Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu qủa sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học Hướng Phùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.75 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................... 1
I. Tên đề tài:……………………………………………………………………….2
II. PHẦN MỞ ĐẦU: ..................................................................................................... 2
1. Lý do chọn đề tài: ........................................................................................................ 2
1.1. Lý do về mặt lý luận:...................................................................................... 2
1.2. Lý do về mặt thực tiễn:....................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu: .................................................................................................. 3
3. Đối tượng ngiên cứu: ................................................................................................. ..3
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: .............................................................................. .3
5. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................................... .3
6. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................................... 3
7. Kế hoạch nghiên cứu: .................................................................................................. 3
III. PHẦN NỘI DUNG: ................................................................................................ 4
1. Cơ sở lý luận
.............................................................................................. …….. 4
2.Thực trạng đổi mới sinh hoạt chuyên môn ............................................................. ....4
2: Các giải pháp để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn......................6
3.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo.............................................................6
3.2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn……….. ..6
3.3. Giải pháp 3: Tổ chức đổi mới sinh hoạt chuyên môn …………… .............7
3.4. Giải pháp 4: Nâng cao khả năng tự học, tự bồi dưỡng……………………..9
4. Kết quả đạt được...........................................................................................9
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................11
1. Kết luận: .....................................................................................................11
2. Kiến nghị: ...................................................................................................11

1


I. TÊN ĐỀ TÀI:


Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học Hướng
Phùng.
II. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do về mặt lý luận
Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên của nhà trường và là một
trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo
viên chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp day học cho phù hợp với đối tượng
học sinh của lớp mình, trường mình.
Công tác sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động hết sức quan trọng trong
tất cả các hoạt động của trường học nói chung và trường tiểu học nói riêng. Sinh
hoạt chuyên môn không chỉ giúp mỗi người giáo viên nâng cao năng lực chuyên
môn cho bản thân mà còn là hoạt động tạo điều kiện cho tất cả các giáo viên trao
đổi, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác. Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, giáo
viên được bổ sung và nâng cao những kiến thức chuyên môn trong thực tiễn,
những kỹ năng mềm dẻo trong công tác giảng dạy và quản lý học sinh.
Do đó vấn đề sinh hoạt chuyên môn hiện nay đang được các cấp quản lý
giáo dục quan tâm và tìm giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng của buổi
sinh hoạt chuyên môn thông qua đó nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
1.2. Lý do về mặt thực tiễn
Trong những năm qua, công tác sinh hoạt chuyên môn ở các trường học
nói chung và Trường tiểu học Hướng Phùng nói riêng đã được tổ chức
thực hiện thường xuyên. Các buổi sinh hoạt chuyên môn thường diễn ra
theo hai hình thức: Hội thảo theo chuyên đề và dự giờ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.
Với các nội dung như triển khai học tập các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của
cấp trên, tập huấn phương pháp dạy học thường do Ban giám hiệu triển khai.
Bên cạnh đó là việc tổ chức thảo luận, dự giờ trao đổi kinh nghiệm về các phương
pháp dạy học của các môn học, bài học. Cả hai hình thức trên đã được thực hiện tốt
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Tuy nhiên những năm
trước đây thường tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo phương pháp truyền thống nên

2


một số buổi sinh hoạt chuyên môn cấp tổ, cấp trường chất lượng, hiệu quả đạt đạt
được chưa cao. Một số giáo viên chưa nâng cao ý thức tự bồi dưỡng, tự học, tự rèn để
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đây là vấn đề mà tôi trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để
nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường. Do đó,
tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt
chuyên môn ở Trường Tiểu học Hướng Phùng” để tìm ra các biện pháp nhằm thúc
đẩy và đổi mới các hoạt động sinh hoạt chuyên môn tại Trường Tiểu học Hướng
Phùng nhằm nâng cao chuyên môn ngiệp vụ cho giáo viên và chất lượng giáo dục học
sinh.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về công tác bồi dưỡng chuyên
môn cho đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn trong nhà trường nhất là việc nâng
cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổqua đó nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện học sinh trong trường tiểu học.
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
Các bộ, giáo viên trường Tiểu học Hướng Phùng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực trạng công tác tổ chức sinh
hoạt chuyên môn tổ, trường.
Phương pháp điều tra và thống kê số liệu.
Phương pháp toạ đàm, phỏng vấn.
Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả đạt được qua các đợt khảo sát.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
6.1. Phạm vi nghiên cứu

Trường tiểu học Hướng Phùng thuộc xã Hướng Phùng huyện Hướng Hoá tỉnh
Quảng Trị.
6.2. Kế hoạch ngiên cứu
Tháng 9: Đăng kí tên sáng kiến kinh nghiệm
Tháng 10: Lập đề cương
3


Tháng 11,12: Đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị phiếu điều tra, câu hỏi phỏng
vấn.
Tháng 1,2. Tiến hành viết, điều tra, khảo sát số liệu, phát phiếu và lấy ý kiến
giáo viên, phụ huynh
Tháng 3: Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm

III. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên của nhà trường và là một
trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo
viên chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp day học cho phù hợp với đối tượng
học sinh của lớp mình, trường mình.
Để một buổi sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả, các chuyên đề phải thỏa
mãn tối thiểu các điều kiện sau: Phải được bắt nguồn từ việc giải quyết các vấn
đề khó, hoặc các vấn đề mới phát sinh trong thực tế giảng dạy. Bám sát định
hướng đổi mới phương pháp giáo dục và kiểm tra đánh giá hiện nay.
Mang tính phổ biến và khả thi. Đảm bảo nguồn lực và các điều kiện cơ sở vật
chất. Nâng cao sinh hoạt chuyên môn không chỉ giúp mỗi giáo viên nâng cao
năng lực chuyên môn cho bản thân mà sinh hoạt chuyên môn còn là môi trường
để tình đồng nghiệp nảy nở và phát triển giữa tất cả giáo viên, giúp họ hỗ trợ lẫn
nhau trong công tác; hình thành môi trường học tập tốt đẹp cũng như truyền
thống, bản sắc văn hóa riêng của nhà trường

Sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao khả năng nghiên cứu, đúc rút kinh
nghiệm, ứng dụng tiến bộ khoa học giáo dục cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên trong hoạt động quản lý và giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động giáo dục và thực hiện các mục tiêu đổi mới của Ngành.
2. Thực trạng đổi mới SHCM tại trường Tiểu học Hướng Phùng
a. Thuận lợi:
Trường Tiểu học Hướng Phùng được chia tách từ Trường PTCS Hướng Phùng và
được thành lập theo quyết định số 05/2006/QĐ-UBND ngày 14/02/2006 của UBND
huyện Hướng Hóa. Trường từ khi thành lập do thầy giáo Lê Văn Quảng làm hiệu trưởng,
trong những ngày đầu mới thành lập trường gặp phải nhiều khó khăn và bề bộn về mọi
mặt. Trường đóng trên địa bàn trung tâm xã Hướng Phùng nên có nhiều thuận lợi hơn so
với các trường khác trong huyện.
Trường được các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương quan tâm và tạo điều kiện
giúp đỡ. Đa số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đều trẻ, khoẻ, năng động, nhiệt tình và
4


tâm huyết với nghề nghiệp có khả năng tư duy sáng tạo, tìm tòi các phương pháp phù hợp
để dạy dỗ, giáo dục học sinh.. Nhà trường đã xây dựng được một tập thể sư phạm đoàn kết,
tương trợ lẫn nhau, phát huy được sức mạnh của mỗi cá nhân và của tập thể.
Các giáo viên là tổ trưởng, tổ phó chuyên môn của nhà trường có thời gian công tác
lâu năm, trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn nên có trình độ chuyên môn vững
vàng và có nhiều kinh nghiệm trong công tác điều hành hoạt động của tổ khối.
b. Khó khăn:
Trường có5 điểm trường, địa bàn phân bố rộng, các điểm trường cách xa nhau, có
điểm trường Hướng Choa cách xa điểm trường Trung tâm 12 km, đường lầy lội về mua
mưa nên việc đi lại của giáo viên để sinh hoạt chuyên môn vất vả.
Trường có 30 lớp trong đó có 5 lớp học 2 buổi/ ngày, 25 lớp học 1/ buổi trên ngày
nên việc bố trí để sắp xếp thời gian phù hợp, đảm bảo của các tổ, của trường gặp nhiều
khó khăn.Một số buổi sinh hoạt chuyên môn tổ thời gian sinh hoạt chưa đảm bảo theo

đúng quy định.
Việc dự giờ trong một số lần sinh hoạt chuyên môn còn chưa có hiệu
quả do số lượng học sinh ở một số lớp quá đông nên không gian lớp học chật.
Một số giáo viên mới chưa mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm về kết quả của tiết dạy
để đưa ra những giải pháp giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong học tập.
Về chất lượng đội ngũ:
Đội ngũ cán bộ giáo viên của trường có nhiều biến động: Một số giáo viên có nguyện
vọng xin thuyên chuyển, giáo viên chủ yếu là nữ, vào đầu năm học đội ngũ giáo viên
thiếu, trong lúc đó giáo viên nghỉ thuộc diện thai sản nhiều nên rất khó khăn trong việc
phân công giáo viên giảng dạy cũng như giáo viên tham gia các hoạt động khác. Công tác
tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng các phương pháp khoa
học, phương tiện hiện đại trong quá trình giảng dạy vẫn còn nhiều hạn chế. Công tác đầu
tư cho hoạt động dạy và học trong đội ngũ giáo viên chưa đều tay, có đổi mới phương
pháp nhưng chưa rộng và đặc biệt chưa lôi cuốn được học sinh chuyên cần trong học tập
và chưa khuyến khích được đại bộ phận học sinh sáng tạo, vươn lên và có ý thức tự học.
Vẫn còn nhiều hiện tượng học sinh bỏ học giữa chừng. Mặc dù đội ngũ giáo viên trẻ khoẻ,
năng nỗ, nhiệt tình được đào tạo bài bản nhưng kinh nghiệm trong giảng dạy còn hạn chế.
Phần lớn giáo viên được biên chế về trường không phải là người địa phương mà chủ yếu
là nơi khác đến nên việc ổn định công tác lâu dài là vấn đề khó khăn. Kết quả thi đua hai
năm gần đây đây đạt được như sau:
Biểu 1:
Năm học

2014 - 2015

Tổng số GV

41

Đạt các danh hiệu thi đua

CSTĐ cấp
Tỉnh

CSTĐ cấp
Cơ sở

LĐ Tiên
tiến

LĐ trung
bình

0

2

37

2

5


2015 - 2016

43

0

3


26

14

* Đánh giá tầm quan trọng của việc tổ chức đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong nhà
trường ( Khảo sát 3 CBQL và 37 giáo viên )

Biểu 2
Nội dung điểu tra
Rất quan trọng
Quan trọng
Ít quan trọng
Không quan trọng

CBQL
SL
3
/
/
/

Giáo viên
TL
100 %
/
/
/

SL

20
16
1
/

TL
54,1 %
43,2 %
2,7
/

. Nhận xét : Qua kết quả khảo sát điều tra có thể đánh giá nhận thức của CBQL, đội
ngũ giáo viên về tầm quan trọng của việc đổi mới SHCM. CBQL trong nhà trường và
nhiều giáo viên cho rằng việc đổi mới SHCM rất quan trọng điều đó cũng có nghĩa là
những giáo viên đó nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc đổi mới SHCM trong
nhà trường, họ cho rằng hoạt động này góp phần quyết định nâng cao chất lượng và mục
tiêu giáo dục.
Còn lại một số ít giáo viên chưa thật sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của
công tác đổi mới SHCM và nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường.
3. Các giải pháp để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn
1. Giải pháp 1 : Nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của việc
sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường.
Ngay từ đầu năm học thông qua buổi họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn của
nhà trường triển khai đến tận giáo viên các văn bản hướng dẫn của cấp trên về nội
dung, thời gian, mục đích, tầm quan trọng của việc sinh hoạt chuyên môn và đổi mới
sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường.
Tổ chức cho giáo viên xác định các nội dung sinh hoạt chuyên môn dựa
trên nhu cầu của từng người đã xác định trong kế hoạch năm học nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học.
Nội dung chuyên đề được lựa chọn đa dạng và xuất phát từ các vấn đề

trong thực tế giảng dạy.
Xác định nội dung cơ bản trọng tâm mà đa số giáo viên đều có nhu cầu
bồi dưỡng. Lựa chọn thời gian, địa điểm tổ chức khoa học nhằm phát huy và
khai thác tối đa các nguồn lực cho buổi sinh hoạt chuyên môn.
6


Tạo không khí thẳng thắn, thoải mái cho tất cả những thành viên tham gia
sinh hoạt chuyên môn.
Phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng cho từng bộ phận, từng cá nhân.
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để buổi sinh hoạt chuyên môn đạt hiệu quả cao
nhất.
2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp tổ,
trường.
Xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường là một việc
làm rất quan trọng nhằm giúp cho CBQL, giáo viên trong nhà trường biết được kế
hoạch để chủ động trong công tác tổ chức sinh hoạt chuyên môn. Vì vậy ngay từ đầu
năm học chuyên môn nhà trường cũng như tổ trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động
chuyên môn của trường, tổ từ kế hoạch năm, học kỳ, tháng, tuần một cach cụ thể.
Dựa trên kế hoạch đó để nhà trường, tổ khối chủ động tổ chức sinh hoạt chuyên môn
theo kế hoạch đề ra.
Cụ thể: Cấp tổ tổ chức sinh hoạt chuyên môn 2 tuần/ lần; cấp trường tổ chức 1
tháng/ lần
Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn với nội dung sinh hoạt phong
phú, đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ
những khó khăn cho giáo viên trong tổ.
Các tổ khối phối kết hợp cùng nhau thảo luận xây dựng nội dung sinh hoạt
chuyên môn. Tập trung vào các nội dung cụ thể mà cán bộ, giáo viên quan tâm, gặp
vướng mắc, khó khăn cần chia sẻ, hỗ trợ trong quá trình dạy và học. Một số nội dung
sinh hoạt chuyên môn:

3.Giải pháp 3: Tổ chức đổi mới sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung
tâm.
Người dự giờ tập trung phân tích hoạt động học của học sinh, phát hiện những
khó khăn mà học sinh gặp phải, tìm các giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập, đưa
ra những thay đổi, điều chỉnh nội dung, cách dạy cho phù hợp; Phát triển năng lực
chuyên môn, năng lực sáng tạo của giáo viên; Mỗi giáo viên tự rút ra bài học kinh
nghiệm để vận dụng trong các giờ dạy của mình; Không đánh giá xếp loại giờ dạy
theo các tiêu chí, quy trình đã được thống nhât, quy định. CBQL và giáo viên cần
phân biệt được sự khác biệt giữa SHCM truyền thông và SHCM lấy học sinh làm
trung tâm theo bảng sau:
Bảng so sánh sự khác biệt
SHCM truyền thống
Mục
đích

SHCM lấy HS làm TT

- Đánh giá, xếp loại giờ dạy
- Tìm giải pháp để nâng cao kết
-Tập trung vào hoạt động dạy
7


của giáo viên.
quả học tập của học sinh
-Thống nhất cách dạy để các -Tập trung vào hoạt động học
giáo viên cùng thực hiện.
của học sinh.
- Mỗi giáo viên tự rút ra bài học
để áp dụng.

- Một giáo viên thiết kế và dạy
Thiết minh họa.
kế bài - Thực hiện theo đúng nội dung,
dạy
quy trình, các bước thiết kế theo
quy định.

- Một nhóm giáo viên thiết kế.
Một giáo viên dạy minh họa.
- Dựa vào trình độ của học sinh
để lựa chọn nội dung, phương
pháp, quy trình cho phù hợp.

Dạy
minh
họaDự
giờ

Người dạy minh họa
- Dạy theo nội dung kiến thức có
trong sách giáo khoa.
- Thực hiện tiến trình giờ học
theo đúng quy trình chung.
Người dự
-Ngồi cuối lớp học, ghi chép,
quan sát cử chỉ, việc làm của
giáo viên.
-Tập trung quan sát giáo viên
dạy như thế nào
-Đối chiếu với các tiêu chí đánh

giá xếp loại giờ học.

Người dạy minh họa
- Điều chỉnh các nội dung dạy
học phù hợp với nhu cầu học của
học sinh
- Thực hiện tiến trình giờ học
linh hoạt, sáng tạo dựa trên khả
năng của học sinh.
Người dự
-Đứng hai bên, phía trước lớp
học quan sát, vẽ sơ đồ chỗ ngồi
của học sinh.
-Tập trung quan sát học sinh học
thế nào,
- Suy nghĩ, phát hiện khó khăn
trong học tập của học sinh đưa ra
các biện pháp khắc phục.

Thảo
luận
về giờ
dạy

- Dựa trên tiêu chí có sẵn, đánh
giá xếp loại giờ dạy.
- Tập trung nhận xét phân tích
hoạt động của giáo viên.
- Ý kiến nhận xét, đánh giá mang
tính mổ xẻ, chỉ trích, chủ quan.

- Người chủ trì xếp loại giờ dạy,
thống nhất cách dạy cho tất cả
giáo viên.

-Dựa trên kết quả học tập của
học sinh rút kinh nghiệm
- Tập trung phân tích việc học
của học sinh, đưa ra minh chứng
cụ thể.
- Mọi người cùng phát hiện vấn
đề học của học sinh, tìm nguyên
nhân, giải pháp khắc phục .

8


-Người chủ trì tóm tắt vấn đề,
tìm nguyên nhân và giải pháp.
Mỗi giáo viên tự rút ra bài học
Tổ chức đổi mới sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm theo 3 bước:
Bước 1: Chuẩn bị thiết kế kế hoạch bài học minh hoạ
Bước 2: Tổ chức dạy minh họa – dự giơ
Bước 3: Thảo luận về giơ học
Ngoài ra cần chuẩn bị các điều kiện, thiết bị để buổi sinh hoạt chuyên môn đạt
hiệu quả như: Sơ đồ lớp học, phiếu quan sát, chụp ảnh hoặc quay vi deo bài minh
họa, địa điểm tổ chức thảo luận.
4. Giải pháp 4: Nâng cao khả năng tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.
Công tác tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên rất quan trọng,
giáo viên được trau dồi, nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ đóng góp vào việc
nâng cao hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ khối, nhà trường, nâng

cao ý thức trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên. Muốn vậy, cần
thực hiện các biện pháp sau:
Tuyên truyền và chuẩn bị tốt các điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham
gia công tác bồi dưỡng chuyên môn. Xác định được công tác tự học và tự bồi
dưỡng là cần thiết, phải duy trì thường xuyên đối với từng giáo viên.
Tạo điều kiện để 100% cán bộ, giáo viên được bồi dưỡng tập trung trong
hè theo kế hoạch và bồi dưỡng thường xuyên trong năm học, các buổi sinh hoạt
chuyên môn cụm trường.
Tham gia hội giảng, hội thảo, hội thi kết hợp với tự học tự bồi dưỡng; có
sổ ghi chép các nội dung bồi dưỡng và giải bài tập; có sổ dự giờ, ghi chép và
đánh giá theo quy định, dự giờ học hỏi đồng nghiệp tối thiểu 04 tiết/tháng.
Đổi mới công tác bồi dưỡng, giúp giáo viên chủ động chiếm lĩnh kiến
thức, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực
bồi dưỡng những cái giáo viên đang "thiếu" rồi mới bồi dưỡng cái giáo viên cần
"phải có" giúp giáo viên tự tin chủ động chiếm lĩnh phương pháp, kiến thức để
sáng tạo, đề ra các hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Xây dựng
và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ động, sáng tạo, tích cực tham mưu đề xuất
những vấn đề về chuyên môn. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy, phù hợp với nhiệm vụ được giao.
4. Kết quả đạt được
Năm học 2016 - 2017, với quyết tâm nâng cao chất lượng các buổi sinh
hoạt chuyên môn, bản thân tôi cùng với ban giám hiệu nhà trường, đội ngũ cốt cán tổ
khối trưởng, tổ phó chuyên môn, với trách nhiệm của mình đã cùng nhau nghiên cứu,
9


cùng với nhà trường triển khai và thực hiện các biện pháp một cách cụ thể ngay từ
đầu
năm học, kết quả đạt được như sau:
Nhận thức của cán bộ, giáo viên trong nhà trường về thực hiện các buổi sinh

hoạt chuyên môn được nâng cao. Cán bộ, giáo viên có tinh thần trách nhiệm, mạnh
dạn, thẳng thắn chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm ở các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ,
trường. hoạt chuyên môn trong nhà trường.
Đội ngũ tổ khối cùng với nhà trường xây dựng được nội dung sinh hoạt
chuyên môn phong phú, đa dạng, thiết thực. Mỗi tổ khối tổ chức được 12 buổi đổi
mới sinh hoạt chuyên môn, nhà trường tổ chức được 6 buổi đổi mới sinh hoạt chuyên
môn
theo kế hoạch đề ra từ đầu năm. Các buổi sinh hoạt chuyên môn đa dạng về nội dung
và hình thức. Tổ chức hội thảo về Dạy TV1- CGD, tập huấn nội dung và ra đề kiểm
tra theo Thông tư 22/2016/ BGD-ĐT; đặc biệt tập trung đổi mới SHCM ở tất cả các
môn học, bài học, lớp học trong toàn trường.
Cán bộ, giáo viên cập nhật đầy đủ nội dung sinh hoạt, áp dụng vào thực
tế đạt hiệu quả. Buổi sinh hoạt chuyên môn đã thực sự là cơ hội để mọi người
được trao đổi, chia sẻ, tháo gỡ được những khó khăn cho cán bộ, giáo viên trong
quá trình dạy học; góp phần nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo
viên trong nhà trường. Kết quả cụ thể như sau:
* Về chất lượng giáo viên
Năm học 2015 - 2016
Năm học 2016 - 2017
Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 27
Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 28
Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 7 (bảo lưu) Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 7
Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Tỉnh: 0
Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Tỉnh: 01
* Về chất lượng học sinh
Năm học 2015 - 2016
Năm học 2016 - 2017
3 học sinh tham gia thi giải Tiếng Anh qua 5 học sinh tham gia thi giải Tiếng Anh
mạng Intenet cấp huyện
qua mạng Intenet cấp huyện. Đạt giải

ba: 01 em, đạt giải KK: 01 em
20 học sinh tham gia thi giải Toán qua 4 học sinh tham gia thi giải Toán qua
mạng Internet cấp huyện
mạng Internet cấp huyện. Đạt giải ba:
02 em, 02 em tham gia thi cấp Tỉnh
01 học sinh đạt giải A, 01 học sinh đạt giải 5 học sinh tham gia thi vẽ tranh GTMT
B, 01 học sinh đạt giải C hội thi GTMT cấp huyện;1 học sinh đạt giải khuyến
cấp huyện.
khích thi vẽ tranh về bảo vệ môi
trường cấp Tỉnh
10


IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Sinh hoạt chuyên môn nhằm tạo cơ hội cho giáo viên nâng cao năng lực
chuyên môn, kĩ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng
các phương pháp dạy học. Bên cạnh đó, đây cũng là một hoạt động sát thực để
đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Thông qua đó, mọi người cùng nhau
tìm ra định hướng để khắc phục những điểm còn hạn chế của các em và tìm ra
phương pháp áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau.
Thay đổi được tư duy của những người điều hành công tác sinh hoạt
chuyên môn. Thay đổi được nhận thức, cách nghĩ, cách vận dụng vào thực tiễn
của những người trực tiếp làm công tác giảng dạy. Trong đó điểm nổi bật là tinh
thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của mỗi cá nhân khi thực hiện
nhiệm vụ được phân công.
Những biện pháp được đưa ra thực hiện đảm bảo tính khoa học, phù hợp
với mỗi giáo viên, mỗi tổ khối và sát với thực tế.
Khi áp dụng các biện pháp đó, mỗi giáo viên cảm thấy thoải mái, tự tin
hứng thú khi tham gia sinh hoạt chuyên môn. Từ đó, mỗi giáo viên đã tự học hỏi

và nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng
tạo của mình trong việc áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
Sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao khả năng nghiên cứu, đúc rút kinh
nghiệm, ứng dụng tiến bộ khoa học giáo dục cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên trong hoạt động quản lý và giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động giáo dục và thực hiện các mục tiêu đổi mới của Ngành.
2. Kiến nghị:
* Đối với giáo viên: Tích cực tự học tự bồi dưỡng; biết ghi chép những
điều thu hoạch được đặc biệt những vướng mắc những điều chưa hiểu rõ; trao
đổi với nhóm, tổ chuyên môn. Thực hiện sáng tạo, linh hoạt văn bản hướng dẫn
về buổi sinh hoạt chuyên môn để nâng cao chất lượng giáo dục.
* Đối với tổ chuyên môn: Vai trò của tổ trưởng cần được phát huy tối đa,
cần lôi kéo được tất cả các thành viên cùng tham gia. Tổ chuyên môn cần xây
dựng nội sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề hàng tháng theo kế hoạch của nhà
trường trước khi cho giáo viên trong tổ cùng thảo luận đóng góp ý kiến. Tham
mưu với Ban giám hiệu nhà trường để có những buổi sinh hoạt chuyên môn đạt
kết quả cao.
* Đối với phía trương:
Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm, chỉ đạo sát sao đặc biệt
đối với công tác sinh hoạt chuyên môn, tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật
11


chất phục vụ việc sinh hoạt chuyên môn. Có cơ chế động viên khen thưởng cho
giáo viên tham gia xây dựng chuyên đề hiệu quả.
Hướng Phùng, ngày 30 tháng 03 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
ĐƠN VỊ
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Người viết
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trần Thị Lài

12



×