Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.12 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
………/……………

BỘ NỘI VỤ
…/…

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ MINH ĐỨC

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI CÁC LÂM
TRƯỜNG QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK.
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 60 34 04 03

Đăk Lăk, 2017

1


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Thị Cúc

Phản biện 1: TS Phạm Đức Chính
Phản biện 2: TS Phạm Thế Trịnh

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,
Học viện hành chính Quốc gia.


Địa điểm: Phòng họp 02–Học viện hành chính quốc gia khu
vực Tây Nguyên..
Thời gian: vào hồi 9 Giờ 00 tháng 26 tháng 5 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện học viện hành chính
quốc gia hoặc trên trang Web Khoa sau đại học, Học viện hành chính
Quốc gia.

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài Luận văn.
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên
đã ban tặng cho con người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức
các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà
còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế, đặc biệt là đối với sản xuất
nông nghiệp.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, những thay đổi về
các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai là một trong những
vấn đề được quan tâm nhất. Vì đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi
ích của mỗi cá nhân, cộng đồng, lợi ích giữa các cộng đồng; trên
phương diện vĩ mô, đất đai có tác động một cách trực tiếp và sâu sắc
đến phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, của mỗi
quốc gia.
Thấy được tầm quan trọng của đất đai, Quốc nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Viêt Nam đã ban hành Luật đất đai qua các thời kỳ
để làm căn cứ pháp lý quản lý, sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước,
mới nhất là Luật đất đai 2013; triển khai các Luật đất đai, Chính phủ
qua các thời kỳ cũng đã ban hành nhiều văn bản dưới Luật để quản

lý, sử dụng đất đai trên phạm vi toàn quốc.
Sự nghiệp đổi mới của đất nước do Đảng và Nhà nước khởi
xướng từ năm 1986 đến nay, đất nước ta đã đạt những thành tựu
quan trọng và có những bước tiến vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, kinh tế - xã hội... Cùng đóng góp vào sự phát triển của đất
nước, Các nông lâm trường đã góp phần quan trọng vào sự phát triển
kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh; nâng cao đời sống, xoá
đói giảm nghèo nhất là những nơi vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số.

1


Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đất đai tại các nông lâm trường
quốc doanh qua các thời kỳ lịch sử của đất nước đã đem lại nhiều
hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên,
còn đó rất nhiều hạn chế, tồn tại tương tự như thực trạng chung của
các nông lâm trường trên phạm vi cả nước như: việc quản lý sử dụng
đất đai hiệu quả chưa cao; tình trạng lấn chiếm, tranh chấp vi phạm
chính sách pháp luật đất đai xảy ra ở nhiều lâm trường chưa được
giải quyết kịp thời và dứt điểm; vị trí, ranh giới chưa được xác định
cụ thể, quản lý không tốt dẫn đến suy giảm diện tích rừng tự nhiên,
đất bị bỏ hoang không sử dụng trong thời gian dài, sử dụng không
đúng mục đích; chuyển nhượng, cho thuê trái phép, gây lãng phí tài
nguyên…. Do vậy, việc quản lý và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu
quả diện tích đất tại các nông, lâm trường quốc doanh, trong đó có
các lâm trường quốc doanh (LTQD) là hết sực cần thiết.
Xuất phát từ thực tế đó, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước tại các LTQD và tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất đai
tại các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là

nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, tác giả chọn
Đề tài: “Quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc
doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” để nghiên cứu, đánh giá nhằm
đưa ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
về đất đai tại các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.
Đề tài quản lý nhà nước về đất đai tại các nông lâm trường
thì đã có nhiều công trình nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc độ
khác nhau. Tuy nhiên, đề tài “Quản lý Nhà nước về đất đai tại các
Lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.” chưa từng được
nghiên cứu; đồng thời, nội dung này phù hợp với chuyên ngành và

2


hoàn toàn độc lập với các công trình đã được công bố. Trong quá
trình thực hiện đề tài tác giả sẽ nghiên cứu các công trình liên quan
trong và ngoài nước đã thực hiện trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc quản lý và sử dụng đất theo
Hiến pháp và Pháp luật Đất đai.
- Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về đất đai của tỉnh Đắk
Lắk và tại các Lâm trường quốc doanh.
- Nghiên cứu lí luận, thực tiễn quản lý Nhà nước về đất đai
tại các LTQD để đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước và hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh
vực này.
3.2. Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận Quản lý nhà nước về đất đai

nói chung và đất đai tại các LTQD nói riêng.
- Phân tích đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với đất
đai tại các lâm trường Quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để chỉ
ra những ưu điểm, hạn chế; nguyên nhân của những hạn chế trong
quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.
- Xác định định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước và hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai
tại các LTQD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp luận.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu.

3


5.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Nội dung nghiên cứu: hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai
tại các LTQD
- Về không gian: trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Về thời gian: Giai đoạn 2011 – 2015.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1.Ý nghĩa lý luận:
Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý Nhà
nước về đất đai tại các LTQD.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo
cho hoạt động trong nghiên cứu lĩnh vực đất đai hoặc hoạt động thực
tiễn trong quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và tại các LTQD nói

riêng; là tài liệu tham khảo giúp các cơ quan xây dựng pháp luật,
chính quyền các cấp hoạch định chính sách, xây dựng mô hình tổ
chức quản lý và sử dụng đất tại các LTQD có hiệu quả, góp phần
định hướng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng, khai thác tài nguyên
đất, tài nguyên rừng tại các LTQD một cách hiệu quả, tiết kiệm, bền
vững; đồng thời, giải quyết dứt điểm mâu thuẫn giữa các LTQD với
người dân sử dụng đất có nguồn gốc từ các LTQD, góp phần ổn định
tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế tại các LTQD, đóng góp chung
vào phát triển kinh tế-xã hội, ổn định an ninh - trật tự trên địa bàn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục TL tham khảo; Luận
văn có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về đất đai và quản
lý nhà nước về đất đai tại các Lâm trường quốc doanh

4


- Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai tại các
Lâm trường quốc doanh.
- Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về đất đai tại các Lâm trường quốc doanh trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI
CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH
1.1. Một số khái niệm cơ bản về đất đai.
1.1.1. Khái niệm về đất đai:
1.1.2. Sử dụng đất:
1.1.3. Quản lý đất đai:

1.1.4. Quản lý nhà nước về đất đai: là tổng hợp các hoạt
động của cơ quan Nhà nước về đất đai. Đó là các hoạt động trong
việc nắm và quản lý tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân bổ đất
đai vào các mục đích sử dụng đất theo chủ trương của Nhà nước,
trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai. Mục tiêu cao
nhất của quản lý nhà nước về đất đai là bảo vệ chế độ sở hữu toàn
dân về đất đai, đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước, đảm
bảo cho việc khai thác sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, bền vững và
ngày càng có hiệu quả cao.
1.2. Vai trò quản lý nhà nước về đất đai
- Bảo đảm sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.
Đất đai được sử dụng vào tất cả các hoạt động của con người, tuy có
hạn về mặt diện tích nhưng sẽ trở thành năng lực sản xuất vô hạn nếu
biết sử dụng hợp lý. Thông qua chiến lược sử dụng đất, xây dựng
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nhà nước điều tiết để các chủ sử
dụng đất sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch nhằm thực hiện

5


mục tiêu chiến lược đã đề ra;
1.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai
Hoạt động của thị trường luôn có hai mặt tích cực và tiêu
cực, do đó cần có sự quản lý, can thiệp, điều chỉnh của Nhà nước
bằng các công cụ và chính sách thích hợp nhằm phát huy tính tích
cực và hạn chế những tiêu cực của thị trường.
Quản lý nhà nước về đất đai nhằm đảm bảo 3 mục đích cơ
bản: (1) đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả; (2) đảm bảo tính công
bằng trong quản lý và sử dụng; (3) đảm bảo nguồn thu cho ngân
sách nhà nước.

1.4. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
1.5. Quản lý Nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc
doanh
1.5.1. Khái niệm lâm trường quốc doanh.
1.5.2.Đặc điểm của lâm trường quốc doanh
1.5.3.Vai trò của lâm trường quốc doanh.
1.5.4. Quá trình hình thành và phát triển các lâm trường
quốc doanh
1.5.5. Khái niệm về đất đai tại các lâm trường quốc doanh.
Đất đai tại các Lâm trường quốc doanh là diện tích đất của
các lâm trường quốc doanh đang quản lý, sử dụng hoặc để bị lấn,bị
chiếm được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, cho thuê
quản lý, sử dụng để sử dụng với mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp,
phát triển kinh tế, và gắn với giao rừng kết hợp nhiệm vụ quốc
phòng, ổn định chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn, đặc biệt là vùng
đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
1.5.6.Nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm
trường quốc doanh

6


Quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh
bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về quản lý, sử dụng đất.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,chuyển mục
đích sử dụng đất.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới

hành chính, lập bản đồ hành chính; đăng ký lập và quản lý sổ địa chính,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp
hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về
đất đai
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.
1.5.7. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về đất
đai tại các lâm trường quốc doanh
1.5.7.1. Chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà
nước
1.5.7.2. Yếu tố về kinh tế - xã hội.
1.5.7.3. Yếu tố về văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào
dân tộc thiểu số và người dân sống gần lâm trường Quốc doanh
Tiểu kết Chương 1
Trong nội dung Chương 1-Chương cơ sở lý luận, khoa học
về quản lý nhà nước về đất đai và quản lý nhà nước về đất đai tại các
LTQD, tác giả đã đi sâu nghiên cứu các nội dung cơ bản là: Hệ thống
hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đất đai và quản lý nhà nước
về đất đai tại các LTQD. Những cơ sở lý luận này là cơ sở để kiểm

7


chứng và luận giải thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai
tại các LTQD sẽ được phân tích ở Chương 2 và các giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác này ở Chương 3.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI CÁC
LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
tỉnh Đắk Lắk.
2.1.2. Các nguồn tài nguyên
2.1.2.1. Tài nguyên đất
2.1.2.2. Tài nguyên nước
2.1.2.3. Tài nguyên rừng
2.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất tỉnh Đăk Lăk
2.2.1. Tổng quan về diện tích các loại đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.312.537 ha; cơ cấu
hiện trạng sử dụng đất năm 2015, như sau:
- Đất nông nghiệp: 1.139.046,35ha chiếm 86,78%; Đất phi
nông nghiệp: 103.677,19 ha

chiếm 7,90%;

Đất chưa sử dụng:

69.813,46 ha chiếm 5,32%.
2.2.2. Địa giới hành chính, bản đồ hành chính
2.2.3. Lập Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ địa
hình
2.2.4. Tình hình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.2.5. Về công tác bồi thường, tái định cư:
2.2.6. Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu tố, khiếu nại
2.2.7. Tình hình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai

8



2.3. Thực trạng quản lý đất đai tại các lâm trường quốc
doanh trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.
2.3.1. Sự ra đời của các lâm trường quốc doanh
2.3.2. Thực trạng quản lý, sử dụng đất tại các lâm trường
quốc doanh khi thực hiện theo Nghị Quyết 28-NQ/TW, ngày
16/6/2003 của Bộ Chính trị.
2.3.2.1. Kết quả sắp xếp, đổi mới về pháp nhân của các lâm
trường quốc doanh.
2.3.2.2. Kết quả rà soát và hiện trạng đất đai tại các lâm
trường quốc doanh.
- Hiện trạng trước khi rà soát, khi còn là các lâm trường
quốc doanh :
Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên là 1.312.537 ha, trong
đó:
+ Nhóm đất nông nghiệp là:

1.079.185,10 ha, bao gồm:

* Đất nông nghiệp: 478.994,75 ha;
* Đất lâm nghiệp: 600.190,35 ha
+ Nhóm đất phi nông nghiệp là 100.845,9ha.
- Nhóm đất chưa sử dụng: 132.506,00 ha.
*Hiện trạng sau khi rà soát:
* Kết quả thu hồi đất của các nông, lâm trường:
UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành các văn bản Quyết định
thu hồi của các lâm trường. Cụ thể có 15 đơn vị được thu hồi, với
tổng diện tích thu hồi là 47.987,80 ha;
2.3.2.3. Quản lý sử dụng đối với diện tích của lâm trường
quốc doanh giao về địa phương quản lý


9


Diện tích đất thu hồi từ các LTQD được UBND tỉnh giao
cho UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý theo quy hoạch và
kế hoạch sử dụng đất
2.3.2.4. Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Có 21/23 đơn vị được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất với tổng diện tích 358.700 ha, đạt tỷ lệ diện tích được cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất 97,07%.
2.3.2.5. Tình hình thanh tra, kiểm tra về quản lý, sử dụng đất
đai tại các lâm trường quốc doanh.
2.3.3. Kết quả sắp xếp, đổi mới và Phương án sử dụng đất
của các công ty lâm nghiệp theo Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày
12/3/2014 của Bộ Chính trị (giai đoạn 2014-2015).
2.3.3.1. Kết quả sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp.
2.3.3.2. Kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất, lập Phương
án sử dụng đất.

2.3.3.3. Hiện trạng đất đai trước khi thực hiện sắp xếp,
đổi mới các công ty lâm nghiệp theo Nghị quyết số 30/NQ-TW.
- Nhận xét, đánh giá:
các Công ty lâm nghiệp quản lý diện tích rừng và đất rừng
tương đối lớn chiếm khoảng 26,2% diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh,
ngoài nhiệm vụ chính là quản lý, bảo vệ và phát triển rừng các Công
ty lâm nghiệp còn kinh doanh ở các lĩnh vực khác.
2.3.3.4. Mục đích sử dụng đất của các Công ty lâm nghiệp
sử dụng trước khi thực hiện sắp xếp, đổi mới của các công ty TNHH
MTV lâm nghiệp

2.3.4. Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất đai tại các
lâm trường quốc doanh giai đoạn 2011- 2015.
2.3.4.1. Những kết quả đạt được

10


2.3.4.2. Những tồn tại, hạn chế
2.3.4.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
Tiểu kết Chương 2
Qua nghiên cứu tìm hiểu thực tế tại Chương 2, tác giả đã tập
trung phân tích những nội dung khoa học chủ yếu sau:
Một là, phân tích các yếu tố về điều kiện tự nhiên kinh tế xã
hội tác động đến quản lý nhà nước về đất đai tại các LTQD trên địa
bàn tỉnh Đăk Lăk.
Hai là, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về đất đai tại
các LTQD; thực trạng quản lý, sử dụng đất tại chính các lâm trường
quốc doanh khi thực hiện Nghị Quyết 28 và Phương án sử dụng đất
của các Công ty lâm nghiệp khi thực hiện Nghị Quyết 30 của Bộ
Chính trị.
Ba là, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước của các LTQD
giai đoạn 2011-2015 về kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế,
nguyên nhân của những tồn tại hạn chế. Những nội dung khoa học
trên là căn cứ thực tế cho việc đề ra các giải pháp hoàn thiện ở
chương sau.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
3.1. Định hướng chung về quản lý nhà nước về đất đai

tại các lâm trường quốc doanh.
Theo tác giả để làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai,
nâng cao hiệu quả, tăng cường công tác quản lý tại các lâm trường
quốc doanh phải kết hợp quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của nhà nước gắn với xây dựng, hoàn thiện và phê duyệt,

11


thực hiện tốt phương án sắp sếp đổi mới hoạt động sản xuất kinh
doanh (trong đó có Phương án sử dụng đất) của các LTQD theo tinh
thần Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định số
118/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Đảm bảo các LTQD sau khi được
sắp xếp, đổi mới theo phương án được duyệt, đặc biệt là từ phương
án sử dụng đất có thể hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, mang
lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, góp phần đảm bảo cho doanh
nghiệp hoạt động tốt, ngày càng phát triển, nâng cao đời sống tinh
thần và vật chất cho cán bộ, công nhân viên của các LTQD và người
dân sống gần các lâm trường, hưởng lợi từ việc sử dụng đất từ các
lâm trường, góp phần cùng với Chính quyền địa phương phát triển
kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn.
3.2. Những giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất
đai tại các lâm trường Quốc doanh.
3.2.1. Giải pháp về hoàn thiện hệ thống chính sách pháp
luật về đất đai.

3.2.2. Nhóm giải pháp khác
3.3. Kiến nghị.
3.3.1. Đối với Quốc hội.
- Cân đối nguồn lực từ ngân sách Trung ương hỗ trợ các địa

phương để đảm bảo cơ bản việc đo đạc, cắm mốc giới đất đai, vẽ bản
đồ, lập hồ sơ địa chính cho các công ty nông, lâm nghiệp, các ban
quản lý rừng.
- Tăng cường hoạt động xây dựng luật; quan tâm đánh giá,
tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật. Trước mắt đề nghị
đưa vào chương trình xây dựng luật năm 2016 - 2017 nội dung sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (năm
2004) cho phù hợp với Hiến pháp và Luật Đất đai (sửa đổi, bổ sung

12


năm 2013), đặc biệt là quy định đề cập trực tiếp đến việc quản lý và
sử dụng đất nông, lâm trường; quy định giải quyết các bất cập
giữa Luật đất đai năm 2013 (khoản 1, Điều 135) với Luật Bảo vệ và
Phát triển rừng
- Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan
của Quốc hội thông qua các hình thức giám sát tối cao, chất vấn, giải
trình đối với Chính phủ, các bộ ngành về quản lý, sử dụng đất đai tại
các công ty nông, lâm nghiệp, các ban quản lý rừng, vườn quốc gia,
khu bảo tồn.
3.3.2. Đối với Chính phủ.
- Chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng các
văn bản có quy phạm pháp luật, đề xuất giải pháp khắc phục các nội
dung bất cập, mâu thuẫn giữa các luật hiện hành với Hiến pháp và
Luật Đất đai (năm 2013); sớm đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ
và Phát triển rừng
- Yêu cầu các địa phương phải bảo đảm cân đối từ nguồn thu
từ đất và một phần của ngân sách địa phương, bố trí ít nhất 10% cho
việc đo đạc, cắm mốc giới đất đai, vẽ bản đồ, lập hồ sơ địa chính cho

các công ty nông, lâm nghiệp, các ban quản lý rừng. Chỉ đạo các bộ
ngành liên quan và có giải pháp khả thi để thực hiện, hoàn thành các
nhiệm vụ này trong năm 2017.
- Cần có các giải pháp kiên quyết và đủ mạnh, đồng bộ để
sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả
sử dụng đất nông, lâm nghiệp của các công ty lâm nghiệp, ban quản
lý rừng.
- Nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù để
giải quyết những tồn đọng, bất cập mà nguyên nhân là do cơ chế

13


chính sách để bảo đảm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ
Chính trị
- Thống nhất giải pháp, thực hiện cân đối, bố trí đủ kinh phí
từ ngân sách Trung ương trong năm 2017 để hỗ trợ tỉnh Đăk Lăk bảo
đảm thực hiện kế hoạch đo đạc, cắm mốc giới, vẽ bản đồ, lập hồ sơ
địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty
nông, lâm nghiệp
3.3.3. Với các bộ, ngành Trung ương
3.3.3.1. Với Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ động phối hợp với Bộ NN&PTNT, các bộ ngành trong
việc ban hành các văn bản triển khai, hướng dẫn chỉ đạo các địa
phương, doanh nghiệp thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ
Chính trị và Nghị định số 118 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và
phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm
nghiệp.
- Tăng cường hoạt động hướng dẫn, kiểm tra các địa phương, doanh nghiệp trong công tác quản lý đất đai, thực hiện rà soát,
cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính, lập phương án sử dụng

đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đối với các ban quản lý
rừng, các công ty nông, lâm nghiệp không thuộc diện thực hiện sắp
xếp theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP.
3.3.3.2. Với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Đề xuất cụ thể các nội dung cần sửa đổi, bổ sung các luật,
các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc quản lý, sử dụng
đất nông, lâm nghiệp, giao đất rừng, định giá rừng, các tiêu chuẩn,
định mức về quản lý, bảo vệ rừng, trồng, chăm sóc, khai thác và sử
dụng sản phẩm từ rừng;
3.3.3.3. Với Bộ Tài chính:

14


- Chủ động tham mưu cho Chính phủ cân đối, bố trí nguồn
kinh phí từ trung ương và địa phương cho việc đo đạc, cắm mốc giới,
vẽ bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho các công ty nông, lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp theo Nghị
quyết 28-NQ/TW trong năm 2017 và cho các ban quản lý rừng và
các công ty nông, lâm nghiệp khác trong những năm tiếp theo.
3.3.3.4.Với Thanh tra Chính phủ:
- Thanh tra chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh Đăk Lăk giao
Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra toàn diện đối với các công ty lâm
nghiệp về thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý, sử dụng đất
nông, lâm nghiệp; trước mắt tập trung thanh tra đối với các công ty
lâm nghiệp sản xuất kinh doanh không hiệu quả, có biểu hiện thất
thóat, lãng phí tài nguyên đất đai, vi phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất đai, tài chính đất đai, tài nguyên rừng.
3.3.4. Đối với tỉnh Đắk Lắk.
- Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân

dân các tỉnh tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát
hiện, xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện chính sách, pháp luật
về quản lý, sử dụng đất đai của các công ty lâm nghiệp, ban quản lý
rừng, vườn quốc gia tại địa phương.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh Đăk Lăk:
+ Rà soát lại công tác quản lý nhà nước về đất đai và quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp; bố trí đủ kinh phí
thuộc nhiệm vụ của địa phương cho việc đo đạc, cắm mốc giới thực
địa, vẽ bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho các công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định
số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ trong năm 2017-2018.

15


+ Tạo điều kiện, cơ chế thu hút, khuyến khích đầu tư, phát
triển các mô hình quản trị doanh nghiệp mới, sản xuất, kinh doanh,
làm dịch vụ nông lâm nghiệp hiệu quả.
+ Chủ động phối hợp và tạo điều kiện cho các công ty lâm
nghiệp thực hiện rà soát, đánh giá hiệu quả và nhu cầu sử dụng đất;
định giá tài sản, các diện tích đất ở, đất không sử dụng, chưa sử
dụng, sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả, thu hồi, giao
cho chính quyền địa phương để quản lý, sử dụng, giao cho các tổ
chức, cá nhân thuê đất, giao cho các hộ gia đình tại địa phương thiếu
đất ở, đất sản xuất.
+ Sớm hoàn thành việc phê duyệt Phương án sử dụng đất của
các doanh nghiệp, bố trí lại đất đai phù hợp với nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh của từng doanh nghiệp, quản lý chặt chẽ về đất đai, sử
dụng có hiệu quả, bền vững tài nguyên đất, tài nguyên rừng, vườn
cây lâu năm... tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoàn thành công tác

sắp xếp đổi mới theo tinh thần Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ
Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Tiếp tục xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và tình
hình thực tế tại địa phương các trường hợp đất cho thuê, cho mượn;
lấn chiếm, tranh chấp; đất giao khoán; đất ở, đất kinh tế hộ gia đình;
đất liên doanh, liên kết, hợp đồng hợp tác đầu tư tại các LTQD.
3.3.5. Đối với các công ty lâm nghiệp, các Ban quản lý
rừng
- Các công ty lâm nghiệp cần nghiêm túc triển khai thực hiện
Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định
số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát
triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;
tích cực, khẩn trương hoàn thiện phương án sắp xếp đổi mới, trong

16


đó có phương án quản lý sử dụng đất của các doanh nghiệp trình
UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện.
- Tích cực, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp, quản
lý, sử dụng đất tại các đơn vị theo phương án được cấp thẩm quyền
phê duyệt theo tinh thần Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị
và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
- Sau khi phương án sử dụng đất được phê duyệt, cần xây
dựng phương án cụ thể để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích; Tích
cực phối hợp với địa phương trong quản lý, sử dụng đất, phát hiện,
giải quyết các vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai; tăng cường công
tác quản lý diện tích đất của đơn vị, phối hợp với chính quyền địa
phương thường xuyên tổ chức kiểm tra đất đai do đơn vị quản lý,
không để tái diễn tình trạng xâm canh, lấn chiếm đất đai tại các

LTQD như thời gian qua.
Tiểu kết Chương 3.
Chương 3 của Luận văn đề cập đến những nội dung khoa
học chủ yếu sau đây:
Một là, đưa ra định hướng nhằm hoàn hiện công tác quản lý
nhà nước về đất đai tại các LTQD trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.
Hai là, từ cơ sở lý luận của Chương 1, thực trạng tại Chương
2, tác giả đưa ra nhóm giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện, tăng
cường quản lý đất đai tại các LTQD trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Đây
được coi là đóng góp quan trọng và mới mẻ về mặt thực tiễn của
Luận văn.
Ba là, nêu ra các giải pháp, kiến nghị với các cơ quan quản
lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương; cũng như đối với các lâm
trường quốc doanh nhằm tăng cường việc quản lý, sử dụng đất tại

17


các LTQD một cách tiết kiệm, hiệu quả theo đúng chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài: “ Quản lý Nhà nước về đất đai tại
các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” tác giả
nhận rút ra một số kết luận sau:
Tăng cường Quản lý Nhà nước về đất đai tại các lâm trường
quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là một yêu cầu cấp thiết có
tính khách quan. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý Nhà
nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk, Luận văn đã làm rõ khắc họa những nết nổi bật sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận, khoa học về quản lý

nhà nước về đất đai và quản lý nhà nước về đất đai tại các LTQD.
Hai là, phân tích các yếu tố về điều kiện tự nhiên kinh tế xã
hội tác động đến quản lý nhà nước về đất đai tại các LTQD trên địa
bàn tỉnh Đăk Lăk; đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất đai tại
các LTQD; thực trạng quản lý, sử dụng đất tại chính các lâm trường
quốc doanh. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước của các LTQD
giai đoạn 2011-2015 về kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế,
nguyên nhân của những tồn tại hạn chế.
Ba là, đưa ra định hướng nhằm tăng cường công tác quản lý
nhà nước về đất đai tại các LTQD trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk; đưa ra
nhóm giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý đất đai tại các
LTQD trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. nêu ra các giải pháp, kiến nghị với
các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương; cũng
như đối với các lâm trường quốc doanh nhằm tăng cường việc quản

18


lý, sử dụng đất tại các LTQD một cách tiết kiệm, hiệu quả theo đúng
hủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

19



×