Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Đánh giá mức độ phù hợp trong các quy định bảo vệ môi trường không khí của pháp luật bảo vệ môi trường việt nam với các cam kết quốc tế về môi trường mà việt nam là thành viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.92 KB, 43 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................................2
1.

Khái quát chung về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí................................................3
1.1.

Các khái niệm về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí..............................................3

1.2.

Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí hiện nay.....................................................4

1.2.1.

Tình hình ô nhiễm không khí trên thế giới..............................................................4

1.2.2.

Ô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện nay..................................................................6

2. Cam kết quốc tế về môi trường mà Việt Nam đã tham gia; nội luật hóa các cam kết
quốc tế tại Việt Nam và đánh giá mức độ phù hợp........................................................................9
2.1.

Các cam kết quốc tế Việt Nam tham gia về bảo vệ tầng ôzôn.......................................9

2.1.1.

Công ước viên 1985 về bảo vệ tầng ôzôn................................................................10


2.1.2.

Nghị định thư Montreal 1987...................................................................................11

2.1.3. Nội luật hóa Công ước Viên 1985, Nghị định thư Montreal về bảo vệ tầng ôzôn
tại Việt Nam và đánh giá mức độ phù hợp...........................................................................13
2.2.

Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu 1992.................................15

2.2.1.

Nội dung Công ước khung của Liên Hợp Quốc....................................................16

2.2.2. Nội luật hóa Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, đánh
giá mức độ phù hợp..................................................................................................................17
2.3.

Nghị định thư Kyoto..........................................................................................................20

2.3.1.

Nội dung chính của Nghị định thư Kyoto...............................................................21

2.3.2.

Nội luật hóa Nghị định thư Kyoto và đánh giá mức độ phù hợp........................22

2.4.


Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu (COP21)............................................................25

2.4.1.

Nội dung chính của Thỏa thuận Paris....................................................................25

2.4.2. Nội luật hóa các quy định của Thỏa thuận Paris tại Việt Nam, đánh giá mức độ
phù hợp......................................................................................................................................26
3. Những kết quả đạt được và hạn chế của Việt Nam sau khi tham gia các cam kết quốc tế
về bảo vệ môi trường không khí.....................................................................................................34
3.1.

Kết quả................................................................................................................................34

3.2.

Hạn chế................................................................................................................................38

3.3.

Các giải pháp khắc phục..................................................................................................40

LỜI KẾT............................................................................................................................................42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................43
1


LỜI MỞ ĐẦU
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự
tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Môi trường bao gồm đất, nước, không khí,

âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác. Bởi vậy, có thể nói, môi
trường là tất cả những gì bao quanh mà ảnh hưởng rất lớn đến con người. Môi trường có
tốt, thì sức khỏe và sự phát triển của con người mới tốt.
Vậy mà hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề vô cùng nhức nhói
mà con người đang phải đau đầu để nghĩ ra cách giải quyết. Bởi lẽ, chính hoạt động sản
xuất và sinh hoạt của con người đã gây nên sự thay đổi, biến đổi trong thành phần môi
trường, làm môi trường xuất hiện chất lạ, vượt quá quy chuẩn kĩ thuật và tiêu chuẩn môi
trường, từ đó dẫn đến sự vượt mức giới hạn tự làm sạch của môi trường, gây ra tình trạng
ô nhiễm môi trường. Mà hơn hết, môi trường ô nhiễm, thì hậu quả con người phải gánh
chịu vô cùng nghiêm trọng.
Để bảo vệ môi trường, ngăn chặn cũng như khắc phục sự ô nhiễm, thì con người cần
có giải pháp cụ thể và thiết thực. Các quốc gia đã cùng nhau thỏa thuận, góp sức đề ra các
phương án, cam kết bảo vệ môi trường. Việt Nam cũng đã rất tích cực trong việc thực
hiện các cam kết. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm vẫn đang còn diễn biến rất phức tạp.
Để hiểu sâu hơn về sự ô nhiễm cũng như các biện pháp giải quyết, nhóm sẽ trình bày
đề tài về việc bảo vệ một thành phần môi trường. Đề tài của nhóm là: “Đánh giá mức độ
phù hợp trong các quy định bảo vệ môi trường không khí của pháp luật bảo vệ môi trường
Việt Nam với các cam kết quốc tế về môi trường mà Việt Nam là thành viên”. Bài tiểu
luận của nhóm bao gồm 03 phần:
1. Khái quát chung về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí
2. Cam kết quốc tế về môi trường mà Việt Nam đã tham gia; nội luật hóa các cam kết
quốc tế tại Việt Nam và đánh giá mức độ phù hợp
3. Những kết quả đạt được và hạn chế của Việt Nam sau khi tham gia các cam kết
quốc tế về bảo vệ môi trường không khí
Bài làm có thể sẽ có nhiều thiếu sót, mong nhận được sự góp ý của mọi người để đề
tài được hoàn thiện hơn. Hy vọng bài làm của nhóm sẽ mang lại những thông tin bổ ích
và cần thiết cho mọi người.
Xin chân thành cảm ơn.

2



1.

Khái quát chung về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí
1.1.

Các khái niệm về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí
Không khí là hỗn hợp khí gồm có nitơ chiếm khoảng 78,1%, oxy chiếm 20,9%,

argon chiếm 0,9%, dioxit cacbon chiếm 0,035%, hơi nước và một số hiếm khí khác như
nêon, hêli, mêtan, krypton. Trong điều kiện bình thường của độ ẩm tuyệt đối, hơi nước
chiếm 1-3% thể tích không khí1.
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu
do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm
nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho các
sinh vật khác như động vật và cây lương thực, và có thể làm hỏng môi trường tự nhiên
hoặc xây dựng. Hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên có thể gây ra ô nhiễm
không khí.
Dưới góc độ pháp lý, ô nhiễm không khí được hiểu là sự thay đổi tính chất không
khí, vi phạm tiêu chuẩn không khí mà pháp luật đã quy định. Nói cách khác, ô nhiễm
không khí là tình trạng không khí có xuất hiện chất lạ hoặc có sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí làm thay đổi tính chất lí, hóa vốn có của nó, vi phạm tiêu
chuẩn môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, gây tác động có hại cho
con người và thiên nhiên.
Biến đổi khí hậu nghĩa là biến đổi của khí hậu được quy định trực tiếp hoặc gián
tiếp cho hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và sự
thay đổi này được cộng thêm vào khả năng biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được
trong những thời kỳ có thể so sánh được2.
Tầng ôzôn: là tầng ôzôn khí quyển bên trên tầng biên hành tinh 3. Ôzôn là loại khí

hiếm trong không khí gần mặt đất nhưng lại tập trung thành lớp dày ở những độ cao khác
nhau trong tầng bình lưu, cách mặt đất khoảng từ 10 – 50 km ở những vĩ độ khác nhau.
1 2017, Khí quyển Trái Đất, được lấy về từ: , ngày truy cập 13/11/2017
2 Khoản 2, điều 1 Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu 6/1992
3 Khoản 1, Điều 1 Công ước viên 1985

3


Nhiên liệu hóa thạch là các loại nhiên liệu được tạo thành bởi quá trình phân hủy
kỵ khí của các sinh vật chết bị chôn vùi cách đây hơn 300 triệu năm. Các nguyên liệu này
chứa hàm lượng cacbon và hydrocacbon cao. Việc đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra khoảng
21,3 tỉ tấn carbon dioxide hàng năm, nhưng người ta ước tính rằng các quá trình tự nhiên
có thể hấp thu phân nửa lượng khí thải trên, vì vậy hàm lượng cacbon dioxit sẽ tăng 10,65
tỉ tấn mỗi năm trong khí quyển (một tấn cacbon tương đương 3,7 tấn cacbon đioxit).
Cacbon đioxit là một trong những khí nhà kính làm tăng lực phóng xạ và góp phần vào sự
nóng lên toàn cầu, làm cho nhiệt độ trung bình bề mặt của Trái Đất tăng. 4
1.2.

Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí hiện nay
1.2.1. Tình hình ô nhiễm không khí trên thế giới.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lên tiếng cảnh báo tình trạng chất lượng không

khí giảm sút ở hơn 2000 thành phố. Điều này liên quan chặt chẽ tới việc gia tăng dân số,
sự bùng nổ của phương tiện giao thông cá nhân và đốt nhiên liệu hóa thạch. Ô nhiễm
không khí trên toàn thế giới cũng có thể đến từ nhiều nguyên nhân kết hợp, bao gồm: khí
thải phương tiện giao thông, bếp đun nấu, bụi xây dựng, … Đầu năm 2016, các dữ liệu
báo cáo về chất lượng không khí tại London đã cho thấy ô nhiễm ở đây vượt qua vạch
giới hạn. Theo số liệu mới nhất cho thấy hàng năm, ở Anh có 29000 người chết do ô
nhiễm bụi và tiếp xúc lâu dài với khí nitơ oxit thải ra từ động cơ diesel. Con số này trên

toàn cầu lên tới 7 triệu người, nhiều hơn cả các ca tử vong so với sốt rét và HIV cộng lại.
Ô nhiễm không khí dường như đang tập trung nhiều ở Châu Á. Báo cáo của WHO cho
thấy đỉnh điểm ô nhiễm không khí ở nhiều thành phố vượt rất xa mức báo động. Điển
hình, sương mù Bắc Kinh có thể được nhìn thấy từ ngoài vũ trụ.
Mặc dù các dữ liệu trên đã đủ để WHO cảnh báo tình trạng báo động toàn cầu.
Nhiều thành phố được dự báo là sẽ phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí cực kì
quan trọng. Tuy nhiên, việc không có một thống kê đầy đủ được tiến hành ở đây khiến
việc định lượng vấn đề của toàn thế giới phải đối mặt rất khó khăn.
Những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là khu vực Đông Nam Á, và khu vực
Tây Thái Bình Dương. Những khu vực này có 3,3 triệu người chết liên quan đến ô nhiễm
4 2016, Nhiên liệu hóa thạch, được lấy từ www.voer.edu.vn, ngày truy cập 2/12/2017

4


không khí trong nhà và 2,6 triệu người chết do ô nhiễm ngoài trời – với tổng số tính
chung là 5,9 triệu người. Trên thế giới hiện nay thì tình trạng ô nhiễm không khí đang ở
mức gây hại đối với sức khỏe con người. Mới đây nhiều bài báo đã đưa tin về tình trạng ô
nhiễm không khí của nhiều nước trên thế giới như: thủ đô New Delhi ô nhiễm không khí,
hơn 1 triệu học sinh Ấn Độ phải nghỉ học, tình trạng khói bụi ở Malaysia ngày càng
nghiêm trọng,…5
Mới đây top 10 quốc gia có chất lượng không khí tệ nhất được công bố rộng rãi
trên các phương tiện truyền thông gióng lên một hồi chuông báo động tình trạng ô nhiễm
không khí ngày càng nặng nề từ các quốc gia nghèo, lạc hậu đến các thành phố lớn bậc
nhất. Mặc dù một số thành phố của Trung Quốc đạt mức ô nhiễm không khí nghiêm
trọng, tuy nhiên xét trên tổng thể thì Trung Quốc lại không thuộc tốp 10 quốc gia có chất
lượng không khí tệ nhất. 10 quốc gia đó gồm6:
1. Ả Rập Xê-út
2. Qatar
3. Ai Cập

4. Bangladesh
5. Kuwait
6. Cameroon
7. Các tiểu vương Ả Rập thống nhất
8. Nepal
9. Ấn Độ
10. Libya
5 Trần Thị Hoài Vi, Ô nhiễm không khí giết chết 7 triệu người hàng năm, được lấy từ www.soyte.danang.gov.vn,
ngày truy cập 2/12/2017
6 Hải Long, 2017, Những quốc gia đứng đầu thế giới về ô nhiễm không khí và tiêu thụ năng lượng, được lấy về từ:
, ngày truy cập: 13/11/2017

5


Có thể thấy rằng ô nhiễm môi trường không khí đang đặt ra những bài toán khó
cho tất cả các chính trị gia. Họ đang nỗ lực hành động với các giải pháp nhằm cải thiện
chất lượng không khí. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia cũng bắt đầu tập trung đầu tư vào khái
thác năng lượng sạch. Biện pháp này có thể giúp giảm ô nhiễm không khí từ việc đốt
nhiên liệu hóa thạch, đồng thời cũng giảm nhẹ tác động biến đồi khí hậu.
1.2.2. Ô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện nay.
WHO đã liên tục đưa ra những cảnh báo Việt Nam về tình trạng ô nhiễm không khí của
mình. Hiện nay, Việt Nam đang là quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí đặc biệt cao so
với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Thống kê cho thấy TP.HCM có 8 triệu phương tiện giao thông, trong đó có 7,5
triệu xe gắn máy7, thải ra một lượng khí thải độc hại khổng lồ như CO2, NO2, NO, SO2
chưa kể bụi than. Theo xếp hạng trong một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, cả hai
thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang nằm trong
danh sách 10 thành phố ô nhiễm không khí của khu vực châu Á và thế giới. Hai thành phố
nước ta đứng đầu khu vực Đông Á, Đông Nam Á và đứng trên cả Bắc Kinh, thành phố

nhiều lần được nêu tên trên thế giới vì ô nhiễm không khí8.
Đáng lưu ý, trong bảng xếp hạng này Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia
giai đoạn 2011-2015 cũng cho thấy, ô nhiễm bụi có xu hướng duy trì ngưỡng cao, đặc biệt
ở Hà Nội và địa phương hoạt động công nghiệp mạnh. Cụ thể, nồng độ bụi PM10

9

tại

trạm Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội) trong 5 năm đều vượt quy chuẩn 1-1,2 lần, năm 2014 chỉ
số này gấp 1,4 lần. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) cũng tăng cao, nhiều đô thị lớn ở
mức 201-300, có ngày chất lượng suy giảm đến ngưỡng xấu và nguy hại. Theo thang
đánh giá với tác động sức khỏe con người, nếu chỉ số AQI ở mức 51-200 thuộc nhóm
nhạy cảm với ô nhiễm môi trường nên hạn chế ở bên ngoài; với AQI trên 300 mọi người
nên ở nhà. Chỉ số NO2 đo được ở các đô thị đang vượt ngưỡng giới hạn. Nồng độ NO2
7 Trần Xuân Tình, 2017, TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh phát triển xe buýt để giảm ùn tắc giao thông, được lấy về:
www.baomoi.vn, ngày truy cập 2/12/2017
8 Thùy Hương, 2017, Ô nhiễm môi trường – vấn đề đáng báo động hiện nay, được lấy về: ,
ngày truy cập 22/11/2017
9 Bụi PM10 là các hạt bụi có đường kính động học (micromet)

6


trung bình các năm tại Hà Nội tăng 1-1,3 lần. Trạm quan trắc khu thương mại Quách Thị
Trang (TP HCM) ghi nhận đã vượt tới 2 lần10.
Đối với ô nhiễm không khí ở Việt Nam có một số vấn đề ô nhiễm không khí đáng
chú ý:
- Ô nhiễm bụi: Tại các đô thị và khu công nghiệp, vấn đề ô nhiễm do bụi là đáng lo
ngại nhất. Nồng độ thông số bụi có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao, đặc biệt ở các trục

giao thông, tuyến đường chính và các đô thị lớn.
- Dân số đô thị ngày càng đông, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của quốc
gia ngày càng tập trung trong các đô thị. Năng lượng tiêu thụ ở các đô thị có thể chiếm tới
3/4 tổng năng lượng tiêu thụ của quốc gia, chính vì thế các vấn đề ô nhiễm không khí
trầm trọng thường xảy ra ở các đô thị, đặc biệt là thường xảy ra ở các đô thị lớn. Ở nước
ta trong thời gian khoảng ¼ thế kỷ qua, quá trình đô thị hóa tương đối nhanh do quá trình
với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Hoạt động xây dựng diễn ra mạnh mẽ: Ở nước ta hiện nay hoạt động xây dựng
nhà cửa, đường sá, cầu cống… rất mạnh và diễn ra ở khắp nơi, đặc biệt là ở các đô thị.
Các hoạt động xây dựng như đào lấp đất, đập phá công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi
vãi trong quá trình vận chuyển, thường gây ô nhiễm bụi rất trầm trọng đối với môi
trường không khí xung quanh. Ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi, có những
nơi tới mức báo động, điển hình là các khu dân cư cạnh đường giao thông
lớn, ở gần các nhà máy, xí nghiệp.
- Hoạt động giao thông vận tải: Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa,
phương tiện giao thông cơ giới ở nước ta tăng lên rất nhanh, đặc biệt là ở các đô thị.
Nguồn thải từ giao thông vận tải đã trở thành một nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi
trường không khí ở đô thị, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
Hải Phòng, Đà Nẵng. Theo đánh giá của chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô
thị do giao thông vận tải gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Trong khi đó, các hoạt động
10 Theo Trí thức trẻ, 2016, Bản đồ của WHO: Hiện tại Hà Nội đang ô nhiễm nhất Việt Nam, được lấy về từ
, ngày truy cập 22/11/2017

7


công nghiệp là nguồn đóng góp khoảng 70% khí SO2. Đối với NO2, hoạt động giao
thông và hoạt động sản xuất công nghiệp có tỷ lệ đóng góp xấp xỉ nhau
- Sinh hoạt của người dân: Đun nấu bằng than và dầu hỏa sẽ thải ra một lượng chất
thải ô nhiễm đáng kể, đặc biệt nó là nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không

khí trong nhà, ảnh hướng trực tiếp tới sức khỏe người dân.
Vào năm 2012, hai trung tâm nghiên cứu môi trường thuộc Đại học Yale và
Columbia của Mỹ đã thực hiện báo cáo thường niên mang tên The Enviroment
Performance Index (EPI), khảo sát nồng độ ô nhiễm của môi trường không khí trên 132
quốc gia. Theo kết quả này, chất lượng môi trường không khí của Việt Nam đứng thứ 123
trên 132 quốc gia đã làm khảo sát.Như vậy, Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có chất
lượng không khí thấp nhất và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Mặc dù đây là kết
quả từ năm 2012, và khi theo dõi danh sách 10 quốc gia ô nhiễm không khí nhất thế giới
năm 2017 ở trên không có Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta không thể khẳng định Việt Nam
đã làm tốt công tác bảo vệ môi trường không khí, hay môi trường không khí của các nước
khác trên Thế Giới đang dần xấu đi với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ của Việt Nam.
Thiết nghĩ, các quốc gia trên thế giới cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn trong việc thực hiện
công tác bảo vệ chất lượng môi trường không khí. Bởi đây là một loại tài nguyên hết sức
đặc biệt, nó không “cố định”. Nên khi một nước ô nhiễm không khí hoàn toàn có thể dẫn
đến các quốc gia lân cận nó cũng bị ảnh hưởng. Chính vì lẽ đó, ô nhiễm không khí là vấn
đề đáng lo ngại và nó là một bài toán toàn cầu đặt ra với tất cả các quốc gia trên thế giới.
Giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí là đồng nghĩa với việc duy trì một cuộc sống trong
lành và đảm bảo chất lượng sống cho con người. Bởi thế, không chỉ Việt Nam mà các
quốc gia trên thế giới đã xây dựng và ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật bằng
cách cùng nhau thỏa thuận các cam kết quốc tế để bảo vệ môi trường không khí chung
cho toàn nhân loại.
2.

Cam kết quốc tế về môi trường mà Việt Nam đã tham gia; nội luật hóa các cam
kết quốc tế tại Việt Nam và đánh giá mức độ phù hợp
2.1. Các cam kết quốc tế Việt Nam tham gia về bảo vệ tầng ôzôn
8


Tầng ôzôn có vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Theo Tổ chức

Khí tượng thế giới (WMO), lớp ôzôn ở tầng bình lưu có chức năng bảo vệ Trái Đất chống
các tia cực tím (tia UV) của Mặt Trời và phải tốn khoản thời gian từ 5 đến 15 năm so với
dự báo mới có thể phục hồi hoàn toàn. Trong lịch sử của giới sinh vật, sự sống chỉ được di
cư lên cạn khi trên Trái Đất xuất hiện tầng ôzôn. Nếu tầng ozon bị suy giảm đồng nghĩa
với việc tia UV sẽ chiếu đến trái đất nhiều hơn, làm cho nguy cơ các bệnh tật như ung
thư da, đục thủy tinh thể ở mắt tăng lên cũng như làm giảm sản lượng lương thực và ảnh
hưởng đến hệ sinh thái biển. Do vậy, nếu tầng ôzôn bị phá hủy sẽ gây tác hại rất lớn đối
với mọi sinh vật sống trên hành tinh.
Chất gây suy giảm tầng ôzôn chủ yếu là CFC (cloflocacbon) – dung dịch Freon ở
thể lỏng, được tạo ra do các hoạt động sinh hoạt sản xuất của con người. Các CFC được
dùng trong các máy điều hòa nhiệt độ, các máy làm lạnh trước thập kỷ 1980, trong các
quy trình làm sạch các thiết bị điện tử dễ hỏng và là sản phẩm phụ của một số quá trình
hóa học11. Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến CFC mà trong dung dịch giặt tẩy,
các loại sơn, bình cứu hoả cũng sử dụng CFC và các chất thuộc dạng CFC. Đây là những
hóa chất thiết yếu và trong quá trình sản xuất và sử dụng chúng không tránh khỏi thất
thoát một lượng lớn hoá chất dạng Freon bốc hơi bay lên khí quyển. Khi CFC đến được
tầng bình lưu, dưới tác dụng của tia cực tím nó bị phân hủy tạo ra Clo nguyên tử và Clo
nguyên tử này có tác dụng như một chất xúc tác để phân hủy hàng ngàn phân tử ôzôn
trước khi được mang ra khỏi tầng bình lưu. Người ta tính rằng một phân tử CFC mất
trung bình là 15 năm để đi từ mặt đất lên đến các tầng trên của khí quyển và có thể ở đó
khoảng một thế kỷ, phá hủy đến cả trăm ngàn phân tử ôzôn trong thời gian này. Bên cạnh
đó, còn nhiều nguyên nhân khác được tìm thấy là tác nhân gây nên sự suy giảm tầng ôzôn
chính là các chất thải công nghiệp như NO x, CO2,… Những chất thải loại này vẫn bền bỉ
và dai dẳng bay vào bầu khí quyển và làm công việc phá hoại tầng ozone. Ảnh hưởng này
càng nghiêm trọng hơn khi nền công nghiệp ngày càng hiện đại hóa, đồng nghĩa với quá
trình gia tăng mạnh mẽ sản xuất công nghiệp.12
Con người bắt đầu tiến hành đo đạc tầng ôzôn từ các trạm trên mặt đất vào năm
1956 ở vịnh Halley, Nam Cực. Đầu những năm 1970, con người bắt đầu tiến hành đo đạc
11 Theo bài viết đăng ngày 13 tháng 1 năm 2016 tại Wikipedia. />12 Theo về nguyên nhân
gây thủng tầng ôzôn.


9


tầng ôzôn từ các vệ tinh, tuy nhiên việc đo đạc tổng hợp chỉ thực sự bắt đầu vào năm
1978 bởi vệ tinh Nimbus-7. Một nghiên cứu trên diện rộng đã cho thấy rằng, trên bình
diện toàn cầu ôzôn đã bị suy giảm 2,5% trong khoảng thời gian từ 1969-1986, và thêm
3% từ năm 1986-1993. Dùng các thiết bị như Total Ozone Mapping Spectrometer
(TOMS) người ta đã quan sát thấy cột ôzôn giảm sút rõ rệt trong mùa xuân và đầu hè ở
Nam cực so sánh với thập niên 1970 và trước đó. Giảm sút cho đến 70% cột ôzôn được
quan sát thấy vào mùa xuân ở nam bán cầu trên Nam Cực được nhắc đến lần đầu tiên vào
năm 1985 vẫn đang tiếp tục.13
Nhận thức được tình trạng tầng ôzôn đang bị hủy hoại một cách nghiêm trọng, với
sự cố gắng của các quốc gia, sau nhiều năm đàm phán căng thẳng, tháng 3-1985, Công
ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn đã được 21 quốc gia đầu tiên hưởng ứng ký kết. Công ước
ra đời với tư cách như là một công ước khung, một văn pháp lý đầu tiên mang tính chất
toàn cầu về bảo vệ tầng ôzôn. Với mục đích hạn chế sự phát thải các chất khí có hại đến
sự bình ổn của tầng ôzôn Công ước Viên thiết lập sự kiểm soát không đặc thù về các chất
làm suy giảm tầng ôzôn thay vì xác lập một cam kết chung cho các thành viên để bảo vệ
tầng ôzôn.
2.1.1.

Công ước viên 1985 về bảo vệ tầng ôzôn

Nội dung cơ bản mà các quốc gia tham gia vào Công ước Viên nói chung được quy
định khái quát như sau14:
- Các quốc gia phải có những biện pháp thích hợp để bảo vệ sức khỏe con người và
môi trường chống lại những ảnh hưởng có hại phát sinh hoặc dễ phát sinh từ những hoạt
động của con người làm thay đổi hoặc dễ làm thay đổi tầng ôzôn. Các biện pháp được
nhấn mạnh là ngăn ngừa để kiểm soát cũng như hạn chế việc sử dụng một số loại hóa chất

hay khí có thể làm suy giảm tầng ôzôn.
- Các bên tham gia Công ước, khi phù hợp với các phương tiện hiện có và trong
khả năng của mình phải đảm nhiệm, hợp tác bằng các quan trắc có hệ thống; nghiên cứu,
13 Theo bài viết đăng ngày 13 tháng 1 năm 2016 tại Wikipedia. />14 Điều 2. Những nghĩa vụ chung của Công ước Viên 1985.

10


trao đổi thông tin để hiểu rõ và đánh giá tốt hơn những ảnh hưởng đến sức khỏe con
người và môi trường do biến đổi tầng ôzôn.
- Ngoài ra, Công ước cũng nhấn mạnh trách nhiệm của các nước trong việc khắc
phục những hậu quả của việc suy giảm tầng Ôzôn bằng cách chấp nhận các biện pháp
pháp lý hoặc các biện pháp hành chính và hợp tác trong việc phối hợp các chính sách
thích hợp để kiểm soát hạn chế, giảm bớt hoặc ngăn chặn những hoạt động của con người
trong phạm vi quyền hạn hoặc sự kiểm soát của mình nếu như thấy rằng các hoạt động đó
có hoặc dễ có những ảnh hưởng có hại do sự biến đổi hoặc dễ biến đổi tầng ôzôn.
2.1.2. Nghị định thư Montreal 1987
Tháng 3/1987, để hiện thực hóa Công ước Viên 1985, các nguyên thủ quốc gia đã
họp tại Montreal (Canada) để thống nhất hành động, lập ra một chiến lược chung và cho
ra đời Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tần ôzôn. Từ 24 quốc gia đầu
tiên, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đang đe doạ toàn cầu, cho đến nay toàn
thể các nước thành viên của Liên hợp quốc đã ký vào Nghị định thư với cam kết cụ thể
của mình. Và vào tháng 1 năm 1994, Việt Nam tham gia Công ước Vienna - Nghị định
thư Montreal.
Nội dung chính của Nghị định thư Montreal đưa ra những kế hoạch đặc biệt cho
việc giảm sản xuất và tiêu thụ các chất làm suy yếu tầng ôzôn như CFCS, Halon,
Tetraclorít, Hydrocloruafluorocacbon, Metyl bromid,… Cụ thể quy định tại Điều 2, Nghị
định thư Montreal là nội dung về mức sử dụng các chất này của các quốc gia khi tham gia
vào Nghị định phải bảo đảm qua từng giai đoạn. Bên cạnh đó, Nghị định thư đã đề ra
nhiều điều khoản nhằm xác định các biện pháp cần thiết để các bên tham gia hạn chế và

kiểm soát việc sản xuất, tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ôzôn này:
Thứ nhất, các quốc gia, trong đó có Việt Nam, không được phép nhập khẩu
hay xuất khẩu các chất đã bị hạn chế ra khỏi các quốc gia không tham gia Nghị định thư
này trong những thời hạn nhất định.15
Thứ hai, các bên phải đánh giá và kiểm điểm các biện pháp được kiểm soát
dựa trên cơ sở khoa học, môi trường, kỹ thuật và kinh tế có được. 16

15 Điều 4, Nghị định thư Montreal 1987.
16 Điều 6, Nghị định thư Montreal 1987.

11


-

Thứ ba, hằng năm các thành viên phải báo cáo số liệu về sản xuất, xuất

khẩu, nhập khẩu các chất được kiểm soát cho Ban thư ký.17
Thứ tư, các bên phải cùng nhau hợp tác, đặc biệt là theo nhu cầu của các
nước đang phát triển nhằm tăng cường nghiên cứu, phát triển, trao đổi thông tin và làm
tăng thêm nhận thức của công chúng trong bảo vệ tầng ôzôn.18
Thứ năm, các bên trong khuôn khổ của Nghị định này, đặc biệt là theo nhu
cầu của các nước đang phát triển, sẽ phải hỗ trợ nhau trong việc thúc đẩy kỹ thuật tạo điều
kiện để tham gia và thực hiện các điều khoản của Nghị định.19
Thứ sáu, các bên tham gia vào Nghị định sẽ thiết lập cơ chế tài chính theo
hình thức “Quỹ đa phương” (do các nước phát triển đóng góp) nhằm cung cấp cho các
nước đang phát triển sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật. 20
Nếu như không có sự ra đời của Nghị định thư Montreal, thì nồng độ khí nhà kính
trong khí quyển hiện nay có thể cao gấp 2 lần, và do tác động của tia tử ngoại sẽ có thêm
20 triệu người mắc bệnh ung thư da, 130 triệu người mắc bệnh đục thuỷ tinh thể, khiến

thế giới sẽ phải bỏ ra khoảng 4.000-5.000 tỷ đôla vào việc chữa bệnh 21. Nghị định thư
Montreal được coi là điều ước quốc tế về môi trường thành công nhất từ trước đến nay
với sự đồng thuận và tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, Nghị định
thư Montreal cũng được tất cả các ngành, tập đoàn công nghiệp và người dân toàn cầu
ủng hộ.
2.1.3.

Nội luật hóa Công ước Viên 1985, Nghị định thư Montreal về bảo vệ

tầng ôzôn tại Việt Nam và đánh giá mức độ phù hợp
Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn 1985 và Nghị định thư Montreal về các chất
làm suy giảm tầng ôzôn 1987 đã và đang được ghi nhận là thành công của cộng đồng
quốc tế trong việc chống lại thảm họa môi trường toàn cầu tạo ra sự biến đổi khí hậu do
tầng ôzôn bình lưu bị phá hủy gây ra.
Nhận thấy được lợi ích to lớn đem lại từ Công ước Viên 1985 và Nghị định thư
Montreal 1987, Việt Nam ta đã trở thành thành viên chính thức vào 1/1994. Kể từ thời
điểm ký kết, tính đến nay Việt Nam ta đã ban hành nhiều chính sách để hạn chế việc tiêu
17 Điều 7, Nghị định thư Montreal 1987.
18 Điều 9, Nghị định thư Montreal 1987.
19 Điều 10. Hỗ trợ kỹ thuật, Nghị định thư Montreal 1987.
20 Điều 10. Cơ chế tài chính, Nghị định thư Montreal 1987.
21 Tuấn Hà,2009, Nghị định thư Montreal: Việt Nam – người cam kết tích cực, được lấy từ www.vacne.org,vn, ngày
truy cập: 2/12/2017

12


thụ các chất làm suy giảm tầng ôzôn nhằm hiện thực hóa các nội dung mà chúng ta đã
tiến hành cam kết. Các văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến lĩnh vực này đã được
Việt Nam ta ban hành có thể kể đến là:

-

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã tiếp nối theo Luật Bảo vệ môi trường

2005 trong quy định việc cấm sử dụng các chất làm suy giảm tầng ôzôn phù hợp với các
cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.22
Nghị định số 12/2006/ĐN-CP hướng dẫn chi tiết Luật Thương mại năm
2004 về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công
và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài đã quy định về việc cấm nhập khẩu các phế liệu,
phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng CFC.23
Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT – BCT - BTNMT của Bộ Công thương
và Bộ Tài nguyên và môi trường về việc xuất khẩu và tạm nhập và tái xuất các chất làm
suy giảm tầng ôzôn. Trong thông tư quy định cụ thể rằng các thương nhân chỉ được phép
nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ôzôn với các
quốc gia là thành viên của Nghị định thư. Khi các thương nhân nhập khẩu, xuất khẩu các
chất làm suy giảm tầng ô-dôn phải đăng ký với Bộ Tài nguyên và Môi trường và được Bộ
Tài nguyên và Môi trường xác nhận. Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận khối lượng
đăng ký nhập khẩu các chất HCFC cho các thương nhân căn cứ trên hạn ngạch nhập khẩu
các chất HCFC theo quy định của Bộ Công thương và tỷ lệ khối lượng thực nhập khẩu
trung bình của ba (03) năm của thương nhân trước năm thương nhân đăng ký nhập khẩu.
Quy định này đã làm hạn chế đi việc sử dụng chất HCFC vào các thiết bị máy móc 24.
Thông tư 40/2015/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và môi trường về Quy
trình kỹ thuật quan trắc khí thải. Thông tư này đã quy định về kỹ thuật quan trắc khí thải
từ ống khói, ống thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh, dịch vụ công
nghiệp và các lò đốt chất thải. Quy định này cung cấp số liệu phục vụ công tác kiểm soát
ô nhiễm môi trường không khí, quản lý môi trường không khí của Trung ương và địa
phương. Từ đó có thể đánh giá sự tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật môi trường liên quan
đến khí thải, đồng thời đánh giá hiệu suất làm việc của các hệ thống, thiết bị xử lý khí
22 Quy định tại khoản 2, điều 42, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
23 Mục số 7, phần II, phụ lục số 01, ban hành kèm theo Nghị định 12/2006/NĐ-CP.

24 Điều 2 Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT của Bộ Công thương và Bộ tài nguyên và môi trường

13


thải. Điều này hoàn toàn phù hợp với cam kết ngăn ngừa để kiểm soát, hạn chế việc sử
dụng một số loại hóa chất hay khí có thể làm suy giảm tầng ôzôn.
-

Ngoài ra, để đảm bảo tuân thủ hạn định loại trừ các chất HCFC theo Nghị

định thư Montreal, Cục KTTV&BĐKH với sự trợ giúp của Ngân hàng thế giới, đã xây
dựng và trình Ban chấp hành Quỹ đa phương thi hành Nghị định thư Montreal, dự án “Kế
hoạch quốc gia quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam”. Với dự án thực hiện: Loại
trừ hoàn toàn sử dụng hơn 500 tấn HCFC-141b và gần 2.000 tấn polyol trộn sẵn HCFC141b tại 12 doanh nghiệp sản xuất xốp cách nhiệt thông qua việc thay thế toàn bộ dây
chuyền công nghệ sản xuất xốp dùng HCFC-141b sang công nghệ sản xuất xốp sử dụng
cyclopentane. Chính vì vậy, tại thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BTC-BTNMT có quy
định về hạn chế nhập khẩu các chất HCFC, Việc tạm nhập - tái xuất các chất HCFC, nhập
khẩu polyol trộn sẵn HCFC-141b và xuất khẩu các chất HCFC được thực hiện theo giấy
phép của Bộ Công Thương trên cơ sở xác nhận đăng ký nhập khẩu của Bộ Tài nguyên và
Môi trường. Ngoài ra quyết định số 15/2006/QĐ-BTNMT còn ban hành danh mục thiết bị
làm lạnh sử dụng môi chất lạnh CFC cấm nhập khẩu.
-

Ngoài những văn bản pháp lý nêu trên, còn có thể kể đến các văn bản khác

như: Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng
hóa với nước ngoài, trong đó tại khoản 10, mục II của phụ lục I quy định các chất C.F.C
là các chất bị cấm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam; Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy

định về mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó mức xử phạt
đối với các hành vi nhập khẩu hợp chất làm suy giảm tầng ôzôn là từ 200.000.000 đồng
đến 250.000.000 đồng (khoản 3, điều 24).
Về mặt tích cực, có thể thấy những văn bản pháp luật mà Việt Nam ta ban hành
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ôzôn hoàn toàn phù hợp và có sự liên kết chặt chẽ với
những điều lệ quốc tế mà ta đã tham gia. Từ hệ thống các văn bản pháp luật trên đã chứng
minh Việt Nam ta đang từng bước thực hiện những gì mình đã cam kết, đang chung tay
cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ tầng khí quyển bình lưu.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, những quy định trong hệ thống văn bản pháp luật
của ta còn chưa thật sự đầy đủ. Thứ nhất đó là phạm vi của các văn bản pháp luật mà
14


chúng ta hướng đến chỉ nằm trong nội bộ quốc gia, trong khi những cam kết chúng ta
hướng đến mang tính chất toàn cầu. Thứ hai, việc nghiên cứu khoa học, phối hợp với các
quốc gia khác trong quan trắc môi trường có hệ thống liên quan đến tầng ôzôn, sự biến
đổi tầng ôzôn, những chất làm suy giảm tầng ôzôn cũng như các chất thay thế đã được
quy định trong công ước Viên 1985 thì pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có văn bản cụ
thể quy định, mà chỉ được quy định chung đối với môi trường tại Chương XII Luật Bảo
vệ môi trường năm 2014. Hạn chế thứ ba cần nhắc đến đó là hiện nay các văn bản pháp
luật nêu trên chỉ tập trung giải quyết các nguyên nhân gây ô nhiễm tầng ôzôn là CFC mà
chưa có sự đề cập đến các nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng như khí
thải CO2 của các phương tiện giao thông vận tải, các hoạt động sản xuất, sinh hoạt,…
2.2.

Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu 1992
Biến đổi khí hậu với biểu hiện chủ yếu là hiện tượng ấm lên toàn cầu đang là vấn

đề được toàn nhân loại quan tâm. Sự ấm lên toàn cầu do hiệu ứng các khí nhà kính nhân
tạo đã và đang tác động mạnh mẽ đến khí hậu trái đất. Nhằm bảo vệ hệ thống khí hậu,

cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực để giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Tại hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về môi trường họp tại Rio De
Janeiro, Brazin tháng 6 năm 1992, 162 quốc gia, trong đó có Việt Nam đã ký công ước
khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu .
2.2.1.

Nội dung Công ước khung của Liên Hợp Quốc

Công ước khung của Liên Hợp Quốc (UNFCCC) là cam kết của các quốc gia
nhằm vạch ra khuôn khổ cho hoạt động kiểm soát và cắt giảm phát khí thải nhà kính
nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển để ngăn chặn các tác động nguy hiểm
của nó tới hệ thóng khí hậu. Công ước này nhằm nhấn mạnh trách nhiệm của các nước
phát triển phải đi đầu trong việc ngăn ngừa biến đổi khí hậu và các ảnh hưởng tiêu cực
của nó. Bên cạnh đó, các nước phát triển cần tính đến đặc thù và hoàn cảnh của các nước
đang phát triển vì hầu hết sự phát khí thải nhà kính của nhà kính của thế giới xuất phát từ
các nước này. Các nước phát triển phải giữ vai trò chủ đạo trong việc chống lại sự biến
đổi khí hậu và những tác động xấu của nó. Rõ ràng là trách nhiệm của các nước phát triển
15


và đang phát triển là khác nhau trong quá trình hợp tác để đi đến thành công. Do đó trong
các phụ lục của công ước chia ra rất rõ ràng trách nhiệm của các nước phát triển và đang
phát triển. Cụ thể, UNFCCC về biến đổi khí hậu phân chia các nước trên thế giới làm hai
nhóm: Nhóm 1: thuộc phụ lục I- các nước phát triển là các nước có lượng phát thải các
khí nhà kính lớn, gây biến đổi khí hậu và các nước không thuộc phụ lục I gồm các nước
đang phát triển. Nguyên tắc của UNFCCC là các bên phải tham gia bảo vệ hệ thống khí
hậu vì lợi ích chung của nhân loại trên cơ sở công bằng và phù hợp với “ những trách
nhiệm chung nhưng có phân biệt”.
. Mặc dù Việt Nam là nước đang phát triển nhưng chúng ta cũng nên thực hiện nghĩa vụ
như các nước thuộc phụ lục I của công ước để góp phần hạn chế khí thải nhà kính, bảo vệ

môi trường – ngôi nhà chung của nhân loại. Đó là việc sẽ không ngừng điều tra để nhằm
hạn chế nguồn phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong phạm vi quốc gia, xây dựng các
chương trình khu vực, quốc gia về biến đổi khí hậu, đưa ra các vấn đề khí hậu vào các
chính sách, vào các hoạt động quốc gia về xã hội, kinh tế và môi trường. Có nghĩa vụ hợp
tác với các quốc gia trên thế giới về biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, UNFCCC còn quy định các bên tham gia phải thực hiện những biện
pháp phòng ngừa để đoán trước, ngăn ngừa hoặc làm giảm những nguyên nhân của đổi
khí hậu và làm giảm nhẹ những ảnh hưởng có hại của nó, ở những nơi có các mối đe doạ
bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc không thể đảo ngược, việc thiếu của sự chắc chắn đầy đủ
về khoa học không được dùng làm lý do để trì hoãn những biện pháp ấy, các chính sách
và biện pháp đối phó với thay đổi khí hậu phải là chi phí có hiệu quả để bảo đảm những
lợi ích toàn cầu ở mức phí tổn thấp nhất có thể được. Ðể đạt được điều đó, những chính
sách và biện pháp như vậy phải tính đến những tình huống kinh tế - xã hội khác nhau,
phải toàn diện, bao trùm mọi nguồn, bể chứa các khí nhà kính, sự tích ứng và bao gồm
mọi lĩnh vực kinh tế. Những nỗ lực đối phó với thay đổi khí hậu được thực hiện một cách
hợp tác bởi các Bên quan tâm.
Các bên tham gia UNFCCC có quyền và phải đẩy mạnh sự phát triển lâu bền. Những
chính sách và những biện pháp để bảo vệ hệ thống khí hậu chống lại sự thay đổi do con
người gây nên, phải thích hợp với những điều kiện riêng của mỗi bên. Ngoài ra, các chính
16


sách và biện pháp này cũng phải thích hợp với những chương trình phát triển quốc gia,
sự phát triển kinh tế là cốt yếu với việc chấp nhận những biện pháp đối phó với thay đổi
khí hậu.
Cuối cùng, Các bên tham gia UNFCCC phải hợp tác để đẩy mạnh một hệ thống kinh
tế quốc tế mở cửa và tương trợ, hệ thống này sẽ dẫn tới sự phát triển và tăng trường kinh
tế lâu bền ở tất cả các bên, đặc biệt các bên nước đang phát triển, như vậy làm cho họ có
thể đối phó tốt hơn với các vấn đề của sự thay đổi khí hậu. Các biện pháp dùng để chống
lại sự thay đổi khí hậu, bao gồm các biện pháp đơn phương không được tạo thành một

phương tiện phân biệt đối xử tuỳ tiện hoặc không chính đáng hoặc một sự hạn chế trá
hình về thương mại quốc tế.
2.2.2.

Nội luật hóa Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu,
đánh giá mức độ phù hợp

Việt Nam là một trong các bên không thuộc Phụ lục I . Do đó, Việt Nam không có
nghĩa vụ phải giảm phát thải định lượng các khí nhà kính theo quy định của Nghị định thư
Kyoto. Nhưng để góp phần bảo vệ môi trường, hệ thống khí hậu, tiếp nhận hỗ trợ về tài
chính và công nghệ thân thiện với khí hậu từ các nước phát triển, các tổ chức quốc tế
cũng như đóng góp cùng cộng đồng quốc tế thực hiện mục tiêu cuối cùng của UNFCCC,
Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác thực hiện một số nghĩa vụ chung theo
Điều 4.1 của Công ước như:
+ Xây dựng các Thông báo quốc gia trong đó có kiểm kê quốc gia khí nhà kính; đánh giá
tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực kinh tế-xã hội;
+ Xây dựng và thực hiện các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu;
+ Xây dựng và thực hiện các chương trình, phương án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính khi
nhận được sự hỗ trợ đầy đủ về vốn và chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển và
các tổ chức quốc tế;
+ Tiến hành các hoạt động nghiên cứu và quan trắc những vấn đề/yếu tố liên quan đến khí
hậu và biến đổi khí hậu;
+ Cập nhật, phổ biến các thông tin nhằm nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định
chính sách và công chúng về biến đổi khí hậu, Cơ chế phát triển sạch (CDM).
17


Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số văn bản quan trọng làm cơ sở cho việc thực hiện
UNFCCC và Nghị định thư Kyoto tại Việt Nam như:
+ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thực hiện UNFCCC

+ Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc UNFCCC;
+ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
+ Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu;
+ Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh;
+ Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2020;
+ Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín
chỉ các-bon ra thị trường thế giới.
Thực hiện nghĩa vụ của một Bên nước là thành viên của UNFCCC, Việt Nam đã
hoàn thành việc xây dựng Thông báo quốc gia lần thứ nhất (INC), lần thứ hai (SNC) và
Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất (BUR1) đề trình Ban Thư ký UNFCCC
vào năm 2003, 2010 và 2014.
Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác kiểm kê quốc gia khí nhà kính phục vụ việc
xây dựng và gửi Ban Thư ký UNFCCC các Thông báo quốc gia và các Báo cáo cập nhật
hai năm một lần theo định kỳ, Việt Nam đang tiến hành thiết lập Hệ thống quốc gia về
kiểm kê khí nhà kính.
Ngoài ra, Hệ thống kiểm kê quốc gia khí nhà kính tại Việt Nam còn nhằm giám sát
các nguồn phát thải, bể hấp thụ khí nhà kính góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển
nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh tại Việt Nam; phục vụ đo đạc, báo cáo và thẩm
định (MRV) các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc
gia và các mục tiêu giảm nhẹ khí nhà kính trong đóng góp do quốc gia tự quyết định của
Việt Nam (INDC) cho Công ước.
Thực hiện Quyết định số 1/CP.19 ngày 31 tháng 01 năm 2014 của Hội nghị lần thứ
19 (COP19) các Bên tham gia UNFCCC, Việt Nam đã xây dựng và đệ trình Ban Thư ký
Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC) của Việt Nam trong giai đoạn 20212030. INDC của Việt Nam gồm các đóng góp về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích
ứng với biến đổi khí hậu, trong đó có đóng góp tự nguyện và đóng góp khi có hỗ trợ về tài
chính, công nghệ và tăng cường năng lực từ quốc tế.
18


Việt Nam không chỉ thực hiện nghĩa vụ của một Bên nước đang phát triển tham gia

UNFCCC mà còn thể hiện vai trò tích cực, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tận
dụng các cơ hội phát triển nền kinh tế các-bon thấp, giảm nhẹ phát thải KNK, tăng trưởng
xanh, tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh năng lượng,
an ninh lương thực, an sinh xã hội tại Việt Nam khu vực và toàn cầu.
Nâng cao nhận thức, tuyền truyền về biến đổi khí hậu cũng là một trong những
hoạt động cần thực hiện theo yêu cầu của UNFCCC đối với các Bên nước thành viên. Bộ
Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao làm Cơ quan đầu mối của Chính phủ Việt
Nam tham gia và thực hiện UNFCCC đã chủ trì, phối hợp thực hiện nhiều hoạt động nâng
cao nhận thức, tuyên truyền về biến đổi khí hậu thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng, hoạt động quần chúng, tài liệu tuyên truyền… Trong thời gian qua, nhiều chương
trình tọa đàm về biến đổi khí hậu được phát sóng trên đài truyền hình, đài phát thanh,
nhiều hội thảo tuyên truyền nâng cao nhận thức được tổ chức ở các tỉnh/thành phố trên cả
nước.
Bên cạnh đó, định kỳ sáu tháng một lần, chuyên san “Thông tin biến đổi khí hậu”
đã được xuất bản và gửi tới các Bộ, ban, ngành và các chuyên gia và nhà khoa học có liên
quan. Nội dung chuyên san gồm các mục về: Thông tin chung về UNFCCC và Nghị định
thư Kyoto, thực hiện UNFCCC và Nghị định thư Kyoto trên thế giới và ở Việt Nam, tin
khoa học công nghệ về biến đổi khí hậu và các tin liên quan khác.
Nhằm chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam đã tích cực tham gia
đàm phán và đóng góp ý kiến tại các Hội nghị, Hội thảo quốc tế về biến đổi khí hậu,
CDM, đặc biệt là Hội nghị thường niên của UNFCCC và cuộc họp của các Nhóm công
tác thảo luận về UNFCCC, Nghị định thư Kyoto.
Ngoài ra, để góp phần tích cực trong việc đạt được mục tiêu giữ nhiệt độ trung
bình toàn cầu không tăng quá 2°C vào cuối thế kỷ này, Việt Nam cũng đang nỗ lực nghiên
cứu xây dựng và chuẩn bị thực hiện NAMA. Với sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế,
một số đề xuất NAMA đã được xây dựng và tìm kiếm các nguồn tài trợ cho việc thực hiện
như: Chương trình hỗ trợ phát triển điện gió tại Việt Nam, Sản xuất điện khí sinh học tại
các trang trại nuôi lợn quy mô trung bình và lớn, Quỹ phát triển năng lượng tái tạo,
Chuyển hóa rác thải thành tài nguyên ở các thành phố ở Việt Nam, Nghiên cứu và ứng
19



dụng công nghệ xe điện ở Việt Nam… Một số NAMA này cũng được xác định sẽ là
những NAMA ưu tiên của Việt Nam trong việc thực hiện INDC trong giai đoạn tới.
2.3.

Nghị định thư Kyoto
Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Công ước khung Liên Hiệp

Quốc về Biến đổi Khí hậu tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm
lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Nghị định thư được hoàn tất và mở ký vào ngày
11/12/1997 tại Kyoto, Nhật Bản. Nghị định thư quy định trước khi có hiệu lực Nghị định
thư phải được phê chuẩn bởi ít nhất 55 quốc gia và các quốc gia này phải chịu trách
nhiệm ít nhất đối với 55% tổng lượng khí thải toàn cầu. Các điều kiện này đã được thỏa
mãn khi Liên bang Nga phê chuẩn Nghị định thư. Vì vậy Nghị định thư chính thức bắt
đầu có hiệu lực từ ngày 16/02/2005. Tính đến tháng 02/2009, đã có 184 quốc gia tham gia
vào Nghị định thư Kyoto. Việt Nam ký Nghị định thư vào ngày 03/12/1998 và phê chuẩn
vào ngày 25/9/2002.
2.3.1. Nội dung chính của Nghị định thư Kyoto
Nghị định thư Kyoto có mục tiêu chính là kiểm soát việc phát thải các khí nhà
kính- GHG do con người gây ra. GHG là một khí trong bầu khí quyển hấp thụ và phát
ra bức xạ trong dải hồng ngoại nhiệt . Quá trình này là nguyên nhân cơ bản của hiệu ứng
nhà kính. Các khí nhà kính chính trong bầu khí quyển của Trái đất là các hơi
nước , carbon dioxide , mêtan , oxit nitơ và ozon . Nếu không có khí nhà kính, nhiệt độ
trung bình của bề mặt trái đất sẽ khoảng -18 ° C (0 ° F), thay vì mức trung bình hiện tại là
. Trong Hệ mặt trời , các bầu khí quyển của sao Kim , sao Hỏa và Titan cũng chứa các khí
gây ra hiệu ứng nhà kính.
Các cam kết chung đầu tiên của Nghị định thư Kyoto là bước đi chi tiết đầu tiên
trong khuôn khổ UNFCCC về Thay đổi Khí hậu. Mục tiêu cuối cùng của UNFCCC là
"ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn chặn sự can thiệp của

con người nguy hiểm vào hệ thống khí hậu". Ngay cả khi các Bên trong Phụ lục I đã
thành công trong việc đạt được các cam kết đầu tiên, trong tương lai sẽ cần phải giảm
phát thải nhiều hơn nữa để ổn định nồng độ GHG trong khí quyển.
20


Đối với mỗi loại GHG nhân tạo khác nhau, các mức giảm phát thải khác nhau sẽ
được yêu cầu để đạt được mục tiêu ổn định nồng độ khí quyển. Carbon dioxide ( CO2 ) là
GHG nhân tạo quan trọng nhất. Ổn định nồng độ CO2 trong khí quyển cuối cùng sẽ đòi
hỏi sự loại bỏ hiệu quả các phát thải CO2 do con người gây ra.
Nghị định thư Kyoto đã đưa ra các mục tiêu mang tính bắt buộc đối với 37 nước công
nghiệp trên thế giới và Liên minh Châu Âu (EU) về việc giảm lượng khí thải nhà kính.
Hầu hết những điều khoản trong Nghị định thư là yêu cầu dành cho các nước công nghiệp
phát triển - được liệt vào nhóm Phụ lục I trong Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến
đổi khí hậu , và không có hiêu lực đối với các nguồn khí thải đến từ lãnh vực hàng không
và hàng hải thuộc phạm vi quốc tế. những quốc gia tham gia ký kết phải chấp nhận việc
cắt giảm khí CO2 và năm loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác, hoặc có thể tiến hành biện
pháp thay thế như mua bán phát thải nếu không muốn đáp ứng yêu cầu đó.
Nghị định thư đại diện cho sự thống nhất giữa các quốc gia công nghiệp trong vấn
đề cắt giảm khí thải trên 5.2% so với năm 1990 (lưu ý rằng mức độ cắt giảm theo đó đến
năm 2010 phải đạt được thì chỉ tiêu này là khoảng 29%). Mục tiêu hướng đến việc giảm
thiểu

các

loại

khí

carbondioxide, methane, nitơôxít, lưu


huỳnh

hexafluorua,

clorofluorocarbon và perflourocarbon trong khoảng thời gian 2008-2021. Mức trần đã
được quy định cho các nước tham gia cụ thể là 8% mức cắt giảm cho Liên minh châu
Âu và 7% cho Hoa Kỳ, 6% với Nhật Bản, 0% với Nga trong khi mức hạn ngạch cho phép
tăng của Úc là 8%, và 10% cho Iceland25.
2.3.2.

Nội luật hóa Nghị định thư Kyoto và đánh giá mức độ phù hợp

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của
biến đổi khí hậu. Nhằm chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam đã phê chuẩn
Nghị định thư Kyoto năm 2002. Là một Bên không thuộc Phụ lục I của UNFCCC về biến
đổi khí hậu, Việt Nam đã tích cực thực hiện các nghĩa vụ chung Nghị định thư Kyoto.
Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số văn bản quan trọng làm cơ sở cho việc thực hiện
Nghị định thư Kyoto tại Việt Nam như:
25 2013, Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế,: Đại học Khoa học xã hội
và nhân văn

21


-

Nghị định thư Kyoto có hiệu lực ngày 16/02/2005, ngay sau đó Ngày 17 tháng 10
năm 2005 Thủ tướng chính phủ đã ra chỉ thị 35/2005/CT-TTG về việc tổ chức thực
hiện nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí

hậu.

-

Ngày 06 tháng 04 năm 2007 chính phủ đã ra quyết định 47/2007/QĐ-TTg về việc phê
duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện nghị định thư Kyoto thuộc công ước khung của Liên
hiệp quốc về biến đổi khí hậu giai doạn 2007-2010

-

Ngày 17 tháng 09 năm 2013 bộ tài nguyên môi trường cũng đã ra quyết định số
1725/QĐ-BTNMT về việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện công ước khung liên hợp
quốc về biến đổi khí hậu và nghị định Kyoto

-

Ngày 08 tháng 6 năm 2015, Việt Nam đã phê chuẩn bản sửa đổi, bổ sung Doha vào
Nghị định thư Kyoto nhằm đóng góp vào việc thiết lập cơ sở pháp lý toàn cầu về
kiểm soát, giảm phát thải khí nhà kính trong thời kỳ cam kết lần thứ hai của Nghị
định thư Kyoto (2013-2020) và thực hiện mục tiêu giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng
quá 2°C vào cuối thế kỷ này so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Bên cạnh việc đưa ra các quyết định đưa Nghị định thư Kyoto vào tổ chức thực

hiện, Việt Nam cũng đã ban hành các văn bản pháp luật phù hợp với tinh thần của Nghị
định thư Kyoto:
-

Tại mục 4 chương IV Luật Bảo vệ môi trường 2014 về bảo vệ môi trường không
khí có quy định về việc đánh giá và kiểm soát các nguồn phát thải khí vào môi
trường phù hợp với mục đích của nghị định thư Kyoto.


-

Cơ chế phát triển sạch (CDM):Cơ chế phát triển sạch được quy định tại Điều 12
Nghị định thư Kyoto 1997, CDM cho phép và khuyến khích các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp của các nước phát triển đầu tư, thực hiện các dự án giảm phát
thải khí nhà kính tại các nước đang phát triển và nhận được tín dụng dưới dạng
“giảm phát thải được chứng nhận (CERs)”. Khoản tín dụng này được tính vào chỉ
tiêu giảm phát thải khí nhà kính của các nước phát triển, giúp các nước này thực
hiện cam kết giảm phát thải định lượng khí nhà kính.
22


Như vậy, thay vì cố gắng thực hiện giảm phát thải ngay tại nước mình bằng các
biện pháp như đầu tư, đổi mới, cải tiến công nghệ…với chi phí tốn kém hơn và hiệu quả
thường không cao; các nước công nghiệp hóa sẽ tiến hành các dự án CDM đầu tư vào các
nước đang phát triển chưa bị ô nhiễm môi trường nặng, trình độ công nghệ chưa cao để
giảm phát thải với hiệu quả cao hơn. Nhờ thế, các nước công nghiệp hóa triển khai các dự
án CDM cũng được coi là đã thực hiện các cam kết của mình về giảm phát thải định
lượng theo Nghị định thư Kyoto, góp phần vào mục tiêu chung là giảm phát thải khí nhà
kính vào trong khí quyển, hạn chế sự biến đổi khí hậu trái đất. Bằng cách này, các dự án
CDM đem lại lợi ích môi trường và kinh tế cho cả hai phía (phía các nước công nghiệp
hóa (các nhà đầu tư dự án CDM) và phía các nước đang phát triển (các nước tiếp nhận dự
án CDM). CDM là một trong 3 cơ chế thuộc Nghị định thư Kyoto nhằm thực hiện để đạt
được các cam kết giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và là cơ chế duy nhất có liên quan tới
các nước đang phát triển như Việt Nam. Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã tạo
nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các dự án CDM thông qua những quy định
pháp luật:
-


Ngày 12 tháng 12 năm 2006 bộ Tài nguyên môi trường đã ban hành thông tư
10/2006/TT-BTNMT hướng dẫn xây dựng dự án cơ chế phát triển sạch trong
khuôn khổ nghị định thư Kyoto

-

Theo đó, ngày 2/8/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 130/2007/QĐTTg về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát
triển sạch.

-

Ngày 24 tháng 03 năm 2014, bộ tài nguyên môi trường đã ban hành thông tư số
15/2014/TT-BTNMT quy định việc xây dựng, cấp thư xác nhận, cấp thư phê duyệt
dự án theo cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ nghị định thư Kyoto.
Đến nay, Việt Nam có 257 dự án và 11 Chương trình hoạt động theo CDM (PoA)

được đăng ký và khoảng 13 triệu Chứng chỉ giảm phát thải được chứng nhận (CER) được
Ban chấp hành quốc tế về CDM cấp thông qua các hoạt động CDM. Tổng lượng KNK
giảm được của 257 dự án CDM khoảng 139 triệu tấn CO2 tương đương trong thời kỳ tín
23


dụng. Trên thế giới, Việt Nam được xếp thứ tư về số lượng dự án CDM được đăng ký và
xếp thứ 11 về lượng CER được cấp.
Các hoạt động nêu trên đã thể hiện Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm,
quyết tâm, nỗ lực cao trong cuộc chiến ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và Việt
Nam mong muốn các quốc gia cần cam kết mạnh mẽ và nỗ lực nhiều hơn trong đàm phán
nhằm đạt được một Thỏa thuận pháp lý toàn cầu về biến đổi khí hậu để thế giới có thể đạt
được mục tiêu giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng quá 2°C vào cuối thế kỷ này.
Việt Nam kêu gọi các nước phát triển cần tăng cường thực hiện các cam kết giảm phát

thải khí nhà kính theo thời kỳ cam kết lần thứ hai của Nghị định thư Kyoto; cung cấp tài
chính, công nghệ và tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển để thực hiện các
hành động thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện quốc gia, đóng
góp vào nỗ lực chung toàn cầu vì mục tiêu của Công ước.
2.4.

Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu (COP21)
Thỏa thuận chung Paris là một thỏa thuận tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của

Liên Hiệp Quốc 2015, trong khuôn khổ của Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến
đổi khí hậu chi phối các biện pháp giảm carbon dioxide từ năm 2020. Thỏa thuận này đã
được đàm phán trong Hội nghị lần thứ 21 của các Bên của Công ước Khí hậu ở Paris và
được thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2015. Người đứng đầu Hội nghị Laurent Fabius,
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, nói kế hoạch "đầy tham vọng và cân bằng" này là một "bước
ngoặt lịch sử" trong mục tiêu giảm sự nóng lên toàn cầu.
Thỏa thuận Paris gồm 31 trang, 29 điều khoản và tập trung vào nhiều vấn đề lớn.
Đây là kết quả của nỗ lực đàm phán kéo dài 2 thập kỷ của thế giới.
Thỏa thuận Paris này bắt đầu được ký vào ngày 22-4-2016 (Ngày Mẹ Trái đất) đến 21-42017 và có hiệu lực pháp lý khi nhận được chữ ký của 55 quốc gia chiếm ít nhất 55%
lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, điều cần thiết để thực hiện Thỏa
thuận này là thay đổi cơ bản về nhận thức, hành vi, đạo đức và lối sống phù hợp với yêu
24


cầu về kỷ nguyên xã hội các bon thấp trong khi nguồn lực và khoa học công nghệ còn rất
nhiều hạn chế, thể chế chính sách.
196 bên tham gia đã đạt được nhất trí về thỏa thuận khí hậu tại hội nghị lần thứ 21
Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21) tại thủ đô Paris. Đây
được đánh giá là bước ngoặt lịch sử nhằm ngăn chặn tình trạng nóng lên toàn cầu, và
được nhiều chuyên gia môi trường hay chính trị gia trên thế giới gọi là :cơ hội tốt nhất để

cứu hành tinh".

2.4.1. Nội dung chính của Thỏa thuận Paris
Theo Thỏa thuận Paris, 196 bên tham gia UNFCCC về chống biến đổi khí hậu
(UNFCCC) đã đi đến một Thỏa thuận buộc tất cả các nước cắt giảm lượng phát thải khí
carbon. Bản Thoả thuận một phần mang tính ràng buộc pháp lý, một phần mang tính tự
nguyện. Mục tiêu quan trọng nhất của Thỏa thuận này là giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu
trong thế kỷ này dưới 2 độ C, rồi tiếp đó cùng thúc đẩy nỗ lực để xuống còn 1,5 độ C so
với thời kỳ tiền công nghiệp.26
Để thực hiện được mục tiêu nói trên, các quốc gia cần nhất trí đặt ra mục tiêu của
từng nước về giảm lượng khí thải theo giai đoạn 5 năm. Đối với các quốc gia phát triển,
phải cắt giảm phát thải theo mục tiêu tuyệt đối. Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển
được khuyến khích làm vậy khi năng lực cải thiện theo thời gian. Cho tới lúc đó, các nước
đang phát triển chỉ cần hạn chế tăng trường phát thải.
Bên cạnh đó, trong vòng 4 năm kế tiếp sau mỗi giai đoạn 5 năm mỗi quốc gia cần
rà soát lại mục tiêu của mình. Việc làm này nhằm mục đích xác định xem có thể cập nhật
mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo hay không.
Thỏa thuận Paris cũng yêu cầu các bên báo cáo về mức phát thải và nỗ lực của mỗi
nước về giảm khí thải. Ngoài ra, thỏa thuận cũng quy định các nước phát triển tiếp tục hỗ
trợ tài chính để giúp các nước đang phát triển giảm phát thải và thích nghi với biến đổi
khí hậu. Theo thỏa thuận, việc đóng góp tài chính được dựa trên cơ sở tự nguyện. Thỏa
26 Trần Minh, Hội nghị COP21 thông qua văn bản chống biến đổi khí hậu toàn cầu, được lấy từ
www.vietnamnet.vn, ngày truy cập 26/11/2016

25


×