Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

XỬ LÝ TÌNH HUỐNG KHIẾU NẠI VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.19 KB, 27 trang )


Tiểu luận
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH ĐIỆN BIÊN
~~~~~~~&~~~~~~~

TIỂU LUẬN
LỚP: BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHƯƠNG
TRÌNH CHUYÊN VIÊN KHÓA 33

TÌNH HUỐNG:
“XỬ LÝ TÌNH HUỐNG KHIẾU NẠI VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU
XÂY DỰNG TRỤ SỞ UBND HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG”

Người thực hiện: Lê Thanh Duy
Chức vụ - đơn vị công tác: Cán bộ kỹ thuật - Ban quản lý dự án
các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Điện Biên.


Tiểu luận

Điện Biên, Tháng 12 năm 2017


MỤC LỤC

Lê Thanh Duy – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khóa 33 Trang
4


LỜI NÓI ĐẦU
Sau 30 năm đổi mới, đất nước ta đã có những chuyển biến vượt bậc về


phát triển kinh tế - xã hội, nhất là cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội… đã
và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo cơ sở cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Về quản lý kinh tế nói chung và quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản nói riêng luôn được Nhà nước quan tâm bằng việc ban hành, chỉnh
sửa các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với tình hình thực tế của từng
giai đoạn phát triển của đất nước.
Nhìn nhận, đánh giá về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm
qua là điểm sáng với nhiều công trình trường học, cầu cống đường xá được xây
dựng song vẫn còn những “mảng tối” là tình trạng thất thoát, lãng phí, tiêu cực,
đầu tư dàn trải, hiệu quả đồng vốn đầu tư đạt thấp đã trở nên khá phổ biến. Có
thể khẳng định, việc thất thoát, lãng phí thể hiện ở tất cả các giai đoạn, các
khâu trong lĩnh vực đầu tư. Trong đó, thất thoát qua đấu thầu, chỉ định thầu các
dự án cũng làm mất đi không ít những đồng vốn của Nhà nước. Đấu thầu được
coi là một phương tiện bảo đảm việc chi tiêu bằng các nguồn tiền của Nhà
nước có hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả thông qua một cuộc đấu thầu phải dựa
trên nguyên tắc đảm bảo sự công bằng trong cách xem xét, đánh giá các hồ sơ
dự thầu của các nhà thầu tham gia đấu thầu.
Qua quá trình quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình
việc thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành là điều
rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, do việc ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật đôi khi chưa đồng bộ, sửa đổi bổ sung kịp thời, đặc biệt là thời điểm
áp dụng, nên gây lúng túng không chỉ cho các nhà thầu, các chủ đầu tư mà
thậm chí đối với các cán bộ, công chức quản lý nhà nước về công tác đấu thầu.
Đây chính là lý do tôi lựa chọn đề tài : “Xử lý tình huống khiếu nại về công tác
đấu thầu xây dựng trụ sở UBND huyện Điện Biên Đông”

Lê Thanh Duy – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khóa 33 Trang 5


Thực tế cho thấy, khi xử lý tình huống mỗi người có hướng giải quyết

riêng của mình, do năng lực, kinh nghiệm thực tế về quản lý nhà nước của mỗi
người còn hạn chế nên phương án giải quyết vấn đề cũng khác nhau. Mục tiêu
của tiểu luận là đưa ra phương án giải quyết vấn đề do tình huống đặt ra, giải
quyết hài hòa giữa lợi ích pháp lý, kinh tế, xã hội. Qua đó, rút ra kinh nghiệm
cho bản thân trong việc xử lý các tình huống tương tự nếu gặp phải trong công
việc thực tế.
Tiểu luận vận dụng tổng hợp các phương pháp: nghiên cứu phân tích –
tổng hợp, tổng hợp so sánh, phương pháp phỏng vấn.
Phạm vi nghiên cứu: Công tác đấu thầu của Ban quản lý dự án các công
trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Điện Biên.
Bố cục bài tiểu luận: bài tiểu luận được chia thành 3 phần
Phần 1: Lời nói đầu
Phần 2: Nội dung
1. Mô tả tình huống
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả
4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án tối ưu
6. Kiến nghị
Phần 3: Kết luận

Lê Thanh Duy – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khóa 33 Trang 6


NỘI DUNG
1. Mô tả tình huống
Hoàn cảnh ra đời của tình huống: Do việc ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật đôi khi còn chưa đồng bộ, việc sửa đổi, bổ sung chưa kịp thời,
đặc biệt là thời điểm áp dụng, nên gây lúng túng không chỉ cho các nhà thầu,
các chủ đầu tư mà thậm chí đối với các cán bộ, công chức quản lý nhà nước về

công tác đấu thầu.
Năm 2014, từ lâu trụ sở UBND huyện Điện Biên đông có biểu hiện xuống
cấp, do vây nhu cầu bức thiết cần xây dựng mới trụ sở UBND huyện Điện Biên
Đông để tạo môi trường làm việc thuận lợi cho cán bộ công chức UBND huyện
Điện Biên Đông. Và việc xây dựng trụ sở UBND huyện Điện Biên Đông được
thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách xây dựng cơ bản, vì vậy việc xây dựng phải
thực hiện theo Luật đấu thầu.
Do dự án xây dựng mới trụ sở có tổng mức 14 tỷ đồng, UBND huyện
Điện Biên Đông không đủ nhân lực và điều kiện để quản lý và điều hành dự án,
nên Ban quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Điện Biên
được UBND huyện Điện Biên Đông ký hợp đồng quản lý và điều hành dự án và
thực hiện công tác đầu thầu... Ban quản lý dự án các công trình dân dụng và
công nghiệp tỉnh Điện Biên – đại diện chủ đầu tư sau khi thực hiện đầy đủ quy
trình đầu tư xây dựng công trình như: xin chủ trương, khảo sát, thẩm tra bản vẽ,
trình thẩm định…. đã có quyết định phê duyệt dự án, thiết kế bản vẽ thi công
cùng với dự toán cũng đã được phê duyệt. Căn cứ kế hoạch vốn đã được giao
hàng năm, ban quản lý dự án, thấy đủ điều kiện để tiến hành đấu thầu và lựa
chọn nhà thầu xây lắp công trình nên lập kế hoạch đấu thầu trình Sở Kế hoạch
và đầu tư thẩm định và UBND tỉnh Điện Biên thẩm phê duyệt (theo quy định các
dự án có tổng mức đầu tư >3 tỷ đồng do cấp huyện làm chủ đầu tư, Chủ tịch
UBND cấp tỉnh phê duyệt dự án và phê duyệt kế hoạch đấu thầu cũng như phê
Lê Thanh Duy – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khóa 33 Trang 7


duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu). Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh Điện
Biên là Sở Kế hoạch & đầu tư thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt.
Ban quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Điện Biên
– đại diện chủ đầu tư soạn thảo kế hoạch đấu thầu của dự án này, Ông Nguyễn
Văn A, cán bộ phòng Kế hoạch – kỹ thuật và chuẩn bị dự án, trực tiếp soạn thảo
tờ trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu trình Sở Kế hoạch & đầu tư thẩm định và

UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt; trong đó có văn bản ghi điều khoản hợp đồng
ký kết sau khi trúng thầu của nhà thầu với chủ đầu tư là: Hợp đồng theo đơn giá
Tại thời điểm này Luật Đấu thầu số: 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013, đã
có hiệu lực thi hành (chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2014) thay
thế tất cả các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn công tác đấu thầu trước
đây. Tuy nhiên, vì luật mới có hiệu lực thi hành nên chưa có Nghị định và thông
tư hướng dẫn cụ thể.
UBND tỉnh Điện Biên, sau khi nhận được báo cáo kết quả thẩm định của
sở Kế hoạch và đầu tư và căn cứ kế hoạch đấu thầu (trong hồ sơ kế hoạch đấu
thầu có ghi hợp đồng ký kết sau khi trúng thầu của nhà thầu với Chủ đầu tư là:
hợp đồng có điều chỉnh giá, theo Nghị định cũ - Nghị định số 68/2012/NĐ-CP
ngày 12/9/2012 của Chính phủ). Do sơ suất bà Trần Thị B – Chuyên viên theo
dõi xây dựng cơ bản thuộc UBND tỉnh đã tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ra
quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hình thức áp dụng đấu thầu rộng rãi,
trong đó có ghi hợp đồng ký kết của nhà thầu trúng thầu với chủ đầu tư là: hợp
đồng có điều chỉnh giá theo Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 12/9/2012 của
Chính phủ, không áp dụng Luật Đấu thầu mới năm 2013.
Khi có quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu công trình, đại diện chủ
đầu tư, ban quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Điện
Biên đã tiến hành lập hồ sơ mời thầu trình thẩm định và trình chủ đầu tư phê
duyệt. Hồ sơ mời thầu vẫn do ông Nguyễn Văn A và bà Trần Thị B xem xét
Lê Thanh Duy – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khóa 33 Trang 8


nhưng vẫn không phát hiện ra điều khoản hợp đồng ký kết sau khi nhà thầu
trúng thầu với Chủ đầu tư là sai, không theo Luật Đấu thầu năm 2013 mới có
hiệu lực thi hành. Để lựa chọn nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm, Ban quản
lý dự án đã tiến hành đăng thông báo mời thầu. Sau khi phát hành hồ sơ mời
thầu có 6 nhà thầu đến mua hồ sơ mời thầu và nộp hồ sơ dự đấu thầu, buổi mở
thầu đã tiến hành thành công theo đúng quy định của pháp luật. Căn cứ kết quả

chấm thầu, nhà thầu trúng thầu là Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng
Hoàng Anh. Tuy nhiên, rắc rối xảy ra khi hai nhà thầu cùng tham dự đấu thầu là:
Công ty TNHH Xây dựng Trường Tín, Công ty cổ phần xây dựng Phương Anh
(không trúng thầu) lại gửi đơn kiến nghị lên UBND tỉnh Điện Biên, đòi hủy bỏ
kết quả chấm thầu và tiến hành đấu thầu lại với lý do Kế hoạch đấu thầu được
phê duyệt không đúng theo quy định của Luật đấu thầu năm 2013.
Sau khi nhận được đơn kiến nghị của hai nhà thầu trên, UBND tỉnh Điện
Biên đã có văn bản yêu cầu sở Kế hoạch và đầu tư cùng với Ban quản lý dự án
các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Điện Biên tiến hành kiểm tra xác
minh lại và đề xuất hướng giải quyết. Kết quả xác minh của như sau:
Theo Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 12/9/2012 của Chính phủ về
việc ban hành quy chế đấu thầu thì hình thức thực hiện hợp đồng ký kết giữa
Chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu đối với gói thầu xây dựng trụ sở UBND Huyện
Điện Biên Đông là: Hợp đồng có điều chỉnh giá.
Cả ông Nguyễn Văn A và bà Trần Thị B, do Luật Đấu thầu đã có hiệu lực
thi hành mà chưa nghiên cứu kỹ, chủ quan, nên soạn thảo và tham mưu sai,
không thống nhất văn bản áp dụng, dẫn đến có đơn kiến nghị của các nhà thầu
khi buổi đấu thầu kết thúc.
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống

Lê Thanh Duy – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khóa 33 Trang 9


- Giải quyết kiến nghị của hai nhà thầu liên quan là: Công ty TNHH Xây dựng
Trường Tín, Công ty cổ phần xây dựng Phương Anh về việc phê duyệt kế hoạch
đấu thầu trong đó có điều khoản không thực hiện đúng theo Luật Đấu thầu hiện
hành.
- Tăng cường pháp chế Xã hội Chủ nghĩa, kỷ cương phép nước, tìm rõ nguyên
nhân dẫn đến việc đề xuất và tham mưu sai của cán bộ, công chức trực tiếp thụ lý
hồ sơ công trình và những biện pháp cảnh báo, kỷ luật hoặc truy tố nếu có dấu

hiệu vi phạm pháp luật.
- Xem xét, kiểm tra tính chặt chẽ của các văn bản pháp luật về công tác đấu thầu
liên quan đến tình huống.
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của cơ quan Nhà nước, tổ chức và công dân, các nhà
thầu tham gia đấu thầu. Qua đó, giải quyết hài hòa giữa lợi ích pháp lý, kinh tế
và xã hội.
- Đưa ra được phương pháp, cách thức giải quyết hợp lý để công trình được tiến
hành thi công theo đúng kế hoạch.
3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả
3.1. Nguyên nhân dẫn đến tình huống
3.1.1. Nguyên nhân khách quan
Do các văn bản pháp quy pháp luật ban hành chưa đồng bộ, hướng dẫn thi
hành chưa kịp thời, đặc biệt là thời điểm áp dụng.
- Theo Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 12/9/2012 của Chính phủ về việc ban
hành quy chế đấu thầu về hợp đồng đối với gói thầu xây lắp công trình có 4 loại
hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu khi trúng thầu. Trong đó:
+ Hợp đồng trọn gói: Là hợp đồng theo giá khoán gọi, được áp dụng cho
những gói thầu được xác định rõ về số lượng, yêu cầu về chất lượng và thời
Lê Thanh Duy – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khóa 33 Trang 10


gian, trường hợp phát sinh ngoài gói thầu nhưng không do nhà thầu gây ra thì sẽ
được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
+ Hợp đồng có điều chỉnh giá: Là hợp đồng áp dụng cho những gói thầu
mà tại thời điểm ký kết hợp đồng chưa đủ điều kiện xác định chính xác về số
lượng và khối lượng hoặc có biến động lớn về giá cả do chính sách của Nhà
nước thay đổi và hợp đồng có thời gian thực hiện trên 12 tháng.
- Theo Luật Đấu thầu số: 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 quy định về hợp đồng
đối với gói thầu xây lắp công trình có 4 loại hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và
nhà thầu khi trúng thầu. Trong đó quy định:

+ Hình thức trọn gói: được áp dụng cho những phần việc được xác định rõ
về số lượng, khối lượng; giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực
hiện hợp đồng, chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu bằng đúng giá ghi trong hợp
đồng khi nhà thầu hoàn thành theo hợp đồng.
+ Hình thức theo đơn giá: được áp dụng cho những phần công việc chưa
đủ điều kiện để xác định chính xác về số lượng hoặc khối lượng. Chủ đầu tư
thanh toán cho nhà thầu theo khối lượng thực tế thực hiện trên cơ sở đơn giá
trong hợp đồng hoặc đơn giá được chấp thuận điều chỉnh theo quy định của Luật
Đấu thầu.
Đối với dự án đầu tư xây dựng trụ sở: UBND huyện Điện Biên Đông
thuộc dự án nhóm C (tổng mức 14 tỷ < 45 tỷ) với thời gian thi công được phê
duyệt là 18 tháng. Vì vậy, theo Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 12/9/2012
của Chính phủ thì hợp đồng ký kết giữa Chủ đầu tư và nhà thầu khi trúng thầu
phải thực hiện là: Hợp đồng có điều chỉnh giá (có thời gian thi công trên 12
tháng). Do vậy, khi nhận được văn bản thẩm định , bà B do chưa nghiên cứu kỹ
Luật Đấu thầu, nên vẫn áp dụng theo Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày
12/9/2012 dẫn đến tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt
kế hoạch đấu thầu sai. Mặt khác, dự án đầu tư xây dựng công trình: trụ sở UBND
Lê Thanh Duy – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khóa 33 Trang 11


huyện Điện Biên Đông là dự án đã được phê duyệt Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi
công – dự toán công trình nên đã có khối lượng mà nhà thầu cần phải thi công.
Nên theo Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 thì hợp đồng ký kết
giữa Chủ đầu tư và nhà thầu khi trúng thầu phải thực hiện là: Hợp đồng trọn gói.

Lê Thanh Duy – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khóa 33 Trang 12


Tuy nhiên, do các dự án đầu tư xây dựng công trình từ trước đến nay có

thời gian thi công trên 12 tháng đều áp dụng loại hợp đồng có điều chỉnh giá nếu
có thay đổi về chính sách, chế độ, chi phí máy móc, nhân công trong dự toán
công trình thì nhà thầu trúng thầu lập hồ sơ dự toán điều chỉnh để trình cấp có
thẩm quyền xem xét phê duyệt lại giá gói thầu và giá trúng thầu tránh gây thiệt
thòi cho nhà thầu thi công xây dựng công trình. Theo Luật Đấu thầu số
43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 thì công trình trụ sở UBND huyện Điện Biên
Đông phải áp dụng hợp đồng trọn gói, không được phép điều chỉnh giá trị gói
thầu và giá trúng thầu, chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo đơn giá ghi trong
hợp đồng.
Đối với một công trình này có hai văn bản khác nhau (giữa cũ và mới) lại
có quy định trái ngược nhau điều này rất dễ dẫn đến sự nhầm lẫn. Hợp đồng
điều chỉnh giá theo Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 12/9/2012 có những
điểm gần giống với hợp đồng theo đơn giá mà Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13
ngày 26/11/2013 quy định do đó đã dẫn đến việc ông A soạn thảo tờ trình kế
hoạch lựa chọn nhà thầu chưa đúng.
3.1.2. Nguyên nhân chủ quan
Do sự chủ quan, sơ xuất của cá nhân những người có thẩm quyền
- Ông A và bà B chưa tìm hiểu kỹ, cũng như cập nhật kịp thời về Luật đấu
thầu mới được ban hành và áp dụng cùng thời điểm chỉ định thầu.
- Ông Nguyễn Văn A khi soạn thảo và bà Trần Thị B khi nhận được quyết định phê
duyệt kế hoạch đấu thầu của UBND tỉnh Điện Biên đã không kiểm tra lại và khi
thụ lý hồ sơ mời thầu để giải quyết (có quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu
kèm theo) mà không phát hiện sai sót.

Lê Thanh Duy – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khóa 33 Trang 13


- Mặt khác, theo trình tự đấu thầu trước khi tiến hành mở thầu ban quản lý dự án đại
- diện chủ đầu tư phải kiểm tra, rà soát lại toàn bộ thủ tục trước sự chứng kiến đầy
đủ đại diện các ngành liên quan (trong đó có cả ông A và bà B tham dự). Do chủ

quan, mang tính thủ tục, không thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, rà soát lại
những sai sót. Vì vậy, cũng không phát hiện được sai sót trong kế hoạch đấu thầu
được phê duyệt.
3.2. Hậu quả của tình huống
Việc soạn thảo sai của Ông Nguyễn Văn A có thể dẫn đến hậu quả sau:
- Các nhà thầu không trúng thầu kiến nghị do kế hoạch đấu thầu được phê duyệt có
điều khoản trái với Luật hiện hành nên buộc phải tổ chức đấu thầu lại.
- Nếu giải quyết không tốt có thể dẫn đến hủy bỏ kết quả đấu thầu và tiến hành đấu
thầu lại gây lãng phí tiền của Nhà nước và của các Doanh nghiệp tham gia đấu
thầu.
- Công trình không tiến hành thi công được theo đúng kế hoạch có thể dẫn đến mất
vốn vì không có khối lượng để giải ngân.
- Việc sai sót trong lập kế hoạch đấu thầu dẫn đến kết quả đấu thầu bị hủy bỏ sẽ làm
ảnh hưởng đến uy tín của không chỉ riêng ông A và bà B mà còn ảnh hưởng đến uy
tín của ban quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Điện Biên,
sở Kế hoạch và đầu tư và UBND tỉnh Điện Biên. Từ đó gây giảm sút lòng tin của
các nhà thầu và nhân dân.
4. Xây dựng và phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
4.1. Mục tiêu xử lý tình huống
Đây là một tình huống liên quan đến việc xem xét, đánh giá việc tham mưu, đề
xuất của cán bộ, viên chức Ban quản lý dự án. Bên cạnh đó còn liên quan đến quyền
lợi và lợi ích của các nhà thầu, do vậy việc giải quyết tình huống phải đảm bảo:
Lê Thanh Duy – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khóa 33 Trang 14


- Bảo đảm việc sử dụng tốt nguồn ngân sách nhà nước có hiệu quả cao nhất.
- Công tâm, khách quan, dân chủ, đúng người, đúng việc, đúng tính chất
và mức độ vi phạm.
- Thực hiện đúng quy định về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật
đấu thầu năm 2013.

- Giúp tránh thiệt hại cho Nhà nước và giải quyết được khiếu nại của các nhà thầu,
đưa công trình vào khởi công theo đúng tiến độ kế hoạch.
- Có tác dụng giáo dục, răn đe đối với cán bộ, công chức vi phạm nói riêng; cảnh
tỉnh cán bộ, viên chức Ban quản lý dự án cũng như các sở ban nghành khác
trong toàn tỉnh Điện Biên nói chung.
- Qua xử lý phải nâng cao được năng lực công tác cho cán bộ quản lý cơ
sở.
- Đảm bảo pháp chế XHCN, bảo vệ lợi ích chính đáng của các nhà thầu
nhằm giải quyết hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.
4.2. Phương án xử lý tình huống
Theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013, việc xử lý tình
huống trong đấu thầu phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế
- Căn cứ vào kế hoạch đấu thầu được phê duyệt, nội dung của hồ sơ mời thầu và
hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham gia đấu thầu phải phù hợp và mang lại hiệu
quả cao.
- Người có thẩm quyền là người quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu và
chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Lê Thanh Duy – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khóa 33 Trang 15


Trên cơ sở tham mưu của Ban quản lý dự án các công trình dân dụng và
công nghiệp tỉnh Điện Biên, tôi xin đưa ra 2 phương án xử lý tình huống trên
như sau:
4.2.1. Phương án 1:
Nội dung: Công nhận kết quả đấu thầu, lựa chọn nhà thầu là Công ty cổ
phần Thương mại và Xây dựng Hoàng Anh do thời điểm mời thầu diễn ra trong
giai đoạn chuyển giao khi áp dụng Luật đấu thầu mới năm 2013 và luật đấu thầu
cũ năm 2012. Luật Đấu thầu số: 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 mới có hiệu

lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2014. Tuy nhiên, vì luật mới có hiệu lực thi hành
nên chưa có Nghị định hướng dẫn cụ thể gây nên lúng túng không chỉ cho các
nhà thầu, các nhà đầu tư mà thậm chí đối với cả các cán bộ, công chức quản lý
nhà nước về công tác đấu thầu.
* Ưu điểm:
- Không gây lãng phí tiền của Nhà nước vì không phải hủy bỏ thầu và tổ chức đấu
thầu lại.
- Thể hiện được quyền của chủ đầu tư trong công tác đấu thầu
* Nhược điểm:
- Mất lòng tin giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Các nhà thầu sẽ khiếu kiện, kéo dài,
ảnh hưởng tới chủ đầu tư, UBND tỉnh Điện Biên và nhà thầu trúng thầu là Công
ty cổ phần Thương mại và Xây Dựng Hoàng Anh.
- Không thực hiện đúng quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày
26/11/2013.
- Cán bộ quản lý của ban quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp
tỉnh Điện Biên do chủ quan, chưa nắm rõ quy định của Luật đấu thầu gây nên sai
phạm trong quá trình đấu thầu.

Lê Thanh Duy – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khóa 33 Trang 16


4.2.2. Phương án 2
Nội dung: Hủy bỏ kết quả đấu thầu, hủy bỏ kết quả trúng thầu của Công
ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Hoàng Anh, xác định mức thiệt hại, truy
cứu trách nhiệm, tổ chức đấu thầu lại. Phương án này chỉ được thực hiện khi
nhận thấy sai sót là nghiêm trọng, ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu, làm sai lệch
kết quả đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây lắp công trình.
* Ưu điểm
- Thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật bảo đảm trật tự kỷ cương trong quản lý
hành chính Nhà nước.

- Giải quyết được kiến nghị của các nhà thầu một cách nhanh chóng, phù hợp với
nguyện vọng của một số nhà thầu.
* Nhược điểm
- Gây thiệt hại cho Nhà nước và Doanh nghiệp về chi phí đã bỏ ra để tổ chức đấu
thầu. Do khi tổ chức đấu thầu lại sẽ tốn thêm tiền của và thời gian.
- Công trình sẽ thi công chậm tiến độ, dẫn đến mất vốn do không có khối lượng để
thanh toán cuối năm.
- Mức xử lý vi phạm đối với cá nhân vi phạm sẽ cao hơn, có thể dẫn đến truy tố
trách nhiệm hình sự vì dẫn đến hậu quả phải hủy thầu gây thất thoát, lãng phí tài
sản của Nhà nước.
- Nhà nước phải bồi thường chi phí cho các nhà thầu đã bỏ ra để tham gia đấu
thầu. Do sai sót không phải từ phía các nhà thầu mà do cán bộ - công chức và
người có thẩm quyền.
4.2.3. Phương án 3
Nội dung: Điều chỉnh kế hoạch đấu thầu, công nhận kết quả đấu thầu, truy
cứu trách nhiệm. Phương án này thực hiện được khi sai sót không ảnh hưởng
Lê Thanh Duy – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khóa 33 Trang 17


đến kết quả lựa chọn nhà thầu, không làm sai lệch kết quả đấu thầu và lựa chọn
nhà thầu.
* Ưu điểm:

Lê Thanh Duy – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khóa 33 Trang 18


- Không gây lãng phí tiền của Nhà nước vì không phải hủy bỏ thầu và tổ chức đấu
thầu lại.
- Công trình được đưa vào thi công đúng theo tiến độ kế hoạch đã đề ra.
- Mức xử lý vi phạm đối với cá nhân vi phạm sẽ thấp hơn.

* Nhược điểm:
- Nếu không có biện pháp kiến nghị tốt sẽ dẫn đến việc gây bức xúc cho các nhà
thầu. Gây mất lòng tin giữa nhà thầu và chủ đầu tư.
- Có thể nhà thầu trúng thầu không đồng ý ký kết hợp đồng theo kế hoạch đấu
thầu đã được điều chỉnh. Do theo Luật Đấu thầu nếu thực hiện phương án này sẽ
gây bất lợi cho các nhà thầu khi không được điều chỉnh giá trúng thầu theo từng
thời điểm tăng giá của nguyên vật liệu và các chính sách, chế độ thay đổi.
4.3. Lựa chọn phương án xử lý
Đối với tỉnh Điện Biên, nguồn vốn đầu tư cho phát triển còn phụ thuộc chủ
yếu vào nguồn ngân sách Trung ương, việc ghi chỉ tiêu vốn cho một công trình
không phải năm nào cũng thực hiện được. Trong khi đó, việc đầu tư xây dựng trụ
sở UBND huyện Điện Biên Đông là cần thiết, đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất
cho cán bộ công chức trên địa bàn huyện làm việc. Vì vậy, khi có chỉ tiêu vốn
công trình cần phải tiến hành các thủ tục đấu thầu nhanh chóng đưa công trình
vào thi công là điều hết sức cấp bách. Mặt khác, đối với dự án đầu tư xây dựng
công trình trụ sở UBND Huyện Điện Biên Đông việc phê duyệt kế hoạch đấu
thầu không phải sai sót về kỹ thuật, không làm sai lệch kết quả đấu thầu và lựa
chọn nhà thầu thi công công trình. Việc ký kết hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà
thầu chỉ được tiến hành sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của Chủ
tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Qua việc phân tích ưu, nhược điểm của 3 phương án trên, tôi lựa chọn
hương án 3 để giải quyết tình huống.
Lê Thanh Duy – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khóa 33 Trang 19


5. Lập kế hoạch thực hiện phương án
Sau khi nhận được đơn khiếu nại của 2 nhà thầu là Công ty TNHH Xây
dựng Trường Tín, Công ty Cổ phần xây dựng Phương Anh, hội đồng chấm thầu
họp lại, xem xét và đề nghị UBND tỉnh Điện Biên thành lập hội đồng xử lý, thực
hiện phương án tối ưu nhất.

Để tiến hành tổ chức thực hiện phương án đã chọn (phương án 3), cần xác
định được các công việc cần phải giải quyết như sau:
* Bước 1:
- Thuyết phục được nhà thầu trúng thầu (Công ty CP TM và xây dựng Hoàng
Anh) đồng ý ký kết hợp đồng theo kế hoạch đấu thầu sẽ được phê duyệt điều
chỉnh. Cần tiến hành một buổi họp giữa người có thẩm quyền, chủ đầu tư và nhà
thầu để thống nhất về hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu khi có kết quả
đấu thầu được phê duyệt. Khi đó sẽ xảy ra hai trường hợp:
+ Trường hợp 1: Nhà thầu không đồng ý điều chỉnh kế hoạch đấu thầu đã
được phê duyệt và chỉ ký kết hợp đồng nếu hợp đồng là loại Hợp đồng có điều
chỉnh giá. Điều này có thể xảy ra vì loại hợp đồng này cho phép nhà thầu có thể
điều chỉnh giá gói thầu và giá trúng thầu theo từng thời điểm thay đổi chế độ,
chính sách và giá cả nguyên vật liệu. Trong khi đó, nếu ký theo loại hợp đồng
trọn gói theo Luật Đấu thầu hiện hành thì nhà thầu phải chịu rủi ro khi có thay
đổi về chế độ, chính sách và biến động giá nguyên vật liệu.
+ Trường hợp 2: Nhà thầu đồng ý với quyết định điều chỉnh kế hoạch đấu
thầu đã được phê duyệt, có nghĩa là đồng ý ký kết hợp đồng theo hình thức hợp
đồng trọn gói. Nếu trường hợp thứ nhất xảy ra chủ đầu tư và người có thẩm
quyền cần phải thuyết phục được nhà thầu đồng ý điều chỉnh kế hoạch đấu thầu
đã được phê duyệt. Vì nếu không thuyết phục được thì sẽ không thể tiến hành
bước tiếp theo buộc phải tiến hành hủy đấu thầu. Việc thuyết phục là khả thi vì
Lê Thanh Duy – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khóa 33 Trang 20


công trình được thực hiện theo đúng Luật Đấu thầu hiện hành và dự toán công
trình tại thời điểm đó vẫn đảm bảo cho nhà thầu thi công có lãi nếu thực hiện
công trình theo đúng tiến độ đã đề ra và cấp đủ vốn theo tiến độ công trình để
nhà thầu có thể thực hiện đúng kế hoạch.
* Bước 2: Giải quyết khiếu nại của các nhà thầu
Cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền, chủ đầu tư và các nhà thầu

có kiến nghị cần phải họp để giải quyết thắc mắc, kiến nghị của các nhà thầu. Để
giải quyết vấn đề trên cần chỉ ra cho các nhà thầu thấy rõ việc sai sót trong kế
hoạch đấu thầu không làm sai lệch kết quả đấu thầu và lựa chọn nhà thầu. Điều
này hoàn toàn thực hiện được vì điều khoản hợp đồng không liên quan đến kỹ
thuật, tài chính, máy móc thi công và nhân lực là những điều kiện tiên quyết khi
xét thầu. Điều khoản này chỉ được thực hiện sau khi có phê duyệt kết quả trúng
thầu của Chủ tịch tỉnh Điện Biên. Mặt khác, nhà thầu trúng thầu (Công ty CP
TM và Xây dựng Hoàng Anh) đã đồng ý với việc điều chỉnh kế hoạch đấu thầu
đã được phê duyệt. Do đó, việc giải quyết kiến nghị của nhà thầu là không khó
khăn.
* Bước 3:
Người có thẩm quyền ra quyết định điều chỉnh lại kế hoạch đấu thầu đã
được phê duyệt, điều chỉnh lại điều khoản hợp đồng đã ký kết. Sau các cuộc họp
sẽ có hai biên bản:
- Cuộc họp giữa người có thẩm quyền, Chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu.
- Cuộc họp với các nhà thầu đã có đơn kiến nghị.
Trên cương vị là một chuyên viên, theo tôi Ban quản lý dự án các công
trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Điện Biên có thể có hai cách để tham mưu
cho UBND tỉnh ra quyết định điều chỉnh lại kế hoạch đấu thầu:

Lê Thanh Duy – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khóa 33 Trang 21


+ Cách 1: Trình tờ trình đề nghị UBND tỉnh ra quyết định điều chỉnh lại
kế hoạch đấu thầu, sau đó mới thẩm định hồ sơ kết quả đấu thầu trình UBND
tỉnh phê duyệt.
+ Cách 2: Gửi báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ kết quả đấu thầu (trong
báo cáo kết quả thẩm định kết quả đấu thầu ghi rõ điều khoản hợp đồng ký kết
giữa Chủ đầu tư về nhà thầu trúng thầu là hợp đồng trọn gói) kèm theo các biên
bản thống nhất với các nhà thầu đề nghị UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt kết

quả đấu thầu (trong quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu ghi rõ điều khoản hợp
đồng thi công công trình là hợp đồng trọn gói) mà không cần phải ra quyết định
điều chỉnh kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt.
Trong hai cách trên, cách 2 có ưu điểm là không tốn nhiều thời gian chờ
đợi vì không phải phê duyệt qua nhiều bước mà vẫn đủ cơ sở đảm bảo tính đúng
đắn của pháp luật hiện hành, vì vậy tôi chọn cách 2 để giải quyết tình huống.
* Bước 4: Xử lý vi phạm của cán bộ, công chức vi phạm
Tình huống trên cho thấy mức độ vi phạm ở đây là không lớn, chủ yếu là
do sơ suất, chủ quan của các cá nhân. Tuy nhiên, đối với cán bộ, công chức quản
lý Nhà nước những sơ xuất, chủ quan dù là nhỏ cũng có thể dẫn tới những hậu
quả nghiêm trọng, mất thời gian điều chỉnh và gây lãng phí tiền của Nhà nước.
Hình thức xử lý tùy thuộc theo mức độ vi phạm và tính chất nghiêm trọng
của vụ việc để áp dụng hình lý xử lý kỷ luật khác nhau. Theo mức độ vi phạm
của tình huống thì hình thức xử lý kỷ luật là cảnh cáo nhằm để đối tượng ý thức
được mức độ nghiêm trọng của sự việc xảy ra. Qua đó, nâng cao tinh thần trách
nhiệm hơn trong công việc, chủ động học tập nâng cao trình độ nhằm giải quyết
công việc có chất lượng và đạt được hiệu quả cao hơn.
Căn cứ vào trình tự thực hiện phương án có thể tóm tắt vào bảng kế hoạch
thực hiện cụ thể như sau:
Lê Thanh Duy – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khóa 33 Trang 22


Thứ

Nội
dun
g

tự
1


Thời gian

Dự trù kinh phí

thực hiện

Giải quyết khiếu nại 2 ngày

Ban quản lý dự án 600.000đ ( Tiền
nước:
các công trình dân
10 người x 50.000đ;
dụng và công
Photo
tài
liệu:
nghiệp tỉnh Điện
50.000đ; Phục vụ:
Biên chủ trì
50.000đ)
Ban quản lý dự án 2.000.000đ ( Tiền

của các nhà thầu

các công trình dân nước: 18 người x

không trúng thầu

dụng


Thuyết phục được

1 ngày

nhà thầu trúng thầu

2

Người



công 50.000đ x 2 ngày;

nghiệp tỉnh Điện Photo

3

4

tài

liệu:

Biên chủ trì

100.000đ; Phục vụ:

Ra quyết định điều 1 tuần


UBND

100.000đ)
3.000.000đ

chỉnh

tỉnh Điện Biên

nước:

lại kế hoạch

(Tiền

2.600.000đ;

đấu thầu, điều chỉnh

Photo

lại hợp đồng đã ký

200.000đ; Phục vụ:

kết

200.000đ)


Xử lý vi phạm của Sau

khi Trưởng

gia của lãnh đạo tỉnh huống

liệu:

phòng 1.000.000đ (Tiền

cán bộ công chức giải quyết và
(cuộc họp có sự tham xong tình cán

tài

nước: 20 x 50.000đ
bộ

sở

kế = 1.000.000đ)

hoạch và đầu tư

Điện Biên)

6. Kiến nghị
6.1. Kiến nghị đối với Đảng và Nhà nước

Lê Thanh Duy – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khóa 33 Trang 23



Trong mọi tình huống xử lý, yếu tố cạnh tranh, công bằng và minh bạch
trong quá trình đấu thầu để lựa chọn nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế
của dự án luôn có ý nghĩa quyết định. Để thực hiện có hiệu quả công tác tổ chức
đấu thầu, cần triển khai và thực hiện tốt một số công tác sau:
- Đảng và Nhà nước cần quản lý chặt chẽ hơn nữa về công tác đấu thầu. Việc
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần kịp thời, đồng bộ.
- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về lĩnh vực đấu
thầu, tăng cường năng lực chuyên môn đối với đội ngũ cán bộ công chức trong
lĩnh vực này nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định kế hoạch đấu thầu,
hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu của cơ quan thẩm định.
- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về hoạt động đấu thầu cho cán bộ quản lý công
tác đấu thầu các cấp.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết và đồng bộ giảm thiểu những tiêu cực,
sai sót trong công tác đầu thầu.
6.2. Kiến nghị đối với cơ quan chức năng
- Cán bộ quản lý công tác đấu thầu phải có năng lực công tác, thường
xuyên trau dồi, nghiên cứu và tham khảo các tài liệu về đấu thầu để tham mưu
có hiệu quả.
- Các chủ đầu tư và các nhà thầu nghiên cứu các văn bản về đấu thầu,
thực hiện đúng Luật đấu thầu và các văn bản liên quan đến hoạt động đấu thầu.
- Công tác thẩm định đấu thầu phải chú trọng vào các vấn đề: giá thầu, tiêu chuẩn
đánh giá, sự tuân thủ các thủ tục, các điều kiện của hợp đồng cũng như tính công
khai, khách quan và bình đẳng trong quá trình đấu thầu và xét thầu.
- Các đơn vị tổ chức đấu thầu cần nghiên cứu và đánh giá kỹ hồ sơ dự thầu của
các nhà thầu, sớm chấm dứt những thiếu sót không đáng có.

Lê Thanh Duy – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khóa 33 Trang 24



- Giải quyết tình huống quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, nhất là
trong khâu đấu thầu là hết sức phức tạp và thường xuyên xảy ra. Các cơ
quan chức năng nói chung cũng như ban quản lý dự án các công trình dân dụng
và công nghiệp tỉnh Điện Biên nói riêng phải có quan điểm đúng đắn, khách
quan vì mục đích và lợi ích chung là xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh.
- Hiện nay tình trạng đấu thầu giả, quân xanh quân đỏ, dàn xếp đấu thầu vẫn còn
xảy ra, điều này ảnh hưởng đến sự nghiêm minh của pháp luật, sự công bằng,
minh bạch trong công tác đấu thầu, dẫn đến tình trạng các công trình kém chất
lượng và gây lãng phí vì không lựa chọn được nhà thầu thật sự có năng lực để thi
công công trình. Vì vậy phải có những biện pháp để ngăn chặn tình trạng này.
- Qua tình huống nêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên chỉ đạo tăng cường
công tác tập huấn đào tạo cán bộ khi có các luật, nghị định thông tư mới ban
hành đồng thời tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác đấu thầu để kịp thời ngăn
chặn, phát hiện và xử lý các sai phạm (nếu có) nhằm tránh gây hậu quả nghiêm
trọng.

Lê Thanh Duy – Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khóa 33 Trang 25


×