Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.34 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

VŨ THẾ HÙNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 60.34.04.03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. CHU XUÂN KHÁNH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của TS. Chu Xuân Khánh, các số liệu trình bày trong luận văn này
đều có luận chứng rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của luận văn
chưa hề được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Tác giả luận văn

VŨ THẾ HÙNG

i




LỜI CẢM ƠN
Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Học nữa, học mãi” để chúng
ta thấy được tầm quan trọng của kiến thức là bao la và vô tận. Mà kiến thức
chúng ta có được là từ các thầy cô đã truyền đạt và giảng dạy cho chúng ta.
Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường, tôi đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm cũng như giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể để hoàn
thiện luận văn của mình:
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới TS. Chu Xuân
Khánh, là thầy giáo hướng dẫn khoa học cho tôi, sự quan tâm giúp đỡ tận tình
của thầy đã giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đến

an giám đốc Học viện, cô giáo chủ

nhiệm cùng các thầy cô đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các anh chị chuyên viên phòng văn hóa và
thông tin huyện Tĩnh Gia và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi
hoàn thành tốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn này.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH
LỊCH SỬ - VĂN HÓA .................................................................................... 8
1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 8
1.1.1. Di sản văn hóa Việt Nam ........................................................................ 8
1.1.2. Di tích lịch sử - văn hóa .......................................................................... 8
1.1.3. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa ...................................... 11
1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa .............. 12
1.2.1. Xuất phát từ vai trò, giá trị của di tích lịch sử - văn hóa ...................... 12
1.2.2. Thách thức của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập ............................ 13
1.2.3. Từ thực trạng của quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa .......... 15
1.2.4. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý .................................................... 17
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa.......................... 18
1.3.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển, bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử – văn hóa ................................... 18
1.3.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy định pháp luật về các di
tích lịch sử – văn hóa....................................................................................... 19
1.3.3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di
tích lịch sử – văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di tích
lịch sử – văn hóa.............................................................................................. 19

iii


1.3.4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ chuyên môn về quản lý văn hóa- xã hội .............................................. 23
1.3.5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị
của di tích lịch sử – văn hóa ............................................................................ 24
1.3.6. Tổ chức, chỉ đạo công tác khen thưởng trong việc bảo vệ và phát triển

các giá trị lịch sử - văn hóa của di tích lịch sử – văn hóa ............................... 24
1.3.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại tố
cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tổ chức ở di tích lịch sử – văn hóa ........... 25
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa ở một số địa
phương khác .................................................................................................... 26
1.4.1. inh nghiệm quản nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa của một số .. 26
1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tĩnh Gia................................... 30
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 31
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH
LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH
THANH HÓA ................................................................................................ 32
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn
hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa .......................................... 32
2.1.1. iều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và truyền thống văn hóa .............. 32
2.1.2. Thực trạng hệ thống di tích Lịch sử - Văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh
Gia ................................................................................................................... 35
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa
bàn huyện Tĩnh Gia ......................................................................................... 41
2.2.1. Xây dựng chỉ đạo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển sự
nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn huyện
......................................................................................................................... 41

iv


2.2.2. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy các giá trị di tích
lịch sử – văn hóa; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về di tích lịch sử
– văn hóa ......................................................................................................... 41
2.2.3. Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ nhằm giữ gìn và phát huy
giá trị các di tích .............................................................................................. 45

2.2.4. Lập kế hoạch và huy động, sử dụng nguồn lực cho công tác bảo tồn các
di tích lịch sử - văn hóa ................................................................................... 47
2.2.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố
cáo về di tích lịch sử - văn hóa ........................................................................ 49
2.2.6.

ào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về quản lý di tích lịch

sử - văn hóa ..................................................................................................... 50
2.2.7. an hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy định pháp luật về các di
tích lịch sử – văn hóa....................................................................................... 51
2.3. ánh giá chung ........................................................................................ 53
2.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 53
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................ 58
2.3.3. Các vấn đề đặt ra từ thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn
hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia ..................................................................... 61
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 64
CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG
CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN
HÓATRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA ......... 65
3.1. Quan điểm tăng cường quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên
địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa ........................................................ 65
3.1.1. Thống nhất quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn
huyện ............................................................................................................... 66

v


3.1.2. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa phải bảo tồn và phát huy
được các giá trị di tích trên địa bàn huyện, phải đàm bảo tính trung thực, tính

nguyên gốc của các di tích .............................................................................. 67
3.1.3. Quản lý nhà nước về các di tích lịch sử – văn hóa phải bảo tồn và phát
huy được giá trị các di tích gắn với cộng đồng, vì cộng đồng ........................ 67
3.1.4. Quản lý nhà nước về các di tích lịch sử – văn hóa phải bảo tồn, phát
huy được các giá trị của các di tích gắn với sự phát triển kinh tế xã hội của địa
phương ............................................................................................................. 68
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên
địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa ........................................................ 69
3.2.1. Xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, giữ gìn và phát huy
giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện ................................... 69
3.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về di tích
lịch sử – văn hóa.............................................................................................. 70
3.2.3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị các di tích;
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa trên địa bàn
huyện ............................................................................................................... 71
3.2.4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác quản lý các di tích lịch sử – văn hóa
trên địa bàn huyện ........................................................................................... 73
3.2.5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ, gìn giữ, phát huy
giá trị di tích trên địa bàn huyện ..................................................................... 74
3.2.6.

y mạnh công tác thi đua, khen thưởng tạo động lực nâng cao chất

lượng quản lý các di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn huyện ...................... 75
3.2.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và xử lỷ vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về các di tích lịch sử –
văn hóa trên địa bàn huyện.............................................................................. 76
vi



3.3. Kiến nghị .................................................................................................. 76
3.3.1. Với Trung ương và tỉnh Thanh Hóa...................................................... 76
3.3.2. Với y ban nhân dân huyện Tĩnh Gia .................................................. 77
TIỂU

ẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................... 79

KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 82

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Bộ VH, TT&DL

:

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

BQL

:

Ban quản lý

CNH, H H


:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DSVH

:

Di sản văn hóa

H ND

:

Hội đồng nhân dân

Sở VH - TT

:

Sở Văn hóa - Thông tin

UBND

:

y ban nhân dân

viii



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.2. Thống kê vốn ngân sách huyện cấp cho các dự án đầu tư liên quan
đến Di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia ............................... 48
Bảng 2.3. Thống kê nguồn vốn xã hội hóa cho các dự án đầu tư liên quan đến
Di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia ...................................... 49

ix


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Di tích lịch sử - văn hóa là những tài sản vô giá của quốc gia, là di sản
văn hóa vật thể, mang trong mình rất nhiều giá trị vượt không gian và thời
gian. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử như chiến tranh, loạn lạc, động đất, lũ
lụt, hay thiên tai… nhiều công trình có giá trị lịch sử còn bị phá hoại, tàn phá
bởi bàn tay của con người. Do vậy, đòi hỏi phải có công tác quản lý nhà nước
đối với các di tích lịch sử - văn hóa. Trong quá trình hội nhập và phát triển ở
Việt Nam hiện nay cũng như trên thế giới thì đều chú ý khai thác thế mạnh
vốn có của mình để phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình khai thác giá trị của
các di tích lịch sử - văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội phải cần đến công
tác quản lý nhà nước về các di tích này.

ảng và Nhà nước ta đã có chủ

trương, chính sách phát triển văn hóa, bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị của
di tích lịch sử - văn hóa quốc gia vì lợi ích chung của xã hội. Nghị quyết hội
nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương ảng (khóa VIII) về “Xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Nghị
quyết


ại hội lần thứ X của

ảng là những quan điểm chỉ đạo và được quán

triệt trong chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 theo Quyết định số
581/Q -TTg ngày 06/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Coi trọng và gắn
văn hóa với phát triển, coi văn hóa là nhân tố đảm bảo cho sự phát triển kinh
tế - xã hội bền vững. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể là nền tảng để hun
đúc nên bản sắc văn hóa và hệ giá trị của văn hóa dân tộc, là một nguồn lực
để phát triển cả về kinh tế và văn hóa tinh thần.
Di tích lịch sử - văn hóa là một phần quan trọng của di sản văn hóa, là
tài sản quý của dân tộc, thể hiện giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, kiến trúc
nghệ thuật qua từng thời kỳ của lịch sử. Di tích lịch sử - văn hóa chính là
những truyền đạt của thế hệ trước cho các thế hệ sau những tinh hoa văn hóa

1


của dân tộc có cả về tín ngưỡng, tâm linh. Do vậy, bảo tồn, phát huy giá trị di
tích lịch sử - văn hóa dân tộc không chỉ là nhiệm vụ riêng của những người
làm công tác văn hóa, mà là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, của
toàn xã hội, là trách nhiệm của mỗi người con đối với quê hương mình sinh
ra, đối với cả dân tộc.
Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, iện
đại óa. Điều này sẽ tạo ra những thuận lợi và khó khăn cho vấn đề quản lý
hệ thống di sản văn hóa của cả nước nói chung và huyện Tĩnh Gia nói
riêng. Mặc dù vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa luôn
được các cấp các ngành quan tâm và đã đạt được nhiều kết quả tốt. Tuy
nhiên, trước thực trạng xã hội đang ngày càng phát triển không ngừng,

nhiều giá trị mới sẽ dần thay thế các giá trị xưa cũ đã đặt ra không ít khó
khăn cho vấn đề quản lý nhà nước về các di tích lịch sử - văn hóa trên địa
bàn huyện Tĩnh Gia như: hiện tượng các di tích bị lấn chiếm bởi người dân
và các cơ sở kinh doanh, vi phạm diễn ra khá phổ biến, sử dụng diện tích
đất của các di tích để xây dựng các công trình với mục đích khác nhau.
ồng thời, thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa
bàn huyện còn có những bất cập và hạn chế trong việc bảo vệ, giữ gìn các
di tích. Việc tôn tạo, giữ gìn, bảo vệ, phát huy những giá trị của các di tích
lịch sử – văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa nói riêng,
cả nước nói chung đang là một nhiệm vụ cấp bách của các cấp chính quyền
trong đó có hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
Vì vậy, học viên chọn đề tài: “ uản
s - v n óa tr n đ a

n uyện

n

n

nước về c c i t c

c

ia làm luận văn thạc sĩ chuyên

ngành quản lý công, mã số 60 34 04 03.

2



2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu, bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa cũng như khai thác
tiềm năng của các di tích là vấn đề đã được các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu nhiều dưới nhiều giác độ: lịch sử, chính trị, văn hóa, kiến trúc,
quản lý công…Trong luận văn này, học viên chỉ tổng quan một số công trình
khoa học đã được công bố có liên quan đến đề tài luận văn.
- Hoàng Vinh, Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa
dân tộc, 1997. Nxb. Chính trị Quốc gia. Trên cơ sở những quan niệm di sản
văn hóa của quốc tế và Việt Nam, tác giả đưa ra một hệ thống lý luận về di
sản văn hóa.
- Tác giả Lê Văn Tuấn (2007), “nghiên cứu tiềm năng và định hướng
khai thác các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Trị phục vụ và phát triển
hoạt động du lịch”. Luận văn thạc sỹ

ịa lý,

ại học sư phạm Luận văn đã

phân tích tiềm năng các di tích lịch sử - văn hóa, và đưa ra định hướng khai
thác các di tích lịch sử - văn hóa phục vụ hoạt động phát triển du lịch. Tuy
nhiên tác giả không chú trọng vai trò quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị.
- Công trình luận văn thạc sỹ địa lý ại học sư phạm của tác giả Hoàng
Trọng Tuân (2008), “ ịnh hướng khai thác các di tích lịch sử phục vụ phát
triển du lịch ở Thừa Thiên Huế”. Tác giả đã xác định một số phương pháp
thích hợp trong nghiên cứu, đánh giá về hệ thống di tích lịch sử phục vụ phát
triển du lịch ở Thừa Thiên Huế, xác định những tồn tại và nguyên nhân trong
thực trạng khai thác các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở
cho việc xây dựng định hướng khai thác giá trị du lịch của các di tích lịch sử,
tuy nhiên tác giả chưa đề cập đến vai trò quản lý nhà nước đối với hệ thống di

tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

3


- Năm 2010, Viện khoa học Xã hội Việt Nam viện phát triển bền vững
vùng Trung bộ xuất bản công trình Dư địa chí huyện Tĩnh gia, đồng biên soạn
PGS.TS Nguyễn Văn Nhật, PSG.TS Võ im Cương, TS. Nguyễn Ngọc Mão,
TS. Hà Mạnh Khoa. Công trình giới thiệu rất về vùng đất huyện Tĩnh Gia từ
thời cận đại đến thời đại hiện nay.
-

ề án: “Tăng cường công tác quản lý nhà nước và phát huy giá trị di

tích lịch sử -văn hóa, cách mạng, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện
Tĩnh Gia giai đoạn 2016 -2020” ( y ban nhân dân huyện Tĩnh Gia tháng
12/2015).
- Ngày 28/12/2016 Tạp chí công nghiệp và tiêu dùng đăng bài huyện
Tĩnh Gia: “Phát huy giá trị các di tích và danh thắng gắn với phát triển du lịch
bền vững của tác giả inh t có một cái nhìn rất tổng quát về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia”.
Các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến di sản văn hóa, di tích
lịch sử – văn hóa dưới nhiều giác độ: lịch sử, văn hóa, kinh tế ở một số địa b
phương. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu ở giác độ
khoa học quản lý công về di tích lịch sử – văn hóa trên một địa bàn cụ thể như
trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

ể thực hiện luận văn, tác đã

nghiên cứu và kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình
khoa học đã được công bố có liên quan.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu lý luận và thực tiễn để
đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về di tích lịch
sử - văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn bao gồm các nhiệm vụ sau:

4


- Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn
hóa quốc gia.
-Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên
địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
- ề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn
hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
ối tượng nghiên cứu trong luận văn là hoạt động Quản lý nhà nước về
di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu trong luận văn bao gồm:
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn một huyện.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: huyện Tĩnh Gia.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: số liệu từ năm 2010 đến 2015. Thực
hiện theo nghị quyết về “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về các di
tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn
2010 đến 2015” của y ban nhân dân huyện Tĩnh Gia (tháng 2/2010
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ
trương của ảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Văn hóa, di sản văn
hóa.

5


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu để thực hiện các mục tiêu đề ra, đề tài sử
dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, thu thập các nguồn tư liệu, các nghiên cứu về
công tác quản lý, bảo tồn và phát triển các lễ hội văn hóa truyền thống của các
địa phương trong nước và huyện Tĩnh Gia.
- Phương pháp điều tra xã hội học bằng hình thức phiếu điều tra và
phương pháp thực địa, phỏng vấn nhanh trực tiếp các đối tượng tham gia vào
hoạt động lễ hội, các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề quản lý lễ hội trên
địa bàn huyện.
- Phương pháp đối sánh: so sánh, đánh giá những hoạt động liên quan
đến việc quản lý lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện Tĩnh Gia với
các địa phương khác trong cả nước… nhằm đúc kết kinh nghiệm cho việc
thực hiện đề tài nghiên cứu.
Bên cạnh đó đề tài còn được thực hiện bằng việc sử dụng các phương
pháp nghiên cứu liên quan khác như: Phương pháp thống kê; phương pháp
phân tích, tổng hợp; phương pháp diễn dịch, quy nạp…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Tập hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch
sử - văn hóa.

6.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà
nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị các di
tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

6


7. Kết c u của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận và danh mục tài liệu tham khảo nội
dung chính của luận văn bao gồm 3 Chương:
- C ương 1: Cơ sở khoa học quản

n

nước về di tích l ch s - v n

- C ương 2:

nước về di tích l ch s - v n óa

hóa.
tr n đ a bàn huyện

ực trạng quản
n

n

ia, tỉnh Thanh Hóa.


- C ương 3: P ương ướng và giải p p t ng cường quản
về di tích l ch s - v n óa tr n đ a bàn huyện

7

n

n

ia, tỉnh Thanh Hóa.

nước


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Di sản văn hóa Việt Nam
- Di sản v n óa Việt Nam
Là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam bao gồm di sản
văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, là sản ph m tinh thần, vật chất
có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ
khác ở Việt Nam.
- Di sản v n óa vật thể
Là sản ph m vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- Di sản văn hóa phi vật thể
Là các sản ph m tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được

lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết và được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề,
trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác.
1.1.2. Di tích lịch sử - văn hóa
Di tích lịch sử - văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách
quan, trong đó có chứa đụng các điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân
con người trong lịch sử sáng tạo ra. Di tích lịch sử - văn hóa là những dấu
tích, dấu vết hoạt động của con người trong quá khứ, di tích là những gì còn
lại so với thời gian, những thông tin trực tiếp từ di tích lịch sử - văn hóa quốc
gia và sử liệu từ các di vật có trong di tích góp phần nghiên cứu lịch sử, văn
hóa của dân tộc Việt Nam. Chúng ta có thể nhận biết kiến trúc của các di tích
lịch sử - văn hóa trải qua các thời đại thông qua các dấu tích, di vật còn sót

8


lại. Ví dụ, chúng ta có thể biết được kiến trúc các ngôi đình làng đa dạng ở
khu vực đồng bằng sông Hồng thay đổi qua các thời kỳ, dựa vào dấu tích còn
lại của kiến trúc đình làng người ta có thể suy ra niên đại của các ngôi đình,
chẳng hạn như những ngôi đình có niên đại trước sớm hơn thường có ván sàn
đình những ngôi đình có niên đại sau muộn hơn thường không có ván sàn
đình. Di vật được bảo lưu ở các di tích, là nguồn sử liệu trực tiếp mang lại
nhiều thông tin thú vị cho các nhà nghiên cứu trên các lĩnh vực khác nhau như
tôn giáo, địa lý, lịch sử, thông qua di vật ở di tích như quả chuông được đúc
năm nào hay nội dung văn bia có thể suy ra niên đại khởi dựng hoặc trùng tu
lại ngôi chùa, xem qua tượng thờ, nghệ thuật chạm khắc thông tin cho chúng
ta biết được sự xuất hiện của tín ngưỡng dân gian khác nhau qua các thời kỳ.
Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia là một bộ phận quan trọng của di sản
văn hóa dân tộc, là nguồn sử liệu trực tiếp cho ta những thông tin quan trọng
để khôi phục những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
Thuộc di sản văn hóa vật thể, là sản ph m vật chất có giá trị lịch sử,

văn hóa, khoa học, di tích lịch sử- văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm
và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình địa điểm có giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học.
Di tích là dấu tích, công trình xây dựng, là bằng chứng của sự tiến hóa
hay biến cố về lịch sử, có ý nghĩa về văn hóa; di tích là cổ vật bất động sản, là
di sản văn hóa vật thể. Di tích lịch sử - văn hóa nói chung do nhân dân tạo ra,
là kết quả của hoạt động sáng tạo văn hóa bao gồm cả vật chất và tinh thần,
một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa dân tộc. Tiềm n trong mỗi di tích
lịch sử - văn hóa quốc gia có những giá trị cao, cả về mặt văn hóa và về mặt
kinh tế, những yếu tố hấp dẫn rất lớn không thể thiếu để góp phần vào việc
giữ gìn bản sắc độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam.

9


Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau:
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu
biểu của quốc gia hoặc địa phương.
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của các
anh hùng dân tộc, doanh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự
phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử.
- ịa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu.
- Công tình kiến trúc nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc
đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn
phát triển kiến trúc nghệ thuật.
Di tích lịch sử - văn hóa là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:
- Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan
trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, doanh nhân, nhà hoạt động
chính trị, văn hóa nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối
với tiến trình lịch sử của dân tộc.

- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến
trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm có giá trị tiêu biểu trong các giai
đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam.
-

ịa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển

văn hóa khảo cổ.
- Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh
quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên
nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, và hệ
sinh thái dặc thù.
Di tích lịch sử - văn hóa được phân loại như sau:
- Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia
- Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

10


- Di tích lịch sử văn hóa cấp huyện
- Di tích lịch sử văn hóa cấp xã
1.1.3. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa
- “Quản lý” là thuật ngữ được sử dụng để chỉ “sự tác động có kế hoạch,
sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn, kiểm tra của các chủ thể
quản lý (cá nhân hay tổ chức) đối với các quá trình xã hội và hoạt động của
con người, để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đề ra
của tổ chức và đúng ý chí của nhà quản lý, với chi phí thấp nhất.
Quản lý là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi con người hoạt động tập
thể, là sự tác động của chủ thể quản lý vào khách thể nhằm thực hiện các mục
tiêu chung của tổ chức, quản lý là một yếu tố hết sức quan trọng không thể

thiếu trong đời sống xã hội, xã hội phát triển càng cao thì vai trò của quản lý
càng lớn và nội dung càng phức tạp.
- “Quản lý nhà nước” là thuật ngữ chỉ sự tác động của các chủ thể mang
tính quyền lực nhà nước, bằng nhiều biện pháp, tới các đối tượng quản lý nhằm
thực hiện những chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở các
quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước.
Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động khách
quan nảy sinh khi cần có nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung. Quản lý
diễn ra ở mọi tổ chức, từ phạm vi nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp.
Trình độ xã hội hóa càng cao thì yêu cầu quản lý và vai trò của quản lý ngày
càng tăng lên. Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang
tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của con
người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ
máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người,
duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.

11


Quản lý nhà nước về văn hóa là thông qua những giải pháp về pháp luật,
thể chế, chính sách, kế hoạch… của nhà nước để quản lý các giá trị vật chất và
tinh thần, quản lý những hoạt động văn hóa theo đúng đường lối chủ trương
của ảng đồng thời đảm bảo quyền tự do dân chủ trong hoạt động và sáng tạo
văn hóa, xác lập vai trò, vị trí của văn hóa trong sự phát triển của dân tộc.
Quản

n

nước về di tích l ch s - v n óa


ướng tr n cơ sở quyền
nước tới
n

sự t c động có đ nh

n p p c a ệ t ống cơ quan

n vi, oạt động c a c n n o c t c

n c n n

c trong n vực v n óa

c ti u bảo vệ, giữ gìn di sản, các di tích l ch s - v n óa v

c o

giá tr các di sản, di tích l ch s - v n óa được phát huy theo chiều ướng
tích cực p

c v p t triển in t –

tin t n c a n n

ội, đ p ng n u c u về vật c ất v

n.

1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa

1.2.1. Xuất phát từ vai trò, giá trị của di tích lịch sử - văn hóa
Nước Việt Nam trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước,
những trang sử hào hùng của dân tộc được ghi lại qua nhiều loại hình sử liệu
khác nhau: di tích - di vật, hình ảnh, chữ viết, ngôn ngữ truyền miệng. Trong số
những nguồn sử liệu ấy thì di tích lịch sử - văn hóa đóng vai trò như một nguồn
sử liệu vật chất quan trọng nhất. Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia cho chúng ta
những thông tin trực tiếp về hoạt động của con người trong quá khứ và giúp cho
các nhà nghiên cứu lịch sử có những bằng chúng cụ thể để khẳng định sự có mặt
của cộng đồng dân cư đã sống và tồn tại trên mảnh đất này.
Ngày nay có nhiều di tích đã và đang được bảo vệ, giữ gìn và phát huy
giá trị đúng mức nhưng cũng có không ít những di tích lịch sử - văn hóa quốc
gia như bị bỏ quên, đang xuống cấp hoặc đang bị xâm hại nghiêm trọng và đã
bị khai thác sử dụng quá mức. Chúng ta cần quan tâm, chú ý hành động chung
tay góp sức bảo vệ, gìn giữ những tài sản vô giá mà cha ông chúng ta đã để lại

12


qua nhiều thế kỷ.
Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, di tích lịch sử - văn hóa
được chia thành: Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu
của địa phương, do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di
tích Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc
gia do Bộ trưởng ộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích
cấp quốc gia; Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị
đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, do Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng
di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đặc biệt.
Việt Nam là một quốc gia có lịch sử lâu đời với những trang sử chói
lọi trong cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước, giành độc lập dân tộc. Trong
suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, các thế hệ trước đã để lại cho

chúng ta kho tàng di sản văn hóa vô cùng quý giá, được lưu giữ lại ở các di
tích lịch sử - văn hóa với nhiều giá trị. Việc bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử
- văn hóa quốc gia để lưu truyền lại cho muôn đời sau là một việc quan trọng
và cần thiết. Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 đã xác định: “ ảo
tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là nhiệm vụ then chốt của Chiến lược
phát triển văn hóa”.
1.2.2. Thách thức của cơ ch thị trư ng và quá tr nh h i nhập
Nước ta một nước đang phát triển, lại bị chiến tranh kéo dài tàn phá
nặng nề, nên sau khi giành được độc lập, thống nhất đất nước, ưu tiên hàng
đầu của Nhà nước và nhân dân là phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Tuy
nhiên, tập trung phát triển kinh tế trong khi chưa xây dựng hoàn thành hành
lang pháp lý về bảo vệ di sản văn hóa đồng thời ý thức chấp hành pháp luật và
nhận thức cộng đồng về bảo tồn di sản văn hóa trong phát triển chưa đầy đủ
rất dễ dẫn đến tình trạng phát triển không bền vững. Hơn nữa di sản văn hóa
vật thể của Việt Nam phần lớn làm bằng chất liệu hữu cơ, lại bị thiên tai và

13


địch họa tàn phá, sự tác động của phát triển dân số, kinh tế, do nhu cầu khai
thác, xây dựng và sản xuất ngày càng tăng.

ó là những nguy cơ hiện hữu

đ y di sản văn hóa đến với những cơ hội và thách thức lớn lao. Những sức ép
do sự tác động tiêu cực của sự phát triển cộng với sự xuống cấp hàng loạt của
di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, nhận thức chung của cộng
đồng về bảo vệ di sản, di tích vẫn còn bị hạn chế so với nhu cầu phát triển
kinh tế phục vụ đời sống hàng ngày. Chính vì vậy, di sản, di tích lịch sử - văn
hóa của nước ta đã và đang chịu tác động ngày càng nhanh chóng của sự biến

đổi môi trường tự nhiên và xã hội.
Giai đoạn hiện nay, những thách thức đối với quản lý nhà nước về di sản
văn hóa nói chung và di tích lịch sử - văn hóa quốc gia nói riêng chủ yếu gồm:
Một là, trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa tạo cơ hội để chúng ta
tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới, tuy nhiên cũng nảy sinh những nguy
cơ về sự thay đổi quan niệm sống, lối sống khác thâm nhập tác động tiêu cực
đến giá trị văn hóa truyền thống;
Hai là, đặc tính thương mại trong văn hóa nếu không được kiểm soát chặt
chẽ dễ bị chi phối bởi yếu tố thị trường, làm thay đổi chức năng của văn hóa;
a là, hoạt động quản lý văn hóa nói chung chưa gắn kết với thực tiễn
trên mọi phương diện do trình độ quản lý còn lạc hậu, yếu kém;
ốn là, khoảng cách đời sống văn hóa ở các vùng miền còn cách xa nhau;
Năm là, dữ liệu cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách làm căn cứ
để đưa ra những quyết sách đúng đắn vì những số liệu liên quan để đánh giá
cần phải điều tra xã hội học, mất nhiều thời gian và chi phí.
Muốn phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình xây dựng
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo giữ gìn, phát
huy những nhân tố tích cực của văn hóa truyền thống thấm sâu vào lĩnh vực
kinh tế, kinh doanh, để kinh tế - xã hội có những bước phát triển bền vững thì

14


quản lý nhà nước cần phải có những chính sách và giải pháp đúng đắn cùng
với sự nỗ lực chung của toàn xã hội.
1. . . Từ thực trạng của quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa
- Những thành tựu đạt được từ thực trạng của quản lý nhà nước
Nhiều di tích lịch sử - văn hóa bị các yếu tố tự nhiên và xã hội tàn phá
nhưng với truyền thống văn hóa dân tộc, trên nền móng cũ của nhiều công
trình như những ngôi đình thờ thành hoàng làng, ngôi chùa thờ được phục

dựng.
ền thờ những người có công với dân với nước được phục hồi để bảo
tồn giữ gìn và phát huy các giá trị tinh thần truyền thống văn hóa của dân tộc
xu thế toàn cầu hóa kinh tế là tất yếu, trong tiến trình phát triển mạnh mẽ và
đầy biến động, nhiều giá trị mới sinh ra cùng với sự mất đi của một số giá trị
truyền thống, vì vậy cần phải tăng quản lý nhà nước để bảo tồn các giá trị
truyền thống và phát hiện, giữ gìn các giá trị mới.
Tăng cường hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cập
nhật cùng với sự phát triển chung của thế giới vì lợi ích, sự phát triển của
quốc gia, dân tộc, phát huy hiệu lực, hiệu quả trong thực tiễn và tăng cường
hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy để quản lý bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá
trị các di tích lịch sử - văn hóa.
Việc bảo tồn được các di tích lịch sử – văn hóa tại địa phương cũng
góp phần đáng kể vào quá trình phát triển du lịch, mang lại nhiều nguồn lợi
kinh tế cho địa phương.
- ên cạnh những thành tựu thì cũng có rất nhiều những hạn chế:
Thứ nhất là, do quá trình hội nhập kinh tế, những giá trị mới dần thay
thế những giá trị xưa cũ, vấn đề này đặt ra nhiều thách thức trong công tác
quản lý nhà nước về các di tích lịch sử – văn hóa, như việc trang phục cuả
khách tham quan đến các di tích, việc tham quan các di tích còn gắn với các

15


×