Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu luận Phong cách lãnh đạo của jackma

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.46 KB, 28 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi thực hiện đề tài “Phong cách lãnh đạo của Jackma”. Tôi xin cam
đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi trong thời gian qua. Tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sử dụng trong công
trình nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 8tháng 8 năm 2017
Sinh viên


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN


LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế mở cửa và hội nhập hiện nay, thành công của một
doanh nghiệp không chỉ dựa vào tiềm lực tài chính cũng như tiềm năng con
người mà còn bị ảnh hưởng khá nhiều bởi phong cách lãnh đạo , quản lý. Nền
kinh tế Việt Nam cũng đã đón nhận các doanh nhân nước ngoài vào đầu tư, các
doanh nghiệp Việt Nam cũng từng bước tham gia vào thị trường quốc tế. Do đó
tìm được phong cách lãnh đạo phù hợp với doanh ngh iệp là một câu hỏi lớn đối
với các nhà lãnh đạo Việt Nam. Không thể phủ nhận giám đốc các công ty
nhànước cũng như tư nhân nước ta hiện nay còn tư tưởng áp đặt, thậm chí độc
đoán, quát tháo hoặc quá dễ dãi trong quản lý đã dẫn đến sự trì trệ trong doanh
nghiệp. Việc tham khảo cách quản lý doanh nghiệp của các doanh nhân nước
ngoài, đặc biệt là ở các nền kinh tế đã phát triển sẽ giúp các nhà lãnh đạo Việt
Nam nhìn lại cách quản lý đang thực hiện tại doanh nghiệp mình và nâng cao
được kỹ năng.Như vậy, có thể nói, phong cách lãnh đạo là một hiện tượng hoàn
toàn cụ thể, không lặp đi lặp lại ở người khác một cách đầy đủ với mọi chi tiết.
Đó là nét độc đáo, riêng biệt trong cách thức tiến hành công việc lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo còn ảnh hưởng tới uy tín của chính người lãnh đạo. Bởi vì
phong cách lãnh đạo chính là sự bộc lộ phẩm chất, năng lực được kết tinh trong


hành vi hoạt động của nhà lãnh đạo có bản lĩnh. Phong cách lãnh đạo do tổng
thể những phẩm chất của người lãnh đạo quyết định phần lớn. Việc phát triển
những phẩm chất và năng lực lãnh đạo sẽ là tiền đề quyết định hoàn thiện phong
cách lãnh đạo. Rõ ràng phong cách lãnh đạo không tự phát hình thành, nó là quá
trình luôn luôn phát triển dưới tác động của những điều kiện khách quan và chủ
quan.
Có quan niệm sai lầm cho rằng phong cách do bẩm sinh, con người không
cần rèn luyện mà cũng trở thành người lãnh đạo giỏi. Phong cách được hình
thành và phát triển do giáo dục, hoạt động cá nhân và rèn luyện. Mỗi nhà lãnh
đạo phải tự bồi dưỡng khả năng áp dụng linh hoạt và hợp lý hệ thống những
phương pháp và thủ thuật lãnh đạo được kiểm nghiệm qua hoạt động thực tiễn.
3


Như các yếu tố tâm lý xã hội khác, phong cách lãnh đạo của người quản lý là
sản phẩm của đời sống xã hội, nó phản ánh sự vận hành của xã hội, trong đó có
cơ chế quản lý. Cơ chế quản lý mới hiện nay đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có tính
quyết đoán, năng động và tinh thần dám chịu trách nhiệm cá nhân cao. Nền kinh
tế thị trường đòi hỏi người lãnh đạo phải có phong cách quyết đoán thể hiện qua
các phẩm chất tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Phong cách
quyết đoán không trùng hợp về nội dung với phong cách độc đoán và gia
trưởng. Cần phải nói, từ sự quyết đoán, tự tin đến sự độc đoán gia trưởng chỉ có
một khoảng cách rất gần. Nếu người lãnh đạo không tỉnh táo, sáng suốt thì dễ
trở thành người độc đoán chuyên quyền.
Vì lý do trên, em xin chọn đề tài: “phong cách lãnh đạo của Jackma ” để
làm đề tài tiểu luận hết môn học. Bài tiểu luận bao gồm 3 chương như sau:
-

Chương 1. Cơ sở lý luận và giới thiệu về tập đoàn Alibaba.


-

Chương 2. Phong cách lãnh đạo của Jackma.

-

Chương 3. Giải pháp hoàn thiện phong cách lãnh đạo của Jackma.
Qua tiểu luận này, em mong muốn sẽ có cái nhìn bao quát, toàn diện hơn
về cung cách làm việc của người lãnh đạo và rút ra được một số bài học kinh
nghiệm có thể áp dụng cho chính bản thân trong tương lai. Do kiến thức còn hạn
chế, bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót, em kính mong được thầy cô góp ý bổ
sung.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 12 tháng 8 năm 2017
SINH VIÊN THỰC HIỆN

4


CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN
ALIBABA.
1. Khái niệm về phong cách lãnh đạo.
Hoạt động quản lý là hoạt động quan trọng của xã hội, mỗi nhà lãnh đạo
trong quá trình quản lý tác động đến đối tượng của mình đều có cách thức hay
biện pháp về lối ứng xử, xử lý một tình huống nhất định nào đó. Sự định hướng
về mục tiêu, về lối ứng xử, cách thức ra quyết định để lặp đi lặp lại nhiều lần trở
nên ổn định sẽ tạo nên một kiểu hoạt động hay phong cách lãnh đạo, quản lý. Để
hiểu rõ về vấn đề này chúng ta đi tìm hiểu một số khái niệm sau.
1.1. Phong cách là gì?
Phong cách trong tiếng anh là style có nghĩa là loại, hạng, kiểu, văn

phong, lối nói, phong cách, phẩm chất tốt, mốt thời trang…
Vào một công ty mọi người làm việc một cách trật tự, năng động, chấp
hành tốt quy định từ cấp trên, nhân viên đối xử thuận hòa với nhau đó phong
cách làm việc hay còn được gọi là phong cách công sở.
Trong tiếng việt phong cách được hiểu theo một số nghĩa sau:
“Phong” là vẻ bề ngoài. “Cách” là cách thức để biểu hiện, trưng bày ra.
“Phong cách” là sự biểu hiện bản chất, những tính cách của bên trong của con
người.
Như vậy Phong cách thể hiện cái riêng của một người hay của một tầng
lớp nào đó.
5


Nói cách khác Phong cách là “hình thức” để thể hiện “nội dung”.
Phong cách là bất kỳ đặc điểm hoặc kiểu của một trang phục hoặc phụ
trang.các nhà thiết kế chuyển tải các ý tưởng thời trang thành các kiểu mới và
giới thiệu với công chúng, nhà sản xuất phân công một mã số kiểu cho mỗi thiết
kế mới trong mỗi bộ sưu tập,được sử dụng để nhận diện qua việc sản
xuất,maketing và bán lẻ.
Cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của một
người hay một lớp người nào có phong cách sống giản dị phong cách nghệ sĩ
những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong
sáng tác của một nghệ sĩ hay trong các sáng tác thuộc cùng một thể loại nói
chung.
Nói tóm lại phong cách là tính phổ quát ổn định về cách thức để thực hiện
một hoạt động nào đó của một cá nhân hay một nhóm người có cùng tính chất
hoạt động nào đều theo một phong cách nhất định. Mỗi một tình huống khác
nhau, con người thường đi theo một hướng ứng xử nhất định mà bản thân người
đó đã định hướng rõ ràng về thực hiện những mục tiêu và dần trở thành một lối
sống riêng mình, tạo phong cách riêng.

1.2. Lãnh đạo là gì?
Một nhà lãnh đạo giỏi không phải do bẩm sinh mà nhờ rèn luyện. Nếu bạn
có đủ khát vọng và ý chí, bạn hoàn toàn có thể trở thành một nhà lãnh đạo tài
giỏi. Các nhà lãnh đạo này là người biết tận dụng và phát triển kĩ năng của mình
thông qua quá trình tự học hỏi, giáo dục, đào tạo và tích lũy kinh nghiệm không
ngừng (Jago, 1982).
Để truyền cảm hứng cho nhân viên có tinh thần làm làm việc nhóm tốt
hơn, có ba yếu tố bạn cần nắm rõ: Must be (Bạn phải trở thành người như thế
nào), Must know (Bạn phải biết gì) và Must do (Bạn phải làm gì) . Những điều
này không đến một cách tự nhiên, mà nó được tích lũy thông qua quá trình học
tập và lao động liên tục. Các nhà lãnh đạo tài năng vẫn tiếp tục làm việc và học
tập không ngừng để nâng cao kỹ năng lãnh đạo; họ không ngủ quên trên chiến
6


thắng.
Nhà lãnh đạo là người xác lập hướng đi, hoạch định một tầm nhìn đầy
cảm hứng, và tạo ra một cái gì đó mới. Tuy nhiên, trong khi đặt ra phương
hướng, họ cũng phải sử dụng các kỹ năng quản lý để hướng dẫn đội nhóm của
họ về đích một cách trơn tru và hiệu quả.
Nhà lãnh đạo là phải biết tạo ra tầm nhìn: Để tạo ra một tầm nhìn, các nhà
lãnh đạo tập trung vào thế mạnh của một tổ chức bằng cách sử dụng các công cụ
chiến lược như Five Forces của Porter, phân tích PEST, Phân tích USP, Phân
tích năng lực lõi và phân tích SWOT để đánh giá tình trạng hiện tại của họ.
Lãnh đạo là một quá trình mà một người ảnh hưởng đến những người
khác để thực hiện một mục tiêu nào đó, đồng thời hướng tổ chức tới sự gắn kết
chặt chẽ.
Vậy chúng ta hiểu một cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng
tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của
mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó. Tùy

theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩa khác
nhau về nhà lãnh đạo.
1.3. Phong cách lãnh đạo là gì?
Phong cách lãnh đạo là một nhân tố quan trọng trong việc thành bại của
một người lãnh đạo, quản lý. Trong tập thể lao động, phản ứng đầu tiên của mọi
người đối với việc quản lý là phản ứng phong cách người lãnh đạo. Phương
pháp, cách thức làm việc của người lãnh đạo có thể làm cho mọi người tham gia
hoạt động chung, bởi vì họ xcs định những mục đích chung. Phương pháp, cách
thức làm việc đó làm cho mọi người đoàn kết khuyến khích họnâng cao bồi
dưỡng chuyên môn. Chính vì phong cách lãnh đạo có ý ngĩa quan trọng như vậy,
do đó có nhiều công trình nghiên cứu về nó để tìm ra đặc trưng, biểu hiện cũng
như lựa chọn một phong cách lãnh đạo thích hợp cho mình.
Người lãnh đạo dù là chính thức (quản trị viên) hay không chính thức (tự
7


nhiên) là người đưa ra những quyết định, vạch ra những mục tiêu, hoạch định
những chương trình thực hiện, vv… để tổ chức thực hiện. Họ là người chỉ huy,
là nhà tổ chức và là những chiến lược gia của tổ chức. Trong khoa Lãnh Đạo và
Quản Trị, tiếng chuyên môn gọi họ là chủ nhân ông của 5 Ws (What? Why?
When? Where? Who?) và do đó, họ là người quyết định của “H” (how?). Nói
cách khác, một người lãnh đạo giỏi là người biết muốn làm gì (what?), tại sao
làm việc ấy (why?), khi nào thì làm (when?), làm ở đâu (where?), ai là người sẽ
làm (who?). Sau khi nắm vững những nguyên tắc ấy, họ sẽ quyết định làm như
thế nào (how?)
Có nhiều quan điểm khác nhau về phong cách lãnh đạo:
Phong cách lãnh đạo là dạng hành vi của người lãnh đạo thể hiện các nỗ
lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác. Phong cách lãnh
đạolà cách thức làm việc của nhà lãnh đạo gồm hệ thống các dấu hiệu đặc trưng
của hoạt động của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cáchcủa

họ.
Phong cách lãnh đạo là những mô hình và cách thức mà người lãnh đạo
thường sử dụng để gây ảnh hưởng đến cấp dưới trong quá trình thúc đẩy họ thực
hiện các mục tiêu chung của tổ chức.”
+ Phương pháp là cách thức tiến hành thực hiện công việc để đạt hiệu quả
cao
+ Cách thức là cách hay lối thể hiện, hình thức diễn ra hành động nào đó.
+Tư cách là điều kiện, tiêu chuẩn xứng đáng với vị trí nào đó trong xã
hội, hay cách cư xử, ăn ở của một người nào đó.
+ Tác phong là lối làm việc hay cách sống riêng của mỗi con người.
2. Khái quát về tập đoàn Alibaba.
Dưới sự lãnh đạo tài năng của Jack Ma, công ty 15 năm tuổi này đã trở
thành một doanh nghiệp khổng lồ ở Trung Quốc. Ông thành công nhờ tin vào
tiềm năng kinh doanh của Internet, khi ít người Trung Quốc nghĩ về điều này.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, Jack Ma đã từng hai lần thi trượt đại học và là
8


kẻ không nơi nào muốn tuyển dụng. Ông từng thành lập một công ty dịch thuật
nhưng vẫn phải bán hàng rong trên phố để có tiền sinh nhai. Năm 1995, ông có
cơ hội được tới Seattle, Mỹ với tư cách một phiên dịch, giúp một công ty Trung
Quốc đòi nợ. Trong thời gian ở Seattle, ông đã được tiếp xúc với cái gọi là
Internet. Một ý tưởng kinh doanh bắt đầu hình thành trong đầu ông.Với sự giúp
đỡ của hơn một chục người bạn, những cá nhân đã bỏ ra khoản vốn 60.000
USD, Jack Ma đã thành lập Alibaba, một nền tảng giao dịch trực tuyến giữa
doanh nghiệp với doanh nghiệp.
Quá trình hình thành
+ Năm 1999, Jack Ma cùng 17 người khác đã lên kế hoạch thành lập
Alibaba, một đế chế internet của Trung Quốc cũng như thế giới sau này. Tuy
nhiên, tới tận năm 2002, họ mới kiếm ra được những nguồn lợi nhuận đầu tiên.

+ Năm 2003, Alibaba cho ra đời dịch vụ Taobao, cho phép người dùng tự
bán các mặt hàng của mình trên mạng.
+ Năm 2005, Yahoo! mua lại 40% cổ phần của Alibaba với giá 1 tỷ USD.
Về sau, số cổ phiếu này đã được chính Alibaba đứng ra mua lại.
+ Năm 2008, Tmall – dịch vụ bán các mặt hàng danh tiếng cho người
dùng Trung Quốc ra đời. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là 1 trong 3 nguồn thu
chính của Alibaba.
+ Năm 2010, Aliexpress được mở để phục vụ cho người dùng quốc tế.
Dịch vụ này đã đánh dấu bước tiến của Alibaba vươn ra thị trường quốc tế.
+ Ngày 19/9/2014, Alibaba chính thức IPO tài sản chứng khoán New York
với vốn hóa 231 tỷ USD, cao hơn cả Amazon và eBay cộng lại. Được biết, hiện
tại, Alibaba có quy mô 20 nghìn nhân viên và 90 văn phòng trên toàn thế giới.
Trước đó, theo thông tin trên báo Sài Gòn Đầu Tư, ngày 6/5, nhà khổng lồ
thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba Group đã nộp hồ sơ bán cổ phiếu lần
đầu ra công chúng (IPO) ở Mỹ.

9


CHƯƠNG II. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA JACKMA.
1. Sơ lược về tiểu sử Jackma.
Ông chủ Alibaba là Jack Ma - Mã Vân, từng nhiều lần thất bại trước khi
lập nên Alibaba, thích trà Long Tỉnh và ca hát trong các sự kiện của công
ty... Hiện Jack đang là người giàu nhất nhì châu Á cũng như Trung Quốc khi sở
hữu khối tài sản trị giá 23,1 tỷ USD (tính đến 4/2016).
Jack Ma sinh ra tại Hàng Châu vào 15 tháng 10, 1964. Ngay từ lúc còn
trẻ, ông đã mong muốn học tiếng Anh nên mỗi buổi sáng, Jack Ma dành 45 phút
đạp xe đến khách sạnh và đàm thoại tiếng Anh với người nước ngoài. Không
những vây, ông thường làm hướng dẫn viên du lịch cho những người khách
nước ngoài miễn phí để thực hành, cũng như hoàn thiện vốn tiếng Anh của mình

hơn
Trải qua hai lần thi trượt, phải đến lần thứ ba Jack Ma mới có tên trong
danh sách đỗ của trường Học viện sư phạm Hàng Châu (nay là Đại học sư phạm
Hàng Châu). Vào năm 1988, sau khi tốt nghiệp khoa tiếng Anh, ông trở thành
giáo viên tiếng Anh nhiều năm tại Viện Kỹ thuật điện tử Hàng Châu với thu
nhập 12 USD/ tháng.
Năm 1995 được coi là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp kinh doanh
sau này của Jack Ma, khi ông lần đầu tiên tiếp xúc với Internet trong một chuyến
đi ngắn tới thành phố Seattle. Ông đã tìm từ "beer" (bia) trên Yahoo và nhanh
chóng bị ám ảnh bởi mạng máy tính toàn cầu. Trải qua nhiều năm nghiên cứu,
ông đã thành lập công ty Internet đầu tiên cho mình, với danh bạ trực tuyến là
China Pages. Nhưng năm sau đó đã từ bỏ sau khi Trung Quốc yêu cầu thành lập
liên doanh với một doanh nghiệp nước ngoài.
Không từ bỏ con đường kinh doanh của mình. Năm 1999 ở một căn hộ
nhỏ tại quê hương, ông cùng với 17 người bạn của mình quyết định thành lập
Alibaba với số tiền 60.000 USD. Trải qua bao nhiêu năm phát triển, Alibaba trở
thành một trong những tập đoàn lớn mạnh tại Trung Quốc, mang về cho Jack Ma
khối tài sản kếch xù. Theo ước tính chỉ số tỷ phú trang uy tín Forbes đến tháng 4
năm 2016, số tài sản của ông lên đến 23,1 tỷ USD. Trong đó, Jack Ma nắm giữ
10


9% cổ phần tập đoàn Alibaba.
2. Bí quyết và quan điểm quản trị của Jackma.
2.1. Bí quyết quản trị của Jackma.
*Tin tưởng vào những điều bản thân đã chọn
Jack Ma khởi nghiệp kinh doanh năm 1992 ở vai trò điều hành một trung
tâm dịch thuật. Ban đầu, kết quả kinh doanh không tốt và họ quyết định kinh
doanh thêm dịch vụ bán hoa và quà tặng cao cấp. Dịch vụ này sau đó đã thành
công và thu về doanh thu cao, buộc họ phải suy nghĩ nên chuyển hẳn sang kinh

doanh dịch vụ hay tiếp tục kinh doanh dịch thuật. Jack Ma đã lựa chọn kinh
doanh dịch thuật bởi đó là lựa chọn và mục đích ban đầu của ông.
“Trong suốt quá trình khởi nghiệp, bạn sẽ gặp rất nhiều cơ hội mới, khi đó
bạn phải đưa ra được sự lựa chọn.”, ông nói.Doanh nghiệp nhỏ cũng cần có hệ
thống quản lý
Bất cứ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ đều cần có một hệ thống vận
hành thông suốt từ trên xuống dưới. Jack Ma chia sẻ : “Khi mới khởi nghiệp,
mọi người luôn chú ý đến những điều to tát như phải làm sao làm cho công ty
phát triển mà quên mất việc xây dựng hệ thống quản lý tốt”. Ông cũng nói thêm
“Một hệ thống quản lý kém hiệu quả sẽ làm thui chột cả những nhân viên xuất
sắc nhất”
*Ngồi trên vai những người khổng lồ
Sau một thời gian sang Mỹ, Jack Ma trở về Trung Quốc thành lập công ty
China Yellowpages (Công ty hoạt động về lĩnh vực internet đầu tiên của Trung
Quốc). Vào thời điểm đó khi internet vẫn là một thứ mơ hồ, việc thuyết phục
mọi người tin tưởng vào kinh doanh trên internet gần như là điều không thể.
Để thuyết phục mọi người tin tưởng vào Yellowpages, Jack Ma nói với
mọi người rằng quan điểm “internet sẽ thay đổi thế giới” là của Bill Gates - một
tượng đài của công nghệ thế giới lúc bấy giờ. Mặc dù đã nói dối nhưng ông tin
rằng điều đó sẽ sớm trở thành sự thật và đó chính là một phần của chiến lược
“Ngồi trên vai người khổng lồ”.
*Voi không thể giết kiến
11


Công ty của Jack Ma thời điểm đó phải cạnh tranh với một ông lớn là
China Telecom với số vốn lên đến 240 triệu tệ (so với 50 nghìn tệ của Jack Ma).
Sau 8 tháng cạnh tranh dai dẳng, bằng cách ẩn mình và đưa ra những chiến thuật
hợp lý, Jack Ma cùng công ty vẫn đứng vững trên thị trường.
Sau đó, China Telecom đã phải bắt tay và hợp tác liên doanh với

Yellowpages. Công ty của ông đã kiếm được 1,4 triệu USD từ thương vụ này
nhưng đối với Telecom, số tiền này là để mua lại công ty của ông. Thành viên
hội đồng quản trị đa số là của Telecom, và tất nhiên điều đó nghĩa là công ty đã
không còn là của Jack Ma nữa.
*Làm gương cho mọi nhân viên
Jack Ma thành lập công ty thứ 3 mang tên Cofortune Information
Technology, đây là một dự án thành công với lợi nhuận 2,9 triệu nhân dân tệ
trong 14 tháng, tuy nhiên vì mâu thuẫn về chiến lược phát triển với các lãnh đạo
khác, ông đã ra đi mà không lấy một đồng nào vì ông tin rằng đó là điều đúng
đắn.
Khi đó, 6 người bạn từng thành lập Cofortune với ông đã cùng ông lên
Bắc Kinh lập nghiệp trong những ngày đầu, cho dù điều kiện rất hạn chế nhưng
họ đã không ngần ngại quyết định sẽ cùng ông làm lại từ đầu. Mười tháng sau
khi trở về quê hương Hàng Châu, bằng sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng
nghỉ, nhóm của Jack Ma đã cho ra đời Alibaba, sau đó là Taobao và Alipay.
*Các quỹ đầu tư có vai trò quan trọng
Khi khởi nghiệp gọi vốn từ các nhà đầu tư, họ cần làm rõ trách nhiệm của
các bên khi xảy ra những tình huống xấu nhất, vì đa phần các doanh nghiệp
thường chỉ nói về thành công và những viễn cảnh tươi đẹp khi nói chuyện với
nhà đầu tư. Jack Ma so sánh, nếu coi dự án là con thì sáng lập viên là cha mẹ
còn nhà đầu tư là người chú, người cho lời khuyên và hỗ trợ tài chính nuôi dạy
đứa trẻ.
Nhà đầu tư sẽ hỗ trợ doanh nghiệp về tài chính còn việc đưa doanh nghiệp
phát triển là trách nhiệm của những người đứng đầu. Ông cũng nói, thời điểm tốt
nhất để gọi vốn không phải khi doanh nghiệp đang thiếu tiền mà phải là lúc tình
12


trạng hoạt động đang trong trạng thái tốt nhất.
*Tuyển người phù hợp chứ không tuyển người giỏi

Jack Ma đã phân tích rằng việc bỏ số tiền lớn thuê những chuyên gia hàng
đầu về lãnh đạo công ty không phải là ý kiến tốt. Nó giống như việc lắp một
động cơ Boeing vào một chiếc máy kéo nhỏ, động cơ sẽ không làm cái máy biết
bay mà chỉ làm hỏng nó thôi. Thay vào đó, cần tìm những người thực sự phù
hợp với yêu cầu công việc. Đây là cách làm đúng đắn mà Jack Ma đã áp dụng
vào công ty của ông.
Ngoài ra, ông cũng chia sẻ thêm một số quan điểm:
- Quá trình khởi nghiệp sẽ khó khăn và khiến người ta mắc nhiều sai lầm.
Nhưng sẽ thu được kinh nghiệm và đây là tài sản quý giá nhất khi khởi nghiệp.
- Những người đàm phán giỏi luôn là người biết lắng nghe.
-Cạnh tranh là một phần tất yếu trong quá trình kinh doanh, phải tìm mọi
cách đương đầu với đối thủ.
- Người lãnh đạo phải thể hiện sự tin tưởng vào nhân viên và phải theo sát
họ trong quá trình làm việc.
2.2. Quan điểm quản trị của Jackma.
* Về niềm tin
"Hôm nay đầy rẫy những khó khăn, và ngày mai cũng không có điều gì dễ
dàng. Nhưng sau ngày mai, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp"
* Về những sai lầm trong quá khứ, những ngày đen tối nhất trong cuộc
đời cha đẻ Alibaba.
"Năm 2001, tôi phạm một sai lầm khi nói với 18 cộng sự thân thiết nhất
của mình rằng vị trí cao nhất họ có thể đạt được chỉ là những vị trí quản lý bậc
trung" - Jack Ma từng chia sẻ.
"Nếu bạn không từ bỏ, bạn vẫn sẽ còn một cơ hội. Nếu bạn quá nhỏ bé,
bạn hãy sử dụng sức mạnh của trí óc, thay vì thể lực"
*Về làm việc nhóm
"Nếu chúng ta là một nhóm đoàn kết và biết mình phải làm những gì, thì
bất cứ ai trong chúng ta cũng có sức mạnh đánh thắng tất cả những người còn
13



lại"
*Về sứ mệnh chung
"Trong một tổ chức, mọi người đều đồng lòng để đạt mục tiêu chung. Nếu
tôi thất bại, đó không phải là một vấn đề. Ít nhất, tôi đã truyền tải được thông
điệp đến với các đồng đội của tôi. Nếu tôi không thành công, tôi cũng rất vui
mừng vì có đồng đội đã chiến thắng tôi. Kết quả cuối cùng là sứ mệnh của tổ
chức được hoàn thành nhờ vào sự nỗ lực chung của tất cả mọi người"
* Về lòng kiên trì
"Chúng tôi sẽ làm tất cả để thành công. Đơn giản bởi chúng tôi là những
người trẻ và chúng tôi không bao giờ biết từ bỏ".
* Về công việc
"Tôi luôn tự nói với bản thân tôi rằng chúng ta sinh ra không phải để cắm
cúi làm việc, mà sinh ra để thưởng thức cuộc sống. Chúng ta tạo ra những điều
tốt đẹp hơn cho cuộc sống. Nếu bạn muốn giành toàn bộ cuộc đời bạn chỉ để làm
việc, sẽ có ngày bạn phải hối tiếc.
Nếu tất cả nhân viên của Alibaba đều đến văn phòng lúc 8 giờ sáng và về
nhà lúc 5 giờ chiều, thì đó không phải là một công ty công nghệ cao và Alibaba
không bao giờ có thể thành công như bây giờ. Và nếu chỉ duy trì mô hình 8 giờ
sáng - 5 giờ chiều như hàng triệu công ty khác trên thế giới, có lẽ Alibaba đã sụp
đổ hoặc kinh doanh một lĩnh vực không liên quan gì đến công nghệ".
*Về cạnh tranh
"Chúng tôi luôn học hỏi từ đối thủ, về mọi thứ có thể học hỏi được, nhưng
chúng tôi không bao giờ đi sao chép. Với chúng tôi, sao chép có nghĩa là chết.
Cạnh tranh cũng giống như chơi một ván cờ. Khi chúng ta thua, chúng ta có thể
chơi lại một ván cờ khác. Cả hai người chơi đừng nên chiến đấu triệt hạ lẫn
nhau"
*Về dự định IPO lần đầu tiên năm 2007
"Alibaba không chỉ là một nơi làm việc, Alibaba còn là một giấc mơ, một
nơi khởi đầu cho những thành công mới. Và hãy để các nhà đầu tư phố Wall

nguyền rủa chúng tôi, nếu họ muốn".
14


* Về thành lập công ty mới
"Nếu bạn muốn phát triển, hãy tìm kiếm một cơ hội thật tốt. Nếu bạn
muốn có một công ty lớn, bạn hãy nghĩ đến những vấn đề mà bạn phải đối mặt
trước khi nghĩ đến thành công"
*Về lợi ích của việc "mù" công nghệ
"Những người thông minh sẽ cần tìm kẻ ngu ngốc để lãnh đạo. Khi nhóm
tất cả các nhà khoa học trong cùng một đội, cách tốt nhất để quản lý họ chính là
tìm ra một người lãnh đạo trong số họ. Người lãnh đạo bắt buộc phải nghĩ khác
mọi người. Và cách duy nhất để thành công đó là mỗi người nhìn vấn đề ở một
khía cạnh khác nhau".
*Về phát triển
"Trong ngành thương mại điện tử, điều quan trọng nhất là bạn làm mọi
thứ với niềm đam mê và luôn duy trì niềm đam mê ấy đến cuối cùng".
3. Thực trạng phong cách lãnh đạo của Jackma.
Ông tin tưởng theo 2 nguyên tắc:
.-Thứ nhất, thái độ của bạn quan trọng hơn năng lực.
-Thứ hai, quyết định của bạn quan trọng hơn năng lực.
Ngoài nguyên tắc "thái độ quan trọng hơn năng lực", Jack Ma còn tỏ ra
tâm đắc với vài nguyên tắc khác trong nghệ thuật dùng người.
Chủ doanh nghiệp không cần giỏi chuyên môn hơn nhân viên
"Nếu chủ doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật cao hơn nhân viên, nguy cơ
họ tuyển người không phù hợp sẽ rất cao", Jack Ma nói.
Quan điểm của ông chủ tập đoàn thương mại điện tử Alibaba là những
người làm trực tiếp nên là những chuyên gia kỹ thuật.
"Bạn hãy thuê những người giỏi kỹ thuật, trao quyền cho họ và để họ thực
15



hiện công việc của họ. Trình độ kỹ thuật của họ nên cao hơn so với chủ doanh
nghiệp", ông bình luận.
Theo Jack Ma, tầm nhìn xa, sự quyết tâm và kiên trì của chủ doanh
nghiệp là những phẩm chất khiến họ có thể chỉ đạo những người giỏi chuyên
môn hơn họ.
"So với người làm thuê, chủ doanh nghiệp phải có khả năng chịu đựng
khó khăn và chấp nhận thất bại cao hơn", ông nói.
Đôi khi doanh nhân không cần người giỏi nhất
Doanh nhân giàu nhất châu Á nhận định nhiều người có trình độ chuyên
môn cao có thể không phải là đối tượng phù hợp để ông chọn cho vị trí quản lý,
bởi họ không phù hợp với văn hóa công ty hoặc không thể phối hợp tốt với
những người khác. Ngoài ra họ cũng có thể là những người mà ông không thể
tin tưởng tuyệt đối.
"Hồ sơ sáng giá nhất không đồng nghĩa với việc một cá nhân nào đó có
thể phát triển và đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn. Vì thế chúng ta nên tìm
những người phù hợp, chứ không phải người giỏi nhất. Năng lực của họ phát
triển theo thời gian, cũng giống như năng lực của bạn", ông lập luận.
Hỏi ý kiến người giỏi để ra quyết định sáng suốt
Nhà lãnh đạo thành công không nhất thiết phải là người thông minh nhất
hay có trình độ chuyên môn cao nhất, Jack Ma nhận định. Tuy nhiên, họ biết
cách tập hợp những chuyên gia giỏi nhất để tham khảo ý kiến và ra quyết định
sáng suốt.
"Quyết định sáng suốt, chứ không phải năng lực, của chủ doanh nghiệp
mới là thứ nâng tầm bản thân bạn và nỗ lực của bạn", ông nói.
Thống nhất ý chí của nhóm bằng sứ mệnh chung
16



Giống như những doanh nhân lớn khác, Jack Ma thừa nhận không nhà
lãnh đạo nào có thể giành được lòng tin của tất cả mọi người. Ông ước tính ít
nhất 30% số người trong một tập thể sẽ bất đồng ý kiến với nhà lãnh đạo.
"Thay vì thống nhất ý chí mọi người trong doanh nghiệp bằng ảnh hưởng
cá nhân, bạn hãy thực hiện mục tiêu ấy bằng một ý tưởng, sứ mệnh hay nhiệm
vụ. Với những thứ đó, bạn có thể phát huy sức mạnh của cả tập thể".
4. Đánh giá ưu, nhược điểm phong cách lãnh đạo của Jackma.
4.1. Ưu điểm.
*Văn hóa pha trộn Đông Tây
Jack Ma vốn là một giáo viên và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới
phong cách quản lý của ông. Ông ấy “rất cởi mở nhưng những lúc cần lại cũng
rất nghiêm khắc”. Jack Ma được đánh giá là nhà lãnh đạo hoàn hảo cho đội ngũ
nhân viên chưa có kinh nghiệm – mục tiêu của ông là giúp họ trở thành những
nhà quản lý tuyệt vời”.
Nếu nhìn vào Alibaba có thể thấy rõ phong cách quản lý định hướng theo
nhóm nhiều hơn so với phương Tây. Ví dụ điển hình là các công ty phương Tây
thường có 2 nhà sáng lập còn Alibaba có tới 18 nhà sáng lập. “Các công ty
Trung Quốc có thể quản lý nhóm lãnh đạo tốt hơn phương Tây – nơi có xu
hướng theo chủ nghĩa cá nhân nhiều hơn”.
Không cần tuyển dụng đội ngũ toàn ngôi sao
Vấn đề quan trọng là tìm ra một đội ngũ nhân viên có khả năng làm việc
tốt cùng nhau thay vì tuyển dụng một đội ngũ tập hợp toàn ngôi sao với CV đẹp.
“Alibaba đã thử nghiệm một đội ngũ nhân viên có bằng MBA và CV đẹp. Tuy
nhiên kết quả họ không làm việc tốt cùng nhau”.
Nhân viên mắc lỗi được xử lý thế nào?
Khi Porter gia nhập công ty, anh mang theo tư tưởng quản lý hướng tới sự
hoàn hảo của phương Tây nhưng Jack Ma đã khiến Porter thay đổi. Ông nói
17



nhân viên Alibaba luôn đùa rằng: “Nhà quản lý phương Tây phân tích nhiều
nhưng chẳng làm mấy. Trong khi đó, người Trung Quốc coi hành động và kết
quả quan trọng hơn phân tích”. Đúng như câu tục ngữ: Nói ít làm nhiều.
“Jack Ma từng nói với tôi rằng, Porter, tôi không bao giờ nổi điên nếu anh
mắc lỗi nhưng tôi không thể chấp nhận việc anh không làm gì cả. Làm sai,
không sao cả. Nhưng nếu không làm gì, anh sẽ bị thay thế”.
Không để mất nhân viên chỉ vì đặt họ vào sai vị trí
Khi Porter làm việc tại Alibaba, chức vụ của anh ấy đã thay đổi 8 lần
trong 8 năm. Sau mỗi năm, hệ thống quản lý sẽ được thay đổi phụ thuộc vào nhu
cầu của cả nhóm. Giống như đội bóng sử dụng quyền thay người dựa trên trạng
thái tấn công của đội bạn.
Một nét văn hóa rất hay của Alibaba đó là: Nếu làm việc trong công ty
nhưng cảm thấy đó chưa phải là vị trí phù hợp nhất, Jack Ma sẽ vui vẻ cho phép
bạn chuyển sang một vị trí khác. Dù có thể đóng vai trò ít quan trọng hơn nhưng
bạn vẫn ở lại công ty”.
Ví dụ: Khi một đồng sáng lập được giao phụ trách mảng bán hàng tại
Thượng Hải, tôi nghĩ anh ấy có lẽ là người bán hàng tồi nhất trong văn phòng,
đây có thể là dấu chấm hết cho sự nghệp của người đó. Nhưng Jack Ma lại tìm
ra được lĩnh vực mà anh này làm tốt và chuyển sang phụ trách website tiếng
Trung của công ty. Và anh ấy nhanh chóng tham gia vào hàng ngũ lãnh đạo và
đạt danh hiệu “nhân viên của năm”.
Rất khó khi bạn cứ mãi đi trên một con đường mà không thể thành công.
Trong trường hợp như vậy, hầu hết các công ty sẽ sa thải nhân viên. Nhưng thật
đáng tiếc khi để mất một nhân viên tài năng chỉ vì bố trí sai vị trí công việc.
Chính vì vậy, một trong những giá trị cốt lõi của Alibaba mà bất kỳ ai
cũng luôn tâm niệm đó là “cởi mở với thay đổi”.
4.2. Nhược điểm.
Dù là nhà sáng lập của trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới Alibaba
nhưng tỉ phú Jackma không hề biết về ngôn ngữ lập trình.
18



CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
CỦA JACKMA.
1. Mục tiêu và giải pháp hoàn thiện đối với phong cách lãnh đạo của
Jackma.
1.1.Mục tiêu phong cách lãnh đạo của Jackma.
-

Xây dựng một công ty thương mại điện tử có thể tồn tại 120 năm.
Xây dựng một công ty thương mại điện tử phục vụ các doanh nghiệp vừa và

-

nhỏ.
Xây dựng một công ty thương mại điện tử nằm trong top 10 trsng web lớn nhất
toàn cầu.
Đó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Alibaba từ khi hoạt động cho
đến ngày hôm nay.
1.2. Giải pháp đối với phong cách lãnh đạo của Jackma.
Jack Ma là một doanh nhân Trung Quốc trong lĩnh vực internet và cũng
là người phải trải qua rất nhiều những khó khăn, thử thách trước khi đạt được
thành công rực rỡ như hiện tại. Năm 2013, ông được bầu chọn là “Nhân vật của
năm” và được nhiều người biết đến như là một biểu tượng của doanh nhân
Trung Quốc. Dưới đây là những bài học “khắc cốt ghi tâm” của ông để nắm bắt
được thành công:
*Nắm bắt mọi cơ hội
19



Không có cơ hội nào là quá nhỏ, quá tầm thường hoặc “không xứng” với
bạn. Vì thế, bất kể là gì, khi chúng nằm trước mặt bạn thì hãy cố gắng nắm lấy
nó và nắm chặt nó bằng tất cả sức mạnh. Tận dụng tối đa bất cứ cơ hội hay tiềm
năng nhỏ nhất nào để có được cơ hội phát triển. Theo Jack Ma, những người
không thường xuyên và ít biết tận dụng những cơ hội mà họ được hưởng sẽ ít có
khả năng thành công hơn.
* Làm việc tích cực
Bất kể việc gì, hãy làm nó với tất cả lòng nhiệt huyết và bằng chính trách
nhiệm của bạn, sẽ không có thành công khi bạn coi thường bất cứ công việc nào
dù là nhỏ nhất.
* Không ngừng tìm hiểu
Làm việc là cách tốt nhất để hiểu rõ về vị trí hiện tại của bạn và vị trí mà
bạn mong muốn. Sau đó, xác định thật chính xác bạn đang làm việc cho mục
đích gì? Tại sao? Chỉ cần bạn tìm được cho mình câu trả lời đúng nhất thì nó sẽ
đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến.
* Làm việc nhanh, gọn
Quá nhiều người thường lề mề với công việc và điều đấy có nghĩa là bạn
sẽ có thể phải đối đầu với sự thất bại. Hành động nhanh chóng cũng có nghĩa
bạn là người đầu tiên bắn trúng đích nhanh nhất và cơ hội tốt nhất sẽ đến với
bạn.
*Thành công không phụ thuộc vào môi trường mà phụ thuộc vào chính
bản thân bạn
Nơi bạn lớn lên hoặc môi trường học tập của bạn chưa đáp ứng đủ nhu
cầu, điều kiện để giúp bạn thành công thì bạn vẫn có thể thay đổi và lựa chọn
cho mình những thứ tốt nhất. Nhưng nên nhớ rằng, điều quan trọng hơn cả để
đạt được thành công là tinh thần, sự dũng cảm, sức chịu đựng và nơi bạn lựa
chọn để bắt đầu.
*Cách thực hiện sự tham vọng của bạn
Điều này thể hiện ở việc bạn thực hiện công việc của mình như thế nào,
và công việc đó sẽ trở thành một tầm nhìn chiến lược để thực hiện những tham

20


vọng của bạn. Điều bạn cần làm lúc này là tập trung vào mục tiêu, nắm bắt và
tận dụng bất cứ cơ hội nào dù là nhỏ nhất.
*Sự can đảm
Khi Jack Ma thành lập nhóm Alibaba – một trong các doanh nghiệp
internet thành công nhất, ông đã lấy hết sự can đảm của mình chỉ bằng sự ủng
hộ của những khách hàng tiền năng. Bên cạnh đó, sự táo bạo cũng giúp bạn theo
đuổi những tham vọng tiếp theo của mình.
* Nắm lấy cơ hội khi tuổi còn trẻ
Nếu bạn không giàu ở tuổi 35 thì có nghĩa là bạn đã lãng phí rất nhiều cơ
hội lớn của mình – Jack Ma cho biết. Tận dụng những cơ hội làm giàu khi trẻ
tuổi thì bạn sẽ có nhiều thời gian, sức lực,… để phát triển sự nghiệp.
* Đoàn kết hướng tới một mục tiêu chung
Bạn sẽ không bao giờ thành công trong công việc nếu không thống nhất
được nhóm của mình. Jack Ma ước tính rằng, 30% số người trong nhóm sẽ đứng
về phía bạn và giúp đỡ bạn hoàn thành công việc. Đoàn kết mọi người để cùng
thực hiện một ý tưởng, mục tiêu sẽ cho bạn sức mạnh lớn hơn.
* Không ngừng làm mới bản thân
Một phần của việc thống nhất ý tưởng hay công việc là làm giảm sự phụ
thuộc vào bất kỳ cá nhân cụ thể nào, bao gồm cả người sáng lập hoặc ông chủ.
Nuôi dưỡng những ý tưởng, kỹ năng và phương pháp mà bạn cảm thấy chúng có
giá trị hay ở những người bạn cảm thấy tin tưởng để vươn tới thành công.
* Thuê người có kỹ năng, kỹ thuật tốt hơn bạn
“Các ông chủ có kỹ năng, kỹ thuật tốt hơn so với nhân viên thì liệu họ có
thuê nhân viên nữa hay không? Vì vậy, theo tôi nghĩ thì người lao động phải
luôn luôn như một chuyên gia kỹ thuật, có như thế những ông chủ mới thuê họ
làm việc cho mình.” – Jack Ma nói.
*Tầm nhìn và kỹ năng tổ chức

Có kỹ năng lãnh đạo tốt là điều vô cùng quan trọng để lãnh đạo thành
công bất kỳ công ty nào. Một nhà lãnh đạo giỏi phải có một tầm nhìn rộng để có
thể thấy được những cơ hội mà người khác không thấy, đồng thời phải biết chấp
21


nhận những thách thức.
*Kiên trì
Thời kỳ khó khăn sẽ đến bất cứ lúc nào. Những thách thức có thể ở khắp
mọi nơi và ngay cả khi bạn mới ngủ dậy. Nhưng hãy nhớ rằng, bạn phải luôn
kiên trì bám víu vào công việc và coi chúng như một ngọn hải đăng để dẫn
đường cho bạn đi tiếp. Sự nỗ lực và những hành động vươn lên của bạn sẽ
truyền cảm hứng cho những người khác và khiến họ cũng sẽ làm theo bạn.
*Thái độ làm việc quan trọng hơn so với khả năng bạn có
Thái độ làm việc cũng sẽ góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công cho
bạn. Dù trong thời kỳ ổn định hay khó khăn thì những nhà lãnh đạo thành công
là những người luôn giữ được bình tĩnh, tự tin để hoàn thành tốt công việc của
họ.
*Đưa ra quyết định đúng quan trọng hơn so với khả năng của bạn
Nhà lãnh đạo thành công nhất không phải là người thông minh hay có
năng lực trên giấy tờ mà họ phải biết biến những ý tưởng trên sách vở thành việc
làm bằng những quyết đinh đúng đắn và rõ ràng. Những quyết định đúng đắn sẽ
là động lực thức đẩy bạn đi nhanh về phía trước và đến với thành công sớm hơn.
*Tiền bạc và quyền lực chính trị không thể tồn tại cùng nhau
Tiền bạc và quyền lực chính trị luôn loại trừ lẫn nhau, nếu cả hai cùng tồn
tại thì một cuộc chiến sẽ xảy ra.
* Khả năng đứng lên của bạn sau những vấp ngã
Vấp ngã cũng được coi là sự “đàn hồi” của bạn, nếu bạn có trí tuệ và khả
năng vươn lên không ngừng thì có hay không sự vấp ngã với bạn không quan
trọng. Điều này chỉ được khẳng định sau khi bạn đã đi qua và trải nghiệm với

những khó khăn nhưng vẫn vươn lên thì bạn được gọi là một người có sự “đàn
hồi”.
* Bạn phải siêng năng, chăm chỉ và tham vọng hơn những người khác
Có một công thức đơn giản để thành công mọi lúc và trên mọi lĩnh vực
dành cho bạn, đó là: Bạn phải luôn làm việc chăm chỉ và không bao giờ đánh
mất tham vọng của mình.
22


* Tôn trọng “đối thủ”
Nếu bạn đối xử với đối thủ cạnh tranh của mình như kẻ thù thì có nghĩa là
bạn đang coi chính mình là kẻ thù. Như thế, bạn sẽ sớm bị các đối thủ khác liên
kết với nhau và vậy lấy bạn. Thay vào đó, bạn hãy tham gia vào các cuộc cạnh
tranh với sự yêu mến, tôn trọng đối thủ của mình.
* Cạnh tranh lành mạnh
Không có đối thủ cạnh tranh nào là người khổng lồ trừ khi bạn cho họ một
điểm tựa của bạn để họ vượt lên. Hãy đối xử với tất cả các đối thủ cạnh tranh
của bạn một cách tôn trọng, điều ấy khẳng định bạn cũng đang đang tôn trong
chính mình trong kinh doanh. Tất cả mọi người đều có cơ hội như nhau trong
một cuộc thi và nếu bạn không biết chớp lấy cơ hội thì bạn là người thua cuộc.
* Nơi bắt đầu của bạn
Đừng buồn phiền rằng bạn mới chỉ gây dựng được 1 doanh nghiệp nhỏ,
hãy từ đó mà phát triển nó lớn hơn nữa. Thành công có thể bắt đầu ở bất cứ đâu
và bất cứ khi nào, tất cả sẽ có kết quả xứng đáng với công sức bạn bỏ ra.
* Người chiến thắng không bao giờ than vãn
Than vãn hay rên rỉ là một dấu hiệu chắc chắn cho sự thất bại, người
không có ý chí thường hay chờ đợi cơ hội đến và hay tỏ ra khó chịu, buồn rầu
nếu thất bại. Bạn nên nhớ, tất cả những nỗ lực vươn lên của bạn đôi khi nó sẽ
mang đến cho bạn không ít khó khăn, thử thách. Và tất cả những gì bạn nên làm
lúc này là vươn lên và không bao giờ than vãn về khó khăn.

* Bạn hãy coi khách hàng là số 1, nhân viên là số 2 và cổ đông đứng thứ
ba
Khi bắt đầu là một người lãnh đạo, ngoài năng lực thì bạn chỉ có một số
tiền ít ỏi trong tay mà thôi. Vậy nên, những người giúp doanh nghiệp của bạn
phát triển hơn đầu tiên là khách hàng của bạn. Những người giúp bạn vận hành
doanh nghiệp là những nhân viên cần mẫn. Các cổ đông chỉ cần thiết khi bạn đã
có một thị trường rộng lớn và rất nhiều nhân viên. Nhiều chủ doanh nghiệp chỉ
quan tâm tới các cổ đông mà không chú trọng đến hai yếu tố kia, như thế sẽ là
sự phát triển không bền vững.
23


*Đừng bao giờ cho tiền là mục đích hàng đầu
Nếu bạn tập trung quá nhiều vào mục đích là tiền bạc thì bạn sẽ phải đi
nhiều ngã rẽ khác nhau trong cuộc hành trình, có thể tham vọng về tiền quá
nhiều sẽ không đưa bạn đến với thành công. Vì thế, đã xác định là mình đi theo
con đường này để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hay chỉ đơn giản là để đáp ứng sở
thích, đam mê của mình.
*Chọn người phù hợp
Những người có bằng cấp dù cao đến đâu trên giấy tờ cũng không quan
trọng bằng những người phù hợp với văn hóa công ty bạn hoặc làm việc hợp với
bạn nhất. Những người làm việc tốt trên giấy tờ có thể là người mà bạn không
nên tin tưởng. Sơ yếu lý lịch lấp lánh không có nghĩa là người đó có thể phát
triển và làm việc hiệu quả nhất cho công ty của bạn. Tìm đúng người với phù
hợp với công việc mới chính là điều quan trọng nhất.
* Cuộc sống không cho không ai bất cứ cái gì
Vì thế nên cách duy nhất để thành công không phải là ngồi đó và trông
chờ những cơ hội tự đến. Hãy vận động trí óc, nuôi dưỡng đam mê, ý tưởng của
mình.
*Một người thông minh biết sử dụng bộ não của mình để “nói chuyện”

Điều khiến bạn trở nên thu hút đối với mọi người là biết cách sử dụng trí
thông minh của chính mình. Bạn nên xem xét các thông báo một cách kỹ lưỡng,
sau đó, chính bạn hãy đưa ra quyết định đúng đắn về vấn đề nào đó.
*Một người khôn ngoan luôn biết sử dụng trái tim của mình
Đôi khi, bạn nên tin vào những gì mà trực giác mách bảo bạn. Đưa ra
quyết đinh từ những gì trái tim bạn mách bảo và xác định mục tiêu, chiến lược
đúng đắn cho nó là điều quan trọng.
* Chúng ta sinh ra để tận hưởng cuộc sống, không phải để làm việc
“Điểm đến cuối cùng của cuộc sống không phải là chúng ta chỉ biết làm
việc, làm việc và làm việc cho đến khi chúng ta chết. Theo tôi thấy thì chúng ta
cũng nên biết hưởng thụ cuộc sống. Ngoài thời gian làm việc, bạn nên dành một
chút thời gian để chơi và thư giãn với những người xung quanh. Nếu suốt ngày
24


bạn chỉ biết làm việc thôi thì tôi đảm bảo một ngày nào đó bạn sẽ cảm thấy hối
tiếc”.
* Từ bỏ là sự thất bại lớn nhất
Bạn sẽ không bao giờ biết trước những gì bạn có thể đạt được, trừ khi bạn
thử nó. Bạn sẽ không bao giờ biết rằng ý tưởng của bạn sẽ trở thành sự thật nếu
bạn không gắn bó với nó. Luôn đưa ra những ý tưởng mới và thay đổi chiến
lược cho phù hợp, nhưng nhớ là không bao giờ được bỏ cuộc.
2. Một số bài học kinh nghiệm từ phong cách lãnh đạo của Jackma.
* Hãy là một lãnh đạo thực thụ
Jack Ma khuyến khích nhân viên trồng chuối trong văn phòng, và hoan
nghênh mọi ý kiến thẳng thắn từ nhân viên. Ông ấy cũng là một lãnh đạo thấu
hiểu, đáng tin cậy và sở hữu một ý thức mạnh mẽ về vai trò bản thân. Điều này
là rất quan trọng đối với các nhà lãnh đạo vì nó thúc đẩy lòng trung thành và xây
dựng một nền tảng vững chắc làm cơ sở cho sự phát triển của công ty. Bạn
không cần phải trở nên quá nghiêm túc vì đã nắm vai trò lãnh đạo.

*Nhìn từ góc nhìn của khách hàng
Jack Ma điều hành một kinh doanh thương mại điện tử nhưng ông không
nhìn sản phẩm từ cái nhìn của người làm công nghệ. Ông nhìn sản phẩm và thị
trường dưới góc nhìn của một người tiêu dùng. Nhờ vào đó mà Alibaba luôn cho
ra đời những sản phẩm thực tiễn, hữu dụng, gắn liền với nhu cầu thực tế.
* Theo đuổi một sứ mệnh
Jack Ma có một sứ mệnh lớn. Ông muốn khởi dậy tinh thần dân tộc và
nền văn hóa của Trung Hoa, cái mà ông cho rằng đã bị bào mòn và mất đi dưới
thời Mao Trạch Đông. Dựa trên sứ mệnh đó, phương thức quản trị nhân sự của
Jack Ma luôn là đấu tranh chống lại tham nhũng và tưởng thưởng cho các nhân
viên một chia phần cổ phần để những người này được hưởng lợi trực tiếp từ
thành quả chung của Alibaba.
*Tuyển dụng những người nhiệt huyết
Jack Ma thích tuyển dụng những doanh nhân đầy nhiệt huyết chứ không
phải là những người nhân viên dày dặn kinh nghiệm. Lý do là vì ông tin vào sự
25


×