đông đảo lực lượng về phía cách mạng trên cơ sở
đánh giá cao truyền thống yêu nước của mọi tầng
lớp nhân dân. Đảng đã lôi cuốn giai cấp tư sản
dân tộc, một bộ phận hoặc từng cá nhân xuất thân
từ giai cấp phong kiến địa chủ có tinh thần yêu
nước tham gia cách mạng giải phóng dân tộc.
Trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ, Đảng
hết sức chú ý phân tích thái độ chính trị của các
giai cấp, các tầng lớp, nhất là các tầng lớp trên để
tranh thủ mọi khả nǎng có thể tranh thủ nhằm tǎng

cường mặt trận dân tộc rộng rãi để chống đế quốc
và tay sai. Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa,
Đảng ta tiếp tục lắng nghe, tìm hiểu quan điểm, tư
tưởng và thái độ chính trị của các giai cấp, các
tầng lớp để kịp thời đề ra những chủ trương chính
sách đúng đắn, những hình thức tổ chức sát hợp để
tập hợp lực lượng đông đảo, nhằm củng cố khối
đoàn kết dân tộc, xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội ở nước ta.

Hai là giải quyết đúng đắn các mối quan hệ
trong nội bộ mặt trận. Để tránh tả và hữu khuynh
trong việc thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc,
Đảng ta đã giải quyết đúng đắn các mối quan hệ
trong nội bộ mặt trận.
- Đối với mối quan hệ giữa dân tộc và giai
cấp, mặt trận là tổ chức tập hợp lực lượng dân tộc
bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp được tập hợp,
đoàn kết trên cơ sở chương trình hành động chung.
Vì vậy, cương lĩnh chung của mặt trận thể hiện
đúng mối quan hệ giữa lợi ích chung toàn dân tộc
với lợi ích riêng từng giai cấp. Nếu vượt ra khỏi
giới hạn mục tiêu đó là phạm sai lầm tả khuynh.
Trái lại, không đấu tranh để thực hiện những mục
tiêu chung đã xác định là phạm sai lầm hữu
khuynh. Trong thời kỳ 1936-1939, Đảng nêu ra
mục tiêu đấu tranh đòi cải thiện dân sinh, dân chủ,
chống chủ nghĩa phátxít, chống chiến tranh; trong
thời kỳ 1939-1945 là đấu tranh chống Nhật, Pháp,
giành độc lập dân tộc; trong thời kỳ chống Mỹ,
cứu nước đã có lúc Đảng nêu ra mục tiêu trước
mắt tranh đấu cho miền Nam Việt Nam, hoà bình,
trung lập, v.v.. .
- Đối với mối quan hệ giữa liên minh công
nông và mặt trận, đây là mối quan hệ lớn nhất
trong công tác mặt trận. Chỉ nhấn mạnh liên minh
công nông mà không chú ý tranh thủ các giai cấp,
tầng lớp khác là hẹp hòi, tả khuynh. Ngược lại, chỉ
chú ý vận động các giai cấp, tầng lớp khác mà
không chú ý củng cố liên minh công nông là phạm

sai lầm hữu khuynh. Đảng ta đã giải quyết đúng
đắn mối quan hệ trên bằng việc thường xuyên nắm
vững mục tiêu lâu dài và mục tiêu chủ yếu trong
từng thời kỳ cách mạng, phân tích được mâu thuẫn
chủ yếu để vạch rõ kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm
nhất. Khi cần tập trung lực lượng để giải quyết
những nhiệm vụ cấp bách nhất của cách mạng,
Đảng đã giải quyết đúng mức quyền lợi của công
nông và của các giai cấp, các tầng lớp tham gia
mặt trận.
- Đối với mối quan hệ giữa tranh thủ tầng
lớp trên (tiểu tư sản, địa chủ..) đi đôi với phát
động quần chúng cơ bản. Đảng chủ trương “có thể
và cần phải” tranh thủ tầng lớp trên, nhất là những
cá nhân có uy tín trong quần chúng, đó là điều cần
thiết và có lợi cho việc phát động quần chúng cơ
bản. Nhưng phong trào vững chắc phải là phong
trào cách mạng của quần chúng cơ bản. Chỉ khi
nào phong trào đó mạnh mới bảo đảm tranh thủ

được tầng lớp trên. Vận động các dân tộc ít người
là một trong những công tác quan trọng bậc nhất
của mặt trận, của chính quyền cách mạng. Để đoàn
kết đồng bào theo các tôn giáo, Đảng đưa ra chính
sách tự do tín ngưỡng và giáo dục quần chúng,
nâng cao trình độ giác ngộ chính trị của giáo dân,
làm cho họ phân biệt rõ địch - ta, ra sức đẩy mạnh
sản xuất, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần.
Đối với tầng lớp trên trong tôn giáo, Đảng chủ
trương đoàn kết với họ trên tinh thần yêu nước

chân chính và giúp đỡ họ hiểu biết đường lối,
chính sách của cách mạng, vận động họ cùng với
đồng bào theo các tôn giáo làm những việc có ích
cho Tổ quốc, chống lại mọi âm mưu chia rẽ dân
tộc và phá hoại của kẻ thù. Trong việc xây dựng
mặt trận, Đảng giải quyết đúng đắn mối quan hệ
giữa đoàn kết và đấu tranh. Đoàn kết một chiều,
thiếu đấu tranh trong thực tế dẫn đến phá vỡ khối
đoàn kết, thủ tiêu mặt trận. Đấu tranh vượt quá
cương lĩnh là phạm sai lầm tả khuynh, trái lại,
thiếu đấu tranh để thực hiện cương lĩnh là hữu
khuynh, dẫn đến mất đoàn kết.
Ba là nâng cao sự lãnh đạo của Đảng trong
mặt trận. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc nhằm
giữ vững đường lối chính trị, mục tiêu, nhiệm vụ
cách mạng của Đảng, chống mọi khuynh hướng hạ
thấp vai trò của Đảng, đòi chia quyền lãnh đạo
trong mặt trận, xa rời phương hướng, mục tiêu
chiến lược của cách mạng. Để bảo đảm sự lãnh
đạo của Đảng trong mặt trận, phải luôn luôn tránh
hai khuynh hướng lệch lạc là: cô độc, hẹp hòi, coi
nhẹ tranh thủ các lực lượng có thể tranh thủ; hoặc
đoàn kết một chiều, đoàn kết mà không đấu tranh
đúng mức với những tư tưởng và việc làm sai trái
của các thành viên trong mặt trận. Về phần mình,
Đảng không ngừng phấn đấu nâng cao nǎng lực
lãnh đạo bằng sự hoàn thiện đường lối chiến lược,
đổi mới chủ trương, sách lược cho phù hợp với
tình hình, nhiệm vụ và cải tiến phong cách,
phương thức làm việc trong mặt trận, chống tác

phong quan liêu, mệnh lệnh, thiếu kiên trì giáo
dục, thuyết phục.
Tóm lại, bài học thành công của Đảng ta về
xây dựng khối đoàn kết thống nhất dân tộc thông
qua hình thức tổ chức các mặt trận là vấn đề có ý
nghĩa chiến lược, xuyên suốt quá trình cách mạng
nước ta từ trước đến nay, tạo nên một sức mạnh
không gì có thể phá vỡ nổi. Trong công cuộc đổi
mới hiện nay, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam cần phải tiếp tục được coi trọng và ngày càng
mở rộng để tập hợp mọi thành phần, lực lượng của
đất nước, tạo thành sức mạnh tổng hợp làm nên sự
nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và
vǎn minh tiến lên chủ nghĩa xã hội..



×