Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

DSpace at VNU: Đánh giá biến động sử dụng đất phục vụ quản lý đất đai thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.15 KB, 6 trang )

Đánh giá biến động sử dụng đất phục vụ quản
lý đất đai thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
Nguyễn Thị Vân Thùy
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý đất đai; Mã số 60 85 01 03
Người hướng dẫn: PGS. TS Nhữ Thị Xuân
Năm bảo vệ: 2014

Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác sử dụng hợp lý đất đô thị. Điều tra,
thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu về
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội - những nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng đất của khu
vực nghiên cứu. Đánh giá thực trạng sử dụng đất của thị xã năm 2012, phân tích xu
thế biến động các loại hình sử dụng đất khu vực nghiên cứu giai đoạn 2005 - 2012. Đề
xuất định hướng và một số giải pháp sử dụng hợp lý đất đai của thị xã.
Keywords. Quản lý đất đai; Đất đô thị; Sử dụng đất.

Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, đất
đai còn là tư liệu sản xuất không gì thay thế được, nó có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và
phát triển của đất nước.
Đất đai cố định về diện tích, không gian… là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ
sở văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Cùng với thời gian và sự tác động của con người, đất đai có thể biến động theo chiều
hướng tốt hoặc xấu. Trong tình hình dân số nước ta tăng nhanh, nền kinh tế vận động theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa trên
khắp đất nước, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Những vấn đề trên đã kéo theo sự gia


tăng nhu cầu nhà ở, mở rộng giao thông, các khu công nghiệp làm cho giá cả đất đai ở khắp


nơi tăng liên tục, tình hình sử dụng đất đai biến đổi không thể kiểm soát được.
Nhất là trong những năm gần đây với cơ chế thị trường nền kinh tế của thành phố Hà
Nội nói chung, thị xã Sơn Tây nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, dẫn đến nhu
cầu sử dụng đất đai cho các mục đích khác nhau không ngừng thay đổi, tuy nhiên vấn đề đặt
ra là đất đai có hạn.
Để đáp ứng nhu cầu quản lý Nhà nước về đất đai, nắm lại hiện trạng sử dụng đất, tình
hình biến động đất đai, làm cơ sở khoa học cho công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đai trong những năm tới và đề xuất giải pháp và định hướng cho việc sử dụng hợp lý
và quản lý đất đai. Xuất phát từ lý do này, đề tài: “Đánh giá biến động sử dụng đất phục vụ
quản lý đất đai thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội” được lựa chọn để thực hiện.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2012, xác
định nguyên nhân và chiều hướng biến động, từ đó đề xuất định hướng sử dụng hợp lý và
quản lý đất đai.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác sử dụng hợp lý đất đô thị.
- Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội - những nhân tố ảnh hưởng tới sử
dụng đất của khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất của thị xã năm 2012, phân tích xu thế biến động các
loại hình sử dụng đất khu vực nghiên cứu giai đoạn 2005 - 2012.
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp sử dụng hợp lý đất đai của thị xã.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Phạm vi lãnh thổ: Thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.


- Phạm vi khoa học: Cơ sở khoa học đánh giá biến động sử dụng đất phục vụ quản lý
đất đai

- Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng đất đai trong giai đoạn 2005 - 2012
5. Các quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm lịch sử
Đối với một đơn vị đất đai, hướng sử dụng và khai thác tiềm năng trong đơn vị đất đai
đó được quy định bởi một quá trình sản xuất lâu dài của con người. Sự thay đổi hướng sử
dụng phụ thuộc vào sự phát triển của nhận thức, sự thay đổi thể chế chính trị, thay đổi quan hệ
và phương thức sản xuất, ...
Sự hình thành sử dụng đơn vị đất đai là kết quả tác động tương hỗ giữa các hợp phần
tự nhiên và con người theo thời gian và không gian. Việc nghiên cứu lịch sử phát triển sử
dụng đất đai khu vực nghiên cứu tạo cơ sở vững chắc cho mục tiêu cuối cùng của quá trình
nghiên cứu đánh giá thực trạng, biến động sử dụng đất phục vụ định hướng sử dụng hợp lý
lãnh thổ.
- Quan điểm hệ thống
Khi tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng và biến động sử dụng đất làm cơ sở cho
đề xuất định hướng quy hoạch sử dụng đất đai cần đặt lãnh thổ nghiên cứu trong một hệ thống
thống nhất và hoàn chỉnh cả về tự nhiên và xã hội. Các dạng tài nguyên thiên nhiên có trong
khu vực đều có sự tương tác lẫn nhau để tạo thành một hệ thống đầy đủ về cấu trúc và chức
năng. Giữa các thành phần và bộ phận cấu tạo nên hệ thống đều có những mối tương tác qua
lại qua các dòng vật chất, năng lượng và thông tin. Khi một thành phần hay bộ phận nào đó bị
tác động thì kéo theo sự thay đổi dây chuyền của các thành phần khác.
- Quan điểm tổng hợp
Theo quan điểm tổng hợp, phải nghiên cứu đất đai trong mối liên hệ chặt chẽ với các
yếu tố khác trong lãnh thổ, đó là các yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật và
các tác động của con người. Thường trong tư liệu về cơ sở lý luận của khoa học địa lý, tính
tổng hợp được xem xét dưới hai góc độ khác nhau:
+ Tổng hợp với nghĩa là nghiên cứu đồng bộ, toàn diện về điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên nhiên với quy luật phân hoá của chúng cũng như mối quan hệ
tương tác lẫn nhau giữa các hợp phần của tổng thể địa lý.



+ Tổng hợp là sự kết hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ
và toàn diện các yếu tố hợp phần của tổng thể lãnh thổ tự nhiên, đồng thời phát hiện
và xác định những đặc điểm đặc thù của các thể tổng hợp lãnh thổ địa lý.
- Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm phát triển bền vững hiện nay đã trở thành phổ biến và áp dụng rộng rãi
trong tất cả các hoạt động của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong khai thác sử dụng tài
nguyên và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững được xác định ngay từ khi bắt đầu tiến
hành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với bảo vệ
môi trường để đảm bảo rằng việc khai thác tài nguyên và phát triển sản xuất đó đáp ứng cho
nhu cầu phát triển kinh tế của hiện tại mà vẫn đảm bảo cho thế hệ tương lai. Do đó, trong đề
xuất định hướng quy hoạch sử dụng đất cần phải cân nhắc, phân tích một cách tổng hợp, toàn
diện các đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên trên quan điểm lịch sử, hệ thống, tổng hợp với các
mục đích phát triển kinh tế - xã hội gắn liền bảo vệ môi trường.
6. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu: Nhằm thu thập các tài liệu,
số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các số liệu thống kê về diện tích các loại đất để
phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất đai thị xã Sơn Tây.
- Phương pháp thống kê, so sánh: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến
hành thống kê, so sánh số liệu qua các năm để thấy được sự biến động, thay đổi về cơ cấu các
loại đất.
- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Từ số liệu thu thập được và hiện trạng sử
dụng đất tiến hành phân tích làm rõ những tồn tại, những điểm chưa hợp lý trong sử dụng đất
của thị xã.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn, cán bộ địa
phương về các giải pháp sử dụng hợp lý đất đô thị và định hướng phát triển quỹ đất của thị xã.
- Phương pháp bản đồ và GIS: Phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm thời gian và
kinh phí trong nghiên cứu, dùng để trình bày và biên tâp bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản
đồ biến động sử dụng đất khu vực nghiên cứu.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận đánh giá biến động sử dụng đất phục vụ quản lý đất đai.


Chương 2: Đánh giá thực trạng sử dụng đất thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
Chương 3: Đánh giá biến động sử dụng đất và đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất
đai thị xã Sơn Tây

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), thông tư số 08/2007/TT-BTNMT, ngày 02
tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất
đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 07
tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy định về thành lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17
tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy định về kí hiệu
bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02
tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết việc lập, điều
chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Đào Xuân Bái (2005), Hệ thống hồ sơ địa chính, trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. PGS. TS. Trần Văn Tuấn - Tập bài giảng “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất”.
7. PGS. TS. Trần Quốc Bình, Tập bài giảng hệ thông tin đất đai (LIS), trường Đại học
Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật đất đai 2003.
9. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2020 định hướng đến năm 2030 của thị xã Sơn Tây
10. Uỷ ban nhân dân thị xã Sơn Tây, Các tài liệu, số liệu thống kê, kiểm kê của uỷ ban

nhân dân thị xã Sơn Tây.
11. Uỷ ban nhân dân thị xã Sơn Tây, Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010 của thị xã
Sơn Tây.




×