Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

DSpace at VNU: Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô hình hệ thống thông tin y tế tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.94 KB, 5 trang )

Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô
hình hệ thống thông tin y tế tại Việt Nam
Trần Xuân Chức
Viện Công nghệ Thông tin
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin
Mã số: Chuyên ngành đào đạo thí điểm
Người hướng dẫn: TS. Lê Quang Minh
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Quản lý hệ thống thông tin; Thông tin y tế; Hệ thống thông tin.

Content
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Thực trạng chung hiện nay là sự phát triển và ứng dụng tin học trong y tế của nước ta
vẫn còn ở mức thấp so với mặt bằng chung trên thế giới và trong khu vực. Việc ứng dụng
tin học tại các đơn vị, cơ sở trong ngành y tế nói chung vẫn mang tính tự phát, manh mún,
chưa có tính hệ thống, tính đồng bộ, đặc biệt là trong khối đơn vị bệnh viện. Số lượng các
đơn vị bệnh viện ứng dụng tin học thành công trong công tác quản lý và khám chữa bệnh
là rất ít, thường chỉ tập trung ở một số bệnh viện lớn hoặc bệnh viện tư nhân. Bên cạnh đó,
do sự phát triển thiếu đồng bộ và thiếu sự quan tâm đến các tiêu chuẩn, nên hệ thống phần
mềm của các bệnh viện vẫn chưa thể kết nối và chia sẻ dữ liệu/thông tin được với nhau.
Nằm trong thực trạng chung về sự phát triển tin học y tế trong khối bệnh viện tại Việt
Nam, các bệnh viện đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tích hợp dữ liệu, thông tin y
tế. Do đó, rất cần thiết xây dựng và định hướng vấn đề chuẩn hóa thông tin dữ liệu và qui
trình đồng bộ trong các loại bệnh án và công tác quản lý và khám chữa bệnh. Việc nghiên
cứu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN Y TẾ TẠI
VIỆT NAM nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp thiết đó.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung:



-

Đánh giá hiện trạng mô hình Hệ thống thông tin ngành y tế Việt Nam.

-

Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng và phát triển mô hình Hệ thống thông tin y tế từ
các nước phát triển trên thế giới.

-

Đề xuất triển khai mô hình Hệ thống thông tin y tế Việt Nam.

-

Đánh giá hiệu quả mô hình lựa chọn đề xuất.

b. Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu cụ thể của việc xây dựng mô hình hệ thống thông tin y tế là nhằm nâng cao
chất lượng thông tin sức khỏe, cải thiện chất lượng dịch vụ y tế và bảo vệ sức khỏe của
con người (bệnh nhân) với sự hỗ trợ của việc số hóa các thông tin. Nhưng nó không phải
là để tự động hoá các nghiệp vụ liên quan đến sức khỏe một cách đơn giản là thông qua
máy tính. Việc thúc đẩy, cải thiện và nâng cao toàn bộ hệ thống thông tin y tế thông qua
sức mạnh tổng hợp, của nhiều tổ chức liên quan của hệ thống y tế chẳng hạn như Bộ Y tế,
các tổ chức y tế, các công ty bảo hiểm và dược phẩm, nhà sản xuất và cung cấp thiết bị y
tế.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
-


Đối tượng nghiên cứu: Các văn bản pháp quy liên quan đến việc xây dựng và phát
triển Hệ thống thông tin y tế do Nhà nước quy định, các tài liệu, công trình nghiên cứu
của các tác giả trong và ngoài nước.

-

Phạm vi nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu để áp dụng cho xây dựng và phát triển mô
hình Hệ thống thông tin y tế tại Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể phân tích khách quan và khoa học, đưa ra được những quy trình hợp lý và
đúng đắn, các phương pháp được sử dụng:
-

Thu thập, nghiên cứu các tài liệu, văn bản liên quan đến mô hình Hệ thống thông tin
ngành y tế Việt Nam; Có thể thấy rằng, nghiên cứu tài liệu thể hiện được đầy đủ và
cho một cái nhìn chính xác nhất về hiện trạng Hệ thống thông tin ngành y tế và đề xuất
mô hình triển khai.

-

So sánh, rút kinh nghiệm từ các mô hình đã triển khai trên thế giới để có bài học đúng
đắn trong triển khai mô hình Hệ thống thông tin y tế tại Việt Nam: để học hỏi kinh
nghiệm và rút ra bài học.

-

Phân tích và tổng hợp: từ những tài liệu thu thập được, tiến hành phân tích và tổng hợp
các nguồn thông tin đó để đánh giá hiệu quả và đưa ra được mô hình phù hợp cho Việt
Nam.


5. Kết quả của đề tài
Luận văn trình bày kết quả của nghiên cứu việc phát triển và xây dựng mô hình hệ
thống thông tin y tế tại Việt Nam. Luận văn trình bày tất cả các vấn đề cần thiết cho việc phát
triển và xây dựng hệ thống thông tin trong lĩnh vực y tế công cộng tại Việt Nam, những thông


tin trong tài liệu đã được khảo sát và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng để tránh các rủi ro bất kỳ
sau này khi triển khai.
Hệ thống thông tin y tế công cộng bao gồm hệ thống thông tin bệnh viện trực tiếp cung
cấp dịch vụ y tế cho bệnh nhân, hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR – Electronic Health Record)
cung cấp thông tin sức khỏe của người dân và thông tin phòng dịch cho các tổ chức y tế dự
phòng và người dân. Mạng thông tin y tế là sự kết hợp, kết nối tất cả các thành phần này.
Việc phát triển và xây dựng mô hình hệ thống thông tin y tế công cộng cần chi phí rất
lớn và sự chuẩn bị nhiều cho cơ sở hạ tầng mạng, năng lực hoạt động và xây dựng chuẩn
thông tin y tế. Vì vậy, để tránh nhiều rủi ro có thể xảy ra trong khi xây dựng toàn bộ hệ thống
cùng một lúc, đề xuất nên thực hiện từng bước chiến lược để phát triển mô hình Hệ thống
thông tin y tế Việt Nam như sau:
- Giai đoạn khởi điểm: CPOE (Computerized Physician Order Entry – Hệ thống máy
tính cho phép nhân viên y tế số hóa quy trình nghiệp vụ và các yêu cầu trong bệnh viện, đặc
biệt là đối với các bệnh nhân nhập viện) được thực hiện tại một bệnh viện mục tiêu đầu tiên
(chẳng hạn, Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện lớn nhất tại Hà Nội) vì thế cần thiết phài có sự
kiểm tra tính khả thi kỹ thuật và nghiệp vụ và xem xét các vấn đề có thể được giải quyết cho
việc mở rộng hệ thống sau này.
- Giai đoạn tiêu chuẩn hóa: VHIS I (Hệ thống thông tin Bệnh viện tiêu chuẩn I tại Việt
Nam) được xây dựng dựa trên các CPOE mà đã được hoàn thành ở giai đoạn khởi điểm.
- Giai đoạn mở rộng: VHIS I sẽ được mở rộng cho các bệnh viện mục tiêu khác và
VHIS II cho bệnh viện nhỏ sẽ được xây dựng.
- Giai đoạn tích hợp: Hoạn thiện hệ thống thông tin y tế công cộng tại Việt Nam, trong
đó tích hợp các cá nhân và tổ chức chẳng hạn như Bộ Y tế, các tổ chức bảo hiểm và các nhà

cung cấp ...
Các lợi ích và hiệu quả có thể đạt được sau khi xây dựng và hoàn thiện mô hình hệ
thống thông tin y tế công cộng như sau:
 Cải thiện sức khỏe (bệnh nhân) và lợi ích của người dân. Nâng cao chất lượng
dịch vụ y tế thông qua việc số hóa trên toàn bộ hệ thống thông tin y tế.
 Nâng cao hiệu quả các nghiệp vụ của tổ chức y tế đồng thời cắt giảm chi phí
bằng cách tiêu chuẩn hoá và cải thiện các quy trình nghiệp vụ.
 Mở rộng cơ sở hạ tầng kỹ thuật quốc gia thông qua công nghệ số hóa và đảm
bảo an toàn an ninh thông tin trong suốt quá trình kết nối và trao đổi thông tin.
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài được kết cấu gồm 6 phần (chương) chính trong đó:
Phần mở đầu: Giới thiệu các yêu cầu khách quan, chủ quan, cơ sở thực tiễn
nghiên cứu và xây dựng đề tài


Chương I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM
Chương II: KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH HỆ
THỐNG THÔNG TIN Y TẾ TỪ CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI
Chương III. ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN Y
TẾ VIỆT NAM
Chương IV: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH
Phần kết luận: Kết luận tổng thể về luận văn.

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2011), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về chuẩn hóa hệ thống thông tin y tế, Quảng
Nam.
2. Bộ Y tế (2008), Báo cáo về “Số lượng người điều trị ngoại chẩn 1 năm”.
3. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế (2008), Số liệu kiểm tra 932 bệnh viện năm

2008.
4. Nguyễn Hoàng Phương, Phí Văn Thâm, Nguyễn Tuấn Khoa (2008), Kỷ yếu hội thảo
khoa học: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, Trung tâm tin học,
Bộ Y tế.
5. Nguyễn Đức Thuận, Vũ Duy Hải, Trần Anh Vũ (2006), Hệ thống thông tin y tế, Nhà
xuất bản Bách khoa Hà Nội.
6. Lê Hồng Hà1, Trần Xuân Chức2 , Kiều Mai3 (2015), “Y tế di động và triển vọng
phát triển tại Việt Nam”, Kỷ yếu Hội nghị ứng dụng Công nghệ thông tin trong ngành
y tế lần thứ 7, Bộ Y tế, tr. 114- 116.
7. Trần Xuân Chức2, Trần Văn Tuyên2, Hoàng Văn Tiến2, Nguyễn Sơn Hải2, Trần Thị
Diệu Trinh 2 (2014), “Giải pháp Ứng dụng thu thập và cung cấp thông tin y tế chủ
động tới cộng đồng”, Hội thi Tin học khối cán bộ, công chức trẻ toàn quốc lần II2014. Chứng nhận đạt Giải 3 và Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCSHCM.
(o/tin-tuc/ket-qua-hoi-thi-khoi-can-bo-cong-chuc-tre-toan-quoc-lanii-2014.htm)
Tiếng Anh
8. According to the study of Jhalak (2001), The proportion of hospitalizations related to
drug response, Journal of the Association of American Medical Informatics.
9. Dr. Kai U.Heitmann (2003), Concepts & IMplementations in Health Information
Projects, University of Cologne (Germany), Institute for Medical Statistics,
Informatics and Epidenmiology.
10. The Academy of Medical Informatics Korea (2001), “The statistics under the Health
Insurance”.
11. Korea Ministry of Health and Welfare (2007), Public health information strategy
plan.
12. Refer to Market research.com (2009), The trend of the market of medical equipment
Vietnam.
13. The report by the RAND study Joneston (2003), "Drug reaction rate occurs at an
outpatient", Center for Information Technology Leadership – CITL.


14. The report by the RAND study Joneston (2003), Prevent adverse drug reactions

occurring in the inpatient, Center for Information Technology Leadership – CITL.
15. Journal of the Association of American Medical Informatics (2001), “The study of
EMR and effects - nursing records”.
16.
17. The National Bureau of Asian Research
18. Projects: U-health’s Korea
(Ghi chú: 1Hội Tin học Việt Nam, 2Cục Công nghệ thông tin – Bộ Y tế, 3Công ty TNHH Hà
Thắng)



×