Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Chiến lược kinh doanh tại công ty TACOS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.61 KB, 16 trang )

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TACOS
PHỤ LỤC
I. LỜI NÓI ĐẦU
II. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY:
1. Lịch sử công ty:
2. Chức năng, nhiệm vụ:

III . XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY GIAI ĐOẠN 20132016
1. sứ mệnh
2 .Xác định các mục tiêu chiến lược:

IV .Phân tích môi trường bên ngoài:
1.Môi trường quốc tế:
2. Phân tích môi trường bên trong:
3.Nguồn lực tài chính của công ty:
4. Hoạt động Marketing:
V.TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
VI. XÂY DỰNG CÁC CHIẾN LƯỢC BỘ PHẬN:
1. Chiến lược thị trường
2. Chiến lược cạnh tranh

VII. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
1. Chính sách về thị trường
2. Chính sách sản phẩm
3. Chính sách giá:
4. Tăng cường tạo vốn
5. Giải pháp nguồn nhân lực
6. Nguồn lực và giải pháp thực hiện chiến lược:

VIII. KẾT LUẬN



I - LỜI NÓI ĐẦU
Tất cả các công ty muốn thành công đều phải lập kế hoạch chiến lược kinh doanh cho
hoạt động của mình, có như vậy việc quản lý mới đạt hiệu quả cao. Thuật ngữ chiến lược có
nguồn gốc từ nghệ thuật quân sự thời xa xưa, có được coi như một nghệ thuật chỉ huy nhằm
dành thắng lợi của một cuộc chiến tranh. Có nhiều khái niệm về chiến lược, nhưng phổ biến
nhất hiện nay được định nghĩa như sau: "Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ
bản dài hạn của doanh nghiệp đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hoạt động và phân
bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó". "Chiến lược kinh doanh là một tập
hợp các quyết định và hành động dẫn đến việc hình thành công thức để thực hiện nhằm đạt
được các mục tiêu yêu cầu của một doanh nghiệp". Như vậy chiến lược của một doanh nghiệp
bao gồm những mục tiêu, những đảm bảo về nguồn lực, những chính sách chủ yếu cần
được tuân theo trong khi sử dụng nguồn lực này. Chiến lược cần được định ra như là kế
hoạch hoặc sơ đồ tác nghiệp tổng quát chỉ hướng cho doanh nghiệp đi đến mục tiêu mong
muốn. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải phản ánh được mục tiêu của chiến lược
trong thời gian dài hạn từ 3 - 10 năm.Có thể coi chiến lược của doanh nghiệp là một sản phẩm
kết hợp được những gì môi trường có, những gì doanh nghiệp có thể và mong muốn sản phẩm
đó quyết định sự tồn tại và phát triển.Tóm lại, trong đời sống của doanh nghiệp, chiến lược
kinh doanh là một nghệ thuật thiết kế tổ chức các phương tiện nhằm đạt tới các mục tiêu
kinh tế dài hạn và có quan hệ với môi trường biến đổi và cạnh tranh.
II. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY:
1. Lịch sử công ty:
Tên giao dịch

: TACOS.

Trụ sở chớnh

: B7-B8 KHU CN AN ĐỒN, PHƯỜNG AN HẢI BẮC, QUẬN SƠN TRÀ


Điện thoại

: (84 – 511) 3 933 177

Fax

: (84 – 511) 3 933 075 / 95

Website:http :// www.TACOS.com.vn
Thư điện tử

:


-Công ty cổ phần SX-TM Công Thành thành lập ngày 01/12/1997, trên cơ sở chuyển đổi
hình thức sỡ hữu. Qua hơn 15 năm hoạt động trong ngành giày, với đội ngũ cán bộ quản lý kinh
nghiệm, đội ngũ thiết kế thành thạo và công nhân tay nghề cao, cộng với trình độ công nghệ tiên
tiến, cơ sở vật chất khang trang, thiết bị đồng bộ TACOS có thể đáp ứng các yêu cầu sản xuất.
Sản phẩm của công ty chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Châu Âu và Mỹ đồng thời Giày với
logo TACOS cũng đó được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến.
2. Chức năng, nhiệm vụ:Là đơn vị kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạch toán
kinh tế độc lập tự chủ kinh doanh, được phép kinh doanh trực tiếp các mặt hàng giày da, đồng
thời xuất khẩu trực tiếp giày da sang thị trường nước ngoài và nhập khẩu trực tiếp máy móc
thiết bị, nguyên phụ liệu cho sản xuất kinh doanh của công ty.

Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
ĐVT: 1000đ

Chỉ tiêu
Doanh thu thuần

Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Lãi vay
Chi phí hàng bán
Lợi nhuận thuần
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Lợi nhuận trước thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế

Năm 2010
112.560.290.231
101.325.076.478
15.235.850.326
2.085.345.324
2.648.850.359
6.648.203.617
29.323.235
53.206.325
42.929.105
1.417.613.258

Năm 2011
103.444.343.256
105.355.805.548
19.088.538.256
2.920.859.156
2.920.859.925

6.896.613.389
31.313.308
51.210.706
90.102.602
1.492.216.159

Năm 2012
154.729.418.790
126.202.814.257
28.526.604.533
3.804.239.276
3.148.484.064
6.648.327.149
249.502.349
146.290.622
103.211.727
6.751.538.876

1.330.636.242

1.573.509.267

2.973.640.689

283.977.347

334.707.397

6.751.538.876


III . XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY GIAI ĐOẠN
2013-2016
* Sứ mệnh và mục tiêu của công ty:
1.
sứ mệnh:
Luôn phấn đấu để giữ vững vị trí là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực
giày da tại Việt Nam ,đồng thời sẽ vươn tới chinh phục thị trường thế giới hướng tới sự phát


triển bền vững của TACOS trên nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh, mang lại lợi ích cho doanh
nghiệp cũng như Cộng đồng.

2 .Xác định các mục tiêu chiến lược:
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp huy động nội lực và kêu gọi đầu tư nhằm duy trì phát
triển công nghiệp với nhịp độ cao, bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đẩy
nhanh xuất khẩu.
- Chú trọng đẩy mạnh các sản phẩm hướng ra xuất khẩu nhằm chiếm lĩnh được một phần
thị trường trong nước.
- Xây dựng thương hiệu, hình ảnh của Công ty trong và ngoài nước.
- Tiếp tục đầu tư phát triển “đi tắt đón đầu”, khai thác các dự án đã đầu tư đẩy mạnh sản
xuất kinh doanh có hiệu quả, giữ vững mở rộng thị trường nội địa.
- Ứng dụng triệt để những thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất sản phẩm mới và
nguyên vật liệu thay thế.
- Tăng cường sức mạnh và hiệu quả từ sự tập trung và hợp tác trong ngành, ngoài ngành và
hợp tác quốc tế.
- Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng được yêu cầu khoa học kỹ thuật.
- Ổn định đảm bảo thu nhập cho người lao động đồng thời tiếp tục thực hiện việc tổ chức
cơ cấu lực lượng lao động, thuyên giảm lao động quản lý, nâng cao tỷ lệ lao động có trình độ.

IV .Phân tích môi trường bên ngoài:

1.Môi trường quốc tế: Với sự sụp đổ của các định chế tài chính lớn,nhiều doanh nghiệp
cắt giảm sản xuất và phá sản,thất nghiệp gia tăng, thế giới sẽ phải đối mặt với một đợt giảm phát
nghiêm trọng.Trước mắt,cuộc khủng hoảng này sẽ khiến thương mại giảm sút,do nhu cầu tiêu
dùng giảm dẫn đến việc xuất nhập khẩu tất yếu sẽ giảm.


Cuộc khủng hoảng toàn cầu diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế nước ta vừa mới bắt đầu quá
trình khôi phục,ổn định vĩ mô sau “cơn” lạm phát cao kéo dài. Nhiều doanh nghiệp, nhất là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang lâm vào tình trạng “sức cựng,lực kiệt”, đang phải đương đầu với
nhiều khó khăn nghiêm trọng.
Bối cảnh kinh tế thế giới đang bị khủng hoảng do đó không ít trở lực và giới hạn:
+giới hạn về nguồn lực tài chính và khả năng thu hút vốn
+giới hạn về thị trường tiêu thụ hàng hoá
+chủ nghĩa tư bản liên minh hình thành tạo sự chốn ộp trong cạnh tranh. các doanh nghiệp
trong nước phải đối mặc với nguy cơ bị các công ty nước ngoài hùng mạnh hơn xoá bỏ hoặc
thay thế.
Trong năm tới ,vấn đề lấn nhất là khả năng “đảo chiều” ,từ xu hướng lạm phát cao sang
thiểu phát.Lạm phát cao vẫn đang “ngự trị”,song thiểu phát là nguy cơ lớn.Mở cửa kinh tế làm
cho sự cộng hưởng tác động của hai nhóm yếu tố trong và ngoài nước sẽ tạo ra một môi trường
kinh doanh nhiều rủi ro và gây hiệu ứng tiêu cực mạnh đến nền kinh tế nước ta.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu lần này tác động trực tiếp đến Việt Nam có thể làm xuất
khẩu giảm vỡ thị trường thế giới thu hẹp,sức mua của thế giới suy giảm ,công nhân thất nghiệp
nhiều.Vấn đề mở rộng sản xuất kinh doanh và tìm được thị trường mới của các doanh nghiệp
chắc chắn sẽ rất khó khăn.
Tuy nhiên tỷ giá hối đoái cao cũng gây ra bất lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên
vật liệu để sản xuất từ nớc ngoài vì nó sẽ đẩy chi phí lên, nâng giá thành sản phẩm, do đó khó
cạnh tranh.
2. Phân tích môi trường bên trong:
Nguồn nhân lực:
CHỈ TIÊU


ĐVT

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Tổng số lao động

Người

1899

1789

1650

Công nhân sản xuất

Người

1879

1770

1590

Công nhân sản xuất chính


Người

1725

1626

1500

Nhân viờn quản lý kỹ thuật

Người

93

88

79

Nhân viên quản lý kinh tế

Người

61

58

56



ngành khác

Người

20

19

14

Y tế

Người

4

4

4

Bảo vệ
Người
16
15
12
Tổng số công nhân lao động công ty tương đối ổn định, tuy năm 2012 là năm khủng
hoảng tài chính thế giới và công ty cổ phần sản xuất thương mại Công Thành chuyển đổi từ
doanh nghiệp nhà nước sang cổ phần hóa nên nhân sự có sự thay đổi là điều khó tránh khỏi.
Công ty có nguồn nhân lực dồi dào đặc biệt là nguồn lao động trẻ nên rất năng động trong
công việc, ngoài ra công ty có đội ngũ lãnh đạo, quản lý lâu năm có kinh nghiệm và trình độ

chuyên môn cao. Mặc khác , công ty con quan tâm chi phí đầu tư cho việc đào tạo nâng cao
trình độ tay nghề,trình độ văn hoá và nghành nghề nhằm đắp ứng đòi hỏi ngày cang cao nhu
cầu của công việc.bên cạnh đó trình độ đại học chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số lao động, số lao
động trực tiếp được đào tạo thâm niên ít, kinh nghiệm sản xuất không cao cho nên năng suất
lao động không cao.nguồn nhân lực ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của doanh
nghiệp.
3.Nguồn lực tài chính của công ty:
Công ty có tiềm lực tài chính khá mạnh, ngoài ra công ty mở rộng quan hệ với ngân hàng
nhằm vay vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển, phục vụ cho viêc sản xuất.
4. Hoạt động Marketing:
Căn cứ vào kết quả phân tích hình hoạt động môi trường Marketing của công ty trong thời
gian qua cho ta thấy được công tác nghiên cứu thị trường, chính sách sản phẩm được công ty
thực hiện bằng nhiều biện pháp bước đầu thu được hiệu quả nhất định.Tuy nhiên cũn nhiều hạn
chế cụ thể là:
-Trong những năm qua công tác nghiên cứu, phát triển thị trường của công ty chỉ đạt ở
mức tương đối. công ty chỉ chú trọng đến việc quảng bá hình ảnh công ty ra thị trường nước
ngoài nhưng không quan tâm đến việc phát triển thị trường trong nước.không có một mẫu
quảng cáo về thương hiệu TACOS xuất hiện trong nước làm cho người tiêu dùng lờ mờ về sản
phẫm của công ty. Dẫn đến khách hàng nước ngoài cũng phải e ngại khi sử dụng sản phẫm của
công ty.


-Dịch vụ sau bán hàng, giao hàng của công ty thực hiện tốt nhưng với khách hàng trong
nước thỡ chưa được chú trọng.Hầu hết khách hàng tự tìm đến hoặc qua điên thoại.Điều này
làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty trên thị trường.Chưa đẩy mạnh cải tiến sản phẩm, chưa
xác định sản phẩm mũi nhọn chiến lược cho thị trường , chưa khuyếch trương hình ảnh
TACOS trong nước.Chưa chủ động tạo ra mẫu mó thu hỳt người tiêu dùng, chỉ đơn thuần là
công ty chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng.
V.TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC


Sơ đồ tổng quát
Những người gia nhập
tiềm tàng

Những nhà
cung cấp

Các doanh nghiệp
cạnh tranh

Những người
mua

Những sản phẩm
thay thế
* Những người gia nhập tiềm tàng (các đối thủ tiềm ẩn)
Các đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện không ở trong ngành nhưng có khả năng
nhảy vào hoạt động kinh doanh trong ngành đó. Đối thủ mới tham gia trong ngành có thể là yếu
tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới và
mong muốn giành được một phần thị trường.Vì vậy, những công ty đang hoạt động tìm mọi
cách để hạn chế các đối thủ tiềm ẩn nhảy vào lĩnh vực kinh doanh của họ.
* Những sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh hiện tại, đây là áp lực thường
xuyên và đe dọa trực tiếp đến doanh nghiệp.Như vậy, sự tồn tại những sản phẩm thay thế hình
thành một sức ép cạnh tranh rất lớn, nó giới hạn mức giá một doanh nghiệp có thể định ra và do
đó giới hạn mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu sản phẩm của một doanh nghiệp có


ít sản phẩm thay thế, doanh nghiệp có cơ hội để tăng giá và kiếm được lợi nhuận nhiều hơn. Đặc
biệt sản phẩm thay thế có thể xuất hiện ngay trong nội bộ doanh nghiệp.

* Sức ép về giá của khách hàng.
Khách hàng được xem như sự đe dọa mang tính cạnh tranh khi họ đẩy giá cả xuống hoặc
khi họ yêu cầu chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn làm cho chi phí hoạt động của công ty
tăng lên. Ngược lại nếu người mua có những yếu thế sẽ tạo cho công ty cơ hội để tăng giá và
kiếm nhiều lợi nhuận hơn.
* Sức ép về giá của nhà cung cấp
Nhà cung cấp được xem là sự đe dọa đối với doanh nghiệp khi họ có thể đẩy mức giá hàng
cung cấp cho doanh nghiệp lên hoặc giảm chất lượng sản phẩm cung cấp, thay đổi điều kiện
thanh toán, điều kiện giao hàng... ảnh hưởng đến giá thành, đến chất lượng sản phẩm do đó ảnh
hưởng đến mức lợi nhuận của doanh nghiệp.

a.Cơ hội:
-Các dự án đầu tư đó hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2011 tạo điều kiện cho công
ty đón nhận những cơ hội mở rộng quan hệ khách hàng và đa dạng hóa các hoạt động sản xuất
kinh doanh.
-Kết quả thu nhập của người lao dộng tăng lên trong năm 2011 của công ty, cùng với sự
suy giảm hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành có thể là cơ hội cho việc đáp ứng nhu cầu
lao dộng tăng lên trong năm 2012 của công ty. Đây cũng là cơ hội lớn để công ty đẩy mạnh hơn
việc tìm kiếm, thu hỳt nguồn nhân lực từ cỏc công ty khác.
-Gúi kớch cầu thụng qua hổ trợ lãi suất cho cỏc doanh nghiệp của chớnh phủ Việt Nam
trong năm 2011 là cơ hội để công ty có thể tiếp cận và sử dụng nguồn vốn vay lãi suất thấp.
-Thị trường lao động rộng lớn giá cả nhân công thấp.

-Có cơ hội tiếp cận với kỹ thuật công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất lao động và chất
lượng sản phẩm
b.Thách thức, nguy cơ:
-Thực trạng tỡnh hình kinh tế thế giới, sự tác động đến nhu cầu tiêu dùng và ảnh hưởng
của chúng tới Việt Nam nói chung, và công ty nói riêng là rất khó dự báo.Tỡnh hình này đặt ra



yêu cầu lớn với các doanh nghiệp về sức chịu đựng, tính năng động, năng lực quản lý, sự chuẩn
bị để thích nghi.
-Áp lực chi phí đầu tư, thu hồi vốn là một thách thức không nhỏ đối với hoạt đông kinh
doanh của công ty vốn chỉ vừa bước qua giai đoạn vượt khó.
-Áp lực giảm giá đồng nội tệ (tăng tỷ giá VNĐ/USD) trong năm 2012 là rất lớn, ảnh hưởng
đến hoạt động xuất nhập khẩu, dể dẫn đến nguy cơ lãi giả, lỗ thật.
-Áp lực tỷ lệ cổ tức trong điều kiện suy thoái kinh tế thật sự là một thách thức đối với công
ty.
-Mặc dù có cơ hội về tuyển dụng lao động trực tiếp, nhưng giữ được lao động đến với
ngành nghề khác sẽ là một thách thức không nhỏ cho công ty.
-Sự thiếu định hướng rõ ràng trong hoạt động của một vài đơn vị trong công ty sẽ khiến
định hướng chiến lược của công ty khó thành hiện thực.Do dó áp lực về việc thay đổi cấu trúc
cho phù hợp là một vấn đề lớn cần phải được xem xét.

c. Điểm mạnh:
-Linh hoạt và theo sát hoạt động sản xuất kinh doanh là điểm mạnh càn được phát huy đối
với ban lónh đạo công ty.
-Đó từng bước thay đổi trong công tác quản trị tại doanh nghiệp, dần dần tạo được sự
thông hiểu trong đội ngũ quản lý, làm việc có phương pháp hơn.
-Sự đoàn kết luôn được ý thức giữ gỡn và phỏt huy trong đội ngũ quản lý và lan truyền
trong tổ chức. Công ty có đội ngũ cán bộ ,người lao động có tay nghề gắn bó với công ty.
-Có sự phối hợp thường xuyên trong nội bộ để phát huy lợi thế quy mô, lợi thế từ các quan
hệ với ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh và giảm chi phí vốn.
-Có đội ngũ công nhân viên đông và có trình độ chuyên môn cao. Đội ngũ lao động trẻ
( trung bỡnh 28 tuổi ) nờn năng động và sáng tạo nhiệt tỡnh với công việc.
-Mặt dự công ty mới chuyển đổi hình thức sở hữu sang cổ phần hoỏ nhưng trong nội bộ
quản lí của công ty có đội ngũ nhân viên làm việc lâu năm có thâm niên trong nghề.
-Công ty từng bươc khẳng định được uy tín ở thị trường trong và ngoài nước.
-Sản phẩm của công ty chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
d. Điểm yếu:



-Nguồn nhân lực còn mỏng cả về lượng và chất ở một số lĩnh vực quan trọng.
-Hoạt động kiểm tra, giám sát công việc thực thi các quy định, quyết định, quy chế, quy
trình chưa tốt, bao gồm cả việc tự kiểm tra, giám sát tại đơn vị, bộ phận và sự kiểm tra giám sát
của cấp trên.
-Công ty phải mất chi phí đầu tư cho việc đào tạo các công nhân mới vào làm việc và nâng
cao kiến thức tay nghề cho các công nhân nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao.
-Thị trường trong nước chưa được công ty quảng bá hình ảnh cũng như đưa sản phẩm của
công ty đến với khách hàng, hoạt động Marketing trong nước chưa được chú trọng.
-Chưa khai thác hết công suất hoạt động của trang thiết bị máy móc, chưa tự cung cấp một
phần nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất nên giá thành sản phẩm của công ty đang ở mức cao.
VI. XÂY DỰNG CÁC CHIẾN LƯỢC BỘ PHẬN:
1. Chiến lược thị trường
Với chiến lược thị trường Công ty chú trọng đến chiến lược đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Để đáp ứng nhu cầu khách hàng Công ty cần phải biết khách hàng muốn gì? Khi nào muốn?
Muốn thỏa mãn như thế nào?
- Tập trung vào nhu cầu của khách hàng: Qua phân tích và đánh giá tình hình tiêu thụ sản
phẩm ta nhận thấy nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm ngành giày da ngày một tăng nhanh. Điều
này là do sự phát triển của nền kinh tế, quá trình công nghiệp hóa, hiện dại hóa, quá trình đô thị
hóa được thúc đẩy nhanh... nhu cầu tiêu dùng vật chất của đại bộ phận dân chúng ngày càng
cao. Trong trường hợp khi thị trường bão hòa hoặc các đối thủ cạnh tranh trong nước lớn mạnh
thì với chất lượng sản phẩm không đổi, mẫu mã cũ, phương thức bán hàng và dịch vụ sau bán
hàng vẫn chỉ là những biện pháp truyền thống: không để ý đến nhu cầu khách hàng như thế nào?
không biết về phản ứng sau tiêu dùng của khách hàng và họ có kiến nghị gì về chất lượng, về
điều kiện sử dụng thì khi đó khách hàng sẽ không tiêu dùng sản phẩm của Công ty nữa. Vì vậy,
Công ty đã đề ra biện pháp là:
+ Xây dựng và tổ chức bộ phận chuyên trách nghiên cứu về thị trường và nhu cầu của
khách hàng.
+ Nâng cao chất lượng của những kênh thông tin về phương thức bán hàng và dịch vụ sau

bán hàng, quan tâm đến ý kiến phản hồi của khách hàng.


Qua nghiên cứu việc tiêu thụ sản phẩm và thăm dò ý kiến người tiêu dùng sản phẩm của
Công ty thì tình hình tiêu thụ ngày càng giảm sút vì giá cả cao và thương hiệu TACOS chưa
được thị trường trong nước biết đến nhiều nên khách hàng nước ngoài cũn dố dặt khi mua sản
phẩm của công ty. Do đó một mặt cần hạ giá thành sản phẩm, một mặt làm phong phú thêm về
chủng loại sản phẩm, tăng cường quảng bá hình ảnh công ty…thiết lập uy tớn, tạo được lũng tin
ở khách hàng.
.
2. Chiến lược cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh của Công ty chủ yếu dựa vào chất lượng sản phẩm và quy mô sản xuất
kinh doanh. Chất lượng sản phẩm tương đối đạt yêu cầu đối với đại bộ phận khách hàng song
cũng có thể do các sản phẩm cạnh tranh chưa đủ mạnh, việc tiêu dùng các sản phẩm thay thế
của người tiêu dùng rất đáng e ngại vỡ sức ộp của cỏc sản phẩm xuất hiện trờn thị trường như
sandard,dép các loại là rất lớn. Quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty, điều kiện tài chính và
năng lực tích lũy là tương đối lớn mạnh. Khả năng giảm giá thành sản phẩm là hoàn toàn có thể
kiểm soát được chỉ có vấn đề là cách thức phân bổ và quản lý các nguồn lực.
Công ty áp dụng các chiến lược cạnh tranh:

 Chiến lược chi phí thấp:
Chiến lược này được xây dựng chủ yếu áp dụng đối với thị trường trong nước. Khách hàng
trong nước tiêu dùng sản phẩm giày da các loại... đại bộ phận là khách hàng có thu nhập cao và
trung bình. Hơn nữa nhu cầu sử dụng mặt hàng này là tương đối giống nhau kể cả với những
người có thu nhập thấp. Công ty đánh giá ngang nhau về nhu cầu sử dụng mặt hàng này ở các
thị trường khác nhau.
Công ty hoàn toàn có thể theo đuổi chiến lược này đối với các sản phẩm trên với nhiều lý do:
- Quy mô sản xuất lớn, thu mua nguyên vật liệu, vật tư đầu vào với sản lượng lớn. Do đó
có những ưu đãi về việc giảm giá đầu vào.
- Phát huy điều kiện hiện tại về khả năng nâng cao năng lực quản lý sản xuất kinh doanh.

- Tự động hóa sản xuất, giảm lao động tiến đến giảm giá thành.

 Chiến lược khác biệt hóa


- Thị trường trong nước: Công ty xây dựng chiến lược khác biẹt hóa đối với thị phận của
những người có thu nhập cao. Chiến lược này quan tâm đặc biêt vào việc nâng cao chất lượng
sản phẩm và kiến tạo sự độc đáo đặc biệt về mẫu mã ở các sản phẩm giày da chất lượng cao. Thị
phần chủ yếu cho chiến lược khác biệt hóa là những khu đô thị kinh tế phát triển, bên cạnh sức
mua lớn là tâm lý tiêu dùng khác biệt:
+ Tập trung cho đầu vào các dự án khoa học, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Đa dạng hóa mẫu mã thông qua thu thập thông tin, nghiên cứu tâm lý tiêu dùng.
+ Áp dụng phương thức bán hàng và dịch vụ sau bán hàng.
Khi sự khác biệt hóa đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thông qua các đơn đặt
hàng thì biện pháp thực hiện là cung cấp đầy đủ các thông tin về dịch vụ sau bán hàng.
- Thị trường nước ngoài: đây là thị trường của khách hàng có thu nhập cao, là thị trường
chủ yếu của công ty nờn chiến lược khác biệt hóa của Công ty chủ yếu áp dụng với các sản
phẩm giày mang tính phong cách. Đối với thị trường này giá cả không phải là vấn đề đáng lo
ngại. Do đó cần tập trung cho mẫu mã và chất lượng. Tâm lý tiêu dùng của khách hàng nước
ngoài cũng rất khác nhau:
+ Thành phần khách hàng có nhu cầu tiêu dùng thực sự
Để thực hiện chiến lược này Công ty phải:
+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng.
+ Tiếp cận và ứng dụng các trang thiết bị máy móc sản xuất hiện đại phục vụ cho sản xuất
các sản phẩm có chất lượng cao.
+ Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

VII. phân tích và lựa chọn chiến lược kinh doanh
1. Chính sách về thị trường
 Tăng cường mở rộng thị trường

Thị trường của mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt quan trọng, nó
quyết định sự tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp. Do đó việc nghiên cứu tìm hiểu nhằm
giữ vững củng cố thị trường truyền thống, phát hiện mở rộng thị trường mới là nhiệm vụ hàng
đầu mà mỗi doanh nghiệp cần thực hiện. Để hoạt động này đáp ứng được các yêu cầu của sự
phát triển, Công ty cần thực hiện các biện pháp sau:


- Tăng cường giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh Công ty thông qua việc xây dựng
một thương hiệu vững mạnh. Quảng cáo rộng rãi sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
- Đào tạo đội ngũ nhân viên tiếp thị, bán hàng có trình độ nhằm lôi cuốn khách hàng dùng
các sản phẩm của mình.
- Phát triển hệ thống cửa hàng, giới thiệu và bán sản phẩm một cách rộng rãi theo nhiều
kênh. Mở rộng hệ thống đại lý, thông qua các đại lý để cung cấp thông tin về sản phẩm đồng thời
thu thập các thông tin về khách hàng.

 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường.
- Công ty cần thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu về thị trường.
- Thành lập các nhóm nghiên cứu thị trường cho từng mảng thị trường. Bộ phận nghiên
cứu thị trường phải thông thạo các nghiệp vụ để có điều kiện chuyên sâu nắm vững đặc điểm
của thị trường. Bộ phận này sẽ liên kết với các bộ phận khác như bộ phận sản xuất, tài chính...
và với bộ phận hoạch định chiến lược để đề ra các kế hoạch sản xuất cho từng thời điểm.
2. Chính sách sản phẩm
- Thực hiện có hiệu quả việc quản lý nguyên vật liệu, vật tư đầu vào. Tìm kiếm các loại vật
tư có chất lượng cao, giá thành hợp lý.
- Đối với máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất sản phẩm. Do có quy mô sản xuất lớn nên
Công ty có thể đầu tư những dây chuyền công nghệ hiện đại và đồng bộ nhằm sản xuất sản
phẩm có chất lượng cao.
- Tổ chức quản lý chất lượng chặt chẽ, xây dựng và củng cố hệ thống quản lý chất lượng
ISO nhằm nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Xác định cơ cấu sản phẩm hợp lý. Cơ cấu sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Nghiên cứu đưa ra thị trường các sản phẩm mới có chất lượng cao.
3. Chính sách giá:
- Tính toán chính xác chi phí sản phẩm, nghiên cứu giảm chi phí sản xuất (tìm nguồn
nguyên liệu giá rẻ thay thế nhập khẩu, tiết kiệm nguyên liệu trong sản xuất, nâng cao năng suất
lao động...).


- Xây dựng các biện pháp khuyến mại cho khách hàng như khi khách hàng mua khối lượng
sản phẩm lớn được giảm giá hay thực hiện các đợt giảm giá theo thời kỳ.
- Đưa ra một mức giá không những phù hợp với chi phí của doanh nghiệp mà còn phải phù
hợp với mức giá của các đối thủ cạnh tranh.
4. Tăng cường tạo vốn
Để tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển trong giai đoạn tới, Công ty cổ phần sản xuất thương mại
hữu nghị cần thực hiện đồng bộ các hình thức tạo vốn sau:- Công ty có thể huy động vốn bằng
nguồn vốn vay trả chậm của các tổ chức đơn vị kinh tế khác.- Công ty cần đẩy nhanh tốc độ
luân chuyển vốn lưu động để nguồn vốn đưa vào hoạt động hiệu quả hơn. -Phải huy động triệt
để mọi nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, khai thác triệt để nguồn vốn ưu tiên, có lãi suất
thấp, trong cỏc nguồn vốn công ty cần chú ý đến đó là nguồn vốn nợ, vỡ đây là nguồn vốn có
phí tổn thấp nhất.
5. Giải pháp nguồn nhân lực
* Đối với công nhân viên cần:- Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn nhằm cung cấp cho
công nhân phương pháp làm việc khoa học, có tổ chức kỷ luật.- Quan tâm thích đáng đến môi
trường làm việc của công nhân viên.- Nâng cao trình độ năng lực, trình độ của công nhân viên
nhằm đáp ứng đòi hỏi của khoa học kỹ thuật.- Đảm bảo thời gian làm việc và mức lương ổn
định.
* Đối với cán bộ quản lý , ngoài những yêu cầu chung, để làm việc có hiệu quả cao chần
phải:- Tổ chức, bố trí cán bộ quản lý hợp với khả năng trình độ của mỗi người.- Sắp xếp công việc
rõ ràng, tránh chồng chéo trách nhiệm gây khó khăn khi thực hiện công việc.- Có chế độ thưởng
phạt rõ ràng. Đặc biệt đối với cán bộ làm công tác hoạch định chiến lược cần phải lựa chọn

những người có trình độ chuyên môn cao, am hiểu về Công ty và thị trường. Có kiến thức thực
tế để đưa ra các chiến lược khả thi.
6. Nguồn lực và giải pháp thực hiện chiến lược:
-Chú trọng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu phát triển và đào tạo đội ngũ
kế cận thông qua tuyển dụng, chính sách lương, môi trường làm việc và chế độ khuyến khích
khác.


-Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc :
+Xây dựng mục tiêu, chương trình hoạt động cho mỗi thành viên Ban điều hành trên cơ sở mục
tiêu năm 2012.
+Bám sát mục tiêu để triển khai thực hiện.
+Tập trung mọi nguồn lực của công ty để vượt qua giai đoạn khó khăn, thách thức.
+Kiểm tra giám sát thường xuyên để có điều chỉnh kịp thời.
+Đánh giá việc thực hiện mục tiêu sau từng giai đoạn ngắn.
-Kiên định mục tiêu đổi mới công tác quản trị theo hướng quản lý hiện đại:
+Tổ chức đào tạo nội bộ để tạo sự am hiểu mục đích, yêu cầu và phương pháp làm việc.
-Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia trực tiếp các hội chợ quốc tế chuyên
ngành để thực hiện công tác Marketing, năm bắt thông tin thị trường, thiết lập thêm những quan
hệ mới, từng bước khẳng định uy tín, thương hiệu và hình ảnh của công ty.

VIII. KẾT LUẬN
Lý luận và thực tiễn đã chứng minh chiến lược kinh doanh có một vai trò quan trọng trong
hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại.Hoạt động trong ngành mà sự cạnh
tranh có tính chất quyết liệt, một chiến lược kinh doanh đúng đắn là hết sức cần thiết đối với
Công ty cổ phần sản xuất thương mại Công Thành trên con đường hội nhập, nó sẽ giúp cho
Công ty đối phó một cách linh hoạt, kịp thời và đúng hướng những biến động của môi trường
kinh doanh. Thông qua xây dựng chiến lược kinh doanh, Công ty sẽ xác định đúng đắn hệ thống
mục tiêu, chính sách và các biện pháp mà Công ty cần thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên
trong môi trường kinh doanh đầy biến động để nâng cao hiệu quả vận dụng chiến lược vào thực

tế kinh doanh thì cần có sự “mềm dẻo” tức là có sự lựa chọn phương án khả thi nhất để đạt mục
tiêu đề ra. Vậy nên xác định, vận dụng chiến lược vào thực tế kinh doanh của công ty cổ phần
sản xuất thương mại Công Thành trong giai đoạn tới sẽ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng cần
vào sự quyết tâm của tất cả cán bộ lao động trong Công ty. Thực thi chiến lược có ảnh hưởng
sâu rộng trong toàn doanh nghiệp, tác động tới cả các phòng ban và bộ phận chức năng. Đối với
thực thi chiến lược kỹ năng của mỗi cá nhân là vô cùng cần thiết. Thực thi chiến lược bao gồm
phát triển chiến lược như ngân sách hỗ trợ, các chương trình văn hóa công ty, kết nối với hệ
thống động viên khuyến khích và khen thưởng cán bộ công nhân viên...


Việc thực thi chiến lược có thành công hay không không những chỉ phụ thuộc vào chất
lượng chiến lược mà còn phụ thuộc vào khả năng thúc đẩy nhân viên của nhà quản trị.Trong quá
trình thực hiện chiến lược cần phải thường xuyên tổ chức kiểm tra xem xét các chiến lược đó có
được tiến hành như dự định hay không? Có nhiều nguyên nhân khiến cho một chiến lược nào đó
không thể đạt được mục tiêu đề ra. Những nguyên nhân này do biến đổi về hoàn cảnh môi
trường hoặc do không thu hút được nguồn nhân lực. Do vậy cần thông qua các hệ thống thông
tin phản hồi và các biện pháp kiểm tra để theo dõi đánh giá việc thực hiện.
Tham khảo:
laodong.com.vn

pda.vietbao.vn

vietnamplus.vn

tinkinhte.com

lefaso.org.vn




×