Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ THANH HƢỜNG

THỰC THI CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI
NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ THANH HƢỜNG

THỰC THI CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI
NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Chuyên ngành: Chính sách công


Mã số: 60 34 04 02

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS. VŨ TRỌNG HÁCH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng cá nhân tôi.
Các số liệu, kết quả đƣợc sử dụng minh họa trong luận văn này là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà nội, ngày tháng 03 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Thanh Hƣờng


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban
Giám đốc, các Thầy, Cô của Học viện Hành chính quốc gia - những ngƣời đã
dành thời gian quý báu để truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm giúp tác giả nâng
cao nhận thức và khả năng ứng dụng vào thực tiễn công việc. Xin cảm ơn Lãnh
đạo Khoa Sau đại học và toàn thể cán bộ, nhân viên của Khoa, cũng nhƣ của
Học viện Hành chính quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong
thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành chƣơng trình cao học.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS. Vũ
Trọng Hách vì sự tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên Văn phòng Quận

ủy, UBND quận, Phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội quận Nam Từ Liêm
đã nhiệt tình cung cấp số liệu, tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện chia sẻ, khích lệ, giúp đỡ tác giả trong
suốt quá trình học tập, công tác, nghiên cứu khoa học và hoàn thành Luận văn.
Với những cố gắng của bản thân, song kinh nghiệm và khả năng còn hạn
chế nên Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc ý
kiến đóng góp của các Thầy, Cô, bạn bè, đồng nghiệp cùng độc giả để giúp đỡ
tác giả có điều kiện hoàn thiện hơn nữa.
Hà nội, ngày tháng 03 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Thanh Hƣờng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH
ƢU ĐÃI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG .......................................... 9
1.1. Những khái niệm cơ bản ............................................................................ 9
1.1.1 Khái niệm về chính sách .......................................................................... 9
1.1.2. Khái niệm về chính sách công .............................................................. 10
1.1.3. Khái niệm về thực thi chính sách công ................................................. 11
1.1.4. Khái niệm chính sách ƣu đãi ................................................................. 11
1.1.5. Khái niệm ngƣời có công với cách mạng ............................................. 12
1.1.6. Khái niệm chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng ................ 13
1.1.7 . Khái niệm thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng .. 14
1.2. Nội dung, quy trình và vai trò thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có công
với cách mạng ................................................................................................. 15

1.2.1. Nội dung thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng..... 15
1.2.2. Quy trình thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng ... 21
1.2.3. Vai trò thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng ........ 24
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có công với
cách mạng ........................................................................................................ 27
1.3.1. Vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc đối với việc thực
hiện chính sách ngƣời có công với cách mạng ............................................... 27
1.3.2. Thể chế pháp luật và chính sách của Nhà nƣớc về ƣu đãi ngƣời có công
với cách mạng ................................................................................................. 28
1.3.3. Điều kiện tài chính và cơ sở vật chất để đảm bảo thực hiện chính sách
ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng .............................................................. 28
1.3.4. Phong tục tập quán ................................................................................ 28


1.3.5. Năng lực thực thi của cán bộ, công chức (CBCC)................................ 29
1.4. Bài học kinh nghiệm về thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có công với
cách mạng ........................................................................................................ 35
1.4.1. Kinh nghiệm ở một số địa phƣơng trong nƣớc đối với thực thi chính
sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng ...................................................... 35
1.4.2. Bài học kinh nghiệm trong thực thi chính sách ngƣời có công với cách
mạng ................................................................................................................ 37
Tiểu kết Chƣơng 1 ........................................................................................... 39
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI NGƢỜI
CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................... 40
2.1. Khái quát về quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội .............................. 40
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 40
2.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội......................................................... 41
2.2. Phân tích thực trạng thực thi chính sách ƣu đãi của Đảng và Nhà nƣớc đối
với ngƣời có công với cách mạng ................................................................... 44

2.2.1. Tình hình về đối tƣợng ngƣời có công với cách mạng của quận Nam Từ
Liêm................................................................................................................. 44
2.2.2. Thực trạng và kết quả thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có công với
cách mạng tại quận Nam Từ Liêm .................................................................. 45
2.3. Đánh giá việc thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng
trên địa bàn quận Nam Từ Liêm ..................................................................... 51
2.3.1. Ƣu điểm và nguyên nhân ...................................................................... 51
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 53
Tiểu kết Chƣơng 2 ........................................................................................... 63
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC THI CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI NGƢỜI CÓ CÔNG

VỚI CÁCH


MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ
NỘI .................................................................................................................. 64
3.1. Phƣơng hƣớng thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách
mạng ................................................................................................................ 64
3.1.1. Nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị đối với ngƣời có công ...... 64
3.1.2. Duy trì và đẩy mạnh công tác chăm sóc ngƣời có công với cách mạng,
gắn với đổi mới hoạt động đền ơn đáp nghĩa .................................................. 65
3.1.3. Cải cách hành chính, tập trung vào đơn giản hóa thủ tục xác nhận trên
cơ sở làm rõ trách nhiệm cơ quan, đơn vị, thủ trƣởng .................................... 66
3.1.4. Phát huy vài trò của phƣờng đối với công tác thƣơng binh liệt sĩ và
ngƣời có công với cách mạng ......................................................................... 68
3.1.5. Đẩy mạnh và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội các cấp
đối với công tác chăm sóc ngƣời có công với cách mạng .............................. 69
3.2. Những giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời
có công với cách mạng tại quận Nam Từ Liêm .............................................. 69

3.2.1. Giải pháp chung .................................................................................... 71
3.2.2. Giải pháp cụ thể .................................................................................... 76
Tiểu kết Chƣơng 3 ........................................................................................... 92
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 96


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Số liệu cụ thể của các phƣờng thuộc quận Nam Từ Liêm ......... 41
Bảng 2.2. Số lƣợng ngƣời có công với cách mạng của quận Nam Từ Liêm
tính đến 31/12/2016..................................................................................... 47
Bảng 2.3. Số lƣợng ngƣời có công với cách mạng quận Nam Từ Liêm đang
đƣợc hƣởng trợ cấp ƣu đãi hàng tháng, tính đến 31/12/2016 ..................... 48


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử dân tộc ta gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh trƣờng kỳ, gian
khổ. Để có đƣợc những chiến thắng và đất nƣớc ta đƣợc nhƣ ngày hôm nay,
thì chúng ta không thể không nói đến những ngƣời con ƣu tú của dân tộc đã
hy sinh cho sự nghiệp cách mạng giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Họ là những ngƣời có công lao to lớn mà Đảng, Nhà nƣớc và toàn thể nhân
dân đời đời ghi nhớ. Biết ơn và có nghĩa vụ bù đắp với những hy sinh mất mát
đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân.
Đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta là: “Uống nƣớc nhớ nguồn; Ăn
quả nhớ ngƣời trồng cây”; nên ngay từ những ngày đầu thành lập nƣớc trong
điều kiện đất nƣớc còn nhiều khó khăn, Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã đặc
biệt quan tâm tới công tác thƣơng binh, liệt sỹ. Chính vì vậy, sau khi nhà
nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đƣợc thành lập, Đảng và Nhà nƣớc ta đã

ban hành quy định về ƣu đãi xã hội đối với những ngƣời có công với đất
nƣớc. Ngày 16/02/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số
20/SL về “Ƣu đãi ngƣời có công”, và đã lấy ngày 27/7/1947 là ngày thƣơng
binh, liệt sỹ đầu tiên ở nƣớc ta. Suốt mấy chục năm qua, Đảng và Nhà nƣớc
đã ban hành nhiều chính sách chế độ đối với thƣơng binh, bệnh binh, liệt sỹ
và gia đình liệt sỹ, ngƣời và gia đình có công giúp đỡ cách mạng. Đây là
chính sách lớn và thƣờng xuyên bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời
kỳ cách mạng và đến nay đã hình thành một hệ thống chính sách mà các nội
dung đều gắn liền với thực hiện chính sách kinh tế xã hội và liên quan đến đời
sống hàng ngày của hàng triệu ngƣời có công. Hồ Chủ tịch đã nói: “Thƣơng
binh, bệnh binh, gia đình bộ đội, gia đình liệt sỹ là những ngƣời có công với
Tổ quốc. Bởi vậy, bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, thƣơng yêu và giúp
đỡ họ”. Việc thực hiện chính sách thƣơng binh, liệt sỹ, chăm sóc thƣơng binh,
1


bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công giúp đỡ cách mạng là bổn phận,
trách nhiệm của toàn xã hội với tinh thần đền ơn đáp nghĩa, ƣu tiên ƣu đãi đối
với ngƣời có công. Mục đích của chính sách là đảm bảo cho ngƣời có công
luôn đƣợc yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần, có cuộc sống không thấp
hơn mức sống trung bình của nhân dân địa phƣơng và tạo điều kiện cho ngƣời
có công sử dụng đƣợc khả năng lao động của mình vào những hoạt động có
ích cho xã hội, tiếp tục duy trì và phát huy phẩm chất, truyền thống tốt đẹp
của mình phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nƣớc.
Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, khi sự phân hóa xã hội đang ngày
càng sâu sắc, các định hƣớng giá trị của xã hội đang có những thay đổi thì
việc đảm bảo ngƣời có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung
bình của cộng đồng nơi cƣ trú là cấp thiết.
Trên thực tế, việc thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách
mạng còn vấp phải nhiều tồn tại từ nhiều nguyên nhân khác nhau và gây khó

khăn, cản trở cho cả cán bộ, công chức thực hiện chính sách và khó khăn cho
ngƣời thụ hƣởng chính sách. Ví dụ nhƣ việc ban hành văn bản thiếu tính
thống nhất, còn chồng chéo, thủ tục hành chính rƣờm rà; trình độ của cán bộ
công chức còn hạn chế, cán bộ trẻ thiếu kinh nghiệm không phải là ngƣời địa
phƣơng nên không hiểu rõ đƣợc hết các đối tƣợng sẽ dẫn đến việc giải quyết
chế độ cho các đối tƣợng có công gặp nhiều khó khăn. Công tác tuyên truyền
còn hạn chế nên trong thực tế nhiều ngƣời có công vẫn chƣa tiếp cận đƣợc với
những ƣu đãi mà họ xứng đáng đƣợc hƣởng. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến
công tác quản lý, lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc nói chung và với chính
quyền địa phƣơng nói riêng.
Từ góc độ thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng cũng
còn một số tồn tại cần nghiên cứu, sửa đổi hoàn thiện cả về pháp luật quy
định đối với các chế độ ƣu đãi lẫn cơ chế thực hiện.

2


Nam Từ Liêm là một quận đƣợc thành lập mới trên cơ sở Nghị quyết số
132/NQ-CP ngày 7/12/2013 của Chính phủ về việc "Điều chỉnh địa giới hành
chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và 23 phƣờng thuộc thành phố Hà
Nội". Là một quận mới đƣợc thành lập, song với sự quan tâm, chỉ đạo,lãnh
đạo của cấp ủy, các cấp chính quyền công tác thực thi chính sách ƣu đãi
ngƣời có công với cách mạng ở quận Nam Từ Liêm đƣợc thực hiện nghiêm
túc, đầy đủ, chính xác. Tuy nhiên,đối tƣợng ngƣời có công trên địa bàn quận
rất đa dạng, văn bản ban hành thiếu tính thống nhất, chồng chéo, có đối tƣợng
chƣa có văn bản hƣớng dẫn thực hiện nên việc triển khai thực hiện chính sách
trên địa bàn còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy, nghiên cứu về chính
sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng nói chung cũng nhƣ ở thực tế của
quận Nam Từ Liêm nói riêng nhằm làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễnthực thi
chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn quận Nam Từ

Liêm, chỉ ra những nguyên nhân của các hạn chế, trên cơ sở đó đƣa ra những
khuyến nghị, giải pháp nhằm góp phần làm rõ các vấn đề lý luận về chính
sách, hệ thống hóa các chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng cũng
nhƣ tìm ra những định hƣớng, giải pháp để thực hiện tốt chính sách đối với
ngƣời có công tại địa phƣơng.
Để góp phần giải quyết yêu cầu đó, vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu
“Thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn
quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp cao học
chuyên ngành chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu về ngƣời có công tuy không còn là một vấn đề mới,
nhƣng vẫn luôn là một đề tài đƣợc nhân dân cả nƣớc quan tâm và đƣợc nhiều
nhà khoa học, nhà quản lý, nhà tổ chức hoạt động thực tiễn tập trung đi sâu
nghiên cứu, tìm tòi đúc kết. Đến nay đã có một số công trình đƣợc công bố
dƣới những góc độ, tiếp cận, hình thức thể hiện khác nhau nhƣ:
3


Luận án Phó Tiến sỹ Luật học “Hoàn thiện pháp luật ƣu đãi ngƣời có
công ở Việt Nam. Lý luận và thực tiễn” (1996) của tác giả Nguyễn Đình Liêu.
Luận án đã khái quát chung pháp luật ƣu đãi ngƣời có công: Lịch sử hình
thành và phát triển của pháp luật về ƣu đãi ngƣời có công; Thực trạng của
pháp luật ƣu đãi ngƣời có công.
Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công “Nâng cao hiệu quả thực thi
chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng tại tỉnh Tuyên Quang”
(2011) của tác giả Nguyễn Anh Công. Luận văn nghiên cứu thực tiễn thực
hiện chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng tại tỉnh Tuyên Quang,
đƣa ra một số giải pháp nhằm góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn cả nƣớc nói
chung, tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của

Luận văn là địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công “Chính sách đối với ngƣời có
công với cách mạng trên địa bản tỉnh Nam Định” (2015) của tác giả Ngô
Công Viên. Luận văn nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách ƣu đãi
ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Nam Định, đƣa ra định hƣớng
và giải pháp nâng cao năng lực thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có
công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Nam Định. Đối tƣợng và phạm vi
nghiên cứu của Luận văn là địa bàn tỉnh Nam Định.
Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công “Quản lý nhà nƣớc về ƣu đãi
ngƣời có công ở Việt Nam hiện nay” (2011) của tác giả Đỗ Thị Hồng Hà. Nội
dung của Luận văn tiếp cận nghiên cứu về các quy định của pháp luật, chính
sách ƣu đãi ngƣời có công, thực trạng thực hiện chính sách đối với ngƣời có
công qua đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả
quản lý nhà nƣớc về ƣu đãi ngƣời có công trên phạm vi cả nƣớc. Phạm vi

4


nghiên cứu của Luận văn là cả nƣớc và các giải pháp của Luận văn ở tầm vĩ
mô nên chƣa đề cập đến các vấn đề cụ thể ở cấp quận.
Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công “Tổ chức thực thi chính sách
ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn huyện Xuân Trƣờng, tỉnh
Nam Định” (2014) của tác giả Phạm Thị Dung. Luận văn nghiên cứu thực
tiễn tổ chức thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng trên địa
bàn huyện Xuân Trƣờng, tỉnh Nam Định, đƣa ra một số giải pháp nâng cao
hiệu quả tổ chức thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng trên
địa bàn huyện Xuân Trƣờng, tỉnh Nam Định. Đối tƣợng và phạm vi nghiên
cứu của Luận văn là địa bàn huyện Xuân Trƣờng.
Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công “Nâng cao năng lực của cơ
quan hành chính nhà nƣớc trong thực hiện pháp luật ƣu đãi ngƣời có công với

cách mạng ở nƣớc ta hiện nay” (2007) của tác giả Phạm Hải Hƣng. Luận văn
tập trung tiếp cận nghiên cứu về năng lực của cơ quan hành chính nhà nƣớc
đối với việc thực hiện pháp luật ƣu đãi ngƣời có công. Luận văn đƣa ra các
giải pháp nhằm nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nƣớc trong
thực hiện pháp luật đối với ngƣời có công ở nƣớc ta.
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời có công trên địa bàn
huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam” (2015) của tác giả Nguyễn Xuân Bách.
Luận văn nghiên cứu việc quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời có công, tổ chức
quản lý và thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng ở huyện
Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Nguyễn Đình Liêu (2000), Một số suy nghĩ về hoàn thiện pháp luật ƣu
đãi ngƣời có công, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã nêu tổng
quan các vấn đề lý luận và thực tiễn về chế độ chính sách đối với ngƣời có
công ở nƣớc ta; phân tích mối quan hệ biện chứng giữa chính sách ƣu đãi
ngƣời có công với các bộ phận chính sách kinh tế-xã hội của nhà nƣớc. Từ đó

5


đƣa ra những quan điểm mang tính nguyên tắc nhằm đổi mới hệ thống pháp
luật ƣu đãi ngƣời có công trong công cuộc đổi mới của đất nƣớc.
Tóm lại, các công trình trên tiếp cận nghiên cứu vấn đề chính sách, pháp
luật về ngƣời có công dƣới các góc độ khác nhau, song chƣa có một công
trình nào đi sâu nghiên cứu về thực trạng và việc nâng cao hiệu quả thực thi
chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng tại quận Nam Từ Liêm, thành
phố Hà Nội. Do vậy, những nội dung đƣợc đề cập tại luận văn “Thực thi
chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn quận Nam Từ
Liêm, thành phố Hà Nội” góp phần làm rõ các vấn đề lý luận về chính sách,
hệ thống hóa các chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng cũng nhƣ
tìm ra những định hƣớng, giải pháp để thực hiện tốt chính sách đối với ngƣời

có công tại địa phƣơng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích
Làm rõ lý luận chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng nhằm đề
xuất hệ thống hóa giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực thi chính sách ƣu
đãi ngƣời có công với cách mạng.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời
có công với cách mạng.
- Phân tích đánh giá thực trạng chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách
mạng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
- Đề xuất giải pháp để tăng cƣờng, nâng cao chất lƣợng thực thi chính
sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn chính là việc thực thi chính sách ƣu đãi
ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
6


4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu hoạt động thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời
có công với cách mạng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
- Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có
công với cách mạng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm từ năm 2011 đến nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Đề tài nghiên cứu đƣợc triển khai dựa trên phƣơng pháp khoa học cụ thể
nhƣ sau:
- Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá.
- Phƣơng pháp phỏng vấn, thống kê
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa các cơ sở lý luận về chính sách ƣu
đãi ngƣời có công với cách mạng; chỉ ra ƣu điểm, hạn chế, nguyên nhân, đề
xuất giải pháp nhằm tăng cƣờng, nâng cao chất lƣợng thực thi chính sách ƣu
đãi ngƣời có công trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói chung và quận Nam Từ
Liêm nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ thực trạng thực thi chính sách ƣu đãi
ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm từ năm 2011
đến nay.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho việc nghiên cứu học tập trong đào tạo thực thi chính sách, các nhà
hoạt động trong lĩnh vực thực thi chính sách.

7


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài Lời cảm ơn, Lời cam đoan, Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham
khảo, Phụ lục … kết cấu bố cục của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có
công với cách mạng.
Chƣơng 2: Thực trạng thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách
mạng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính

sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm,
thành phố Hà Nội.

8


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH
ƢU ĐÃI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về chính sách
Theo từ điển Tiếng Anh (Oxford English Dictionary), “chính sách” là
“một đƣờng lối hành động đƣợc thông qua và theo đuổi bởi chính quyền,
đảng, nhà cai trị, chính khách …”
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “Chính sách là những chuẩn tắc cụ
thể để thực hiện đƣờng lối, nhiệm vụ. Chính sách đƣợc thực hiện trong một
thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và
phƣơng hƣớng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đƣờng lối, nhiệm
vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”. [17, Tr.457]
Theo Từ điển Tiếng Việt “Chính sách là sách lƣợc và kế hoạch cụ thể
nhằm đạt một số mục đích nhất định dựa vào đƣờng lối chính trị chung và
thực tế mà nhà nƣớc đề ra” [25, Tr.157].
Theo Giáo trình hoạch định và Phân tích chính sách công của Học viện
Hành chính do Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật xuất bản năm 2008 [19,
Tr.14], khái niệm về chính sách: là những hành động ứng xử của chủ thể với
các hiện tƣợng tồn tại trong quá trình vận động phát triển nhằm đạt mục tiêu
nhất định.
Qua sự khái quát, phân tích các khía cạnh cơ bản về khái niệm chính
sách, luận văn đƣa ra cách hiểu về chính sách nhƣ sau: Chính sách là tập hợp
các chủ trương và hành động về phương diện nào đó củachính phủ nó bao

gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các
mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các
lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trường.
9


1.1.2. Khái niệm về chính sách công
“Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nƣớc đƣợc thể hiện
bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó
định hƣớng mục tiêu và cách thức giải quyết các vấn đề công trong xã hội”
[18, Tr.51].
Theo tác giả có thể hiểu: chính sách công là sự lựa chọn hành động của
Nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định liên quan với nhau
do Nhà nước ban hành tác động lên đối tượng để giải quyết một vấn đề công
nhằm đạt được các mục tiêu nhất định.
Theo quan niệm về chính sách công nêu trên, chúng ta có thể rút ra
những đặc điểm cơ bản về chính sách công sau đây:
Thứ nhất, chính sách công bắt nguồn từ các quyết định do Nhà nƣớc ban
hành và nội dung của các chính sách đƣợc thể hiện trong các văn bản quyết
định của Nhà nƣớc.
Thứ hai, chính sách công bao gồm một tập hợp các quyết định đƣợc ban
hành qua một giai đoạn dài và kéo dài sang cả giai đoạn thực thi chính sách.
Chính sách công luôn không đƣợc thể hiện rõ ràng trong một quyết định đơn
lẻ, mà có xu hƣớng đƣợc xác định dƣới dạng một chuỗi các quyết định gắn
liền với nhau, giúp chúng ta nhận thức đƣợc chính sách là gì.
Thứ ba, chính sách công hƣớng tới giải quyết vấn đề công và tác động
đến lợi ích của một hoặc nhiều nhóm dân số trong xã hội.
Thứ tƣ, chính sách công bao gồm hai bộ phận cấu thành là mục tiêu và
giải pháp chính sách.
Thứ năm, mục tiêu của chính sách công là tạo ra những thay đổi và nhằm

đạt đƣợc các mục tiêu phát triển của đất nƣớc hoặc địa phƣơng.
Thứ sáu, các chính sách công luôn thay đổi theo thời gian, bởi vì những
quyết định sau có thể có những điều chỉnh so với các quyết định trƣớc đó, hoặc
do có những thay đổi trong định hƣớng chính sách ban đầu; hoặc là kinh nghiệm
10


về thực thi chính sách công đƣợc phản hồi vào quá trình ra quyết định; và do
định nghĩa về các vấn đề chính sách công cũng thay đổi qua thời gian.
Cuối cùng, về cơ bản chính sách công đƣợc xem là đầu ra của quá trình
quản lý nhà nƣớc, là sản phẩm trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công chức nhà
nƣớc, và của cả xã hội.
1.1.3. Khái niệm về thực thi chính sách công
Thực thi đơn giản có nghĩa là thực hiện hoặc tiến hành. Tuy nhiên, thực
thi đƣợc sử dụng trong luận văn này liên quan đến giai đoạn thứ tƣ của chu
trình chính sách công.
Theo tác giả có thể hiều: Thực thi chính sách công là quá trình đưa
chính sách công vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các
văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách công và tổ chức thực hiện
chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách công.
Thực thi chính sách là một khâu cấu thành chu trình chính sách, là toàn
bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực với các
đối tƣợng quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu nhất định.Thực hiện chính sách là
khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình chính sách có nhiệm vụ hiện thực
hóa chính sách, đƣa chính sách vào đời sống.
1.1.4. Khái niệm chính sách ưu đãi
Theo Từ điển Tiếng Việt “Ƣu đãi là dành cho những điều kiện, quyền lợi
đặc biệt hơn, so với những đối tƣợng khác.” [25, Tr.1054]
Ƣu đãi xã hội là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần của nhà
nƣớc và xã hội nhằm ghi nhận, đền đáp công lao của các tổ chức, cá nhân có

cống hiến, hy sinh đặc biệt.
Mục tiêu của ƣu đãi xã hội là ghi nhận, đầu tƣ nhằm tái sản xuất ra
những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc thể hiện ở việc:

11


- Ghi nhận và tri ân những cá nhân, tập thể có những cống hiến đặc biệt
cho cộng đồng xã hội.
- Tạo ra công bằng cho xã hội (ngƣời cống hiến đƣợc hƣởng đúng theo
những gì mình đóng góp).
- Tái sản xuất ra những giá trị tinh thần cao đẹp, giữ gìn truyền thống cao
đẹp của dân tộc.
- Bảo đảm ổn định cho thể chế đất nƣớc, từ chỗ có chính sách thích hợp
mọi ngƣời mới có thể an tâm về gia đình của mình, sẵn sàng hy sinh cho sự
nghiệp của đất nƣớc.
Thực hiện tốt ƣu đãi xã hội góp phần đảm bảo công bằng xã hội, tiến bộ
xã hội và tiến tới việc xây dựng một xã hội phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.
Trợ cấp ƣu đãi xã hội là khoản tiền do Nhà nƣớc cấp thƣờng xuyên hoặc
một lần đối với ngƣời có công với đất nƣớc theo quy định của pháp luật về ƣu
đãi xã hội.
Trợ cấp ƣu đãi xã hội có nhiều loại khác nhau, cấp cho từng diện đối
tƣợng hƣởng ƣu đãi xã hội dựa trên những điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể.
1.1.5.Khái niệm người có công với cách mạng
Theo nghĩa rộng: Ngƣời có công là những ngƣời đã tự nguyện hiến dâng
cuộc đời mình cho việc đại nghĩa, cho sự nghiệp của đất nƣớc. Họ có những
đóng góp, những cống hiến xuất sắc phục vụ lợi ích của đất nƣớc, dân tộc.
Ngƣời có công gồm những ngƣời không phân biệt tôn giáo, tín ngƣỡng, dân tộc,
nam, nữ, tuổi tác miễn là họ có những hành động xuất sắc có lợi cho dân tộc.
Theo nghĩa hẹp: Khái niệm ngƣời có công để chỉ những cá nhân không

phân biệt tôn giáo, tín ngƣỡng, dân tộc, nam nữ … có những đóng góp, những
cống hiến xuất sắc trong thời kỳ trƣớc Cách mạng tháng 8 năm 1945, trong
các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, đƣợc các cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận.

12


Theo quan niệm của tác giả, người có công với cách mạng là đối tượng
được hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước, được điều chỉnh bởi Pháp lệnh ưu
đãi người có công với cách mạng. Được hiểu là người không phân biệt dân
tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác … đã có cống hiến sức lực, tài năng, trí tuệ
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ
Quốc tế, được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật.
1.1.6. Khái niệm chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
Theo Thuật ngữ Lao động Xã hội thì: Chính sách ngƣời có công là
những quy định chung của Nhà nƣớc bao gồm mục tiêu, phƣơng hƣớng, giải
pháp về việc ghi nhận công lao, sự đóng góp, sự hy sinh cao cả của ngƣời có
công, tạo mọi điều kiện khả năng góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật
chất, văn hóa, tinh thần đối với ngƣời có công.
Nghiên cứu về chính sách ƣu đãi xã hội đối với ngƣời có công ở Việt
Nam, đã có quan điểm cho rằng: Chính sách đối với ngƣời có công là đƣờng
lối, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc căn cứ vào nhiệm vụ chính trị từng thời
kỳ, dựa vào sự phát triển nền kinh tế - xã hội, nhằm mục tiêu ghi nhận công
lao, sự đóng góp, sự hy sinh cao cả của những ngƣời có công, tạo mọi điều
kiện, khả năng, đền đáp, bù đắp phần nào về đời sống vật chất, văn hóa tinh
thần đối với ngƣời có công.
Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,
Đảng, Nhà nƣớc ta đã rất chú trọng đến ƣu đãi xã hội thông qua việc ban hành
nhiều văn bản, chính sách quy định việc giúp đỡ thƣơng binh, bệnh binh, giải

quyết những nhu cầu bức xúc khi chạy chữa vết thƣơng, bệnh tật và các nhu
cầu trong sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
để thƣơng binh, bệnh binh về làng có cuộc sống ổn định.
Đến nay, ƣu đãi xã hội trở thành một nhiệm vụ kinh tế - xã hội trọng tâm
của Đảng và Nhà nƣớc ta, nhiều phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nƣớc

13


nhờ nguồn” đƣợc cộng đồng xã hội phát động và phát triển mạnh mẽ trên
khắp cả nƣớc với nhiều thành quả hết sức ấn tƣợng, đáng khích lệ, tôn vinh.
Ƣu đãi ngƣời có công là sự “đền ơn đáp nghĩa” của cộng đồng, là sự
phản ánh trách nhiệm của nhà nƣớc, là sự đãi ngộ, ƣu tiên đặc biệt về đời
sống vật chất, văn hóa, tinh thần đối với những công dân có nhiều hy sinh,
cống hiến với đất nƣớc nhằm tạo mọi điều kiện, khả năng góp phần ổn định
và nâng cao đời sống.
Chính sách ƣu đãi xã hội đối với ngƣời có công với cách mạng là một bộ
phận của hệ thống chính sách xã hội mà cụ thể là chính sách bảo đảm xã hội.
Trong hệ thống bảo đảm xã hội ở nƣớc ta hiện nay gồm có ƣu đãi xã hội đối
với ngƣời có công, bảo hiểm xã hội đối với ngƣời lao động, cứu trợ xã hội đối
với những ngƣời gặp rủi ro, khó khăn hoặc hiểm nghèo. Đây là sự bảo vệ của
nhà nƣớc không chỉ là sự bảo vệ, sự giúp đỡ mà còn là sự thể hiện nghĩa vụ,
trách nhiệm của nhà nƣớc, của cộng đồng đối với ngƣời có công.
Theo tác giả, Chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công với cách
mạng là sự phản ánh trách nhiệm của nhà nước, của cộng đồng thông qua
các chế độ đãi ngộ đặc biệt để ghi nhận công lao đóng góp, sự hy sinh cao cả
của người có công và bù đắp phần nào đời sống vật chất, tinh thần đối với
người có công.

1.1.7. Khái niệm thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách

mạng
Khái niệm chính sách đƣợc hiểu là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện
đƣờng lối, nhiệm vụ; đƣợc thực hiện trong một thời gian nhất định, trên
những lĩnh vực cụ thể nào đó. Với chính sách công, để đạt đƣợc mục tiêu phát
triển trƣớc hết chính sách phải tồn tại trong thực tế, nghĩa là Nhà nƣớc phải
hành động thật sự bằng chính sách. Nhƣ vậy, sau khi ban hành, chính sách
phải đƣợc triển khai thực hiện trong đời sống xã hội. Do vậy, tổ chức thực thi
14


chính sách là tất yếu khách quan để duy trì sự tồn tại của công cụ chính sách
theo yêu cầu quản lý của nhà nƣớc và cũng là để đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra
của chính sách.
Theo Giáo trình Hoạch định và Phân tích chính sách công của Học viện
hành chính do Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật xuất bản năm 2013 “Tổ
chức thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển ý chí của chủ thể trong
chính sách thành hiện thực với các đối tƣợng quản lý nhằm đạt mục tiêu định
hƣớng”. [19,Tr.77]
Theo tác giả, thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng là
toàn bộ quá trình chuyển ý chí của Nhà nước trong chính sách đối với người
có công với cách mạng thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt
được mục tiêu định hướng.
1.2. Nội dung, quy trình và vai trò thực thi chính sách ƣu đãi ngƣời
có công với cách mạng

1.2.1. Nội dung thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
1.2.1.1. Ban hành Văn bản Quy phạm pháp luật quy định về chính sách ưu
đãi người có công vớicách mạng
Pháp luật về ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng là công cụ quan trọng
trong việc quản lý xã hội trong lĩnh vực này. Pháp luật về ƣu đãi ngƣời có

công nhằm thể chế hóa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối
với ngƣời có công; tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi để các cơ quan, tổ chức,
gia đình, cá nhân nâng cao nhận thức, tham gia tích cực vào việc đền ơn đáp
nghĩa, chăm lo cho ngƣời có công, tạo sự đồng thuận cao, góp phần bảo đảm
công bằng xã hội và tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời có công xây dựng cuộc
sống, tiếp tục khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội.
Từ năm 1986 đến nay, trong vấn đề ƣu đãi đối với ngƣời có công, hệ
thống pháp luật nƣớc ta đã có những thay đổi quan trọng để phù hợp với tình
hình kinh tế - xã hội của thời kỳ đổi mới. Nhà nƣớc đã đề ra nhiều văn bản

15


luật ƣu đãi xã hội đối với ngƣời có công, trong đó nổi bật nhất là việc ban
hành Pháp lệnh Ƣu đãi ngƣời hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ,
thƣơng binh, bệnh binh, ngƣời hoạt động kháng chiến, ngƣời có công giúp đỡ
cách mạng năm 1994 (Pháp lệnh ƣu đãi năm 1994) và Pháp lệnh quy định
danh hiệu vinh dự nhà nƣớc “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” năm 1994. Đây là
hai văn bản pháp luật nhằm thể chế hóa Hiến pháp năm 1992, đánh dấu sự
tiến bộ trong hệ thống chính sách ƣu đãi xã hội đối với ngƣời có công, cùng
với các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành hai Pháp lệnh này tạo thành
hệ thống pháp luật về ƣu đãi ngƣời có công.
Năm 1998 và năm 2000, Pháp lệnh ƣu đãi năm 1994 lại đƣợc sửa đổi
cho phù hợp với điều kiện mới và quá trình cải cách hành chính. Cơ quan
hành chính với tƣ cách là cơ quan hành pháp đã ban hành nhiều văn bản
hƣớng dẫn, quy định chi tiết và tổ chức thực hiện đƣa pháp luật vào đời sống
xã hội.
Năm 2005, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Ƣu đãi
ngƣời có công với cách mạng thay thế Pháp lệnh ƣu đãi năm 1994 vì không
còn phù hợp, chƣa thực sự công bằng, Chính phủ và các Bộ cũng đã ban hành

Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn.
Năm 2012, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số
04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ƣu đãi
ngƣời có công với cách mạng năm 2005.
Ngày 09/4/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/2013/NĐ-CP
quy định chi tiết, hƣớng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ƣu đãi ngƣời
có công với cách mạng.
Ngày 15/5/2013, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội ban hành Thông
tƣ số 05/2013/TT-BLĐTBXH hƣớng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ,
thực hiện chế độ ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng và thân nhân.Nhƣ vậy,
đối với pháp luật về ƣu đãi ngƣời có công đã có khoảng trên 100 văn bản

16


đƣợc ban hành của cơ quan hành chính nhà nƣớc dƣới các dạng Nghị định,
Quyết định, Thông tƣ...
1.2.1.2. Các diện đối tượng người có công với cách mạng theo quy định
hiện nay
Theo Pháp lệnh Ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng đƣợc Ủy ban
Thƣờng vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung ngày ngày 16 tháng 7 năm 2012 thì
ngƣời có công với cách mạng bao gồm các diện đối tƣợng sau:
- Ngƣời hoạt động cách mạng trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Ngƣời hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày
khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
- Liệt sĩ;
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân;
- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
- Thƣơng binh, ngƣời hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh;

- Bệnh binh;
- Ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
- Ngƣời hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
- Ngƣời hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và
làm nghĩa vụ quốc tế;
- Ngƣời có công giúp đỡ cách mạng.
1.2.1.3. Các quy định về các loại trợ cấp ưu đãi người có công với cách
mạng
- Trợ cấp hàng tháng: là khoản tiền theo quy định của pháp luật về ƣu đãi
ngƣời có công với cách mạng, đƣợc cấp hàng tháng đối với đối tƣợng hƣởng
ƣu đãi ngƣời có công nhƣ: trợ cấp hàng tháng đối với thƣơng binh, bệnh binh,

17


×