Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

DSpace at VNU: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.27 KB, 6 trang )

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất huyện Thạch Thất thành
phố Hà Nội
Phạm Thị Kim Anh
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý đất đai; Mã số 60 85 01 03
Người hướng dẫn: TS. Mai Văn Phấn
Năm bảo vệ: 2013

Abstract. Làm rõ những hạn chế của quy đinh
̣ pháp luâ ̣t về ch ức năng, nhiệm vụ, vai
trò và quyền hạn của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (VPĐKQSDĐ). Đánh giá
thực trạng hoạt động để tìm ra những hạn chế của VPĐKQSDĐ huyện Thạch Thất
thành phố Hà Nội. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của
VPĐKQSDĐ huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội, nhằm nâng cao công tác quản lý
Nhà nước về đất đai.
Keywords. Quản lý đất đai; Quyền sử dụng đất; Thạch Thất.

Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử Việt Nam, việc ĐKĐĐ lại được thực hiện từ rất sớm; lịch sử còn ghi nhận
từ thế kỷ thứ XVI, nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức việc đạc điền để quản lý điền
địa; dưới triều đại nhà Lê (từ năm 1428-1788) đã ban hành Quốc triều hình luật (còn gọi là
Luật Hồng Đức), trong đó quy định rất cụ thể việc quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt chế độ sở hữu
đối với ruộng đất của công và của tư nhân; giao cho quan lại có trách nhiệm đo đạc và lập sổ
ruộng đất để quản lý và thu thuế; người dân sở hữu ruộng đất, kể cả người sử dụng đất công
điền đều có trách nhiệm khai báo chính xác ruộng đất do mình sở hữu, sử dụng với nhà nước.
Tuy nhiên chứng tích của việc đăng ký đất trong lịch sử Việt Nam mà ngày nay còn lưu giữ



lại được chỉ còn hệ thống sổ địa bạ thời Gia Long (năm 1806) ở một số nơi thuộc Bắc Bộ
Trung Bộ và hệ thống địa bộ thời Minh mạng ở một số nơi thuộc Nam Bộ.
Vì vậy, ĐKĐĐ là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai.
Việc đăng ký Nhà nước về đất đai có ý nghĩa: các quyền về đất đai được bảo đảm bởi Nhà
nước, lợi ích đối với Nhà nước và xã hội: phục vụ thu thuế sử dụng đất, thuế tài sản, thuế sản
xuất nông nghiệp, thuế chuyển nhượng; cung cấp tư liệu phục vụ các chương trình cải cách tin
cậy, sự nhất quán và tập trung, thống nhất của dữ liệu địa chính. ĐKĐĐ là một công cụ của Nhà
nước để quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất, giám sát các giao dịch về đất đai và tài sản gắn liền
với đất; xác lập và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, tạo điều kiện để
người sử dụng đất được chủ động thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật, bản thân
việc triển khai một hệ thống ĐKĐĐ cũng là một cải cách pháp luật đảm bảo sự công khai, minh
bạch và công bằng xã hội.
Trước Luật Đất đai năm 2003, việc tổ chức cho người sử dụng đất kê khai đăng ký do các
cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện (bao gồm từ khâu tổ chức kê khai đăng ký đến xét duyệt
hồ sơ đăng ký, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận). Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đã nảy
sinh rất nhiều bất cập như: không đảm bảo việc “minh bạch” trong toàn bộ quá trình và xuất
hiện những hiện tượng “vừa đã bóng, vừa thổi còi” tức là vừa thực hiện các tác nghiệp về kỹ
thuật lại vừa thực hiện xác lập tính pháp lý, vì vậy, Luật Đất đai năm 2003 ra đời đã phân định
rõ ràng giữa cơ quan thực hiện dịch vụ công với cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai, với việc
thành lập hệ thống VPĐKQSDĐ ở cấp tỉnh và cấp huyện, cùng với việc thực hiện cải cách hành
chính theo cơ chế “một cửa”, các cấp, các ngành đã có nhiều nỗ lực trong việc đơn giản hóa các
thủ tục hành chính trong công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận với mục tiêu công khai, minh
bạch, giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, công dân có nhu cầu giao dịch, tình trạng “vừa đá
bóng, vừa thổi còi” đã được hạn chế đáng kể.
Tuy nhiên, so với yêu cầu của nhiệm vụ đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định, thực tế
trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh từ hệ thống tổ chức đến
nguồn lực và trang thiết bị mới có thể đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ, vì vậy, ngày
24/8/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 1474/CT-TTg, trong đó nêu rõ yêu cầu
đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương“Thành lập, kiện toàn

VPĐKQSDĐ bảo đảm có đủ bộ máy, nhân lực, kinh phí và các điều kiện làm việc cần thiết để
thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật đất đai”.
Thạch Thất là một huyện vùng bán sơn địa, núi đá vôi xen lẫn đồng bằng, trong những
năm gần đây quá trình đô thị hóa các huyện ngoại thành nói chung và Thạch Thất nói
riêng đang diễn ra mạnh mẽ với sự hình thành dự án các khu dân cư đã làm quỹ đất có
nhiều biến động, giá trị về đất ngày được nâng cao dẫn đến nhu cầu về giao dịch đất đai
liên tục tăng nhanh. Vì vậy việc thực hiện giao dịch về đất đai trên địa bàn huyện tại
VPĐKQSDĐ rất lớn, dẫn đến việc quá tải trong công việc, hồ sơ bị tồn đọng, không thực hiện
đảm bảo thời gian trình tự thủ tục hồ sơ đất đai theo quy định cả cấp xã và cấp huyện.
Trước tình hình trên, trong khuôn khổ yêu cầu thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học
ngành Quản lý đất đai, trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi


lựa chọn thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động của VPĐKQSDĐ huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội” nhằm nghiên cứu đánh
giá thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả hoạt động của
VPĐKQSDĐ, góp phần giải quyết tình trạng tồn đọng hồ sơ ĐKĐĐ của địa bàn nghiên cứu
theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính.
2. Mục đích và yêu cầu
a. Mục đích
- Làm rõ những hạn chế của quy đinh
̣ pháp luâ ̣t về chức năng, nhiệm vụ, vai trò và
quyền hạn của VPĐKQSDĐ.
- Đánh giá thực trạng hoạt động để tìm ra những hạn chế của VPĐKQSDĐ huyện Thạch
Thất thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKQSDĐ huyện
Thạch Thất thành phố Hà Nội, nhằm nâng cao công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
b. Yêu cầu
- Đánh giá được đúng thực trạng hoạt động của VPĐKQSDĐ trong phạm vi nghiên cứu;
- Các số liệu điều tra, thu thập phải đảm bảo độ chính xác, tin cậy;

- Đề tài phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn;
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
VPĐKQSDĐ huyện Thạch Thất Thành phố Hà Nội.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Thạch Thất.
- Về thời gian: Nghiên cứu khoảng thời gian từ khi thành lập VPĐKQSDĐ (tháng
5/2005) đến thời điểm tháng 12 năm 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp điều tra thứ cấp:
- Phòng Tài nguyên và Môi trường: Thu thập các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng
đất và tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội và 23 xã, thị
trấn nghiên cứu từ năm 2005 đến 2012.
- Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê, thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã
hội của huyện, các xã thị trấn nghiên cứu, số liệu thống kê về kinh tế xã hội từ năm 2005 đến
2012.


- VPĐKQSDĐ: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của
VPĐKQSDĐ; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm
2005 - 2012.
b. Phương pháp điều tra sơ cấp
- Khảo sát thực địa thu thập số liệu sơ cấp nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu
thập được từ điều tra nội nghiệp. Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, điều tra phỏng vấn các hộ
gia đình theo mẫu phiếu soạn sẵn.
c. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn được xử lý chủ yếu theo hướng định tính.
d. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan
Trên cơ sở các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các báo cáo tổng kết
của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương có liên quan đến mục tiêu nghiên

cứu của đề tài được chọn lọc và xử lý theo yêu cầu đề tài.
e. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình thực hiện luận văn, tổ chức hội thảo, trao đổi thông tin với các chuyên
gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ĐKĐĐ trao đổi về cách nhìn nhận, đánh giá cũng
như những gợi ý đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình này.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn có cấu trúc 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện
Thạch Thất thành phố Hà Nội.
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.

Reference

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ (2004), Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLTBTNMT-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của VPĐKQSDĐ.


2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ (2010), Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLTBTNMT-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế và cơ chế tài
chính của VPĐKQSDĐ.
3. Bộ Tài chính, Bộ tài nguyên và Môi trường (2005), Thông tư liên tịch số
30/2005/TTLT/BTC-BTNMT hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất thực
hiện NVTC.
4. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2012), Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và pháp luật
đất đai.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư 09/2007/TT- BTNMT ngày 02 tháng 8 năm
2007 về việc hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý HSĐC.
6. Bộ Tài nguyên & Môi trường, Báo cáo “Tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai 2003 và

định hướng sửa đổi Luật Đất đai”.
7. Nguyễn Đình Bồng, Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2010), Quản lý thị trường BĐS, Giáo
trình (dự thảo).
8. Trần Văn Tuấn, Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN, Quản lý và phát triển thị trường
9. Tôn Gia Huyên, Nguyễn Đình Bồng (2007), Quản lý đất đai và thị trường BĐS, NXB Bản
đồ.
10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.
11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1988), Luật Đất đai năm (1988).
12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), Luật Đất đai năm (1993).
13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998), Luật Sửa đổi bổ sung một số
điều Luật Đất đai (1998).
14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Sửa đổi bổ sung một số
điều Luật Đất đai (2001).
15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Đất đai năm 2003, Nhà
xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật dân sự năm 2005.
17. Thủ tướng Chính phủ (2003), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật
Đất đai, Hà Nội.
18. Thủ tướng Chính phủ (2009), Nghị định số 88/2009/NĐ – CP, ngày 19/10/2009 về cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
19. Thủ tướng Chính phủ, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.


20. Thủ tướng Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/2011/NQ – CP ngày 08 tháng 11 năm 2011
về việc ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2020.
21. Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết 136/2001/NQ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai
đoạn 2001 – 2010.
22. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 181/2003/QĐ/TTg ngày 04 tháng 9 năm 2003 ban

hành quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại các cơ quan hành chính tại địa phương.
23. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ban hành quy chế thực hiện một
cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
24.Thủ tướng Chính phủ, Tình hình thực hiện Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011.
25. Tổng cục Quản lý đất đai (2012), Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của hệ thống
VPĐKQSDĐ các cấp trong cả nước.
26. Tổng cục Quản lý đất đai (2012), Dự án “Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ
VPĐKQSDĐ các cấp”.
27. UBND huyện Thạch Thất (2005), Quyết định số 2178/2005/QĐ-UBND ngày
23/5/2005 về việc thành lập VPĐKQSDĐ huyện Thạch Thất.
28. UBND huyện Thạch Thất, “Báo cáo kết quả thực hiện công tác chuyên môn năm 2010
– 2012”.
29. UBND huyện Thạch Thất (2012), Báo cáo thuyết minh kết quả thống kê đất đai đất
đai 2012 trên địa bàn huyện Thạch Thất.
Tiếng Anh
1. S Rowton Simpson, Land Law and Registration, Cambridge University Press (1976).
Trang web
1. All about the RGO (Registrar General’s Office of Australia),
( about.shtml)
2. The new Swedish Land Registration
( 1 .pdf)
Torrens title (http ://en.wikipedia.org/wiki/Torrens_title )
Swedish Land and Cadastral Legislation (1999). Stockholm.



×