Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

DSpace at VNU: Tính dễ bị tổn thương của cộng đồng dân cư nghèo khi vực đầm Thị Nại tỉnh Bình Định trước tác động của biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.1 MB, 15 trang )

TÍNH DỄ IỈỊ TỎN THƯƠNG CỦA

CỘNG
ĐÒNG DÂN c ư NGHÈO KHƯ v ự• c ĐÀM THỊ• NẠI


TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỚC TÁC ĐỘNG
CỦA BIÉN ĐỎI KHÍ HẬU
L ư ơ ng Thị Vân

1. Đ ặt vấn đề
Đầm Thị Nại là đầm lớn nhất tỉnh Bình Định và lớn thứ hai trong hệ thống
đ ầ m p h á c ù a c à n ư ớ c , sa u đ ầ m p h á c ầ u H a i - T a m G i a n e ( T h ừ a T h i ê n - H u ế ) . Đ ầ m

Thị Nại cỏ hệ sinh thái rừng ngập mặn (HST - RNM) đặc tnm g với nhiều giống loài
thủy sản đa dạng, giàu có. Nguồn lợi thủy sản đầm Thị Nại rất phong phú và có giá
trị, được nhân dân địa phương khai thác với sản ỉượng lớn và gần như quanh năm.
Dó là nguồn sổng chính cùa các cộng đồng dân cư ven đầm. Phần lỏn trong họ là
những cư dân nghèo, cuộc sống và sinh kế của họ gẳn liền với nguồn lợi tự nhiên
của vùng đầm. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, do khai thác quá mức làm diện
tích RNM và nguồn lợi thủy sản tại đây bị cạn kiệt dần. Cho đến nay, RNM theo
đúng nghĩa một HST đã biến mất, chỉ còn lại những dải cây ngập mặn phân bố rải
rác ờ một số nơi, kéo theo sự giảm sút nghiêm trọng nguồn lợi thủy sản trong đầm.
Dặc biệt, trong bối cảnh cùa biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra hiện nay đã góp
phần đẩy nhanh sự suy giảm về số lượng, chất lượng RNM và các loài thủv sinh của
khu vực đầm, làm mất chức năng sinh thái và vai trò kinh tế vô cùng quan trọng, to
lớn của chúng, ảnh hườne trực tiếp đến sự phát triển bền vừng của địa phươne, nhất
là đổi với các cộna đồng dân cư nghèo khu vực ven đầm.
Do vậy, điều tra, nghiên cứu "Tính d ễ bị tốn thương của các cộng đồng dán
cư nghèo khu vực đầm Thị Nại, tinh Bình Định trước tác động của biến đổi khí
hậu” là việc làm thiết thực, có V nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn, eóp phần


hoàn thiện cơ sở khoa học cho việc BVMT và tài nguyên tự nhiên (TNTN), done
thời định h ư ớ n e các giải p h á p chủ yếu, g ó p ph ần g iả i q u y ế t sin h kế v à p h át triể n

bền vững cho địa phươne.

* TS., Trường Khoa Dịa lí - Đia chính, Trường Đại học Quy Nhem.
361


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THÀO QUỐC TÉ LẦN THỬ TƯ

2.
Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kỉnh tế - xã hội khu vực
đầm thị nại
Đầm Thị Nại nàm trong khoảng 13°44’ - 13°55’VB và 109°14’ - 109°18’KĐ,
là đầm nước lợ - mặn tự nhiên ven biển, nằm về phía đông bắc TP. Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định. Đầm kéo dài khoảng 15km và rộng 4km , phân bố theo chiều Bắc
Nam. Diện tích đầm rộng hơn 5.060ha lúc triều lên và khoảng 3200ha lúc triều
xuống. Vị trí của đầm nằm lọt thỏm trong một eo biển nhỏ, án ngữ bởi bán đảo
Phương Mai và thông ra biển bởi eo biển Cửa Giã rộng khoảng 500 mét. Đầm tiếp
giáp với 8 đơn vị hành chính phường xã của TP. Quy Nhem và huyện Tuy Phước,
v ề phía tây và tây bắc giáp các phường: Nhơn Bình, Đ ổng Đa, Thị Nại, Hải Cảng
(TP. Quy Nhơn) và các xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa (huyện Tuy
Phước); v ề phía đông giáp xã Nhom Hội và Hải Cảng (TP. Quy Nhom). Đầm có
nguồn TNTN phong phú, đa dạng. Đó là nguồn sống chính cho hàng trăm ngàn cư
dân sinh sống quanh vùng đầm.
Hình 1: C ác phường, xã ven đầm

36 2



TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN c ư ..

Dầm Thị Nại và bán dào Phương Mai từne là vị trí phòng thù chiến lược quân
sự quan trọng, là nơi ghi dấu nhiều chiến công hiển hách của nghĩa quân Tây Sơn,
thêm vào đó còn vẻ đẹp tự nhiên của RNM. Ngày nav, đầm còn được nổi bật hom
hởi câv cầu Thị Nại (Cầu Nhơn Hội), cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, nối liền bán
đảo Phương Mai với TP. Quy Nhơn.
2.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên khu vực đầm Thị N ại
* Đặc điếm tự nhiên
Địa hình đầm Thị Nại nằm lọt thỏm tronc một eo biển aần như khép kín. Khu
vực đầm được cấu tạo bởi trầm tích Holoxen đất bồi, gồm các vật liệu hạt mịn có
nguồn gốc sông, biển tạo thành đầm lầy là sét, cát, mùn thực vật, phân bố dọc xung
quanh đầm và các cồn nổi, gò bãi cao trong đầm với độ cao trung bình chỉ hơn mặt
nước khoảng từ 1,5 - 2m. Thổ nhưỡng của khu vực phần lớn là đất mặn, đất mặn sú
- vẹt và đất mặn ít.
Khí hậu khu vực đầm mang đặc điểm chung của khí hậu TP. Quy Nhơn: Nhiệt
đới ẩm gió mùa Nam Trung Bộ, ảnh hường trực tiếp và rõ nét của biển. Nhiệt độ
trung bình năm 26,7°c. Dao động nhiệt độ giữa các tháng và trong năm không lớn,
năng nóng gần như quanh năm, tổng sổ giờ năng trung bình >2000 giờ/năm. Mùa
khô kéo dài, trùng với mùa nắng nóng từ tháng 1 đến tháng 8. Mùa mưa ngắn (từ
tháng 9 đến tháng 12) nhưng chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, tập trung lớn nhất
vào tháne 10 và 11. Lượng mưa trune bình hàng năm 1677mm. Chế độ gió cũng thể
hiện theo mùa rỗ rệt. Mùa đông, gió bắc và đông bắc. Gió mùa đông bắc thổi dọc
dải ven biển và vùng đầm Thị Nại góp phần làm hạ thấp nền nhiệt độ. Mùa hè có
gió đông nam và nam. Các tháng 7, 8 có gió tây và tây nam, tốc độ gió khá cao, thổi
mạnh theo từng đợt khô nóng, nhiệt độ không khí cỏ thể vượt >37°c, có khi đạt 39 40°c, độ ẩm tương đối giảm nhanh, chỉ còn khoảng 50% và có thể xuống còn 25 30% [4], không khí khô ráo, bốc hơi mạnh, gây tinh trạng thiểu nước gay gắt, ảnh
hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của người dân trong vùng.
TP. Quy Nhơn và vùng đầm Thị Nại còn chịu ảnh hường trực tiếp hoặc eián
tiếp của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới từ biến Đône. nhiều nhất vào tháng 9 - 1].

Mùa bão thường xảy ra trùng với thời kỳ hoạt động của gió đôns. bắc, dải hội tụ
nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới và các hình thể thời tiết khác gây ra các đợt mưa lũ lớn,
ngập lụt kéo dài.
Khu vực đầm Thị Nại chịu sự chi phổi và ảnh hưởng của hai hệ thốne sông
ch ín h th u ộ c tỉnh B ình Định là sông K ôn và s ô n e H à T hanh . C á c n h á n h c ủ a hai s ô n g

này đều chày vào đầm trước khi đổ ra biển. Các sông đều neắn, dốc, có lưcrng phù
sa tương đối, độ chc phủ cùa rừng tự nhiên của lưu vực đến nay không còn nhiều
363


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ TƯ

(30 - 32%) nên hàng năm các sông thường gây ra lũ lụt, sa bồi, thủy phá nghiêm
trọng vào mùa mưa khiến cho đầm mỗi ngày một đầy thêm. Ngược lại, vào mùa
khô, nước các sông cạn kiệt, thiếu nước trầm trọng. Chênh lệch giữa lưu lượng lũ và
lưu lượng kiệt đến trên 1.000 lần [3,4].
Đầm Thị Nại còn có quan hệ với hồ nước tự nhiên Phú Hòa, rộng 80ha. Hồ
thông ra đầm Thị Nại qua các nhánh phía nam của sông H à Thanh.
* Tài nguyên thiên nhiên
Đầm Thị Nại có nguồn TNTN phong phú, đa dạng, bao gồm HST - RNM đặc
trưng, thảm cỏ biển và vùng đáy mềm với nhiều giống loài động thực vật, trong đó
có nhiều loài đặc sản có giá trị kinh tế cao. Trong đầm có 185 loài thực vật nổi
thuộc 54 chi, 5 ngành tảo, vài chục loài rong. Có khoảng 72 loài thực vật phù du,
trong đó có 20 loài tảo hai roi, 49 loài tảo silíc, 2 loài tào lục và 1 loài tào xanh lam.
Riêng thành phần cây ngập mặn cỏ đủ các loài đặc trưng như đước, đưng, vẹt, mắm
quăn, mắm đen, mắm trắng, giá, sú, trang, bần chua, dừa nước,... Đã xác định được
25 loài cây ngập mặn, trong đó có 18 loài cây ngập mặn thực sự (true mangrove) và
7 loài cây tham gia RNM (associated mangrove); Còn có khoảng 64 loài động vật
phù du, 76 loài cá thuộc 40 họ [7], chủ yểu là các loài ven bờ nhiệt đới có kích

thước trung bình và nhỏ, thành phần loài bao gồm các nhóm loài nước mặn, nhỏm
loài nước lợ và nhóm loài nước ngọt - lợ, nhiều nhất là cá đối, cá bống, cá liệt, cá
cơm Án Độ, cá cơm thường, cá nhồng vằn, cá cháo, cá dưa, các móm, cá giò...
Đối với thảm cỏ biển trong đầm rộng gần 200ha với các loài chiếm ưu thể là
Zostera japonica và Halodule uninervis. Vùng này còn xác định được 134 loài động
vật không xương sống thuộc 50 họ và 5 nhóm ngành. Trong đó, lớp giun nhiều tơ
có 34 loài thuộc 17 họ, thân mềm có 100 loài thuộc 67 giống, 43 họ, 8 bộ nằm trong
hai lớp; giáp xác có 35 loài thuộc 16 họ, da gai cỏ 1 loài, nhóm khác gồm 4 loài
thuộc 3 họ [7]. Các loài thân mềm tiêu biểu có vẹm cỏ xanh, hàu sữa, sìa nâu, xìa
lụa, ngao, phểnh...; một số loài có giá trị kinh tế và sản lượne cao, có kích thước lớn
như tôm sú, tôm bạc, tôm rảo đất...
Ngoài ra, vùng đáy mềm của đầm cũne có diện tích lớn, khoảnR hơn 300ha đíl
tạo môi trường cho sự phong phủ của các loài thân mềm, giáp xác ven bờ, Nơi đây
còn là nơi phân bố quan trọng của các neuồn giống cá, giáp xác, thân mềm. Nguồn
giống giáp xác trung bình là 440 cá thể/m3, giống chủ yếu là ấu trùng cua với mật
độ trung bình đạt 285 cá thể/100m3 chiếm 64,83% tổne số nguồn giống. Nguồn
giống thân mềm cũng khá cao, mật dộ trung bình vào mùa khô đạt 3.809 cá thể/m3,
thành phần chủ yếu thuộc về nhóm hai mảnh vỏ [7]. Các neuồn lợi thủy sàn nói trên
rất có giá trị, được nhân dân địa phương khai thác gần như quanh năm với sản

36 4


TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG CÙA CỘNG ĐỒNG DÂN c ư .

lượng lớn. Sản lượng cá khai thác hàne năm trung bình từ 7 - 12 tẩn, chủ yếu các
loại cá đối, cá bổng, cá liệt, cá móm, cá giò,... Các loài eiáp xác như tôm, cua, ghẹ
có sản lượng đạt 75 tấn/năm. Các loại thân mềm như nehêu, sò, sìa nâu, vẹm cỏ
xanh, hàu tròn, hàu muỗng, điệp.... đạt 1.200 tấn/năm [6],
Khu vực đầm Thị Nại còn có nhiều loài chim, sồm cà các loài chim nước và

chim bờ biển di cư, tập trung đông đúc nhất ở vùng cồn Chim. Tổng cộng có 33
loài chim thuộc nhiều bộ, họ khác nhau như bộ sả, bộ bồ câu, bộ sẻ... Một sổ loài có
số lượng cá thể tương đối lớn như diệc xám, vạc đen, nhạn nâu, choắt, cò và một số
loài choi choi, các loài thuộc họ vịt, họ cốc. Tại đây còn có cả rái cá và cò thìa, là
loài chim quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ thế giới. Khu vực
này còn là nơi kiếm ăn của chim yến hàng và yến núi, cũng là các loài chim rất quý
hiếm, có giá trị về kinh tế và y học.
2.2. Đặc điểm kinh tế - x ã hội khu vực đầm Thị Nại
Khu vực đầm Thị Nại bao gồm 8 phường xã thuộc TP. Quy Nhơn và huyện
Tuy Phước với diện tích 152,34km2 và số dân 135.808 người (2008). Trong đó, nam
giới 54,7%. Sổ người trong độ tuổi lao động khá cao, trung bình > 41%; Tỷ lệ tăng
dân sổ tự nhiên 18,7 %. Trình độ dân trí thấp; Tập quán sinh hoạt và thói quen vệ
sinh còn lạc hậu
Các hoạt động kinh tế của dân cư khu vực đầm nhìn chung đa dạng: làm
ruộng, trồng rau màu, làm muối, chăn nuôi heo, khai thác, nuôi trồng thuỷ sản kết
hợp sản xuất nông nghiệp, làm thuê, làm thợ cơ khí thủ công, dịch vụ cảng biển,
buôn bán nhỏ và một số nghề phụ khác... Trong đó, các nghề làm ruộng, làm muối
và khai thác, nuôi trồng thủy sản thường có thu nhập thấp và bấp bênh. Đổi với
nghề khai thác thủy sản có thu nhập thấp hơn, nguồn tích luỹ rất ít; trừ chi phí sản
xuất, thu nhập còn lại cho mỗi hộ chi khoảng 600.000 - 900.000 đồng/tháng. Nghề
đánh bắt thủy sản có phương tiện khai thác thô sơ. chù vếu là thuyền thủ công
(ghe, sòng), chiếm khoảng 75 - 80%. Các hộ làm nghề xung điện, giã cào và xúc
băng ehe máy có thu nhập khá hom. Tuy nhiên, đến nay, do chính quyền và ngành
thủy sản địa phương đã triển khai khá chặt chẽ cône tác phòng chống xung diện,
xiết máy nên đã hạn chế phần nào tình trạng khai thác m ane tính hủv diệt khu vực
đầm [10].
Dối với nuôi trồng thủy sản, hiện có khoànc hơn 1.315 hộ làm nehề, trong đó
nghề nuôi tôm sú chiếm ưu thế. Diện tích nuôi tôm sú chiếm đến khoảng 1/3 diện
tích mặt đầm. Sàn lượne tôm nuôi nhữne năm 1990 và 2001 khá cao. trung bình
khoảng 910 kg/ha/năm [8], nhưng từ năm 2002 đến nay. do môi trường ô nhiễm,

365


VỈỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUÓC TẾ LÀN THỨ T ư

dịch bệnh tăng cao và thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường, sản lượng tôm nuôi
liên tục bị giảm sút, người dân bị thua lỗ triền miên. Nhiều hộ nuôi tôm trong khu
vực đang nợ tiền vay ngân hàng, khỏ cỏ khả năng trả nợ [10].
3.
Sự suy giảm nguồn lọi tự nhiên và tính dễ tỗn thưong của dân cư nghèo
khu vực đầm Thị Nại trước tác động của BĐKH
3.1. S ự suy giảm R N M và nguồn lợi tự nhiên khu vực đầm Thị N ại
3.1.1. Tinh hình suy giảm R N M và nguồn lợi tự nhiên đầm Thị Nại
Đầm Thị Nại trước đây có diện tích RNM rộng lớn và rất giàu có về các loài
thủy sinh, nhưng do hậu quả của chiến tranh và nhiều nguyên nhân khác nhau đã
làm cho diện tích RNM, đa dạng các loài RNM và nguồn lợi tự nhiên ở đây bị giảm
sút nhanh chóng và nghiêm trọng. Những năm 40, 50 của thế kỷ trước, toàn bộ diện
tích đầm Thị Nại và vùng cồn Chim nói chung có RNM phát triển rất mạnh mẽ và
sầm uất đến cà lOOOha, với nhiều cây ngập mặn phong phủ và đặc trưng, thân cây
cao lớn, mật độ cây dày đặc, tạo nên căn cứ địa thuận lợi cho hoạt động cách mạng
của nhân dân ta trong hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỷ. Đến năm 1975, mặc
dầu do chiến tranh tàn phá, nhưng RNM trong đầm vẫn còn bao phủ dày đặc
khoảng hơn 350ha. Đến năm 1985, RNM giảm xuống còn hơn 200ha và đến nay
chỉ còn khoảng hom 50ha RNM tự nhiên tái sinh [7]. Các khu RNM cổ diện tích
rộng lớn gần như không còn nữa; Thay vào đó là những ao, đìa nuôi thủy sàn. Hiện
tại, chỉ còn lại những rặng cây ngập mặn nhỏ hẹp, thành phần loài cây tương đối
đồng nhất, chủ yếu là cây đước, cây bần, mật độ cây mọc rất thưa thớt, dọc theo bờ
bao của các ao nuôi thuỷ sản hoặc theo bờ đìa nuôi tôm hoặc trên các gò đất cao ở
vùng cồn Chim hoặc theo bờ tây của xã Phước Sơn là chính.
Diện tích RNM rộng lớn bị biến mất đã kéo theo sự giảm sút các khu hệ động

thực vật, ĐDSH và nguồn lợi thủy sản. Sản lượng một số loài thủy sản đặc trưne ở
khu vực đầm như cá cơm Ấn Độ, cá nhồng vằn, cá cháo,... bị giảm sút mạnh; các
loài thân mềm hai mảnh giảm 67%; tôm giảm 65%; cá giảm 47%; cua giảm 55%,
ghẹ giảm 35%, loài cò thìa gần như mất hẳn, loài rái cá thinh thoảng mới xuất hiện,
loài choai choai, choắt, một số loài thuộc họ vịt, họ cốc và chim yến hàng, chim yến
núi cũng xuất hiện rất ít và thưa thớt dần,...[7],
3.1.2. Nguyên nhân suy giảm R N M và nguồn lợi thủy sản đầm Thị Nại
* Nguyên nhân K T - X H
Nguyên nhân đầu tiên của sự mất RNM kéo theo sự giảm sút nguồn lợi thủy
sản của khu vực đầm là do chiến tranh, còn lại chủ yểu là do tình hình xã hội sau
366


TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÀN c ư .

ngàv giải phóng, số người dân tản cư vào nội thành TP. Quy Nhơn quay trở về khu
vực ven đầm, là nơi cư trú cũ để phát triển sinh kế gắn liền với các nguồn lợi thủy
sản nơi đây. Nhiều diện tích RNM bị chặt phá để lấy đất làm nhà cửa, lấy gồ làm
chất đốt, làm chòi canh, xây dựne ao, hồ, đìa nuôi thủy sản tôm cá, phát triển nông
nghiệp, xây dựng đường sá.... Đặc biệt phone trào nuôi trồng thủy sản tại địa
phương phát triển mạnh khiến cho gần như toàn bộ diện tích RNM bị phá hủy một
cách nhanh chóng và nguồn nước đầm bị ô nhiễm. Trong thời kỳ mùa khô, ô nhiễm
môi trường đầm Thị Nại còn do nhiều nguồn thài từ các hoạt động phát triển và đô
thị hóa của các phường Nhơn Binh, Đống Đa, Thị Nại. Hải Cảng,... cùng với sức ép
của khu kinh tế Nhơn Hội có diện tích rộng 12.000ha, trong đó, có khu công nghiệp
Nhơn Hội rộne 1.395ha được hình thành từ năm 2006 và đang bắt đầu đi vào hoạt
động. Mặt khác, do ỷ thức của người dàn và tập quán sinh hoạt lạc hậu, mất vệ sinh,
đổ rác, phóng uế bừa bãi..., làm tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực đầm càng
trầm trọng.
Mất RNM, cộng thêm với sự khai thác nguồn lợi thủv sàn quá mức, hình thức

khai thác mang tính hủy diệt như rà điện, xiết máy, giã cào, dùng thuốc nổ... đã làm
cho nguồn lợi sinh vật khu vực bị suy giảm nghiêm trọng, các loài tôm, cua, cá,
nhiều loài chim nước bản địa hoặc di cư tới theo mùa cũng bị giảm hẳn.
* Nguyên nhân tự nhiên và BĐKH
BĐKH đã gây ra nhiều hiện tượne thời tiết bất thường: nhiệt độ tăng cao, mưa
ẩm tăng giảm thất thường, gió bão, triều cưởng, ngập lụt, lũ quét, lũ ống, mực
NBD,... không theo quy luật nên rất khỏ dự báo trước. Hiện tượng xâm thực của
thủy triều có xu hướna, ngày càng gia tăng, nhiệt độ ấm lên trên phạm vi toàn cầu và
những biến đổi thất thường của thời tiết, khí hậu đã làm ảnh hưởng đến tốc độ phát
triển RNM và ĐDSH - RNM cùng với các nguồn lợi thủy sàn của RNM. Nhiệt độ
tăng lên, sự tiêu thụ quá mức của các loài thực vật thủy sinh hoặc quá trình phân
hợp chất hữu cơ làm hàm lượng oxy trong nước giảm mạnh, ảnh hường đến sự sinh
trường và phát triển của các loài tự nhiên và sinh vật nuôi như tôm, cua, cá có thể bị
c h ết h o ặc c h ậ m lớn, sản lượng g iảm sút. N h iệt đ ộ tă n g cao c ò n là đ iề u kiện th u ậ n
lợi cho s ự phát triển của các loài vi sinh v ậ t gây hại v à p h á t s in h d ịch b ệ n h , nh ất là

dịch bệnh do nhóm vi khuẩn, vi rút Vibrio gây ra [8]. Bệnh lan truyền nhanh và
rộng, k h ó giải q u y ế t kịp thời. Do m ôi tr ư ờ n g khu vự c đ ầ m bị ô n h iễ m k ết h ợ p với
sự thay đổi k h ắ c nghiệt củ a thời tiết, số n g ày n ấ n g cao k éo dài, đ ộ b ố c hơi n ư ớ c lớn,

hạn hán thườnẹ xuyên xảy ra, nhiều ao đìa nuôi tôm cá đã bị bỏ hoane vì khônẹ đù
n g u ồ n n ư ớ c c u n g cấp tro n e quá trình nuôi.

367


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ T ư

Các nhà khoa học và chuyên gia môi trường đều có chung nhận định, xu
hướng thay đổi của thời tiết khí hậu, thủy văn, đặc biệt là thay đổi nhiệt độ, lượng

mưa ẩm, độ mặn, độ đục phù sa, tạp chất lơ lửng trong nước đầm thời kỳ mưa lụt
hoặc sự thay đổi môi trường do ô nhiễm và BĐKH chấc chắn sẽ mang lại hậu quả
tiêu cực, làm nhiễu loạn rất lớn đến điều kiện sinh thái của RNM, đến hoạt động
kiếm ăn, lưu trú cũng như ảnh hưởng đến một số tập tính sinh học cùa các loài thực
động vật, đặc biệt là các loài chim trong khu vực đầm [5].
3.2.
Thị N ại

Các x u thể B Đ K H và tính dễ bị tổn thư ơ ng của dân c ư k h u vực đầm

3.2.1. Các xu thể BĐ KH và kịch bản BĐKH ở TP. Quy Nhơn
* Xu thế biến đối nhiệt độ
Nằm trong tình hình chung của khí hậu duyên hải Nam Trung Bộ và tỉnh Bình
Định, từ năm 1957 đến nay, nhiệt độ trung bình năm của TP. Quy Nhơn và khu vực
đầm Thị Nại có xu hướng tăng dần: Từ 1957 - 1984 tăng trung bình 0 ,l°c/th ập kỷ;
từ 1985 - 2004 có xu hướng tăng mạnh, tăng trung bình 0,2°c/thập ki [1, 3].
Nhiệt độ cao nhất trung bình năm có xu hướng tăng ở tất cả các thập ki; trung
bình tăng 0,15°c/thập kỷ. Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm có xu hướng tăne, lên

0,4°c từ 1965 - 1974, từ 1975 - 1984 giảm 0,3°c, nhưng từ 1985 - 2004 tang 0,7
°c/hai thập kỉ, trong đó thời kì mùa hạ tăng từ 0,5°c đến 0,7°c, thời kì mùa đông
tăng 0,7°c đến l,2 °c. Như vậy, nhiệt độ của TP. Quy Nhơn cỏ xu thể đang nóng
dần lên cùng với xu thế nóng lên trên phạm vi toàn cầu và khu vực, rõ nhất là trong
thời kỳ mùa đông [1,3].
$ Xu thế biến đổi lượng mưa
Từ đầu thế kỷ XX đến nay, lượng mưa năm ở Quy Nhơn có sự thay đổi tăng,
giảm bất thường: tăng dần từ 1906 - 1964; giảm dần từ 1965 - 1984; từ 1985 - 2004
lại có xu hướng tăng dần. Như vậy, cùne với sự nóng lên về nhiệt độ, lượng mưa ờ
Quy Nhơn có sự thay đổi thất thườne.
* Kịch bản DĐKH ở TP. Quy Nhơn

Trên cơ sờ nghiên cứu sự thay đổi của yếu tố nhiệt độ và lượna mưa ở TP.
Quy Nhơn, các nhà khoa học đã dự báo, đến giữa thế kỷ XXI, nhiệt độ trunc bình
nãm và nhiệt độ trung bình các tháng đều tăng, có thể tăng đến l,5°c/tháng. Từ
tháng 4 - 8, nhiệt độ trung bình tháng cao hơn 30°c. Thánc 4 được dự báo là tháng
có mức tăng nhiệt độ cao nhất.

368


TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG CỦA CỘNG ĐỒNG DẰN c ư .

H ình 2: Nhiệt độ tru n g bình tại Quy Nhơn theo kịch bản B2 Ị1Ị

Lượng mưa trung bình tăng mạnh vào mùa mưa (tháng 9 - 12) và giảm vào
m ùa khô (tháng 3 - 5). Đến năm 2050, lượng mưa mùa khô giảm khoảng
14,5mm/tháng và lượng mưa mùa mưa tăng khoảng 82,2mm/tháng, mực NBD có
thể lên đến 30cm làm diện tích bị ngập lụt của TP. Quy Nhơn có thể tăng lên
khoảng l,47km 2. Cũng theo kịch bản BĐKH, “hiện tượng thời tiết khắc nghiệt ngày
càng diền biến phức tạp và có xu hướng ngày một xấu hơn” [ 1,9].
Hình 3: L ưựng mưa trung bình tại Quy Nhơn theo kịch bản B2 [1]
Ltrựng mira trung Mnh tại thành phố Quy Nhtm theo k ịc h bản B2
■ L ư ợ n g m ư a T 8 t h ổ i k ỳ © 8 0 -© 9 9

1

II

UI

IV


*

V

nếm

2020



VI

vtỉ

nâm

m

nâm

2030

VIII

IX

2040

X


*

XI

nâm

2050

XII

Tháng

369


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TÉ LẰN THỨ T ư

3.2.2. Tỉnh d ễ tổn thương của cộng đồng dân cư khu vực đầm Thị Nại
Tại các Hội thảo Đối thoại, học hỏi, chia sẻ về ứng phó với BĐKH của TP.
Quy Nhem [1, 3, 9], đã xác định các vấn đề chính do BĐKH gây ra cho TP. là bão,
triều cường, ngập lụt, xói lở bờ biển - bờ đầm, xâm nhập mặn, hạn hán và di chuyển
cát. Các hiểm họa này có khả năng gây tổn thương làm suy giảm TNTN, lớn nhất là
tài nguyên ĐDSH - RNM, nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản, cơ
sở hạ tầng KT - XH, đời sống và sinh kế của các cộng đồng dân cư toàn thành phố
nói chung và khu vực đầm Thị Nại nói riêng.
H ình 4: V ùng chịu tổn thư ơ ng do bão, xói lở, xâm n h ậ p mặn,
ngập lụt và hạn hán [1]

Khảo sát, điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp cộng đồng dân cư

thôn Vinh Quang, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, là nơi có sổ dân tập trung đông
đúc nhất khu vực đầm Thị Nại, đồng thời cũng là cộng đồng dân cư nghèo, có sinh
kế phổ biến của dân cư gắn liền với việc khai thác, phát triển nguồn lợi thủy sản
vùng đầm để có thêm thông tin và cơ sở đánh giá tính đề bị tổn thương của cộng
đồng dân cư [10], cho thấy:
Quy mô trung bình của các hộ gia đình được điều tra là 5,8 người/hộ.
Trong đó, hộ nghèo là 21,8%, hộ cận nghèo 62,2%. Bình quân mỗi hộ gia đình có
khoảng 2,5 - 2,7 lao động; trong đó lao động nam 52%, lao động nữ 48% (Bảng 3).
Nghề nghiệp chính của cư dân ở đây là khai thác và nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là
nuôi tôm thâm canh, quảng canh và nuôi cua, cá (83,5%), thu nhập truna bình từ
700.000 đồng - 900.000/lao động/tháng, một số ít lao độne làm ruộng và trồng rau
củ, chăn nuôi heo (10,2%), thu nhập trung bình từ 600.000 - 800.000dồne/lao
động/tháng, số ít còn lại (6,3%) làm nghề buôn bán nhỏ, làm thuê, thợ nề. thợ mộc
theo mùa, đánh bắt giã cào, xung điện, xiết m áy... trên vùng đầm để sinh sống, thu
nhập không ổn định. 56% các hộ gia đình cho biết có thêm nchề phụ như chạy xe
ôm, buôn bán lặt vặt, làm thuê...

370


TÍNH DỀ BỊ TỔN THƯƠNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN c ư .

Chủ hộ tuyệt đại là nam giới (98%). Trình độ văn hóa của chủ hộ chủ yếu là
cấp I và cấp II (74,5%). v ẫ n còn một số chủ hộ mù chừ. Hộ nghèo có tỷ lệ chủ hộ
mù chữ cao. Có 98% hộ gia đình cho biết có con đi học, nhưng số học cấp III rất ít
(2%), gần như không có người học đại hoc, chỉ có 2 hộ gia đình có con đang học
cao đảng và trung cấp. Một số hộ cho biết việc học cấp III của con cái họ đa phải bị
(lừng lại để mưu sinh cùng với gia đình.
B ảng 3: T ìn h hình nhân khẩu, lao động, nghề nghiệp ở thôn V inh Q uang,
xã Phước Son

Quy mô
hộ

Loại hộ

Nghèo
5,8
ngưòi/hộ

(% )

Giới tính

Cận
nghèo


Lao động

Nghề nghiệp

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nông


(%)

(%)

(%)

(%)

(% )

Thủy
sản

(%)
21,8

62,2

Khác
(%)

(%)
51,7

48,3

52,0

48,0


10,2

83,5

6,3

- ở Vinh Quang, hộ nghèo có tỳ lệ nhà tạm và nhà bán kiên cố cao hơn hộ cận
nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo sống trong nhà tạm là 24,54% và nhà bán kiên cố là 75,46%.
Trong khi đó, tỷ lệ này đối với hộ cận nghèo là 9,7% và 91,3%.
Bảng 4: Trình trạng nhà ở của các hộ điều tra (%)
Tình trạng nhà cửa

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Tạm (%)

24,54

9,70

Bán kiên cố (% )

75,46

91,30

Kiên cố (%)


0.00

4,00

Chung (%)

100,00

100.00

Tình trạng vệ sinh ở đây rất lạc hậu. Tỷ lệ các hộ điều tra không có nhà vệ
sinh hoặc có nhà vệ sinh tạm bợ chiếm tuyệt đại đa số: hộ nghèo là 98%, hộ cận
nchèo gần 80%. Cả xóm không có nơi đồ rác. Dánu lưu ý là các hộ không có nhà vệ
sinh cho biết họ không đi nhờ nhà vệ sinh của hộ khác, có nahĩa là họ đã “giải quyết
vấn đề” bang cách thải trực tiếp vào môi trườne sốne hoặc vào vùng khu vực xung
quanh đầm.

371


VIỆT NAM HỌC - KỶ YỂU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ T ư

Bảng 5: Tình trạng nhà vệ sinh các hộ điều tra
Hộ nghèo (% )

Hộ cận Dghèo (%)

Không có nhà vệ sinh


72,00

58,00

Hố xí tự hoại

2,00

21,52

Nhà vệ sinh tạm bợ

26,00

20,48

Tình trạng nhà vệ sinh

- Đối với việc sử dụng đất đai, hộ cận nghèo ờ Vinh Quang có tổng diện tích
đất sử dụng chung cao hơn hộ nghèo khoảng 1,75 lần và tổng diện tích đất sử dụng
cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản so với hộ nghèo cũng cao hơn gần
2 lần. Đáng lưu ý là chỉ có 42% hộ nghèo có chứng nhận sở hữu diện tích đất sử
dụng chung, 30% sổ hộ không có chứng nhận và 38% hộ còn lại cho biết đất đai họ
đang sử dụng có chứng nhận nhưng chưa hợp pháp. Đối với hộ cận nghèo, các tỷ lệ
tương ứng là 53%, 37% và 20%. Riêng tình hình sử dụng đất nông nghiệp, số hộ
nghèo và cận nghèo có chứng nhận sở hữu cũng khá thấp, tỷ lệ chung là 62%. số
còn lại là đất tự lấn chiếm hoặc đất chưa được sở hữu chính thức. Do vậy, nếu bị tác
động bởi thiên tai hoặc BĐKH thì khả năng phải gánh chịu hậu quả và tổn thất rất
nặng nề cho đời sống, sản xuất của hầu hết cộng đồng dân cư ở đây, kể cả các hộ
cận nghèo.

- Nhận thức về BĐKH, chỉ có 43,5% hộ gia đình được điều tra cho biết họ đã
nghe nói về BĐKH, chủ yếu từ các phương tiện loa phóng thanh, radio, tivi,... Còn
lại, 56,5% hộ chưa từng nghe nói đến BĐKH. Trong số 43,5% hộ gia đình đã nghe
nói về BĐKH, chi có 18% cho rằng biểu hiện của BĐKH là sự nóng lên về nhiệt
độ không khí, khí hậu, thời tiết thav đổi thất thường, số còn lại chưa có nhận thức
đúng về BĐKH, thậm chí họ còn cho rằng BĐKH là sự xuất hiện sao chổi, động
đất, núi lửa...
- Tuy vậy, 100% hộ được điều tra đều cho rằng nơi họ đane sinh sống nằm
trong vùng dễ bị ảnh hưởng bởi các loại thiên tai và BĐK.H: bão, lũ lụt, triều
cường, xâm nhập mặn. khô hạn. thiếu nước naọt, sạt lở bờ đầm,... ở mức độ nauv
hiểm và rất neuy hiểm. Trong đó, có hơn 85% cho ràng ảnh hưởng của các loại
thiên tai này ờ cường độ mạnh.
- 100% hộ gia đình được điều tra cho rànc tôm, cua, cá và các loài thủy sản
nói chung là các loại tài neuyên tự nhiên bị ảnh hưởng nhiều nhất bời thiên tai va
BĐKH; Trong dó, có 39,7% cho rằng RNM là loại tài nguyên bị ảnh hưởng nặng
nề nhất.
372


TỈNH DỀ BỊ TỔN THƯƠNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN c ư .

- 100% hộ điều tra cho biết bão, lũ lụt, triều cường, xâm nhập mặn, khô hạn, thiếu
nước ngọt, sạt lờ bờ... đã ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình của họ. Trong đó, 75,2% hộ
gia đình bị thiệt hại lớn nhất là về nguồn lợi thủy sản và 25,5% hộ do mất RNM.
- Xét về neuồn vốn và các nauồn hỗ trợ, tiếp cận các nauồn vốn trong điều
kiện bình thường có vai trò quan trọng trone; việc phát triển sản xuất; Tiếp cận các
nguồn vốn trong điều kiện bị thiệt hại do thiên tai, BĐKH càng có vai trò quan
trọng hơn đối với việc khôi phục và duy trì các hoạt động sản xuất cũng như đảm
bảo cuộc sống bình thường cho người dân. Có 47,14% hộ nshèo cho biết họ được
tiếp cận các nguồn vốn vay và được hỗ trợ không thường xuvên các loại lương thực,

mì tôm; 46,15% hộ cận nghèo cho biết họ được vay vốn không thường xuyên để sản
xuất, không phải để phòng chống, khắc phục hậu quà của thiên tai. Gần 80% hộ cho
biết các nguồn vốn họ được vay từ Quỹ tín dụng Nhân dân, Ngân hàng Nông
nghiệp, Ngân hàng Chính sách xã hội; 20% vay từ bà con làng xóm tại địa phương.
Số còn lại của hộ nghèo và cận nghèo không được vay vốn hoặc hỗ trợ gì từ địa
phương để phòng chống, khắc phục hậu quả của thiên tai và BĐKH.
Bảng 6: Tình hình tiếp cận các nguồn vốn của hộ gia đình điều tra
Loại hộ
Chung

Được vay vốn & hỗ trợ lương thực
Nghèo

Cận nghèo

Có (%)

47,14

46,15

46,88

Không(%)

52,86

53,85

53,13


Chung (%)

100,00

100,00

100,00

v ề thực tế tham gia công tác cộng đồng, phòng chống thiên tai, chỉ có 10%
hộ cho biết gia đình của họ đã tham gia, nhưng không thường xuyên vào các hoạt
động phòng chống thiên tai và giảm nhẹ tác độns của BĐKH tại địa phương; 90%
trong đó cho biết các hoạt động cụ thể là trồns RNM, be đất vùng bờ đầm để chốna
sạt lở, chống xâm thực đất, tập huấn phòng chổng lũ lụt. Có 45,5% hộ cho biết họ
được tham gia trực tiếp dự án trồng RNM tại địa phương, 15% tham gia dự án nuôi
thủy sản thích nehi ở đầm Thị Nại. Trong các hộ này, có một tỷ lệ khá lớn (67%) có
ý kiến đề xuất với chính quyền và các cơ quan ban neành chức năng trồng phục hồi
RNM, be đáp bờ đầm chống xâm thực và sạt lở, cấp giấy chứng nhận sở hữu đất
dai, cho vay vốn phát triển sản xuất eiống cua xanh, dầu tư xây đựne và thực hiện
các giải pháp nuôi trồng thủy sản bền vững tại khu vực đầm.

373


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẰN THỨ T ư

4. Kết luận
Đầm Thị Nại thuộc khu vực TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đang đứng trước
thực trạng bị suy giảm nhanh chóng về RNM và các nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng
trực tiếp đến TNTN, môi trường và đời sống dân cư khu vực ven đầm. Trong bổi

cảnh BĐKH đang diễn ra phức tạp hiện nay, các địa phương tiếp giáp với khu vực
đầm sẽ là đối tượng bị tổn thương trực tiếp và nặng nề, nhất là thôn Vinh Quang Cồn Chim, nơi có dân cư tập trung đông đúc, đồng thời cũng là cộng đồng dân cư
nghèo, trình độ dân trí và mức sống thấp, điều kiện vệ sinh môi trường còn lạc hậu
và đang bị ô nhiễm, nhận thức về BĐKH của dân cư còn rất hạn chế, sự lồng ghép
BĐKH trong phát triển dân sinh kinh tế ở đây chưa được địa phương quan tâm đủng
mức, khả năng chống chịu và thích nghi với BĐKH của cộng đồng dân cư ở đây rất
thấp, tính tổn thương của dân cư nghèo tại khu vực rất cao.
Do vậy, để đối phó, giảm thiểu thiệt hại và thích ứng với BĐKH ở khu vực
đầm Thị Nại và TP. Quy Nhơn, cần phải tích cực nghiên cứu, triển khai đồng bộ các
giải pháp quan trọng và chủ yếu như: Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành kinh
tế có tính đến yếu tổ BĐKH để có kế hoạch khai thác hợp lí và bền vững các điều
kiện môi trường và TNTN; Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức và thay đổi cơ
bản nhận thức về giá trị RNM cho dân cư khu vực ven đầm; Quy hoạch bảo vệ,
phục hồi RNM và sử dụng hợp lý đầm Thị Nại. (Theo quy hoạch đến năm 2020,
diện tích trồng mới RNM cho vùng đầm Thị Nại là 170ha; trong đó huyện Tuy
Phước 150ha, TP. Quy Nhơn 20ha, nhưng đến nay chỉ mới đạt được 13ha, trong đó
TP. Quy Nhơn lOha, còn huyện Tuy Phước chi có 3ha); Xây dựng, tổ chức thực
hiện quy chế quản lý đầm; Hồ trợ cộng đồng, xây dựng năng lực ứng phó BĐKH
cho chính quyền địa phương và cộng đồng; Quan trắc, đánh giá và lập bản đồ phân
vùng xâm nhập mặn, ngập lụt, sạt lở bờ đầm,... theo các kịch bản khác nhau cùa
BĐKH và mực NBD để có căn cứ khoa học nhằm cải thiện, bảo vệ đất, chuyển đổi
mô hình sàn xuất, cải thiện, xây dựng hệ thống đê bao, đẩy mạnh công tác thủy lợi,
khai thác triệt để khả năng trừ nước nhằm khẳc phục tình trạng khô hạn, thiếu nước
trong thời kỳ mùa khô; Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; Đẩy
mạnh công tác khuyến nông, đào tạo và tăng cường năng lực trong tiếp cận công
nghệ, xây dựng các mô hình sản xuất nuôi trồng sạch và nhân điển hình; Xây dựng
chiến lược giảm thiểu và thích ứna BĐKH, trong đó thích ứng là ưu tiên. Trước
mắt, cần phải coi trọng các biện pháp có thể giảm thiểu ảnh hưởne của BĐK.H như
thay đổi kỹ thuật canh tác, nuôi trồng thuỷ hải sản sạch; sử dụne tiết kiệm các
neuồn tài nguyên sinh vật, tài ncuyên nước mặt và nước ngầm; sử dụng và phát

triển nguồn nhiên liệu sạch, hạn chế tối đa việc đốt phá RNM; xử lí rác thải và vệ
sinh môi trường khu vực đầm, nơi ờ cùa dân cư ven đầm ;... Trong đó, giải pháp
quan trọng và có ý nghĩa hơn hết là phải triển khai ngay một chiến dịch giáo dục,

374

/

«■


TlNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN c ư .

tuyên truyền nâng cao nhận thức về I3ĐKH, huy độne tất cả mọi cộne đồne dàn cư
khu vực xung quanh đầm thực hiện một cách tích cực, trách nhiệm và hiệu quả cho
mục tiêu đối phó, giảm thiểu và thích ứng với BĐKH.

Tài liệu tham khảo
1.

ACCCRN - VIETNAM (2010), “Dự thảo Chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu
của TP. Quy Nhơn”. Kỳ yếu Hội thào Đổi thoại, học hỏi và chia sẻ về ứng phó với biến
đổi khí hậu lần II. Challenge to Change - UBND Tỉnh Bình Định - ISET, Quy Nhem,
25/5/2010.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Hướng tới chương trình hành động cùa
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm giàm thiểu và thích ứng với biến đổi
khí hậu, Tài liệu Hội thào khoa học, Hà Nội, 01/2008.
3. Trần Sĩ Dũng (2009), “Diễn biến biến đổi khí hậu ở TP. Quy Nhem trong thời gian qua”.
Kỳ yếu Hội thảo Đối thoại, học hỏi và chia sẻ về ứng phó với biến đoi khí hậu lần II.

Challenge to Change - UBND tinh Bình Định - ISET, Quy Nhơn, 27/02/2009.
4. Đài Khí tượng - Thủy văn Nam Trung Bộ (2007), Đặc điểm khí hậu thủy văn tình
Bình Định.
5. John Pilgrim, Bird Life International (2008), “Đánh giá những tác động chính cùa biến
đổi khí hậu đối với đa dạng sinh học Việt Nam”. Kỳ yểu Hội thảo Tác động của hiến đổi
khí hậu và kế hoạch hành động cho địa phưcmg: Trường hợp miền Trung Việt Nam,
Nxb K.H&KT, 2008.
6. Nguyễn Thị Liên (2009), “Hiện trạng nuôi trồng thủy sản và những hoạt động triển khai
nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại đầm Thị Nại miền Trung Việt Nam”.
Kỷ yếu Hội thảo Môi trường nông nghiệp - nông thôn và đa dạng sinh học ở miền
Trung Việt Nam, IUCN Vietnam - IREB, Nxb Đại học Huế, 2009.
7. Trần Thị Thu Hà (2005), Điều tra khảo sát và nghiên cứu phục hồi hệ sinh thái, sử dụng
hợp lý và bào tồn nguồn lợi vùng cồn Chim - Đầm Thị Nại, Bình Định, Sở Thủy sàn
Bình Định, 2005.
8. Trần Thị Hồng Sa - Lê Văn Thăníĩ (2010), “Tìm hiểu tác động cùa nuôi trồng thủy sản
đến môi trường nước ờ đầm Thị Nại, tinh Bình Định”. Kỷ yểu Hội thào Môi trường đới
ven bờ các tỉnh duyên hài miễn Trung Việt Nam, N xb Đại học Huế, 2010.
9. Lương Thị Vân (2009), “Tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển bền vững và định
hướng thích nghi ờ thành phố Quy Nhơn”, Kỷ yếu Hội thào Đối thoại, học hỏi và chia
sẻ về ứng phó với biến đổi khí hậu lần II. Challenge to Change - UBND tinh Bình Định
ISET, Quy Nhơn.
10. Lương Thị Vân (2011), Nghiên cíni bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn TP. Quy

Nhơn trước tác động cùa biến đôi khí hậu, Đe tài cấp Trường 2011 (Mã số
T2011.325.35).

375




×