MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Từ sau công cuộc Đổi mới (1986), đất nước ta đã có nhiều chuyển
biến tích cực. Mọi ngành nghề, mọi mặt của đời sống đều như được “thay da đổi
thịt”. Và hòa vào dòng chảy đó, ngành Xuất bản cũng đã có nhiều khởi sắc. Nó
nhanh chóng hòa nhịp và cũng đã khẳng định được vị trí của mình trong xã hội.
Mảng sách truyền thống lâu đời: sách văn học – đã từng có những thời
huy hoàng, chiếm được tình cảm, sự ngưỡng vọng, yêu quý của bạn đọc.
Đọc sách giúp chúng ta có điều kiện để suy ngẫm, thẩm thấu trí tuệ loài
người một cách sâu sắc. Mảng sách văn học cũng mang ý nghĩa to lớn đó
Văn học là cuộc sống của con người, ở đâu có văn học ở đó có thi ca.
Nền văn học của dân tộc nào thì là đại diện và là tấm gương phản chiếu cho nền
văn hóa của dân tộc ấy, nền văn học trở thành phương tiện giao lưu tình cảm, tư
tưởng và thể hiện lý tưởng, thẩm mĩ của thời đại. Văn họa là sản phẩm sáng tạo
của con người trong lĩnh vực nghệ thuật góp phần nuôi dưỡng tâm hồn dân tộc.
Đọc mỗi cuốn sách văn học, người đọc lại có những trải nghiệm khác
nhau, dường như đưa bạn đọc len lỏi vào từ những góc khuất trong tâm hồn đến
những ngõ hẻm trong cuộc sống xã hội. Sách văn học có ý nghĩa rất to lớn trong
đời sống con người. Vì vậy, muốn có được những tác phẩm văn học hay đến bạn
đọc thì khâu đầu tiên là phải có được bản thảo tốt. Trong công cuộc tìm kiếm
bản thảo, biên tập viên phải là người nhanh nhạy nắm bắt được thị hiếu, để chủ
động phát hiện những bản thảo có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Ngày nay, những thể loại sách tin học, sách ngoại ngữ - thực dụng
hơn, phù hợp hơn với nhu cầu tiếp cận thông tin khoa học – kĩ thuật hiện đại
đang dần dần được ưa chuộng. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sách văn
học liệu có còn đứng vững ngôi vị?
Do đó, em xin chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa biên tập viên và cộng
tác viên, tác giả trong tổ chức bản thảo sách văn học ở nước ta hiện nay”, để biết
1
được những biên tập viên đã có sự sáng tạo như thế nào trong công việc của
mình để mảng sách văn học vẫn luôn cuốn hút bạn đọc.
2.
Mục đích nghiên cứu
Từ xưa, sách văn học luôn là loại sách có vị trí quan trọng trong đời
sống con người. Hiện nay, sự tác động của nền kinh tế thị trường cũng đã làm
cho thị trường sách có sự biến đổi, đặc biệt là sách văn học.
Trong quy trình hoạt động xuất bản, tất cả các khâu đều rất quan trọng.
Song, trong quá trình tìm hiểu em xin được đi sâu vào nghiên cứu công tác tổ
chức bản thảo – khâu mở đầu quan trọng trong nhà xuất bản.
Mục đích nghiên cứu đề tài là căn cứ vào tình hình xuất bản sách; vị
trí, vai trò của công tác tổ chức bản thảo thông qua công tác kế hoạch đề tài và
công tác cộng tác viên. Từ đó có thể đưa ra được những mặt đạt được, hạn chế
và đề xuất ra những giải pháp không ngừng nâng cao chất lượng bản thảo. Và
hơn nữa, thông qua bài tiểu luận còn đóng góp cho em nhiều kiến thức, kinh
nghiệm cho công việc biên tập sau này.
3.
Phạm vi nghiên cứu.
Thị trường sách nước ta rất đa dạng và phong phú, mỗi mảng sách lại
có những đặc trưng riêng. Để đưa đến bạn đọc những tác phẩm hoàn thiện thì
công tác tổ chức bản thảo phải thực sự đạt hiệu quả. Do đó, em chỉ có thể đi vào
nghiên cứu tình hình sách văn học, và đi vào tìm hiểu công tác tổ chức bản thảo
sách văn học ở nhà xuất bản Lao Động và nhà xuất bản Văn Học hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài tiểu luận, em đã sử dụng tư liệu là bài giảng của giảng viên,
tài liệu tham khảo trong giáo trình, khóa luận, những báo cáo thực tế…Phương
pháp luận duy vật biện chứng, thế giới quan của chủ nghĩa Mác – Lenin.
Ngoài ra, sử dụng những phương pháp như so sánh, phân tích tài
liệu, tập hợp, thống kê, tổng hợp…nhằm rút ra những kết luận làm cơ sở cho
việc đề xuất các giải pháp.
5.
Bố cục đề tài
2
Mở đầu
Nội dung
Chương I: Khái quát chung
Chương II: Tình hình xuất bản sách văn học ở nước ta hiện nay
Chương III: Những đề xuất nâng cao chất lượng bản thảo sách văn học
Kết luận
Tài liệu tham khảo
3
NỘI DUNG
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG
I. Khái niệm sách văn học
1.
Khái niệm
I.1.
Khái niệm về sách
Từ thời cổ đại cho đến ngày nay, phát minh vĩ đại nhất của con người là
phát minh ra sách. Như Gorky từng nói: “Việc phát minh ra sách là một kỳ công
trong những kỳ công vĩ đại phức tạp nhất của xã hội loài người”. Những tri thức
mà sách mang lại là vô giá, bởi nó lưu truyền những giá trị tốt đẹp từ thế hệ này
sang thế hệ khác.
“Sách_đó là di huấn về tinh thần của thế hệ này đối với thế hệ khác, đó
là lời khuyên của những người già sắp từ giã cõi đời đối với người trẻ mới bước
vào cuộc sống, đó là mệnh lệnh của người đứng gác sắp hết giờ truyền lại cho
người đến gác thay…
Sách lớn lên cùng với loài người, sách kết tinh tất cả những học thuyết
làm rung động khối óc, kết tinh mọi khát vọng làm rung động trái tim, sách ghi
lại cuộc sống sôi nổi của loài người, được mệnh danh là lịch sử toàn thế giới.
Những trang sách không phải chỉ là quá khứ; Sách còn là phương tiện giúp
chúng ta làm chủ hiện tại, nắm lấy tất cả mọi chân lý và sức mạnh được tìm ra
qua nhiều đau khổ, đôi khi nhuốm đầy mồ hôi hòa với máu. Sách còn là cương
lĩnh của tương lai”_A.I.Ghec xen. Câu nói của Ghec xen dường như đã cho ta
thấu hiểu được những giá trị vĩnh cửu, đặc sắc ẩn chứa trong sách.
Nội hàm khái niệm sách được khái quát ở hai phương diện nội dung và
hình thức, có thể bao quát được tương đối đầy đủ toàn bộ các dạng tồn tại của nó
là:
Về nội dung: Sách là một sản phẩm văn hóa vật chất và tinh thần của
nhân loại đã có từ thời cổ đại, gắn liền với sự phát minh ra chữ viết.
4
Nội dung của sách chứa đựng các giá trị văn hóa tinh thần (các tác phẩm
sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộc tất cả các hình thái ý thức xã hội và nghệ
thuật khác nhau, được ghi lại dưới dạng các ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình
vẽ, kí hiệu âm thanh, số hóa…), của các dân tộc khác nhau, nhằm để lưu giữ,
tích lũy, hoặc truyền bá rộng rãi trong xã hội.
Về hình thức, sách là một “khái niệm mở” _ hình thức sách còn thay
đổi, được cấu thành bởi các dạng vật liệu khác nhau, theo phương thức chế tác
và nhân bản khác nhau, tùy thuộc vào môi trường sống và sự phát triển của khoa
học – công nghệ ở mỗi thời đại (Lí luận nghiệp vụ xuất bản, NXB Văn hóa –
Thông tin, H. 2007).
I.2.
Khái niệm văn học
Từ điển tiếng Việt (NXB Khoa học xã hội, H. 1997): “Nghệ thuật dùng
ngôn ngữ và hình tượng để biểu hiện tình cảm, tư tưởng, đời sống”.
Từ điển thuật ngữ văn học (NXB Giáo dục, H. 1992): “Loại hình nghệ
thuật sáng tạo bằng ngôn ngữ từ. Khái niệm văn học bao gồm cả văn học dân
gian, được sáng tác và lưu truyền bằng miệng từ đời này sang đời khác, và văn
học viết, được sáng tác và lưu truyền dưới hình thức văn bản viết”.
I.3.
Khái niệm sách văn học
Sách văn học là công trình nghệ thuật bằng ngôn từ do một cá nhân
hoặc tập thể sáng tạo, nhằm thể hiện những khái quát bằng hình tượng về cuộc
sống, con người, biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại.
2.
Vài nét về sách văn học
Sách văn học tồn tại ở 2 dạng chủ yếu:
Tác phẩm văn học thể hiện ở dạng văn xuôi bao gồm các thể loại: tiểu
thuyết, truyện ngắn (là những thể loại gắn liền với hư cấu và trí tưởng tượng của
người viết), kí (bao gồm trong nó cả một sự đa dạng: hồi kí, bút kí, tản văn,
phóng sự…), lí luận văn học, kịch bản văn học.
Tác phẩm văn học thể hiện bằng văn vần gồm: những tác phẩm thơ
truyền thống của dân tộc, những tác phẩm thơ tự do, không bằng văn.
5
Sách văn học có vai trò to lớn trong đời sống con người.
Chức năng nhận thức và dự báo, với tư cách là một hình thái nhận
thức, văn học có khả năng mở rộng sự hiểu biết của con người. Mỗi tác phẩm
văn học lớn từ xưa đến nay đều có giá trị như một thành tựu trên chặng đường
nhận thức chung của nhân loại. Văn học đưa tới những chân trời hiểu biết mới,
giúp ta hiểu hơn về cuộc sống không chỉ trong hiện tại mà cả trong quá khứ,
không chỉ trong đất nước mình mà ở cả những xứ sở xa xôi.
Mỗi tác phẩm văn học đều hướng tới miêu tả con người Việt Nam với đầy
đủ những phẩm chất cao quí được hun đúc từ lịch sử lâu dài của dân tộc. Qua đó
góp phần xây dựng con người mà Đảng ta đề ra.
Khám phá và thể hiện tâm lí con người trong những mối quan hệ xã
hội đa dạng của nó, sách văn học giúp người đọc liên tưởng tới chính cuộc sống
của bản thân mình. Nhiều tác phẩm đi vào đời sống, tinh thần người đọc như
những tấm gương soi giúp người đọc phát hiện ra chính bản thân mình. Sự nhận
thức thế giới biến thành quá trình tự ý thức của người đọc.
Phản ánh cuộc sống một cách toàn vẹn, sinh động, văn học vẫn có khả
năng vươn tới tầm cao của sự khái quát, nắm bắt sự vận động bên trong của đời
sống hiện thực. Chính từ độ chín của sự khái quát, khám phá ấy, văn học có khả
năng dự báo tương lai.
Văn học có chức năng thẩm mĩ và giải trí. Văn học đem lại cho con
người niềm vui trong sáng trước cái đẹp của sự sống. Phạm vi quan tâm của văn
học là toàn bộ những khía cạnh thẩm mĩ khác nhau của đời sống con người, giúp
con người nhạy cảm hơn, tinh tế hơn trong hành động và cảm thụ thế giới.
Giải trí là nhu cầu tự nhiên của con người trước nghệ thuật. Trong sự cảm
thụ tác phẩm, cùng với sự tiếp nhận nội dung tư tưởng tác phẩm, người đọc còn
tìm được khoái cảm trong nếm trải tình huống tâm lí, những trạng thái cảm xúc
vốn có trong cuộc sống của con người. Chức năng giải trí của văn học không
bộc lộ như nhau ở mỗi tác phẩm. Giải trí trong ý nghĩa lành mạnh nhất có tác
dụng phát triển trình độ và thị hiếu thẩm mĩ của tầng lớp nhân dân lao động.
6
Văn học còn có chức năng giáo dục và giao tiếp. Mỗi cuốn sách văn
học có tác dụng rất lớn trong việc xây dựng nhân cách, giáo dục và bồi dưỡng tư
tưởng, tình cảm con người. Bất kì tác phẩm văn học nào cũng tác động đến
người đọc theo một xu hướng đạo đức, chính trị nào đó, ý nghĩa giáo dục của
văn học là đặc tính tất yếu, khách quan, độc lập với ý muốn của nhà văn cũng
như người đọc.
Khẳng định chức năng giáo dục, ý nghĩa cảm hóa con người, cải tạo xã
hội cũng có nghĩa là gián tiếp đã khẳng định chức năng giao tiếp của văn học.
Chức năng này nảy sinh trên cơ sở đặc tính là thông báo và thông tin ở một khía
cạnh nhất định, sáng tác và thưởng thức văn học đều nhằm thỏa mãn nhu cầu
được giao tiếp. Trong sáng tác, một phần tác giả cũng đứng về phía người đọc
mà viết. Vì vậy trong ngôn ngữ của tác giả đã có ngôn ngữ của người đọc
Như vậy, có thể thấy sách văn học có ý nghĩa rất quan trọng trong đời
sống của con người. Do vậy mà, hầu hết các nhà xuất bản đều đầu tư vào mảng
sách này, mỗi nhà lại có những đặc trưng riêng thu hút bạn đọc.
II. Công tác kế hoạch đề tài
1.
Khái niệm
1.1.
Khái niệm đề tài
Đề tài là thiết kế tổng thể về chủ đề, nội dung, tên gọi của xuất bản
phẩm tương lai. Đề tài là thiết kế tổng thể có sự đóng góp của tổng thể đội ngũ
biên tập viên, họa sĩ, in ấn, phát hành…nên mang dấu ấn khách quan. Đó là ý
tưởng thiết kế về "ngôi nhà đang hình thành trong óc nhà kiến trúc".
Đề tài là kết quả của tư duy sáng tạo của biên tập viên, kết quả tập hợp
phân loại, xử lý thông tin nhằm phục vụ nhu cầu độc giả và thực hiện một mục
đích truyền thông xác định.
Đề tài trong hoạt động xuất bản không phải là ý muốn chủ quan của
biên tập viên mà là kết quả nghiên cứu xử lí thông tin nhiều chiều từ phía hiện
thực cuộc sống, từ độc giả, từ tác giả và cơ quan truyền thông đại chúng trên
7
tinh thần chủ động, sáng tạo của người truyền bá văn hóa. Biên tập viên muốn
phát hiện ra đề tài cần phải điều tra nghiên cứu thị trường.
Người biên tập, phát hiện, đề xuất đề tài để làm ra các xuất bản phẩm. Đó
là các đề tài cần phải được truyền bá, phổ biến theo một yêu cầu xác định của
công tác tư tưởng, có thể đáp ứng được các tiêu chí để truyền bá. Đó là đề tài đã
được các nhà khoa học nghiên cứu, được các nghệ sĩ phản ánh, hoặc đang tạo ra
các tác phẩm cụ thể. Đề tài trong biên tập hình thành nhờ quá trình sáng tạo của
biên tập viên để thu thập, xử lí các thông tin gián tiếp - thông tin bước hai - từ
cuộc sống (các thông tin đã được thu taahpj, xử lí qua tác giả, độc giả, người làm
công tác tư tưởng...)
1.2. Khái niệm công tác kế hoạch đề tài
Nhắc đến công tác kế hoạch đề tài, không thể không nói đến bản thảo,
một trong những yếu tố quan trọng trong công tác kế hoạch đề tài, nguyên vật
liệu quan trọng tạo nên xuất bản phẩm. Bản thảo là văn bản do tác giả sáng tạo
ra, đang trong quá trình thực hiện, chưa được công bố ra xã hội.
Kế hoạch đề tài là một bản dự kiến khoa học về nhiệm vụ, biện pháp
biên tập, xuất bản các đề tài với những chỉ tiêu về số lượng, chất lượng và thời
hạn cụ thể mà nhà xuất bản cần hoàn thành trong một thời gian nhất định.
Kế hoạch đề tài được xây dựng nhờ trí tuệ tập thể trong nhà xuất bản
như Ban Giám đốc, các Phòng Ban biên tập, bộ phận Kế hoạch sản xuất, Phát
hành…, trong đó các Phòng Ban biên tập là cấp trung gian quan trọng trong việc
xây dựng kế hoạch đề tài.
Kế hoạch đề tài xét đến cùng là những đầu sách dự kiến của nhà
xuất bản đưa ra in trong thời gian tới. Đề xuất, xây dựng kế hoạch đề tài là
nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên của mỗi biên tập viên và các ban biên tập của
nhà xuất bản. Hoạt động này bao gồm lựa chọn các mục tiêu, xác định phương
thức để đạt mục tiêu…
8
Công tác kế hoạch đề tài là chỉ hoạt động đề xuất của biên tập viên,
quá trình xây dựng và quyết định điều chỉnh kế hoạch đề tài của nhà xuất bản
nhằm bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản có chất lượng và hiệu quả cao.
Trong xuất bản sách văn học, công tác kế hoạch và đề tài trong điều
kiện hiện nay vừa tuân theo cơ chế thị trường (bởi thực chất sách cũng là một
loại hàng hóa nhưng nó là một loại hàng hóa đặc biệt), vừa tuân theo qui luật
của hoạt động văn hóa tư tưởng. Kế hoạch đề tài của nhà xuất bản không phải là
không còn tập trung như trước đây mà luôn luôn mang tính tập trung. Nhưng,
hiện nay do các nhà xuất bản phải tự hoạch tính kin doanh nên phải tính đến sự
hài hòa giữa nhiệm vụ chính trị với phục vụ đời sống tinh thần của con người,
phát triển văn chương nhà nước và có khả năng tài chính để tồn tại nhà xuất bản.
Khi tiến hành công việc phải luôn luôn tính đến sự kết hợp giữa lợi ích kinh tế
và hiệu quả tinh thần. Tất nhiên, hiệu quả tinh thần phải là hiệu quả chủ yếu,
quan trọng. Mỗi tập truyện ngắn, thơ, tiểu thuyết…phải là một món ăn tinh thần
thực sự hấp dẫn và bổ ích, có tác động tốt tới mĩ quan của bạn đọc.
2.
Vai trò của công tác kế hoạch đề tài
Công tác kế hoạc đề tài được coi là khâu mở đường của hoạt động biên
tập xuất bản. Nói đến biên tập thì trước hết phải có bản thảo, mà công tác kế
hoạch đề tài chính là bước mở đầu để tìm kiếm được những bản thảo tốt. Bước
đi mở đường thuận lợi chính là động lực hay cũng chính là điều kiện để các
bước tiếp sau nó đạt được kết quả tốt nhất. Quá trình xác định kế hoạch đề tài là
quá trình thể hiện chức năng, nhiệm vụ, thuộc tính của nhà xuất bản và giúp cho
nhà xuất bản thực hiện sát hơn những đề tài trong cuộc sống.
Biên tập là một hoạt động sáng tạo văn hóa, đồng thời cũng là khâu đầu
tiên của hoạt động sản xuất bản phẩm. Sản xuất xuất bản phẩm vừa bao gồm sản
xuất tinh thần (khâu biên tập), vừa bao gồm sản xuất vật chất (khâu chế bản,
nhân bản).
Cũng như mọi hoạt động sản xuất trong xã hội, xây dựng kế hoạch, kế
hoạch hóa hoạt động xuất bản là yêu cầu tự nhiên, khách quan do sự đòi hỏi tất
9
yếu của sự phân công, hợp tác lao động. Đó là việc làm mở đầu của mọi tiến
trình sản xuất của con người. C.Mác nói: “Con ong dù có khéo tay xây dựng cái
tổ hoàn hảo đến đâu cũng không thể sánh được với mổ kĩ sư, dù chỉ với một kĩ
sư tồi, vì trước khi xây dựng ngôi nhà, anh ta đã hình dung nó ở trong óc”. Do
vậy, trong hoạt động xuất bản, xây dựng kế hoạch đề tài được coi là khâu công
tác mở đường. Bởi lẽ, quá trình xác lập kế hoạch đề tài chính là quá trình quán
triệt định hướng công tác xuất bản của Đảng, quá trình thực hiện đường lối quan
điểm xuất bản của Đảng và Nhà nước. Kế hoạch đề tài thực hiện tính khoa học
tự chủ, tự giác của nhà xuất bản. Khi đề xuất kế hoạch đề tài, nhà xuất bản đã
nắm vững nhu cầu của độc giả, để đưa ra phương án tốt nhất đáp ứng nhu cầu
này. Kế hoạch đề tài là biểu hiện trình độ khoa học trong việc tổ chức sản xuất,
kinh doanh của nhà xuất bản, bảo đảm hiệu quả cao về văn hóa xã hội và kinh tế
của hoạt động xuất bản. Nhà xuất bản đã dự kiến cho mình được kế hoạch để
thực hiện đề tài đó như kế hoạch tài chính, kế hoạch biên tập, kế hoạch in ấn, kế
hoạch phát hành…
Kế hoạch đề tài mở đường cho quá trình biên tập còn là vì mọi hoạt
động của nhà xuất bản liên quan đến nội dung biên tập, xuất bản đều phải căn cứ
vào kế hoạch đề tài, vì đó là căn cứ để tổ chức phân công lực lượng biên tập, tổ
chức mạng lưới cộng tác viên, là căn cứ chuẩn bị vật tư, tài chính, xây dựng
chiến lược thị trường cho việc phát hành, kinh doanh xuất bản phẩm. Khâu mở
đường có chất lượng thì toàn bộ các khâu tiếp theo của hoạt động biên tập và
xuất bản sẽ có được hiệu quả mong muốn. Và ngược lại, kế hoạch đề tài không
khoa học, có sai sót sẽ làm cho xuất bản bị động, kém hiệu quả, thậm chí sẽ có
những sai lầm khôn lường về hiệu quả xã hội.
Trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, kế
hoạch đề tài vẫn là một nội dung và là một công cụ quản lí hoạt động xuất bản
cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, cần có sự phân định rõ ràng về nội dung và
tính chất của kế hoạch trong quản lí vĩ mô (quản lí nhà nước) và quản lí vi mô
(quản lí sản xuất kinh doanh của nhà xuất bản).
10
Ở cấp vĩ mô, kế hoạch vẫn là một công cụ quản lí nhà nước về xuất bản.
Song, đây không phải là kế hoạch pháp lệnh, không phải là kế hoạch điều tiết
trực tiếp việc sản xuất kinh doanh ở nhà xuất bản. Kế hoạch của Nhà nước mang
tính chất quy hoạch, mang tính định tính nhiều hơn định lượng. Đó là các chiến
lược phát triển, các đề án đầu tư lớn với những mục tiêu và cân đối bảo đảm cho
hoạt động xuất bản phát triển nhịp nhàng với các lĩnh vực kinh tế, xã hội của đất
nước, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xuất bản.
Ở cấp vi mô – quản lí sản xuất kinh doanh của nhà xuất bản – kế hoạch đề
tài là cương lĩnh hoạt động, là công cụ quản lí trực tiếp hoạt động sản xuất kinh
doanh, nhằm bảo đảm cho các cơ sở xuất bản tồn tại và phát triển bền vững, đạt
hiệu quả cao cả về văn hóa – xã hội và kinh tế. Kế hoạch đề tài ở mỗi nhà xuất
bản thể hiện trình độ tổ chức sản xuất, năng lực kinh doanh, tính năng động sáng
tạo của mỗi doanh nghiệp xuất bản, trước hết ở đội ngũ cán bộ quản lí nhà xuất
bản. Nó góp phần xây dựng hình tượng (thương hiệu) của đơn vị xuất bản trong
hoạt động xuất bản trong nước và trong hội nhập quốc tế hiện nay.
Bản kế hoạch đề tài của nhà xuất bản sau khi được cơ quan chủ quản phê
duyệt, cần phải đăng kí kế hoạch xuất bản với cơ quan quản lí nhà nước về xuất
bản. Theo quy định của điều 10 Nghị định số 111/2005 NĐ-CP qui định và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản Việt Nam, năm 2004: "1.
Nhà xuất bản phải đăng kí kế hoạch xuất bản với Cục Xuất bản trước khi xuất
bản. Kế hoạch xuất bản của nhà xuất bản phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích,
chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản và phải được cơ quan chủ quản nhà xuất
bản xét duyệt trước khi đăng kí với Cục xuất bản..." (Bộ VH-TT: Luật xuất bản
và các văn bản hướng dẫn thi hành. H2006, tr.33).
III.
Công tác tổ chức cộng tác viên
1.
Khái niệm
1.1. Biên tập viên
Biên tập viên là người hoạt động (công tác) trong các nhà xuất bản,
chuyên làm việc với tác phẩm, tham gia quá trình sửa chữa, gia công, làm cho
11
tác phẩm trở nên hoàn thiện hơn, có thể đáp ứng nhu cầu của xã hội về giá trị
tinh thần là sách.
Biên tập viên đảm nhận khâu xây dựng chiếc cầu nối tác giả và độc giả,
đưa đứa con tinh thần của họ và tác giả tới tay của người đọc, làm giàu cho vốn
kiến thức và văn hóa của con người.
Người biên tập, trong quan niệm truyền thống, là những “bà đỡ” cho sự ra
đời của các tác phẩm văn hóa tinh thần. Hiện nay, thế giới cho rằng: coi biên tập
viên là “bà đỡ” chưa thể nói hết đặc trưng nghề nghiệp của họ. Biên tập viên còn
là người “chữa bệnh” người “làm đẹp” cho bản thảo của tác giả. Biên tập viên là
đọc giả đầu tiên bản thảo tác phẩm của tác giả. Họ phải đọc cẩn thận từng câu,
từng chữ trong bản thảo với thái độ nhiệt tình và trách nhiệm rất to lớn, chuẩn
đoán những hạn chế của bản thảo, để “kê thuốc đúng bệnh”, đưa ra những kiến
nghị sửa chữa hợp lý và biết động viên tác giả sửa chữa. Diện mạo cuối cùng
của một xuất bản phẩm, ở mức độ phổ biến nhất, đều là do tác giả và biên tập
viên cùng tạo dựng.
Trách nhiệm của đội ngũ biên tập vô cùng quan trọng, quyết định toàn bộ
sự thịnh suy của hệ thống ngành xuất bản. Nếu không có những biên tập viên thì
không thể có những xuất bản phẩm chất lượng tung ra thị trường, mang tri thức
văn hoá đến với nhân dân.
Nhưng dù tên gọi là gì đi nữa, biên tập (copy editing) thường được định
nghĩa hạn hẹp trong các việc sửa lỗi ngữ pháp, chính tả, cắt chỗ này một tí, thêm
vào chỗ kia một tí, hoặc viết lại một số đoạn nào đó cho rõ ràng, với tinh thần
trách nhiệm cao. Thực tế, có thể coi công việc này như là "hàng phòng thủ" cuối
cùng để ngăn chặn việc đưa tin không chính xác, khó hiểu và những rắc rối.
Trong xã hội, mỗi loại sách là thành quả của các hoạt động văn hóa khoa
học khác nhau, thuộc những lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Người biên tập
muốn làm tốt chức trách của mình phải am hiểu những tri thức chuyên môn
khoa học đó. Yêu cầu của xã hội và đặc điểm nghề nghiệp đòi hỏi người biên tập
12
phải là những nhà khoa học, có đủ khả năng thẩm định và góp phần nâng cao
chất lượng các tác phẩm văn hóa, khoa học.
1.2 Cộng tác viên
Trong lĩnh vực xuất bản, cộng tác viên là khái niệm chỉ những người có
quan hệ cộng tác với nhà xuất bản để làm ra sách, tuyên truyền và phát huy tác
dụng của sách.
Có nhiều loại cộng tác viên trong quá trình tổ chức biên tập bản thảo.
Có cộng tác viên gợi ý, giới thiệu đề tài. Họ thường là những cán bộ tư
tưởng – văn hóa của cơ quan chủ quản nhà xuất bản, hoặc là những cán bộ
nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học, học viện hoặc cán bộ lãnh đạo của
tổ chức chính trị - xã hội, họ cũng có thể chính là các tác giả đã nổi danh đã từng
hợp tác với nhà xuất bản.
Có cộng tác viên là những người sáng tác, biên soạn, dịch giả…Họ là
đội ngũ tác giả tạo ra các tác phẩm văn hóa tinh thần, tạo ra nguồn bản thảo dồi
dào cho nhà xuất bản, là lực lượng chủ chốt biến kế hoạch của nhà xuất bản
thành hiện thực.
Trong hoạt động biên tập xuất bản còn có loại cộng tác viên thẩm định
bản thảo, cộng tác viên gia công biên tập. Đó là các chuyên gia học thuật am
hiểu sâu sắc các chuyên ngành tri thức mà lực lượng biên tập của nhà xuất bản
còn thiếu và yếu.
Trong biên tập cũng rất cần những cộng tác viên hiệu đính (sách dịch),
cộng tác viên thiết kế, trình bày minh họa sách, đọc phê bình giới thiệu sách cho
nhà xuất bản…
Trong cơ chế thị trường, do tính chất xã hội hóa hoạt động xuất bản
được mở rộng, khái niệm cộng tác viên lại bao quát thêm những đối tượng khác:
cộng tác viên phát hành sách, cộng tác viên liên kết với nhà xuất bản để in sách,
các tác giả tự đầu tư liên kết làm sách với nhà xuất bản; các nhà sách tư nhân
13
tham gia hoạt động liên kết làm sách với nhà xuất bản ở các khâu in ấn, phát
hành.
1.3 Công tác tổ chức cộng tác viên
Là công tác tổ chức mạng lưới những người cộng tác với nhà xuất bản,
mà trước hết là hoạt động lựa chọn tổ chức các tác giả, soạn giả, dịch giả; hướng
dẫn, bồi dưỡng, giúp đỡ họ để đạt chất lượng và hiệu quả cao trong việc làm ra
bản thảo, nhân bản và đưa xuất bản phẩm đến đúng đối tượng cần phục vụ.
Trong công tác biên tập, bản thảo đến nhà xuất bản có thể bằng nhiều
con đường, từ nhiều nguồn khác nhau. Không phải tất cả bản thảo đều do nhà
xuất bản tổ chức. Do vậy, nội hàm công tác cộng tác viên rộng hơn công việc tổ
chức bản thảo. Song, trong các nguồn bản thảo, bản thảo do biên tập viên tổ
chức, đặt hàng một cách chủ động, có kế hoạch bao giờ cũng là nguồn bản thảo
chủ yếu nhất, quan trọng nhất đối với sự tồn tại và phát triển của nhà xuất bản.
Do đó, người ta nói công tác cộng tác viên, tổ chức cộng tác viên làm ra
bản thảo là khâu then chốt trong hoạt động xuất bản. Bởi lẽ, mục tiêu cơ bản của
hoạt động xuất bản là truyền bá văn hóa, làm sao có được nhiều tác phẩm tốt,
hay để chuyển thành các xuất bản phẩm truyền bá rộng rãi trong xã hội. Song,
nhân tố quyết định tạo ra các tác phẩm văn hóa, quyết định chất lượng của nó lại
là đội ngũ cán bộ nghiên cứu sáng tác, những tác giả - những người nằm ngoài
biên chế của nhà xuất bản. Người biên tập xuất bản chủ yếu không phải là người
nghiên cứu, sáng tác, mà là người khai thác, tổ chức và sử dụng những thành
quả sáng tác vào việc truyền bá phục vụ nhu cầu rộng rãi của xã hội. Các nhà
xuất bản không phải, cũng không thể biến thành các trại viết, viện nghiên cứu,
mà phải là các trung tâm lo việc truyền bá, phân phối các sản phẩm văn hóa đến
người tiêu dùng. Bởi vậy, công tác tổ chức cộng tác viên là khâu then chốt để tạo
ra lực lượng chủ lực thực hiện tôn chỉ, mục đích của các nhà xuất bản, quyết
định thắng lợi việc thực hiện kế hoạch đề tài của nhà xuất bản.
Công tác cộng tác viên theo nghĩa rộng còn là công việc thu hút đông
đảo lực lượng xã hội tham gia hoạt động xuất bản, thực hiện chủ trương xã hội
14
hóa, dân chủ hóa việc xuất bản sách theo Chỉ thị 42/CT-TW ngày 25/08/2004
của Ban Bí thư Trung ương Đảng ta, nhằm thúc đẩy sự nghiệp xuất bản Việt
Nam phát triển phong phú, đa dạng và có hiệu quả.
2.
Nội dung công tác tổ chức cộng tác viên trong tổ chức bản thảo
Công tác tổ chức cộng tác viên trong hoạt động biên tập sách thường
bao gồm các công việc cụ thể như sau: lựa chọn được những cộng tác viên tác
giả thích hợp, tổ chức và hướng dẫn cộng tác viên; bồi dưỡng giúp đỡ cộng tác
viên để họ hoàn thành công việc sáng tác, biên soạn.
Biên tập viên cần chú trọng vào việc lựa chọn cộng tác viên sao cho
phù hợp với kế hoạch đề tài của mình. Lựa chọn chính xác những cộng tác viên
tác giả thích hợp cho mỗi đề tài là nội dung đầu tiên quyết định sự thành công
của việc tổ chức bản thảo. Để làm tốt điều đó, biên tập viên vừa phải nắm vững
yêu cầu đặc điểm từng đề tài, đồng thời phải hiểu rõ đội ngũ cộng tác viên tác
giả và yêu cầu đặc thù đối với tác giả lựa chọn.
•Cần xác định rõ yêu cầu, đặc điểm của đề tài. Biên tập viên trước khi lựa
chọn tác giả phải tìm hiểu kĩ càng một lần nữa yêu cầu của đề tài. Tìm hiểu đề
tài để nắm vững chủ đề tư tưởng cần đặt ra và giải quyết, đặc điểm nội dung
khoa học hoặc phạm vi cuộc sống sẽ được phản ánh, phương thức phản ánh,
hình thức thể hiện phù hợp với đặc điểm khoa học, và đối tượng mà đề tài sẽ
phục vụ, phong cách ngôn ngữ chức năng sẽ phải sử dụng. Tìm hiểu yêu cầu của
đề tài để có thể tăng sức mạnh thuyết phục đối với tác giả, để tác giả nhìn thấy
rõ hơn vị trí ý nghĩa của đề tài, nhu cầu của thị trường, của bạn đọc, tính hợp lí
của bản thiết kế đề tài, để tác giả có thể phấn khởi, tự tin khi đảm nhận công
việc.
•Nghiên cứu kĩ tác giả để lựa chọn. Đây là điểm mấu chốt quyết định việc
tổ chức đề tài có thành công hay không. Lựa chọn tác giả, trước hết phải dựa
trên các tiêu chuẩn chung cho tác giả mỗi loại sách.
15
Tác giả phải là người có đủ phẩm chất chính trị - tư tưởng có thế giới
quan khoa học, có quan điểm chính trị nhất trí với quan điểm của Đảng, có
phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng.
Tác giả phải là người có đủ những điều kiện về tri thức về khả năng
thể hiện đối với lĩnh vực chuyên môn riêng biệt mà đề tài đòi hỏi.
Thực ra, khi tiến hành công tác kế hoạch đề tài, biên tập viên đã nghĩ đến
và lựa chọn tác giả cho đề tài. Khi bắt đầu tổ chức bản thảo, biên tập viên phải
trở lại vấn đề này một cách cụ thể hơn, nghiên cứu kĩ hơn để có quyết định có cơ
sở khoa học và thực tế hơn.
Tác giả lựa chọn phải trên cơ sở nắm vững yêu cầu của đề tài và phù hợp
với sở trường và mọi điều kiện khác của tác giả trong thời gian cụ thể. Tác giả
thích hợp với đề tài không những hội tụ đủ điều kiện về trình độ học thuật, quan
điểm tư tưởng, phẩm chất đạo đức, năng lực sáng tác, biên soạn, mà còn phải là
người hiểu biết đầy đủ về yêu cầu của đề tài, có hứng thú và sở trường sáng tạo
phù hợp với đề tài. Tác giả được lựa chọn còn cần là những người quen thuộc
với đối tượng độc giả, am hiểu về trình độ, thị hiếu, vốn sống của độc giả.
• Để chọn được tác giả thích hợp, người biên tập phải thường xuyên chú
ý thu thập tư liệu về tác giả, xây dựng kho tư liệu về tác giả. Trước hết, họ phải
nắm vững đội ngũ cộng tác viên nòng cốt hiện có của nhà xuất bản, ban biên tập.
Cần lập hồ sơ về đội ngũ tác giả về những mảng sách mình được phân công phụ
trách.
Nghiên cứu đội ngũ tác giả là công việc đòi hỏi người biên tập viên phải
kiên trì, có chủ ý, tỉ mỉ, chu đáo; đồng thời phải nhiệt tình, nhạy bén. Bất luận
khi đọc sách, xem báo, khi hội họp hay thăm bạn bè, chỉ cần phát hiện những
đầu mối cộng tác viên có giá trị là phải ghi ngay vào hồ sơ về đội ngũ tác giả.
Trong việc lựa chọn tác giả, người biên tập không phải chỉ chú ý đến đội
ngũ chuyên gia học giả nổi tiếng vì họ là lực lượng chủ lực, cốt cán trong đội
ngũ tác giả, mà còn cần chú ý cả những người trẻ tuổi, mới sáng tác, nghiên cứu,
tuy chưa có danh tiếng nhưng có nhiều triển vọng và tiềm năng phát triển.
16
Những người trẻ này có thể là những tác giả thích hợp cho những đề tài trong
tương lai.
Xây dựng kho hồ sơ, tư liệu phong phú về các cộng tác viên tác giả,
biên tập viên sẽ chủ động và có đủ cơ sở để lựa chọn được những tác giả có khả
năng tốt nhất để thực hiện đề tài, tạo ra những bản thảo có chất lượng cho hoạt
động biên tập xuất bản.
Lựa chọn tác giả phải có đầy đủ yêu cầu mà đề tài đặt ra, và quan trọng
là tác giả phải có khả năng thực hiện được đề tài đó. Để có thể chọn được tác giả
phù hợp, biên tập viên phải thường xuyên chú ý thu thập tư liệu về tác giả, xây
dựng kho tư liệu về tác giả. Trong việc lựa chọn tác giả, biên tập viên không chỉ
chú ý đến đội ngũ tác giả chuyên nghiệp, uy tín, có sự cộng tác lâu năm với nhà
xuất bản mà hơn nữa, phải chú ý đến cả những tác giả trẻ, có triển vọng. Sách
văn học là thể loại sáng ưu sự sáng tạo, những tác giả tạo ra được phong cách
riêng trong lối văn chương của mình sẽ thu hút được nhiều độc giả.
Biên tập viên là cầu nối giữa tác giả và độc giả, và là những người giữ
chân những tác giả lâu năm cho nhà xuất bản. Do đó, mối quan hệ với tác giả
của biên tập viên là rất quan trọng. Đối với những tác giả cộng tác lâu năm với
nhà xuất bản, chuyên môn cao thì biên tập viên cần có những sự ưu ái riêng cho
họ, tạo cho các tác giả sự tôn trọng, quí mến để cho sự cộng tác trong kế hoạch
sau. Còn những tác giả trẻ, hoặc tác giả lần đầu gửi bản thảo đến nhà xuất bản,
người biên tập cần có thái độ thân thiện, cởi mở. Có thể họ sẽ cho người biên tập
những đề tài hay, ý tưởng độc đáo; hoặc là cũng có thể có tiềm năng cho những
đề tài trong tương lai. Mối quan hệ của biên tập viên và cộng tác viên tác giả
càng gắn bó thì nhà xuất bản sẽ có nhiều những đề tài hay, vừa thu hút độc giả
vừa đem lại lợi ích kinh tế.
Để tăng cường mối quan hệ giữa biên tập viên và cộng tác viên tác giả
thì cần phải có những chế độ bồi dưỡng cho tác giả. Trong quá trình tác giả hình
thành nên đề tài, thì biên tập viên cần phải luôn bên cạnh giúp đỡ tác giả, tạo
điều kiện tốt nhất cho tác giả trong quá trình sáng tác bản thảo. Các nhà xuất bản
17
nên kết hợp với biên tập viên để củng cố thêm mối quan hệ của cộng tác viên tác
giả với mình, như là tổ chức các buổi tọa đàm, tổ chức chuyến tham quan, tiền
bồi dưỡng cho tác giả cộng tác lâu năm…
Mỗi nhà xuất bản, tùy thuộc vào vị thế, đặc điểm loại sách xuất bản, đặc
điểm đội ngũ cộng tác viên cụ thể mà có sự chủ động lựa chọn các phương thức
bồi dưỡng, giúp đỡ cộng tác viên khác nhau, miễn sao bảo đảm được yêu cầu và
mục tiêu xuất bản của các đơn vị đặt ra.
IV.Mối quan hệ giữa biên tập viên với cộng tác viên trong công tác tổ
chức bản thảo sách văn học
1.
Mối quan hệ giữa biên tập viên với cộng tác viên trong công tác
kế hoạch đề tài về sách văn học
Văn học nhận thức và sáng tạo bằng con đường tư duy hình tượng, tác
động đến người đọc chủ yếu bằng con đường của tình cảm thẩm mĩ, bằng sự
truyền cảm trực tiếp của hình tượng văn học. Sách văn học không phải là loại
sách “nói thẳng” quan điểm đường lối chính trị, mà nói thông qua hình tượng
nghệ thuật, nên tính đa nghĩa, tính biểu tượng luôn luôn là một đặc thù của văn
học. Sách văn học tối kị những tác phẩm “hô khẩu hiệu”, “lên lớp” về quan
điểm, mà thích nói kiểu xa xôi, kín đáo thông qua hình tượng so sánh. Chính
điều đó tạo ra nhiều rắc rối phức tạp trong công tác lập kế hoạch đề tài, công tác
biên tập sách văn học. Không hiểu đặc trưng ấy, người biên tập dễ sa vào suy
diễn, chủ quan, tùy tiện, qui chụp cho tác giả. Song những kẻ đối lập về tư tưởng
cũng thường lợi dụng tính đa nghĩa của văn học, xây dựng các hình tượng mang
tính biểu tượng hai mặt, để tấn công vào Đảng, vào chế độ ta. Ranh giới giữa cái
sai và cái đúng, cái độc đáo và sự sơ hở về chính trị thật là mỏng manh. Do đó,
biên tập viên trong quá trình thu thập bản thảo cần phải lưu ý, sáng suốt. Không
am tường về qui luật sáng tạo văn học không thể làm tốt vai trò người lính gác
trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng.
Trong công tác lập kế hoạch đề tài, biên tập viên cần phải dựa vào tôn
chỉ, mục đích, chức năng nhiệm vụ của nhà xuất bản. Dựa vào định hướng
18
chương trình, kế hoạch và tình hình thực tế của nhà xuất bản. Hơn nữa, cần căn
cứ vào nhu cầu thị trường sách của bạn đọc.
Kế hoạch đề tài là bản dự án tổng hợp về hoạt động biên tập xuất bản
của nhà xuất bản để tạo ra nhiều xuất bản phẩm phục vụ có chất lượng nhu cầu
văn hóa – xã hội và đạt hiệu quả kinh tế cao. Muốn vậy, công tác đề tài và kế
hoạch đề tài phải đảm bảo các yêu cầu sau: tính có mục tiêu của đề tài; đề tài
phải có tính dự báo; đề tài phải có tính sáng tạo; tính hệ thống của đề tài và kế
hoạch đề tài; kế hoạch đề tài phải có tính khả thi.
Nội dung lập kế hoạch đề tài bao gồm: lập kế hoạch đề tài về nội dung
và hình thức của xuất bản phẩm tương lai, dự đoán thị trường, lên phương án
thực hiện kế hoạch đề tài.
Trong kế hoạch đề tài phải xác định được nội dung, tức là bao gồm tất cả
thông tin chứa đựng trong xuất bản phẩm tương lai; và hình thức thiết kế của
xuất bản phẩm tương lai đó.
Biên tập viên chung, và đặc biệt là biên tập viên ở mảng sách văn học
phải có sự phân tích, đánh giá thị trường sách một cách chính xác. Nghiên cứu
về tình hình nhu cầu của độc giả về mảng sách văn học, thống kê số lượng tương
đối cụ thể về qui mô tình hình độc giả, độc giả thực tế và độc giả tiềm năng.
Nghiên cứu tình hình xuất bản sách văn học trong một giai đoạn nhất định và ở
các nhà xuất bản để đánh giá được khả năng tiêu thụ của mảng sách văn học trên
thị trường. Từ đó đánh giá đề tài của mình có đặc sắc không, có khả năng thu
hút độc giả, có giá trị mới so với những đề tài về văn học đã được xuất bản trước
đó.
Qua việc phân tích các yếu tố trên, biên tập viên phải đánh giá tổng thể
về triển vọng của đề tài, tính toán được lỗ lãi, đưa ra ý kiến dự đoán về khả năng
cạnh tranh thị trường của đề tài sách văn học đã được xác định.
Lên phương án thực hiên kế hoạch đề tài, biên tập viên cần phải chú
trọng vào phần lựa chọn tác giả cho kế hoạch đề tài đó. Lựa chọn tác giả là bước
quan trọng, đặc biệt là mảng sách văn học. Sách văn học có rất nhiều lựa chọn
19
cho việc chọn tác giả. Các tác giả có chuyên môn cao, có các công trình nghiên
cứu về lý luận văn học hay các tác giả trẻ với cách viết độc đáo.
Biên tập viên cần nêu ra yêu cầu tuyên truyền cho các giai đoạn khác
nhau, phương thức tuyên truyền sử dụng cần phải chuẩn bị và các phương tiện
liên lạc cần áp dụng. Biên tập viên cũng cần đề ra được chiến lược kinh doanh từ
đặc điểm, vị trí của đề tài, biên tập viên nêu kiến nghị về chiến lược tiếp thị,
chiến lược giá bán, xúc tiến bán hàng.
Bên cạnh đó, biên tập viên sách văn học cũng phải tính hiệu quả kinh
tế của mỗi cuốn sách sẽ ra đời. Trong một kế hoạch đề tài cũng có thể có những
cuốn sách mang lại giá trị đích thực nhưng sẽ khó tiêu thụ, có thể có những cuốn
sách vừa có giá trị, vừa dễ tiêu thụ, song cũng cần có những cuốn sách thường
thường bậc trung nhưng lại bán rất chạy. Để có được kết quả như vậy thì biên
tập viên phải chủ động, tích cực, sáng tạo được thể hiện ở những điểm sau:
-
Biên tập viên sách văn học cần nắm vững đường lối chính sách,
phương hướng công tác tư tưởng của Đảng trong từng thời kì cụ thể để đề xuất
được những bản thảo phù hợp phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và nhu cầu bạn
đọc.
-
Biên tập viên sách văn học cần phải tìm hiểu nhu cầu, đặc điểm và
thị hiếu của các lớp đối tượng phục vụ của nhà xuất bản, của các mảng sách
(thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kí…) thông qua tìm hiểu phong trào thực tế, dư
luận của bạn đọc về những cuốn sách đã xuất bản trước đó. Đề ra kế hoạch xuất
bản các loại sách phù hợp với bạn đọc theo lứa tuổi, giới tính.
-
Để có nhiều đề tài hay, biên tập viên còn phải nắm vững được tất cả
những thông tin về thời sự văn học, đặc biệt là các cuộc vận động sáng tác văn
học, các cuộc thi truyện ngắn, thi thơ, tiểu thuyết…do các cơ quan, các báo, đài
tổ chức. Ví dụ: truyện ngắn hay trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, tác phẩm được
giải Cây bút vàng (báo Công an nhân dân), những cuộc thi tiểu thuyết của Hội
Nhà văn Việt Nam, cuộc thi Tác phẩm tuổi xanh…
20
Sách văn học gồm nhiều mảng sách: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kí,
kịch…, mỗi thể loại có các đặc điểm riêng nên cũng có các tiêu chuẩn đánh giá,
có những nét riêng trong thao tác phân tích, biên tập bản thảo. Tuy nhiên, chung
nhất về tiêu chuẩn đánh giá bản thảo sách văn học là: tác phẩm phải đảm bảo
được giá trị về tư tưởng và giá trị nghệ thuật.
Tư tưởng tác phẩm là sự đánh giá và bộc lộ ý nghĩa của những gì đã được
thể hiện, là cách giải quyết vấn đề đã đặt ra trong tác phẩm theo một khuynh
hướng nhất định vốn có ở lập trường, quan điểm của tác giả. Như vậy, tư tưởng
của tác phẩm chính là sự bộc lộ tư tưởng tác giả bằng tác phẩm văn học. Ở đó
tác giả có thể bộc lộ sự nhận thức sâu sắc hay đơn giản, phiến diện; có thể bày tỏ
quan điểm khẳng định hoặc phủ định, ca ngợi hoặc phê phán; có thể bộc lộ sự
đánh giá công bằng hoặc không công bằng, hợp lí hoặc phi lí; có thể đưa ra cách
giải quyết vấn đề đúng hoặc sai…
Luật xuất bản qui định cả một mục về vai trò của biên tập viên như sau:
“Điều 15. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên nhà xuất
bản
1.
Biên tập viên nhà xuất bản là công dân Việt Nam; có đăng kí hộ
khẩu thường chú tại Việt Nam; có trình độ đại học, trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ về xuất bản và phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.
2.
Biên tập viên nhà xuất bản có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a)
Được đứng tên trên xuất bản phẩm theo qui định tại Điều 26 của
Luật này;
b)
Được khước từ biên tập những tác phẩm mà nội dung có dấu hiệu
vi phạm qui định tại Điều 10 của Luật này và báo cáo với giám đốc, tổng biên
tập nhà xuất bản;
c)
Chịu trách nhiệm trước giám đốc nhà xuất bản và trước pháp luật
về nội dung xuất bản phẩm do mình biên tập”.
(Luật xuất bản và các văn bản hướng dẫn thi hành, H.2006, tr. 13 – 14)
21
Đối với biên tập viên, khi xây dựng kế hoạch đề tài cần phải đưa ra
được những luận chứng của kế hoạch đề tài như sau:
Luận chứng về giá trị của đề tài, ở chỗ đề tài có giá trị tư tưởng, giá trị
học thuật, nghệ thuật hay tư liệu. Để khẳng định được giá trị của đề tài cần phải
phân tích, khẳng định được trong những cuốn sách đã xuất bản đã có đề tài nào
tương tự hay chưa; nếu đã có thì đề tài mới đưa ra có gì đặc biệt mới hơn so với
những đề tài đã xuất bản. Phải khẳng định được giá trị văn hóa của đề tài; hiệu
quả về tư tưởng văn hóa của đề tài.
Đưa ra luận chứng về tính khả thi của đề tài. Phân tích, xem xét lực lượng
biên tập; trình độ, khả năng của tác giả; điều kiện in ấn, điều kiện về vốn và phát
hành có đáp ứng được yêu cầu của đề tài hay không và đáp ứng được đến đâu.
Ngoài ra, cần phải dự đoán những khả năng rủi ro có thể gặp phải.
Dự đoán được kết quả của đề tài: lỗ hay lãi. Biên tập viên cần phải phân
tích đối tượng độc giả, số lượng độc giả thực tế và độc giả tiềm năng. Dự kiến
được kênh phát hành để có thể thu được hiệu quả lớn nhất.
2.
Mối quan hệ giữa biên tập viên với cộng tác viên trong công tác
tổ chức cộng tác viên về sách văn học
Biên tập viên có vai trò môi giới giữa tác giả và độc giả, bởi lẽ đồng
thời họ phải suy nghĩ được bằng cái đầu của tác giả và độc giả, nghĩa là, họ cần
phải hiểu tác giả thực chất muốn nói gì, mặt khác, cần giúp đỡ người đọc hiểu
được điều mà tác giả muốn nói. Trên tư cách người đầu tiên đọc bản thảo, biên
tập viên truyền tải cho tác giả những nguyện vọng của các độc giả trong tương
lai, vì thế, quan hệ mật thiết giữa tác giả và biên tập viên trong quá trình xuất
bản là không thể thiếu được.
Có nhiều hình thức cộng tác viên trong quá trình tổ chức biên tập –
xuất bản. Nhưng trong công tác tổ chức bản thảo thì tác giả là cộng tác viên chủ
yếu vì họ là người trực tiếp làm ra bản thảo, tạo nguồn đầu vào quyết định cho
sự phát triển của nhà xuất bản. Cộng tác viên còn có thể là người gợi ý, phát
hiện đề tài, biên soạn, dịch. Ngoài ra, có một đội ngũ cộng tác viên không kém
22
phần quan trọng là những tác giả tự lo lấy việc phát hành sách của mình, những
nhà tư nhân cộng tác với nhà xuất bản để tổ chức bản thảo, tìm đầu ra cho sách
ngay từ khâu đầu tiên của quá trình biên tập.
Kế hoạch đề tài đặt nền móng, tạo tiền đề cho mỗi biên tập viên tổ chức
lực lượng cộng tác viên để có được những bản thảo theo kế hoạch đề ra. Biên
tập viên phải tổ chức mạng lưới những người cộng tác, bồi dưỡng, giúp đỡ họ để
đạt chất lượng và hiệu quả cao trong trong việc làm ra bản thảo, nhân bản và đưa
sách đến đúng đối tượng phục vụ.
Khi nhìn vào đội ngũ cộng tác viên của nhà xuất bản có thể đánh giá
một cách khách quan đó là điểm mạnh hay hạn chế. Mục tiêu cơ bản của nhà
xuất bản là có nhiều sách hay, sách tốt đến tay bạn đọc. Nhân tố quyết định làm
ra tác phẩm, chất lượng tác phẩm là các tác giả - những người nằm ngoài biên
chế của nhà xuất bản. Biên tập viên không tự viết sách, sáng tạo bản thảo, không
thể dịch những bộ tiểu thuyết lớn vơi nhiều ngôn ngữ khác nhau mà chỉ có thể
tham gia một phần rất nhỏ. Nhiệm vụ của họ là tìm kiếm, tổ chức và tập hợp
cộng tác viên để làm ra bản thảo. Biên tập viên còn cộng tác làm việc với tác giả
để nâng cao chất lượng bản thảo như sửa chữa, thay đổi bố cục tác phẩm nếu
cần sửa lỗi. Nhà xuất bản làm nhiệm vụ “đỡ đầu” cho những đứa con tinh thần
của tác giả đến bạn đọc.
Như vậy, công tác cộng tác viên được coi là khâu then chốt để tạo ra lực
lượng chủ lực để tạo ra tôn chỉ, mục đích của các nhà xuất bản, quyết định hoàn
thành thắng lợi kế hoạch đề tài đã vạch ra, là tiền đề để có những bản thảo tốt,
để công tác biên tập có chất lượng cao. Công tác cộng tác viên còn là công việc
thu hút đông đảo lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động xuất bản, thực hiện
dân chủ hóa, xã hội hóa việc xuất bản sách để thúc đẩy sự nghiệp xuất bản phát
triển phong phú, đa dạng và hiệu quả.
Cộng tác viên là lực lượng nằm ngoài biên chế của nhà xuất bản. Vì
vậy, việc lựa chọn đúng cộng tác viên cho mỗi đề tài, mỗi loại công việc trong
quá trình tổ chức biên tập là nội dung đầu tiên quyết định sự thành công. Sau khi
23
chọn lựa được người cộng tác cần thiết, biên tập viên phải có biện pháp để thu
hút, tổ chức cộng tác viên, hướng họ vào thực hiện kế hoạch đề tài của nhà xuất
bản. Công việc bày đòi hỏi năng lực tổ chức, khả năng quan hệ rộng, năng lực
vận động đội ngũ tri thức của người biên tập.
Biên tập viên và tác giả càng thân quen với nhau, càng hiểu nhau, có
nhiều tiếng nói chung thì công tác tổ chức cộng tác viên càng có nhiều thuận lợi.
Người Trung Quốc nói: “Bạn muốn ngắm hà mã thì phải nâng cao mình lên
bằng độ cao của hà mã”. Biên tập viên muốn vận động, tổ chức được tác giả
phải chân thành tìm hiểu, làm quen với tác giả. 50% thời gian của biên tập viên
Nhật Bản dùng để giao lưu với tác giả và nghiên cứu thị trường.
24
CHƯƠNG II:
TÌNH HÌNH XUẤT BẢN SÁCH VĂN HỌC
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
I. Tình hình chung về xuất bản sách văn học hiện nay
Theo báo cáo tổng kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 42 CT/TW của Ban Bí
thư về việc nâng cao năng lực xuất bản, năm 2007 đánh dấu một sự mất cân
bằng trong lĩnh vực xuất bản Việt Nam. Có đến 80% lượng sách xuất bản trên
thị trường là sách giáo khoa, sách tham khảo dành cho nhà trường, trong khi đó,
số sách phục vụ các nhu cầu khác chỉ chiếm 20%. Trong số sách phục vụ nhu
cầu khác đó, sách văn học tụt giảm hẳn so với những năm trước đó. Năm 2007,
cả nước chỉ xuất bản 1.828 tên sách văn học với 2.135 triệu bản, giảm 47,6% về
số lượng so với năm 2006.
Dù từ lâu truyện tranh, sách giải trí vẫn áp đảo thị trường sách, nhìn
lại nhu cầu đọc sách văn học của độc giả, vẫn có thể tin tưởng sách văn học còn
chiếm một vị thế quan trọng. Qua top 30 tác phẩm bán chạy nhất được cập nhật
thường xuyên trên mạng Nhà sách Việt Nam, sách văn học trung bình vẫn chiếm
hơn 1/3 số sách, gần đây nhất có các quyển “Truyện ngắn hay 2004”, “Một nắm
mưa trên ngôi nhà Mondrian”, “Đối thoại với một thế giới không có đàn bà”,
“Đêm tái sinh”, “Bốn lối vào nhà cười”, “Cành mai sân trước”, “Truyện ngắn
5 cây bút nữ”, “Lỡ hội trăng rằm”; những tập thơ tương đối nổi bật của tác giả
trẻ có “Cởi gió” (Nxb. Hội nhà văn, 2010) của Nguyễn Phan Quế Mai; “Khúc vĩ
cầm chiều” của Hà Linh; “Ngôi nhà” của Hoàng Vũ Thuật; “Hôm sau”, “Đột
nhiên gió thổi” của Mai Văn Phấn; “Giấc mơ không nơi cư trú” của Tuấn
Anh, “Buổi sáng có nhiều chuyện kể” của P. N. Thường Đoan (Nxb. Hội nhà
văn, 2010)…
Xem xét bộ mặt của sách văn học hiện nay, từ những năm 80 của thế kỉ
trước và từ thời kì đổi mới đã có sự thay đổi. Thời kì trước những năm 80, cơ
bản là bộ mặt sách văn học của “cái chung” – lấy cái chung làm mục đích sáng
tạo. Còn từ thời kì đổi mới đến nay, văn học chuyển hướng từng bước chuyển
25