Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

CHUYÊN đề 13 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT NHỮNG kết QUẢ đạt ĐƯỢC,NHỮNG vấn đề đặt RA, NHỮNG mâu THUẪN, bất CẬPĐANG VÀ SẼ PHÁT SINH cần GIẢI QUYẾTTRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH cơ cấu KINH tế HẬUGIANG THEO HƯỚNG CẠNH TRANH SAU SUY THOÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.66 KB, 30 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI CẤP TỈNH

CHUYÊN ĐỀ 13
ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC,
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA, NHỮNG MÂU THUẪN, BẤT CẬP
ĐANG VÀ SẼ PHÁT SINH CẦN GIẢI QUYẾT
TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HẬU GIANG
THEO HƯỚNG CẠNH TRANH SAU SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU
GIAI ĐOẠN TỪ 2012-2020 VÀ TẦM NHÌN 2025

Cơ quan chủ trì: TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
Chủ nhiệm đề tài: PGs.Ts. ĐÀO DUY HUÂN
Người thực hiện: Ts. NGUYỄN NGỌC MINH

HẬU GIANG - NĂM 2013


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục............................................................................ii
Danh sách bảng................................................................iv
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1.Đặt vấn đề............................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................1
2.1. Mục tiêu chung...........................................................................................1
2.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................1


3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................1
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.....................................................................1
3.2. Phương pháp phân tích...............................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................2
4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu....................................................................2
4.2. Giới hạn vùng nghiên cứu..........................................................................2
4.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu....................................................................2
5. Bố cục của đề tài.................................................................................................2
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................................3
1. Đánh giá tổng quát những kết quả đạt được giai đoạn từ năm 2005-2011..........3
1.1. Tổng giá trị GDP........................................................................................3
1.2. Cơ cấu GDP...............................................................................................5
1.2.1. Cơ cấu GDP theo ngành.......................................................................5
1.2.2. Cơ cấu GDP theo thành phần................................................................7
1.3. Sử dụng tổng GDP.....................................................................................7
1.4. Vốn đầu tư..................................................................................................10
1.5. Hiệu quả đầu tư..........................................................................................12
1.6. Thu-chi ngân sách......................................................................................13
1.6.1. Thu ngân sách.......................................................................................13
1.6.2. Chi ngân sách ......................................................................................15
1.7. Năng lực cạnh tranh...................................................................................15
1.8. Đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.......................................16

ii


2. Những hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình
tăng trưởng kinh tế Hậu Giang những năm qua......................................................18
3. Một số nguyên nhân cơ bản................................................................................22
4. Vấn đề đặt ra, những mâu thuẫn, bất cập đang và sẽ phát sinh cần giải quyết

trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hậu Giang theo hướng tăng năng suất,
hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn
2025........................................................................................................................ 23
KẾT LUẬN................................................................................................................. 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................26

iii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

1

Quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng GDP

3

2

Cơ cấu giá trị GDP và GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế)

5

3


Sử dụng tổng giá trị GDP theo giá thực tế

8

4

Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế

10

5

Cơ cấu vốn đầu tư theo huyện thị thành phố

11

6

Chỉ số ICOR và GDP/vốn đầu tư của tỉnh Hậu Giang

12

7

Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh

14

8


Chi ngân sách trên địa bàn tỉnh

15

iv


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Từ khi thành lập đến nay, nền kinh tế-xã hội tỉnh Hậu Giang đã có bước
phát triển khá nhanh về các mặt kinh tế và văn hóa xã hội, tạo tiền đề quan trọng
cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh
tế theo hướng cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu đánh giá cặn kẽ hơn thì bên cạnh
những kết quả to lớn đã đạt được, còn những khó khăn, bất cập cần khắc phục
trong quá trình phát triển trong thập kỷ tới. Chuyên đề này tập trung “Đánh giá
tổng quát những kết quả đạt được, những vấn đề đặt ra, những mâu thuẫn, bất
cập đang và sẽ phát sinh cần giải quyết trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế Hậu Giang theo hướng cạnh tranh sau suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn từ
2012-2020 và tầm nhìn 2025”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tổng quát những kết quả đạt được, những vấn đề đặt ra, những
mâu thuẫn, bất cập đang và sẽ phát sinh cần giải quyết trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế Hậu Giang theo hướng tăng năng suất, hiệu quả, tăng khả
năng cạnh tranh giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025.
2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Đánh giá tổng quát những kết quả đạt được trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế Hậu Giang giai đoạn từ năm 2005-2011.
(2) Xác định những hạn chế, nguyên nhân tồn tại và những vấn đề phát
sinh cần giải quyết trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hậu Giang theo

hướng tăng năng suất, hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh giai đoạn 2011-2015,
2016-2020 và tầm nhìn 2025.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
3.1.1 Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ kết quả đã xử lý và công bố chính thức
có liên quan đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hậu Giang do Cục Thống
kê, sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Công thương và các sở khác của tỉnh Hậu Giang
cung cấp từ năm 2005-2011.
3.1.2. Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp Lãnh đạo các
Sở, ban ngành của tỉnh Hậu Giang và các chuyên gia kinh tế (40 mẫu); chuyên
viên quản lý nhà nước tỉnh Hậu Giang (40 mẫu); doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

1


(120). Ngoài ra, dữ liệu sơ cấp cũng được thu thập bằng kỹ thuật thảo luận
nhóm thông qua hội thảo khoa hoc.
3.2. Phương pháp phân tích
- Mục tiêu 1: sửng dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá những
kết quả đạt được trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hậu Giang giai đoạn
từ năm 2005-2011.
- Mục tiêu 2: sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp
chuyên gia. Tổng hợp kết quả từ mục tiêu 1 và kết hợp phương pháp chuyên gia
thông qua hội thảo để xác định những hạn chế, nguyên nhân tồn tại và những
vấn đề phát sinh cần giải quyết trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hậu
Giang theo hướng tăng năng suất, hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh giai đoạn
2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025.
4. Phạm vi nghiên cứu

4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Đánh giá khái quát những thành công và chưa thành công của Hậu Giang
trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế giai
đoạn từ năm 2005-2011.
- Những hạn chế, vấn đề nảy sinh, những mâu thuẫn cần giải quyết trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ
năm 2011-2020 và tầm nhìn 2025.
- Đề xuất giải pháp giải quyết các phát sinh để thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng năng suất, chất
lượng và tăng cạnh tranh giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025.
4.2. Giới hạn vùng nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hậu Giang
4.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu
- Thời gian thực hiện đề tài: từ 01/2013 đến 04/2013
- Thời gian của dữ liệu thứ cấp: giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2011.
- Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 03/2012 đến 06/2012.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài tài liệu tham khảo, bố cục của đề tài gồm 3 phần:
- Mở đầu
- Kết quả và thảo luận
- Kết luận

2


KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Đánh giá tổng quát những kết quả đạt được giai đoạn từ năm 2005-2011
1.1. Tổng giá trị GDP
Cùng với cả nước, tỉnh Hậu Giang đã và đang thu được kết quả tích cực

trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tề. Tốc
độ tăng GDP bình quân đạt 12-13%/năm. Đây là mức tăng thuộc loại khá cao so
các tỉnh trong khu vực ĐBSCL và cả nước, trong đó các ngành thuộc khu vực II
(công nghiệp-xây dựng) tăng nhanh nhất và đúng hướng.
Bảng 1: Quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng GDP
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

Tăng 20062010 (%)

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

1-Phân theo 3 khu vực

3.535

3.927


4.399

4.974

5.599

6.316

7.208

12,4

- Nông, lâm, thủy sản

1.577

1.658

1.597

1.774

1.846

1.921

2.022

4,1


7-7,5

- Công nghiệp và XD

1.108

1.268

1.635

1.811

2.061

2.404

2.816

16,8

16-17

850

1.001

1.167

1.389


1.692

1.990

2.370

18,5

17-18

2-Phân theo Nông
nghiệp, phi NN

3.535

3.927

4.399

4.974

5.599

6.316

7.208

12,4

- Nông nghiệp (nông,

lâm, thủy sản)

1.577

1.658

1.597

1.774

1.846

1.921

2.022

4,1

7-7,5

- Phi nông nghiệp

1.958

2.269

2.802

3.200


3.753

4.394

5.185

17,5

-

3.535

3.927

4.399

4.974

5.599

6.316

7.208

12,4

2.685

2.926


3.232

3.585

3.907

4.325

4.838

10,0

-

850

1.001

1.167

1.389

1.692

1.990

2.370

18,5


17-18

5.269

6.191

7.524

8.702

10.255

11.904

15.116

-

-

c. GDP BQ đầu người
(Triệu đồng/người)

6,7

8,2

10,0

11,5


13,5

15,6

19,7

d. GDP/người
(USD/người)

421

488

580

687

761

810

1.080

Thực
hiện

So
NQ


a-Tổng giá trị GDP
(giá SS 1994)

- Dịch vụ

3-Phân theo SXphi sản xuất
- Sản xuất
- Phi sản xuất (dịch vụ)
b. Tổng giá trị GDP
(giá thực tế)

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

3


Tổng giá trị GDP của Hậu Giang tính đến năm 2010 đạt 11.904 tỷ đồng
giá thực tế (hiện hành) và 6.316 tỷ đồng theo giá so sánh 1994. Nếu so sánh quy
mô tổng GDP (theo giá so sánh 1994) của năm 2010 với năm 2004 (năm mới
thành lập tỉnh) gấp khoảng gần 2 lần và so với năm 2005 (năm gốc của kế hoạch
2006-2010) gấp gần 1,8 lần. Tuy quy mô kinh tế tăng khá nhanh, song Tổng
GDP của Hậu Giang vẫn là loại nhỏ so với các tỉnh vùng ĐBSCL. Nếu so tỷ
trọng GDP của tỉnh với cả vùng, chỉ dao động từ khoảng 3,7-4,0% toàn vùng
ĐBSCL.
Quy mô và trình độ phát triển nền kinh tế còn được đo bằng GDP bình
quân đầu người. Đến năm 2010, GDP/người của Hậu Giang đạt 15,6 triệu
đồng/người, tương đương 810 USD/người, chỉ bằng 78% mức thu nhập
GDP/người của cả nước (cả nước năm 2010 đạt 1.100USD/người). Xem xét các
năm từ 2005-2010, GDP/người của Hậu Giang vẫn là nhỏ nhất so với vùng
ĐBSCL (năm 2010, GDP/người của ĐBSCL đạt khoảng 21,2 triệu đồng/người).

Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, bình quân thời kỳ 2006-2010 đạt
12,4%/năm (mục tiêu nghị quyết 12-13%), trong đó tăng trưởng các khu vực
như sau:

Hình 1: Tốc độ tăng bình quân tổng GDP thời kỳ 2006-2010
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2005-2010.

Khu vực I (nông-lâm-thủy sản) tăng 4,1%, không đạt mực tiêu Nghị quyết
cuối kỳ (mục tỉêu NQ là 7-7,5%). Tốc độ tăng trưởng chậm so mục tiêu có thể là
do khả năng trồng trọt đã khai thác hết, việc chuyển đổi cơ cấu sang chăn nuôi
và thủy sản mới bắt đầu chưa phát huy.
Khu vực II (công nghiệp và xây dựng) tăng khá nhanh, tới 16,8%/năm,
đạt mục tiêu đề ra (mục tiêu NQ là 16-17%). Tốc độ tăng của khu vực II nhanh
là do phát triển mạnh công nghiệp chế biến, các khu, cụm công nghiệp từ các
năm được thành lập đã được phát huy.
Khu vực III (dịch vụ) tăng 18,5%, vượt mục tiêu nghị quyết (mục tiêu NQ
là 17-18%). Tốc độ dịch vụ tăng nhanh chủ yếu tăng nhanh phát triển dịch vụ
vận tải, thông tin liên lạc, đặc biệt nâng cao một bước dịch vụ cao cấp như tài
chính, tín dụng, tư vấn.
4


Dịch vụ thương mại là ngành lớn thứ 3 sau ngành sản xuất lúa gạo và
công nghiệp chế biến. Các loại hình dịch vụ tăng khá, hàng hóa dịch vụ đa dạng,
đáp ứng được một phần yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Một đặc điểm
cần chú ý là tốc độ tăng trưởng ngành phi sản xuất (dịch vụ) của tỉnh gấp 1,8 lần
tăng trưởng sản xuất, chỉ tiêu này ở nước ta mới chỉ khoảng 0,9-0,95 lần. Ở các
nước phát triển, chỉ tiêu này dao động từ 1,1-1,8 lần (có trường hợp như Mỹ và
Anh đạt khoảng 2-4 lần, sau đó giảm, dao động khoảng 1,4-1,8 lần). Điều này
chứng tỏ ngành dịch vụ Hậu Giang phát triển mạnh so với cả nước và ĐBSCL.

1.2. Cơ cấu GDP
1.2.1. Cơ cấu GDP theo ngành
Bảng 2: Cơ cấu giá trị GDP và GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế)
Chỉ tiêu
a-Tổng giá trị GDP
1-Phân theo 3 khu vực
- Nông, lâm, thủy sản
- Công nghiệp và XD
- Dịch vụ
2-Theo Nông nghiệpphi Nông nghiệp
- Nông nghiệp (nông,
lâm, thủy sản)
- Phi nông nghiệp
3-Theo SX-phi SX
- Sản xuất
- Phi sản xuất (dịch vụ)
b-Cơ cấu GDP
1-Theo 3 khu vực
- Nông, lâm, thủy sản
- Công nghiệp và XD
- Dịch vụ
2-Theo Nông nghiệpphi Nông nghiệp
- Nông nghiệp (nông,
lâm, thủy sản)
- Phi nông nghiệp
3-Theo SX-phi SX
- Sản xuất
- Phi sản xuất (dịch vụ)

ĐVT


2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng

5.269
2.313
1.513
1.443

6.191
2.717
1.771
1.703


7.524
3.135
2.236
2.153

8.702
3.511
2.541
2.650

10.256
3.787
3.026
3.443

11.904
4.001
3.640
4.263

15.116
4.797
4.734
5.586

5.269

6.191


7.524

8.702

10.256

11.904

15.116

2.313

2.717

3.135

3.511

3.787

4.001

4.797

Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng

2.956

5.269
3.826
1.443

3.474
6.191
4.488
1.703

4.389
7.524
5.371
2.153

5.191
8.702
6.052
2.650

6.469
10.256
6.813
3.443

7.903
11.904
7.641
4.263

10.319

15.116
9.531
5.586

%
%
%
%

100,0
43,9
28,7
27,4

100,0
43,9
28,6
27,5

100,0
41,7
29,7
28,6

100,0
40,3
29,2
30,5

100,0

36,9
29,5
33,6

100,0
33,6
30,6
35,8

100,0
31,7
31,3
37,0

%

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0


%

43,9

43,9

41,7

40,3

36,9

33,6

31,7

%
%
%
%

56,1
100,0
72,6
27,4

56,1
100,0
72,5
27,5


58,3
100,0
71,4
28,6

59,7
100,0
69,5
30,5

63,1
100,0
66,4
33,6

66,4
100,0
64,2
35,8

68,3
100,0
63,0
37,0

Tỷ đồng

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.


5


Năm 2011, trong cơ cấu GDP của Hậu Giang, nông-lâm-thủy sản còn
chiếm tỷ trọng tương đối lớn (31,7%), tỷ trọng sản xuất tới 63%, gần gấp 2 lần
phi sản xuất. Song, nếu so sánh 3 khu vực thì tỷ trọng phi sản xuất (dịch vụ) của
tỉnh đã chiếm lớn nhất, đồng thời xu hướng dịch vụ đang tăng mạnh như đã nêu
trên (gấp 1,8 lần sản xuất), đây là một xu hướng phát triển đúng hướng hiện đại.
Nếu chỉ đơn thuần xét về con số, tỷ trọng nông-lâm-thủy sản Hậu Giang chiếm
31,7%, còn một khoảng cách xa mới đạt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
với tỷ trọng nông-lâm-thủy sản giảm xuống còn bằng hoặc dưới 10%. Cần chú ý
là, tiêu chuẩn đánh giá mức độ phát triển kinh tế một tỉnh theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ dựa vào tỷ trọng nông-lâm-thủy sản giảm
thấp, mà đối với một tỉnh giàu tiềm năng về nông-lâm-thủy sản như Hậu Giang,
đến năm 2020 vẫn có thể đạt tiêu chuẩn, mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
khi tỷ trọng nông nghiệp lớn hơn 10%, nhưng các chỉ tiêu sau đây được đảm
bảo: tỷ trọng hàng hóa nông nghiệp đảm bảo cao, vựơt trên 60%; tỷ trọng 4 hóa
(điện khí hóa, cơ giới hóa, thủy lợi hóa, sinh học hóa) vượt trên 60%.
Hiện nay, chưa có đủ số liệu cụ thể xem xét các chỉ tiêu nêu trên ở Hậu
Giang đạt đến mức nào, song qua thực tế quan sát cho thấy, ở Hậu Giang, lúa
gạo, ngoài tiêu dùng và dự trữ trong mỗi hộ nông dân, còn lại đều là hàng hóa
cho xuất khẩu và cho thị trường trong nước, trong vùng; mía hoàn toàn là hàng
hóa cung cấp cho các nhà máy đường; thuỷ sản cung cấp cho các xí nghiệp chế
biến và cùng với rau, hoa quả là hàng hóa cho dân cư các đô thị, các khu công
nghiệp trong tỉnh, vùng ĐBSCL. Như vậy, tỷ trọng nông nghiệp hàng hóa cũng
đã khá cao. Về chỉ tiêu “4 hóa”, thủy lợi đã được đầu tư phát triển, song việc sử
dụng “nước trời” trong sản xuất còn phổ biến; về điện khí hoá, điện sử dụng
phần lớn cho máy bơm, song tỷ lệ dùng chưa cao; cơ khí hóa mới ở khâu thu
hoạch và vận chuyển; tỷ lệ áp dụng biện pháp sinh học như lai tạo giống, sản
xuất phân vi sinh, bảo vệ thực vật bằng biện pháp sinh học còn chưa nhiều. Việc

ứng dụng “4 hóa” còn một khoảng cách lớn so với yêu cầu và mục tiêu của một
nền nông nghiệp hiện đại.
Từ thực trạng nêu trên, hướng chuyển đổi cơ cấu của tỉnh theo hướng
công nghiệp hóa thời gian tới sẽ là, ngoài phấn đấu tăng mạnh dịch vụ và công
nghiệp, cần nhằm vào mục tiêu tạo ra được một nền nông ngiệp hiện đại, ứng
dụng khoa học công nghệ mới, nâng cao năng suất cây trồng, đẩy mạnh việc ứng
dụng “4 hóa” một cách phổ biến, chứ không đơn thuần là giảm tỷ trọng nông
nghiệp xuống bằng hoặc dưới 10%.
6


1.2.2. Cơ cấu GDP theo thành phần
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp,
dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP. Động thái
chuyển dịch cơ cấu các khu vực kinh tế cho thấy Hậu Giang đang tỏ rõ dần ưu
thế về phát triển khu vực công nghiệp chế biến và thương mại dịch vụ. Khu vực
nông nghiệp, có tốc độ tăng trưởng thấp hơn mức tăng trưởng chung của nền
kinh tế, nhưng góp phần cải thiện tiêu dùng đại bộ phận nông dân, là ngành cung
cấp một lượng lớn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu. Sản
xuất lúa gạo là ngành có giá trị sản xuất và đóng góp vào GDP lớn nhất trong
khu vực nông nghiệp, thủy sản.
Tỷ trọng GDP của kinh tế cá thể (hộ gia đình) của tỉnh khá cao, từ 20052010 dao động trong khoảng từ 64-71%, điều này cho thấy việc mở rộng đầu tư
trong dân do có chính sách đúng đã được phát huy nhanh ở Hậu Giang. Tỷ trọng
kinh tế nhà nước giảm (còn khoảng 15-17%) là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị
trường, nhà nước chỉ tập trung vào một số ngành quan trọng có tính dẫn dắt và phát
huy làm đầu tàu. Kinh tế tư nhân, khoảng 13-15%, tỷ lệ này còn khiêm tốn, cho
thấy quy mô của các doanh nghiệp tư nhân trong tỉnh còn nhỏ. Kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài vào Hậu Giang chưa phát huy được nhiều, năm 2010 mới khoảng
0,2% tổng GDP trên địa bàn.
Trong kinh tế nhà nước, phần GDP do Trung ương quản lý chiếm tỷ trọng

còn nhỏ, từ 2004-2010 dao động trong khoảng 5%-12%, còn lại do địa phương
quản lý, chiếm tới 90-95% tổng GDP. Đây là hiện tượng phổ biến ở các tỉnh mà
tỷ trọng nông nghiệp vẫn lớn, dẫn đến việc tham gia vào phát triển kinh tế trên
địa bàn tỉnh của các Bộ, ngành Trung ương còn ít. Vấn đề thu hút các ngành
Trung ương tham gia vào phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có thể
phải nhằm chủ yếu vào công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và đặc biệt là kết cấu hạ
tầng. Đây là một hướng quan trọng để phát huy tiềm năng của tỉnh trong thời
gian tới.
1.3. Sử dụng tổng GDP
Tình hình sử dụng tổng sản phẩm trong nước GDP (đối với cả nước) và sử
dụng tổng GDP (đối với một tỉnh) là những chỉ tiêu tổng hợp xem xét mối quan
hệ hữu cơ giữa tổng nguồn và thực tế sử dụng nguồn trong quá trình phát triển
kinh tế của tỉnh.
7


Bảng 3: Sử dụng tổng giá trị GDP theo giá thực tế
Chỉ tiêu

ĐVT

2004

2005

2008

2010

I. Nguồn

1. Tổng giá trị gia tăng
So tổng nguồn
2-Nhập khẩu
So tổng nguồn
II. Sử dụng
1. Tiêu dùng cuối cùng
So sử dụng
TĐ: - Nhà nước
So sử dụng
- Hộ gia đình
So sử dụng
2. Tích lũy tài sản
So sử dụng
TĐ: - Tài sản cố định
So sử dụng
- Tài sản lưu động
So sử dụng
3. Xuất khẩu
So sử dụng
Sai số

Tỷ đồng
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%

4.796
4.719
98,0

77
2,0
5.442
2.740
50,3
397
7,3
2.343
43,1
579
10,6
519
9,5
60
1,1
2.124
39,0
-646

5.279
5.269
99.8
10
0.2
6.989
4.502
64,4
475
6,8
4.027

57,6
628
9,0
561
8,0
67
1,0
1.859
26,6
-1.709

9.285
8.702
94,0
583
6,0
10.088
6.328
62,7
752
7,5
5.576
55,3
1.939
19,2
1.821
18,0
118
1,2
1.822

18,1
-803

11.904
11.319
95,0
585
5,0
11.095
6.583
48,4
849
6,2
5.734
42,2
2.612
19,2
2.454
18,1
158
1,2
1.900
17,1
810

Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng

%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh HG đến năm 2010, Số liệu điều tra mức sống năm 2006 của TCTK.

* Nguồn sử dụng (gọi tắt là nguồn), bao gồm tổng giá trị gia tăng sản xuất
ra trên lãnh thổ tỉnh và nhập khẩu. Mục đích nhập khẩu là để sử dụng cho tiêu
dùng, bao gồm tiêu dùng trong sinh hoạt của nhà nước và nhân dân, và tiêu dùng
cho quá trình sản xuất. Về số liệu đơn thuần, lượng nhập khẩu càng nhiều, tổng
nguồn càng lớn và sử dụng lớn, tuy nhiên một nền kinh tế phát triển, lượng nhập
khẩu phải hài hoà với sản xuất trong tỉnh và hạn chế nhập siêu. Qua bảng sử
dụng của Hậu Giang cho thấy: tổng GDP sản xuất ra trong tỉnh chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng nguồn, dao động khoảng 94-99%, lượng nhập khẩu tuy có tăng
lên, song chỉ chiếm 4-6% tổng nguồn. Qua số liệu trên cho thấy hướng phát triển
thời gian qua là hài hoà giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu, tận dụng tốt
nguồn lực trong tỉnh. Lượng nhập khẩu tăng nhanh 4,9 triệu USD (77 tỷ VNĐ)
năm 2004 lên và tăng lên 34,7 triệu USD (583 tỷ VNĐ) năm 2008 và năm 2010
là 34,8 tỷ USD (585 tỷ VNĐ), đây là yêu cầu tất yếu để thúc đẩy phát triển sản
xuất trong tỉnh.
8


* Sử dụng, gồm 3 khoản mục:

- Tiêu dùng cuối cùng, bao gồm tiêu dùng nhà nước và tiêu dùng hộ gia
đình. Tiêu dùng nhà nước là những khoản chi tiêu của nhà nước về quản lý, sự
nghiệp kinh tế, sự nghiệp xã hội và các khoản tiêu dùng khác. Tiêu dùng hộ gia
đình gồm các khoản chi dùng cho ăn, mặc, ở, đi lại và chữa bệnh…Nhìn chung,
các khoản chi này càng cao thì mức sống càng được nâng lên. Chi dùng nhà
nước (chính quyền tỉnh) chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi dùng và có xu hướng
giảm, đây là quy luật chung của quốc gia (Cả nước ta, tỷ trọng tiêu dùng nhà
nước giảm từ 6% xuống còn 3,9% trong vòng 7 năm). Qua bảng sử dụng GDP
của Hậu Giang, tổng tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng trên 45% (cả
nước giảm từ 57,7% xuống 44,8%), trong đó mức chi dùng của hộ gia đình tăng
liên tục, tỷ trọng trên dưới 40% (cả nước giảm từ 52% xuống 41%), tiêu dùng
nhà nước giữ mức 6-7%.
- Tích lũy tài sản là khoản mục quan trọng của quá trình sử dụng nguồn và là
nhân tố phát triển sản xuất. Trong đó, gồm tích lũy tài sản cố định (TSCĐ) và tích
lũy tài sản lưu động (TSLĐ). Mức tích lũy TSCĐ luôn lớn hơn nhiều so tích lũy
TSLĐ. Ở Hậu Giang mức tích lũy TSCĐ đạt khoảng 17% tổng sử dụng (cả nước
khoảng 19%) và tích lũy TSLĐ khoảng 1,1% tổng sử dụng (cả nước 1,31%).
- Xuất khẩu, được xem như một nội dung của sử dụng nguồn, bởi lẽ nếu
xuất khẩu nhiều thì các khoản sử dụng khác (tiêu dùng và tích lũy tài sản) sẽ
giảm, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất, ngược lại xuất khẩu ít, tiêu dùng và
tích lũy tăng lên, song chính việc xuất khẩu ít là nguyên nhân giảm tổng GDP do
không đủ ngoại tệ để chi trả cho nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị,
hàng tiêu dùng thiết yếu mà địa phương chưa sản xuất được, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sản xuất và đời sống. Như vậy, để tăng tổng GDP cần tăng cường xuất
khẩu để có ngoại tệ cho nhập khẩu, đồng thời nhập khẩu để có vật tư hàng hóa
phục vụ xuất khẩu được phong phú, đa dạng hơn. Qua bảng sử dụng GDP của
tỉnh cho thấy xuất khẩu của tỉnh tăng nhanh, làm cho tổng sử dụng tăng nhanh,
năm 2005 đạt 117,2 triệu USD, tương đương 1.859 tỷ đồng (26,6% sử dụng),
năm 2010 đạt 120 triệu USD, tương đương 1.900 tỷ đồng (17% sử dụng) làm
tổng sử dụng nhỏ hơn tổng nguồn là phù hợp.

Qua bảng sử dụng tổng GDP trên, có thể rút ra một số nhận định: Một là,
việc sử dụng tổng GDP của tỉnh khá hợp lý, toàn bộ việc thoả mãn tiêu dùng đều dựa
vào sản xuất trên địa bàn tỉnh, mức nhập khẩu thấp so với xuất khẩu của tỉnh. Hai là,
tích luỹ tài sản đạt khá, đặc biệt là tích luỹ TSCĐ tăng dần và tăng nhanh, tỷ
trọng TSCĐ trong sử dụng tăng từ 9% năm 2005 lên 18% năm 2010, đây là mức
tăng khá cao và cho thấy sự tích lũy để tái sản xuất của khu vực nhà nước và hộ
dân cư khá tốt. Ba là, năm 2010 có tổng nguồn lớn hơn tổng sử dụng là phù hợp.
9


1.4. Vốn đầu tư
Tổng mức đầu tư toàn xã hội của Hậu Giang thời gian qua liên tục tăng,
năm 2004 khi mới thành lập tỉnh, tổng mức đầu tư (theo giá thực tế) đạt
khoảng 1.833,5 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt 2.100 tỷ đồng và năm 2010 lên tới
8.105,6 tỷ đồng. Đặc điểm cơ cấu đầu tư của tỉnh từ 2004 đến 2011 như sau:
Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế
Chỉ tiêu

Đơn vị

2005

2008

2009

2010

2011


A-Tổng mức đầu tư
Tỷ đồng 2.100,0 6.221,3 7.680,7 8.105,6 9.631,0
a-Phân theo hình thức quản lý:
- Trung ương quản lý
Tỷ đồng 426,0
992,0 2.326,0 2.369,0 1.510,0
So tổng mức ĐT
%
20,3
15,9
30,3
29,2
15,7
- Địa phương quản lý
Tỷ đồng 1.674,1 2.935,0 4.738,0 5.488,0 8.071,0
So tổng mức ĐT
%
79,7
47,2
61,7
67,7
83,8
- Đầu tư nước ngoài - FDI
Tỷ đồng
2.295,0 617,0
249,0
50,0
So tổng mức ĐT
%
36,8

8,0
3,1
0,5
b-Phân theo cấu thành
- Xây lắp
Tỷ đồng 1.295,8 961,0 1.800,0 2.000,0 2.257,0
So tổng mức ĐT
%
61,7
15,4
23,4
24,7
23,4
- Lắp đặt trang thiết bị
Tỷ đồng 206,0
272,0
462,0
488,0
513,7
So tổng mức ĐT
%
9,8
4,4
6,0
6,0
5,3
- Đầu tư khác
Tỷ đồng 598,3 4.988,0 5.418,0 5.618,0 6.861,0
So tổng mức ĐT
%

28,5
80,2
70,5
69,3
71,2
c-Phân theo nguồn vốn
1. Ngân sách nhà nước
Tỷ đồng 871,1 1.258,4 3.005,5 3.288,2 2.773,1
So tổng mức ĐT
%
41,5
20,2
39,1
40,5
28,8
TĐ: - Trung ương
Tỷ đồng 426,0
991,5 2.325,8 2.369,0 1.509,6
So vốn ngân sách
%
48,9
78,8
77,4
72,0
54,4
- Địa phương
Tỷ đồng 445,2
266,9
679,8
919,2 1.263,5

So vốn ngân sách
%
51,1
21,2
22,6
28,0
45,6
2. Vốn vay
Tỷ đồng
3,5
2,1
148,8
45,0
132,4
So tổng mức ĐT
%
0.2
0,03
2,0
0,6
1,4
3. Vốn của các DNNN
Tỷ đồng 52,3
250
295,7
750,0 1.000,0
So tổng mức ĐT
%
2,5
4,0

3,8
9,2
10,4
4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tỷ đồng
2.300,0 617,3
248,5
50,0
So tổng mức ĐT
%
36,9
8,0
3,0
0,5
5. Vốn khác
Tỷ đồng 1.173,1 2.410,7 3.613,4 3.774,0 5.675,5
So tổng mức ĐT
%
55,9
38,8
47,0
46,5
58,9
B-Tổng GTTSCĐ mới tăng
Tỷ đồng 561,2 1.820,7 2.247,8 2.372,3
So tổng mức ĐT
%
26,7
29,3
29,3

29,3
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

10


Tổng giá trị tài sản cố định mới tăng trong đầu tư so với vổn đầu tư xã hội
mới dao động khoảng 26-29%, điều này chứng tỏ phần xây dựng cơ bản cho các
công trình còn ít, chưa tạo được nền móng cho phát triển. Ở nhiều nước, tổng
giá trị TSCĐ tăng thêm trong đầu tư khá (40-60%), nếu tính riêng trong đầu tư
xây dựng cơ bản tới 80-90% (Việt Nam hiện nay mới 60-70%). Như vậy, tăng
cao tỷ lệ TSCĐ mới tăng trong đầu tư xã hội nói chung và đầu tư xây dựng cơ
bản nói riêng là nhằm tạo ra các tiềm lực mới để tạo tiền đề cho phát triển các
bước tiếp theo.
Đầu tư theo lãnh thổ, tập trung lớn nhất ở TP. Vị Thanh tổng đầu tư 5 năm
(2006-2010) chiếm khoảng 28,3% tổng đầu tư toàn tỉnh, tiếp đến là huyện Châu
Thành, Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành, Châu Thành A, thấp nhất là thị xã Ngã
Bảy, chỉ khoảng 6,8% tổng mức đầu tư 5 năm của tỉnh. Tổng đầu tư nước ngoài
vào huyện Châu Thành 5 năm là 3120 tỷ đồng, chiếm 98% tổng đầu tư trên địa
bàn tỉnh. Ngoài Châu Thành là Phụng Hiệp và Long Mỹ cũng có đầu tư trực tiếp
nước ngoài, song quy mô rất nhỏ.
Bảng 5: Cơ cấu vốn đầu tư theo huyện-thị-thành phố
Các chỉ tiêu

ĐVT

2006

2007


2008

2009

2010

2011

Tổng
20062010

Tổng đầu tư XH (giá th/tế)

Tỷ đồng 2.493,5 2.790,1 6.221,3 7.680,7 8.105,6 9.631,0 27.291,2

1-Thành phố Vị Thanh

Tỷ đồng

635,5

705,4 1.258,9 2.456,4 2.659,5 4.395,7 7.715,7

%

25,5

25,3

20,2


32,0

32,8

45,6

28,3

Tỷ đồng

211,0

233,5

300,8

517,9

590,5

587,6

1.853,7

%

8,5

8,4


4,8

6,7

7,3

6,1

6,8

Tỷ đồng

254,3

278,4

362,6

624,2

705,6

761,5

2.225,1

%

10,2


10,0

5,8

8,1

8,7

7,9

8,2

Tỷ đồng

281,9

329,9 2.697,1 1.291,8 995,8

790,6

5.596,5

%

11,3

11,8

So tổng ĐT

2-Thị xã Ngã Bảy
So tổng ĐT
3-Huyện Châu Thành A
So tổng ĐT
4-Huyện Châu Thành
So tổng ĐT

43,4

16,8

12,3

8,2

20,5

2295,1 599,7

213,5

50,0

3.119,8

TĐ đầu tư nước ngoài Tỷ đồng
(FDI)

11,5


So ĐT huyện

3,5

85,1

46,4

21,4

6,3

5-Huyện Phụng Hiệp
So tổng ĐT
TĐ đầu tư nước ngoài
So ĐT huyện
6-Huyện Vị Thúy

%
Tỷ đồng

338,3

376,2

478,8

837,2

954,7


988,6

2.985,2

%

13,6

13,5

7,7

10,9

11,8

10,3

10,9

Tỷ đồng

16,0

25,0

%

1,9%


2,6%

Tỷ đồng

365,1

405,3

551,7

So tổng ĐT

%

14,6

14,5

8,9

7-Huyện Long Mỹ

Tỷ đồng

407,4

461,4

571,4


%

16,3

16,5

9,2

12,7

13,7

Tỷ đồng

0

12,1

5,0

1,6

5,0

%

0,0

2,6


0,9

0,2

0,5

So tổng ĐT
TĐ đầu tư nước ngoài
So ĐT huyện

41,0

975,0 1.091,1 1.026,9 3.388,2
12,7

13,5

10,7

12,4

978,2 1.108,4 1.080,1 3.526,8
11,2

12,9
23,7

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.


11


1.5. Hiệu quả đầu tư
Trong bản quy hoạch tỉnh xây dựng năm 2006, ước tính chỉ số ICOR các
năm chưa thành lập tỉnh (đây là tính toán số liệu theo ranh giới của tỉnh khi còn
nằm trong tỉnh Cần Thơ), thời kỳ 1996-2000 đạt 1,71, thời kỳ 2001-2005 đạt
2,36. Thời kỳ sau khi thành lập tỉnh (thời kỳ 2006-2010), tính toán và ước tính
trên cơ sở số liệu thống kê của Cục thống kê Hậu Giang đạt 3,8.
Xét đơn thuần về lý thuyết, ICOR càng cao thì hiệu quả càng thấp. Tuy
nhiên, hiệu qủa xét qua hệ số ICOR còn phụ thuộc vào tính chất đầu tư (tập
trung đầu tư vào công nghiệp, nông nghiệp hay kết cấu hạ tầng...), qua phân tích
quá trình phát triển kinh tế Hậu Giang cho thấy sở dĩ ICOR những năm trước
2005 thấp là do đầu tư giai đoạn này chủ yếu cho nông nghiệp, đến giai đoạn
2006-2010, hệ số ICOR tăng cao hơn (3,8 so với 2,36 thời kỳ 2001-2005) là do
đã bắt đầu đầu tư vào công nghiệp, đặc biệt là đầu từ mạnh vào kết cấu hạ tầng.
Để bổ sung cho chỉ số ICOR, trong xem xét hiệu qủa có thể tính toán chỉ
số GDP/vốn đầu tư phân tích. Chỉ số GDP/vốn đầu tư cho biết 1 đồng vốn có thể
làm ra bao nhiêu giá trị GDP, như vậy GDP/vốn đầu tư càng cao thì càng hiệu
quả, hệ số này ngược với chỉ số ICOR.
Bảng 6: Chỉ số ICOR và GDP/vốn đầu tư của tỉnh Hậu Giang
Các chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009


1-Tổng đầu tư (Tỷ đ-giá thực tế) 2.493,5 2.790,1 6.221,3 7.680,7
- Vốn đầu tư KT nhà nước
- Vốn đầu tư KT ngoài NN
2-Tổng GDP (Tỷ đ-giá thực tế)
- GDP kinh tế nhà nước
- GDP kinh tế ngoài nhà nước
3-ICOR

833,2

981,4

2010

Tổng

8.105,6 27.291,2

1.258,4

3.005,5

3.288,2 9.366,7

1.660,3 1.808,7 4.962,9

4.675,2

4.817,4 17.924,5


6.191,4 7.523,8 8.702,2 10.255,6 11.903,7
952,7

1.224,1 1.337,5 1.588,7 2.024,6

5.238,7 6.299,7 7.364,7

8.666,9

9.879,1

-

-

-

-

-

3,8

- ICOR KT nhà nước

-

-


-

-

-

5,9

- ICOR KT ngoài nhà nước

-

-

-

-

-

3,4

2,5

2,7

1,4

1,3


1,5

- GDP/Đầu tư nhà nước

1,1

1,2

1,1

0,5

0,6

- GDP/Đầu tư ngoài nhà nước

3,2

3,5

1,5

1,9

2,1

4-GDP/vốn

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.


12


Qua xem xét chỉ số ICOR và GDP/vốn đầu các năm qua cho thấy:
- Chỉ số ICOR của kinh tế nhà nước trong tỉnh cao, thời kỳ 2006-2010 tới
5,9 (phải đầu tư 5,9 đồng để có được 1 đồng GDP tăng thêm) điều này chứng tỏ
đầu tư của khu vực nhà nước tập trung vào kết cấu hạ tầng, công nghiệp là
những ngành có chỉ số ICOR cao, đây là hướng đầu tư đúng, bởi lẽ đầu tư của
khu vực kinh tế nhà nước không chỉ đầu tư vào các ngành thu lợi nhuận cao,
hiệu quả nhanh mà cần đầu tư vào kết cấu hạ tầng, vào một số ngành công
nghiệp quan trọng, tuy hiệu quả kinh tế phát huy chậm những là những ngành
tạo cơ sở, tạo tiền đề thúc đâỷ các thành phần kinh tế khác phát triển. Khu vực
kinh tế ngoài nhà nước có chỉ số ICOR thấp hơn, chỉ 3,4 (đầu tư 3,4 đồng để có
được 1 đồng GDP tăng thêm), điều này thể hiện các nhà đầu tư nhân, hộ gia đình
chủ yếu chỉ đầu tư vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, thương mại, dịch vụ
là những ngành đầu tư ít vốn hơn, thu lợi nhuận nhanh hơn.
- Với tính chất đầu tư của khu vực nhà nước và ngoài nhà nước như nêu
trên nên chỉ số GDP/vốn của khu vực nhà nước chỉ khoảng 1,0 (1 đồng vốn đầu
tư tạo ra được 1,0 đồng GDP), trong khi đó khu vực ngoài nhà nước GDP/đầu tư
đạt 2,1 (1 đồng vốn đầu tư tạo ra được 2,1 đồng GDP).
Nhìn chung, GDP/vốn đầu tư và ICOR của Hậu Giang tương đương với
mức chung của cả nước các năm vừa qua, chẳng hạn GDP/vốn của cả nước các
năm từ 2005-2007 đạt khoảng 1,8 và ICOR khoảng 4-5. Theo các chuyên gia
nước ngoài, với mức ICOR như trên thực sự chưa hiệu quả, vì ICOR các nước
chỉ dao động trong khoảng 3,5-4, thậm chí Đài Loan từ 1960-1970 đạt 2,4.
1.6. Thu-chi ngân sách
1.6.1. Thu ngân sách
Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đến 2010 đạt 4.993,8 tỷ đồng, gấp
3,7 lần năm 2005, tỷ trọng thu ngân sách trên tổng GDP tăng, năm 2004 mới
thành lập tỉnh đạt 29,1% tổng GDP, đến 2005 đạt 25,8% và đến 2010 đạt khoảng

42,0% tổng GDP.

13


Bảng 7: Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

a-Tổng giá trị GDP
(giá thực tế)

5.269,4

6.191,4 7.523,8 8.702,2 10.255,6


11.903,7

15.116,0

b-Tổng thu ngân sách

1.358,6

2.304,5

3.186,5

4.993,8

4.995,2

Thu ngân sách/GDP (%)

25,8

37,2

32,7

27,3

31,1

42,0


33,0

1. Thu từ kinh tế TW (Tỷ
đồng)

13,5

9,9

14,3

15,3

29,4

29,8

39,0

So tổng thu (%)

1,0

0,4

0,6

0,6

0,9


0,6

0,8

2- Thu từ kinh tế địa
phương (Tỷ đồng)

649,6

909,1

781,3

1.170,8

1.713,0

2.007,5

2.236,4

So tổng thu (%)

47,8

39,4

31,8


49,3

53,7

40,2

44,8

3- Thu từ KT vốn FDI
(Tỷ đồng)

0,10

0,13

0,59

0,55

0,52

3,60

So tổng thu (%)

0,007

0,005

0,024


0,023

0,016

0,1

695,3

1.385,
3

1.664,
1

1.190,
5

1.445,6

2.952,9

2.719,8

51,2

60,1

67,6


50,1

45,4

59,1

54,4

4- Trợ cấp từ TW
(Tỷ đồng)
So tổng thu (%)

2.460,3 2.377,2

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

Trong cơ cấu thu ngân sách, lớn nhất là phần thu từ kinh tế địa phương,
chiếm từ 40,0%-53,8% tổng thu, các khoản này bao gồm: thu từ kinh tế nhà
nước do địa phương quản lý, thuế tiêu thụ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ
ngoài quốc doanh, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế thu nhập, thuế khác và các
khoản thu khác. Phần trợ cấp từ trung ương còn cao, năm 2010 khoảng 59,1%
tổng thu, tỷ trọng này có xu hướng giảm chậm, điều này cho thấy nguồn thu
ngân sách trên địa bàn tỉnh là rất khó khăn. Thu từ kinh tế trung ương địa bàn
khoảng 0,9% cho thấy kinh tế của các Bộ, ngành trung ương chưa phát triển trên
địa bàn tỉnh. Phần thuế từ kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài rất thấp không đáng
kể, trong tương lai phần thu này có thể được tăng lên.
Qua cơ cấu thu trên địa bàn cho thấy, phần kinh tế trung ương trên địa bàn
và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn thấp, đây vẫn là “dư địa” để
tăng nguồn thu, muốn vậy cần thiết phải có chính sách tốt hơn nữa để phát huy
các khu vực này. Phần trợ cấp của trung ương tuy giảm, song vẫn còn tương đối

cao, trong thời gian tới khi tỉnh thu hút được đầu tư nước ngoài và thu hút các
ngành trung ương đầu tư trên địa bàn thì việc giảm thấp trợ cấp của trung ương
cho tỉnh là tất yếu.

14


1.6.2. Chi ngân sách
Tổng chi ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2010 là 4.873 tỷ đồng so với
năm 2005 là 1.219 tỷ đồng. Chi đầu tư phát triển tăng chậm, phần lớn dành cho
đầu tư xây dựng cơ bản. Để phát triển kinh tế mạnh mẽ và vững chắc theo
hướng công nghiệp hóa, tỷ lệ chi cho đầu phát triển cần tiếp tục tăng cao trong
tương lai. Chi thường xuyên chiếm khoảng trên 30% tổng chi, bao gồm chi cho
quản lý hành chính (khoảng 30-32% chi thường xuyên), chi sự nghiệp kinh tế
(khoảng 4%), chi sự nghiệp xã hội (trên 40% gồm: giáo dục-đào tạo, y tế, chi
bảo đảm xã hội) và chi thường xuyên khác (trên 14%). Nộp vào ngân sách trung
ương có tỷ lệ rất nhỏ, các khoản chi khác còn lớn (khoảng 30-40% tổng chi).
Bảng 8: Chi ngân sách trên địa bàn tỉnh
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009


2010

2011

1.219,4

2.245,
2

2.402,2

2.886,
6

3.002,8

4.873,
2

4.915,0

1. Chi đầu tư phát triển

559,2

591,4

517,3


623,4

798,7

799,3

838,8

So tổng chi (%)

45,9

26,3

21,5

21,6

26,6

16,4

17,1

558,4

591,4

517,3


623,4

798,7

799,3

838,8

99,9

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

475

612

753,1

932,1


39,0

27,3

31,4

32,3

39,5

28,9

33,4

3. Nộp vào ngân sách
TW

0,542

0,03

0,2

0,128

-

-

-


4. Chi khác

184,6

Tổng chi

TĐ chi đầu tư XDCB
So chi đầu tư PT (%)
2. Chi thường xuyên
So tổng chi

So với tổng chi (%)

15,1

1.185,2 1.407,9 1.641,4

1.041,7 1.131,5 1.330,9 1.018,9 2.666,0 2.434,9
46,4

47,1

46,1

34,0

28,9

33,4


Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

1.7. Năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh biểu hiện một cách tập trung nhất khả năng phát triển
của tỉnh, đặc biệt là thể hiện trên các mặt ổn định nền kinh tế vĩ mô và chính
sách vĩ mô của tỉnh. Thời gian qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam và Dự án Nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam (dự án do USAID tài
trợ) đã tiến hành xây dựng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (viết tắt PCI),
đây là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam
trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh
nghiệp dân doanh (ngoài nhà nước). Chỉ số này được công bố lần đầu vào năm
2005 cho 47 tỉnh, thành, sau đó cả 64 tỉnh, thành phố đều được đưa vào xếp
hạng, từ năm 2009, Hà Tây nhập vào Hà Nội, còn 63 tỉnh.
15


Qua xếp hạng các năm 2007-2010, vị trí của Hậu Giang được xếp thứ
hạng từ khá chuyển sang tốt, năm 2007 xếp thứ 19/64 tỉnh (loại khá), năm
2008 xếp thứ 24/64 tỉnh (vẫn loại khá), năm 2009 xếp thứ 13/63 tỉnh và đến
2010 vọt lên thứ 8/63 tỉnh (loại tốt) là một thành tựu lớn trong quá trình phát
triển kinh tế tỉnh.
Việc Hậu Giang năm 2010 xếp thứ 8 trong bảng đánh gía chỉ số năng lực
cạnh tranh, trên cả TP.Hồ Chí Minh, TP.Cần Thơ và chỉ sau có 7 tỉnh của cả
nước và 2 tỉnh của ĐBSCL là Đồng Tháp và Trà Vinh, cho thấy chính quyền
tỉnh Hậu Giang đã có những chính sách đúng đắn, hợp lý để tạo môi trường kinh
doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài
nhà nước (dân doanh).
1.8. Đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Kết quả điều tra doanh nghiệp trên địa bàn ghi nhận năng lực cạnh tranh

chung cho các yếu tố ở mức khá, trung bình từ trên 3,0...4,07 với thang đo
Likert 5 mức độ theo quy ước từ 1: rất thấp... 5: rất cao. Trong đó cần lưu ý vấn
đề tiếp cận nguồn vốn mới có phần còn hạn chế so với các yếu tố khác (trung
bình 3,12).

Hình 2: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
(Nguồn: Dữ liệu điều tra 120 doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang)

16


Nhìn chung, thời gian qua mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế
giới đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hậu Giang là không
nhiều, chủ yếu: (1) làm giảm kết quả hoạt động kinh doanh, (2) điều chỉnh quy
mô hoạt động và (3) thay đổi chiến lược để thích ứng với bối cảnh hiện tại của
khủng hoảng, chứ không làm thay đổi nhiều về ngành nghề-lĩnh vực kinh doanh
cũng như thị trường tiêu thụ. Đi cùng các cơ hội được hình thành cũng không
khác biệt lớn (chi tiết xem phụ lục xếp hạng cơ hội cho doanh nghiệp từ khủng
hoảng kinh tế thế giới). Qua đây cho thấy, mức độ tham gia vào thị trường thế
giới của các doanh nghiệp còn ở mức sơ khai, chưa chịu nhiều tác động trực tiếp
từ nền kinh tế thế giới và sự chuẩn bị cho tương lai cũng chưa được chú trọng
nhiều (trung bình thống kê = 2,5, thấp nhất trong số các vấn đề được đề cập),
điều này do: (1) quy mô nhỏ, (2) ngành nghề chủ yếu dịch vụ-thương mại tại
chỗ và lân cận.
Đánh giá về những thách thức gặp phải trong thời gian tới đối với doanh
nghiệp quan ngại nhiều nhất là: (1) rủi ro, cạnh tranh tăng cao, và (2) tính bất ổn
trong kinh doanh gia tăng. Các thách thức này phần lớn do tác động của hội
nhập kinh tế thế giới và cạnh tranh ngày càng gia tăng và doanh nghiệp phải
đương đầu. Do vậy, chính quyền nhà nước không chỉ ở Hậu Giang mà Việt Nam
nói chung cần có chính sách hợp lí để giảm nhẹ tác động của những thách thức

này cho doanh nghiệp như nghiên cứu thành lập quỹ rủi ro kinh doanh, tăng
cường chức năng và chất lượng của công tác dự báo và đi cùng là các giải pháp
chống rủi ro kinh doanh.

Hình 3: Những thách thức của doanh nghiệp Hậu Giang
(Nguồn: Dữ liệu điều tra 120 doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang)

17


2. Những hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi
mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang những năm qua
Xuất phát điểm thấp, quy mô nền kinh tế còn nhỏ nên tăng trưởng và phát
triển còn biểu hiện chưa ổn định, một số ngành hiệu quả còn thấp. Kinh tế tỉnh
Hậu Giang trong các năm gần đây tuy phát triển khá nhưng chưa đủ lực để đẩy
nhanh tốc độ, cơ cấu lại các khu vực kinh tế theo hướng cạnh tranh do kinh tế
của tỉnh còn lệ thuộc nhiều vào nông nghiệp.
Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng, mức
tăng khá đều ở các khu vực: khu vực phi nông nghiệp tăng 1,7 lần, khu vực
nông nghiệp tăng 1,9 lần và chịu sự chi phối sâu sắc của nền kinh tế thị trường.
Kết quả của tăng trưởng và thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh đã
bộc lộ khiếm khuyết và sự bất hợp lý trong phân bố thu nhập giữa khu vực nông
nghiệp và phi nông nghiệp. Mức chênh lệch thu nhập giữa phi nông nghiệp và
nông nghiệp có xu hướng tăng nhanh từ 6,8 lần lên 7,5 lần, giữa thành thị và
nông thôn từ 3,7 lần lên 5,0 lần. Sự bất hợp lý trên đã và sẽ còn ảnh hưởng bất
lợi đến mục tiêu tăng trưởng và phát triển ổn định, bền vững kinh tế-xã hội.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm, ngành nghề
chưa đa dạng, việc phát triển thủy lợi-giao thông tuy có khá lên (đặc biệt trong
những năm gần đây) nhưng chưa đảm bảo được chủ động tưới tiêu trên toàn bộ
diện tích và an toàn trong mùa mưa lũ. Đầu tư cho khoa học kỹ thuật nông

nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu, quy hoạch vùng sản xuất, vùng nguyên liệu còn
nhiều bất cập. Chuyển đổi cây trồng vật nuôi chưa rõ ràng, một bộ phận nông
dân thu nhập thấp, thiếu ổn định. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính chất
nhỏ lẻ, phân tán, công nghệ, cơ sở hạ tầng, nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu sản
xuất. Tình hình diễn biến thiên tai, dịch bệnh ngày càng phức tạp gây hại trực
tiếp cho sản xuất và ảnh hưởng đến đời sống và tái đầu tư cho sản xuất của
người dân. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch còn chậm và chưa rõ nét
so với tiềm năng sẵn có và yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giá trị sản
xuất trên một đơn vị diện tích còn thấp, lúa vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
cây trồng trên địa bàn. Sản xuất nông nghiệp chưa thực sự gắn kết với phát triển
công nghiệp, chế biến và thị trường, chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật trên
nhiều lĩnh vực còn chậm, chưa có bước đột phá thúc đẩy nông nghiệp, nông
thôn phát triển. Kinh tế tập thể nhỏ về quy mô, hiệu quả kinh doanh kém.
Chất lượng qui hoạch và quản lý qui hoạch nông nghiêp, nông thôn còn
yếu, chưa được người dân quan tâm dẫn đến việc sản xuất tự phát, manh mún.
Các chương trình, đề án, dự án phục vụ sản xuất có nhu cầu vốn đầu tư rất lớn
18


trong khi đó nguồn vốn bố trí có giới hạn, mặt khác tính phối hợp lồng ghép
giữa các chương trình, dự án cũng còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ.
Mối liên kết 'bốn nhà' chưa chặt chẽ, hiệu quả còn thấp, việc tìm thị
trường tiêu thụ nông sản còn nhiều khó khăn, vai trò của kinh tế hợp tác, HTX
dịch vụ nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu của các hộ nông dân, vai trò
của khoa học, kỹ thuật trong quá trình sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp thấp.
Tính cạnh tranh của thương hiệu nông sản hàng hóa còn thấp.
Tốc độ tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản vẫn
còn chậm so với tiềm năng, thế mạnh và yêu cầu đặt ra. Trình độ thâm canh cây
trồng, giá trị trên đơn vị diện tích chưa cao, chưa có sản phẩm hàng hóa đủ sức
cạnh tranh mạnh với thị trường. Tốc độ phát triển chăn nuôi và thủy sản còn

chậm, tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp vẫn còn thấp. Sản phẩm chăn
nuôi và thủy sản chưa cao, cơ sở chế biến còn ít, giá trị và tỷ trọng xuất nhập
khẩu chưa tương xứng với tiềm năng
Tốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp không đồng đều giữa các vùng,
miền trong tỉnh, năng suất và hiệu quả giữa các vùng còn chênh lệch lớn. Một
số vùng có điều kiện phát triển cây nguyên liệu cho chế biến phát triển chậm,
còn gặp nhiều khó khăn.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ chưa mạnh mẽ,
chưa đồng đều, nhất là vùng sâu, vùng xa, thủy lợi chưa chủ động hoàn toàn.
Việc củng cố hợp tác xã theo Luật định tuy bước đầu đã đạt được một số kết quả
nhưng nhìn chung hiệu quả kinh tế còn thấp, các nhu cầu bức thiết cho phát
triển kinh tế hợp tác xã mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ, quản lý hợp tác xã
còn bị buông lỏng, nhiều hợp tác xã cần được giải thể hoặc chuyển đổi nhưng
còn rất lúng túng do chưa xử lý tồn đọng.
Tỷ lệ lao động trong sản xuất nông nghiệp qua đào tạo còn thấp, trình độ
và kỹ năng thấp, khó có điều kiện tiếp cận với những ngành nghề đòi hỏi có tay
nghề và kỹ năng lao động cao. Trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế phát
triển nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang sự phối kết hợp giữa các ngành các cấp
còn nhiều bất cập trong các khâu chỉ đạo, theo dõi kiểm tra giám sát, điều chỉnh
bổ sung. Một số địa phương chưa có sự phối kết hợp đồng bộ trong quản lý, chỉ
đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch.
Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng chậm, không đáng kể, đây là
một hạn chế lớn trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Giá trị tăng
thêm của ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp chiếm 27-30% GDP, tốc độ
tăng trưởng bình quân hàng năm khá nhanh 17-18%/năm, đã góp phần duy trì
19


tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế; trong đó, khu vực kinh tế nhà nước do
địa phương quản lý tăng rất thấp bình quân 5%/năm, khu vực ngoài quốc doanh

địa phương tăng khá cao, bình quân 18%/năm. Tỷ trọng giá trị sản xuất công
nghiệp-tiểu thủ công nghiệp/tổng giá trị sản xuất công-nông nghiệp 45%.
Chi phí sản xuất của ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp còn rất cao
59-60% giá trị sản xuất nên giá trị gia tăng chỉ chiếm 40-41% giá trị sản xuất
của toàn ngành. Công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm là ngành công
nghiệp quan trọng có giá trị sản xuất lớn thứ hai sau sản xuất lúa gạo, chiếm tỷ
trọng trên 30% giá trị sản xuất toàn tỉnh nhưng chỉ tạo ra 16% giá trị GDP vì chi
phí trung gian hiện còn khá cao do thiết bị, công nghệ chưa được cải thiện nhiều.
Đây là lĩnh vực quyết định sự thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nền kinh tế
Hạn chế trong sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là số cơ sở công
nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm chiếm tới 97%, chủ yếu tiêu thụ tại chỗ.
Các yếu tố công nghệ, trang thiết bị, công nhân lành nghề, cán bộ khoa học công
nghệ chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh, công tác tiếp cận và giám
định công nghệ, thiết bị máy móc nhập khẩu còn kém do thiếu cán bộ có trình
độ giỏi, một số sản phẩm làm ra chưa nhiều nhưng lại tồn đọng, một số cơ sở
sản xuất cầm chừng. Công nghiệp cơ khí, công nghiệp tạo sản phẩm có hàm
lượng công nghệ cao chưa phát triển
Qui mô các ngành kinh tế còn nhỏ và phân tán; số ngành, lĩnh vực có
công nghệ tiên tiến còn rất ít; công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, còn mất cân
đối lớn giữa các khâu trong chuỗi sản xuất và cung ứng. Sản xuất công nghiệp
phần lớn còn ở dạng gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng nội địa không cao. Đa số
các sản phẩm có đóng góp lớn trong GDP và kim ngạch xuất khẩu đều là sản
phẩm nông nghiệp, thủy sản. Cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu đầu tư và cơ cấu
lao động còn bất hợp lý; hiệu quả đầu tư và năng suất lao động còn thấp; chưa
thu hẹp được khoảng cách về năng suất lao động của tỉnh so với ĐBSCL, trong
nước và thế giới.
Cơ chế chính sách ưu đãi về thu hút các nguồn lực chưa đủ sức tạo ra
động lực mới. Thủ tục hành chính chưa đáp ứng nhu cầu phát triển trong tình
hình mới. Năng lực chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện của một bộ

phận cán bộ quản lý chưa tương xứng với yêu cầu phát triển.
Tài nguyên nước có nguy cơ nhiễm bẩn, đặc biệt chất lượng nước ngầm bị
suy giảm, tài nguyên sinh vật trước đây phong phú nay cũng đang bị suy giảm.
Lực lượng lao động tỷ lệ qua đào tạo còn thấp (24%) nên chưa có khả
20


năng đáp ứng cho quá trình phát triển, cạnh tranh và phát triển nhanh các ngành
có hàm lượng khoa học-công nghệ cao.
Khi chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới, trước mắt nhiều dự án đầu tư,
nhất là đầu tư công có thể phải đình hoãn, hàng trăm doanh nghiệp, nhà đầu tư
có liên quan sẽ gặp rất nhiều khó khăn, một số lao động tạm thời bị mất việc,
giảm việc làm và phải chuyển đổi kỹ năng lao động.
Du lịch sông nước và sinh thái, song chưa được đầu tư khai thác hợp lý,
chủ yếu của tư nhân và quy mô nhỏ. Chất lượng nước sạch chưa đáp ứng được
nhu cầu cả về nguồn nước và xử lý nước, nước sạch nông thôn còn rất thiếu.
Dịch vụ y tế còn kém, chất lượng khám chữa bệnh còn thấp.
Điểm yếu về đầu tư thấp và không đồng bộ vùng nông thôn: Sản xuất
nông nghiệp thiếu đảm bảo về điều kiện hạ tầng kinh tế-kỹ thuật. Công nghệ sản
xuất còn lạc hậu, giá thành cao, tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch và bảo quản còn
lớn.Cùng với các quy định pháp luật, cơ chế. Yếu về sử dụng tài nguyên nông
nghiệp theo lợi thế tiểu vùng sinh thái của tỉnh. Khó tổ chức nông dân nối kết
với thị trường.
Những bức xúc về xã hội, nhất là nhu cầu việc làm, đời sống nhân dân ở
các xã nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao, cần được quan tâm chăm lo
tốt hơn trong thời gian tới.An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn diễn biến
phức tạp. Năng lực quản lý, điều hành của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng
yêu cầu.
Yếu kém về quy hoạch và triển khai quy hoạch theo lợi thế so sánh từng
huyện, xã, dẫn đến khó khăn liên quan đến năng lực sản xuất nông dân nối kết

với thị trường, trong bối cảnh sản xuất nông hộ nhỏ lẻ như hiện nay.
Hoạt động thương mại là cơ sở vật chất còn nhỏ bé; chưa hình thành được
các trung tâm lớn; chưa xây dựng được chiến lược sản phẩm và chiến lược thị
trường, dẫn đến khả năng cạnh tranh kém; chưa làm tốt vai trò cầu nối giữa sản
xuất và tiêu thụ; chưa giải quyết tốt đầu ra theo hướng có lợi cho người sản xuất,
có lúc giá lúa, mía, trái cây giảm dưới giá sàn, nhất là khi thu hoạch rộ đã ảnh
hưởng đến đời sống nông dân, sức mua dân cư giảm trong khi hàng hóa trên thị
trường nhiều, sản xuất bị chựng lại, đời sống nông dân càng khó khăn.
Thực chất chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh chỉ
mới thể hiện ở mặt số lượng, kinh tế tăng trưởng khá nhưng tốc độ phát triển về
chất chưa tương xứng vì cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động chưa chuyển dịch rõ
nét, chưa có thay đổi nhiều, cơ cấu hàng hóa chưa đa dạng, tỷ trọng giá trị hàng
21


×