BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH CÔNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: TÁC
ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG
TRƢỞNG KINH TẾ: BẰNG CHỨNG THỰC
NGHIỆM Ở CÁC NƢỚC ASEAN
GVHD:
Th.S ĐẶNG VĂN CƢỜNG
SVTH:
NGUYỄN PHÚ HÀO
LỚP:
NN005
KHÓA:
37
MSSV:
31111020249
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
LỜI CÁM ƠN
Trải qua một quá trình 4 năm học tập và rèn luyện, em không những được
truyền đạt những kiến thức kinh tế xã hội nói chung mà đặc biệt là những kiến thức
chuyên ngành hết sức quý báu để có thể tự tin vào nghề nghiệp mà mình đã chọn.
Và sau gần 3 tháng thực tập tại Chi cục thuế Phú Nhuận em cũng đã học hỏi được
nhiều thêm về kinh nghiệm thực tiễn và những nghiệp vụ tại Chi cục thuế. Với
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được bày tỏ lời cám ơn chân thành đến:
Quý Thầy, Cô trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đặc
biệt là thầy cô Khoa Tài chính công đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thiện khóa luận.
Thạc sĩ Đặng Văn Cường – Giảng viên khoa Tài chính công đã tận
tình hướng dẫn em hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp này.
Ban lãnh đạo Chi cục thuế Phú Nhuận, đặc biệt là các anh chị của đội
Trước bạ và Thu khác đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ em hoàn thành
đề tài trong suốt thời gian thực tập tại Chi cục thuế Phú Nhuận.
Em xin kính chúc quý thầy cô, các cô chú cùng các anh chị nhiều sức khỏe
và thành công trong cuộc sống.
Tp.HCM, ngày 06 tháng 04 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Phú Hào
2
NHẬN XÉT CỦA CHI CỤC THUẾ PHÚ NHUẬN
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
Phú Nhuận, ngày……tháng……năm 2015
Thủ trưởng cơ quan
3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
Tp.HCM, ngày……tháng……năm 2015
Giáo viên hướng dẫn
4
Mục lục
CHƢƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................. 1
1.1
Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
1.2
Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 1
1.3
Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 1
1.4
Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 2
1.5
Dữ liệu .......................................................................................................... 2
1.6
Nội dung nghiên cứu................................................................................... 2
1.7
Đóng góp của đề tài và hƣớng phát triển ................................................. 2
1.8
Giới thiệu tổng quan ................................................................................... 2
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 4
2.1
Tổng quan lý thuyết về nợ công ................................................................ 4
2.1.1
Khái niệm ............................................................................................... 4
2.1.2
Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế ................................... 5
2.1.2.1 Rủi ro thanh toán................................................................................. 7
2.1.2.2 Rủi ro thanh khoản .............................................................................. 9
2.1.2.3 Rủi ro từ bất ổn vĩ mô........................................................................ 10
2.2
Tổng quan các kết quả nghiên cứu trƣớc đây ....................................... 12
2.3
Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................... 14
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG Ở MỘT SỐ NƢỚC ASEAN ......... 16
3.1
Thực trạng nợ công ở Việt Nam .............................................................. 16
3.2
Thực trạng nợ công ở Indonesia ............................................................. 18
3.3
Thực trạng nợ công ở Cam-pu-chia ........................................................ 21
3.4
Thực trạng nợ công ở Malaysia............................................................... 22
3.5
Nợ công ở Myanmar ................................................................................. 23
3.6
Nợ công ở Thái Lan .................................................................................. 25
3.7
Kết luận chƣơng 3 ..................................................................................... 26
i
CHƢƠNG 4: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ ..................................................... 27
4.1
Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 27
4.2
Dữ liệu nghiên cứu và phƣơng pháp ƣớc lƣợng .................................... 27
4.2.1
Dữ liệu.................................................................................................. 27
4.2.2
Phương pháp ước lượng ..................................................................... 29
4.3
Kết quả của nghiên cứu thực nghiệm ..................................................... 31
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................... 33
5.1
Kết luận...................................................................................................... 33
5.2
Hàm ý chính sách ...................................................................................... 33
ii
Mục lục hình
Hình 1 Các thành phần của khu vực công - IMF (2010) .......................................... 4
Hình 2 Cấu trúc nợ công của Việt Nam tính đến cuối năm 2011 ........................... 16
Hình 3 Cơ cấu nợ công nước ngoài của Việt Nam năm 2010 phân theo loại tiền . 18
Hình 4 Cơ cấu nợ công ở Indonesia ........................................................................ 19
Hình 5 Nợ công của Indonesia (2000-2014) ........................................................... 20
Hình 6 Nợ công ở Cam-pu-chia (2001-2014) ......................................................... 21
Hình 7 Khuynh hướng nợ chính phủ ở Malaysia từ 1991-2011 (Bao gồm dự báo
của IMF cho giai đoạn từ 2012-2017)..................................................................... 23
Hình 8 Nợ công ở Myanmar (2001-2014) .............................................................. 24
Hình 9 Nợ công của Thái Lan ................................................................................. 25
iii
CHƢƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Nợ công luôn là một vấn đề nóng bỏng tại các quốc gia trên thế giới trong những
năm gần đây, đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp (2010) và
mức độ lan tỏa mạnh mẽ của nó. Nguy cơ khủng hoảng nợ ngày càng lan rộng ra ở
nhiều nước, trong đó ở khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. Do chịu
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên tốc độ tăng trưởng đã có
dấu hiệu chững lại. Trước hiện tượng này, việc tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng
đến nợ công và liệu nợ công có thực sự đe dọa sự phát triển bền vững của quốc gia,
bên cạnh đó còn có các biến kiểm soát khác tác động đến tăng trưởng kinh tế. Điều
này đã thôi thúc tác giả nghiên cứu về tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh
tế.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu dựa trên bài nghiên cứu: “Thực trạng nợ công, các nhân tố tác động
lên nợ công, và ảnh hưởng của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
qua nhiều góc nhìn” (Tôn Thất Khánh, Hoàng Thị Diệu và cộng sự năm 2012), Tác
giả thêm một biến kiểm soát là tổng số thu Thuế của Chính phủ theo Barro ( 1979)
để nhằm kiểm định liệu rằng tổng số thu thuế có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh
tế. Câu hỏi nghiên cứu: Nợ công và các yếu tố của ngân sách ảnh hưởng như thế
nào đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN.
1.3 Mô hình nghiên cứu
PRF:
Trong đó: Y là tăng trưởng kinh tế tính theo tỷ lệ phần trăm
D là Nợ công tính theo tỷ lệ phần trăm so với GDP
T là tổng số thu Thuế của Chính phủ tính theo tỷ lệ phần trăm so với
GDP.
OF là tổng dòng tiền vào bao gồm các nguồn ODA và FDI cũng tính
theo tỷ lệ phần trăm so với GDP.
1
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp định lượng với kỹ thuật bình phương tối thiểu tổng
quát (GLS), tác động cố định (Fixed Effects - FE), tác động ngẫu nhiên (Random
Effects - RE) để xem xét nợ công và các yếu tố của ngân sách ở các nước ASEAN
trong giai đoạn 1995 – 2014, từ đó đưa ra kết luận về mức độ ảnh hưởng của nợ
công đến tăng trưởng kinh tế. Đối tượng mà tác giả muốn nghiên cứu là nợ công và
tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN là chủ yếu, ngoài ra tác giả sử dụng những
phương tiện điện tử để thu thập dữ liệu trên WB, TMF,… từ đó tác giả xử lý số
liệu để đưa tất cả số liệu về phần trăm.
1.5 Dữ liệu
Dữ liệu về tăng trưởng kinh tế (Y), ODA và FDI được lấy nguồn từ Ngân hàng thế
giới. Nợ công được lấy từ trang Thông tin Kinh tế - Thương mại và số thu thuế của
Chính phủ được lấy Ngân hàng phát triển Châu Á.
1.6 Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu chủ yếu xoay quanh vấn đề khái niệm tính toán nợ công, từ
khái niệm đó sẽ tiến hành lấy số liệu và chạy mô hình. Dựa vào thực trạng hiện có
cộng với kết quả từ mô hình đưa ra kết luận và đề xuất.
1.7 Đóng góp của đề tài và hƣớng phát triển
Việc thêm một biến kiểm soát là doanh thu Thuế của Chính phủ theo Barro ( 1979)
cho thấy rằng tổng số thu thuế tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Do những hạn chế về mặt số liệu và đối tượng, bài viết chỉ dừng lại trong việc
nghiên cứu tác động của nợ công tại một số nước ở khu vực ASEAN. Trong tương
lai, hướng phát triển của đề tài là mở rộng nghiên cứu đến tất cả nước trong khu
vực và mở rộng hơn là khu vực ASIA, từ đó có được kết quả có ý nghĩa hơn nữa
trong việc chạy mô hình.
1.8 Giới thiệu tổng quan
Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu bắt nguồn từ Hy Lạp (2010) và tiếp tục lan
mạnh sang các quốc gia Châu Âu khác trong năm 2011. Hiện nay, nó vẫn đang trở
thành một đề tài nóng bỏng và thu hút sự quan tâm của rất nhiều các nhà nghiên
cứu kinh tế cũng như hoạch định chính sách trên thế giới. Cuộc khủng hoảng này
2
được xem như giai đoạn thứ hai và là hệ quả tất yếu của cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu năm 2008. Trong Hội thảo: “Phối hợp chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô giai đoạn 2014 – 2015” do Học viện
Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức. TS.Trịnh Quang Anh
dự báo “nợ công” sẽ là tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận về an ninh và tài chính
quốc gia trong năm 2014. Trong đó, tâm điểm là vấn đề vi phạm nợ công nên được
xác định lại ra sao, tổng số theo đúng bản chất là bao nhiêu, ngưỡng tối ưu và đâu
là trần an toàn của nợ công.
Trước bối cảnh đó, tác giả đã tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài “TÁC ĐỘNG
CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: BẰNG CHỨNG THỰC
NGHIỆM Ở CÁC NƯỚC ASEAN”. Phần còn lại của nghiên cứu được trình bày
như sau: Lý thuyết về nợ công, tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế sẽ
trình bày ở phần 2 và thực trạng nợ công của các nước ASEAN được tác giả trình
bày ở Phần 3. Phần 4 là dữ liệu, mô hình nghiên cứu của tác giả và trình bày kết
quả nghiên cứu và Phần 5 là Kết luận và hàm ý chính sách.
3
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan lý thuyết về nợ công
2.1.1 Khái niệm
Theo Ngân hàng Thế giới (2002), nợ công là toàn bộ những khoản vay của Chính
phủ và những khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh. Với định nghĩa như vậy, tác giả
có thể hiểu nợ của Chính phủ bao gồm nợ của Trung ương và Chính quyền địa
phương.
Theo IMF (2010), nợ công là nghĩa vụ trả nợ của khu vực công. Đi kèm với đó là
định nghĩa cụ thể, bao gồm khu vực Chính phủ và khu vực các tổ chức công (Hình
1). Nhánh bên trái, gồm nợ Chính phủ tại các cấp chính quyền từ Trung ương đến
Địa phương. Nhánh bên phải, bao gồm các tổ chức công tài chính và phi tài chính1
Khu vực công
Khu vực chính
phủ
Chính phủ trung
ương
Khu vực các tổ
chức công
Các tổ chức
công phi tài
chính
Các tổ chức
công tài chính
Chính quyền liên
bang
Ngân hàng trung
ương (NHTW)
Chính quyền địa
phương
Các tổ chức nhà
nước nhận tiền
gửi (Trừ NHTW)
Các tổ chức tài
chính công khác
Hình 1 Các thành phần của khu vực công - IMF (2010)
Các tổ chức công phi tài chính ở đây có thể là các tập đoàn nhà nước không hoạt động trong lĩnh
vực tài chính như điện lực, viễn thông,…, hoặc cũng có thể là bệnh viện và các trường học công lập.
Các tổ chức công tài chính là các tổ chức nhận hỗ trợ từ chính phủ và hoạt động trong lĩnh vực tài
chính.
4
1
Như vậy, định nghĩa của IMF đầy đủ và chi tiết hơn nhiều so định nghĩa của Ngân
hàng Thế giới. Tuy nhiên khó có thể nói là có sự khác biệt lớn giữa các định nghĩa
này. Do có thể coi các khoản nợ của khu vực các tổ chức công là các khoản nợ mà
Chính phủ sẽ bảo lãnh trong trường hợp các tổ chức này vỡ nợ.
2.1.2 Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế
Xét về bản chất kinh tế, nợ công xuất phát từ thâm hụt ngân sách, hay tổng chi tiêu
của Chính phủ nhiều hơn tổng các nguồn thu của mình. Để làm giảm mức thâm hụt
này, Chính phủ hoặc phải gia tăng nguồn thu ngân sách hoặc phải cắt giảm chi
tiêu. Cắt giảm chi tiêu không phải là một việc dễ dàng trong ngắn hạn, khi những
kế hoạch chi tiêu của Chính phủ đã được hoạch định cụ thể. Chính vì vậy, Chính
phủ chỉ có thể tìm cách gia tăng nguồn thu của mình. Có hai cách để gia tăng
nguồn thu của Chính phủ. Thứ nhất, Chính phủ có thể tăng thuế, vốn là nguồn thu
trực tiếp và lớn nhất của mình. Tuy nhiên, tăng thuế có thể ảnh hưởng tiêu cực đó
là giảm tiêu dùng, giảm động lực lao động và sản xuất dẫn đến suy thoái kinh tế.
Thứ hai, Chính phủ có thể vay nợ (trong nước và quốc tế), tuy nhiên, các khoản
vay này có thể làm gia tăng nợ công. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể in tiền để bù
đắp thâm hụt ngân sách và trả nợ nhưng điều này sẽ làm lạm phát tăng cao hơn
nữa. Như vậy có thể thấy nợ công là hệ quả trực tiếp của thâm hụt ngân sách.
Ngân sách thâm hụt hàm ý rằng tổng thu ngân sách của chính phủ suy giảm hoặc
có sự gia tăng trong chi tiêu. Điều này đồng nghĩa với sự gia tăng tổng cầu của nền
kinh tế. Nếu như nền kinh tế đang ở mức sản lượng tiềm năng, sự gia tăng tổng cầu
sẽ đẩy GDP thực tế lên cao hơn mức GDP tiềm năng. Cùng với đó, giá cả và lạm
phát sẽ tăng lên. Về dài hạn, khi lạm phát gia tăng, người lao động sẽ yêu cầu mức
lương cao hơn và các doanh nghiệp sẽ buộc phải có chính sách cắt giảm sản xuất
với mức tiền lương mới này, điều này sẽ khiến tổng cung trong nền kinh tế suy
giảm và GDP thực tế sẽ quay trở lại mức GDP tiềm năng. Tuy nhiên, giá cả sẽ
không quay lại thời điểm ban đầu mà sẽ tiếp tục tăng lên.
Ngân sách thâm hụt, chứng tỏ tiết kiệm của Chính phủ đang suy giảm kéo theo
tổng tiết kiệm của nền kinh tế suy giảm theo và lãi suất gia tăng. Điều này sẽ gây
khó khăn cho khu vực tư nhân trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư, vì vậy, khu
vực tư nhân sẽ bị thu hẹp (phá sản hoặc thu hẹp đầu tư)2 điều này sẽ làm giảm
2
Hiệu ứng đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân.
5
nguồn thu thuế từ doanh nghiệp khiến ngân sách ngày càng thâm hụt hơn3. Lãi suất
gia tăng còn thu hút giới đầu tư cả trong nước lẫn nước ngoài làm gia tăng nhu cầu
nắm giữ tài sản nội địa do tỷ suất sinh lời cao hơn. Điều này sẽ làm gia tăng dòng
vốn ngoại tệ đổ vào nền kinh tế dẫn đến nguồn cung ngoại tệ tăng lên. Khi cung
ngoại tệ tăng lên, giá trị của đồng ngoại tệ sẽ giảm đi (đồng nội tệ tăng giá). Tuy
nhiên dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế có thể hạn chế hoặc tháo chạy ra
khỏi các tài sản nội địa vì giới đầu tư lo ngại nền kinh tế có lạm phát cao do thâm
hụt ngân sách mang lại. Ngoài ra việc đồng nội tệ tăng giá có thể khuyến khích
nhập khẩu thay vì xuất khẩu và sẽ dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại và cán cân
vãng lai từ đó kéo theo tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp đi.
Như vậy có thể thấy thâm hụt ngân sách có những tác động tiêu cực đến nền kinh
tế. Nếu như ngân sách Chính phủ được cân bằng không những tối ưu hóa toàn bộ
nguồn vốn mà còn làm giảm những chi tiêu hoang phí của Chính phủ. Bên cạnh đó
còn hạn chế được tình trạng lạm thu và tham nhũng. Chính vì vậy, các nhà kinh tế
học cổ điển cho rằng Chính phủ cần phải duy trì cân bằng ngân sách. Tuy nhiên,
thâm hụt ngân sách làm gia tăng tổng cầu và điều này sẽ kích thích tăng trưởng.
Đây là điều mà Chính phủ các nước có thể làm trong thời kỳ suy thoái kinh tế, đó
là tăng chi tiêu vào các công trình công cộng, chấp nhận thâm hụt ở một mức nhất
định nhằm giúp nền kinh tế phục hồi. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc
thâm hụt ngân sách luôn kích thích tăng trưởng.
Tại các quốc gia đang phát triển, nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ
cao từ các quốc gia phát triển là rất lớn. Trong khi đó, nền kinh tế chưa phát triển
nên các quốc gia này chỉ thường xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp,
chịu nhiều biến động của thị trường. Vì vậy, việc thâm hụt thương mại tại các quốc
gia này là không thể tránh khỏi. Có hai nguồn tiền có thể bù đắp cho sự thâm hụt
này đó là lượng kiều hối từ nước ngoài gửi về hoặc nhận viện trợ từ nước ngoài.
Tuy nhiên, với nhu cầu ngày càng lớn Chính phủ nhiều nước phát triển vẫn phải
vay thêm từ nước ngoài4. Với các khoản vay này, đến thời điểm đáo hạn nhiều khả
năng các quốc gia đang phát triển vẫn chưa trả nợ được do chưa có thặng dư
thương mại. Do vậy, các quốc gia này phải tiếp tục vay nợ để đảo nợ khiến cho
Ngoài ra, nợ xấu đến từ các doanh nghiệp phá sản có thể sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện một cuộc
khủng hoảng tín dụng gây nguy hại cho hệ thống ngân hàng. Khi đó, nền kinh tế sẽ càng chìm sâu vào
khủng hoảng và suy thoái.
4
Các quốc gia đang phát triển phải đi vay nợ bằng các đồng tiền nước ngoài được các nhà kinh tế
học gọi là orginial sin. Thuật ngữ này được giải thích là việc các quốc gia đang phát triển không có cơ
hội được vay và trả nợ bằng đồng tiền nội tệ của mình.
6
3
tổng nợ ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến vỡ nợ như trường hợp của Hy Lạp
năm 2010.
Bản chất kinh tế của nợ công đã cho thấy những hậu quả mà nợ công cũng như
thâm hụt ngân sách mang lại cho nền kinh tế. Mặc dù trong nhiều trường hợp việc
tồn tại nợ công và thâm hụt ngân sách có thể kích thích tăng trưởng, nhưng rõ ràng
hậu quả mà nó để lại khó có thể coi thường mà không có một sự cảnh giác nào.
Việc sử dụng nợ công để bù đắp cho thâm hụt ngân sách có thể xem là một điều
không thể tránh khỏi tại bất cứ một quốc gia nào. Chính vì thế, đánh giá rủi ro nợ
công đóng một vai trò rất quan trọng. Rất nhiều nhà kinh tế đã đưa ra được những
kết luận dựa trên nghiên cứu về các cuộc khủng hoảng nợ trong lịch sử.
Khó có thể đưa ra một thước đo cụ thể về rủi ro nợ công cho tất cả các quốc gia, do
những khác biệt về nền kinh tế cũng như những thể chế đi kèm với nó. Dựa trên
nghiên cứu của Manasse và Roubini (2005), những rủi ro của nợ công đến từ ba
nguồn chính: rủi ro thanh toán; rủi ro thanh khoản và; rủi ro do bất ổn vĩ mô.
2.1.2.1
Rủi ro thanh toán
Thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại
Khi một quốc gia có thâm hụt ngân sách và buộc phải đi vay nợ để bù đắp sự bội
chi này, rủi ro đầu tiên đến từ việc liệu quốc gia đó có thể trả được các khoản nợ
công này trong tương lai hay không? Điều này phụ thuộc vào khối lượng nợ, có thể
được so sánh trên GDP, xuất khẩu (thường đối với nợ nước ngoài), hoặc thu ngân
sách chính phủ. Đối với tổng toàn bộ nợ công, chính phủ được xem là có khả năng
thanh toán nếu như giá trị chiết khấu của cán cân ngân sách trong tương lai sẽ lớn
hơn hoặc bằng giá trị hiện tại của khối lượng nợ. Tương tự đối với nợ công nước
ngoài, do vay bằng ngoại tệ nên sẽ phải chi trả bằng ngoại tệ, mà nguồn ngoại tệ
bền vững đến từ xuất khẩu ròng hay cán cân thương mại. Chính vì vậy, chính phủ
được xem là có khả năng thanh toán nợ công nước ngoài nếu như giá trị chiết khấu
của cán cân thương mại trong tương lai lớn hơn hoặc bằng giá trị hiện tại của khối
lượng nợ công nước ngoài.
Quy mô nợ
Ngưỡng nợ nguy hiểm thường được định nghĩa như một mức độ mà nếu như khối
lượng nợ (tính trên phần trăm GDP) vượt quá ngưỡng này, nền kinh tế sẽ gặp
nhiều rủi ro bất ổn vĩ mô, mà điển hình nhất là suy giảm tăng trưởng. Chính vì vậy,
7
nhiều nghiên cứu sử dụng các mô hình định lượng để xác định mối quan hệ giữa
mức nợ công và tăng trưởng. Bên cạnh đó, khối lượng nợ nước ngoài cũng đóng
một vài trò quan trọng trong việc đánh giá rủi ro của nền kinh tế, đặc biệt là tại các
quốc gia đang phát triển, khi các quốc gia này khó có thể, hoặc không có điều kiện,
vay nợ nước ngoài bằng đồng tiền của mình (Original sin).
Reinhart và Rogoff (2010) dựa trên số liệu quan sát của 44 nền kinh tế phát triển
và mới nổi cùng số liệu thống kê trong khoảng hai thập kỷ đã đưa ra các ngưỡng
nợ cơ bản nhất, thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới kinh tế cũng như các
nhà hoạch định chính sách. Cụ thể hơn, mối quan hệ giữa tỉ lệ nợ công, tăng trưởng
và lạm phát được phân tích dựa trên hơn 3700 số liệu định kỳ hàng năm về hệ
thống chính trị, thể chế, những thay đổi về tỉ giá cũng như hệ thống tiền tệ, và các
điều kiện lịch sử khác. Kết quả chỉ ra rằng ngưỡng nợ nguy hiểm là 90% GDP, khi
các quốc gia có mức nợ công vượt quá con số này, tăng trưởng kinh tế sẽ bắt đầu
suy giảm. Tuy nhiên, các tác giả lại không cho rằng có một mối quan hệ chắc chắn
giữa việc nợ công cao có thể dẫn đến lạm phát đối với các nền kinh tế phát triển.
Còn đối với các nền kinh tế mới nổi, lạm phát thường leo thang mạnh khi nợ công
gia tăng. Reinhart và Rogoff cũng phân tích thêm dựa trên những số liệu kể từ sau
khủng hoảng về nợ nước ngoài, bao gồm cả nợ công và nợ tư. Kết quả chỉ ra rằng,
khi dư nợ nước ngoài chạm mức 60% GDP, tăng trưởng kinh tế sẽ bắt đầu suy
giảm 2%, và nếu như vượt quá 90% GDP, mức tăng trưởng sẽ giảm một nửa. Tuy
nhiên, những nghiên cứu của họ chỉ tập trung vào các nền kinh tế phát triển và mới
nổi.
Caner, Grennes và Koehler – Geib (2011) tiếp tục đi sâu phân tích thêm về ngưỡng
nợ nguy hiểm. Nghiên cứu này sử dụng số liệu nhiều hơn so với nghiên cứu của
Reinhart và Rogoff, bao gồm các số liệu về nợ công, tăng trưởng, độ mở của nền
kinh tế, lạm phát và GDP trong thời kỳ trước của 101 quốc gia trong giai đoạn
1980-2008, đồng thời sử dụng mô hình kinh tế lượng. Kết quả cho thấy ngưỡng nợ
nguy hiểm trung bình cho tất cả các quốc gia đã được lấy số liệu là 77% GDP,
vượt qua ngưỡng này tăng trưởng kinh tế bắt đầu suy giảm. Bên cạnh đó, áp dụng
tương tự mô hình cho nhóm các quốc gia đang phát triển thì con số này là 64%
GDP.
Kumar và Woo (2010) cũng thực hiện một nghiên cứu tương tự, với số liệu của 38
nền kinh tế phát triển và mới nổi với dân số trên 5 triệu người, kéo dài trong 4 thập
kỷ và cũng sử dụng mô hình kinh tế lượng. Giống như Reinhart và Rogoff, các tác
8
giả cũng chỉ tìm thấy một mối quan hệ đối nghịch giữa nợ công và tăng trưởng nếu
như nợ công vượt quá 90% GDP. Các tác giả cũng tìm ra rằng đối với các nền kinh
tế mới nổi, tác động của nợ công lớn hơn so với các nền kinh tế phát triển. Cụ thể,
nếu quy mô nợ công tăng thêm 10% GDP, tăng trưởng kinh tế sẽ suy giảm từ
0,15% đến 0,2% tại các nền kinh tế tiến bộ, trong khi con số này tại các nền kinh tế
mới nổi là từ 0,3% đến 0,4%. Ngoài ra, mức nợ ban đầu cao cũng sẽ tạo nên nhiều
rủi ro hơn. Đối với các quốc gia mà nợ công đã vượt quá 90% GDP, một mức gia
tăng nợ công thêm 10% GDP sẽ đi kèm với tăng trưởng giảm 0,19%; còn nếu mức
nợ ban đầu chỉ từ 30% đến 60% GDP thì con số này chỉ là 0,11%. Ngoài ra,
Kumar và Woo cũng mở rộng mô hình của mình nhằm xác định những kênh khác
mà hệ quả từ nợ công có thể chuyển đến. Họ kết luận nợ công cao sẽ làm giảm đầu
tư, làm chậm tốc độ tăng trong lượng vốn tư bản cho mỗi lao động, dẫn đến hệ quả
là suy giảm năng suất.
Presbitero (2010) dựa trên số liệu tổng nợ công tại 92 quốc gia có thu nhập thấp và
trung bình trong khoảng thời gian 1990-2007 cũng nhằm tìm kiếm ngưỡng nợ
nguy hiểm. Nghiên cứu này tìm ra hệ quả xấu đối với tăng trưởng nếu nợ công vào
mức khoảng 90% GDP. Vượt trên mức này, một hệ quả xấu hơn rất nhiều sẽ xảy ra
với tăng trưởng bởi quản lý kinh tế kinh tế nghèo nàn cũng như những thể chế tồi
tệ. Presbitero kết luận rằng những quốc gia công nghiệp thành công hơn nhiều so
với các quốc gia đang phát triển trong việc vay mượn và sử dụng những khoản tài
chính trong nước và quốc tế mà không phải hứng chịu những rủi ro có thể gây ra
cho đầu tư bởi sự tháo vốn, xoay vòng chính sách hay lấn át đầu tư thường xuyên
xảy ra với mức nợ công lớn. Ngược lại, đối với các quốc gia đang phát triển, hệ
quả xấu từ vay nợ quá nhiều thường có xu hướng lấn át những lợi ích có thể đạt
được từ những nguồn lực khác.
2.1.2.2
Rủi ro thanh khoản
Rủi ro từ nợ công còn được đo lường thông qua khả năng thanh khoản, hay khả
năng trả nợ nhanh của chính phủ. Chỉ mình khả năng thanh toán không đủ đảm bảo
cho sự an toàn của một quốc gia khi vay nợ, mà còn cần phải có khả năng thanh
khoản. Một quốc gia có thể có khả năng thanh toán về lý thuyết bởi quốc gia đó có
thể gia tăng nguồn thu của mình trong tương lai để chi trả cho các khoản nợ của
mình cũng như để bù đắp cho thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, cũng quốc gia đó
hoàn toàn có khả năng vỡ nợ ngay trong ngắn hạn do đánh mất khả năng thanh
khoản của mình. Điều này xảy ra khi các thị trường đánh mất niềm tin vào quốc
gia này, khiến nó không thể tiếp cận được các nguồn tài chính cần thiết để trả nợ
9
trong ngắn hạn, hoặc có thể tiếp cận được với lãi suất rất cao. Chính vì vậy, một
cuộc khủng hoảng thanh khoản hoàn toàn có thể chuyển thành một cuộc khủng
hoảng thanh toán, và đây là điều mà Hy Lạp đã gặp phải trong năm 2010.
Nhằm đo lường tính thanh khoản, có thể sử dụng tỉ lệ nợ ngắn hạn so với lượng dự
trữ. Theo Manasse và Roubini (2005) thì tính thanh khoản chỉ thực sự nghiêm
trọng nếu nợ ngắn hạn vượt quá 130% lượng dự trữ. Đối với nợ công trong nước,
chính phủ có thể dễ dàng trả nợ bằng cách tăng cung tiền và chấp nhận lạm phát.
Do đó, rủi ro thanh khoản thường đến từ các khoản nợ nước ngoài. Rất nhiều bằng
chứng có thể kể ra về việc nợ nước ngoài ngắn hạn có thể dẫn đến khủng hoảng.
Những cuộc khủng hoảng tại Mexico và Đông Á đã nổ ra tại những thời điểm mà
dư nợ ngắn hạn vượt quá khối lượng tài sản tại các quốc gia này. Tuy nhiên, vẫn
cần phải thận trọng với mối quan hệ nhân quả này, bởi không phải nợ ngắn hạn
nhiều là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng. Nếu một quốc gia có lịch sử nợ
công tốt cùng một lượng dự trữ ngoại hối lớn đột nhiên bị đẩy ra khỏi các thị
trường tài chính vì một vài lý do nào đó không liên quan đến thời gian đáo hạn các
khoản nợ của mình, dự trữ ngoại hối có thể suy giảm và quốc gia đó sẽ gặp khó
khăn trong việc trả các khoản nợ trong dài hạn.
Mỹ Latinh là minh họa điển hình cho điều này. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế tại
Mexico năm 1994, chính phủ và các tập đoàn kinh tế tại các quốc gia trong khu
vực mong muốn kéo dài thời gian đáo hạn cho các khoản nợ đồng thời giám sát
mối quan hệ giữa dư nợ và các tài sản trong ngắn hạn. Eichengreen và Hausmann
(1999), nợ ngắn hạn trung bình cho toàn khu vực Mỹ Latinh năm 1998 chiếm 26%
tổng dư nợ, chỉ khoảng một nửa so với khu vực Đông Á. Tỉ lệ này còn đặc biệt
thấp tại Argentina và Brazil. Tuy nhiên, điều này cũng không cho phép các quốc
gia Mỹ Latinh có thể duy trì khả năng tiếp tục vay từ các thị trường tài chính quốc
tế khi các quốc gia này bị ảnh hưởng bởi những cú sốc thương mại. Khi dòng vốn
tài chính chảy vào bị ảnh hưởng, các quốc gia này bị buộc phải thực hiện những
chính sách thắt chặt để thúc đẩy xuất khẩu nhằm gia tăng thặng dư thương mại,
điều này làm cho đồng tiền bị trượt giá nghiêm trọng.
2.1.2.3
Rủi ro từ bất ổn vĩ mô
Ngoài những rủi ro trong khả năng thanh toán nợ và khả năng thanh khoản, nền
kinh tế còn gặp nhiều rủi ro do những bất ổn từ các biến số vĩ mô có thể ảnh hưởng
trực tiếp lên nợ công. Các biến số này bao gồm tăng trưởng, nguồn thu ngân sách
10
chính phủ, lạm phát và tỉ giá. Những biến số thể hiện khả năng thanh toán cũng
như khả năng sẵn sàng trong việc trả nợ của nền kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nền kinh tế, bởi nó
thể hiện rằng liệu quốc gia đó có đang phát triển bền vững và ổn định hay không.
Điều này sẽ quyết định đến khả năng tiếp cận với các nguồn tài chính mới nhằm bù
đắp các khoản nợ công cũng như thâm hụt ngân sách của mình.
Thông thường các quốc gia có nợ công cao là các quốc gia đang phát triển hoặc
các nền kinh tế mới nổi, nơi chính phủ còn đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh
tế. Các quốc gia hay các nền kinh tế này thường xuất khẩu các hàng hóa thô, giá trị
gia tăng thấp, trong khi lại có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ cao
với chi phí lớn. Chính vì vậy, thâm hụt thương mại là chuyện thường thấy, đồng
nghĩa với việc các quốc gia này phải có thặng dư cán cân vốn để bù đắp mức thâm
hụt này. Do các khoản tín dụng nước ngoài từ xuất khẩu thường không bù đắp đủ,
các quốc gia này phải thường xuyên vay nợ mới để trả các khoản nợ cũ. Và để có
điều kiện tiếp tục vay nợ, các quốc gia này phải thể hiện một bộ mặt tích cực trong
phát triển kinh tế. Nếu mức tăng trưởng đang suy giảm hoặc thậm chí nền kinh tế
tăng trưởng âm, sẽ rất khó cho các quốc gia này trong việc tiếp cận thêm các nguồn
vốn tín dụng mới.
Nguồn thu ngân sách cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ. Việc tăng
nguồn thu ngân sách sẽ làm giảm thâm hụt tài khóa, giúp giảm gánh nặng nợ công
cho chính phủ. Theo như ước tính của Reinhart và Rogoff (2009), nợ công thường
tăng khoảng hai phần ba trong khoảng thời gian ngay sau khi diễn ra khủng hoảng
tài chính. Đồng thời, dư âm của khủng hoảng tài chính cũng dẫn đến một giai đoạn
tăng trưởng dưới mức trung bình, nền kinh tế bị thu hẹp và bước vào giai đoạn suy
thoái. Điều này làm cho nguồn thu ngân sách của chính phủ suy giảm, trong khi
nhu cầu vay nợ lại tăng mạnh. Phương thức giải quyết cho tình trạng này có thể là
cắt giảm chi tiêu công hoặc tìm cách gia tăng nguồn thu của mình. Tuy nhiên, cả
hai điều này lại rất khó có thể được thực hiện trong ngắn hạn mà không tránh khỏi
gây ra những bất ổn trong xã hội.
Reinhart và Rogoff (2009) cũng chỉ ra rằng 84% cuộc khủng hoảng nợ đến ngay
sau cuộc một cuộc khủng hoảng tiền tệ. Do vậy, các biến số tạo rủi ro cho một
cuộc khủng hoảng tiền tệ cũng có thể là tác nhân gây nên một cuộc khủng hoảng
nợ. Trong đó, lạm phát cao cùng cú sốc tỉ giá có thể làm giảm giá trị của đồng tiền
nội địa, đồng nghĩa với việc dư nợ nước ngoài sẽ tăng lên, đi kèm với rủi ro vỡ nợ.
11
2.2 Tổng quan các kết quả nghiên cứu trƣớc đây
Các nghiên cứu về nợ công bị giới hạn bởi sự thiếu hụt của các dữ liệu đáng tin
cậy, đặc biệt là sự thiếu hụt chuỗi số liệu thời gian cho một chuỗi dữ liệu bảng của
các quốc gia. Tuy nhiên cũng có một lượng lớn những nghiên cứu về vấn đề này vì
tính chất quan trọng của nó.
Reinhart và Rogoff (2010b; 2010a) thấy rằng mức nợ cao có mối tương quan
nghịch với tăng trưởng, nhưng điều đó không có mối liên hệ giữa nợ và tăng
trưởng khi nợ công là dưới 90% GDP. Reinhart và Rogoff (2010b) minh họa cho
tác động ngưỡng này bằng cách thu nhập dữ liệu về nợ hằng năm và tăng trưởng
đầu ra cho hơn 20 nền kinh tế phát triển 1946 – 2009 và tách mẫu của họ thành bốn
nhóm: (i) quốc gia – năm mà nợ công dưới 30% GDP (443 quan sát), (ii) quốc gianăm mà nợ công là từ 30 đến 60% GDP (442 quan sát), (iii) quốc gia-năm mà nợ
công là từ 60 đến 90% GDP (199 quan sát), và (iv) quốc gia-năm mà nợ công là
trên 90% GDP (96 quan sát). Tiếp theo, họ tính toán tăng trưởng GDP trung bình
cho mỗi nhóm và cho thấy không có sự khác biệt lớn giữa ba nhóm đầu tiên,
nhưng tăng trưởng GDP trung bình và bình quân thấp hơn đáng kể ở nhóm thứ tư.
Đặc biệt, Reinhart và Rogoff (2010b) cho thấy trong nhóm nợ cao có tốc độ tăng
trưởng trung bình khoảng 1 điểm phần trăm thấp hơn và tăng trưởng bình quân là
gần 4 điểm phần tram, thấp hơn so với các nhóm khác. Nghiên cứu của Reinhart và
Rogoff (2010b) có tầm ảnh hưởng với một quan điểm mới mới nhằm đánh giá liệu
các kết quả của họ có đủ để chứng minh khung nợ không tùy ý, để kiểm soát cho
các biến khác trong thiết lập một hồi quy thích hợp, và công cụ nợ công để đánh
giá nguyên nhân ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của nó.
Bên cạnh đó theo Elmendorf and Mankiw (1998) nợ công có ảnh hưởng quan
trọng đến nền kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn. Các khoản nợ (phản ánh tài trợ
thâm hụt) có thể kích thích tổng cầu và sản lượng trong ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu
huy động vốn của những cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế. Nợ công có thể ảnh
hưởng bất lợi đến tích lũy vốn và tăng trưởng thông qua lãi suất dài hạn, có nguy
cơ gây tổn hại đến nền kinh tế bởi những yêu cầu thanh toán cả vốn gốc và lãi của
nó.
Manmohan S. Kumar và Jaejoon Woo (2010) cung cấp bằng chứng thực nghiệm
về tác động của nợ công cao đến tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu
người cho một nhóm 38 nền kinh tế phát triển và mới nổi với dân số hơn 5 triệu
người trong giai đoạn 1970 – 2007. Dựa trên hai cách tiếp cận chính là hồi quy
12
tăng trưởng và kế toán. Họ tập trung phân tích vào các mối quan hệ trung bình/dài
hạn giữa nợ ban đầu và tăng trưởng tiếp theo, dùng dữ liệu bảng. Dữ liệu bảng của
họ kéo dài 38 năm (1970 –2007) và bao gồm 8 nhóm không chồng chéo trong thời
gian năm năm ( 1970 – 1974, 1975 – 1979, …, 2000 – 2004, 2005 – 2007) trừ giai
đoạn cuối cùng kéo dài ba năm. Kết luận của họ cho thấy, giữa nợ công và tăng
trưởng có một mối quan hệ nghịch đảo, nếu tăng 10 điểm phần trăm trong tỷ lệ nợ
ban đầu/GDP sẽ làm suy giảm 0,2 điểm phần trăm cho GDP bình quân thực tế đầu
người mỗi năm, với các nền kinh tế phát triển tác động này là nhỏ hơn (khoảng
0,15). Một số bằng chứng phi tuyến tính, với mức nợ cao (trên 90% GDP) thì nợ
có tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Ảnh hưởng của sự bất lợi này phản ảnh qua
sự suy giảm trong năng suất lao động, chủ yếu là do giảm đầu tư và sự tăng trưởng
chậm của vốn cổ phần của mỗi công nhân. Ở mức nợ trên trung bình (30 – 90 phần
trăm GDP) tăng 10 điểm phần trăm trong nợ ban đầu có liên quan đến giảm
khoảng 0,4 điểm phần trăm tỷ lệ đầu tư/GDP, với một tác động lớn hơn trong các
nền kinh tế mới nổi. Kiểm tra tính vững cũng mang lại kết quả tương tự. Điều này
nhấn mạnh sự cần thiết phải có biện pháp không chỉ ổn định nợ công mà còn phải
giảm thiểu nợ trong một quỹ đạo trung và dài hạn.
Thay vì so sánh tốc độ tăng trưởng trên một tập hợp các khung đã được thiết lập,
Minea và Parent (2012) nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ và tăng trưởng bằng cách
sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng trơn ngưỡng gốc được đề xuất bởi
Gonzalez, Asvirta Ter, và Van Dijk (2005) . Sử dụng phương pháp này, cho phép
một sự thay đổi dần dần trong hệ số hồi quy khi di chuyển từ một cơ chế này đến
cơ chế khác, Minea và Parent (2012) thấy rằng nợ công có liên quan đến tiêu cực
với mức tăng trưởng khi tỷ lệ nợ so với GDP là trên 90% và dưới 115%. Tuy
nhiên, họ cũng thấy rằng sự tương quan giữa nợ và tăng trưởng trở nên tích cực khi
nợ vượt quá 115% GDP. Trong khi kết quả của Minea và Parent (2012) không nên
được hiểu như một đối số cho sự lãng phí tài chính, họ cho sự tồn tại của phi tuyến
tính là phức tạp, có thể không bị bắt bởi các mô hình sử dụng một bộ ngưỡng ngoại
sinh. Minea và Parent (2012) cũng lưu ý rằng, kể từ khi Reinhart và Rogoff
(2010b) thấy rằng sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng trung bình nhỏ hơn nhiều so
khác biệt về tốc độ tăng trưởng bình quân, các nhà nghiên cứu nên cẩn thận trong
việc kiểm tra vai trò của giá trị ngoại lai và kiểm tra xem kết quả của họ là mạnh
mẽ để sử dụng các nguồn dữ liệu khác nhau. Họ minh họa cho tầm quan trọng của
những thử nghiệm tính vững bằng cách hiển thị các nguồn dữ liệu thay thế mang
lại kết quả là hơi khác với Reinhart và Rogoff (2010b). Đặc biệt, họ sử dụng dữ
liệu từ Maddison (2007) và cơ sở dữ liệu nợ công IMF (Abbas, Belhocine, El13
Ganainy, và Horton, 2011) và thấy rằng việc giảm bình quân (và trung bình) tốc độ
tăng trưởng giữa các nước với nợ tỷ lệ so với GDP dưới đây và trên 90% là nhỏ và
không ý nghĩa thống kê. Tương tự như vậy, Afonso và Jalles cho thấy, trong một
mẫu của các nước OECD, tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 1970-2008
của các quốc gia có nợ thấp (tỷ lệ nợ so với GDP <30%) là tương tự như của nợ
cao (tỷ lệ nợ so với GDP> 90%) quốc gia.
Egert (2012) mở rộng phạm vi mẫu trong thời gian từ năm 1970 của Reinhart và
Rogoff (2010b). Ông tìm thấy một mối tương quan tiêu cực nhỏ giữa nợ và tăng
trưởng, và sử dụng một mô hình ngưỡng nội sinh, một số bằng chứng về một mối
quan hệ phi tuyến giữa nợ và tăng trưởng. Tuy nhiên, ước tính nội sinh nợ so với
GDP ngưỡng thường thấp hơn nhiều so với 90%. Ngoài ra, Egert (2012) đề cập
đến sự hiện diện và mức độ ngưỡng không phải là mạnh mẽ để thay đổi nhỏ trong
phạm vi các nước, tần số dữ liệu, và những thay đổi trong các giả định trên số
lượng tối thiểu của các quan sát bao gồm trong mỗi cơ chế.
Trái ngược với các quan điểm nêu trên, Ugo Panizza và Andrea F. Presbitero
(2012) ở nghiên cứu của mình đã dựa trên mô hình của Cecchetti và cộng sự
(2011), với dữ liệu, mẫu giống nhau và phương pháp tiếp cận thực nghiệm. Trong
mô hình thực nghiệm, họ không tìm được bằng chứng nào cho thấy trong trung
hạn, nợ công cao sẽ gây mức độ tổn thương cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai
và cho rằng mối liên hệ giữa nợ và tăng trưởng không nên được sử dụng như một
tham số hỗ trợ củng cố tài chính. Họ khuyến nghị rằng, việc họ không tìm thấy một
tác động tiêu cực nào giữa nợ avà tăng trưởng kinh tế không có nghĩa là một quốc
gia có thể duy trì mức độ nợ bất kỳ nào. Họ cũng không tìm thấy bằng chứng cho
thấy các nền kinh tế phát triển trong mẫu của họ với một quốc gia cụ thể mà
ngưỡng nợ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Và không có nghiên cứu nào có
bằng chứng thuyết phục cho một quan hệ nhân quả giữa nợ công và tăng trưởng và
quan hệ nhân quả này có thể không tồn tại (“chính xác hơn, nghiên cứu của tác giả
không bác bỏ giả thiết rằng nợ không tác động đến tăng trưởng”) và họ cho rằng
tác động nhân quả của nợ với tăng trưởng vẫn cần phải được nghiên cứu thêm.
2.3 Kết luận chƣơng 2
Tóm lại, quan điểm của các nhà kinh tế trên thế giới về tác động của nợ công gồm
có sáu quan điểm sau:
Thứ nhất: nợ công là một nguồn rất cần thiết thuộc cấu trúc vốn tài chính
của các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển, góp phần vào
14
sự phát triển kinh tế đất nước trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn có nguy
cơ gây tổn hại cho nền kinh tế bởi những yêu cầu thanh toán cả vốn gốc và
lãi của nó (xem Folorunso S. Ayadi và Felix O. Ayadi (2008)).
Thứ hai: đối với những quốc gia phát triển và những nền kinh tế thị trường
mới nổi, mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế biểu hiện rõ nhất
khi nợ vượt mức 90 - 100% GDP; lúc này, nợ càng tăng thì tăng trưởng kinh
tế giảm đáng kể (M. Reinhart và S. Rogoff).
Thứ ba: có thể xem xét sự tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế
thông qua dữ liệu nợ nước ngoài cùng với những rủi ro và hệ lụy mà nó đưa
lại: sự không khuyến khích đầu tư, giới hạn sự tham gia của các quốc gia
đang phát triển với nền kinh tế toàn cầu, sự trống rỗng trong dự trữ ngoại hối
quốc gia, cứng nhắc trong chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa Krugman
(1988) và Sachs (1989).
Thứ tư: tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm và đầu tư có mối quan hệ với nhau, khi
vốn nội địa không đủ để tài trợ cho chi tiêu đầu tư trong nước thì vay nợ là
tất yếu để phục vụ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, vay nợ luôn kèm theo
những rủi ro do lãi suất, thời hạn, cơ cấu vay mượn, gây ảnh hưởng tiêu cực
lên tăng trưởng kinh tế, do đó vấn đề quản lý nợ hiệu quả đang trở nên cấp
thiết Hunt (2007) và Sachs (2002).
Thứ năm, nợ tích lũy theo thời gian và dòng chi trả nợ đã gây cản trở lớn
đến tăng trưởng kinh tế do những trở ngại thuế khóa, bất ổn vĩ mô và sự
giảm bớt chi tiêu cho đầu tư phát triển của Chính Phủ (Cohen (1993);
Clements và cộng sự. (2003)).
Thứ sáu, nợ công có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn
hạn và trong dài hạn sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế (Elmendorf and Mankiw
(1999)).
15
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG Ở MỘT SỐ
NƢỚC ASEAN
3.1 Thực trạng nợ công ở Việt Nam
Về nợ công Việt Nam, tồn tại rất nhiều khó khăn trong việc đưa ra một con số đo
lường cụ thể. Theo như thống kê của Phạm Thế Anh (2012), thì tổng nợ công Việt
Nam tính đến cuối năm 2011 là khoảng 55% GDP, trong đó 31% là nợ nước ngoài
và 24% là nợ trong nước. Theo như khuyến cáo của Caner, Grennes và KoehlerGeib (2011) thì mức nợ công nguy hiểm cho các quốc gia đang phát triển như Việt
Nam là 64%. Có thể thấy, nợ công Việt Nam đã ở khá gần, và có lẽ tính đến thời
điểm hiện tại đã vượt qua ngưỡng nguy hiểm này. Điều này là do các khoản nợ xấu
của khu vực doanh nghiệp nhà nước, chưa có số liệu rõ ràng, nhiều khả năng chính
phủ sẽ phải sử dụng thêm ngân sách nhà nước để trả. Thêm nữa, nợ trong nước của
khu vực doanh nghiệp nhà nước theo ghi nhận trong đề án Tái cấu trúc doanh
nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính (2012) cũng chiếm đến 16,5% GDP.
Hình 2 Cấu trúc nợ công của Việt Nam tính đến cuối năm 2011
16
Bảng 1: Nợ công Việt Nam theo định nghĩa VN và định nghĩa quốc tế5
Nợ công theo định nghĩa Việt Nam
Nợ chính phủ
Nợ được chính phủ bảo lãnh
Nợ chính quyền địa phương
Nợ công theo định nghĩa quốc tế
Nợ công theo định nghĩa Việt Nam
Nợ của doanh nghiệp nhà nước
Tỉ đồng
1,391,478
1,095,654
285,124
19,699
2,683,878
1,391,478
1,292,400
%GDP
55
43.1
11.3
0.6
106
55
51
Như vậy, nếu tính đúng theo định nghĩa quốc tế, nợ công Việt Nam đã vượt quá tất
cả các ngưỡng nguy hiểm được đề cập ở phần trên. Mặc dù vậy, cách tính này còn
chưa hề tính đến nợ của khu vực công tài chính trong biểu đồ khu vực công của
IMF. Nói cách khác, nếu như cộng cả nợ của ngân hàng trung ương và các tổ chức
công tài chính khác thì nợ công của Việt Nam sẽ còn vượt con số 106% GDP. Mức
nợ công này vượt xa so với các ngưỡng nguy hiểm được đề cập ở phần trên, thậm
chí, nó còn gần gấp đôi ngưỡng 64% GDP mà Caner, Grennes và Koehler-Geib
(2011) đã đưa ra.
Dựa vào số liệu nước ngoài trên đồng hồ nợ toàn cầu (The Global Debt Clock) của
tạp chí The Economist về mức nợ công Việt Nam từ năm 2001 đến nay, có thể
thấy nợ công Việt Nam đã liên tục gia tăng đến năm 2010 và cũng đã vượt qua
ngưỡng 50% GDP. Tuy nhiên, nhìn vào số liệu chính thức năm 2011 cùng với số
liệu của các năm 2012 và 2013 có thể thấy tổng dư nợ của Việt Nam đang có xu
hướng giảm. Cụ thể tạp chí The Economist cho rằng nợ công của Việt Nam năm
2012 sẽ vào khoảng 50.6% và đến năm 2013 sẽ tiếp tục giảm xuống còn 49.3%
GDP và giảm tiếp vào năm 2014 còn là 48.0%.
Trong tổng số nợ công của Việt Nam, đáng quan tâm hơn cả vẫn là dư nợ nước
ngoài. Bắt đầu từ năm 2007, Bộ Tài chính đã cho ra Bản tin Nợ nước ngoài thường
niên và công bố những số liệu liên quan. Trong tổng số nợ công nước ngoài của
Việt Nam, thì ngoài các khoản nợ từ IMF, phần lớn các khoản vay nợ nước ngoài
của Việt Nam đến từ ba đồng tiền lớn là Euro, USD và JPY (hình 3). Cả ba đồng
Nguồn: Số liệu nợ công theo định nghĩa Việt Nam lấy từ Báo cáo Chính phủ từ bộ trưởng Vương
Đình Huệ tháng 10/2012 và Số liệu nợ của DNNN lấy từ văn bản trả lời của Bộ trưởng Vương Đình
Huệ tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, tháng 11/2012.
17
5
tiền này đang có xu hướng lên giá theo đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu là một
mối lo ngại đối với Việt Nam khi giá trị của các khoản nợ sẽ gia tăng theo.
Hình 3 Cơ cấu nợ công nƣớc ngoài của Việt Nam năm 2010 phân theo loại tiền
3.2 Thực trạng nợ công ở Indonesia
Nợ công của Indonesia đã cho thấy một sự cải thiện đáng kể từ khi cuộc khủng
hoảng tài chính châu Á nổ ra vào cuối năm 1990. Từ hơn 150 phần trăm của GDP
trong năm 1998, nợ nước ngoài của Indonesia giảm khoảng 28 phần trăm trong
năm 2013. Điều này thể hiện một tình trạng tốt hơn so với nhiều nước phát triển
hiện đang gặp khó khăn để giảm bớt nợ công. Tương tự như vậy, nợ nước ngoài
của Indonesia trên tỷ lệ phần trăm xuất khẩu của mình đã cho thấy một sự giảm
xuống rất tốt; từ 179.7 phần trăm trong 2004 xuống còn 97.4 phần trăm trong năm
2011. Những con số này đo lường khả năng thanh toán của chính phủ trong tương
lai về nợ của nó, điều đó ảnh hưởng tích cực đến chi phí đi vay của Indonesia, lãi
suất trái phiếu chính phủ và xếp hạng tín dụng quốc tế khi khoản nợ này là thấp
nhất. Sự phát triển đặc biệt này là do cách tiếp cận chính sách tài khóa thận trọng
của chính phủ Indonesia và tuân thủ các quy tắc tài chính về thiết lập các ngưỡng
giới hạn của nợ chính phủ.
Nợ nước ngoài của chính phủ Indonesia bao gồm các khoản vay song phương và
đa phương, các cơ sở tín dụng xuất khẩu, vay thương mại, cho thuê và các trái
phiếu chính phủ (SBN) thuộc sở hữu của người không cư trú, ban hành trên cả hai
thị trường trong và ngoài nước. Trái phiếu chính phủ bao gồm trái phiếu nợ chính
phủ (SUN) và trái phiếu chính phủ Hồi giáo (SBSN). Trái phiếu nợ Chính phủ bao
18