Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

DSpace at VNU: Đánh giá tác dụng an thần, giải lo của bài thuốc “Chè an thần” trên động vật thực nghiệm 1. Ly Huong. TN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.25 KB, 5 trang )

l Nghiên cứu - Kỹ thuật
Nhận xét: Dân gian thường sử dụng 10 g dược
liệu/người/ngày suy ra 0,2 g dược liệu/kg/ngày.
Qui đổi ra liều tương ứng trên chuột nhắt cao gấp
12 lần liều trên người là 2,4 g/k/24 giờ. Như vậy
LD50 cao gấp khoảng 56 lần liều dự kiến có tác
dụng, cho thấy dược liệu có tính an toàn cao.
Kết quả nghiên cứu độc tính bán trường
diễn của CL 1
Độc tính bán trường diễn cao lỏng lá cây thuốc
thượng (CL1) với liều tương đương 2 g và 4 g
dược liệu/kg thể trọng/ngày ở chuột cống trắng đã
được nghiên cứu trên các thông số: trọng lượng
cơ thể, tần số tim, biên độ sóng R; số lượng hồng
cầu, hàm lượng huyết sắc tố; số lượng bạch cầu,
tiểu cầu; hoạt độ AST, ALT; albumin huyết tương;
cholesterol, bilirubin toàn phần; creatinin và mô
bệnh học gan, lách, thận. Kết quả cho thấy, sau 60
ngày dùng thuốc, các thông số trên không thay đổi
có ý nghĩa thống kê so với trước khi dùng thuốc,
hoặc so với lô chứng không dùng thuốc.

Kết luận
Từ các kết quả trên, chúng tôi thấy cao lỏng lá
cây thuốc thượng (CL1) có tính an toàn cao:
+ Giá trị LD50 = 135,631 (118,974 ÷ 154,619) g/
kg ở P = 0,05, cao gấp khoảng 56 lần so với liều

dự kiến có tác dụng điều trị.
+ Nghiên cứu độc tính bán trường diễn, cho
chuột uống CL1 hàng ngày trong 60 ngày. Không


có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô
chứng ở tất cả các chỉ số: trọng lượng cơ thể, điện
tim, các chỉ số sinh hóa, huyết học. Hình ảnh mô
bệnh học của gan, lách, thận bình thường. Cao
lỏng CL1 không có độc tính trên các hệ cơ quan
quan trọng của động vật.

Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (1996), Quyết định số 371/BYT-QĐ về việc
ban hành “Quy chế đánh giá tính an toàn và hiệu lực của
thuốc cổ truyền”.
2. Bộ Y tế (2007), Quyết định số 01/2007/ QĐ-BYT
về việc ban hành “Quy định về thử thuốc trên lâm sàng”.
3. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam –
tập 2, NXB Y học, Hà Nội, tr. 940-941.
4. Đỗ Trung Đàm (2014), Phương pháp xác định độc
tính của thuốc, Nhà xuất bản Y học.
5. OECD (2002), Drug Safety Evaluation I: Acute and
subchronic toxicity assessement, USA Academy Press.
6. WHO (1993), Research Guidelines For Evaluating
the Safety and Efficacy of Herbal Medicines, ROWP,
Manila, Philippines.
7. WHO (2000), General Guidelines for Methodologies
on Research and Evaluation of Traditional Medicine,
EDM/TRM, Geneva, Switzerland.

(Ngày nhận bài: 17/03/2016 - Ngày duyệt đăng: 25/04/2016)

Đánh giá tác dụng an thần, giải lo của bài thuốc
“Chè an thần” trên động vật thực nghiệm

Dương Thị Ly Hương1*, Nguyễn Thị Bích Thủy2

Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
2
Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
*
E-mail:

1

Summary

The coumpound herbal remedy “Che an than” (Tranquillisant tea) was evaluated for anxiolytic effect on
experimental mice by the Elevated Plus Maze (EPM), Grip, Rota-Rod performance, Forced swimming test. At
the dose of 2 g/kg, “Che an than” increased the frequency and time in the open arms of EPM test, decreased
the score in Grip test, shortened the stay time on the rotating cylinder in Rotarod performance test, and reduced
the swimming time in the Forced swimming test. For these estimated effects, at the dose of 2 g/kg, “Che an
than” was similar to diazepam 2 mg/kg.
Keywords: “Che an than”, mice, Elevated Plus Maze, Grip test, Rota-Rod performance test, and Forced
swimming test.

Đặt vấn đề

Canada, tỷ lệ người mất ngủ có thể lên đến
xấp xỉ 30% trong các điều tra xã hội học

. Để

[4,9]


Mất ngủ là một chứng bệnh khá phổ biến
hiện nay. Ở các nước phát triển như Anh, Mỹ,

điều trị mất ngủ, ngoài liệu pháp tâm lý thì việc

40

TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 5/2016 (SỐ 481 NĂM 56)


l Nghiên cứu - Kỹ thuật
sử dụng thuốc an thần là rất quan trọng. Bên
cạnh dẫn xuất được sử dụng phổ biến như dẫn
xuất benzodiazepin (sedusen, zolpidem…), dẫn
xuất barbiturat (phenobarbital…) thì việc phát
triển các bài thuốc Đông y dựa trên kinh nghiệm
dân gian cũng rất được quan tâm.
“Chè an thần” của Bệnh viện Y học cổ truyền
trung ương là một bài thuốc nghiệm phương,
được xây dựng dựa trên những vị thuốc có tác
dụng an thần như: lá vông, lạc tiên, thảo quyết
minh, bình vôi… kết hợp với long nhãn, lá sen,
cúc hoa, cam thảo,… Bài thuốc được kết hợp
chủ yếu dựa trên lý luận Đông y mà chưa có
bằng chứng của Y học hiện đại soi sáng. Để góp
phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học của bài thuốc,
chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu: Đánh
giá tác dụng an thần, giải lo của bài thuốc “Chè
an thần” trên động vật thực nghiệm


Nguyên liệu, đối tượng và phương pháp
nghiên cứu

Hình 1: Dụng cụ cho thí nghiệm EPM
Dụng cụ là một hình chữ thập gồm 2 tay hở và
2 tay kín, được đặt trên một thanh đỡ cách sàn nhà
50 cm. Khi tiến hành thí nghiệm, đặt từng chuột
vào trung tâm của dụng cụ, mặt chuột hướng về
phía một tay hở. Quan sát chuột trong 5 phút. Ghi
lại số lần chuột đi vào mỗi tay và tổng thời gian
chuột lưu lại trong các tay hở và các tay kín.

Nguyên liệu
Bài thuốc “Chè an thần” gồm các vị thuốc: lá
vông 0,40 g; lạc tiên 0,33 g; thảo quyết minh 0,40
g; bình vôi 0,60 g; long nhãn 0,20 g; lá sen 0,40 g;
cúc hoa 0,20 g; cam thảo 0,13 g; liên nhục 0,33
g do Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương sản
xuất. “Chè an thần” được đóng dưới dạng túi lọc,
gói 3 gam. Khi sử dụng cho chuột, hãm chè trong
60 ml nước sôi trong 20 phút, dịch thuốc được cô
cách thủy đến còn 20 ml hoặc 15 ml tùy nồng độ
cần sử dụng.
Đối tượng
Chuột nhắt trắng khỏe mạnh đủ tiêu chuẩn,
giống đực, trọng lượng từ 20-25 g, do Viện Vệ
sinh Dịch tễ Trung ương cung cấp. Chuột được
nuôi trong điều kiện nhiệt độ và ánh sáng tự nhiên,
được cho ăn, uống theo nhu cầu cho đến trước khi
tiến hành thí nghiệm.

Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá tác dụng an thần thực nghiệm
của bài thuốc “Chè an thần”, sử dụng 4 mô hình
sau: mô hình chữ thập nâng cao (EPM – Elevated
Plus Maze), mô hình leo dây (Grip test), thí nghiệm
Rota-Rod và thí nghiệm chuột bơi.
Để tiến hành thí nghiệm EPM và thí nghiệm leo
dây, chúng tôi đã chế tạo 2 dụng cụ thí nghiệm
(dựa trên các tài liệu tham khảo [6-8, 10]).

Hình 2: Dụng cụ cho thí nghiệm Grip
Dụng cụ là 01 sợi dây thép dài 50 cm, được đặt
trên 2 thanh đỡ cách mặt đất 45 cm. Khi tiến hành
thí nghiệm, chuột được đặt lên dây bằng hai chân
trước. Quan sát khả năng bám trên dây của chuột
và cho điểm theo thang điểm sau: 0 điểm: chuột
bị rơi; 1 điểm: giữ nguyên tư thế trên dây; 2 điểm:
giữ nguyên tư thế, có cố gắng trèo lên; 3 điểm:
treo trên dây bằng 2 chân trước cộng với một hoặc
2 chân sau; 4 điểm: treo trên dây bằng cả 4 chân
cộng với quấn đuôi quanh dây; 5 điểm: chạy được
trên dây.
Các thí nghiệm được tiến hành trong phòng
riêng biệt, yên tĩnh và tối với đèn màu đỏ 40 w.
Thời gian tiến hành thí nghiệm trong khoảng 9
giờ sáng đến 2 giờ chiều. Riêng thí nghiệm chuột
bơi được  tiến hành trong điều kiện ánh sáng
bình  thường. Trong ngày tiến hành thí nghiệm,

TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 5/2016 (SỐ 481 NĂM 56)


41


l Nghiên cứu - Kỹ thuật
chuột được chuyển vào phòng thí nghiệm trước
đó 1 giờ để làm quen với điều kiện phòng.
Chuột được chia ngẫu nhiên thành 4 lô (8-12
chuột/lô), uống thuốc hoặc NaCl 0,9% liên tục
trong 3 ngày. Thí nghiệm bắt đầu vào ngày thứ ba
sau khi uống thuốc 30 phút.
Lô 1: Uống NaCl 0,9%.
Lô 2: Uống diazepam (DZP) 2 mg/kg – với thể
tích 10 ml/kg.
Lô 3: Uống chè an thần 1,5 g/kg – với thể tích
10 ml/kg.
Lô 4: Uống chè an thần 2 g/kg – với thể tích 10
ml/kg.

Kết quả nghiên cứu
Thí nghiệm EPM
Bảng 1: Tác dụng của Chè an thần lên thời gian
chuột lưu ở tay kín/tay hở
1 NaCl 0,9%

Thời gian lưu Thời gian lưu ở
ở tay kín (s)
tay hở (s)
8 228 ± 5,26
47,13 ± 4,48


2 DZP 2 mg/kg

8

112,50 ± 5,06
p1-2 < 0,0001

124,13 ± 7,07
p1-2 < 0,0001

3 Chè an thần 1,5 g/kg 8

207,00 ± 5,13
p1-3 > 0,05

56,50 ± 6,49
p1-3 > 0,05

126,63 ± 3,73
8 p1-4 < 0,0001
p2-4 > 0,05

106,13 ± 4,37
p1-4 < 0,0001
p2-4 > 0,05



Thuốc uống


4 Chè an thần 2 g/kg

n

Bảng 2: Tác dụng của Chè an thần lên số lần lưu
của chuột ở tay kín/tay hở
n

Số lần lưu ở
tay kín

Số lần lưu ở
tay hở

1 NaCl 0,9%

8

20,50 ± 0,93

3,38 ± 0,18

2 DZP 2 mg/kg

8

13,50 ± 0,33
p1-2 < 0,001


8,38 ± 0,57
p1-2 < 0,0001

3 Chè an thần 1,5 g/kg

8

20,88 ± 1,06
p1-3 > 0,05

4,38 ± 0,46
p1-3 > 0,05

4 Chè an thần 2 g/kg

8

14,88 ± 0,29
p1-4 < 0,001
p2-4 > 0,05

7,00 ± 0,65
p1-4 < 0,001
p2-4 > 0,05



Thuốc uống

Thử nghiệm Grip

Bảng 3: Tác dụng của Chè an thần lên số điểm
bám trên dây của chuột

1
2
3
4

Điểm bám trên dây Điểm Điểm Trung
thấp cao
p
0 1 2 3 4 5 nhất nhất vị
NaCl 0,9% 8 0 0 0 1 2 5 3
5
5
DZP 2 mg/
8 1 3 3 1 0 0 0
1.5
3 0,0107
kg
Chè an thần
8 0 0 2 4 2 0 2
3
4 0,0097
1,5 g/kg
Chè an thần
8 0 1 4 4 0 0 1
2
3 0,0111
2 g/kg

Thuốc
uống

n

Nhận xét: Cả diazepam 2 mg/kg, Chè an thần
1,5 g/kg, Chè an thần 2 g/kg đều làm giảm đáng kể
số điểm bám trên dây so với lô chứng (p ≤ 0,05).
Chè an thần 1,5 g/kg không giảm điểm mạnh bằng
diazepam 2 mg/kg. Chè an thần 2 g/kg làm giảm
số điểm tương đương với diazepam 2 mg/kg.
Thí nghiệm Rota-Rod
Bảng 4: Tác dụng của Chè an thần lên thời gian chuột
bám trên máy quay Rota-Rod

Thuốc uống
1 NaCl 0,9%
2 DZP 2 mg/kg
3 Chè an thần 1,5 g/kg

n
8
8
8

4 Chè an thần 2 g/kg

8

Thời gian (s)

p
205,13 ± 8,01
84,13 ± 8,53 p1-2 < 0,0001
186,25 ± 2,37 p1-3 > 0,05
p < 0,0001
129,88 ± 8,85 1-4
p2-4 > 0,05

Nhận xét: Diazepam 2 mg/kg làm giảm đáng kể
thời gian bám trên máy quay Rota-Rod của chuột
so với chứng (p < 0,0001). Chè an thần 1,5 g/kg
làm giảm không đáng kể thời gian bám trên máy
quay Rota-Rod của chuột so với chứng (p > 0,05).
Chè an thần liều 2 g/kg làm giảm rõ rệt thời gian
bám trên máy quay Rota-Rod của chuột so với
chứng (p < 0,0001). Tác dụng này tương đương
với diazepam 2 mg/kg (p > 0,05).
Thí nghiệm chuột bơi
Thí nghiệm này chỉ đánh giá trên mức liều
2 g/kg, là mức liều đã thể hiện tác dụng rõ trong
các thí nghiệm trước.
Bảng 5: Tác dụng của Chè an thần lên thời gian bơi
của chuột

Nhóm
1 NaCl 0,9%
2 DZP 2 mg/kg

n Thời gian bơi (s)
p

9 1102,22 ± 67,24
12 235,83 ± 25,11 p1-2 < 0,0001
p < 0,0001
11 368,45 ± 48,33 1-3
p2-3 > 0,05

Nhận xét: DZP liều 2 mg/kg làm tăng thời gian
và số lần chuột ở trong tay hở (p < 0,001) một cách
rõ rệt so với chứng. Chè an thần 1,5 g/kg không
làm thay đổi đáng kể thời gian và số lần chuột ở
trong tay hở so với chứng (p > 0,05). Chè an thần
2 g/kg làm tăng thời gian chuột ở trong tay hở
(p < 0,001) và giảm thời gian chuột ở trong tay
kín (p < 0,001) một cách rõ rệt so với chứng. So
với diazepam, tác dụng của Chè an thần 2 g/kg là
tương đương (p > 0,05).

Nhận xét: Diazepam liều 2 mg/kg làm giảm
đáng kể thời gian bơi của chuột so với chứng
(< 0,0001). Chè an thần 2 g/kg làm giảm rõ rệt
thời  gian bơi của chuột so với chứng (p < 0,0001).
Chè an thần 2 g/kg cho tác dụng tương đương với
diazepam 2 mg/kg.

42

TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 5/2016 (SỐ 481 NĂM 56)

3 Chè an thần 2 g/kg



l Nghiên cứu - Kỹ thuật
Bàn luận

Kết quả ở bảng 4 cho thấy Chè an thần liều 2
g/kg làm giảm rõ rệt thời gian bám trên máy quay
Rota-Rod của chuột so với chứng (p < 0,0001).
Tác dụng này tương đương với diazepam 2 mg/kg
(p > 0,05). Chè an thần 1,5 g/kg chưa làm thay đổi
thời gian bám trên máy quay Rota-Rod của chuột.
Như vậy, có thể thấy với liều 2 g/kg, Chè an thần
đã làm giảm phối hợp thần kinh-cơ ở chuột, chứng
tỏ tác dụng an thần, giải lo của Chè an thần ở liều
2 g/kg.
Tác dụng của Chè an thần trên thí nghiệm
chuột bơi
Thử nghiệm chuột bơi thường được sử dụng
để phát hiện tác dụng an thần và chống trầm cảm
[2, 6]
. Cơ sở của thử nghiệm cũng là dựa trên sự
phối hợp vận động thần kinh-cơ và bản năng sống
sót của động vật. Thuốc an thần làm giảm sự phối
hợp thần kinh-cơ của động vật, do đó, khi uống
thuốc an thần, khả năng bơi của chuột sẽ giảm đi.
Thử nghiệm dựa trên sự quan sát chuột bơi trong
nước.
Kết quả ở bảng 5 cho thấy Chè an thần với
liều 2 g/kg đã làm giảm đáng kể thời gian bơi của
chuột so với lô chứng (p < 0,0001), tác dụng này
tương đương với tác dụng của diazepam liều 2

mg/kg. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các thử
nghiệm trước (trên mô hình Grip, mô hình chuột
bơi), chứng tỏ tác dụng giãn cơ, an thần của Chè
an thần ở mức liều 2 g/kg. Ngoại suy trên người,
liều này tương đương với liều 0,17 g/kg thể trọng
người/ngày, hay 8 g/người nặng 50 kg/ngày.

Tác dụng của Chè an thần trên mô hình EPM
EPM là thí nghiệm được sử dụng rộng rãi nhất
hiện nay để đánh giá tác dụng an thần, giải lo của
thuốc [3, 7, 8, 10]. Thí nghiệm này dựa trên bản năng
của chuột là tự vệ và thích khám phá. Trong thử
nghiệm EPM, hành vi tự vệ biểu hiện bằng việc tìm
nơi trú ẩn trong tay kín, còn bản năng khám phá
biểu hiện bằng việc đi vào tay hở. Bình thường,
khi được đặt trong dụng cụ hình chữ thập trên cao,
do cảm giác lo lắng về độ cao nên chuột ít tiếp xúc
với tay hở, và thường tìm đến nơi trú ẩn an toàn
trong tay kín. Tuy nhiên, khi được dùng thuốc làm
giảm lo lắng, chuột không còn cảm giác sợ độ cao
nữa và sẽ thích đi ra tay hở hơn, do bản năng thích
khám phá.
Kết quả ở bảng 1 và 2 cho thấy cả thời gian
và số lần chuột đi vào tay hở của lô chuột uống
diazepam và uống Chè an thần 2 g/kg đều tăng
một cách có ý nghĩa thống kê so với lô chứng cho
thấy Chè an thần 2 g/kg đã làm giảm lo lắng trên
chuột. Tác dụng này của Chè an thần 2 g/kg tương
đương với diazepam liều 2 mg/kg.
Tác dụng của Chè an thần trên mô hình Grip

Thử nghiệm Grip cũng là một trong những
thử nghiệm được sử dụng khá rộng rãi để nghiên
cứu tác dụng an thần kiểu benzodiazepin của
thuốc [1, 5, 6]. Thí nghiệm này đánh giá khả năng đeo
bám và phối hợp vận động của chuột, từ đó đánh
giá được tác dụng giãn cơ cũng như tác dụng an
thần của thuốc. Hầu hết các thuốc an thần loại
diazepam đều có tác dụng giãn cơ.
Kết quả ở bảng 3 cho thấy cả diazepam,
Chè an thần 1,5 g/kg và 2 g/kg đều làm giảm
đáng kể số điểm bám trên dây so với lô chứng
(p ≤ 0,01). Chè an thần 1,5 g/kg không giảm điểm
mạnh bằng diazepam 2 mg/kg. Chè an thần 2 g/
kg làm giảm số điểm tương đương với diazepam 2
mg/kg. Như vậy, có thể thấy Chè an thần 1,5 và 2
g/kg có tác dụng giãn cơ rõ.
Tác dụng của Chè an thần trên mô hình
Rota-Rod
Rota-Rod cũng là một trong những thử nghiệm
được áp dụng nhiều trong nghiên cứu tác dụng an
thần của thuốc. Cơ sở của thử nghiệm này là dựa
trên khả năng phối hợp thần kinh-cơ, khả năng
định hướng không gian, sức căng cơ, khả năng
giữ thăng bằng của động vật. Thuốc an thần ức
chế thần kinh trung ương, làm giảm phối hợp thần
kinh-cơ, giảm khả năng giữ thăng bằng và định
hướng không gian nên giảm khả năng đeo bám
trên thanh quay của chuột [5, 6].

1. Adeyemi O. O., et al (2007), “Sedative and

anticolvulsant activities of aqueous root extract of
Sanseviera liberica Gerome and Labroy”, Journal of
Ethnopharmacology, 113, 111-114.

TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 5/2016 (SỐ 481 NĂM 56)

43

Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu tác dụng an thần,
giảm lo lắng của Chè an thần trên chuột nhắt thực
nghiệm, rút ra một số kết luận: Với liều 2 g/kg, Chè
an thần có tác dụng an thần, giảm lo lắng và giãn
cơ tốt thông qua việc làm tăng số lần và thời gian
chuột đi vào tay hở trong mô hình chữ thập nâng
cao (EPM), làm giảm số điểm bám trên dây trong
mô hình leo dây Grip, làm giảm thời gian bám
trên máy quay Rota-Rod và làm giảm thời gian
bơi trong mô hình chuột bơi.
Các tác dụng trên của Chè an thần 2 g/kg tương
đương với tác dụng của diazepam liều 2 mg/kg.
Ngoại suy trên người, liều này tương đương với
liều 8 g/người nặng 50 kg/ngày (tương đương 2-3
gói Chè an thần/ngày).

Tài liệu tham khảo


l Nghiên cứu - Kỹ thuật
2. Benoit Petit-Demouliere, et al (2005) “Forced

swimming test in mice: a review of antidepressant
activity”, Psychopharmacology, 177, 245-255.
3. Carobrez A. P., et al (2005), “Ethologycal and
temporal analyses of anxiety-like behavior: The Elevated
plus maze model 20 years on”, Neuroscience and
Biobehavioral Reviews, 29, 1193-1205.
4. Cho Y. M., et al (2009), “Epidemiology of insomnia
in Korean adults: prevalence and associated factor”, J.
Clin. Neurol., 5 (1), 20-23.
5. Denga, Yujuan Zhoua, Mengmeng Baia, Hongwei
Li (2009), “Anxiolytic and sedative activities of Passiflora
edulis f. flavicarpa”, Journal of Ethnopharmacology, 128,
148-153.
6. Edward J. Calabrese (2008), “ An assessment of

anxiolytic drug screening tests: hormetic dose responses
predominate”, Critical Reviews on Toxicology, 38, 489-542.
7. Emamghoreishi M., et al (2005), “Coriandrum
sativum: evaluation of its anxiolytic effect in the elevated
plus maze”, Journal of Ethnopharmacology, 96, 365-370.
8. Jamal et al (2008), “Evaluation of chalcones –
a flavonoid subclass, for their anxiolytic effects in rats
using elevated plus maze and open field behaviour test”,
Fundamental and Clinical Pharmacology, 22, 673-681.
9. Morphy H., et al (2007), “Epidemiology of Insomnia:
a longitudinal study in a UK population”, Sleep, 30(3),
147-180.
10. Rodgers R. J. and Dalvi A. (1997), “Anxiety,
defence and the elevated plus maze”, Neurosciences
and Biobehavioral Reviews, 21(6), 801-810.


(Ngày nhận bài: 31/03/2016 - Ngày duyệt đăng: 25/04/2016)

Nghiên cứu tác dụng... (Tiếp theo trang 37)
liều thử là 100, 200, 400 mg/kg. Từ đó lựa chọn
mức liều phù hợp và qui đổi để đánh giá tác dụng
chống viêm trên chuột cống trắng (động vật lớn
hơn). Các mức liều này cũng được áp dụng để
đánh giá tác dụng của cao lá gối hạc.
Trên mô hình mâm nóng, gối hạc với cả ba mức
liều thử đều không thể hiện tác dụng giảm đau trung
ương. Tuy nhiên, trên mô hình gây đau quặn bằng
acid acetic để đánh giá tác dụng giảm đau ngoại vi,
gối hạc lá và rễ đều thể hiện tác dụng khá tốt, đặc
biệt ở mức liều 200 và 400 mg/kg (tính theo tổng số
cơn quặn đau trong 30 phút theo dõi). Vì vậy, đây
là 2 mức liều được lựa chọn và quy đổi trên chuột
cống trắng để đánh giá tác dụng chống viêm.
Đánh giá tác dụng chống viêm cấp trên mô
hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan,
gối hạc thể hiện tác dụng ở cả 2 mức liều thử,
trong đó GHL với liều 200 mg/kg thể hiện khả năng
làm giảm mức độ phù tại 3 thời điểm nghiên cứu.
Trên mô hình gây u hạt thực nghiệm để đánh giá
tác dụng chống viêm mạn, cao GHL tiếp tục thể
hiện tác dụng khá rõ ở cả 2 mức liều thử trong khi
cao GHR chỉ có tác dụng ở mức liều 200 mg/kg.
Như vậy, nghiên cứu này đã làm sáng tỏ được
tác dụng sinh học liên quan tới ứng dụng của rễ
gối hạc trong dân gian, đồng thời cho thấy lá gối

hạc (bộ phận mà từ trước đến nay chưa được sử
dụng) cũng có tác dụng chống viêm, giảm đau khá
tốt. Kết quả này cũng mở ra gợi ý về bộ phận dùng
lá của dược liệu trong tương lai, giúp khai thác gối
hạc một cách hiệu quả và bền vững.

Kết luận
1. Tác dụng giảm đau: Cao GHL liều 100 và
400 mg/kg có tác dụng giảm số cơn đau quặn
trong 10 phút đầu của thực nghiệm gây đau quặn

trong khi liều 200 mg/kg có tác dụng này trong toàn
bộ 30 phút nghiên cứu. Cao GHR ở cả 3 mức liều
thử đều làm giảm số cơn quặn đau từ phút đầu
đến phút thứ 20 của thực nghiệm gây đau quặn.
2. Tác dụng chống viêm: Cao GHL liều 100 mg/
kg có tác dụng chống viêm cấp tại các thời điểm
1  giờ và 3 giờ sau khi gây viêm, liều 200 mg/kg có
tác dụng tại các thời điểm 1, 3 và 5 giờ sau khi gây
viêm trên mô hình gây phù bàn chân chuột. Cả hai
mức liều 100 và 200 mg/kg đều có tác dụng chống
viêm mạn trên mô hình gây u hạt thực nghiệm.
Cao GHR liều 100 và 200 mg/kg cùng thể hiện tác
dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù bàn
chân chuột tại các thời điểm 1 giờ và 3 giờ sau khi
gây viêm. Trên mô hình gây u hạt thực nghiệm,
GHR chỉ thể hiện tác dụng chống viêm mạn với
mức liều 200 mg/kg.

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân
Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm
văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn,
Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2005), Cây
thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội tr. 874-875.
2. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam,
NXB Y học, tập I, 1046-1049.
3. Phạm Quốc Tuấn, Nguyễn Minh Khởi, MinKyun
Na, Nguyễn Thùy Dương, Hà Hương Lan, Phương
Thiện Thương (2015), “Nghiên cứu tác dụng giảm đau
và chống viêm của cao phần dưới mặt đất cây lạc tân
phụ”, Tạp chí Dược học, 466, trang 62-68.
4. Vogel H. G. (2008), Drug Discovery and Evaluation
Pharmacological Assays, 3rd ed, Springer.
5. Winter C. A., Risley E. A, Nuss G. W. (1962),
“Carrageenin-induced edema in hind paw of the rat as
an assay for antiinflammatory drugs”, Proc. Soc. Exp.
Biol. Med., 111, pp. 544-547.

(Ngày nhận bài: 22/03/2016 - Ngày duyệt đăng: 25/04/2016)
44

TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 5/2016 (SỐ 481 NĂM 56)



×