Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

DSpace at VNU: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DPSIR ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Ở XÃ CỰ KHÊ, HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 Pham Thi Thu Ha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 21 trang )

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DPSIR ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
NƯỚC MẶT Ở XÃ CỰ KHÊ, HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2010 – 2014
Phạm Thị Thu Hà, Vũ Thị Thu Thảo
Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, ĐHQGHN
Tóm tắt: Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo, nước mặt tồn tại dưới
dạng nước trong sông, hồ, nước ngọt trong vùng đất ngập nước, băng, tuyết....Vai trò của nước
mặt cũng như nước nói chung không thể thiếu trong toàn bộ sự sống và các quá trình xảy ra trên
Trái Đất. Xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội là một xã ven đô nằm ở phía Nam của
thành phố Hà Nội và từ năm 2011 trở về đây xã đang phát triển theo hướng đô thị hóa, điều này gây
sức ép không nhỏ tới môi trường nước mặt của xã. Đề tài đã áp dụng mô hình DPSIR để đánh giá hiện
trạng môi trường nước mặt ở xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2014.
Kết quả nghiên cứu cho thấy động lực chính là sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa và hoạt động
phát triển kinh tế - xã hội của người dân. Áp lực chính là rác thải, nước thải ngày càng gia tăng, và
phát sinh chủ yếu từ quá trình sản xuất của các hộ dân trong và ngoài ranh giới của xã. Chất lượng môi
trường nước mặt của xã Cự Khê đã bị ô nhiễm cục bộ tại một số điểm như sông Nhuệ (đoạn chảy qua
thôn Cự Đà, thôn Khúc Thủy) và kênh Khê Tang, với một số thông số không đạt TCCP theo QCVN
08:2008/BTNMT là BOD5, COD, DO, NO3-, NH4+. Điều này đã gây ra các ảnh hưởng tới sức khỏe,
hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân trong xã. Các đáp ứng mà xã Cự Khê đã thực hiện nhằm
cải thiện môi trường nước mặt như nạo vét kênh mương, thành lập tổ thu gom rác tại các thôn trong
xã. Tuy nhiên, các đáp ứng là vẫn chưa đủ và hiệu quả, do đó đề tài đã đưa ra một số khuyến nghị bổ
sung trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước mặt trên địa bàn của xã.
Từ khóa: Mô hình DPSIR, môi trường nước mặt, xã Cự Khê.
Summary: Surface water is water on the mainland or islands, surface water exists in the
forms of water in rivers, lakes and freshwater in wetlands, ice, snow ... The role of surface
water as well as general water are very important in all the life and the processes occurring on
the earth. Cu Khe Commune, Thanh Oai District, Hanoi is located in the south of Hanoi and
from 2011 until now, the commune was growing towards urbanization that has created
pressures on the quality of surface water. The research has applied DPSIR model to assess the
environmental status of surface water in Cu Khe Commune, Thanh Oai District, Hanoi in the
period of 2010 - 2014. The results show that the main drivers are the increase of population,


urbanization process and economic and social development activities of community. Pressures
are garbage, wastewater increasing, which are principally arised from the manufacturing
process of households in and outside the boundary of the commune. The surface water quality
of Cu Khe commune has been contaminated at some points partially as Nhue river (river
sections flows through the Cu Da and Khuc Thuy villages) and Khe Tang channel, with some
parameters including BOD5, COD, DO, NO3-, NH4+did not meet permissible standard by
QCVN 08: 2008/BTNMT. This has caused the effects on the health, production and business
activities of the villagers. The responses made to improve surface water of Cu Ke commune

1


have been canal dredging operation, establishment of waste collection team at villages of the
commune. However, the responses are still not sufficient and effective, therefore the research
has made some additional recommendations for the management and the sustainable use of
surface water in the area of the commune.
1. MỞ ĐẦU
Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo [4], nước mặt tồn tại dưới dạng nước
trong sông, hồ, nước ngọt trong vùng đất ngập nước, băng, tuyết....Vai trò của nước mặt cũng
như nước nói chung, không thể thiếu trong toàn bộ sự sống và các quá trình xảy ra trên Trái
Đất. Nước là môi trường cho các phản ứng chuyển dịch nhiều loại vật chất, góp phần tạo thời
tiết, điều hòa khí hậu. Nước có vai trò quyết định trong các hoạt động kinh tế và đời sống văn
hóa tinh thần của loài người [1, 7].
Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh đã làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất, dẫn đến sông hồ
trong các đô thị dần bị thu hẹp dòng chảy, có nơi còn bị lấp hoàn toàn để lấy đất phục vụ xây
dựng các công trình giao thông, khu dân cư, nhà máy. Song song với quá trình đô thị hóa là sự
phát triển các khu công nghiệp đã và đang gây sức ép đến chất lượng môi trường nguồn nước
mặt ở nhiều khu vực và đang có xu hướng mở rộng về phạm vi và mức độ ô nhiễm. Theo kết
quả quan trắc được thực hiện trong những năm gần đây, nước mặt ở nước ta bị nhiễm bẩn bởi
sản phẩm dầu, phenon, kim loại nặng, chất hữu cơ,...[1]. Hầu hết các thủy vực trong thành phố

đều bị ô nhiễm, đặc biệt là các con sông chạy trong lòng thành phố là nơi chứa đựng rác thải,
nước thải từ các hoạt động sống của con người, nước ở các thủy vực thường có màu đen, mùi
nồng nặc khó chịu [5]. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt là từ các nguồn nước
thải sinh hoạt, nước thải y tế, nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp,…hầu hết nước thải
này đều không được xử ly bằng các công trình và hệ thống xử lý mà được thải trực tiếp ra
nguồn tiếp nhận hoặc nếu có thì không đạt tiêu chuẩn quy định.Ô nhiễm môi trường nước mặt
đã gây ra rất nhiều những tác động bất lợi đến hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng dân cư.
Những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe con người như gây ra nhiều loại bệnh
về da, mắt, gan, đường ruột,…thậm chí nhiều loại bệnh ung thư nguy hiểm đến tính mạng con
người. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước mặt tới các hệ sinh thái như làm suy giảm tính đa dạng
sinh học, thành phần loài sinh vật trong các thủy vực.
Xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội là một xã ven đô nằm ở phía Nam của
thành phố Hà Nội, đang diễn ra quá trình đô thị hóa làm cho diện tích môi trường nước mặt
trong xã ngày càng bị thu hẹp, những khu vực nước mặt còn lại đang có dấu hiệu đi xuống về
mặt chất lượng. Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt của xã là rất cần thiết
nhằm đưa ra những giải pháp quản lý tài nguyên nước hợp lý, định hướng cho phát triển kinh tế
- xã hội của xã được bền vững hơn trong những năm tới. Đề tài đã ứng dụng mô hình DPSIR để
đánh giá các khía cạnh động lực, áp lực tác động đến chất lượng nguồn nước mặt và hiện trạng
chất lượng nước mặt của xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội trong giai đoạn 2010-2014. Bên
cạnh đó, mô hình DPSIR cũng được sử dụng để đánh giá những tác động bất lợi của ô nhiễm
nguồn nước mặt đến sức khỏe, hoạt động phát triển kinh tế của xã Cự Khê và những giải pháp
đáp ứng mà xã đã và đang thực hiện. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp

2


để nâng cao chất lượng môi trường nước mặt của xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà
Nội.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đề tài được triển khai nghiên cứu ở xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội (bao
gồm 6 thôn là thôn Cự Đà, thôn Khúc Thủy, thôn Mỹ, thôn Cầu, thôn Thượng và thôn Hạ).
Xã Cự Khê thuộc khu vực quy hoạch đô thị của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2020
[8].Phần lớn các nguồn nước mặt của xã Cự Khê đều bắt nguồn từ ngoài danh giới của xã
(sông Nhuệ, kênh Khê Tang, sông Đồng Náng), các nguồn nước mặt này đã và đang diễn ra
tình trạng ô nhiễm bởi các nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp nằm ngoài
danh giới của xã mang đến.
- Đề tài đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt theo các khía cạnh động lực, áp lực, hiện
trạng, tác động và đáp ứng ở xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa


Phương pháp điều tra bảng hỏi

Đây là phương pháp điều tra thực tế tại khu vực nghiên cứu, sử dụng phiếu điều tra các hộ gia
đình, phỏng vấn trực tiếp người dân, các nhà lãnh đạo của xã, qua đó tiếp nhận, khai thác thông
tin cần thiết phục vụ đề tài nghiên cứu.
Trong nghiên cứu, nhóm tác giả đã tiến hành xây dựng mẫu phiếu điều tra tham vấn ý kiến
cộng đồng . Nội dung của phiếu điều tra bao gồm những thông tin cá nhân (họ và tên, địa chỉ,
tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn), những câu hỏi liên quan đến nhận thức của người
dân đối với tình trạng môi trường nước mặt trong xã (tình trạng ô nhiễm, nguyên nhân gây ra ô
nhiễm môi trường nước mặt), câu hỏi liên quan đến tình trạng rác thải, nước thải trong gia đình
các hộ dân trong xã (thành phần rác thải, cách xử lý rác thải, ước lượng lượng rác thải ra trung
bình một ngày,…), các câu hỏi về tác động của ô nhiễm môi trường nước mặt (ảnh hưởng tới sức
khỏe, hoạt động sản xuất kinh tế, hệ sinh thái), câu hỏi về các hoạt động nhằm nâng cao chất
lượng môi trường nước mặt đã được xã thực hiện. Phiếu điều tra phát ra 160 phiếu và kết quả thu
được 150 phiếu hợp lệ, với đối tượng điều tra là cộng đồng dân cư sống trong khu vực xã Cự Khê.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 1-6/2015. Số liệu từ phiếu điều tra thu thập được xử lý thống
kê, xây dựng công thức và tính toán bằng chương trình Excel để đưa ra bảng kết quả dữ liệu

và vẽ biểu đồ liên quan phục vụ cho việc thảo luận các phát hiện của nghiên cứu.
Ngoài ra, nhóm tác giả cũng tham vấn ý kiến các lãnh đạo trong xã, ý kiến của chủ tịch xã, các
cán bộ chuyên môn về địa chính, văn hóa truyền thống,…của xã cùng sáu trưởng thôn của sáu
thôn (thôn Cự Đà, thôn Khúc Thủy, thôn Thượng, thôn Mỹ, thôn Cầu, thôn Hạ) về các nguyên
nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt trong địa bàn xã, các vấn đề về thu gom xử lý rác thải,
nước thải, thống kê số liệu về các hộ làm nghề và chăn nuôi trong mỗi thôn. Tham vấn ý kiến của
các lãnh đạo về khó khăn trong việc quản lý và bảo vệ môi trường nói chung, nguồn nước mặt nói
riêng.

3




Phương pháp quan sát thực tế

Trong nghiên cứu, nhóm tác giả đã quan sát thực tế tại 6 thôn để tìm hiểu nguồn phát sinh
ô nhiễm nước mặt của xã, tìm hiểu đặc điểm xử lý rác thải và nước thải của hộ dân, đồng thời
đánh giá nhanh môi trường ở các con sông, kênh, mương chính trong xã để đánh giá mức độ ô
nhiễm, kiểm tra và hiệu chỉnh những thông tin đã thu được qua phỏng vấn và từ tài liệu thứ
cấp.
2.2.2. Phương pháp phân tích mô hình DPSIR
D P S I R là chữ đầu của năm từ Động lực – Driving Forces (D), Áp lực – Pressure (P),
Hiện trạng – State (S), Tác động – Impact (I), Đáp ứng – Response (R). Mô hình DPSIR mô
tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của
các biến đổi môi trường), Áp lực (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi
trường), Hiện trạng (hiện trạng chất lượng môi trường), Tác động (tác động của ô nhiễm môi
trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh
thái), Đáp ứng (các đáp ứng của nhà nước và xã hội để bảo vệ môi trường) [9]. Ứng dụng mô
hình phân tích tổng hợp DPSIR (Driving Forces – Pressure – State – Impact – Response) để

đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt xã Cự Khê. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm
quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt trong xã.
+ Dựa trên những tài liệu thu thập được và kết quả điều tra khảo sát thực địa, tiến hành
phân tích các động lực (Driving Forces – D) (gia tăng dân số, hoạt động sản xuất kinh tế,…)
dẫn đến các áp lực (nước thải bao gồm nước thải sinh hoạt, nông nghiệp, làng nghề; rác thải
bao gồm rác thải sinh hoạt, chăn nuôi, xây dựng) làm suy giảm chất lượng môi trường nước
mặt.
+ Phân tích kết quả của các thông số đánh giá chất lượng nguồn nước mặt, đối chiếu với
QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích
sử dụng như giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp) và sử
dụng phần mềm Excel để xây dựng các biểu đồ diễn biến hàm lượng các chất ô nhiễm, đánh
giá hiện trạng (State – S) chất lượng nguồn nước mặt của xã Cự Khê giai đoạn 2010 – 2014.
Số liệu sử dụng đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt giai đoạn 2010-2014 là
số liệu quan trắc thu thập được từ công ty TNHH và Tư vấn Môi trường Hà Nội.
+ Qua kết quả từ phiếu điều tra môi trường nước mặt của xã Cự Khê, phỏng vấn các đối
tượng liên quan và quan sát thực tế, tiến hành đánh giá những tác động (Impact – I) của ô
nhiễm môi trường nước mặt tới sức khỏe của người dân, hoạt động sản xuất kinh tế và các hệ
sinh thái trong khu vực nghiên cứu,
+ Trên cơ sở các kết quả đạt được, đưa ra những giải pháp đã được các cấp chính quyền
thực hiện trước hiện trạng và tác động của ô nhiễm môi trường nước mặt trong xã và đề xuất
các giải pháp (Response – R) phù hợp nhằm nâng cao chất lượng môi trường nước mặt của xã
Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

4


3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt xã Cự Khê giai đoạn 2010-2014
Dựa trên những kết quả điều tra thực tế tại khu vực nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã xây dựng
sơ đồ đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

theo mô hình DPSIR như sau:
Động lực
- Sự gia tăng dân
số
- Hoạt động phát
triển kinh tế
- Đô thị hóa, xây
dựng.

Áp lực
Hiện trạng

- Rác thải từ sinh
hoạt, hoạt động sản
xuất kinh tế, xây
dựng
- Nước thải từ sinh
hoạt, hoạt động sản
xuất kinh tế
- Dư lượng phân bón
hóa chất bảo vệ thực
vật

- Chất lượng nước
mặt: nhiệt độ, pH,
DO, COD, BOD5,
SS, Coliform, NO2-,
NO3-, NH4+…

Tác động

- Sức khỏe cộng
đồng
- Hoạt động sản
xuất, kinh doanh
của người dân
- Hệ sinh thái

Đáp ứng
* Đáp ứng động lực
- Các đáp ứng đã và đang thực hiện:
+ Chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình
+Xây dựng bản quy hoạch các làng nghề trên địa bàn xã Cự Khê
-Các khuyến nghị bổ sung
* Đáp ứng áp lực
- Các đáp ứng đã và đang thực hiện:
+ Nạo vét kênh, mương
+ Thành lập tổ thu gom rác tại địa bàn 4 trên 6 thôn của xã
+ Lập bản quy hoạch các bãi chứa rác trên địa bàn 6 thôn của xã Cự Khê
- Các khuyến nghị bổ sung
* Đáp ứng tác động
- Các đáp ứng đã và đang thực hiện:
+ Đầu tư trang thết bị y tế, nâng cao trình độ đội ngũ y tá bác sĩ, thực hiện tốt các chương trình khám
chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh cho người dân
- Các khuyến nghị bổ sung
* Đáp ứng phụ trợ
- Các đáp ứng đã và đang thực hiện:
+ Thực hiện công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường tới người dân, đặc biệt là môi trường nước mặt
- Các khuyến nghị bổ sung

Hình 1. Sơ đồ đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành

phố Hà Nội theo mô hình DPSIR
3.1.1. Động lực (Driving Forces)
a) Sự gia tăng dân số

5


Kết quả điều tra thực địa tại khu vực nghiên cứu cho thấy, Cự Khê là xã có phong tục tập
quán nhân dân sống thành từng xóm. Các điểm dân cư sống khá tập trung và phân bố chủ yếu
dọc theo các tuyến giao thông, thôn Cự Đà là nơi tập trung đông dân cư nhất.
Diện tích đất ở bình quân trên đầu người của xã tính đến năm 2014 là 46,06m2/người, phù
hợp với quy định về chỉ tiêu sử dụng đất ở trong khu dân cư nông thôn của các xã (≥ 25
m²/người) [8]. Theo số liệu thống kê được từ năm 2010 đến tháng 12 năm 2014, dân số xã Cự
Khê được thể hiện ở Bảng 1.
Bảng 1. Dân số xã Cự Khê từ năm 2010 – 2014
Năm

Số dân (người)

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên(%)

2010
2011

5600

2009-2010: 1,49%

5684


2010-2012: 1,51%

2012

5769

2011-2012: 1,5%

2013

5857

2012-2013: 1,53%

2014

5947

2013-2014: 1,55%

Kết quả từ Bảng 1 cho thấy, giai đoạn năm 2010-2014 dân số xã Cự Khê có xu hướng tăng
dần qua các năm.
+ Giai đoạn năm 2010-2011 xã có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,51%, dân số năm 2011 là
5684 người cao hơn 84 người so với dân số năm 2010 là 5684 người.
+ Giai đoạn năm 2011-2012, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,5% giảm 0,01% so với năm
2011, tuy nhiên dân số năm 2012 vẫn tăng nhẹ là 85 người so với năm 2011. Nguyên nhân
giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là do số người tử vong năm 2011 lớn hơn so với năm 2010 và
số trẻ sơ sinh được sinh ra của hai năm là gần tương đương nhau.
+ Giai đoạn năm 2012-2014 nhìn chung tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tăng lên qua các năm,
năm 2014 là 5947 người tăng 178 người so với năm 2012 là 5769. Trong giai đoạn này tuy

tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vẫn tăng dần đều, nhưng nguyên nhân tăng dân số không chỉ do
số trẻ được sinh ra tăng so với năm trước mà nguyên nhân là do xã Cự Khê là một xã ven
đô và đang diễn ra quá trình đô thị hóa, đời sống nhân dân được cải thiện, chất lượng cuộc
sống được nâng cao hơn; các cán bộ y tế được bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo thường
xuyên, các trang thiết bị đang từng bước được tăng cường. Do đó, chất lượng khám chữa
bệnh cho nhân dân được nâng lên, hơn nữa còn có nhiều chương trình y tế trọng điểm của
huyện như chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiêm chủng mở rộng, chương trình
phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống các bệnh lao, chăm sóc sức khỏe sinh
sản…được triển khai có hiệu quả. Công tác tuyên truyền kiến thức phòng chống HIV,
phòng chống dịch bệnh được làm thường xuyên, do vậy kiến thức vệ sinh giữ gìn sức
khỏe nhân dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng cao và theo đó tuổi thọ của
người dân được kéo dài hơn so với những năm trước.
Mặc dù dân số tăng dần qua các năm trong giai đoạn năm 2010-2014 nhưng những năm qua
dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền xã, phong trào thực hiện kế hoạch hoá gia đình

6


được tuyên truyền sâu rộng tới từng hộ gia đình, được kết hợp giữa giáo dục, tuyên truyền với
các biện pháp hành chính và làm cho công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình cũng thu được
thành quả đáng phát huy. Từ năm 2015, xã đề ra kế hoạch trong giai đoạn năm 2015-2020
trung bình tốc độ gia tăng dân số tự nhiên trên địa bàn xã là 1,12% và tính đến năm 2020 dân
số trên địa bàn là 6.548 nhân khẩu. Sự gia tăng dân số đã và đang tạo ra những áp lực lên môi
trường nước mặt của xã.
b) Hoạt động phát triển kinh tế
Theo số liệu thu thập được từ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội năm 2014 xã Cự Khê [8] và báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ 4 (năm 2011-2015) của xã Cự Khê [3], nhìn
chung tốc độ phát triển kinh tế của xã năm sau cao hơn năm trước. Năm 2014 tốc độ tăng
trưởng kinh tế đạt 53,86%, tăng 41,06% so với năm 2010 là 12,8%. Tổng giá trị sản xuất ước

tính đạt 586,026 tỷ đồng, tăng 315,256 tỷ đồng so với năm 2010. Trong đó Nông nghiệp ước
tính đạt 35,845 tỷ đồng tăng 11,475 tỷ đồng so với năm 2010, Tiểu thủ công nghiệp và Xây
dựng ước tính đạt 405,205 tỷ đồng, tăng 231,915 tỷ đồng so với năm 2010, Dịch vụ - Thương
mại ước tính đạt 144,976 tỷ đồng tăng 71,866 tỷ đồng so với năm 2010. Thu nhập bình quân
đầu người đạt 28,1 triệu đồng/người/năm tăng 16,6 triệu đồng so với năm 2010 ( là 11,5triệu
đồng/ người/năm).
Về cơ cấu kinh tế của xã, có sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần
tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ như được thể
hiện ở Bảng 2.
Bảng 2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2014 so với năm 2010 của xã Cự Khê
Ngành

Tiểu thủ công
nghiệp và xây
dựng
64%

Nông nghiệp
Năm
2010

9%

2014

6%

69%

Thương mại –

Dịch vụ
27%
25%

Nguồn: Công ty tư vấn & DV khoa học Nông nghiệp I – Trường đại học Nông nghiệp
Hà Nội, 2014 [3]
Trong giai đoạn tiếp theo 2015-2020, xã Cự Khê có định hướng đầu tư phát triển ngành
thương mại – dịch vụ theo hướng đa dạng và nâng dần quy mô, số lao động chuyển dịch từ
nông nghiệp sang dịch vụ thương mại, phát triển tập trung tại khu vực chợ và trung tâm xã, chủ
yếu là buôn bán nhỏ lẻ và các ngành nghề truyền thống.
c) Đô thị hóa, xây dựng
Nhìn chung đất đai của xã có xu thế chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, và đây
là điều tất yếu xảy ra khi dân số ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu về đất ở và các công trình hạ tầng
cũng tăng theo.
Năm 2010 Nhà nước thu hồi 153,48 ha đất chuyên trồng lúa nước để xây dựng tuyến đường trục
phát triển phía Nam và 2 khu đô thị Thanh Hà A, B và Cienco 5. Theo định hướng của Quốc gia,
tuyến Vành đai 4 Hà Nội sẽ được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2010 - 2020 với quy mô từ 6-8

7


làn xe và rộng 120m, đoạn qua xã Cự Khê dài khoảng 2,0 km với diện tích đất thu hồi khoảng 20,2
ha. Giai đoạn năm 2010 – 2020 xã chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng trong đó giao thông, cơ sở văn
hóa, giáo dục, y tế được ưu tiên phát triển. Việc xây dựng khu dân cư mới, chỉnh trang khu dân cư
hiện có và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội – môi trường sẽ được thực hiện theo các quy
hoạch tương ứng được lập và phê duyệt phù hợp với quá trình phát triển đô thị của Nhà nước trên
địa bàn xã.
Nhận xét chung:
Như vậy, sự gia tăng dân số, hoạt động phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa trong
những năm qua ở xã Cự Khê đã, đang và sẽ gây ra những áp lực đến môi trường bởi sự gia

tăng lượng rác thải, nước thải, dư lượng phân bón hóa chất bảo vệ thực vật từ hoạt động sinh
hoạt, hoạt động sản xuất kinh tế, xây dựng trong xã. Xã Cự Khê trong tương lai sẽ phát triển
theo hướng đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp dần bị thu hẹp và chuyển sang các mục đích phi
nông nghiệp. Theo quan sát và ghi nhận ý kiến của các án bộ trong thôn, xã thì hầu hết người dân
trong xã đều có đời sống sinh hoạt gần giống như dân đô thị và trong giai đoạn năm 2015-2020 xã
phấn đấu đưa 100 % toàn bộ dân trong xã lên dân đô thị.
3.1.2. Áp lực (Pressure)
*

Rác thải (sinh hoạt, sản xuất kinh tế, xây dựng)

Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn xã gây áp lực tới
môi trường. Do xã chưa quy hoạch đầy đủ các khu tập kết, xử lý rác thải sinh hoạt nên từ
trước tới nay người dân Cự Khê đều vứt rác ra sông. Từ kết quả quan sát thực tế cho thấy tại
thôn Khúc Thủy mặc dù bờ sông Nhuệ đã được xây kè để tránh sạt lở, lưu thông dòng chảy
nhưng đến nay rác thải sinh hoạt vứt ra đã cao gần bằng kè; bên bờ kênh Khê Tang rác tràn cả
xuống giữa lòng sông gây tắc nghẽn dòng chảy.
Trên địa bàn xã có tất cả 6 thôn tuy nhiên tính đến đầu năm 2015 mới có 4 thôn (thôn
Thượng, Mỹ, Cầu, Hạ) thành lập được tổ thu gom rác hàng ngày của các hộ dân trong thôn,
vẫn còn 2 thôn (thôn Cự Đà, Khúc Thủy) chưa thành lập được tổ thu gom rác hàng ngày.
Nguyên nhân là do 2 thôn chưa bố trí được phương tiện thu gom rác và chưa xây dựng được
bãi đổ, chứa rác thải. Hơn nữa, địa phận của 2 thôn này nằm dọc theo bờ sông Nhuệ (nguồn
nước của sông đang bị ô nhiễm từ trước), hầu hết rác thải của người dân đều đổ xuống bờ kè
của sông, do vậy vào những mùa mưa, dòng chảy lớn dẫn đến lượng rác này được cuốn vào
dòng nước và vận chuyển đến các nơi khác gây tắc nghẽn cống và gây ra ô nhiễm môi trường
cho những khu vực có dòng chảy này đi qua.
- Lượng rác thải của mỗi hộ dân trong ngày ở xã Cự Khê
Qua kết quả phiếu điều tra, lượng rác thải của mỗi hộ dân trong ngày ở xã Cự Khê được thể hiện ở
Hình 3.


8


%

100

75,34

80

Số hộ dân

60
40

17,33

20

7,33

0
1-5
5 kg

6-10 kg

11-15 Kg


Kg/ngày

Hình 3. Ước lượ
ợng lượng rác thải của mỗi hộ dân trong ngày ở xã Cự
ự Khê
Kết quả nghiên cứu cho thấy
th lượng rác thải trung bình của mỗi hộ dân trong ngày ttừ 1-5
kg chiếm 75,34%, 6-10
10 kg chiếm
chi 17,33% và 11-15 kg chiếm 7,33%. Đặc điểm
m vvề thành phần
rác thải ở đây chủ yếu
u là rác hữu
h cơ (rau, củ, thực phẩm,..) chiếm
m 50%, còn llại là giấy, nilon,
nhựa,.. chiếm 42,33%. Một số
ố gia đình có khối lượng rác thải lớnn trong ngày ch
chủ yếu là các
hộ sản xuất, kinh doanh.

 Hình thức xử lý rác thảải tại mỗi hộ gia đình của xã Cự Khê

32,29%

Đổ đúng nơi quy định - Có xe thu
gom rác thường xuyên
Tự chôn lấp
44,13%

Ủ làm phân

Đổ tự do

16,14%

Đổ xuống sông, hồ, ao
2,48%
4,96%

Hình 4. Hình thức
th xử lý rác thải tại mỗi hộ gia đình của xã Cự
ự Khê
Theo kết quả phiếu điều
u tra
tra, phỏng vấn (Hình 4) cho thấy ngườii dân có nhi
nhiều hình thức
để xử lý rác thải sinh hoạt củaa gia đình
đ
mình như là đổ đúng nơi quy định
nh (có xe thu gom rác
thường xuyên), tự chôn lấp, ủ làm phân, đổ tự do, đổ xuống sông, hồ,, ao. Trong đó, ph
phần lớn
người dân xử lý rác thảii sinh ho
hoạt bằng hình thức đổ đúng nơi quy định (chiếm
ếm 44,13%) (di
(diễn
ra ở 4 thôn đã hình thành đượ
ợc tổ thu gom rác là thôn Mỹ, Thượng, Cầu
u và H
Hạ) và đổ xuống
sông, hồ, ao (chiếm

m 32,29%) (diễn
(di ra trong 2 thôn chưa thành lập được tổ thu gom rác là thôn
Cự Đà và thôn Khúc Thủy),
y), các hình thức
th xử lý rác khác như tự chôn lấp, ủ làm phân hay đổ
tự do chiếm tỉ lệ ít hơn.. Nguyên nhân là do di
diện tích đất nông nghiệp củaa xã C
Cự Khê ngày
càng thu hẹp, số ngườii làm nông nghiệp
nghi ít đi, do đó người dân sử dụng sử dụụng phương pháp
ủ phân để bón cho đồng ruộng
ng giảm,
gi
người dân chủ yếu muốn sử dụng
ng phân hóa hhọc vừa tiện
lợi, hiệu quả nhanh mà không mất
m nhiều công sức; và một nguyên nhân nữaa là do ngư
người dân
chưa được các cán bộ, các cấấp chính quyền phổ biến về cách xử lý rác an toàn và đảm bảo
bằng phương pháp ủ phân hoặặc chôn lấp.


Bên cạnh đó, do tập quán của người dân trong xã thường tập trung sinh sống dọc theo các
tuyến kênh rạch, vì vậy chuồng trại các loại vật nuôi, gia súc, gia cầm cũng được xây dựng
gần nguồn nước hoặc ngay trên kênh rạch hoặc thả rông. Các loại chất thải chăn nuôi ít được
tái sử dụng mà thải trực tiếp vào môi trường xung quanh. Theo phỏng vấn cán bộ xã, trong
tương lai xã có kế hoạch sẽ đầu tư gia tăng lượng gia súc, gia cầm nhằm tăng tỷ trọng của
ngành chăn nuôi, dẫn đến lượng chất thải phát sinh sẽ rất lớn.
* Nước thải (sinh hoạt, hoạt động sản xuất kinh tế)
Kết quả điều tra thực tế cho thấy vấn đề về vệ sinh môi trường ở xã Cự Khê chưa thật sự

được quan tâm. Nước thải sinh hoạt và sản xuất của các hộ gia đình chưa qua xử lý chảy vào
hệ thống cống chung, hoặc chảy tràn trên bề mặt xuống các ao hồ, sông, suối, kênh mương đã
phần nào gây ô nhiễm môi trường sống và đặc biệt gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn
nước mặt. Trong xã vẫn còn nhiều hộ gia đình làm nghề miến và tương nên nước thải sản xuất
và sinh hoạt trong xã chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có các
thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Theo kết quả phiếu điều tra
và quan sát thực thế cho thấy 80% hộ dân trong xã không có hệ thống xử lý nước thải, 20%
hộ dân là có hệ thống xử lý nước thải nhưng chỉ là xử lý sơ bộ qua bể lắng tự hoại đối với
nước thải từ khu vực nhà vệ sinh, còn chủ yếu nước thải vẫn chưa qua xử lý đổ thải ra cống
chung hoặc chảy vào các nguồn nước mặt. Hình 6 thể hiện nguồn tiếp nhận nước thải từ các hộ
dân.
% 100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

82,67
Số hộ dân

15,33
Cống dẫn nước
thải chung


Ao, hồ, kênh,
mương, sông

2
Vườn, khu vực
đất xung quanh
nhà

Khu vực

Hình 5. Nguồn tiếp nhận nước thải từ các hộ dân xã Cự Khê
Dựa vào Hình 5 cho thấy 82,67% hộ dân trong xã Cự Khê xả nước thải ra cống thải chung
của thôn, xã. Xã Cự Khê tuy đã quy hoạch được một số đoạn cống dẫn nước thải chung trong
khu dân cư của xã (với tổng chiều dài 11,414 km, đã kiên cố hóa được 1,99km (17,435%)),
nhưng hệ thống cống dẫn nước thải này đang tồn tại một số hạn chế như đã xuống cấp 1,54km
và chủ yếu là rãnh không có lắp đậy. 15,33% hộ dân xả nước thải trực tiếp ra ao, kênh,
mương, sông và 2% là xả thải ra khu vực đất xung quanh nhà. Dọc bờ sông Nhuệ của thôn Cự
Đà và Khúc Thủy hầu hết nước thải của các hộ dân đều xả thải ra cống dẫn nước thải chung.
Dọc bờ kênh Khê Tang của xóm Thượng, chưa có hệ thống cống thu gom nước thải tập trung
do đó xuất hiện tình trạng nước thải từ các hộ dân thải trực tiếp ra kênh. Ngoài ra, các khu vực


dân cư khác của xã không sống ven các trục đường chính, nước thải sinh hoạt được đổ ra các
ao, hồ, mương khu vực gần nhà
* Dư lượng phân bón hóa chất bảo vệ thực vật
Qua sự tham vấn ý kiến của các cán bộ hội nông dân xã Cự Khê cho thấy dưới áp lực về
sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa ngày một lớn, làm cho diện tích đất nông nghiệp
trên địa bàn xã hiện đang bị thu hẹp, buộc nông dân phải thâm canh tăng vụ phải sử dụng các
loại giống cây trồng mới có năng suất cao, nhưng lại dễ mẫn cảm với sâu bệnh. Do đó, người
nông dân sử dụng ngày càng tăng lượng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật, cùng với việc

người dân chưa am hiểu về vấn đề sử dụng đúng liều lượng, chủng loại, đúng bệnh, đúng thời
điểm các loại phân hóa học, thuốc BVTV nên đã gây tác động đến môi trường đất và nước.
Qua quan sát nhận ghi nhận đa số các vỏ chai, bao bì sau khi sử dụng thường không được
quản lý chặt chẽ, chưa được thu gom tiêu hủy hay tái chế triệt để, người dân sau khi sử dụng
xong chủ yếu vứt ngay tại chỗ và vô tình chúng được cuốn vào dòng nước gây ô nhiễm môi
trường nước mặt trong xã.
Nhận xét chung:
Sự gia tăng lượng rác thải, nước thải từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất và việc sử dụng
hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đã làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn
nước mặt của xã. Qua điều tra và phỏng vấn người dân cho thấy nguồn gây ra ô nhiễm môi
trường nước mặt của xã Cự Khê bao gồm các nguồn cả trong và ngoài ranh giới của xã gây
ra.

Duy nhất nguồn thải từ xã
Nguồn thải từ nơi khác
mang đến
Cả hai nguồn trên

27,34%
57,33%
15.33%

Hình 6. Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước mặt xã Cự Khê
Dựa vào hình 6 cho thấy trên 57% ý kiến người dân cho rằng nguồn gốc ô nhiễm bắt
nguồn từ cả khu vực trong xã và ranh giới ngoài xã, trên 27% ý kiến cho rằng nguồn gây ra ô
nhiễm chỉ bắt nguồn từ xã. Trên địa bàn xã có 3 nguồn cung cấp nước mặt chính là Sông
Nhuệ, kênh Khê Tang, sông Đồng Náng; đây là các nguồn liên Xã, liên Huyện thậm chí cả
liên Tỉnh. Sông Nhuệ bắt nguồn từ sông Tô Lịch chảy qua quận Hà Đông, đặc thù nước của
dòng sông này chủ yếu là nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu công nghiệp, bệnh viện
(bệnh viện Hà Đông, viện 103), trường học,…Kênh Khê Tang (sông Hòa Bình) chảy qua địa

phận xã Bích Hòa và xã Cự Khê. Xã Bích Hòa là xã có nhiều các cụm, khu công nghiệp như
giết mổ gia súc gia cầm, cơ khí, nhựa, lắp ráp máy móc thiết bị,…do đó nguồn ô nhiễm được

11


thải vào dòng sông vận chuyển qua xã Cự Khê. Sông Đồng Náng cũng bắt nguồn từ Hà Đông
tính chất của nước cũng là chứa nước thải sinh hoạt.
Tuy nhiên, việc quy hoạch xử lý rác thải, nước thải của xã chưa triệt để do đó cũng góp
một phần vào việc gây ra ô nhiễm cho nguồn nước mặt của xã. Theo kết quả phỏng vấn từ các
Trưởng thôn, năm 2014 các cơ sở sản xuất, hộ gia đình làm nghề và chăn nuôi có thôn Cự Đà
còn khoảng 40 hộ làm miến và 10 hộ làm tương (tuy số lượng hộ làm nghề giảm nhưng công
suất lại tăng, ví dụ trước kia có 200 hộ làm miến với công suất 1 tấn/lò thì nay còn 40 lò với
công suất 1,5 tấn/lò và trung bình hộ dân bình thường sử dụng 20-25 m3 nước/tháng còn các
hộ làm nghề sử dụng 50-100 m3 nước/tháng), thôn Mỹ có 2 cơ sở sản xuất cơ khí, 2 cơ sở sản
xuất hương và 3 cơ sở sản xuất nhựa (các cơ sở này mới đi vào hoạt động từ 2-3 năm trở lại
đây). Nước thải, rác thải từ các cơ sở kinh doanh và hộ gia đình làm nghề chưa được thu
gom, xử lý thải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước mặt trong xã.
3.1.3. Hiện trạng (State)
Dựa trên chuỗi số liệu quan trắc về môi trường nước ở huyện Thanh Oai của Công ty
TNHH & Tư vấn môi trường Hà Nội [2], kết hợp với điều tra khảo sát thực địa bổ sung, nhóm
nghiên cứu đã tổng hợp đánh giá chất lượng môi trường nước mặt xã Cự Khê, huyện Thanh
Oai giai đoạn 2010 - 2014.
Vị trí quan trắc chất lượng môi trường nước mặt xã Cự Khê gồm 06 vị trí [2]:
- Vị trí 1 (M1): Nước mặt kênh Khê Tang, đoạn chảy qua thôn Thượng và Thôn Mỹ, xã
Cự Khê.
- Vị trí 2 (M2): Nước sông Nhuệ, đoạn chảy qua thôn Cự Đà, xã Cự Khê.
- Vị trí 3 (M3): Nước mặt mương dẫn nước, đoạn chảy qua thôn Hạ, xã Cự Khê.
- Vị trí 4 (M4): Nước sông Nhuệ, đoạn chảy qua thôn Khúc Thủy, xã Cự Khê.
- Vị trí 5 (M5): Nước mặt mương chảy qua thôn Cầu, xã Cự Khê.

- Vị trí 6 (M6): Nước mặt sông Đồng Náng, đoạn chảy qua thôn Thượng, xã Cự Khê.
Chất lượng môi trường nước mặt của xã Cự Khê được so sánh với quy chuẩn
08:2008/BTNMT (cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng
khác như giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp) - Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về chất lượng nước mặt [6]. Trong đó, quan trắc 16 thông số bao
gồm Nhiệt độ, pH, DO, BOD5, COD, SS, Tổng N, Tổng P, Tổng dầu mỡ, Dầu mỡ ĐTV,
Coliform, As, Pb, NO2-, NO3-, NH4+.
Bản đồ vị trí các điểm quan trắc nước mặt tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà
Nội được thể hiện ở Hình 7.

12


Hình 7.
Bản đồ vị trí
các
điểm
quan
trắc
nước mặt tại
xã Cự Khê,
huyện Thanh
Oai,
thành
phố Hà Nội

Kết quả phân tích chất lượ
ợng nước mặt vào tháng 10 hàng năm trên địaa bàn xã C
Cự Khê
giai đoạn năm 2010 – 2014 cho thấy

th phần lớn các chỉ tiêu chất lượng nướcc m
mặt như nhiệt độ,
pH, tổng N, tổng P, tổng dầu
u mỡ,
m dầu mỡ ĐTV, tổng Coliform, As, Pb, NO2- tại các điểm lấy
mẫu đều nằm trong Tiêu chuẩẩn cho phép (TCCP). Tuy nhiên, một số chỉ tiêu như DO, BOD5,
COD, SS, NO3-, NH4+ trong nước
nư mặt vượt quá TCCP tại một số điểm nhấất định như sông
Nhuệ,, kênh Khê Tang, mương đoạn
đo chảy qua thôn Cầu.
Diễn biến hàm lượng
ng DO tại một số vị trí quan trắc nước mặt củaa xã C
Cự Khê giai
đoạn năm 2010 – 2014 đượcc th
thể hiện ở Hình 8.
mg/l 6

M1
M2
M3
M4
M5
M6

5
4
3
2
1
0

2010

2011

2012

2013

2014

Năm

Hình 8: Diễn biến
n hàm lư
lượng DO tại 6 vị trí quan trắc nước mặt củaa xã C
Cự Khê
giai đoạn 2010-2014
Qua biểu đồ Hình 8 cho th
thấy so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT (Cộtt B1) quy định mức
tối thiểu đối với hàm lượng
ng DO là 4 mg/l thì kết quả DO tại các vị trí M1, M3, M5, M6 đđều
đạt TCCP, chỉ riêng tại vị trí M2 và M4 có DO nhiều năm là nằm dưới ngưỡ
ỡng tối thiểu cho
phép. Giai đoạn năm 2010 – 2014, hàm lượng DO trong nước mặt tại vị trí M2 dao động
trong khoảng từ 3,37 mg/l – 4,1 mg/l, có giá trị
tr trung bình là 3,69 mg/l thấpp hơn 1,0
1,08 lần so
với QCVN 08:2008(cộtt B1), tại điểm M4 giá trị DO trong nước dao động
ng trong kho
khoảng từ

3,54 mg/l – 4,2 mg/l, có giá trị
tr trung bình là 3,9 mg/l thấp hơn 1,02 lần so vớii QCVN 08:2008
(cột B1). Giá trị DO trong nướ
ớc tại các vị trí M1, M2, M4 có xu hướng giảm
m ddần qua các năm


thể hiện chất lượng môi trường nước mặt đang bị suy thoái ảnh hưởng tới đời sống các loài
thủy sinh vật trong môi trường nước mặt.
Diễn biến hàm lượng BOD5 trong nước mặt của xã Cự Khê giai đoạn năm 20102014 được thể hiện ở Hình 9.
mg/l 35

M1
M2
M3
M4
M5
M6

30
25
20
15
10
5
0
2010

2011


2012

2013

2014

Năm

Hình 9: Diễn biến hàm lượng BOD5 tại 6 vị trí quan trắc nước mặt xã Cự Khê
giai đoạn 2010 - 2014
Theo QCVN 08:2008/BTNMT (Cột B1) quy định hàm lượng BOD5 ở mức giới hạn cho phép là 15
mg/l. Từ năm 2010 – 2014, giá trị DO tại vị trí M3, M5 và M6 hầu hết đều nằm trong TCCP, riêng tại vị
trí M5 (thôn Cầu) giai đoạn từ năm 2010 – 2013 vẫn nằm trong TCCP, nhưng giai đoạn từ năm 2013 –
2014 có hàm lượng tăng và vượt giới hạn cho phép khoảng 1,26 lần. Nguyên nhân là do gần đây tại khu
vực thôn Cầu đang thúc đẩy phát triển kinh tế bằng cách gia tăng số lượng đàn gia súc, gia cầm, với số
lượng (con) gia súc, gia cầm giai đoạn 2013 - 2014 đều tăng từ 0,5 – 1,5 lần so với năm trước [8], dẫn
đến gia tăng lượng nước thải và mức độ ô nhiễm chất hữu cơ trong nước thải và ảnh hưởng tới chất
lượng nguồn nước mặt.
Tại vị trí M1, M2, M4 có hàm lượng BOD5 đều vượt quá giới hạn cho phép theo quy chuẩn
08:2008/BTNMT (cột B1), trong đó M2 và M4 có hàm lượng BOD5 cao hơn hẳn so với các vị trí khác
và đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Nguyên nhân là do việc quy hoạch quản lý nước thải, chất
thải tại khu vực của thôn (Cự Đà, Khúc Thủy và Thượng) chưa tốt nên vẫn còn tình trạng xả nước thải,
rác thải vào nguồn nước mặt, mặt khác dân số ngày càng tăng kéo theo các dịch vụ, nhu cầu của con
người cũng nhiều hơn do đó nguồn thải đổ vào các dòng sông bắt nguồn từ trong thành phố làm các
dòng sông càng ô nhiễm nặng hơn.
Diễn biến hàm lượng COD trong nước mặt của xã Cự Khê giai đoạn năm 2010 –
2014 được thể hiện ở Hình 10.
M1
M2
M3

M4
M5
M6

70

mg/l 60
50
40
30
20
10
0
2010

2011

2012

2013

2014

Năm

Hình 10. Diễn biến hàm lượng COD tại 6 vị trí quan trắc nước mặt xã Cự Khê
giai đoạn 2010 - 2014

14



Theo QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1) quy định giới hạn cho phép đối với COD là 30
mg/l. Qua biểu đồ Hình 10 cho thấy sự chênh lệch về giá trị của COD tại các vị trí lấy mẫu
quan trắc là khá lớn. Hàm lượng COD tại vị trí M1, M2 và M4 có giá trị cao hơn hẳn so với vị trí
M3, M5, M6 và đều có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân do cả 3 vị trí này nằm ở các thôn (Cự
Đà, Khúc Thủy và Thượng) chưa được quy hoạch cũng như chưa xây dựng đủ đường cống dẫn
nước thải chung cho các hộ dân nên tình trạng xả trực tiếp nước thải từ hộ gia đình ra dòng nước
mặt vẫn diễn ra thường xuyên. Đặc biệt ở vị trí M2 và M4 có dòng sông Nhuệ, hàng ngày chứa
rất nhiều nước thải từ các khu dân cư trong nội đô đưa đến và hơn nữa hai vị trí này thuộc địa
phận nổi tiếng với các làng nghề như miến, tương, nhưng tới nay vẫn chưa thành lập được tổ thu
gom rác, do vậy người dân có thói quen đổ các loại rác thải và nước thải chứa nhiều chất hữu cơ
trực tiếp xuống dòng sông Nhuệ, làm cho nguồn nước ngày càng ô nhiễm nặng hơn.
Ngoài ra, hàm lượng SS, NO3 - và NH4+ tại một số vị trí quan trắc nước mặt của xã Cự
Khê giai đoạn năm 2010 – 2014 cũng vượt quá TCCP, đặc biệt tại các điểm M2 và M4.
Nhận xét chung:
Nhìn chung, môi trường nước mặt của xã Cự Khê chỉ xảy ra tình trạng ô nhiễm cục bộ tại
một số thôn điển hình có dòng sông Nhuệ, kênh Khê Tang chảy qua và mương đoạn chảy qua
thôn Cầu. Trong đó, các thông số như nhiệt độ, pH, tổng N, tổng P, tổng dầu mỡ, dầu mỡ ĐTV,
tổng Coliform, As, Pb, NO2- nằm trong gới hạn quy chuẩn cho phép, các thông số như DO,
BOD5, COD, SS, NO3-và NH4+ là vượt TCCP theo QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1). Ngoài ra,
xét một cách tổng thể, chất lượng nước mặt trong các thủy vực của xã Cự Khê cũng đang có xu
hướng ngày càng xấu đi do cả 2 nguồn ô nhiễm gây ra, thứ nhất là từ hoạt động sinh hoạt, sản
xuất kinh doanh của các hộ dân sống trong xã, công tác quản lý môi trường và xử lý rác thải,
nước thải thuộc địa phận của xã chưa được thực hiện tốt và thứ hai là do nguồn tài nguyên
nước mặt của xã chủ yếu thuộc dạng liên xã hoặc liên huyện, liên tỉnh trong quá trình vận
chuyển dòng chảy đã mang những chất ô nhiễm từ nơi khác đến xã Cự Khê. Chất lượng môi
trường nước mặt bị ô nhiễm sẽ gây ra những ảnh hưởng bất lợi tới tới sức khỏe cộng đồng,
hoạt động sản xuất kinh tế và các hệ sinh thái, cảnh quan trong khu vực xã Cự Khê.
3.1.4. Tác động (Impact)
Theo kết quả phiếu điều tra về ý kiến đánh giá của người dân đối với chất lượng môi

trường nước mặt xã Cự Khê thì có 62,7% ý kiến người dân cho rằng môi trường nước mặt
trong khu vực mình đang sinh sống bị ô nhiễm, trong đó chủ yếu là ý kiến của người dân sống
ở các thôn Cự Đà, Khúc Thủy và thôn Thượng, hơn nữa ở 3 thôn này tập trung chủ yếu nhiều
gia đình làm nghề truyền thống (nghề miến, tương) và các nghề khác như làm nhựa, cơ khí,
làm hương. Lý do người dân giải thích cho đánh giá của mình về ô nhiễm nguồn nước mặt là
ví dụ điển hình nước sông Nhuệ quanh năm chỉ một màu đen xì, vào mùa mưa có nhiều loại
rác thải được cuốn vào dòng sông gây ra tắc nghẽn cống, hơn nữa còn mùi nước thải nồng nặc
ngày cũng như đêm bốc lên từ dòng sông gây khó chịu cho tất cả người dân sống ven dòng
sông Nhuệ.

15


* Tác động của ô nhiễm
m môi trường
trư
nước mặt tới sức khỏe của người dân
Ảnh hưởng của ô nhiễm
m nư
nước đối với sức khỏe con người có thể thông qua hai con đư
đường
một là do ăn uống phải nướcc bị
b ô nhiễm hay các loại rau quả và thủy hải sảnn đư
được nuôi trồng
trong nước bị ô nhiễm
m và hai là do tiếp xúc với môi trường nước bị ô nhiễm
m trong quá trình
sinh hoạt và lao động. Qua kếết quả phỏng vấn và tổng hợp từ phiếu điềuu tra vvề tình trạng sức
khỏe của ngườii dân trong xã Cự
C Khê cho thấy các loại bệnh chủ yếu ngườii dân hay m

mắc phải
là bệnh về gan, thận, mắt, đườ
ờng tiêu hóa, da và bệnh về hô hấp. Tỷ lệ phầnn trăm ccủa các loại
bệnh mà người dân thường mắắc phải ở xã Cự Khê được thể hiện ở Hình 11.
10,71%
3,45%
23,58%

Bệnh về gan
Bệnh về thận

19,81%

Bệnh về mắt
Bệnh về đường ruột

28,3%

Bệnh về da

14,15%

Bệnh về hô hấp

Hình 11. Tỷ lệ phần
n trăm của
c các loại bệnh mà người dân hay mắc phảii ở xã Cự Khê
Dựa vào Hình 11 cho thấy
y loại
lo bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là bệnh về da (chi

(chiếm 28,3%) và
bệnh về hô hấp (chiếm
m 23,58%). Người
Ngư dân mắc phải bệnh về da và hô hấpp ttập trung chủ yếu
ở 3 thôn Cự Đà, Khúc Thủy
y và thôn Mỹ,
M do người dân trong khu vực này sống
ng ggần với nguồn
nước mặt bị ô nhiễm, đặc biệtt là dòng sông Nhuệ
Nhu (họ sử dụng nguồn nướcc này cho m
mục đích
sản xuất nông nghiệp
p như là trồng
tr
rau, cấy lúa nước), ngoài ra thường
ng xuyên có nh
những chất
khí thoát ra từ quá trình phân hủy
h các chất hữu cơ (H2S, SO2, NO2,…) có trong nư
nước, gây ảnh
hưởng tới hệ hô hấp. Các loạại bệnh khác như bệnh về mắt (chiếm
m 19,81%), bbệnh về đường
ruột (chiếm 14,15%), bệnh vềề gan (chiếm 10,71%) và bệnh về thận (chiếm
m 3,45%), các lo
loại
bệnh này cũng tập trung chủ yếu ở 4 thôn là thôn Cự Đà, Khúc Thủy, Thượ
ợng, Mỹ. Nguyên
nhân người dân mắc các loạii bệnh
b
này có thể có nhiều lý do nhưng ô nhiễm

m ngu
nguồn nước mặt
cũng có thể xem là mộtt lý do chính. T
Thứ nhất, nguồn nước ngầm một phần cũng
ũng bbị ảnh hưởng
từ ô nhiễm nguồn nước mặtt thấm
th
xuống; Thứ hai, người dân sử dụng trựcc ti
tiếp nguồn nước
mặt bị ô nhiễm phục vụ cho sảản xuất nông nghiệp, kéo theo các chất ô nhiễm
m ssẽ tích lũy trong
lương thực, thực phẩm
m sau đó con ngư
người ăn vào sẽ tích lũy trong ngườii gây ra các b
bệnh chủ
yếu về gan và thận.
Ngoài ra, ô nhiễm
m môi trường
trư
nước mặt cũng ảnh hưởng tới hệ thầnn kinh ccủa người dân.
Chúng gây ra những cảm
m giác khó ch
chịu và ức chế cho hệ thần kinh của ngườ
ời dân sống trong
khu vực có nguồn nước bị ô nhi
nhiễm nặng cho đến rất nặng. Theo kết quả tổổng hợp từ phiếu
điều tra môi trường nước mặặt thì có 70% ý kiến người dân cho rằng nguồồn nước mặt bị ô
nhiễm bốc mùi khó chịu, lâu ngày làm người
ngư dân cảm thấy đau đầu (đặcc bi
biệt từ dòng sông

Nhuệ đoạn chảy
y qua 2 thôn Cự
C Đà và Khúc Thủy). Theo như nhận xét củaa Bác Tu
Tuấn (trưởng
thôn thôn Cự Đà), tỷ lệ ngườii dân m
mắc bệnh ung thư bây giờ là cao hơn trướcc đây
đây, trung bình


cứ 10 người đi viện thì có 2 người là bị bệnh ung thư. Tại các làng nghề tỷ lệ mắc các bệnh về
tiêu hóa, đau mắt, ngoài da, hô hấp,… cao hơn nhiều so với làng không làm nghề.
* Tác động của ô nhiễm môi trường nước mặt tới hoạt động sản xuất, kinh doanh
Theo kết quả phỏng vấn người dân cho thấy khoảng 70% ý kiến người dân cho rằng ô
nhiễm môi trường nước mặt đã ảnh hưởng tới kinh tế hộ gia đình.
+ Ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất (chăn nuôi, trồng trọt): nguồn nước phục vụ cho sản
xuất chủ yếu của xã được lấy từ sông Nhuệ và kênh Khê Tang. Theo như quan sát thực địa,
trên địa bàn xã Cự Khê có 7-8 trạm bơm lấy nước từ sông Nhuệ, kênh Khê Tang và sông
Đồng Náng để phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp của người dân trong xã, tuy nhiên
nguồn nước từ sông Nhuệ đang bị ô nhiễm và khi nguồn nước bị ô nhiễm đã gây ảnh hưởng
tới chất lượng cũng như năng suất lúa, hoa màu của người dân trong khu vực, nhiều trường
hợp cây bị chết. Ngoài ra ở một số thôn có các hộ dân chăn nuôi cá, gia cầm khi chất lượng
nước mặt không đảm bảo và bị ô nhiễm đã gây ra các loại bệnh cho vật nuôi, cá trở nên kém
phát triển, gây giảm năng suất, chất lượng cá và thiệt hại kinh tế cho người dân.
+ Ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, dịch vụ và hoạt động sản xuất làm nghề: Qua
phỏng vấn bác Bằng (ban văn hóa truyền thống của xã Cự Khê) cho thấy xã Cự Khê nổi tiếng
với các làng nghề truyền thống như làm miến, tương và khi du khách tới thăm quan đặt mua
hàng nhưng nếu họ thấy nguồn nước quanh khu vực sản xuất bị ô nhiễm thậm chí bốc mùi
hôi, thối khó chịu nên họ sẽ cho rằng môi trường sản xuất ở đây và nguồn nước phục vụ cho
việc sản xuất ở đây không đảm bảo, không vệ sinh suy ra chất lượng sản phẩm cũng không
tốt, từ đó làm giảm nhu cầu mua bán các sản phẩm do người dân làm ra và gián tiếp làm giảm

đi thu nhập và cơ hội mở rộng quy mô kinh doanh của các hộ dân trong xã. Tất cả những tác
động trên đều ảnh hưởng tới kinh tế của người dân.
* Tác động của ô nhiễm môi trường nước mặt tới hệ sinh thái và cảnh quan môi trường
Khi môi trường nước mặt bị ô nhiễm sẽ làm thay đổi hệ sinh thái thủy sinh vật có trong
các thủy vực, thay đổi cảnh quan môi trường. Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra ghi nhận có
trên 80% ý kiến người dân cho rằng ô nhiễm môi trường nước mặt ảnh hưởng tới hệ sinh thái,
cảnh quan môi trường và còn lại 15,33% là không có ý kiến gì. Trong 15,33% người dân
không có ý kiến gì, chủ yếu là người dân sống trong các khu vực thôn Hạ và thôn Cầu có môi
trường nước mặt chưa bị ô nhiễm hoặc bị ô nhiễm ở mức rất nhẹ.
Theo quan sát thực tế, nhận thấy đặc điểm thực vật sống chủ yếu xung quanh dòng sông
Nhuệ là một số loại cỏ dây có mầu xanh thẫm, trong dòng nước có thêm thực vật là bèo tây và
một số loại rêu. Qua phỏng vấn một số người dân thì động vật thủy sinh hầu như không có
loài nào sống trong dòng nước, thi thoảng có một vài loại cá dọn bể sống ở khu vực dưới đáy
dòng sông. Từ những năm 80 trở về trước người dân quanh khu vực có thể tắm, bơi trong
dòng sông và cũng có rất nhiều loại động vật thủy sinh sống trong dòng sông Nhuệ, có thể nói
thời gian đó đây là kho dự trữ hải sản như là trai, cua, cá, ốc,… của người dân sống quanh
dòng sông Nhuệ. Tuy nhiên từ những năm 90 trở về đây, người dân không ai dám xuống tắm
hay rửa chân tay ở dòng sông này đồng thời cũng không thấy xuất hiện những động vật thủy
sinh sống trong dòng nước của sông do nước sông bị ô nhiễm quá nặng. Theo như những gì

17


nhóm nghiên cứu quan sát được khi đi thực địa tại xã, môi trường nước mặt ở các khu vực
khác trong xã không bị ô nhiễm hoặc ít bị ô nhiễm có hệ sinh thái đa dạng và phong phú hơn,
đặc biệt là ở thôn Hạ và thôn Cầu.
Nhận xét chung:
Kết quả nghiên cứu cho thấy ô nhiễm môi trường nước mặt trên địa bàn xã Cự Khê đã ảnh
hưởng đến sức khỏe người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh hộ gia đình và hệ sinh thái
thủy sinh vật có trong các thủy vực, làm thay đổi cảnh quan môi trường. Do vậy, xã Cự Khê

cần thúc đẩy việc hợp tác với các cấp chính quyền trong quản lý nguồn nước mặt, đặc biệt
đối với các cấp chính quyền có chung lưu vực dòng chảy với xã, để từ đó cùng thống nhất và
đưa ra những giải pháp quản lý nguồn nước mặt một cách hiệu quả nhằm hạn chế các tác
động nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân cũng như sự phát triển kinh tế của xã.
3.1.5. Đáp ứng (Response)
a) Đáp ứng Động lực
Các đáp ứng đã và đang thực hiện:
 Chính sách về dân số, chính quyền xã thực hiện tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình tới
từng hộ gia đình, được kết hợp giữa tuyên truyền, giáo dục với các biện pháp hành chính. Kế
hoạch về dân số của xã, cố gắng phấn đấu giai đoạn năm 2015-2020 tỷ lệ gia tăng dân số tự
nhiên còn 1,12%.
 Xã đã thành lập xong bản quy hoạch làng nghề trên địa bàn của xã và dự kiến sẽ đi
vào thực hiện trong giai đoạn năm 2015-2020
b) Đáp ứng Áp lực
Các đáp ứng đã và đang thực hiện:
 Thực hiện nạo vét kênh mương một lần/1 năm hoặc vài năm nạo vét một lần tùy thuộc
vào lượng bùn đáy. Đã xây kè bờ cho dòng sông Nhuệ và kênh Khê tang để bảo vệ và hạn chế
lượng rác thải đổ xuống dòng chảy.


Đã thành lập được tổ thu gom rác thải sinh hoạt của người dân ở 4/6 thôn của xã.



Xã đã lập bản quy hoạch bãi xỷ lý, chôn lấp chất thải tại 6 thôn của xã Cự Khê và dự

kiến sẽ thực hiện trong giai đoạn năm 2015 - 2020.
c) Đáp ứng tác động
Các đáp ứng đã và đang thực hiện:
 Mạng lưới y tế đã được xây dựng bảo đảm chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Các trang thiết

bị đang từng bước được tăng cường đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh. Các cán bộ
y tế được bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo thường xuyên.
 Các chương trình y tế trọng điểm của huyện như chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu,
tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống các bệnh lao,…được triển khai hiệu quả. Công tác
tuyên truyền phòng chống dịch bệnh được làm thường xuyên, do đó kiến thức vệ sinh giữ gìn sức
khỏe của nhân dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng cao.
d) Đáp ứng phụ trợ
Các đáp ứng đã và đang thực hiện:

18




Đẩy mạnh, đa dạng hóa công tác tuyên truyền giáo dục về môi trường trong toàn xã nhằm

tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách
nhiệm xã hội của người dân trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước
mặt nói riêng.
3.2. Các giải pháp đáp ứng để nâng cao chất lượng môi trường nước mặt của xã Cự Khê
a) Đáp ứng Động lực
- Lồng ghép giữa quy hoạch đô thị và các công trình phụ trợ với quy hoạch bảo vệ môi
trường nước mặt trong địa bàn xã.
- Thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch làng nghề trên địa bàn xã đã đề ra trong giai
đoạn năm 2015-2020.
b) Đáp ứng áp lực
 Nhanh chóng thành lập tổ thu gom rác trên địa bàn 2 thôn Cự Đà và Khúc Thủy, để
giảm tình trạng người dân đổ thải bừa bãi chất thải ra bờ, kè sông Nhuệ.



Hoàn thiện đường cống dẫn nước thải tập trung trong các cụm dân cư.



Thành lập tổ thu vớt rác định kỳ trong các thủy vực tại mỗi thôn.

 Cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung từ các khu, cụm dân cư nội đô cũng
như ven đô (đang diễn ra quá trình đô thị hóa) trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận.
 Đối với các cơ sở sản xuất như làm nghề miến, rong, nhựa, cơ khí, hương, cán bộ làm
công tác quản lý môi trường trong xã cần giám sát các hoạt động xả thải và xử phạt nghiêm
đối với những trường hợp vi phạm luật bảo vệ môi trường. Đồng thời các cấp chính quyền xã
cần đầu tư và khuyến khích người dân sử dụng công nghệ sản xuất sạch hơn nhằm giảm thiểu
nguồn thải và sử dụng hệ thống xử lý nước thải, tránh tình trạng các hộ sản xuất xả thải trực
tiếp nước thải ra môi trường.
 Phổ biến nâng cao nhận thức của người dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đối
với trồng trọt tư vấn cho người dân cách chọn giống và thời vụ chăm sóc cho cây trồng, tránh
tình trạng sử dụng hóa chất BVTV bừa bãi, đối với chăn nuôi phổ biến cách chăm sóc gia súc,
gia cầm, thủy sản và tư vấn cách xử lý các chất thải từ quá trình chăn nuôi một cách hợp lý để
không gây ô nhiễm cho môi trường nước mặt.
c) Đáp ứng tác động
 Thực hiện chương trình cung cấp nước sạch gắn với hoạt động xóa đói giảm nghèo (giảm tỷ
lệ hộ nghèo xuống còn 1,8% đến năm 2015 [22]), hiện nay hầu hết các hộ dân trong xã vẫn sử dụng
nước giếng khoan hoặc giếng đào, cần đầu tư xây dựng đường ống dẫn nước máy tới các hộ dân
trong xã. Khi người dân trong xã có nước sạch sử dụng sẽ đảm bảo về sức khỏe cũng như giảm các
khoản chi phí cho việc khám chữa bệnh của người dân.
d) Đáp ứng phụ trợ
 Xã cần tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo cho các hộ dân để thay đổi nhận thức và nâng cao
trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước mặt ở các khu vực đang bị ô
nhiễm. Khuyến khích người dân đổ rác đúng nơi quy định, xử lý rác bằng các hình thức an toàn và
hiệu quả,…Khuyến khích người dân tham gia tham gia các hoạt động quản lý môi trường.


19




Thiết lập kênh thông tin của xã để phục vụ cho việc công bố và chia sẻ thông tin cập nhật về

chất lượng các nguồn nước, các nguồn thải, tình hình thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường,
các hành động phục hồi môi trường và các hoạt động khác có liên quan.


Đầu tư, bổ sung thêm các trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác bảo vệ môi

trường của xã.
 Đặc thù của các nguồn nước mặt chính của xã là các con sông, kênh liên xã, liên huyện, liên
tỉnh, do đó cần sự hợp tác về quản lý nguồn nước mặt giữa các khu vực có chung dòng chảy nước
mặt và sự giám sát nghiêm ngặt hơn nữa đối với những cơ sở có tải lượng nước thải lớn đổ vào
dòng chảy nước mặt như bệnh viện, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất,…
4. KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã ứng dụng mô hình DPSIR để đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt ở xã Cự
Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2014. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu,
những kết luận chính được xác định như sau:
- Động lực chính ảnh hưởng đến môi trường nước mặt xã Cự Khê là sự gia tăng dân số, quá
trình đô thị hóa và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của người dân.
- Áp lực chính là rác thải, nước thải ngày càng gia tăng, và phát sinh chủ yếu từ quá trình sản xuất
của các hộ dân trong và ngoài ranh giới của xã.
- Chất lượng môi trường nước mặt của xã Cự Khê đã bị ô nhiễm cục bộ tại một số điểm như sông
Nhuệ (đoạn chảy qua thôn Cự Đà, thôn Khúc Thủy) và kênh Khê Tang, với một số thông số không
đạt TCCP theo QCVN 08:2008/BTNMT là BOD5, COD, DO, NO3-, NH4+.

- Môi trường nước ô nhiễm đã gây ra các ảnh hưởng tới sức khỏe, hoạt động sản xuất kinh doanh
của người dân trong xã. Ngoài ra, chất lượng môi trường nước mặt suy giảm cũng làm giảm
tính đa dạng sinh học các sinh vật thủy sinh sống trong môi trường nước mặt.
- Các đáp ứng mà xã Cự Khê đã thực hiện nhằm cải thiện môi trường nước mặt như nạo vét kênh
mương, thành lập tổ thu gom rác trên các dòng sông hoặc kênh mương vào những mùa mưa đảm
bảo quá trình lưu thông dòng chảy tại các thôn trong xã, đã lập quy hoạch bãi chứa rác thải sinh
hoạt và quy hoạch làng nghề trên địa bàn mỗi thôn. Tuy nhiên, các đáp ứng là vẫn chưa đủ hiệu
quả, do đó nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị bổ sung trong quản lý và sử dụng bền vững
nguồn nước mặt trên địa bàn của xã.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ tài nguyên và môi trường (2012), Báo cáo môi trường quốc gia 2012 – Chương 4: Tác
động của ô nhiễm môi trường nước mặt và Chương 5: Quản lý môi trường nước mặt.
[2] Công ty TNHH & Tư vấn môi trường Hà Nội (2010, 2011, 2012, 2013, 2014), Báo cáo
quan trắc môi trường nước xã Cự Khê năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.
[3] Công ty tư vấn & DV khoa học Nông nghiệp I – Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội
(2014), Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất 5 năm kỳ 4 (2011-2015) xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội.
[4] Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13, Điều 2 – Chương I. Những quy định chung.

20


[5] Trịnh Thị Mai (2012), Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Thanh Oai đến năm 2020,
Luận văn thạc sĩ ngành khoa học môi trường, Trường đại học khoa học tự nhiên – ĐHQG Hà
Nội
[6] QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục
đích sử dụng khác như giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng
thấp), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về chất lượng nước mặt.
[7] Nguyễn Thanh Sơn (2005), Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam, NXB ĐHQG Hà Nội
[8] Ủy ban nhân dân xã Cự Khê (2014), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh

tế - xã hội năm 2014 của xã Cự Khê.
[9] Christos Mattas, Konstantinos S. Voudouris, Andreas Panagôpulos (2014), Integrated
Groundwater Resources Management Using the DPSIR Approach in a GIS Environment: A
Case Study from the Gallikos River Basin, North Greece, Laboratory of Engineering Geology
& Hydrogeology, Department of Geology, Aristotle University.

21



×