Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

DSpace at VNU: Thực trạng và giải pháp thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, Tỉnh Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.73 KB, 5 trang )

Thực trạng và giải pháp thực hiện các quyền sử
dụng đất trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, Tỉnh Hòa Bình
Trần Thị Hòa
Trường Đại học Khoa học Tư nhiên
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Địa chính; Mã số: 60 85 01 03
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Bồng
Năm bảo vệ: 2013
Abstract: Nắm vững và tổng hợp các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật liên quan tới các
Quyền sử dụng đất (QSDĐ). Điều tra, khảo sát thực trạng tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất
tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình. Phân tích và đánh giá đúng thực trạng tình hình thực hiện các quyền
sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu. Đề xuất một số giải pháp có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp
phần thúc đẩy, đảm bảo việc thực hiện các quyền sử dụng đất ở huyện Kỳ Sơn được hiệu quả.
Keywords: Quyền sử dụng đất; Địa chính; Hộ gia đình; Cá nhân; Huyện Kỳ Sơn
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là quà tặng của thiên nhiên ban cho con người, là tài sản vô cùng quý giá của mỗi Quốc
gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều kiện tối thiểu đảm bảo cho quá trình tái sản xuất giúp xã hội
không ngừng phát triển. Việt Nam đang trong quá trình Đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN với mục tiêu trở thành nước Công nghiệp vào năm 2020. Đất đai trở thành nguồn nội
lực quan trọng để thực hiện CNH-HĐH đất nước. Do đó, việc quản lý đất đai được Đảng, nhà nước,
các cấp các ngành đặc biệt quan tâm.
Trong quá trình Đổi mới từ 1986 đến nay, chính sách, pháp luật đất đai cũng từng bước đổi
mới phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Kế thừa các quy định của Hiến pháp
1980, Hiến pháp 1992 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân” (Điều 17); “Nhà nước thống nhất
quản lý đất đai theo quy hoạch, pháp luật” (Điều 18); Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 1980, 1992;
Luật Đất đai 1987, 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Đất đai 1998, 2001 và Luật
Đất đai 2003 khẳng định Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Trên cơ


sở quán triệt chế độ sở hữu toàn dân về đất đai; quyền sử dụng đất từng bước được mở rộng, từ 5


quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất (Luật đất đai 1993)
đã phát triển thành 9 quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kê, thế
chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất (Luật Đất đai 2003).
Luật Đất đai năm 1993, tiếp đó là Luật Đất đai 2003 đã từng bước đi vào cuộc sống. Quyền sử
dụng đã giúp cho người sử dụng đất an tâm đầu tư vào đất đai, phát huy nguồn nội lực đất đai góp
phần quan trọng ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đất nước, giải quyết được nhiều bức xúc, tạo sự
công bằng trong xã hội.
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thi hành Luật đất đai năm 2003, việc thực hiện các QSDĐ ở
các địa phương đã phát sinh những vấn đề mới bất cập cần tiếp tục giải quyết.
Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng việc thực hiện các quyền sử dụng đất nhằm đẩy
mạnh công tác quản lý, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những yếu kém trong việc thi hành đúng
Luật đất đai là rất cần thiết.
Huyện Kỳ Sơn nằm tiếp giáp với thị xã Hòa Bình, là vùng bán sơn địa với diện tích tự nhiên
203km , dân số 35937 người, gồm 9 xã và 1 thị trấn. Thị trấn Kỳ Sơn là trung tâm kinh tế - chính trị - văn
hoá, xã hội của huyện, cách trung tâm thành phố Hoà Bình 12 km. Trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có tuyến
quốc lộ 6 chạy qua, nên rất thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế với các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân
cận.
2

Những năm vừa qua, việc thực hiện các quyền sử dụng đất được thực hiện nghiêm túc, đã phát huy
được hiệu quả, đảm bảo tính dân chủ, công khai. Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện Luật đất đai vẫn còn
nhiều vấn đề hạn chế như: không thực hiện kê khai đăng ký cấp GCN; được cấp giấy chứng nhận nhưng
không nhận; có GCN nhưng giao dịch không qua Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất... Những vấn đề
nêu trên cần được tìm hiểu, đánh giá đúng thực trạng để đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện
quyền sử dụng đất của người sử dụng đất. Xuất phát từ tình hình thực tế trên tôi chọn đề tài: “Thực
trạng và giải pháp thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Kỳ
Sơn, Tỉnh Hòa Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn
huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.

- Đề xuất các giải pháp để đảm bảo việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện
Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình theo quy định của Luật đất đai năm 2003 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của các Luật liên quan đến đầu tư xây dưng cơ bản (năm 2009).
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nắm vững và tổng hợp các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật liên quan tới các
QSDĐ.


- Điều tra, khảo sát thực trạng tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất tại huyện Kỳ Sơn,
tỉnh Hòa Bình.
- Phân tích và đánh giá đúng thực trạng tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất tại khu vực
nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần thúc đẩy, đảm bảo việc
thực hiện các quyền sử dụng đất ở huyện Kỳ Sơn được hiệu quả.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình
theo Luật đất đai năm 2003 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: chọn 5 xã và thị trấn điểm đại diện cho các tiểu vùng
thuộc địa bàn nghiên cứu (huyện Kỳ sơn, tỉnh Hòa Bình).
- Phương pháp điều tra thứ cấp: thu thập thông tin, số liệu,tài liệu liên quan đến đặc điểm tự
nhiên, kinh tế - xã hội và các tài liệu có liên quan đến việc thực hiện các quyền sử dụng đất.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu: trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được ta sử
dụng các phần mềm máy tính để thống kê, tổng hợp.
- Phương pháp chuyên gia: Sử dụng ý kiến của các chuyên gia, những nhà quản lý có kinh
nghiệm về vấn đề liên quan tới việc thực hiện quyền sử dụng đất.
- Phương pháp điều tra theo phiếu: Dựa trên sổ biến động về đất đai tại 5 xã, thị trấn điểm, lọc
lấy mẫu tại mỗi trang sổ và sử dụng phiếu điều tra cho các hộ gia đình nhằm thu thập tình hình thực
hiện các QSDĐ của các hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nghiên cứu.
6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương như
sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc thực hiện các quyền sử dụng đất.
Chương 2: Đánh giá thực trạng việc thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình ca nhân
trên địa bàn huyện Kỳ Sơn – Tỉnh Hòa Bình.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp để đảm bảo các quyền sử dụng đất được thực hiện có hiệu
quả trên địa bàn huyện Kỳ Sơn – Tỉnh Hòa Bình.


REFERENCES
1.

Lê Xuân Bá và các cộng sự (2003), Sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản trong

công cuộc đổi mới ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 39 - 48.
2.

Hoàng Huy Biều (2000), "Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của vương quốc Thái Lan",

Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu
vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.
3.

Nguyễn Đình Bồng (2010), Hệ thống pháp luật quản lý đất đai và thị trường bất động sản, Bài

giảng, chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản lý đất đai, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.
4.

Nguyễn Đình Bồng, Lê Thanh Khuyến, Vũ Văn Phúc, Trần Thị Minh Châu (2012), Quản lý đất


đai ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia.
5.

C.Mac-Ph Angghen toàn tập (1994), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

6.

Đào Trung Chính (2005), “Một số vấn đề về quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản”, Tạp chí

Tài nguyên và Môi trường, tr. 48 - 51.
7.

Trần Thị Minh Hà (2000), "Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Ôxtrâylia", Báo cáo

chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và
trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.
8.

Nguyễn Thị Thu Hồng (2000), "Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của vương quốc Thụy

Điển", Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong
khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.
9.

Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình Bồng (2007), “Quản lý đất đai và Thị trường bất động sản”,

Nxb Bản đồ.
10. Nguyễn Thị Mai (2002), “Hướng hoàn thiện pháp luật về đất đai”, “Hội thảo Chính sách pháp luật
đất đai và thị trường bất động sản”, Hà Nội.
11. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kỳ Sơn, Số liệu thống kê đất đai năm 2012 và các số liệu

khác liên quan đến quản lý và sử dụng đất các năm.
12. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (1980), Hiến pháp , Nxb Chính trị Quốc gia;
13. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (1992), Hiến pháp , Nxb Chính trị Quốc gia;
14. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (1987), Luật Đất đai, Tổng cục Quản lý ruộng đất, Hà Nội.
15. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (1993), Luật Đất đai , NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (1998), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất
đai, NXB Bản Đồ, Hà Nội. .


17. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2001), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất
đai, NXB Bản Đồ, Hà Nội.
18. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Đất đai, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Bộ luật dân sự, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến
đầu tư xây dựng cơ bản của Luật xây dựng số 16/2003/QH11, Luật đấu thầu số 61/2005/QH11, Luật
doanh nghiệp số 60/2005/QH11, Luật đất đai số 13/2003/QH11 và Luật nhà ở số 56/2005/QH11,
NXB Chính trị Quốc gia , Hà Nội.
21. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật sửa đổi Điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121
của Luật Đất đai, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Đinh Dũng Sỹ (2003), “Bảo vệ quyền sở hữu toàn dân về đất đai và quyền sử dụng đất của
người sử dụng đất: thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, tr. 55 - 64.
23. Lưu Quốc Thái (2006), “Pháp luật đất đai và vấn đề đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động
sản ở Trung Quốc”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, (8/2006), tr. 43 - 44.
24. Nguyễn Thanh Trà, Nguyễn Đình Bồng (2005), Giáo trình thị trường bất động sản, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội, tr. 26 - 27; tr.33 - 34.
25. Chu Tuấn Tú (2000), "Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của liên bang malaixia", Báo cáo
chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và
trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.
26. UBND huyện Kỳ Sơn, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý tài nguyên và môi
trường năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2009.

27. UBND huyện Kỳ Sơn, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý tài nguyên và môi
trường năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2010.
28. UBND huyện Kỳ Sơn, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý tài nguyên và môi
trường năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2011.
29. UBND huyện Kỳ Sơn, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý tài nguyên và môi
trường năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2012.
30. UBND huyện Kỳ Sơn, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý tài nguyên và môi
trường năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2013.



×