Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Điều tra hiện trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm củng cố và phát triển nhân rộng các tổ chức hợp tác phù hợp với nguyện vọng của các thành viên cộng đồng CHun (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.19 KB, 9 trang )

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN CỦA MỘT SỐ
NƯỚC
- Ở Ấn Độ
Nhận rõ vai trò của HTX chiếm vị trí trọng yếu trong các lĩnh của nền
kinh tế quốc dân, Chính phủ đã thành lập Liên minh HTX quốc gia (NCUI)
để phát triển HTX, nghiên cứu và thực hiện nhiều đề tài dự án về chế biến,
bảo quản, tiêu thụ nông sản. Nghiên cứu chiến lược phát triển cho khu vực
HTX; thiết lập hệ thống thông tin hai chiều giữa người nghèo nông thôn với
các tổ chức HTX.
Hiện nay ở Ấn Độ có 17 Liên đoàn HTX chuyên ngành cấp quốc gia, 171
Liên đoàn HTX thuộc các bang, 24 Liên đoàn HTX đa chức năng cấp quốc
gia.
Các nghiên cứu đã chỉ ra những lĩnh vực hoạt động quan trọng trong kinh
tế HTX ở Ấn Độ hiện nay như sau: Tín dụng nông nghiệp 43% tổng số tín
dụng cả nước, HTX sản xuất đường chiếm tới 63,4% tổng lượng đường cả
nước, HTX sản xuất phân bón các loại chiểm 34% tổng số phân bón cả
nước...
- Ở Nhật Bản
Tổ chức HTX Nhật bản là nhân tố tích cực, góp phần quan trọng trong
phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Quá trình phát triển của HTX ở Nhật
Bản Từ 1870-1890 ở Nhật đã xuất hiện các HTX sản xuất lụa và chè. Một
thế kỷ trước, năm 1900, luật tổ Hợp tác sản xuất được ban hành qui định 4
nội dung hoạt động chính của các HTX lúc đó: cung ứng vật tư nguyên liệu
phục vụ sản xuất, tín dụng, tiêu thụ sản phẩm, sử dụng tập thể các máy móc
thiết bị. Khác với Đài Loan và Hàn Quốc, Nhật không ép buộc nông dân xây
dựng một hệ thống HTX từ trung ương xuống địa phương. Sau 20 năm phát


triển, khi các HTX cơ sở đã trưởng thành, thực sự hình thành nhu cầu liên kết
và phối hợp toàn quốc, Liên hiệp HTX toàn quốc mới ra đời. Sang đến năm
1974, điều kiện môi trường kinh tế bên ngoài đã thay đổi đáng kể về chất.
Một số nước tăng cường tấn công thương mại vào kinh tế Nhật Bản bằng
cách tăng các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu đến Nhật Bản. Ở trong nước,
6


Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

tình trạng mất cân đối trong cơ cấu sản xuất của gạo, cam, sữa, trứng và một
số lương thực, thực phẩm khác lại gây ra sự tắc nghẽn trong giá các sản
phẩm nông nghiệp. Thêm vào đó, qui mô dân số nông nghiệp tiếp tục giảm,
độ tuổi trung bình của lao động nông nghiệp ngày càng cao thêm. Trong khi
đất canh tác vốn đã ít thì một số đất lại bị bỏ hoang. Các HTX nông nghiệp
cũng phải đối mặt với những khó khăn về sự thay đổi trong điều kiện kinh
doanh. Để khắc phục tình hình này từ giữa những năm 70, HTX nông nghiệp
đã được tổ chức lại nhằm cứu sống nền nông nghiệp.
Với tinh thần chủ đạo là tương trợ lẫn nhau, các hộ xã viên đóng góp cổ
phần và thông qua đại hội xã viên bầu ra Ban quản lý HTX. Do tự nguyện
liên kết hoạt động một cách có tổ chức, các hoạt động kinh tế cuả xã viên
được HTX quản lý một cách thường xuyên liên tục. Thêm vào đó do nắm
vững qui mô buôn bán cuả xã viên hoặc bằng những thông lệ nhất định, HTX
nông nghiệp có thể huy động xã viên giúp đỡ vô điều kiện cho HTX. Một
đặc điểm khác nữa là HTX nông nghiệp được xây dựng dựa trên tính lợi thế
kinh tế của qui mô. Để thu hút các đối tượng không phải là nông dân, hình
thức tổ hợp tác mở được thành lập, thành viên không chính thức là những
người sống trong khu vực có HTX, họ được phép tiến hành các dịch vụ và
tham gia hoạt động của HTX. Rõ ràng với qui mô nhiều người hợp lại thì
hiệu quả kinh tế được phát huy và đây được coi là đặc điểm tổ chức chính

của HTX nông nghiệp Nhật Bản.
Một đặc điểm nổi bật khác của HTX nông nghiệp Nhật Bản đó là hình
thức hợp tác trong phân phối chứ không hợp tác trong sản xuất. HTX nông
nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện hai nhiệm vụ chủ yếu: thứ nhất là cung
cấp cho nông dân các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp như
phân bón, hoá chất nông nghiệp, thức ăn, trang thiết bị sản xuất và kỹ thuật
cho sản xuất trồng trọt và chăn nuôi gia súc cũng như các hàng hoá cần dùng
cho nông hộ. Thứ hai là giúp cho người nông dân tiêu thụ các sản phẩm
bằng cách thu gom, bảo quản dự trữ và bán các sản phẩm nông nghiệp và
vật nuôi dựa vào mạng lưới tiêu thụ sản phẩm quốc gia và quốc tế.
Các mô hình HTX chủ yếu ở Nhất là HTX nông nghiệp và HTX tiêu
dùng. Ở Nhật, hầu như mọi nông dân đều tự nguyện tham gia vào HTX NN.
Mô hình HTX NN có mặt khắp nơi trên cả nước, phổ biến đến nỗi mọi người
dân đều biết đến. Hiện tại, tổng số HTX NN hiện nay là 812. Các nghiên cứu
đã chỉ ra các HTX nông nghiệp của Nhật có 2 loại: HTX nông nghiệp đa
chức năng và HTX nông nghiệp đơn chức năng.

7


Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

HTX NN đa chức năng chiếm ưu thế áp đảo ở Nhật. Loại HTX này không
bị hạn chế về quy mô hoạt động. Nó có hầu hết các dịch vụ phục vụ xã viên,
không chỉ đưa ra hướng dẫn cho nông dân trên lĩnh vực sản xuất, đồng áng
mà còn giải quyết những vấn đề khác của đời sống, tổ chức hoạt động tiếp
thị, cung cấp vật dụng thiết yếu hàng ngày, nguyên liệu sản xuất, cho vay và
đầu tư vốn, cung cấp bảo hiểm...
Còn HTX nông nghiệp đơn chức năng hoạt động trong các lĩnh vực như
chế biến sữa, nuôi gia cầm và các nghề truyền thống khác. Ngoài ra còn tiếp

thị sản phẩm của các xã viên thành viên và cung cấp nguyên liệu sản xuất...
Để giúp các HTX hoạt động, Chính phủ Nhật Bản đã tăng cường hệ thống
phục vụ xã hội hóa nông nghiệp, coi HTX nông nghiệp là một trong những
hình thức phục vụ xã hội tốt nhất và yêu cầu các cấp, các ngành phải giúp đỡ
và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các tổ chức này.
- Ở Hàn Quốc
Trước đây, HTX cơ sở cấp xã đã hình thành tự phát nhưng do những hạn
chế về quan niệm lịch sử, về hình thức hoạt động, và ảnh hưởng của chiến
tranh nên hoạt động của các HTX dần trở nên không phù hợp. Sau nội chiến
năm 1961, nhận thấy lực lượng nông dân có ý nghĩa sống còn về kinh tế và
chính trị với đất nước, Chính phủ Hàn Quốc đã thiết lập Liên đoàn HTX
Nông nghiệp Quốc gia (NACF) dựa trên hai tổ chức hoạt động độc lập lúc đó
là Ngân hàng Nông nghiệp và tổ chức HTX cũ. Sau đó, Liên đoàn tiến hành
thiết lập mạng lưới HTX từ trung ương xuống cơ sở nhằm thực hiện 2 mục
tiêu cơ bản: Cung cấp vốn cho nông dân, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Tuy nhiên, hoạt động của các HTX trong những năm đầu của thập kỷ 1960
không phát triển do việc xây dựng hệ thống HTX là sự áp đặt từ trên xuống,
không đáp ứng nhu cầu của nông dân, sản xuất nông nghiệp Hàn quốc chưa
phát triển trình độ sản xuất thấp mang tính tự cung tự cấp, do đó nhu cầu của
nông dân đối với các hoạt động dịch vụ hỗ trợ không cao, nông dân chưa
cảm nhận được sự cần thiết của việc tham gia HTX. Để khắc phục những
nhược điểm trên, từ 1964 đến 1968, NACF đã tiến hành đổi mới HTX, nhấn
mạnh vai trò chủ động của nông dân và các HTX cơ sở trong phát triển kinh
tế nông thôn. Tuy nhiên các biện pháp để thực hiện, một mặt, không đủ
mạnh, mặt khác, vẫn mang tính áp đặt, không xuất phát từ lợi ích thiết thực
của nông dân. Do đó, hoạt động của các HTX cơ sở không có sức sống,
không mở rộng được như mong đợi của Chính phủ và chỉ bó hẹp trong phạm
vi cung cấp vốn và vật tư cho sản xuất nông nghiệp ở qui mô nhỏ. Về phía
mình nông dân không thấy được sự cần thiết có HTX , cũng như tham gia
8



Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

HTX. Từ năm 1969 đến 1974, nhằm khắc phục những nhược điểm trên,
Chính phủ tiến hành những thay đổi căn bản nhằm trao nhiều quyền hạn hơn
cho các HTX cơ sở thông qua 2 chính sách. Thứ nhất : Nâng cao qui mô kinh
tế cho các HTX cơ sở bằng cách hợp nhất các HTX cơ sở ở cấp xã để có thể
cung cấp dịch vụ tốt hơn cho nhu cầu của nông dân. Thứ hai: Hình thành các
"HTX cơ sở - doanh nghiệp đa chức năng". Chính phủ quyết định chuyển
giao các hoạt động kinh doanh trước kia chỉ thuộc hoạt động của các HTX
cấp vùng, cấp thành phố hoặc của các doanh nghiệp cho các HTX cơ sở.
Hoạt động của các HTX cơ sở được mở rộng. Kể từ năm 1971, các HTX cơ
sở đã hoạt động tất cả trên 4 lĩnh vực chính: cung cấp tín dụng, cung cấp
phân bón, cung cấp hoá chất nông nghiệp, và cung cấp các dịch vụ bảo hiểm.
Những việc làm này của Chính phủ trở nên thiết thực hơn do các HTX cơ
sở gần với nông dân hơn, nắm rõ nhu cầu nông dân hơn. Các HTX cơ sở đã
phát triển thành các doanh nghiệp đa chức năng. Tuy nhiên, hầu hết các hoạt
động của các HTX cơ sở vẫn chủ yếu tập trung vào các khâu hỗ trợ đầu vào
như vốn và vật tư cho sản xuất nông nghiệp, ít tập trung vào hoạt động khâu
chế biến và tiêu thụ sản phẩm - những khâu mà từng cá thể đơn lẻ khó thực
hiện được. Từ 1975 đến 1980, các chương trình tăng thu nhập cho nông dân
của phong trào Làng mới (Saemaul Undong) được phát động mạnh. Kinh tế
nông thôn, kinh tế nông hộ phát triển thực sự tiếp thêm sức mạnh cho các
"HTX cơ sở - doanh nghiệp đa chức năng". Trong giai đoạn này, quá trình đa
dạng hoá sản phẩm và sản xuất hàng hoá tăng lên rất nhanh. Thu nhập bình
quân đầu người ở khu vực nông thôn đạt ngang với thu nhập bình quân đầu
người ở thành thị. Hơn nữa, tại thời điểm này, tập quán dân chủ do phong
trào Làng mới tạo ra đã thúc đẩy người dân nông thôn tích cực tham gia và
thiết lập một hệ thống HTX phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu của mình.

Đến cuối thập kỷ 70, các chức năng hay qui mô hoạt động của các HTX căn
bản đã được hình thành. Các hoạt động này bao gồm từ khâu hỗ trợ tín dụng,
bảo hiểm, cung cấp vật tư nông nghiệp cho đến các hoạt động xúc tiến
thương mại, thông tin thị trường, v.v...
Từ năm 1980, hệ thống HTX không ngừng hoàn thiện về tổ chức và hình
thức hoạt động và đến nay đã rất hoàn chỉnh. Cơ quan đứng đầu của Hệ
thống là Liên đoàn HTX Nông nghiệp Quốc gia (NACF). Trong đó có hai
nhánh là HTX cơ sở và HTX ở đô thị. Chủ nhiệm HTX do xã viên bầu. Chủ
tịch và Kiểm toán viên chính của NACF do các chủ nhiệm HTX cơ sở bầu
lên. Các thành viên khác của ban lãnh đạo NACF được Chủ tịch đề cử và hội
nghị đại biểu các chủ nhiệm HTX cơ sở chấp nhận. Năm 1998, cán bộ làm
9


Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

việc cho Liên đoàn có gần 17 ngàn người, làm việc tại 4 đại diện ở nước
ngoài, 17 trụ sở vùng, 156 trụ sở tại các thành phố, 701 trụ sở trên toàn quốc,
10 trung tâm đào tạo và 22 trung tâm tiếp thị thương mại. Liên đoàn xuất bản
Báo Nông dân, điều hành Đại học Hợp tác xã, quản lý nhiều công ty kinh
doanh nông sản, vận tải, hoá chất, máy móc công cụ. Liên đoàn có 1200
HTX thành viên và hơn 1 vạn trung tâm kinh doanh,và 51 ngàn cán bộ làm
việc cho các HTX thành viên. Hoạt động của NACF rất đa dạng, bao gồm:
tiếp thị, chế biến, cung ứng vật tư và hàng tiêu dùng, tín dụng và ngân hàng,
bảo hiểm, kho tàng, vận tải, khuyến nông, nghiên cứu, xuất bản... phục vụ 5
triệu nông dân và cộng đồng nông thôn.
- Ở Thái Lan
Cùng với sự phát triển của các HT X tín dụng, các loại HTX khác như
nông nghiệp, công nghiệp cũng phát triển manh và trở thành một trong
những yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước cũng như

giữ vững ổn định xã hội.
Hiện nay Thái Lan có tới 5.611 HTX các loại với hơn 8 triệu xã viên,
trong đó có 3.370 HTX nông nghiệp có hơn 4 triệu xã viên, 100 HTX đất đai
có 147.000 xã viên, 76 HTX thủy sản với hơn 13.000 xã viên, 1.296 HTX tín
dụng với hơn 2 triệu xã viên, 400 HTX dịch vụ với hơn 146.000 xã viên.
Các nghiên cứu của nước này đã chỉ ra các HTX nông nghiệp được thành
lập là nhằm đáp ứng nguyện vọng của cộng đồng dân cư trong các lĩnh vực:
Vay vốn, gởi tiền tiết kiệm và tiền ký quĩ, tiêu thụ sản phẩm, tiếp thị, hổ trợ
phát triển trồng trọt, chăn nuôi và các dịch vụ khác.
Trên cơ sở của các nghiên cứu Chính phủ Thái lan đã ban hành nhiều
chính sách nhằm đảm bảo chi phí đầu tư, có giá bán ổn định cho người tiêu
dùng, ổn định giá nông sản của thị trường trong nước thấp hơn giá thị trường
thế giới, khuyến khích xuất khẩu. Năm 2002 – 2004 Chính phủ Thái đã dành
134 tỷ Bath để cải thiện và phát triển HTX trong các lĩnh vực phát triển sản
phẩm mới, công nghệ sinh học giống, mở rộng tưới tiêu...
Hàng năm Liên đoàn HTX Thái Lan tổ chức Hội nghị toàn quốc với sự
tham gia của đại diện các loại hinh HTX trong cả nước, đại diện các cơ quan
chính phủ và các nhà nhà nghiên cứu có liên quan đến tổ chưc HTX. Sự hỗ
trợ, giúp đỡ của Chính phủ Thái Lan thật sự có hiệu quả trong việc hoạch
định các chính sách đối với phát triển khu vực kinh tế HTX.
- Ở Malaixia
Các tổ chức HTX được thành lập từ những năm đầu của thế kỷ XX. Hiện
nay các HTX là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của
10


Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

đát nước. Hiện nay nước này có tới 4.049 HTX các loại với 4,33 triệu xã
viên, trong đó có 205 HTXNN với 0,19 triệu xã viên, số còn lại là các HTX

thuộc các ngành nghề khác như: Tín dụng có 442 HTX với 1,32 triệu xã
viên, công nghiệp có 51 HTX với 0,01 triệu xã viên, dịch vụ có 362 HTX với
0,14 triệu xã viên…
Các nguyên tắc của HTX được nêu ra là: Quản lý dân chủ, thành viên tự
nguyện, thu nhập bình đẳng, phân phối lợi nhuận kinh doanh theo mức độ sử
dụng các dịch vụ của xã viên và mức độ đóng góp vốn của xã viên, hoàn trả
vốn theo mức đầu tư, xuc tiến công tác đào tạo phổ câp kiến thức quản lý và
khoa học kỹ thuật cho xã viên.
Pháp lệnh đầu tiên về HTX của Malaixia ra đời từ năm 1922. Luật HTX
ra đời năm 1993 là khung pháp lý cho các tổ chức HTX của nước này hoạt
động và phát triển. Quản lý Nhà nước về HTX là Cục Phát triển HTX.

1.2 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Ở
TRONG NƯỚC
- Tổ Hợp tác lúa giống và Dịch vụ gặt, sấy Đồng Tháp
Tổ hợp tác lúa giống ở xã Mỹ Trà, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp,
từ một hộ sản xuất lúa giống có lời và ổn định, nhiều hộ lân cận cũng muốn
sản xuất lúa giống và "nhập hội" với hộ trồng lúa giống đầu tiên - người trở
thành tổ trưởng tổ hợp tác về giống sau này. Như vậy, đây là một trong nhiều
tổ hợp tác chuyên về sản xuất lúa giống, mang lại lợi ích kinh tế nhiều hơn
cho các tổ viên. Tổ trưởng hướng dẫn kỹ thuật cho các tổ viên, tổ chức mua
vật tư đầu vào và tổ chức tiêu thụ lúa giống chung cho cả tổ. Chi phí sản xuất
lúa giống nhờ vậy giảm nhiều, thế mặc cả trên thị trường của cả tổ tăng lên,
sản xuất có tính cộng đồng, tạo nên tinh thần kinh doanh và sức cạnh tranh
chung của cộng đồng. Trong sinh hoạt, tổ hợp tác không chỉ bàn về việc sản
xuất lúa giống mà còn là sinh hoạt văn hóa của cộng đồng xã viên tại ngay
nhà riêng của tổ trưởng. Tổ hoạt động có bản chất của HTX dịch vụ xã viên,
với số tổ viên tới 24 hộ, vượt xa số lượng tối thiểu cần có của một HTX.
Đáng chú ý, trong số 24 tổ viên tổ giống có 9 tổ viên lại thành lập riêng một
tổ gặt và sấy lúa, theo đó mỗi tổ viên góp vốn để mua 3 máy gặt và máy sấy

thóc, vừa tự phục vụ cho mình, vừa phục vụ cho các tổ viên khác của tổ
giống và hộ nông dân khác trong vùng. Các tổ viên tự quản lý máy móc và tự
vận hành máy, từ đó không những giảm chi phí cho dịch vụ cày bừa mà còn
tăng thêm thu nhập. Chỉ sau một vụ, tổ đã có thu nhập không những bù đắp
vốn đầu tư, mà còn trích quỹ tích lũy và chia lời cho tổ viên. Tổ hợp tác này
11


Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

có bản chất giống như hợp tác xã của người lao động, theo đó người tổ viên
vừa là chủ sở hữu vừa là người lao động của tổ.
Như vậy, trên một địa bàn có hai tổ hợp tác theo hai mô hình tổ chức khác
nhau: tổ hợp tác dịch vụ phục vụ tổ viên và tổ hợp tác của người lao động;
một xã viên có thể tham gia nhiều tổ hợp tác khác nhau.
- HTX nông nghiệp Mỹ Thành
Ở tỉnh Tiền Giang, HTX nông nghiệp Mỹ Thành (xã Mỹ Thành Nam, huyện
Cai Lậy) thành lập năm 2004 với 48 xã viên, đến nay HTX đã có 208 thành
viên bao gồm cả nông dân xã Mỹ Thành Bắc, với tổng diện tích sản xuất là
180 ha. HTX đã định hướng sản xuất đúng đắn, gắn kết được “4 nhà” cùng
xắn tay trên đồng ruộng. Tháng 9-2008, HTX đã thực hiện sản xuất lúa và
chế biến gạo đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, sau khi vượt qua trên 250 chỉ tiêu
bắt buộc khẳng định được thương hiệu hạt gạo chất lượng cao theo tiêu
chuẩn quốc tế về thực hành sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn đạt tiêu chuẩn
GlobalGAP. Hạt gạo GlobalGAP đã đi vào các siêu thị với nhãn mác “Gạo
Tứ Quý”, được Công ty ADC bao tiêu sản phẩm, đảm bảo nông dân có lãi
cao hơn 20% so với lúa cùng loại ngoài thị trường.
- HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim
HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim- mô hình HTX với nhiều nông dân đã liên
kết với nhau để thực hiện thành công tiêu chuẩn GlobalGAP đã mở ra triển

vọng tươi sáng cho mặt hàng trái cây nói riêng, các mặt hàng nông sản nói
chung trên bước đường chinh phục thị trường thế giới. Từ thực trạng diện
tích sản xuất của nông hộ trong HTX nhỏ lẻ, phân tán, phổ biến 2 - 4 công
(2.000 - 4.000m2); thói quen sản xuất cũ đã hình thành quá lâu, khó thay đổi
ngay được. Thêm vào đó, cán bộ hướng dẫn kỹ thuật của HTX lại chưa có
kinh nghiệm, lĩnh vực áp dụng còn quá mới mẻ, nhhưng kết hợp cới sự trợ
giúp của các cơ quan chuyên môn, kết quả 19 hộ nông dân - xã viên của
HTX cũng đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Mới
đây, HTX đã xuất khẩu được 50 tấn vú sữa Lò Rèn đạt tiêu chuẩn
GlobalGAP sang thị trường Nga và Đức với giá trên 30.000 đồng/trái, tăng
gần 1,5 lần so với trước đây. HTX hiện có trên 40ha vú sữa được trồng theo
tiêu chuẩn GlobalGAP, dự kiến sẽ thu hoạch thêm gần 50 tấn để cung ứng
cho hệ thống Metro Cash & Carry. Nhiều nông dân tham gia dự án này cho
biết, áp dụng quy trình sản xuất mới, chi phí giảm so với trước 30- 50%, số
lượng trái đạt chất lượng tăng từ 30- 70%, lợi nhuận tăng thêm 40%. Điều
này có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh thực trạng sản xuất trái cây của nhà

12


Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

vườn ĐBSCL còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, cách biệt khá xa so với các tiêu
chuẩn của thế giới.
- HTX thủy sản Thới An
Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, có HTX thủy sản Thới An ở quận
Ô Môn, TP Cần Thơ đạt sản lượng nuôi cá chiếm tới 90% sản lượng toàn
huyện. Trước đây HTX cũng lao đao vì khâu tiêu thụ sản phẩm, nhưng từ khi
liên kết với Công ty Hùng Vương (Tiền Giang) HTX luôn đi vào sản xuất ổn
định với sản lượng cung ứng theo đúng yêu cầu hợp đồng của công ty đề ra,

từ đó đời sống của xã viên luôn ổn định và được nâng cao....
- Hợp tác xã chăn nuôi Nam Sách - Hải Dương
HTX chăn nuôi Nam Sách (Hải Dương) là HTX kiểu mới được thành lập
năm 2002, lúc đầu chỉ 20 xã viên từ 3 xã, nay có 35 xã viên từ 8 xã lân cận
thuộc huyện Nam Sách. Trước khi tham gia HTX, mỗi hộ nói chung chỉ nuôi
khoảng từ 1 - 5 con lợn mỗi năm. Sau khi tham gia HTX 3 - 4 năm, mỗi hộ
thành viên đã nuôi lợn theo phương pháp công nghiệp, từ 30 đến 200 con,
thậm chí có hộ còn nuôi nhiều hơn, kết hợp nuôi gà và cá, thực chất là phát
triển thành các trang trại chăn nuôi. Đời sống của các gia đình hộ xã viên từ
vài năm gần đây đã được cải thiện rõ rệt, nhiều hộ xã viên đã giàu có. HTX
đã trở thành tổ chức hợp tác của nhiều trang trại chăn nuôi gia đình, hoạt
động thực sự vì lợi ích xã viên chứ không phải ỷ lại, chờ trợ cấp.
Trong lúc nhiều HTX đang rất khó khăn trong việc định hình việc hoạt
động thì HTX chăn nuôi Nam Sách đã xác định rõ lĩnh vực của mình là cung
cấp vật tư, nguyên liệu phục vụ chăn nuôi, kỹ thuật chuồng trại và nuôi lợn,
dịch vụ thú y, hỗ trợ vay tín dụng ngân hàng, tiêu thụ sản phẩm cho xã viên tức là các nhu cầu chung cho chăn nuôi lợn của các hộ xã viên mà từng xã
viên riêng lẻ nếu làm sẽ kém hiệu quả, hoặc khó thực hiện. Chủ nhiệm HTX
đồng thời là một chủ hộ xã viên của HTX, là người năng động, sáng tạo, có
tinh thần hợp tác, giúp đỡ cộng đồng và có năng lực cuốn hút người khác
trong hoạt động của HTX. Có được như vậy là nhờ có sự bàn bạc dân chủ
giữa các hộ xã viên trong HTX.
Lúc đầu trụ sở của HTX là nhà của chủ nhiệm. Sau vài năm, HTX kiến
nghị và được chính quyền xã chấp thuận sử dụng một cái ao hố bom cũ.
Cộng đồng xã viên đã cùng nhau san lấp ao, xây dựng trụ sở, vừa làm nơi hội
họp, vừa làm nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng xã viên.
HTX phát triển đến quy mô khoảng 35 hộ xã viên thì được coi là tạm đủ
xét theo năng lực quản lý và hiệu quả, nhưng HTX đã giúp đỡ phổ biến kinh
nghiệm và tạo điều kiện cho 9 HTX tương tự khác thành lập và phát triển
13



Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

trong huyện Nam Sách. Trên cơ sở nhiều HTX chăn nuôi và từ nhu cầu
chung của các HTX chăn nuôi - mà thực chất là nhu cầu chung của các hộ xã
viên, Liên hiệp HTX chăn nuôi Nam Sách đã được thành lập nhằm đáp ứng
nhu cầu đầu vào, dịch vụ kỹ thuật, đặc biệt mở dịch vụ tiêu thụ, chế biến thịt
lợn cho các HTX thành viên. Quy mô hoạt động của Liên hiệp tăng hơn hẳn
so với từng HTX thành viên riêng lẻ, do vậy hiệu quả của HTX và kinh tế hộ
xã viên cao hơn hẳn so với trước đây. Liên hiệp HTX thực chất là HTX của
các HTX, một tổ chức hợp tác cấp cao hơn so với HTX, tập hợp được nhiều
xã viên hơn.
Trên đây chính là mô hình tổ chức HTX dịch vụ phục vụ xã viên, theo
đó xã viên vừa là chủ sở hữu vừa là người sử dụng dịch vụ của HTX.

14



×