BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN THỊ THỦY
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BÁO CHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
Công trình được hoàn thành tại :
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN TRỌNG ĐỨC
Phản biện 1: TS. NGUYỄN THỊ HÀ
Phản biện 2: TS. LÊ VĂN IN
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học
viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp 207, Nhà A Hội trường bảo vệ luận văn thạc
sĩ Học viện Hành chính Quốc gia.
Số 10 Đường 3/2- Quận 10- thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian: vào hồi 09 giờ 30 đến 11 giờ, ngày 18/7/2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính
Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành
chính Quốc gia
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Trong những năm qua, báo chí nước ta đã làm tốt chức năng
vừa là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, vừa là diễn đàn của
nhân dân. Nghị quyết Trung ương và cùng nhiều văn bản của Đảng
và Nhà nước đã khẳng định được tầm quan trọng của công tác tư
tưởng-văn hóa nói chung, công tác báo chí nói riêng; trong đó, đặc biệt
nhấn mạnh đến việc nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo của Đảng và
quản lý nhà nước về báo chí. Cùng với sự phát triển chung của cả
nước, hoạt động báo chí của tỉnh Kiên Giang đã có những đóng góp
quan trọng trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên, các tầng
lớp nhân dân.
Tuy nhiên, hoạt động báo chí ở tỉnh còn những hạn chế nhất
định, công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật; quy hoạch
phát triển và quản lý báo chí của tỉnh còn nhiều bất cập, lúng túng,
chậm so với yêu cầu. Nội dung thông tin, tuyên truyền từng lúc chưa
kịp thời; chưa mang tính định hướng lớn; sự phối hợp giữa các cơ
quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí từng lúc chưa chặt chẽ;
việc giải quyết các vi phạm trong lĩnh vực báo chí còn yếu, còn nể nang
trong việc xử lý nên các sai phạm; trình độ, năng lực của cán bộ quản lý
báo chí và phóng viên, biên tập viên có mặt còn hạn chế chưa theo kịp
nhu cầu thực tế và chưa mở rộng thêm được nhiều đối tượng bạn đọc
mới; cơ chế, chính sách chưa phù hợp.
Như vậy, báo chí đóng vai trò rất quan trọng trên mọi lĩnh
vực phát triển của đất nước. Đặc biệt, báo chí cung cấp và phản ánh
thông tin nhanh nhạy, đa chiều, từ đó giúp cho các cơ quan, tổ chức
1
và người dân tiếp cận khá đầy đủ thông tin hơn. Bên cạnh đó, báo chí
còn tồn tại những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, nếu Nhà nước không
những biện pháp hiệu quả sẽ xãy ra những tổn thất khôn lường cho
các cơ quan, doanh nghiệp và người dân. Do đó việc hoàn thiện công
tác quản lý nhà nước về báo chí là rất cần thiết. Chính vì vậy, tác giả
chọn đề tài: “Quản lý nhà nƣớc về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành Quản
lý công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn về quản lý nhà nước
về báo chí để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về báo
chí trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, góp phần đề
xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về báo chí
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn về quản lý nhà nước
về báo chí để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về báo
chí trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, góp phần đề
xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về báo chí
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận để làm rõ quan niệm về báo chí;
quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về báo chí. Phân tích, đánh giá
thực trạng hoạt động báo chí và công tác quản lý nhà nước về báo chí
2
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, nêu rõ những ưu điểm, hạn chế và
nguyên nhân. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý nhà nước
về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Hệ thống các cơ
quan báo chí địa phương và Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang. Về thời gian: Từ năm 2013 đến nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của
luận văn
5.1. Phương pháp luận: Đề tài luận văn thực hiện trên cơ
sở phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng và logic.
5.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu
tài liệu, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê và phương
pháp so sánh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận
cũng như phân tích và đánh giá về thực trạng công tác quản lý nhà
nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn là
nguồn tài liệu tham khảo cho đội ngũ làm công tác quản lý báo chí;
đồng thời cung cấp những kiến thức căn bản trong bồi dưỡng, cập nhật
kiến thức cho những người làm báo ở địa phương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, kết cấu luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý
luận quản lý nhà nước về báo chí. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà
3
nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Chương 3: Giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BÁO CHÍ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về báo chí: Báo chí là sản phẩm thông
tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ
viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành,
truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói,
báo hình, báo điện tử.
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về báo chí: Quản lý
nhà nước đối với hoạt động báo chí, là tổng thể những hoạt động của
bộ máy nhà nước trên cơ sở những quy định của pháp luật đảm bảo
cho báo chí thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.
1.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc về báo chí
Ngay từ khi khởi xướng sự nghiệp đổi mới, cùng với việc
hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho đất nước, Đảng ta
đã nêu rõ quan điểm phát triển sự nghiệp báo chí là tiếng nói của
Đảng, Nhà nước, của tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân,
thực hiện tốt vai trò phản ánh, định hướng, hướng dẫn dư luận, làm
lành mạnh xã hội. Vì vậy, công tác quản lý nhà nước đối với báo chí
là vô cùng cần thiết.
1.3. Các nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về báo chí
Nguyên tắc cơ bản đó là: Nguyên tắc Đảng lãnh đạo; nguyên
tắc tôn trọng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của nhân dân; nguyên
tắc đảm bảo quyền thụ hưởng thành quả hoạt động báo chí một cách
bình đẳng của tất cả công dân; nguyên tắc kiên quyết đấu tranh chống
4
lợi dụng việc tôn trọng tự do báo chí, tự do ngôn luận làm trái pháp
luật.
1.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc về báo chí
Điều 6, Luật Báo chí năm 2016, gồm 10 nội dung: Xây dựng,
chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển báo chí. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật về báo chí, xây dựng chế độ, chính sách về báo chí. Tổ
chức thông tin cho báo chí; quản lý thông tin của báo chí. Đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề
nghiệp cho đội ngũ người làm báo của các cơ quan báo chí và cán bộ
quản lý báo chí. Tổ chức quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong
lĩnh vực báo chí. Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động báo
chí và thẻ nhà báo. Quản lý hợp tác quốc tế về báo chí, quản lý hoạt
động của các cơ quan báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và
hoạt động của báo chí nước ngoài tại Việt Nam. Kiểm tra báo chí lưu
chiểu; quản lý hệ thống lưu chiểu báo chí quốc gia. Chỉ đạo, thực hiện
chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác khen thưởng trong
hoạt động báo.Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về báo
chí.
1.5. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc về báo chí
Ở nước ta, việc xác định cơ quan quản lý nhà nước đối với
báo chí đã 5 lần ban hành, sửa đổi Hiến pháp 1946, 1959,1980,1992
và 2013 . Mỗi khi Hiến pháp mới ra đời, cơ cấu tổ chức, vị trí, chức
năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan nhà nước sẽ có những thay đổi cơ
bản. Qua mỗi thời kỳ, cơ quan quản lý nhà nước đối với báo chí cũng
có sự thay đổi cả về tên gọi lẫn thẩm quyền quản lý. Theo Luật Báo
chí năm 2016 quy định: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về
báo chí; Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính
5
phủ việc thực hiện quản lý nhà nước về báo chí; Các bộ, cơ quan
ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý
nhà nước về báo chí; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về báo chí
tại địa phương.
Tiểu kết Chƣơng 1
Qua đó cho thấy báo chí đã khẳng định được vai trò, vị trí
của quyền lực độc tôn, là công cụ đắc lực của Đảng và nhà nước, có
vai trò trong định hướng dư luận, là công cụ tuyên truyền, cổ động,
giải thích, chỉ dẫn và là kênh thông tin quan trọng giúp công chúng
báo chí tiếp cận những tri thức mới, những chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước ta.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BÁO CHÍ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
2.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên
Giang
Kiên Giang là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long,
nằm ở phía Tây Nam Tổ quốc; đường biên giới trên đất liền giáp
Campuchia dài 56,8km, bờ biển dài trên 200km, vùng biển rộng hơn
63.000km2 giáp với Campuchia và một số nước trong khu vực Vịnh
Thái Lan; dân số trên 1,75 triệu người. Về địa giới hành chính, hiện
nay Kiên Giang được chia 15 đơn vị hành chính; diện tích 6.348km2;
tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân (tính từ 2013-2015 đạt
10,53%/năm, riêng năm 2016 chỉ đạt 6,57% NQ 7,2 . Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực; nông-lâm-thủy sản giữ vai trò
6
quyết định đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Thu ngân sách
tăng bình quân 12,48%/năm. Thu nhập bình quân đầu người 1.706
USD. Với những đặc điểm, tình hình trên đã ảnh hưởng, tác động rất
lớn đến hoạt động báo chí nói chung, công tác quản lý nhà nước về
báo chí nói riêng. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là yêu cầu cần thiết hiện nay.
2.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang
Các cơ quan báo chí của tỉnh gồm: Báo Kiên Giang, Đài Phát
thanh - Truyền hình và Tạp chí Chiêu Anh Các (của Hội Văn họcNghệ thuật tỉnh); 15 Đài truyền thanh, Website của Ủy ban nhân dân
tỉnh và 913 trang thông tin điện tử có tên miền vn; các trang thông tin
điện tử thuộc các cơ quan, doanh nghiệp, địa phương của tỉnh và Cơ
quan Thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Kiên Giang; Văn phòng
Đại diện Tạp chí Thế giới quanh ta, Văn phòng đại diện Báo Tuổi trẻ và
10 phóng viên thường trú; truyền hình cáp SCTV, truyền hình cáp Phú
Quốc, Kiên Lương; MyTV (Viễn thông Kiên Giang); Next TV (Viettel).
Ngoài ra, còn có gần 20 bản tin; 10 đặc san của các sở, ban,
ngành, đoàn thể trong tỉnh; có 04 cơ sở in hộ cá thể, 01 xí nghiệp in Hồ
Văn Tẩu thuộc Công ty Xổ số Kiến thiết, hoạt động với quy mô lớn và
02 công ty phát hành với 09 nhà sách tương đối lớn; tỉnh chưa có Nhà
Xuất bản, do vậy chưa đáp ứng nhu cầu xuất bản tại địa phương.
Báo Kiên Giang là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân của tỉnh; được thành lập vào ngày 01-01-1947. Từ
khi thành lập đến nay Báo Kiên Giang vẫn luôn phát huy thế mạnh
của tờ báo Đảng bộ địa phương, tờ báo chính luận, chuyển tải thông
tin khá kịp thời các sự kiện quan trọng của tỉnh, của đất nước để phục
vụ nhân dân tỉnh nhà. Nội dung, hình thức tờ báo không ngừng được
7
cải tiến, chất lượng các ấn phẩm của báo ngày càng tăng; xuất bản 05
kỳ/tuần, mỗi kỳ gồm 12 trang, trong đó có nhiều tờ báo tăng lên 16
đến 20 trang phục vụ các sự kiện quan trọng. Số lượng phát hành trên
10.000 tờ/kỳ.
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh là đơn vị sự nghiệp có
thu (tự thu, tự chi , được thành lập 02-9-1977; kinh phí hoạt động
hàng năm theo Nghị định 43 của Chính phủ. Đài luôn bám sát
chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, kịp thời
tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước.
Trên sóng truyền hình: Hàng năm thực hiện và phát sóng
10.332 tin, bài các thể loại; duy trì 41 chuyên đề, chuyên mục, tạp
chí; các chương trình truyền hình trực tiếp; các chương trình văn
nghệ, giải trí, phim truyện… Trên sóng phát thanh: Phát sóng 2 kênh
AM và FM, thời lượng mỗi kênh từ 6 giờ đến 16 giờ/ngày. Hàng năm đã
thực hiện và phát sóng 8.724 tin, bài các thể loại. Duy trì 7 chương trình thời
sự, chuyên mục hàng ngày; 18 tiết mục, 29 chương trình văn nghệ giải trí,
các chương trình hợp tác, kết nối trực tiếp đáp ứng yêu cầu của thính giả qua
điện thoại. Chương trình tiếng Khmer: Đảm bảo thời lượng trên kênh
phát thanh AM 60 phút/ngày; kênh KG 60 phút/ngày, kênh KG1 120
phút/ngày. Hàng năm biên dịch 4.019 tin, bài; sản xuất 378 tin, bài.
Trang thông tin điện tử tổng hợp, mở trang Youtube để chuyển tải
các chương trình phát sóng của Đài, đảm bảo truy cập thông tin liên
tục 24/24 giờ.
Tạp chí Chiêu Anh Các, xuất bản 2 tháng/kỳ, mỗi kỳ 86
trang, bình quân 1.200 quyển/kỳ; riêng báo Xuân hàng năm 3.000
8
quyễn; kịp thời phổ biến đường lối chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của
tỉnh đến đội ngũ văn nghệ sĩ và nhân dân trong tỉnh.
Hội Nhà báo tỉnh, tính đến nay Hội có 217 hội viên hoạt động
trên lĩnh vực báo chí, tuyên truyền được cấp thẻ hội viên, 84 người được
cấp thẻ nhà báo. Hội Nhà báo tỉnh có nhiều hoạt động thiết thực góp
phần vào sự nghiệp phát triển của tỉnh. Phối hợp tốt với các ngành có
liên quan tổ chức cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ
thuật; tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho phóng viên,
biên tập viên…
Cổng Thông tin điện tử Kiên Giang, thực hiện tốt chức
năng là kênh thông tin chính thống cung cấp các thông tin chỉ đạo
điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh; cập nhật kịp thời tin tức, hoạt
động của lãnh đạo tỉnh; bình quân hàng năm có khoảng gần 4.000 với
trên 5 triệu lượt truy cập.
Hoạt động các trang thông tin điện tử, hiện có 913 trang
thông tin điện tử có tên miền.vn hoạt động trên địa bàn tỉnh. Tình
hình hoạt động của các trang thông tin điện tử tương đối ổn định và
đúng quy định.
Hoạt động của các đài truyền thanh, tỉnh có 15 đài truyền
thanh của các huyện, thị, thành phố. Nội dung các chương trình luôn
bám sát chức năng, nhiệm vụ và tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí
theo Luật Báo chí; sự chỉ đạo của huyện ủy và ủy ban nhân dân
huyện. Chất lượng tin bài được nâng lên, cơ bản đáp ứng nhu cầu
phục vụ người dân địa phương.
Các cơ quan Thƣờng trú Thông tấn xã Việt Nam
(TTXVN) tại Kiên Giang, Văn phòng đại diện Tạp chí Thế giới
trong ta, luôn bám sát địa bàn, duy trì thường xuyên và thông tin kịp
9
thời những vấn đề vừa có tính thời sự, vừa mang tính phát hiện, dự
báo theo đúng chỉ đạo, định hướng thông tin của TTXVN. Bình quân,
hàng năm cơ quan thường trú TTXVN thực hiện trên 500 tin, bài
viết; gần 100 tin, phóng sự truyền hình; phát trên kênh Truyền hình
Thông tấn và nhiều chủ đề tin-ảnh. Tạp chí Thế giới quanh ta, xuất
bản 02 số/tháng.
Văn phòng đại diện báo tuổi trẻ, đăng tải khoảng 400 tin,
bài về Kiên Giang. Nội dung tin, bài đa dạng, phản ảnh đầy đủ các
hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, du lịch, phản ánh tình hình đời
sống dân sinh.
Các phóng viên Thƣờng trú, hàng năm thực hiện gần 200
tin, bài về Kiên Giang, tập trung cho các sự kiện lớn. phần lớn hoạt
động đúng tôn chỉ, mục đích đã được cấp phép, theo quy định.
2. 3. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về báo chí trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang
2.3.1. Sự phân cấp trong quản lý nhà nước về báo chí
tại Kiên Giang
Theo phân cấp của Chính phủ, trách nhiệm quản lý nhà nước
về báo chí thuộc về Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Thông tin và
Truyền thông. Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng thực hiện một số nhiệm vụ,
quyền hạn theo sự phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định
của phát luật.
Tại Kiên Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang chịu trách
nhiệm trước Chính phủ về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động báo chí. Sở Thông tin và Truyền thông (thành lập 2008) theo
10
Quyết định số 2590, ngày 03/11/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy
định Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan chuyên môn có chức
năng tham mưu và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà
nước về báo chí. Quy định về chức năng, nhiệm vụ của Sở Thông tin
và Truyền thông trong quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí;
xuất bản; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền
của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật và sự phân cấp
quản lý.
Ở cấp huyện, thị, thành có các phòng Văn hóa và Thông tin
trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, chịu chỉ đạo các hoạt động
văn hóa, thông tin trên địa bàn. Tỉnh Kiên Giang có 145 đơn vị hành
chính cấp xã, phường, thị trấn nên cũng có 145 đơn vị truyền thanh
cùng cấp. Công tác quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông tại
địa phương đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.
2.3.2. Thực hiện triển khai các văn bản quy phạm pháp
luật của Trung ương và ban hành một số văn bản quy phạm pháp
luật của tỉnh Kiên Giang
Ở cấp Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây
dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 51, ngày 26-4-2002
quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi bổ sung một số
điều của Luật Báo chí và các văn bản chỉ đạo của Đảng. Qua 26 năm
kể từ khi Luật Báo chí năm 1989 ra đời; đến nay có hơn 50 văn bản
quy phạm pháp luật và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác có
liên quan, bước đầu phục vụ có hiệu quả công tác quản lý báo chí.
Ở địa phương, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh với vai trò
là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về báo chí; tham mưu cho Ủy ban nhân dân
11
tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng phục vụ cho sự nghiệp
phát triển báo chí của tỉnh.
2.3.3. Công tác quy hoạch và phát triển báo chí
Công tác quy hoạch, phát triển và quản lý báo chí được tỉnh
quan tâm và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả đã ban hành Kế hoạch số
18/KH-UBND, ngày 03-02-2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực
hiện Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí, gắn với nâng
cao chất lượng đối với các loại hình báo chí đến năm 2025 trên địa
bàn tỉnh Kiên giang; trong đó tập trung sắp xếp, cơ cấu lại hệ thống
báo chí gắn với đổi mới mô hình hoạt động, nâng cao tinh thần trách
nhiệm, vai trò lãnh đạo quản lý nhà nước về hoạt động báo chí; phối
hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương liên quan để nâng cao hiệu
quả lãnh đạo, quản lý báo chí. Định hướng quy hoạch đối với các cơ
quan báo chí của tỉnh, gồm 3 cơ quan báo chí chính: Báo Kiên Giang,
Đài Phát thanh-Truyền hình và Tạp chí Chiêu Anh Các; nội dung đến
2025 và quy hoạch từng mốc thời gian thực hiện; giai đoạn 1 từ
2017-2020 và giai đoạn 2 từ 2020-2025.
2.3.4. Cung cấp thông tin cho báo chí; quản lý thông tin
của báo chí
Xác định công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo
chí là một nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành nhằm tăng
cường nguồn thông tin chính thống, kịp thời cho các cơ quan báo chí;
đồng thời tạo điều kiện cho nhà báo, phóng viên tác nghiệp đúng
pháp luật. Việc quản lý thông tin trên báo chí, để cập nhật thông tin
cho báo chí phản ánh hàng ngày nhằm cung cấp kịp thời, chính xác
đến các lãnh đạo tỉnh, chỉ đạo và yêu cầu các ngành, các cơ quan,
đơn vị có vấn đề được báo chí phản ánh sớm xác minh vụ việc và có
các biện pháp khắc phục.
12
2.3.5. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị,
nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo của
các cơ quan báo chí và cán bộ quản lý báo chí
Phối hợp với các cơ quan báo chí, hàng năm tổ chức đào tạo,
bồi dưỡng về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối
chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng cho phóng viên, biên tập viên và cán bộ
quản lý báo chí nhằm giáo dục, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức
cách mạng, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, hội viên.
2.3.6. Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động báo
chí và thẻ nhà báo
Giai đoạn từ 2013-2016, đã xét cấp đổi, cấp mới 84 thẻ
nhà báo; việc cấp, đổi thẻ nhà báo bảo đảm theo đúng quy định pháp
luật. Hiện nay, ngoài 03 cơ quan báo chí của tỉnh được Bộ Thông
tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động thì trên địa bàn tỉnh;
còn có các bản tin, tập san, thông tin… của các sở, ban, ngành, tổ
chức đoàn thể. Các tập san, bản tin, thông tin... đều được Ban
Tuyên giáo Tỉnh ủy thẩm định nội dung và Sở Thông tin và
Truyền thông cấp phép xuất bản (theo từng số).
2.3.7. Việc quản lý hoạt động thông tin báo chí của báo
chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài
trên địa bàn tỉnh
Giai đoạn 2013-2016, có 32 đoàn với 186 lượt phóng viên,
báo chí, truyền hình và nhiếp ảnh gia nước ngoài, được Bộ Ngoại
giao cấp giấy phép hoạt động báo chí tại địa phương. Nội dung quay
phim, phóng sự chủ yếu trãi nghiệm, tìm hiểu nét đẹp văn hóa tại địa
phương; đồng thời là cơ hội để quảng bá phong cảnh thiên nhiên du
13
lịch và các giá trị văn hóa cũng như hình ảnh về sự phát triển, đổi
mới của tỉnh Kiên Giang nói riêng và Việt Nam nói chung.
2.3.8. Kiểm tra báo chí lưu chiểu, quản lý hệ thống lưu
chiểu báo chí
Việc kiểm tra báo chí lưu chiểu được thực hiện theo đúng
quy định của pháp luật về công tác lưu chiểu. Hướng dẫn cho các cá
nhân, đơn vị nộp lưu chiểu theo quy định như: về thời gian, về số
lượng, về việc điền tờ khai… Khi nhận xuất bản phẩm lưu chiểu, cán
bộ chuyên môn đều ký nhận vào 02 tờ khai, lưu giữ 01 bản kèm theo
các xuất bản phẩm lưu chiểu.
2.3.9. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và
khen thưởng về báo chí
Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về báo
chí, Phối hợp với các đơn vị có liên quan, tổ chức kiểm tra định kỳ
đối với các cơ quan; Văn phòng đại diện báo chí đóng trên địa bàn
tỉnh. Tập trung kiểm tra những nội dung thông tin trên báo chí về
chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội; đảm bảo được tính chính
xác, tính chân thực, tính khách quan, tính định hướng của thông tin
trên báo chí, nâng cao nhận thức của nhân dân. Công tác thi đua khen
thưởng về báo chí luôn được quan tâm, nhằm động viên kịp thời đối
với các phóng viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm chủ động, tích cực
trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
2.4. Đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về báo chí trên
địa bàn tỉnh Kiên Giang
2.4.1. Kết quả đạt được
Về hoạt động của các cơ quan báo chí ở tỉnh, Thời gian qua
đã đạt được những kết quả tích cực; thực hiện tốt vai trò là tiếng nói
của Đảng bộ, chính quyền địa phương. Các cơ quan báo chí trung đã
14
thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, hoạt động đúng quy định của pháp
luật. Hầu hết phóng viên được đào tạo, bồi dưỡng có hệ thống, trình
độ chuyên môn nghiệp vụ. Vì thế, chất lượng hoạt động báo chí trên
địa bàn tỉnh ngày càng được nâng lên, đi vào chiều sâu; khẳng định
được vị trí, vai trò quan trọng công tác tuyên truyền phục vụ chính
trị, phục vụ sự nghiệp phát triển tỉnh nhà.
ối với c ng tác quản lý nhà nước về báo chí của tỉnh, đã
thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng; ban hành khá nhiều
các văn bản quy phạm pháp luật. Công tác quản lý và xử lý thông tin
của cơ quan báo chí ngày càng đạt chất lượng, hiệu quả. Công tác
thanh tra, kiểm tra đã được chú trọng, tăng cường. Đội ngũ làm công
tác chỉ đạo, quản lý về hoạt động báo chí ngày càng được nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm; duy trì và cải
tiến các cuộc giao ban báo chí định kỳ hàng tháng. Quan tâm đầu tư
cho các cơ quan báo chí về cơ sở vật chất, trang bị các phương tiện
tác nghiệp khá hiện đại, đổi mới nội dung và chất lượng có bước
nâng cao; tiếp tục điều chình chế độ nhuận bút và chế độ đãi ngộ
khác cho phóng viên, biên tập viên và đội ngũ cộng tác viên...
Nguyên nhân đạt đƣợc kết quả
Đạt được kết quả trên là nhờ có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo kịp thời của Tỉnh ủy, sự quản lý hiệu quả của Ủy ban nhân
dân tỉnh; sự phối hợp khá chặt chẽ của các cơ quan chủ quản
quản lý báo chí; sự nỗ lực, làm tốt của các cơ quan báo chí; sự nỗ
lực phấn đấu của đội ngũ làm công tác báo chí và đội ngũ làm công
tác quản lý báo chí trên địa bàn tỉnh.
2.4.2. Hạn chế
Hoạt động của các cơ quan báo chí ở tỉnh, còn thiếu chủ
động trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể; ít bài viết
15
hay, sâu sắc, mang tính chính luận, chuyên sâu, phê phán, phản bác
các quan điểm sai trái. Hình thức trình bày từng lúc còn rập khuôn,
đơn điệu chưa hấp dẫn người xem; Nội dung tác phẩm báo chí có mặt
còn hạn chế, chưa lôi cuốn bạn đọc. Một số phóng viên nắm thông tin
còn chậm, chưa chú trọng phản ảnh gương người tốt, việc tốt, những
điển hình tiên tiến, các thành tựu kinh tế-xã hội của tỉnh. Đối với báo
chí phát thanh và truyền hình, chất lượng nội dung một số chương trình
chưa thực sự hấp dẫn, thiếu tính nhanh nhạy, chưa thu hút được đông đảo
lượng công chúng. Chất lượng âm thanh, hình ảnh có lúc chưa chuẩn,
chưa đẹp. Điều kiện phương tiện, trang thiết bị phục vụ còn thiếu, lạc
hậu; trình độ tay nghề của một bộ phận phóng viên, biên tập viên
chưa cao, chưa có kinh nghiệm chuyên môn, năng lực thực tiễn có
mặt còn hạn chế.
ối với c ng tác quản lý nhà nước về báo chí của tỉnh, hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động báo chí,
nhất là văn bản quản lý nhà nước về báo chí còn thiếu và chưa đồng
bộ; việc xây dựng Đề án quy hoạch báo chí của tỉnh còn chậm. Sự
kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các cơ quan báo chí
và các cơ quan liên quan ở địa phương chưa được chặt chẽ, thường
xuyên.Vai trò của cơ quan chủ quản quản lý của địa phương về báo chí
chưa phát huy đầy đủ, chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chỉ đạo,
quản lý báo chí theo quy định. Đội ngũ làm công tác báo chí năng lực có
phần hạn chế chưa theo kịp xu thế phát triển của báo chí trong tình hình
mới. Định hướng thông tin và cung cấp thông tin cho báo chí, từng lúc
chưa kịp thời. Nội dung thông tin của các báo Trung ương thường trực
trên địa bàn, một số bài báo còn phản ánh một chiều; một số thông tin
chưa được kiểm chứng đã phản ánh trên báo chí, đăng tin bài chưa thật
khách quan hoặc suy diễn… gây sự hoài nghi về công tác lãnh đạo, chỉ
16
đạo của các cấp chính quyền địa phương, ảnh hưởng đến uy tín của tờ
báo, uy tín phóng viên.
Nguyên nhân hạn chế
Cơ quan chủ quản chưa làm hết trách nhiệm theo đúng quy
định của pháp luật. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
trong lĩnh vực hoạt động báo chí chưa thường xuyên. Công tác xây dựng
đảng trong các cơ quan báo chí chưa được coi trọng đúng mức; vai trò
lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng, trách nhiệm, tính chiến đấu của đội
ngũ đảng viên và người đứng đầu cơ quan báo chí chưa được đề cao.
Đội ngũ làm công tác báo chí và đội ngũ quản lý báo chí còn hạn chế về
trình độ, năng lực; cơ chế chế, chính sách áp dụng cho báo chí còn
thiếu đồng bộ. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, làn
sóng thương mại hóa, đa phương hóa, đa dạng hóa, quốc tế hóa
báo chí của thế giới. Các thế lực thù địch, phản động luôn tìm cách
chống phá, chúng lợi dụng vấn đề nhân quyền, tự do báo chí, tự do
ngôn luận để phá hoại công cuộc xây dựng đất nước, sự nghiệp đổi
mới phát triển của dân tộc.
Tiểu kết Chƣơng 2
Trong những năm qua, cùng với báo chí cả nước, báo chí
Kiên Giang đã thực hiện khá nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo, định
hướng của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh; phần lớn hoạt động báo
chí của tỉnh thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; thực hiện tốt vai trò,
nhiệm vụ tiếng nói của Đảng, nhà nước là diễn đàn của nhân dân.
Phối hợp khá tốt giữa các cấp, các ngành trong việc phản ánh kịp thời
về các lĩnh vực kinh tế-văn hóa-xã hội của tỉnh. Đội ngũ những người
làm báo ngày càng đông đảo, trẻ hóa; có trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Từ đó cho
thấy, tính chuyên nghiệp của báo chí không ngừng được nâng cao,
17
góp phần to lớn vào sự phát triển chung của đất nước, của địa
phương.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ BÁO CHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG TỪ 2017
ĐẾN NĂM 2025
3.1. Những xu hƣớng phát triển của báo chí và vấn đề đặt
ra trong quản lý Nhà nƣớc đối với báo chí hiện nay
Hoạt động báo chí của nước ta cũng chịu một số tác động:
Nhu cầu thông tin và được thông tin. Sự phát triển rất nhanh về kỹ
thuật và công nghệ truyền thông. Cơ chế thị trường. Từ những tác
động trên, nảy sinh một số xu hướng đáng chú ý trong sự phát triển
của báo chí nước ta hiện nay là xu hướng đa dạng hóa; xu hướng
thương mại hóa; xu hướng thứ ba những tác động trên đặt ra một số
yêu cầu đối với quản lý nhà nước về báo chí hiện nay.
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nƣớc về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ 2017 dến năm
2025
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ
quan quản lý nhà nước, các hoạt động báo chí và các cơ quan báo
chí
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí
thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
các cơ quan báo chí”; xây dựng kế hoạch chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức
đảng và đảng viên trong tỉnh và các cơ quan báo chí nhận thức đúng
đắn, sâu sắc về vai trò tầm quan trọng của báo chí là tiếng nói của
Đảng bộ chính quyền, của các tổ chức chính trị xã hội là diễn đàn của
18
nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, phải đảm bảo tính tư
tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng
của hoạt động báo chí.
3.2.2. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong
quản lý nhà nước về báo chí
Xây dựng, ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa các quy
định của pháp luật về quản lý hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang là hết sức cần thiết; hệ thống các văn bản về quản lý báo
chí cần hướng tập trung các nội dung như: cụ thể hóa, chi tiết hóa các
điều khoản quy định; xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia
hoạt động báo chí; rà soát, bổ sung những vấn đề mới do thực tiễn và
sự phát triển của báo chí đặt ra; bảo đảm quyền tự do báo chí của
công dân. Bên cạnh đó, cần xây dựng, ban hành các quy định pháp lý
để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về báo chí, xây dựng các
cơ chế chính sách tạo điều kiện cho hoạt động báo chí trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang phát triển đúng định hướng. Phối hợp chặt chẽ trong
việc xử lý, hoặc tham mưu xử lý các thông tin trên báo chí. Tăng
cường công tác thông tin đối thoại giữa người phát ngôn và cơ quan
báo chí với cơ quan lãnh đạo, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí để
đánh giá việc thực hiện các quy định của nhà nước, nhằm sửa đổi, bổ
sung các quy định của tỉnh, hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy
định cho phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước về báo chí ở tỉnh.
3.2.3. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí
phù hợp
Mục tiêu quy hoạch đến năm 2025 là sắp xếp hệ thống báo
chí gắn với đội mới mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả lãnh đạo,
quản lý báo chí để phát triển hệ thống báo in, báo hình, báo nói và
báo điện tử. Xây dựng một số cơ quan báo chí chủ lực, đa dạng
19
phương tiện làm nòng cốt, có vai trò định hướng thông tin báo chí,
thông tin trên mạng viễn thông, internet. Sắp xếp lại các cơ quan báo
chí khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn trải đầu tư, buông lỏng
quản lý, hoạt động xa rời tôn chỉ, mục đích; gắn với việc xác định
trách nhiệm lãnh đạo, quản lý của cấp ủy đảng, chính quyền, nhất là
người đứng đầu cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí. Xây dựng đội
ngũ quản lý phóng viên, biên tập viên có đủ phẩm chất, năng lực đáp
ứng yêu cầu phát triển báo chí trong tình hình mới.
Tại Kiên Giang, định hướng quy hoạch phát triển và quản lý
báo chí gắn với nâng cao chất lượng hoạt động. Nội dung quy hoạch
đến năm 2025, tập trung chủ yếu về việc phát triển, quản lý của các
cơ quan báo chí, gồm: Báo Kiên Giang, Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh và Tạp chí Chiêu Anh Các; được chia làm 2 giai đoạn; giai
đoạn từ năm 2017-2020 và giai đoạn từ 2020-2025; các cơ quan báo
chí trên địa bàn tỉnh được thực hiện cụ thể như sau:
- Đối với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
Về phát thanh: Thời lượng, phát 01 kênh phát sóng FM, đẩy
mạnh việc sản xuất, phát sóng những tin, bài đối thoại, tọa đàm, bình
luận mang tính chất phản biện xã hội. Về truyền hình: Thời lượng:
Kênh truyền hình KG, tập trung nâng cao chất lượng, đảm bảo nội
dung các chương trình truyền hình, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày
càng cao của người dân. Chú trọng xây dựng chương trình truyền
hình cho người dân tộc thiểu số; đẩy mạnh hợp tác sản xuất nội dung
giải trí trên truyền hình, xây dừng gameshow, phim tài liệu, các
chuyên đề… Tiếp tục huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia sản
xuất các chương trình giải trí.
Báo Kiên Giang, tiếp tục phát huy tờ báo của Đảng bộ tỉnh;
chuyển tải kịp thời các sự kiện quan trọng của tỉnh, của đất nước, đáp
20
ứng nhu cầu thông tin, giải trí của người dân. Chất lượng nội dung
thông tin thường xuyên được chú trọng, nâng cao cải tiến hình thức
tờ báo sinh động, hấp dẫn bạn đọc.
Tạp chí Chiêu Anh Các, tăng cường đăng tải, giới thiệu, quảng
bá tác phẩm thơ, văn xuôi, tranh, ảnh nghệ thuật, phê bình văn học, giá
trị lịch sử-văn hóa… của các văn nghệ sĩ Kiên Giang. Khai thác tiềm
năng sáng tác, năng khiếu văn học, nghệ thuật trong tỉnh nhằm thu hút
lực lượng sáng tác trong tỉnh với các tác phẩm chất lượng cao; phát triển
tạp chí văn nghệ có tầm cỡ trong khu vực.
Về mô hình hoạt động của cơ quan báo chí: Coi báo chí là
một hoạt động mang tính kinh doanh đặc biệt, định hướng hình thành
nền công nghiệp báo chí; vấn đề kinh tế đối với báo chí xác định là
đơn vị sự nghiệp có thu một phần (theo Nghị định 18/2014/NĐ-CP,
ngày 14-3-2014 quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí
xuất bản), phần còn lại bao cấp.
3.2.4. Tăng cường vai trò quản lý và sự phối hợp giữa
cơ quan lãnh đạo, cơ quan quản lý và cơ quan báo chí
Về cơ chế quản lý hoạt động báo chí: Kiện toàn và tăng
cường hiệu lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về nội dung
thông tin. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý của các
cơ quan chỉ đạo và quản lý nội dung thông tin nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này, qua đó khắc phục tình
trạng chồng chéo, phân công, phân cấp không rõ ràng giữa các cơ
quan quản lý và giữa các cấp; bảo đảm sự tập trung, hiệu quả của
công tác chỉ đạo, quản lý nội dung thông tin trong phạm vi toàn tỉnh.
Về cơ chế phối hợp quản lý nhà nước: Tăng cường sự phối
hợp giữa cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí. Thực hiện tốt quy
chế phối hợp trong việc tổ chức họp giao ban báo chí định kỳ hàng
21
tháng. Nâng chất lượng, nội dung cuộc họp giao ban báo chí; tăng
cường sự phối hợp chặt chẽ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý
từ cấp trung ương đến cơ sở.
Về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí, định
hướng cho hoạt động của cơ quan báo chí đúng tôn chỉ, mục đích;
chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản, trước pháp luật nếu xảy ra
sai phạm.
3.2.5. Thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin
cho báo chí
Xác định rõ cơ chế cung cấp, chỉ đạo thông tin đầy đủ, kịp
thời trước những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm để tránh tình
trạng báo chí thiếu thông tin, dẫn đến thông tin sai sự thật, thông tin
với dụng ý xấu, để các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc, kích động
dư luận…Hàng năm, tổ chức lớp tập huấn về kỹ năng nghiệp vụ công
tác phát ngôn; kiểm tra, giám sát và đề xuất khen thưởng những cơ
quan, đơn vị thực hiện tốt; đồng thời đề xuất xử lý những trường hợp
vi phạm Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí và
những vi phạm của các cơ quan báo chí và phóng viên khi tác nghiệp
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
3.2.6. Đổi mới cơ chế chính sách, nâng cao công tác quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng đội ngũ cán bộ làm công
tác báo chí
Hàng năm, cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí rà soát,
đánh giá công tác quy hoạch cán bộ; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ nguồn; chuẩn bị đội ngũ kế cận các chức danh
chủ chốt; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, đạo đức nghề nghiệp;
trình độ chính trị; đồng thời bố trí cán bộ, phóng viên báo chí có
phẩm chất đạo đức và năng lực đi đào tạo ở nước ngoài. Cần đổi mới
22
cơ chế, chính sách động viên, khen thưởng và kỷ luật nhằm tôn vinh
những đóng góp, nêu cao trách nhiệm của những người làm công tác
quản lý báo chí, các cơ quan báo chí và đội ngũ người làm báo. Có
hình thức tôn vinh hàng năm, động viên, khích lệ kịp thời cho những
người có cống hiến cho lĩnh vực báo chí.
3.2.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát về báo chí
Kiên quyết ngăn ngừa và khắc phục một cách có hiệu quả xu
hướng thương mại hóa báo chí và lợi dụng báo chí để khắc phục mục
đích cá nhân, hạn chế những tiêu cực; đồng thời phát huy mặt tích
cực của cơ chế thị trường để đổi mới cơ chế thông tin, đổi mới tác
phong người làm báo. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra
không chỉ mang tính giáo dục, tính chiến đấu của báo chí mà còn
đảm bảo được tính nhanh nhạy, chính xác, trung thực, sinh động, hấp
dẫn của tờ báo đối với công chúng.
Tiểu kết Chƣơng 3
Để tăng cường quản lý nhà nước về báo chí cần có những
giải pháp phù hợp, đồng bộ nhằm giúp báo chí không ngừng đổi mới
toàn diện, thể hiện rõ vai trò của báo chí là cầu nối giữa Đảng, Nhà
nước với nhân dân. Trên cơ sở thực tiễn và quá trình tìm hiểu thực tế
hoạt động của báo chí và công tác quản lý nhà nước về báo chí của tỉnh
Kiên Giang, dựa trên những cơ sở pháp lý nhằm định hướng hoạt động
của báo chí cả nước nói chung và báo chí tỉnh Kiên Giang nói riêng; để
đưa báo chí của tỉnh vươn lên phát triển ngang tầm, góp phần xây dựng
và phát triển báo chí cách mạng Việt Nam cũng như công tác quản lý
hoạt động báo chí, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện
nay.
23