Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC: Phong cách lãnh đạo của CEO mai kiều liên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.95 KB, 23 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn quý thầy (cô) trường Đại học Nội
vụ Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức và kĩ năng
trong quá trình học tập để em có thể hồn thành bài tiểu luận này
Tiếp theo em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Vi Tiên Cường – giảng
viên khoa Quản trị Văn phòng trường Đại học Nội vụ Hà Nội – người đã trực
tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp em hồn thành bài tiểu luận này.

Hà nội, ngày tháng 12 năm 2015
Sinh viên


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế mở cửa và hội nhập hiện nay , thành công của một
doanh nghiệp không chỉ dựa vào tiềm lực tài chính cũng như tiềm năng con
người mà cịn bị ảnh hưởng khá nhiều bởi phong cách lãnh đạo , quản lý. Bước
vào thế kỷ XXI, thế giới đã mang theo nhiều những biến đổi to lớn mang tính
tồn cầu. Chỉ trong hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, lồi người đã chứng
kiến sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, cuộc cách mạng trong
kỹ thuật sinh học và đặc biệt là những biến đổi trong quan niệm về mối quan hệ
người – người trong các quan hệ xã hội, vai trò của con người được đề cao hơn
bao giờ hết.
Ngày nay sẽ khơng cịn đất cho sự tồn tại của một ông giám đốc chỉ biết
ngồi chờ đợi khách hàng tới mua sản phẩm doanh nghiệp mình làm ra sẵn mà
hotws lờ đi các nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng. Và cũng khơng cịn
những nhà lãnh đạo chỉ biết ngồi quát tháo và ra lệnh chờ cấp dưới tuân thủ.


Như vậy, trong bối cảnh mới của sự phát triển tồn cầu, trong đó Việt Nam đang
cần hội nhập đã đặt ra yêu cầu cơ bản đối với việc thay đổi về kỹ thuật, công
nghệ, đào tạo và tư duy mới trong công tác lãnh đạo – quản lý. Những nhà lãnh
đạo – quản lý giỏi của tương lai phải là người có những cái nhìn thực tế hơn về
giá trị của họ đối với tổchức mà họ quản lý. Họ sẽ phải khai thác được nhiều
nhất tài nguyên con người (tức năng lực, trí tuệ, lịng nhiệt tình…) xung quanh
họ. Để đạt được như vậy thì người lãnh đạo – quản lý phải nắm được trong tay
mình một thứ vũ khí quan trọng, đó chính là phong cách lãnh đạo. Phong cách
lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được các
nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và
tập thể trong tổ chức. chính vì lẽ đó mà tơi chọn đề tài : “Phong cách lãnh đạo
của CEO Mai Kiều Liên”
2. Đối tượng nghiên cứu
CEO Mai Kiều Liên – chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vinamilk

3


3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thêm về mơn quản trị học, nghiên cứu để thấy được phong cách
lãnh đạo tài tình của CEO Mai Kiều Liên và những thành tựu bà đã mang lại cho
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinanmilk) từ đó rút ra những hạn chế trong
phong cách lãnh đạo của bà.
4. Cấu trúc của đề tài
Ngồi phần mở đầu và kết luận thì đề tài được chia làm 03 chương:
Chương 1: Tổng quan về phong cách lãnh đạo
Chương 2: Phong cách lãnh đạo của CEO Mai Kiều Liên
Chương 3: Nhận xét và đánh giá

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1.1.

Khái niệm phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là do hai cụm từ phong cách và lãnh đạo tạo nên, để

hiểu hơn tôi đã tìm hiểu các khái niệm cụ thể:
1.1.1. Phong cách là gì ?
Phong cách là tính phổ qt, ổn định về cách thức thực hiện của một hoạt
4


động nào đó của một các nhân hay một nhóm người có cùng tính chất hoạt động.
Mỗi cá nhân khi thực hiện bất kì một hoạt động nào đều theo một phong cách
nhất định. Mỗi một tình huống khác nhau con người thường đi theo một hướng
ứng xử nhất định mà bản thân đó đã định hướng rõ ràng để thực hiện mục tiêu
và dần trở thành một lối sống cho riêng mình, tạo ra một phong cách riêng.
1.1.2. Lãnh đạo là gì ?
Lãnh đạo là một quá trình, một nghệ thuật tác động hoặc gây ảnh hưởng
đến con người làm cho họ tự nghuyện, hăng hái thực hiện thành công các công
việc, mục tiêu của tổ chức.
1.1.3. Phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là một nhân tố quan trọng trong việc thành bại của
người lãnh đạo, quản lý. Trong tập thể lao động, phản ứng đầu tiên của mọi
người đối với việc quản lý là phản ứng phong cách người lãnh đạo. Phương
pháp, cách thức của người lãnh đạo có thể làm cho mọi người tham gia hoạt
động chung, bởi vì họ xác định được mục đích chung. Phương pháp cách thức
làm việc đó làm cho mọi người đồn kết, khuyến khích họ nâng cao, bồi dưỡng
chun mơn.
Có nhiều quan điểm khác nhau về phong cách lãnh đạo:

Theo một số tác giả người Nga, phong cách làm việc của người lãnh đạo
quản lý là tổng thể các phương pháp đặc trưng và ổn định nhất nhằm giải quyết
những nhiệm vụ nảy sinh trong quá trình thực hiện chức năng lãnh đạo. Có thể
nói phong cách lãnh đạo là một hệ thống nhất định gồm những phương pháp
lãnh đạo thường xuyên được áp dụng.
Tác giả Trần Ngọc Khuê : Phong cách lãnh đạo la nói đến hệ thống hành
vi cá nhân của người lãnh đạo. Có quan niệm rằng phong cách lãnh đạo được
giải thích như là một hệ thống các mục đích, các phương pháp mà người lãnh
đạo sử dụng trong cơng tác quản lý
Nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học khác nhau cũng có những khái
niệm :
Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động
quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.
5


Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân , sự kiện và
được biểu hiện bằng cơng thức: Phong cách lãnh đạo = cá tính*mơi trường.
Phong cách lãnh đạo là tổng thể các biện pháp, các thói quen, các cách
thức cư xử mang tính đặc trưng, điển hình và tương đối ổn định mà người lãnh
đạo sử dụng trong việc giải quyết các công việc hàng ngày với tư cách là nhà
lãnh đạo.
Như vậy, có thể định nghĩa phong cách lãnh đạo: Phong cách lãnh đạo là
kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết
hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của
người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lí.
1.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo

Thứ nhất, tùy thuộc vào cá tính của mỗi vị lãnh đạo sẽ là nguyên nhân

làm người lãnh đạo định hướng riêng cho mình phong cách
Thứ hai, phụ thuộc vào chính định hướng giá trị của mỗi cá nhân. Sự lựa
chọn một phong cách lãnh đạo là phản ánh các giá trị cá nhân, niềm tin, lý tưởng
các nhân mà người lãnh đạo gắn bó
Thứ ba, phụ thuộc vào năng lực của mỗi cá nhân người lãnh đạo. Năng
lực là những phẩm chất tâm lý cá nhân giúp cho người lãnh đạo đạt hiệu quả
nhất định. Năng lực ảnh hưởng đến việc đề ra chiến lược, vạch ra mục tiêu,
phương pháp lãnh đạo và ảnh hưởng đến phong cách và uy tín người lãnh đạo.
Thứ tư, môi trường hoạt động ảnh hưởng lớn đến phong cách của nhà lãnh
đạo. Nếu môi trường tốt họ sẽ phát huy sáng tạo khả năng vốn có của bản thân.
Thứ năm, mối quan hệ, đôi tượng của hoạt động quản lý, tình huống trong
quá trình hoạt động… là những yếu tố ảnh hưởng đến cách nhìn của người lãnh
đạo đi theo một chiều hướng nhất định.
Ngoài những yếu tố trên còn rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến phong
cách lãnh đạo: Cơ chế xã hội, pháp luật, truyền thơng, trình độ, phẩm chất đạo
đức, tính cách…
1.3.

Phân loại phong cách lãnh đạo
Có ba loại phong cáh lãnh đạo khác nhau:

1.3.1. Phong cách lãnh đạo độc đoán
Người lãnh đạo nắm bắt tất cả các quan hệ thông tin, tập trung quyền lực
6


trong tay. Cấp dưới chỉ được cấp trên cung cấp thông tin tối thiểu, cần thiết để
thực hiện nhiệm vụ. Các quyết định, mệnh lệnh đề ra trên cơ sở kiến thức, kinh

nghiệm của người lãnh đạo, không quan tâm người dưới quyền. Người dưới
quyền phải chấp hành các chỉ thị, mệnh lệnh một cách tập trung, chính xác,
người lãnh đạo kiểm tra nghiêm ngặt các hành vi của người dưới quyền
Ưu điểm: cho phép giải quyết công việc nhanh chống trên cơ sở kinh
nghiệm và ý chí của cá nhân người lãnh đạo khơng có sự tham gia của tập thể.
Hạn chế: Do không để cấp dưới, tập thể tham gia vào quá trình bàn bạc,
quyết định nên phong cách này không tập chung được sự sáng tạo, kinh nghiệm
của người dưới quyền, hiệu quả công việc không cao, khơng kích thích được
mọi người trong tổ chức làm việc.
1.3.2. Phong cách lãnh đạo dân chủ
Người lãnh đạo thu hút đông lao động tham gia vào việc thảo luận và lựa
chọn các phương án quyết định cũng như giải quyết nhiệm vụ của tập thể. Công
việc được phân công, giải quyết và đánh giá trên cơ sở có sự tham gia của tập
thể. Người lãnh đạo dân chủ luôn lắng nghe ý kiến phê bình, góp ý của mọi
người để tự điều chỉnh chương trình, kế hoạch, hành vi của mình.
Ưu điểm: Khai thác được những kiến thức, kinh nghiệm của người dưới
quyền, người dưới quyền cảm thấy thoải mái, được tham gia vào việc quyết định
và có tính sáng tạo cao, cho bầu khơng khí của tổ chức tốt, có mơi trường tích
cực nên hiệu quả cơng việc cao.
Nhược điểm: Quá trình dân chủ gây tốn kém thời gian. Trong rất nhiều
trường hợp, việc bàn bạc kéo dài mà không đi tới được quyết định cũng như giải
quyết nhiệm vụ trong khi thời gian giải quyết nhiệm vụ không cho phép kéo dài
1.3.3. Phong cách lãnh đạo tự do
Người lãnh đạo có phong cách lãnh đạo tự do thường giao hết quyền hạn
và trách nhiệm cho mọi người và các thành viên được tự do hành động theo điều
họ nghĩ, theo cách thức mà họ cho là tốt nhất. Mọi công việc của tập thể đều
đem ra tự do bàn bạc trong ban lãnh đạo biểu quyết để tránh khuyết điểm cá
nhân.
Ưu điểm: Phát huy tối đa năng lực của người dưới quyền, bầu khơng khí
tổ chức thoải mái,…

7


Hạn chế: Dễ dẫn đến hỗn loạn, vơ chính phủ trong tổ chức do thiếu vắng
sự chỉ đạo của người lãnh đạo nên năng suất, hiệu quả công việc thường thấp.
Như vậy, mỗi phong cách đều có những mặt tốt và mặt hạn chế, vấn đề
đặt ra là nhà lãnh đạo phải linh hoạt trong quá trình quản lý, lựa chọn phong
cách lãnh đạo phù hợp.
1.4.

Phẩm chất năng lực của nhà lãnh đạo

-

Có tầm nhìn thời đại; có trình độ và khả năng phù hợp với bản chất xã hội cơng

-

nghiệp - xã hội hiện đại
Có nhân cách lãnh đạo phù hợp với bản chất của xã hội công nghiệp – xã hội
hiện đại phát triển theo xu hướng nhân văn: xu hướng và mục tiêu chính trị là

-

phát triển tiến booj xã hội – con người.
Có tư duy khoa học, phương pháp tư duy duy vật biện chứng, phù hợp với tính
chất cơng nghiệp, lối sống hiện đại, biểu hiện trong năng lực tư duy sắc bén,

-


nhanh nhạy, uyển chuyển, sáng tạo.
Có tư chất đặc thù của người lãnh đạo như vững vàng về tinh thần, phát triển

-

sâu sắc và phong phú thế giới nội tâm; yếu tố lý trí, yếu tố tình cảm hài hịa.
Có tri thức và kinh nghiệm phát triển tương ứng với tinhschaats công việc được

-

giao: tri thức tổng hợp và chun sâu.
Có trình độ cao, kể cả hiểu biết về nền khoa học – công nghệ hiện đại cũng như

-

thao tác về kỹ thuật vi tính, viễn thơng…
Khả năng thu hút mọi người và quy tụ họ xung quanh mình, tổ chức, huy động,

-

phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể để thực hiện tối ưu mục tiêu chung.
Khả năng tiên đoán, dự báo các khả năng có thể sảy ra trong hiện thực và tương
lai, đồng thời dự phòng các khả năng giải quyết, thực hiện chũng trong những

-

điều kiện khó khăn nhất.
Khả năng sáng tạo, phá vỡ cái định hình, vượt qua cái cũ, tìm tịi, khám phá,

-


phát hiện và đề xuất cái mới có ích cho nhân dân, có giái trị cho xã hội.
Khả năng quyết đoán, táo bạo, đồng thời lại chắc chắn trong việc đưa ra những
quyết định cũng như trong chỉ đạo hành động.
Phẩm chất và năng lực không thể tách rời trong một chủ thể lãnh đạo.
Phẩm chất làm nền tảng cho năng lực phát triển; năng lực lại thể hiện phẩm chất
khi nó căn cứ trên các phẩm chất và năng lực, đặc biệt là những phẩm chất và
năng lực biểu hiện thành những kết quả có giá trị và cống hiến lớn của người
lãnh đạo cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, đẩy nhanh q trình xây
8


dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.

CHƯƠNG 2
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CEO MAI KIỀU LIÊN
2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
2.1.1. Giới thiệu về Công ty
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam
Dairy Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và
các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo
thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15
tại Việt Nam vào năm 2007
Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh là
VNM. Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa,
hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh
trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ
đều 64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều
nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á...
Sau hơn 30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8

nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về
sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng, thanh trùng và các
sản phẩm được làm từ sữa.
Trong khu vực giá sữa ở Việt Nam là ở mức cao và liên tục tăng [2] trong
khi thu nhập của phần đơng dân cư cịn thấp. Tuy nhiên lợi nhuận của Vinamilk
qua các năm ngày một tăng.

9


2.1.2. Lịch sử phát triển
Thời bao cấp (1976-1986)
Năm 1976, lúc mới thành lập, Cơng ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là
Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm, sau khi
chính phủ quốc hữu hóa ba xí nghiệp tư nhân tại miền nam Việt Nam: Thống
Nhất (thuộc một công ty Trung Quốc), Trường Thọ (thuộc Friesland), và Dielac
(thuộc Nestle).
Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ
công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh



kẹo I. Lúc này, xí nghiệp đã có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là:
Nhà máy bánh kẹo Lubico.
Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi (Đồng Tháp).
Thời kỳ Đổi Mới (1986-2003)
Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính
thức đổi tên thành Cơng ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công
nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.
Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm một nhà

máy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy
trực thuộc lên 4 nhà máy. Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở
rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam.
Năm 1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để
thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện
cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.
Năm 2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Cơng nghiệp
Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của
người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Cơng
ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn
Bi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 5 năm 2001, cơng ty khánh thành nhà máy sữa tại Cần Thơ.
Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2003-Nay)
Năm 2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng
11). Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khốn là VNM. Cũng trong năm
2003, cơng ty khánh thành nhà máy sữa ở Bình Định và TP. Hồ Chí Minh
Năm 2004: Mua thâu tóm Cơng ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ
10


của Công ty lên 1,590 tỷ đồng.
Năm 2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Cơng ty
Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và
khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ


đặt tại Khu Cơng nghiệp Cửa Lị, Tỉnh Nghệ An.
Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên
Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên
doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007.

Năm 2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khốn Thành phố Hồ
Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Cơng ty Đầu tư
và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Cơng
ty.



Mở Phịng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm
2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thơng tin
điện tử. Phịng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ



khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe.
Khởi động chương trình trang trại bị sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm
trang trại Bị sữa Tun Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với
đàn bò sữa khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay
sau khi được mua thâu tóm.
Năm 2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào
tháng 9 năm 2007, có trụ sở tại Khu cơng nghiệp Lễ Mơn, Tỉnh Thanh Hóa.
Năm 2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều
trang trại ni bị sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang
Năm 2010 - 2012: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình
Dương với tổng vốn đầu tư là 220 triệu USD.
Năm 2011: Đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30
triệu USD.
2.1.3. Các sản phẩm chính
Vinamilk cung cấp các sản phẩm gồm có sữa tươi, sữa chua, sữa đặc, sữa
bột, bột dinh dưỡng, kem, các loại nước giải khát…
2.1.4. Danh hiệu và phần thưởng


-

Huân chương Lao động hạng III (1985, 2005), hạng II (1991), hạng I (1996)
11


-

Danh hiệu Anh hùng Lao động (2000)
Top 15 công ty tại Việt Nam (UNDP)
Top 200 Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ ở châu Á do Forbes Asia bình chọn (2010)
Top 10 thương hiệu được người tiêu dùng yêu thích nhất Việt (Nielsen

-

Singapore 2010)
Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất thị trường Việt Nam (VNR500)
2.2. Vài nét về CEO Mai Kiêu Liên
Sinh ngày 1/9/1953 tại Paris, Pháp, bà Mai Kiều Liên tốt nghiệp đại học
về chế biến thịt và sữa tại Moscow, Liên Xô. Bà gia nhập vào Vinamilk ở vị trí
của một kỹ sư phụ trách Khối sản xuất sữa đặc và sữa chua Nhà máy sữa Trường
Thọ, Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam (tiền thân của Công ty Sữa Việt Nam).
Năm 1983, bà học khoa quản lý kinh tế của trường Đại học Kinh tế Leningrad
(Nga), năm 1984 bà được bổ nhiệm Phó tổng giám đốc Cty sữa Việt Nam rồi và
giữ vị trí Tổng Giám đốc từ năm 1992 đến nay.
Sau 37 năm gắn bó với Vinamilk, hơn 20 năm ở cương vị người đứng đầu,
Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, bà Mai Kiều Liên – Chủ tịch Hội đồng
quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam đã đưa Vinamilk
trở thành một thương hiệu lớn, lọt vào danh sách 200 doanh nghiệp xuất sắc nhất

tại khu vực châu Á - Thái Bình dương từ năm 2010 và đang hiện thực hóa tham
vọng đưa Vinamilk đạt doanh thu 3 tỷ USD, nằm trong top 50 doanh nghiệp sữa
lớn nhất thế giới vào năm 2017.
Phong cách đặc biệt là ấn tượng tốt đẹp đầu tiên mọi người đều cảm nhận
được về nữ doanh nhân Mai Kiều Liên. Quyết đoán, linh hoạt xử lý tình huống
theo kiểu "kỹ trị” hơn thiên hướng "nhân trị” của châu Á đã làm cho bà "nổi” và
trẻ hơn so với tuổi tác của mình.
Năm 2012, Tạp chí Forbes bình chọn bà vào top 50 nữ doanh nhân quyền
lực tại Châu Á. Tiếp đó, Tạp chí Quản trị Doanh nghiệp châu Á (trụ sở tại Hồng
Kông) đã bình chọn bà nhận giải thưởng “Asian Excellence Recognition Awards
2012” (Những cá nhân/công ty xuất sắc nhất châu Á năm 2012) với danh hiệu
“Những CEO xuất sắc của châu Á trong lĩnh vực Quan hệ với nhà đầu tư”.
2.3. Phong cách lãnh đạo của CEO Mai Kiều Liên.
2.3.1. Phong cách lãnh đạo xuất sắc
Dưới áp lực cahnhj tranh gay gắt từ những tập đồn thực phẩm có máu
12


mặt trên thế giới cũng như sự trội dậy của các công ty trong nước, Vinamilk vẫn
tạo được những bước đột phá mạnh mẽ trong khoảng 3 năm vừa qua để tiếp tục
giữ vị trí là cơng ty thực phẩm số 1 Việt Nam. Trong khối các doanh nghiệp tư
nhân vinamilk ln tục có mặt trong top 5 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất
từ 2008 cho đến nay. Một trong những câu chuyên làm nên thành công của
Vinamilk trong suốt chặng đường phát triển của mình là cơng ty đã may mắn có
được những người lãnh đạo có tâm, có tầm nhìn và có những kĩ năng lãnh đạo
xuất sắc. Điển hình trong số đó là bà Mai Kiều Liên – CEO của công ty từ 1992
– người được mệnh danh là kiến trúc sư trưởng cho những thành quả của
Vinamilk đã đạt được kể từ thời kì đổi mới.
Bản thân bà vốn là một chuyên gia trong nghành sữa, thực phẩm, nước
giải khát… với những phong cách lãnh đạo sáng tạo, ln tìm kiếm những sự

đổi mới, cải tiến trong quản lý cũng như kiên định và táo bạo, có đạo đức và
quan trọng nhất là khiêm tốn. Dưới sự lãnh đạo của bà, Vinamilk đã luôn không
ngừng sáng tạo, đột phá trong kinh doanh và cạnh tranh sòng phẳng với các
thương hiệu sữa hàng đầu trên thế giới đang có mặt tại thị trường Việt Nam như
Abbott, Mead Johnson hay Dutch Lady,
Hiện tại dù bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường Việt Nam nhưng
Vinamilk vẫn dẫn đầu với thị phần sản lượng đạt 50% của tất cả các sản phảm
sữa và từ sữa.
2.3.2. Minh bạch và trung thực
Lần đầu tiên, 1 doanh nghiệp Việt Nam được lọt vào danh sách 200 doanh
nghiệp Châu Á xuất sắc của tạp chí Forbes bình chọn. Vinanmilk có được thành
quả như ngày hơm nay chính là nhờ vào sự lãnh đạo tài tình, cũng như tơn chỉ
của cơng ty là minh bạch và trung thực. Đây chính là nguyên tắc của Vinamilk
mấy chục năm nay.
Không những về thông tin mà trong cách cư xử, hành xử của lãnh đạo
cũng như mọi nhân viên trong cơng ty, tiêu chí trung thực là tiêu chí hết sức
quan trọng. Khi tự mình đánh giá. Nhận xét ình một cách trung thực, thì mọi
việc đều minh bạch rõ ràng. Mình đang đứng ở đâu, khiếm khuyết một chỗ nào,
lợi thế cái gì, chỗ nào tốt, cần cải thiện điều gì để thể hiện rõ.
13


Chính từ những số liệu và thơng tin trung thực được niêm yết trên sàn
chứng khoán mà Vinamilk đã hoạt động và cải thiện được giúp công ty ngày
càng phát triển. Nếu số liệu và thông tin không đúng sẽ rất mù mờ, khơng biết
chính xác mọi vấn đề. Thơng tin không rõ ràng đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp đang đứng bên bờ vực của sự nguy hiểm.
Từ khi Vinamilk lên sàn chứng khốn thì đã trở thành một cơng ty đại
chúng. Mọi thông tin mọi người đều biết và rất quan tâm. Các cổ đông của công
ty rất quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh chính vì vậy vinamilk cũng

nhận được nhiều đóng góp của các cổ đơng qua email, thư.. Họ đóng góp ý kiến
rất nhiều, hỏi cũng rất nhiều và trách nhiệm của Vinanmilk phải trả lời những
câu hỏi đó. Những thắc mắc cùng nhau thảo luận, những kế sách hay thì được
cơng ty áp dụng, cịn những điều họ hiểu khơng đúng thì phải được giải thích.
Khi trở thành cơng ty đại chúng, cơng ty được rất nhiều người tham gia quản lý
nên việc quản trị công ty ngày càng được cải thiện tốt.
Muốn có được kế hoạch thì phải có số liệu nghiên cứu thị trường dựa trên
dân số, mức độ thu nhập, xu hướng, ý thích của người tiêu dùng… Tất cả những
số liệu công ty phải mua từ công ty độc lập, chun nghành, trên cơ sở đó cơng
ty sẽ lập kế hoạch, kế hoạch đó phải thay đổi liên tục : ví dụ như theo kế hoạch
sẽ phát triển mặt hàng đó nhưng sau một năm mặt hàng đó khơng phát triển theo
như kế hoạch thì phải chuyển hướng.
Mai Kiều Liên cũng luôn nhắc nhở nhân viên phải luôn kiểm sốt được
vùng mình quản lý. Khơng có một nhân viên nào nằm ngồi vùng kiểm sốt từ
hệ thống cửa cơng ty.
2.3.3. Cạnh tranh dựa vào chất lượng
Chất lượng vinamilk đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế nhưng giá cả lại rất cạnh
tranh và phong cách phục vụ tốt. Để cạnh tranh trên bất cư thị trường nào
Vinamilk cũng luôn tuân theo tôn chỉ này. Với vốn điều lệ trên 3500 tỷ, tổng tài
sản lên đên 10000 tỷ, nếu công ty hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, không đảm
bảo được lợi nhuận thì sẽ khơng đáp ứng được u cầu của các cổ đơng. Chinh
vì áp lực đó mà cơng ty phải nỗ lực để giảm chi phí, tăng cường chất lượng bằng
cách phải sản xuất lớn, năng xuất lao động cao thì chi phí sẽ giảm. Thời gian
14


trước đầu tư nhà máy với công xuất 100 triệu lít/năm thì bây giờ phải là 500
triệu, 800 triệu lít/năm, được tự động hồn tồn
Cơng ty đi lên từ hai bàn tay trắng, doanh nghiệp lúc khốn khó, vì vậy
phải tiết kiệm, khơng tiết kiệm khơng thể thành cơng. Vì Mai Kiều Liên là nữ

nên việc tiêu pha rất có ý thức. Đó là cá tính cá nhân của bà, bà cho rằng “hữu
xạ tự nhiên hương”, có thể bây giờ mọi người không biết nhưng dần dần sẽ biết
Tiêu chuẩn chất lượng là thế mạnh và tiêu chí hàng đầu của vinamilk.
Người tiêu dùng có điều kiện để kiệm nghiệm chất lượng sản phẩm của
Vinanmilk 35 năm nay.
Trong những sự việc về chất lượng sữa vừa qua như nghèo đạm, sử dụng
melamine… Vinamilk không bao giờ bị liên quan. Nhân viên Vinamilk đều hiểu
mọi sai lầm có thể khắc phục được nhưng sai lầm về chất lượng sẽ mang
lại nguy cơ rất lơn . Đối với người tiêu dùng quan trọng nhất là chất lượng chứ
không phải là giá.. Người tiêu dùng tin thì mới sử dụng, cơng ty phải chứng
minh được làm ăn trung thực, chất lượng đảm bảo, giá cả hết sức cạnh tranh.
Nếu không được người tiêu dùng ủng hộ thì ngay cả tại thị trường Việt Nam
cũng khơng thể đứng vững chứ chưa nói đến việc vươn ra thế giới.
2.3.4. Tự do trong công việc
Vị thế vững chắc của Vinamilk ngày hơm nay góp phần không nhỏ của bà
Mai Kiều Liên, được biết đên slaf người phụ nữ quyết đốn và có suy nghĩ cấp
tiến. Bà là người ra những quyết định kịp thời như đầu tư vùng nguyên liệu từ
sớm (đầu những năm 1990), tiên shanhf tái cấu trúc Vinamilk (2003”0, đưa
Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2006), quyết định đầu
tư và ngừng đầu tư trong lĩnh vực bia, cà phê (2005 – 2010). Và nay bà đặt mục
tiêu sẽ đưa công ty lọt vào top 50 doanh nghiệp sản xuất sữa lớn nhất thế giới
trong 5 năm tới.
Bà xử lý phần lớn cơng việc qua email, khuyến khích tư duy phân biệt
phản biện nhưng rất ghét họp hành. Nhân viên trong cơng ty , bất kì ai có bức
xúc gì thì cứ email, bà trả lời nagy. Trung bình một ngày bà nhận được tuef 2 – 3
thư thế này.
2.3.5. Lãnh đạo tạo lòng tin
Lãnh đạo muốn tạo lòng tin đối với nhân viên trong doanh nghiệp phải có
15



được “tâm” và “tầm”. Doanh nghiệp muốn có được lịng tin của khách hàng
phải đảm bảo thực hiện “lời hứa thương hiệu”mà mình đặt ra tại mọi thời điểm.
Ban lãnh đạo là người đứng đầu, là người có trách nhiệm phải xây dựng
lịng tin của mình đối với tồn thể nhân viên và các cổ đông. Mỗi hành động hay
phát ngôn trước công chúng của lãnh đạo phải được xem xét cẩn trọng vì chỉ
một chút sơ sẩy cũng có thể dẫn đến rủi ro khơng đáng có.
Là thương hiệu thương hiệu đầu tiên của Việt Nam lọt vào top 200 doanh
nghiệp xuất sắc nhất Châu Á do Forbes bình chọn. Trong cơn bão khửng hoảng
melamine chính Mai Kiều Liên là người đứng ra truyền thơng và tạo dựng lịng
tin cho hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam rằng các sản phẩm của Vinamilk
hồn tồn khơng chứa melamine. Khi một người lãnh đạo cao cấp của một
thương hiệu uy tín đã đích thân truyền đi thơng điệp sẽ tạo niềm tin mạnh mẽ từ
khách hàng và từ đó họ thêm tin tưởng và tiếp tục ủng hộ Vinamilk.
Trong xây dựng thương hiệu, lòng tin của khách hàng vào thương hiệu
được xây dựng qua năm tháng. Họ sẽ trả qua những giai đoạn như nghe và nhìn
(Awareness) rồi đến liên tưởng (Association), thử (Trial) và trung thành
(Loyalty). Một thương hiệu, cần ln trung thành với tính cách thương hiệu và
truyền thơng tính cách đó một cách nhất qn từ thời kỳ này qua thời kỳ khác.
Bà quan niệm rằng : Với tầm nhìn chiến lược , hành xử cơng bằng và chuẩn mực
sẽ giúp tạo lịng tin cho tồn bộ nhân viên, cổ đông và các đối tác làm nền tảng
để thương hiệu thực hiện “lời hứa thương hiệu” với khách hàng. Nếu trong đội
ngũ mà mất đi lịng tin thì khơng thể tạo dựng được sự tín nhiệm từ khách hàng
bên ngoài. Nhiệm vụ của bà là phải xây dựng được lòng tin trong mooic nhân
viên vào chiến lược và mục tiêu mà công ty đang hướng tới để với lịng tin đó
mỗi nhân viên có động lực tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo giúp nâng cao
danh tiếng doanh nghiệp. Trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, câu châm
ngơn “một lần bất tín, vạn lần bất tin” như vẫn giữ nguyên giá trị như một kim
chỉ nam cho việc tạo dựng danh tiếng của bất cứ doanh nghiệp hay thương hiệu
nào.

2.3.6. Sức mạnh tập thể hướng về lợi ích chung
Trở thành con át chủ bài biến Vinamilk trở thành một trong những doanh
16


nghiệp chủ lữ của nền kinh tế Việt Nam bà Mai Kiều Liên khơng chỉ có những
đóng góp to lớn trong việc phát triển kinh doanh của công ty, bảo vệ mơi trường,
trách nhiệm xã hội, mà cịn có những nỗ lực trong việc nâng cao các tiêu chuẩn
quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam. Là người phụ nữ, người vợ, người mẹ, đồng
thời đảm nhận một vị trí quan trọng tại một doanh nghiệp lớn, bản thân Mai kiều
Liên tự nhận mình khơng có bí quyết gì đặc biệt. Bí quyết của bà đơn giản là
ln tạo sức mạnh tập thể, tính đồn kết trong cơng việc hướng về lợi ích chung.
Tuy nhiên, tính chi tiết, tỉ mỉ và hay lo xa của một người phụ nữ cũng giúp bà
đảm nhiệm tốt vai trị lãnh đạo của một cơng ty gồm 4.000 người. Nhưng trên
hết bà luôn chuẩn bị tinh thần, trách nhiệm cho những rủi ro có thể sảy ra bất cứ
lúc nào cho một doanh nghiệp lớn ở thời buổi kinh tế khó khăn.

17


CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ – NHẬN XÉT
“Hiếm thấy ai có 40 năm thành đạt, không một một vấp ngã lớn, cứ bình
yên vững bước, mặc cho thế giới khủng hoảng, bão giơng”.
Sau 37 năm gắn bó với Vinamilk, hơn 20 năm ở cương vị người đứng đầu,
Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, bà Mai Kiều Liên – Chủ tich HĐQT kiêm
Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam đã đưa Vinanmilk trở thành một
thương hiệu lớn, lọt vào danh sách 200 doanh nghiệp xuất sắc nhất tại khu vực
châu Á – Thái Bình Dương từ năm 2010 và đang thực hiện hóa tham vọng đưa
Vinamilk đạt doanh thu 3 tỉ USD , nằm trong top 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất

thế giới vào năm 2017.
Bằng việc triển khai hàng chục nhà máy, rải khắp toàn quốc, thu mua sản
lượng bò do dân làm ra, các nhà máy Vinamilk đồng loạt nhả khói và đều đạt
60% rồi 100% sản lượng chỉ sau 2 – 3 năm đi vào hoạt động. Cùng với đó hơn
200 điểm bán lẻ cũng dần được Vinamilk xây dựng.
Với sự quan tâm đến người tiêu dùng Việt, đầu tiên là giá thành thấp hơn
mà chấp lượng ngang bằng với các sản phẩm ngoại nhập nên các sản phẩm sữa
của Vinamilk dần chiếm lĩnh thị trường. Trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó
khăn thách thức, Vinamilk vẫn tâng cường và phát triển mạnh.
Phong cách đặc biệt là ấn tượng tốt đẹp đầu tiên mọi người cảm nhận về
nữ doanh nhân Mai Kiều Liên. Quyết đốn, linh hoạt xử lý tình huống theo kiểu
“kỹ trị” hơi thiên hướng “nhân trị” của Châu Á đã làm cho bà nổi và trẻ hơn so
với tuổi tác của mình.
Cuộc khủng hoảng kinh tế những năm qua đã khơng chừa một doanh
nghiệp nào. Những bước đi ban đầu đã khó khăn, nay bước vào trận chiến chính
thức lại đầy ắp những thử thách, gian nan hơn nữa, nhưng cùng với sự lạc quan
khi bà cho rằng khơng có khó khăn nào khơng thể vượt qua, mà chính những trải
nghiệm này sẽ giúp bản thân dày dặn kinh nghiệm ứng chiến.
Chẳng có con đường nào là dễ đi, chẳng có vinh quang nào mà đằng sau
nó lại khơng là thất bại, người thành cơng chính là người biết nhận ra khuyết
điểm của bản thân, đánh giá, sửa sai và tiếp tục phát huy những thế mạnh. Mai
Kiều Liên còn là một minh chứng cho lòng quả cảm, một nữ doanh nhân cường
18


lực, người giữ lửa và thắp sáng con đường cho Vinamilk, người duy trì dịng sữa
mát lành cho triệu trẻ em Việt Nam. Giải thưởng “Lãnh đạo doanh nhân suất sắc
Châu Á” thực sự xứng đáng dành cho vị nữ danh nhân đầy bản lĩnh này.
Tóm lại, Bà Mai Kiều Liên đã đáp ứng hiệu quả tất cả những yêu cầu về
năng lực lãnh đạo có thể thấy thơng qua việc bà đã đạt được giải thưởng 50 nhà

lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong năm 2013. Bà cũng là người
Việt Nam duy nhất có tên trong danh sách nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á
bình chọn bởi Forbes.

19


KẾT LUẬN
Qua phân tích ở trên, ta có thể thấy bà Mai Kiều Liên có đầy đủ năng lực
của nhà quản trị. Bà là người Việt Nam duy nhất trong số 50 nữ doanh nhân
quyền lực nhất Châu Á bình chọn bởi Forbes. Bà cịn được tạp chí Quản trị
Doanh nghiệp châu Á trao giải thưởng “ Asian Excellence recognition Awards
2012”. Đeer có được sự thành cơng như vậy bà đã kgoong ngững nỗ lực phấn
đấu, vận dụng linh hoạt , nhạy bén các kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng dùng người.
Bà sử lý tình hình theo kiểu “kỷ trị” hơn so với thiên hướng “nhân trị” của Châu
Á. Đồng thời phải “đi tắt, đón đầu”, tận dụng cơng nghệ mới áp dụng thành
cơng vào doanh nghiệp của mình, áp dụng một cách khôn ngoan và hợp lý. Bà là
nhà lãnh đạo tiêu biểu trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp, để có sự phát triển bền vững thì năng lực lãnh đạo
của nhà quản trị là rất quan trọng. Đó là năng lực tổ chức, năng lực sư phạm của
các nhà quản trị. Vận dụng chúng một cách linh hoạt sao cho phù hợp với từng
điều kiện của doanh nghiệp. Nhà quản trị cần biết rõ năng lực của từng thành
viên dưới quyền, để bố trí, sử dụng phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả kinh
doanh trong doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiên cho mỗi thành viên phát triển
đúng hướng. Năng lực lãnh đạo tốt giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển,
tạo chỗ đứng trên thị trường đăc biệt là trong cuộc khủng hoảng tài chính tồn
cầu và suy thối kinh tế ở Việt Nam hiện nay.

20



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Giáo trình mơn Quản trị học

/> /> />
6.

532901.html
/>
21



×