Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Phân tích ngành sữa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.59 KB, 41 trang )

Mục lục

Danh mục tài liệu tham khảo:
/> /> /> />
/> />
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm trở lại đây, sữa là một trong những ngành đạt tốc độ
tăng trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm ở Việt Nam. Ngành sữa đạt
doanh thu 62.2 nghìn tỷ đồng (2.9 tỷ USD) vào năm 2013 tăng 16,5% so với
năm 2012. Theo nhận xét đánh giá của các chuyên gia thì ngành sữa Việt Nam là
một trong những ngành có tính ổn định cao, ít bị tác động bởi chu kỳ kinh tế.
Đồng thời Việt Nam đang là quốc gia có tốc dộ tăng trưởng ngành sữa khá cao
trong khu vực. Với một đất nước đang phát triển, có tốc độ đô thị hóa và tăng
dân số cao như ở Việt Nam, nhu cầu về các sản phẩm sữa ở Việt Nam như một
nguồn bổ sung dinh dưỡng thiết yếu ngày càng tăng lên.
Ở Việt Nam hiện có 60 doanh nghiệp trong nghành sữa đang cạnh tranh
nhau. Thị trường sữa hiện có sự tham gia của nhiều hãng sữa cả trong nước và
nước ngoài với nhiều sản phẩm đa dạng. Tuy nhiên Ngành sữa vẫn phải nhập tới
80% tổng nhu cầu về nguyên liệu. Điều đó lý giải tại sao thị trường sữa trong
nước có thể bị ảnh hưởng mỗi khi nguyên liệu sữa thế giới biến động về giá hay
1


chất lượng. Đồng thời nó cũng lý giải tại sao giá của sữa trong nước vẫn còn khá
cao.Vậy liệu nghành sữa Việt Nam có đáp ứng được như cầu ngày càng tăng của
người tiêu dùng? Bài toán về nguồn cung nguyên liệu ?...Đồng thời ngành sữa
được đánh giá là nghành đang trong giai đoạn tăng trưởng và khá có tiềm năng.
Đe dọa từ những doanh nghiệp mới xâm nhập vào nghành như thế nào? ....Để trả
lời cho những câu hỏi đó nhóm 5 xin lựa chọn đề tài “ Phân tích ngành Sữa
Việt Nam “ chú trọng làm rõ phân đoạn thị trường nghành sữa, các lực lượng
cạnh tranh trong nghành và đưa ra dự báo cho nghành sữa trong tương lai.



PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SỮA VIỆT NAM

1.1:Lịch sử phát triển ngành sữa Việt Nam
Trong những năm qua ngành sữa Việt Nam phát triển khá nhanh. Theo
đánh giá của các chuyên gia, thị trường sữa Việt Nam hiện nay vẫn đang trong
giai đoạn tăng trưởng mạnh có quy mô 3 tỷ USD với nhiều tên tuổi lớn như
Vinamilk, Fresland Campina VietNam, Ba Vì Milk, Mộc Châu Milk, Đà Lạt
Milk,…
Nhu cầu về sữa ở Việt Nam còn rất lớn. Về bản chất, sữa là một loại đồ
uống có lợi cho sức khỏe, mang lại nguồn dinh dưỡng quý giá trong chế độ
chăm sóc sức khỏe cho người tiêu dùng. Đặc biệt, sữa là nguồn dinh dưỡng không
thể thiếu giúp hoàn thiện thể chất và trí tuệ cho trẻ em. Theo thống kê của Tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, mức tiêu thụ các sản phẩm từ sữa của
người Việt Nam là 14,81 lít/ người/ năm, còn thấp so với Thái Lan (23 lít/ người/
2


năm) và Trung Quốc (25 lít/ người/ năm). Trong những năm gần đây, do điều kiện
kinh tế vĩ mô ở Việt Nam có nhiều thay đổi dẫn đến thu nhập của người dân được
cải thiện theo hướng tăng lên khiến nhu cầu tiêu dùng sữa ngày càng tăng cao (2025% một năm, trong đó sữa nước tăng 8-10% một năm).
Chăn nuôi bò sữa xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ XX.
Tuy nhiên ngành chăn nuôi bò sữa mới chỉ thực sự trở thành ngành sản xuất
hàng hóa từ những năm 1990 trở lại đây.
1920 - 1923
Người Pháp đã đưa các giống bò chịu nóng như bò Red Sindhi (thường
gọi là bò Sin) và bò Ongle (thường gọi là bò Bô) vào Tân Sơn Nhất, Sài Gòn và
Hà Nội để nuôi thử và lấy sữa phục vụ người Pháp ở Việt Nam. Tuy nhiên số
lượng bò sữa thời đó còn ít (khoảng 300 con) và năng xuất sữa thấp (2-3
kg/con/ngày).

1937 - 1942
Ở miền Nam đã hình thành một số trại chăn nuôi bò sữa ở Sài Gòn-Chợ
Lớn, mỗi ngày sản xuất được hàng nghìn lít sữa và tổng sản lượng sữa đạt trên
360 tấn/năm. Có 6 giống bò sữa đã được nhập vào miền Nam là Jersey, Ongole,
Red Sindhi, Tharpara, Sahiwal và Haryana. Cũng ở miền Nam trong giai đoạn
này, Chính phủ Australia đã giúp đỡ xây dựng Trung tâm bò sữa thuần Jersey tại
Bến Cát với số lượng 80 bò cái, nhưng do điều kiện chiến tranh Trung tâm này
sau đó đã giải thể. Bò lai hướng sữa và bò sữa nhiệt đới về sau được nuôi tại Tân
Bình, Gò Vấp, Thủ Đức tại những trại bò sữa do tư nhân quản lý với qui mô nhỏ
từ 10-20 con, sản xuất sữa tươi cung cấp cho các nhà hàng và trực tiếp cho
người tiêu dùng là chính.
1954 - 1960
Ở miền Bắc, Nhà nước bắt đầu quan tâm đến phát triển chăn nuôi, trong
đó có bò sữa. Các Nông trường quốc doanh được xây dựng như Ba Vì (Hà Tây),
3


Mộc Châu (Sơn La), Than Uyên (Nghĩa Lộ), Tam Đường (Lào Cai), Hữu Nghị
(Quảng Ninh), Hà Trung (Thanh Hoá)... cùng với các trạm trại nghiên cứu về
giống và kỹ thuật chăn nuôi bò sữa. Năm 1960, giống bò sữa lang trắng đen Bắc
Kinh lần đầu tiên đã được đưa vào Việt Nam nuôi thử nghiệm tại Ba Vì, Sa Pa
và Mộc Châu. Đến thập kỷ 70, Việt Nam đã được Chính phủ Cu Ba viện trợ
1000 con bò sữa Holstein Friesian (HF) về nuôi thử nghiệm tại Mộc Châu. Đồng
thời chính phủ Cu Ba cũng đã giúp ta xây dựng Trung tâm bò đực giống
Moncada để sản xuất tinh bò đông lạnh.
Những năm 1970
Việt Nam cũng đã nhập một số trâu sữa Murrah từ Ấn Độ. Số trâu này
được nuôi ở Phùng Thượng, Sông Bé và một số nới khác. Tuy nhiên, chăn nuôi
trâu sữa tỏ ra chưa phù hợp với điều kiện của Việt Nam và vì thế đến nay số
lượng trâu Murrah còn lại không nhiều. Từ năm 1976 một số bò sữa HF được

chuyển vào nuôi tại Đức Trọng (Lâm Đồng). Bên cạnh đó phong trào lai tạo và
chăn nuôi bò sữa cũng được phát triển mạnh thêm ở các tỉnh miền Đông Nam
Bộ và Tp. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cho đến những năm đầu thập kỷ 1980, đàn
bò sữa của Việt Nam chỉ được nuôi tại các nông trường quốc doanh và các cơ sở
trực thuộc sở hữu Nhà nước. Quy mô các nông trường quốc doanh thời đó phổ
biến là vài trăm con, quy mô lớn nhất là Nông trường Mộc Châu với khoảng
1000 con. Do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm chăn nuôi, cơ chế quản lý
không phù hợp, điều kiện chế biến và tiêu thụ sữa khó khăn nên nhiều nông
trường đã phải giải thể do chăn nuôi bò sữa không có hiệu quả. Đàn bò sữa cũng
vì thế mà giảm sút nhanh chóng.
1985 - 1987
Đồng thời với việc nuôi bò thuần nhập nội, chương trình lai tạo bò sữa
Hà-Ấn (HFx Lai Sin) cũng được triển khai song song với chương trình Sin hoá
đàn bò Vàng nội. Trong thời gian 1985-1987 Việt Nam nhập bò Sin (cả bò đực và
bò cái) từ Pakistan về nuôi ở nông trường Hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ và Trung
tâm tinh đông lạnh Moncada (Ba Vì, Hà Tây). Đồng thời năm 1987, bò Sahiwal
cũng đã được nhập từ Pakistan về nuôi tại Trung tâm tinh đông lạnh Moncada và
4


Nông trường bò giống miền Trung (Ninh Hoà, Khánh Hoà). Những bò Sin và
Sahiwal này đã được dùng để tham gia chương trình Sin hoá đàn bò Vàng Việt
Nam nhằm tạo ra đàn bò Lai Sin làm nền cho việc gây HF khác nhau tuỳ theo thế
hệ lai: F1 (1/2 HF), F2 (3/4 HF), F3 (7/8 HF) hay F2 (5/8 HF).
Trong thời gian trên Việt Nam cũng đã nhập tinh đông lạnh bò Jersey và
Nâu Thuỵ Sĩ dùng để lai với bò cái Lai Sin (LS), bò Vàng và bò cái lai F1, F2
(HF x LS). Tuy nhiên do năng suất sữa của con lai kém xa so với bò lai với bò
Holstein, hơn nữa do màu lông không hợp với thị hiếu của người nuôi, nên việc
lai tạo với bò này không có hướng phát triển thêm.
1986 - 1999

Từ năm 1986 Việt Nam bắt đầu phong trào Đổi mới và chỉ sau 3 năm từ
một nước thiếu lương thực Việt Nam đã có lương thực xuất khẩu. Kinh tế phát
triển đã tạo ra nhu cầu dùng sữa ngày càng tăng. Do vậy, đàn bò sữa ở TP HCM,
các tỉnh phụ cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, ngoại thành Hà Nội và
các tỉnh phụ cận cũng tăng nhanh về số lượng. Từ năm 1986 đến 1999 đàn bò
sữa tăng trưởng trung bình 11%/năm. Phong trào chăn nuôi bò sữa tư nhân đã
hình thành và tỏ ra có hiệu quả.
2001
Chính phủ đã có chủ trương đẩy mạnh phát triển ngành sữa của Việt Nam
với việc thông qua Quyết định 167/2001/QĐ/TTg về chính sách phát triển chăn
nuôi bò sữa trong giai đoạn 2001-2010. Theo chủ trương này từ năm 2001 đến
2004 một số địa phương (TP Hồ Chí Minh, An Giang, Bình Dương, Thanh Hoá,
Tuyên Quang, Sơn La, Hoà Bình, Hà Nam, …) đã nhập một số lượng khá lớn
(trên 10 nghìn con) bò HF thuần từ Australia, Mỹ, New Zealand về nuôi. Một số
bò Jersey cũng được nhập từ Mỹ và New Zealand trong dịp này.
Từ năm 2008 đến nay
Có nhiều dự án đầu tư vào xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung với quy mô
lớn và áp dụng công nghệ khoa học từ nước ngoài mà điển hình là Trang trại chăn
nuôi bò sữa của Công ty TNHH Sữa Cho Tương Lai – Dự án đầu tư 100% vốn nước
ngoài tại Tuyên Quang, các dự án trang trại quy mô lớn của Vinamilk tại Tuyên
5


Quang, Nghĩa Đàn – Nghệ An, Bình Định,… và đặc biệt là dự án đầu tư chăn nuôi
bò sữa với quy mô rất lớn của Công ty CP TH True Milk tại Nghệ An.

Bảng 1: Số lượng bò sữa và sản lượng sữa ở Việt nam sau năm 1990
Bên cạnh các loại sữa có nguồn gốc từ động vật, hiện nay ngành sữa Việt Nam
còn có các sản phẩm sữa từ thực vật. Mặt hàng sữa đậu nành hiện nay có tốc độ
tăng trưởng nhanh nhất trong những năm qua do nhận thức của người tiêu dùng

về lợi ích của sữa đậu nành ngày càng tăng.
Theo dự báo, sản lượng sữa Việt Nam đến năm 2025 là 2.4 tỷ lít sữa tươi,
đạt trung bình 34 lít/ngày/người/năm. Ngành sữa Việt Nam hứa hẹn là một
ngành có tiềm năng phát tiển ngày càng mạnh mẽ.

6


1.2: Đặc điểm của ngành sữa Việt Nam
1.2.1: Khách hàng

Khách hàng là yếu tố quan trọng đối với mọi ngành kinh doanh và sữa cũng
không là ngoại lệ. Khách hàng ngành sữa rất đa dạng từ trẻ em, thanh niên, người
già,… gần như hầu hết các đối tượng. Chịu tác động của các yếu tố cơ bản sau:
- Thói quen tiêu dùng của khách hàng:
Thói quen tiêu dùng ảnh hưởng khá lớn đến việc lực chọn nhãn hiệu.
Người mua có thói quen lựa chọn sữa theo nhãn hiệu lâu năm (trong tâm trí họ),
có thương hiệu và uy tín trên thị trường. Họ có xu hướng đánh giá sữa qua giá
thành và nguồn gốc xuất xứ, giá cao hơn chất lượng sẽ tốt hơn (đặc biệt là sữa
dành cho trẻ em và người cao tuổi) và hàng ngoại sẽ tốt hơn hàng nội. Tuy nhiên
giá không phải yếu tố tiên quyết để chọn lựa nhãn hiệu sữa vì các sản phẩm sữa
hiện nay rất đa dạng và có thể thay thế cho nhau. Người mua lựa chọn nhãn sữa
dựa trên thông tin chất lượng, sức mạnh thương hiệu, phản hồi của người dùng,
… rồi mới đến mức giá cả.
Đối tượng đưa ra quyết định mua chủ yếu là phụ nữ. Phụ nữ đóng vai trò
quyết định trong quá trình chi tiêu. Họ là người chăm lo sức khỏe cho cả gia
đình, và họ lực chọn những sản phẩm liên quan đến sức khỏe rất khắt khe. Và
chất lượng của sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sự trung thành của họ đối với
nhãn hiệu. Phụ nữ trong độ tuổi 30 ra quyết định thường xuyên sử dụng các
phương tiện truyền thông, trong khi đó, phụ nữ với tuổi trung bình là 47 có thói

quen mua sắm chuẩn bị trước, có ý thức về giá trị hàng hóa tốt và ưa chuộng các
quảng cáo thương mại. Phụ nữ trong độ tuổi 67 luôn đánh giá cao tầm quan
trọng của truyền miệng. Dựa vào những đặc điểm cơ bản đó doanh nghiệp sẽ có
những biện pháp tiếp cận phù hợp.
Sự tin tưởng là yếu tố lớn nhất và thành công nhất khi tiếp cận người tiêu
dùng trong lĩnh vực sức khỏe và dinh dưỡng. Người mua tin tưởng thông tin từ
người dùng khác, người bán, và dễ bị tác động đến quyết định mua.

7


Họ tìm kiếm các nguồn thông tin qua nguồn cá nhân (gia đình, bạn bè,..),
công chúng, thử nghiệm, kinh nghiệm bản thân,…
- Thu nhập:
Thu nhập có ảnh hưởng lớn đến hành vi tiêu dùng sản phẩm sữa, đặc biệt
là sữa bột công thức, bởi các sản phẩm này có giá tương đối cao. Nó tác động
trực tiếp đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng.
Xu hướng chọn lựa những sản phẩm liên quan đến dinh dưỡng rất cẩn thận.
Khi thu nhập càng cao thì sự lựa chọn này càng khắt khe hơn, vì những sản phẩm
này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của họ. Mà trong thời đại hiện nay vấn đề
sức khỏe rất được quan tâm, đặc biệt khi mức sống của người dân cao hơn.
- Nhu cầu tiêu dùng:
Mức tiêu dùng sữa ngày càng tăng. Theo báo cáo về người tiêu dùng Việt
Nam 2013 của Nielsen cho thấy, sau những lo ngại về nền kinh tế chưa ổn định và
việc làm, sức khỏe là mối quan tâm thứ ba của người tiêu dùng. Người Việt Nam
tiêu dùng ngày càng nhiều cho những sản phẩm có lợi cho sức khỏe, trong đó có
sữa. Mức tiêu thụ sữa của người Việt Nam khoảng 15 lít/ người/ năm (2012).
Nhu cầu tiêu dùng về sữa ngày càng cao do sự phát triển về kinh tế và
nhận thức tầm quan trọng sức khỏe của người dân.
1.2.2: Các loại sản phẩm sữa Việt Nam:


Có rất nhiều loại sữa, nhưng về cơ bản ta có thể chia thành các nhóm cơ bản sau:
- Sữa bột công thức:
Là sản phẩm sữa bột trẻ em được pha chế theo công thức đặc biệt thay thế
cho sữa mẹ hoặc được bổ sung những vi chất đặc biệt dành cho các đối tượng
đặc biệt, thường là trẻ em dưới 3 tuổi.
Một số nhãn hiệu như: Abbott Việt Nam (23.1% thị phần ),
Vinamilk(17%), Dutch Lady Vietnam(13.8%), Nestlé Vietnam(8.5%), còn lại là
các hãng sữa khác (số liệu năm 2008).
Đây là mảng sản phẩm có tốc độ phát triển nhanh. Năm 2009, tổng doanh
thu sữa bột công thức đạt hơn 6.590 tỉ VNĐ, chiếm 35,6% doanh thu toàn ngành
8


sữa, tăng mạnh về cả cầu và cung sản phẩm. Các điều kiện kinh tế-xã hội thay
đổi, mức sống dân cư tăng lên, loại sữa này càng được quan tâm hơn. Cùng với
đó, cha mẹ ở Việt Nam ngày càng có khả năng và muốn loại sản phẩm tốt nhất
cho con mình. Đặc biệt ở các thành phố lớn, người mẹ ít có thời gian hơn để
chăm sóc con mình, sữa bột trẻ em được sử dụng ngày càng nhiều do tiện lợi và
đem lại nguồn dinh dưỡng tốt. Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất khi chọn
mua sản phẩm này.
- Sữa uống:
Các sản phẩm sữa uống cũng rất đa dạng gồm sữa nước, sữa đậu nành, và
sữa bột khác.
+ Sữa nước : Sữa nước bao gồm sữa tươi nguyên chất (được làm từ 100%
sữa tươi) và sữa tiệt trùng (được chế biến từ sữa bột nhập khẩu). Do nguồn nguyên
liệu trong nước hạn chế, các sản phẩm sữa tiệt trùng hiện chiếm phần lớn trong tiêu
thụ sữa nước. Với những đặc điểm tiện lợi, dễ bảo quản, sữa nước là sự lựa chọn
khá hoàn hảo cho những người bận rộn. Đồng thời nó cũng cung cấp phần dinh
dưỡng vừa đủ để không quá nhiều hay không quá ít, dễ dàng sử dụng.

Loại sữa này khá phổ biến trên thị trường, mức giá tương đối ổn, tiếp cận
nhanh chóng với người tiêu dùng, khá thân thiện.
+Sữa đậu nành: Sản phẩm này có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong
những năm qua, do nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích của sữa đậu nành
ngày càng tăng, và nhờ các chiến dịch quảng cáo của nhà sản xuất. Mặt khác có
thể thấy sản phẩm này có lượng calo không quá cao, phù hợp với nhiều đối
tượng, mức giá vô cùng hợp lý, khá tự nhiên với nguyên liệu trong nước, dễ tìm,
gần gũi. Hiện nay, công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy chiếm 70% thị phần
về sữa đậu nành hộp giấy, với 2 sản phẩm chính là sữa đậu nành Fami và sữa
đậu nành mè đen. Thị phần còn lại là của VINAMILK với nhãn hiệu V-fresh.
VINAMILK đang muốn mở rộng doanh thu ở mặt hàng này.
+ Sữa bột khác: Đây là các loại sữa bột dành riêng cho từng đối tượng,
thường là người lớn với các sản phẩm như: Dielac Mama (VINAMILK),
9


Enfamama (Abbott), Frisomum (Dutch Lady – nhập khẩu trực tiếp từ Hà Lan)…
- hướng tới đối tượng là phụ nữ mang thai; Anlene (Fonterra Brands) hay Ensure
(Abbott) dành cho người có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt. Thị trường chuyên
biệt trong ngành sữa thường là dinh dưỡng cho người lớn tuổi và dinh dưỡng
dành cho theo bệnh lý. Vượt trội trong cung cấp calcium cho người lớn tuổi,
nhãn hàng Anlene của công ty Fonterra đã chiếm đến 80% thị phần trong ngành
hàng chuyên biệt này. Ở mảng sản phẩm này, các mặt hàng sữa nhập khẩu nước
ngoài vẫn chiếm ưu thế về thương hiệu và thị phần.
- Các loại sữa khác ( Sữa đặc, sữa chua,…)
+ Sữa đặc: 79% thị phần thuộc về VINAMILK và 21% thị phần thuộc về
Dutch Lady (Somers, 2009). Tuy nhiên, người tiêu dùng, đặc biệt là ở thành
phố, bắt đầu nhận thức được sữa đặc có đường không tốt cho sức khỏe, và hiện
nay, sữa đặc có đường hiện phổ biến hơn đối với người tiêu dùng ở nông thôn.
Sữa đặc ít được sử dụng trực tiếp và tốc độ tiêu dùng khá chậm. Theo EMI, nhu

cầu về các sản phẩm sữa đặc ở Việt Nam hiện đang đến giai đoạn bão hòa.
+ Sữa chua: Sữa chua được nhiều người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng
nhờ các thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt khi hiện nay sữa
chua còn bổ sung các dưỡng chất tốt cho da (ví như nha đam), các chất tốt cho
đường tiêu hóa, lợi khuẩn. Sữa chua được sử dụng khá rộng rãi bởi đặc tính dễ
sử dụng, phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt với trẻ em thì có các loại sữa chua vị
rất hấp dẫn. Hiện nay, phần lớn sữa chua được sản xuất bởi các công ty sữa như
VINAMILK, Dutchlady, Ba Vì, Mộc Châu… Trong năm 2009, doanh thu sữa
chua toàn thị trường tăng 11% so với năm 2008, đạt 2.000 tỉ đồng. Sữa chua
gồm có 2 loại, sữa chua ăn và sữa chua uống. VINAMILK đứng đầu thị trường
về doanh thu sữa chua (khoảng 60% thị phần), chủ yếu ở mảng sữa chua ăn.
Tiếp theo sau là Dutchlady, với ưu thế ở mảng sữa chua uống; còn lại là sữa
chua do hộ gia đình và các nhà máy nhỏ sản xuất (EMI 2009). Tuy nhiên, các
chuyên gia cho rằng, thị trường sữa chua sẽ dần đến giai đoạn bão hòa sau khi
tăng trưởng mạnh 10 năm qua (EMI 2009).
10


1.2.3: Doanh nghiệp trong ngành:

Các doanh nghiệp trong ngành sữa rất đông, trong đó một số công ty lớn
như Vinamilk, Nestlé, TH true milk, Mộc châu, Ba vì,….
Tên công ty
Dutch Lady
Vinamilk
Nestlé
Mead Johnson
Fonterra Brands
Hanoimilk
Associated British Foods (ABF)

Vinasoy
Mộc Châu
Nutifood
Khác

Thị phần(%)
26.6
25.2
7.9
4.9
4.0
3.1
2.2
1.2
0.8
0.5
23.6

Bảng 2:THỊ PHẦN SỮA UỐNG CỦA CÁC CÔNG TY (Năm 2008)
Dutch Lady và Vinamilk chiếm thị phần cao nhất, nắm giữ hầu hết thị phần, có
chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường, khó có thể lật đổ được, tạo những thách
thức khá lớn cho các doanh nghiệp ra nhập mới. Những doanh nghiệp muốn ra
nhập thị trường này phải chuẩn bị khá kĩ càng về mọi mặt

Tên công ty
Abbott Vietnam Co.Ltd
Vinamilk
Mead Johnson
Dutch Lady
Nestlé

Meiji Dairies Corp.
Khác
11

Thị phần (%)
23.1
17.0
14.7
13.8
8.5
1.5
21.4


Bảng 3:THỊ PHẦN SỮA BỘT CÔNG THỨC (Năm 2008)
Trong sữa bột công thức có khá nhiều hãng lớn, cạnh tranh gay gắt giữa
trong nước với dây chuyền sản xuất nước ngoài. Đối với sản phẩm này, thị
trường có vẻ phân chia khá đồng đều hơn so với sữa uống.
1.2.4:Hệ thống phân phối

Hệ thống phân phối khá đa dạng và phức tạp. Với thực tế thị trường hiện
nay mở rộng kênh phân phối là điều rất quan trọng, đưa khách hàng đến với nhà
sản xuất. Hiện nay chủ yếu phân phối qua các kênh:
- Từ đại lý lớn tới các tạp hóa nhỏ
- Qua các siêu thị: ngày càng chiếm tỷ trọng lớn do thay đổi trong thói
quen tiêu dùng của người dân.
- Qua các trung tâm dinh dưỡng, giới thiệu sản phẩm: phối hợp với các
bệnh viện (Viện nhi, Viện phụ sản…), các quầy thuốc tại bệnh viện, các trung
tâm tư vấn dinh dưỡng (Viện dinh dưỡng quốc gia, Trung tâm khám và tư vấn
dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh…): kết hợp trực tiếp giới thiệu sản phẩm và tư vấn

thông qua các chuyên gia dinh dưỡng tại đây.
Trong năm 2009, các cửa hàng tạp hóa nhỏ và siêu thị tiếp tục là hai kênh
phân phối chính các sản phẩm sữa bột trẻ em. Lợi thế chính của các cửa hàng
tạp hóa nhỏ độc lập là khả năng bao phủ toàn quốc. Trong khi đó, điểm mạnh
của kênh phân phối siêu thị là có thể cung cấp các chủng loại hàng hóa đa dạng
với giá cả cạnh tranh. Các điểm bán lẻ bệnh viện/ quầy thuốc… mất dần tầm
quan trọng, vì khả năng bao phủ hẹp, chủ yếu là ở các thành phố lớn. Tuy nhiên,
đó vẫn là kênh phân phối quan trọng, với 33% thị phần, vì thị trường thành phố
hiện tiêu thụ hơn 70% các sản phẩm sữa.
Đặc biệt là hai “ông trùm” trong ngành sữa là VINAMILK hay Dutch
Lady thì họ có cả hệ thống phân phối riêng của mình. VINAMILK hiện có hệ
thống phân phối riêng với 135.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc (VINAMILK,

12


2010). Dutch Lady Việt Nam hiện phân phối sản phẩm của mình thông qua hơn
150 nhà phân phối và 100.000 điểm bán lẻ (Dutch Lady, 2009).
Các công ty sữa nước ngoài khi bán hàng tại Việt Nam phải phân phối qua
các đại lý ủy quyền, từ đó phân phối ra các kênh khác. Các công ty sữa ở nước
ngoài khi bán hàng tại Việt Nam phải qua 1 đại lý, để kiểm tra kiểm dịch chất
lượng sản phẩm, đóng gói lại theo tiêu chuẩn Việt Nam.
1.2.5: Nguồn nguyên liệu:

Đối với các công ty sản xuất sữa trong nước, nguyên liệu trong nước chỉ
đáp ứng được 30% nhu cầu sản xuất, trong khi đó 70% còn lại phải nhập khẩu
(năm 2009).
+ Nguồn nguyên liệu trong nước:
Đàn bò sữa tăng trưởng 16%/năm trong giai đoạn 2001-2009, tập trung
chủ yếu ở miền Nam. Miền Bắc chỉ chiếm từ 15-25% tổng số bò sữa tại Việt

Nam trong giai đoạn này. Ở miền Nam, thành phố Hồ Chí Minh là vùng nuôi
nhiều bò sữa nhất, với hơn 69 nghìn con vào năm 2008. Mặc dù quy mô đàn bò
sụt giảm vào năm 2007 và 2008 so với năm 2006, sản lượng sữa cả nước vẫn
tăng đều qua các năm, với tốc độ trung bình 23%/ năm. Tương ứng với quy mô
đàn bò, miền Nam sản xuất hơn 85% lượng sữa tươi cả nước. Năng suất sữa
toàn ngành trong năm 2009 sụt giảm nhẹ; với nguyên nhân chính là cơ cấu lại
quy mô đàn bò, do đó có một số lượng bò sữa nhất định chưa có khả năng khai
thác sữa. Các công ty sản xuất sữa lớn trong nước như VINAMILK hoặc
FrieslandCampina Việt Nam (Dutch Lady), tuy đã bắt đầu phát triển vùng
nguyên liệu riêng của mình. Điển hình là VINAMILK, ngoài việc thu mua sữa ở
các trang trại nhỏ lẻ của nông dân, đã xây dựng 5 trang trại nuôi bò, với Nghệ
An là trang trại bò sữa lớn nhất Việt Nam hiện nay. Song nhìn chung, Việt Nam
không có các điều kiện thuận lợi để chăn nuôi bò sữa, do khí hậu nhiệt đới và
quỹ đất chật hẹp. Do đó, tuy nhà nước và các công ty sữa đã chú trọng phát triển

13


nguồn nguyên liệu trong nước, nhưng hiện hơn 70% đầu vào sản xuất của các
công ty sữa Việt Nam đến từ nhập khẩu.
Trong định hướng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu đến năm 2020,
số lượng bò sữa cả nước sẽ đạt 426.088 con và đến năm 2025, số lượng bò sữa
sẽ đạt 601.436 con. Bên cạnh đó, dự kiến sản lượng sữa đến năm 2020 sẽ đạt
934,5 ngàn tấn và đến năm 2025 đạt sẽ đạt 1.344,7 ngàn tấn. Theo đánh giá của
các chuyên gia, mặc dù tốc độ phát triển đàn bò sữa ở nước ta hiện vẫn đang ở
mức khá cao nhưng theo dự báo, đến năm 2020, tổng sản lượng sữa bò nước ta
mới đáp ứng được 35-36% và năm 2025 mới chỉ đáp ứng được gần 40% nhu cầu
trong nước. Do đó, các cơ sở chế biến sữa vẫn phải phụ thuộc chủ yếu vào
nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
+ Nguồn nguyên liệu nhập khẩu:

Việt Nam nhập khẩu sữa bột chủ yếu từ các nước châu Úc (như New
Zealand, Úc), Mỹ, Hà Lan. Bên cạnh đó, giá trị nhập khẩu từ các nước Đông
Nam Á chiếm một phần không nhỏ, chủ yếu là sữa bột thành phẩm nhập từ các
nhà máy chế biến sữa của các công ty sữa đa quốc gia đặt tại đây như Dumex,
Dutch Lady…Việt Nam trong những năm qua nhập khẩu nhiều nhất từ New
Zealand, tiếp đó là Hà Lan, các sản phẩm về sữa. Công ty sản xuất sữa lớn nhất
Việt Nam – VINAMILK cũng nhập phần lớn nguyên liệu sữa đầu vào từ
Fonterra – một tập đoàn đa quốc gia của New Zealand (nắm giữ 1/3 thương mại
sữa bột trên thế giới).

1.2.6: Diễn biến giá

Sữa là một trong những mặt hàng bình ổn giá của Chính phủ nhưng nó lại
rất khó kiểm soát do những lỏng lẻo trong pháp luật, tạo cơ hội cho doanh
nghiệp lách luật.
Tháng 9/2015 giá sữa trên thị trường thế giới giảm mạnh nhưng giá sữa
trong nước thì vẫn giữ nguyên, “ổn định” và được giải thích rằng giá sữa nhập
14


vào có thấp hơn nhưng do các chi phí nên chưa kịp điều chỉnh. Thực tế là từ
trước tới nay giá sữa trong nước chỉ có tăng chứ không có giảm, trong khi giá
sữa trên thế giới lại thường xuyên tăng giảm. Mặc dù giá nguyên liệu sữa trên
thị trường thế giới giảm mạnh từ 12-20%, đặc biệt tại thị trường Úc, có những
thời điểm giá sữa giảm tới 30-35%. Dù vậy, nghịch lý là giá sữa tại Việt Nam lại
vẫn giữ nguyên, thậm chí một số sản phẩm còn có xu hướng tăng nhẹ từ 3.00010.000 đồng.
Vì nằm trong danh mục sản phẩm bình ổn giá của Chính phủ nên giá sữa
được điều chỉnh khá ổn định.

15



PHẦN 2: PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG SỮA
VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CỦA NGÀNH SỮA Ở VIỆT NAM
2.1:Nhóm chiến lược nghành sữa:
Khái niệm:
Nhóm chiến lược là một nhóm các doanh nghiệp cùng áp dụng một (một vài )
chiến lược tương đồng ,sử dụng các nguồn lực như nhau trên cùng 1 thị trường
mục tiêu.
Ý nghĩa:
-Những đối thủ cạnh tranh gần nhất nằm trong một nhóm chiến lược và
được khách hàng coi là có thể thay thế lẫn nhau .
Các đối thủ cạnh tranh gần gũi nhất của công ty là những công ty ở trong
nhóm chiến lược của nó.
-Mỗi nhóm chiến lược có thể có những lực lượng cạnh tranh khác nhau và
có thể phải đối mặt với một tập hợp cơ hội ,thách thức khác nhau.
Nhóm chiến lược khác nhau có vị thế khác nhau so với lực lượng trong số
các lực lượng cạnh tranh.
Rào cản di động bảo vệ các công ty trong một nhóm nào đó trước các đe
dọa nhập từ nhóm khác.
+ Nếu rào cản di động thấp, đe dọa nhập cuộc cao, hạn chế khả năng tăng
giá và lợi nhuận.
+ Rào cản di động cao, đe dọa nhập cuộc thấp, các công ty trong nhóm có
cơ hội tăng giá và nhận lợi nhuận cao hơn.

16


Nhóm chiến lược trong ngành sữa:


NGÀNH SỮA

Sữa bột
-Abbot

Sữa
nước

-Friesland

Vinamilk

-Vinamilk

-THmilk

Sữa chua

Sữa đặc

Đậu nành

-Vinamilk

-Vinamilk

-Đường
Quảng
Ngãi


-Sữa Ba


-FCV

-vinasoy

Hình 1: Nhóm chiến lược nghành sữa
Sữa bột: Giá trị mặt hàng này chiếm 45% thị trường sữa Việt Nam, với
tốc độ tăng trưởng bình quân 10,1%/năm. Tuy nhiên doanh nghiệp nước ngoài
như Abbott, Friesland Campina Vietnam và Mead Johnson chiếm phần lớn thị
phần sữa bột do người tiêu dùng Việt Nam vẫn sẵn sàng trả giá cao cho thương
hiệu ngoại. Doanh nghiệp nội như Vinamilk chiếm khoảng 25% thị phần.
Sữa nước: Mặt hàng sữa nước chiếm 29% giá trị toàn ngành với sự cạnh
tranh chủ yếu của 2 doanh nghiệp lớn là Vinamilk và Friesland Campina
Vietnam (FCV). Theo VPBS, hiện Vinamilk chiếm 49% thị phần sữa nước, tiếp
theo là FCV chiếm 26%. Ngoài hai doanh nghiệp kỳ cựu trên, cuộc đua ngành
hàng sữa nước còn có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp khác như TH Milk,
Nutifood, IDP, Hanoi Milk,…
Sữa chua: Đây là mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới
khi tốc độ tăng đạt 34,3%, đạt 7,7 nghìn tỷ đồng năm 2013. Đồng thời về cơ cấu,
sữa chua chiếm 20% so với sữa uống là 80%, thấp hơn nhiều so với các nước
khác trên thế giới. Vinamilk là doanh nghiệp dẫn đầu về mặt hàng sữa chua,
chiếm 73% thị phần, ngoài ra có sự tham gia cạnh tranh của Sữa Ba Vì, TH Milk
và các thương hiệu sữa chua nước ngoài khác.
17


Sữa đặc: Với sự gia tăng của sữa nước và sữa bột, sữa đặc dần tới ngưỡng
bão hòa với tốc độ tăng trưởng thấp chỉ đạt 2,5% năm 2010 và 3% năm 2013.

Vinamilk (chiếm 80%) và FCV tiếp tục là hai doanh nghiệp chi phối ngành hàng
này với những nhãn hiệu nổi tiếng như Sữa Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam,
Cô gái Hà Lan và Completa.
Sữa đậu nành: Việt Nam là nước tiêu thụ sữa đậu nành nhiều nhất thế
giới với mức 500 triệu lít năm 2012. Trong năm 2013, tiêu thụ tiếp tục tăng
17%, cao hơn cả sữa nước và sữa bột. Tuy nhiên có ít công ty gia nhập vào thị
trường này, trong đó Đường Quảng Ngãi chiếm 81,5% thị phần với hai thương
hiệu Fami, Vinasoy, phần còn lại thuộc về Vinamilk (thương hiệu Goldsoy) và
Tân Hiệp Phát (thương hiệu Soya Number One) muốn đầu tư 40 triệu USD xây
dựng trang trại bò sữa tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
2.2: Phân đoạn thị trường sữa:
Khái niệm phân đoạn thị trường:
Phân đoạn thị trường là quá trình chia người tiêu dùng thành các nhóm dựa trên
các khác biệt về nhu cầu, đặc tính, hành vi. Mà mỗi đoạn thị trường là một nhóm
người tiêu dùng có phản ứng như nhau đối với cùng tập chính sách marketing
của doanh nghiệp. Vì vậy, trong cùng một đoạn thị trường, khách hàng đồng
nhất về các đặc tính, nhu cầu nào đó.
Vai trò của phân đoạn thị trường:
♦ Phân đoạn thị trường là cơ sở tiền đề để xây dựng chiến lược thị trường
của doanh nghiệp. Nhờ hiểu rõ động cơ cũng như sở thích của người tiêu dùng,
qua đó phân tích nhu cầu của từng nhóm khách hàng để đưa ra những sản phẩm
cùng loại nhưng có công dụng khác nhau, bao bì khác nhau, giá cả khác nhau
v.v.. để phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của những đối tượng khách hàng
khác nhau .Qua đó, lựa chọn cho doanh nghiệp một phân đoạn thị trường thích
hợp và xây dựng chiến lược hợp lý để đáp ứng cao nhất nhu cầu khách hàng,
tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp đến thành công
và phát triển.
18



♦ Phân đoạn thị trường là cơ sở để các doanh nghiệp nhận định, đánh giá, thị
trường, giúp theo dõi diễn biến thị trường, phán đoán những thay đổi trên thị
trường trong tương lai nhằm đón đầu nhu cầu thị trường.
♦ Phân đoạn thị trường giúp cho doanh nghiệp có sự phân bố nguồn lực hợp lý,
hiệu quả.
Các tiêu thức (phương pháp) phân đoạn thị trường:

Phân đoạn thị
trường
Phân đoạn
thị trường
theo vị trí
địa lý
-Khu vực
-Quốc gia
-Vùng miền
….

Phân đoạn
thị trường
theo đặc
điểm dân
số học

Phân đoạn
thị trường
theo đặc
điểm tâm
lý xã hội


Phân
đoạn thị
trường
theo hành
vi

-Tuổi tác

-Tính cách

-Thu nhập

-Sở thích

-Lý do sử
dụng

-Giới tính

-Quan
điểm

….

….

-cường độ
sử dụng

Phân đoạn

thị trường
kết hợp
(thường
được các
doanh
nghiệp áp
dụng)

….

Hình 2: Các tiêu thức phân đoan thị trường
Các yêu cầu của phân đoạn thị trường:
●Khác nhau về cách thức phản ứng: Các phân khúc phải khác nhau về cách
thức phản ứng đối với cùng các hoạt động/chương trình marketing (Ví dụ, nếu
nam và nữ đều giống nhau về cách thức phản ứng đối với cùng các hoạt
động/chương trình marketing của Cocacola thì Cocacola không nên phân khúc
thị trường theo giới tính)

19


●Khả thi: Doanh nghiệp phải có đủ khả năng phục vụ khách hàng trong
phân khúc.
●Có thể đo lường được: Các yếu tố như kích cỡ phân khúc, sức mua, lợi
nhuận của phân khúc có khả năng đo lường được
●Có thể tiếp cận được: Các khách hàng trong phân khúc có thể tiếp cận được.
●Có khả năng sinh lời: Phân khúc phải có khả năng tạo ra đủ lợi nhuận.
2.2.1: Phân đoạn thị trường sữa Việt Nam:

Sữa là một loại đồ uống có lợi cho sức khỏe,mang lại nguồn dinh

dưỡng quý giá trong chế độ chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng. Tuy nhiên,
mỗi người tiêu dùng có một nhu cầu, lý do sử dụng khác nhau, để đáp ứng được
nhu cầu của mỗi người tiêu dùng tốt nhất ngành đã chia người tiêu dùng ra từng
nhóm đối tượng có cùng nhu cầu, hành vi,..Đó là phân đoan thị trường.
Ngành sữa đã phân đoạn thị trường với nhiều phương pháp phân đoạn
khác nhau, kết hợp những phương pháp đó để có thể đáp ứng nhu cầu cho mỗi
phân đoạn một cách tốt nhất. Nhưng chủ yếu trong ngành vẫn tập trung theo
phương pháp phân đoạn thị trường theo: ‘đặc điểm dân số học và về đặc điểm
hành vi’. Phân đoạn thị trường theo đặc điểm dân số học ngành tập trung vào
thu nhập và độ tuổi. Ngành chia độ tuổi dân số thành các khoảng và tập trung
các sản phẩm đặc trưng cho lứa tuổi có nhu cầu sử dụng lớn nhất. Đồng thời sử
dụng kết hợp với phương pháp phân đoạn thị trường theo hành vi.
Sữa là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu giúp hoàn thiện thể chất và
trí tuệ cho tầng lớp trẻ em, để đáp ứng được nhu cầu, hành vi tiêu dùng đó ngành
cho ra đời sản phẩm sữa bột cho trẻ em với công thức pha chế đặc biệt thay thế
sữa mẹ hoặc bổ sung các vi chất đặc biệt dành cho trẻ. Đáp ứng được nhu cầu
hành vi của người tiêu dùng nhưng người sử dụng lại có nhu cầu riêng biệt đối
với từng đối tượng trẻ em, lúc này đây phương pháp phân đoạn thị trường theo
dân số học, cụ thể là phân chia thành sản phẩm sữa cho trẻ em và người trưởng
thành. Các loại sữa bột công thức sẽ được chia theo lứa tuổi trẻ em , phổ biến là
20


các lứa tuổi: 0-6 tháng tuổi, 6-12 tháng tuổi, 1-3 tuổi và trên 3 tuổi. Người
trưởng thành cũng có các loại sữa bột dành riêng cho từng đối tượng như là
người có chế độ dinh dưỡng đặc biệt, đối tượng phụ nữ mang thai, những người
dùng theo bệnh lý( Sữa dành cho người gầy, sữa dành cho người mới ôm dậy,
người bị bệnh tiểu đường..), sự phân chia các đối tượng này là dựa và việc phân
đoạn thị trường theo hành vi, lý do, nhu cầu sử dụng của các tập khách hàng.
Ngành không chỉ có đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng bằng sữa

bột mà còn có sản phẩm khác là sữa nước bao gồm sữa tươi nguyên chất và sữa
tiệt trùng. Ngày nay, kinh tế phát triển, tỉ lệ đô thị hóa tăng, áp lực công việc
ngày càng lớn, thời gian ngày càng giảm khiến cho mọi người dễ rơi vào tình
trạng stress, ảnh hưởng khá lớn tới tâm lý và thể lực. Từ đó, nhu cầu dinh
dưỡng cũng ngày càng tăng. Từ những đặc điểm tâm lý, hành vi đó của người
tiêu dùng, ngành không chỉ có đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng bằng sữa
bột mà còn có sản phẩm khác là sữa nước bao gồm sữa tươi nguyên chất và sữa
tiệt trùng, sữa đặc có đừng, sữa chua. Với đặc tính dễ bảo quản, dễ sử dụng, tiện
lợi, sản phẩm sữa uống đã một phần nào đó đáp ứng tốt cho nhu cầu sử dụng của
người tiêu dùng ngày nay.
Bên cạnh các sản phẩm từ sữa thì có sản phẩm sữa đậu nành đang được
người tiêu dùng tin dùng nhờ nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích của đậu
nành đối với sức khỏe, dinh dưỡng con người. Nhờ vậy mà mặt hàng sữa đậu
nành có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Sản phẩm sữa đậu nành mè đen là một sự
đổi mới của doanh nghiệp trong ngành, đồng thời mở rộng sự lựa chọn cho
khách hàng, mở rộng thị phần doanh nghiệp và mở rộng thị trường ngành.
Ngành sữa Việt Nam trong những năm qua phát triển khá nhanh, và
hiện nay vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh. Sự phát triển của ngành
thu hút các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước tham gia vào ngành. sự canh
tranh trong ngành đã tạo nên cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp đã và
đang hoạt động trong ngành.

21


2.2.2: Đánh giá sơ bộ về việc phân đoạn thị trường của ngành

Các doanh nghiệp trong ngành hầu hết đầu sử dụng phương pháp phân
đoạn là kết hợp nhiều phương pháp phân đoạn khác nhau. Các doanh nghiệp
trong nước thuộc ngành kết hợp đồng thời cả 4 phương pháp phân đoạn là:

Phương pháp phân đoạn theo vị trí địa lý, theo đặc điểm dân số học, theo tâm lý
xã hội và theo hành vi. Nhưng mỗi doanh nghiệp luôn luôn sử dụng chủ yếu một
trong bốn phương pháp đó nhằm có các chính sách, chiến lược đáp ứng tốt nhất
nhu cầu của người tiêu dùng.
Các phương pháp phân đoạn thị trường giúp cho các doanh nghiệp phân
chia thị trường ra là nhiều phân đoạn nhằm lựa chọn ra một phân đoạn mà
doanh nghiệp có thể đáp ứng người tiêu dùng một cách tốt nhất.
Phương pháp phân đoạn thị trường giúp cho các doanh nghiệp mới muốn
tham gia vào phân đoạn này của ngành cũng như doanh nghiệp cũ đang hoạt
động trong ngành xác định rõ các đối thủ cạnh tranh trong ngành của mình, cụ
thể là các đối thủ cạnh tranh đang trong cùng một phân đoạn thị trường. Như
ông cha ta có nói: “biết người biết ta- trăm trận trăm thắng”. Hiểu rõ đối thủ
canh trạnh là một thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ có
các chính sách, chiến lược đúng đắn để đưa doanh nghiệp tham gia vào ngành
cũng như giúp doanh nghiệp đứng chắc trong ngành, trong phân đoạn thị trường
mà doanh nghiệp đã tham gia, tránh sự rút khỏi. Sự đứng vững của các doanh
nghiệp đang hoạt động trong ngành, trong phân đoạn thị trường là một rào cản
cho các doanh nghiệp mới muốn tham gia vào ngành cũng như là phân đoạn thị
trường đó. Nên các doanh nghiệp mới cũng cần định hình rõ phân đoạn thị
trường mà doanh nghiệp tham gia để đáp ứng cho nhu cầu thị trường.
Phân đoạn thị trường giúp cho các doanh nghiệp định hình chiến lược
đúng đắn, phát triển. Đồng thời giúp cho ngành phát triển, có sự chuyển dịch
đáng kể.

22


2.3:Đánh giá tiềm năng nghành sữa ở Việt Nam:
Việt Nam – Thị trường sữa tiềm năng
Việt Nam được đánh giá là thị trường tiêu thụ sữa tiềm năng. Điều này là

bởi Việt Nam là một quốc gia đông dân, cơ cấu dân số trẻ với mức tăng dân số
cao khoảng 1,2%/năm, tỷ lệ tăng trưởng GDP 6-8%/năm, thu nhập bình quân
đầu người tăng 14,2%/năm. Những yếu tố này kết hợp với xu thế cải thiện thiện
sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản
phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng và ở mức cao.
Nhu cầu tiêu thụ sữa ngày càng tăng.
Năm 2010, trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 15 lít
sữa/năm, thấp hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan 34
lít/người/năm, Trung Quốc 25 lít/người/năm. Dự báo đến năm 2020, con số này
sẽ tăng gần gấp đôi, lên đến 28 lít sữa/năm/người.
Một ngành sữa với tiềm năng phát triển thị trường lớn:
Trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng sữa tại Việt Nam tăng lên
đáng kể. Theo Thống kê từ Hiệp hội Thức ăn gia súc Việt Nam, nhu cầu sữa tươi
nguyên liệu tăng khoảng 61% , từ 500 triệu lít (năm 2010) lên đến 805 triệu lít
(năm 2015). Các nhà chuyên môn đánh giá rằng tiềm năng phát triển của thị
trường sữa tại Việt Nam vẫn còn rất lớn.
Việc đầu tư phát triển ngành sữa vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát
triển sản xuất với chi phí nhân công thấp đồng thời mang lại sinh kế cho người
dân thiếu việc làm và thiếu thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường
an sinh xã hội, gắn liền lợi ích doanh nghiệp với cộng đồng.
Đặc điểm địa lý và khí hậu nhiệt đới xen với vành đai ôn đới tại Việt Nam
rất thuận lợi cho phát triển đàn bò sữa. Các đồng cỏ như Hà Tây, Mộc Châu,
Bình Dương… cung cấp nguồn thức ăn dồi dào, phong phú và điều kiện sinh
trưởng tốt.

23


Tuy nhiên một trong những thách thức lớn của ngành sữa hiện nay là khâu
nguyên liệu. Theo Bộ NN&PTNT, cả nước có khoảng 170.000 con bò sữa, tốc

độ tăng trưởng khoảng 13,6%/năm, năng suất sữa bình quân khoảng 3,88 tấn/bò
vắt sữa/năm, sản lượng sữa đạt gần 400.000 tấn nhưng mới đáp ứng khoảng
25,5% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Năm 2013 vẫn phải nhập gần 841 triệu
USD sữa và sản phẩm sữa cho nhu cầu tiêu dùng.
Trước tình hình này, từ đầu năm 2007, Vinamilk đã đầu tư hơn 500 tỷ
đồng xây dựng 5 trang trại bò sữa tại Tuyên Quang, Lâm Đồng, Bình Định,
Nghệ An, Thanh Hóa, nhập khẩu bò giống bò cao sản thuần chủng HF từ Úc.
Sắp tới, Vinamilk sẽ đầu tư thêm 4 trang trại mới với tổng vốn đầu tư khoảng
3.000 tỷ đồng với 3.000 con bò. Trong khi đó, đàn bò sữa cao sản của Công ty
TH Milk đến cuối năm 2013 đã đạt 45.000 con, dự kiến sẽ tăng lên 137.000 con
vào năm 2017.
Báo Thanh Niên dẫn lời ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi
Việt Nam, cho biết: “Tổng đàn bò sữa năm 2012 có 167.000 con, dự kiến sẽ tăng
lên 400.000 con vào năm 2020, tổng sản lượng sữa tươi lúc đó sẽ tăng lên gần
gấp 3 lần, từ 381.000 tấn hiện nay lên 1 triệu tấn vào 2020; nhưng cũng chỉ đáp
ứng 35% nhu cầu tiêu dùng sữa tươi trong nước”.
Theo số liệu của Tổng Cục thống kê cho thấy, ngành sữa Việt Nam trong
những năm vừa qua là một trong những ngành hàng tiêu dùng tăng trưởng tốt và
vẫn còn tiềm năng tăng trưởng. Trong 5 năm qua, số lượng bò sữa tăng trung
bình 14% mỗi năm và đã đạt con số gần 230.000 con vào đầu năm 2015.
Sự tăng trưởng nhanh chóng của đàn bò sữa Việt Nam chứng tỏ có sự thúc
đẩy và góp phần quan trọng của các doanh nghiệp chế biến sữa trong Hiệp hội.
Đặc biệt Hiệp hội Sữa trong nhiều trường hợp đã đứng ra can thiệp để làm
sáng tỏ các thông tin thất thiệt gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và tâm lý
người tiêu dùng đối với ngành sữa.
Kế hoạch sắp tới của Hiệp hội Sữa Việt Nam là cố gắng phấn đấu để cùng
đẩy mạnh thực hiện mục tiêu chính của Quy hoạch phát triển ngành Công
nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (do Bộ
24



Công thương đề ra): Năm 2015 cả nước sản xuất 1,9 tỷ lít quy ra sữa tươi, sản
lượng này tăng lên là 2,6 tỷ lít vào năm 2020 và 3,4 tỷ lít tới năm 2025; Tiêu thụ
sữa đạt trung bình 21 lít/người 1 năm vào năm 2015, 27 lít/người năm 2020 và
đạt 34 lít/người tới năm 2025; Sữa tươi sản xuất trong nước đạt 660 triệu lít đáp
ứng 35% nhu cầu tới năm 2015, 1 tỷ lít đáp ứng 38% nhu cầu tới năm 2020 và
1,4 tỷ lít đáp ứng 40% nhu cầu tới năm 2025.

PHẦN 3:PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÓM LỰC
LƯỢNG CẠNH TRANH TRONG NGHÀNH SỮA VIỆT NAM

3.1: Mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh của M.Porter:
Sự tác động của các nhóm lực lượng cạnh tranh trong nghành sữa Việt
Nam được thể hiện rõ qua mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong
ngành của M.Porter:
Michael Porter, nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới
hiện nay, đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích. Trong đó, ông mô hình
hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác
động của năm lực lượng cạnh tranh. Các nhà chiến lược đang tìm kiếm ưu thế
nổi trội hơn các đối thủ có thể sử dụng mô hình này nhằm hiểu rõ hơn bối cảnh
của ngành kinh doanh mình đang hoạt động.
25


×