Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

phân tích vai trò của value chain (chuỗi giá trị) trong việc đánh giá năng lực tạo lợi thế cạnh tranh competitive advantage của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.97 KB, 14 trang )

PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA VALUE CHAIN (CHUỖI GIÁ TRỊ) TRONG
VIỆC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TẠO LỢI THẾ CẠNH TRANH
(COMPETITIVE ADVANTAGE CỦA DOANH NGHIỆP

Bài làm
Câu số 1:
Khái niệm chuỗi giá trị:
Chuỗi giá trị (Value chain) là tổng hợp các chuỗi hoạt động có liên quan
của doanh nghiệp làm tăng giá trị cho doanh nhiệp. Việc thực hiện có
hiệu quả các hoạt động trong dây chuyền giá trị sẽ quyết định hiệu quả
hoạt động chung và tạo ra những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp .
Các chuỗi hoạt động này có thể diễn ra theo thứ tự nối tiếp nhau hoặc
theo thứ tự song song. Chuỗi giá trị được đề xuất bởi Michael Porter.

Chuỗi giá trị gồm 2 thành phần: Các hoạt động chính và hoạt động hỗ
trợ

Page 1 of 14


1. Hoạt động chính: Bao gồm các hoạt động thực tiễn diễn ra theo
thứ tự nối tiếp nhau. Nhóm hoạt động này liên quan trực tiếp đến
việc tạo ra giá trị cho sản phẩm. Các hoạt động của nhóm này
gồm:
- Vận chuyển đầu vào (Inbound Logistics): Nhận hàng, vận
chuyển, lưu trữ nguyên liệu đầu vào. Các hoạt động đầu vào gắn
liền với các hoạt động nhận, tồn trữ, và quản lý các yếu tố đầu
vào như quản lý vật tư, tồn trữ, kiểm soát tồn kho, kế hoạch vận
chuyển, trả lại hàng cho nhà cung cấp. Những hoàn thiện trong
bất cứ hoạt động nào trong các hoạt động này đều dẫn tới giảm
chi phí và tăng năng suất.


Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, những hoạt động đầu vào là
rất phong phú và đóng một vai trò rất quan trọng. Ví dụ: đối với
trường đại học đó là việc thực hiện công tác tuyển sinh nhằm
đảm bảo yêu cầu của việc đào tạo, đối với nhà máy đó là việc
nhận, cung ứng vật tư, nguyên liệu cho quá trình sản xuất.
- Chế tạo (Operation): Bao gồm tất cả các hoạt động nhằm
chuyển các yếu tồ đầu vào thành sản phẩm cuối cùng. Ở đây
bao gồm các hoạt động như vận hành máy móc thiết bị, bao bì
Page 2 of 14


đóng gói, lắp ráp bảo dưỡng thiết bị, và kiểm tra. Việc hoàn
thiện những hoạt động này luôn luôn dẫn tới những sản phẩm có
chất lượng cao hơn, hiệu suất cao hơn, và phản ứng nhanh hơn
với những điều kiện của thị trường.
- Vận chuyển đầu ra (Outbound Logistics): Vận chuyển thành
phẩm, lưu giữ trong các kho bãi. Các hoạt động này là các hoạt
động đầu ra, bao gồm: tồn trữ,quản lý hàng hóa, vận hành các
hoạt động phân phối, và xử lý cácđơn đặt hàng (admin). Việc
hoàn thiện những hoạt động này luôn dẫn tới hiệu suất cao hơn
và mức độ phục vụ tốt hơn đối với khách hàng của công ty.
- Tiếp thị và bán hàng (Marketing and Sale): Các hoạt động liên
quan đến việc cung cấp phương tiện để khách hàng mua sản
phẩm, hoặc thúc đẩy họ mua sản phẩm, ví dụ như quảng cáo,
khuyến mãi, báo giá, bán hàng,lựa chọn kênh phân phối, quan
hệ giữa kênh phân phối và làm giá.
- Dịch vụ hậu mãi, bảo trì sau bán hàng: Là các hoạt động liên
quan đến cung cấp các dịch vụ nhằm tăng cường hoặc duy trì
tốt giá trị sản phẩm, chẳng hạn.


Tùy theo từng ngành nghề của doanh nhiệp mà các loại hoạt động
trên mang ý nghĩa quyết định với lợi thế cạnh tranh. Đối với công ty
hoạt động trong lĩnh vực phân phối thì Logistic đầu vào và đầu ra là
công đoạn quan trọng nhất. Đối với công ty sản xuất hàng tiêu dùng
thì chế tạo, tiếp thị và bán hàng là hoạt động quan trọng nhất trong
việc tạo ra lợi thế cạnh tranh. Nếu là nhà sản xuất thiết bị thì họ cần
quan tâm đến hoạt động chế tạo, hậu mãi, bảo trì sau bán hàng vì đây
là hoạt động thiết yếu nhất cho lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
này.
Page 3 of 14


2. Hoạt động hỗ trợ: Bao gồm các hoạt động song song với hoạt
động chính nhằm mục đích cho việc hỗ trợ cho việc tạo ra sản
phẩm. Đây là các hoạt động gián tiếp góp phần tạo ra giá trị cho
sản phẩm. Các hoạt động trong nhóm này bao gồm:
- Mua hàng (Procurement): Mua nguyên liệu đầu vào, máy móc,
phụ tùng. Nếu hoạt động mua hàng hiệu quả sẽ tiết kiệm được
chi phí đầu vào, thời gian, giảm thiểu chi phí lưu kho, đảm bảo
được chất lượng nguyên-nhiên vật liệu đầu vào ổn định do đó sẽ
góp phần giảm giá thành sản xuất và tăng lợi thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp.
- Phát triển công nghệ (Technology Development): Cải tiến sản
phẩm, qui trình công nghệ, sáng chế ra sản phẩm mới đáp ứng
nhu cầu thị trường… Phát triển công nghệ không chỉ áp dụng
cho các hoạt động liên hệ trực tiếp với sản phẩm sau cùng mà
còn xuất hiện dưới nhiều hình thức khác: từ nhiên cứu cơ bản,
thiết kế sản phẩm đến nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ,
công nghệ truyền thông, quản lý giám sát...
Phát triển công nghệ liên quan đến sản phẩm và các đặc trưng

của sản phẩm sẽ hỗ trợ toàn bộ chuỗi giá trị do đó Phát triển
công nghệ rất quan trong đối với lợi thế cạnh tranh trong mọi
ngành ví dụ trong ngành sản xuất ô tô, công nghệ thông tin,
viễn thông, khoan khai thác dầu khí, chế biến dầu khí…
- Quản lý nguồn nhân lực (Human Resource Management): Tuyển
dụng, đào tạo, phát triển và đãi nghộ. Hoạt động quản trị nguồn
lực cũng như các hoạt động hỗ trợ khác xuất hiện trong nhiều
khâu khác nhau của doanh nghiệp và sự phân tán của các hoạt
động này có thể đưa đến những vấn đề mâu thuẫn trong chính
sách của doanh nghiệp.
Page 4 of 14


Quản trị nguồn lực ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong mọi
doanh nhiệp, thông qua vai trò của nó trong việc quyết định kỹ
năng, động lực làm việc của người lao động, giữ và biết sử dụng
người tài giỏi và các chi phí tuyển dụng đào tạo
- Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp (Firm Infrastructure): bao gồm nhiều
hoạt động như Quản lý, tài chính, kế toán và pháp lý, công nghệ
thông tin…Không giống như các hoạt động hỗ trợ khác, cơ sở hạ
tầng hỗ trợ toàn bộ chuỗi giá trị chứ không chỉ cho hoạt động
riêng lẽ nào.
Cơ sở hạ tầng đôi khi được cho là phải đầu tư tốn nhiều chi phí
nhưng đây là một nguồn mạnh mẽ cho lợi thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp. Ví dụ cơ sở dữ liệu, hệ thống công nghệ thông tin
cùng các phần mềm quản lý chuyên dụng sẽ giúp doanh nghiệp
quản lý hiệu quả, tiết kiễm được thời gian xử lý công việc và làm
việc, liên hệ thường xuyên với các đối tác đồng thời là nơi để
quảng cáo, quảng bá doanh nghiệp hiệu quả thông qua website.
Tóm lại, để tạo lợi thế cạnh tranh trong quá trình phát triển, đối với

mỗi doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp Việt nam hiện nay cần
phải biết xây dựng chuỗi giá trị riêng theo ngành nghề của mình, qua
đó mới có thể xác định được các hoạt động quan trọng nhằm tạo lợi
thế cạnh tranh để tập trung nguôn lực

và tránh giàn trải trong toàn

bộ các hoạt động của mình.

Câu số 2:
1. Khái niệm stakeholder
Trong quản trị doanh nghiệp, Stakeholder là thuật ngữ nói đến các các
nhân, tổ chức có quan hệ mật thiết với doanh nghiệp. Họ có quan tâm,
Page 5 of 14


chia sẻ những nguồn lực, chịu tác động hoặc trực tiếp tác động tới
doanh nghiệp trong các chiến lược, kế hoạch, các hoạt động kinh
doanh và có thể quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.
Các bên liên quan mật thiết trong doanh nghiệp có thể được chia thành
các nhóm sau:


Trong nội bộ doanh nghiệp: Người lao động, ban quản lý, HĐQT,
ban quản lý …



Các bên liên quan có quan hệ trực tiếp (đối tác): Cổ đông, khách

hàng, nhà cung cấp, nhà tài trợ, chủ nợ...



Các tổ chức, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp: Chính phủ, các
hiệp hội, cộng đồng, các tổ chức xã hội quan trọng...

Sơ đồ các bên hữu quan bên trong và bên ngoài một tổ chức/doanh
nghiệp

Ngày nay, trên cơ sở tổng hợp, đánh giá và kiểm nghiệm đối với hoạt
động và phát triển bền vững của doanh nghiệp, Stakeholder có một vị
Page 6 of 14


trị hết sức quan trọng do đây là những đối tượng có quyền lực rất lớn,
đó là quyền đánh giá, nhận xét, và quyết định thái độ của mình đối với
doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng có tính quyết định đến hoạt động
cũng như sự phát triển của doanh nghiệp.

2. Giá trị và vai trò của các Stakeholder trong Tổng công ty khí
Việt nam – PV Gas
2.1 Giới thiệu về PV Gas.
Tổng công ty khí Việt nam – PV Gas là một công ty thuộc sở hữu nhà
nước và là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được
thành lập vào năm 1990. Phù hợp với tính chất, quy mô phát triển của
hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức của PV Gas cũng được
thay đổi tương ứng. Từ chỗ là một Công ty Khí đốt với khoảng 100 cán
bộ công nhân viên ban đầu, PV Gas ngày một trưởng thành, trở thành
Công ty Chế biến và Kinh doanh các sản phẩm khí vào năm 1995,

chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên vào tháng 11/2006,
lớn mạnh thành Tổng Công ty Khí Việt Nam kể từ tháng 7/2007, tiến
hành cổ phần hóa và trở thành Tổng Công ty Khí Việt Nam – Công ty cổ
phần vào tháng 5/2011 với hơn 2.000 lao động và số vốn điều lệ là
18.950 tỷ đồng – số vốn điều lệ lớn nhất hiện nay trong số các công ty
cổ phần niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sau 23 năm xây dựng và phát triển, đến nay PV Gas đã trở thành một
Tổng công ty mạnh và đóng một vai trò rất quan trọng và quyết định
trong ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam với năng lực sản xuất kinh
doanh như sau:

Page 7 of 14


-

Cung cấp 9 tỷ m3 khí khô/năm làm nguyên, nhiên liệu cho các nhà
máy điện, đạm để sản xuất 40% tổng sản lượng điện quốc gia, 30%
tổng sản lượng đạm (phân bón) cả nước;

-

Sản xuất 01 triệu tấn LPG/năm cho thị trường Việt Nam, đáp ứng
70% nhu cầu LPG toàn quốc;

-

Sản xuất 70.000 tấn Condensate/năm để sản xuất xăng,
Kết quả sản xuất kinh doanh của PV Gas trong 3 năm gần đây:


Mô tả

Đvt

2010

2011

2012

48.076

65.036

66.250

6.068

7.685

11.068

5.368

6.420

9.075

Tỷ
Tổng doanh thu

Lợi

nhuận

VND

trước Tỷ

thuế

VND
Tỷ

Lợi nhuận sau thuế

VND

(Sources: PV Gas annual report 2010 – 2012)

Với những kết quả to lớn đạt được, PV Gas xứng đáng trở thành Nhà
cung cấp khí khô duy nhất tại Việt Nam, Nhà sản xuất và kinh doanh
LPG số 1 tại Việt Nam; hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ do Nhà nước giao
cho: góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; an ninh lương
thực quốc gia; đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường LPG và góp
phần bình ổn giá LPG trong nước; và vinh dự đón nhận rất nhiều Huân
chương, Cờ thi đua, Bằng khen... của Nhà nước, các bộ, ngành, địa
phương và của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Để gia tăng giá trị sử dụng khí, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên
thiên nhiên của đất nước cũng như để đảm bảo sự phát triển bền vững
Page 8 of 14



của PV Gas, PV Gas đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển hệ thống sản
xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm khí trên địa bàn cả nước bằng
hình thức tự đầu tư của công ty mẹ hoặc đầu tư thông qua các đơn vị
thành viên như:
Hệ thống phân phối khí thấp áp cho các khu công nghiệp thuộc
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tp HCM do Công ty CP Phân phối Khí
thấp áp Dầu khí Việt Nam (PV Gas D) quản lý với công suất gần 1 tỷ
m3 khí/năm. Ngoài ra, PV Gas D cũng đang tiếp tục đầu tư để phát
triển mở rộng hệ thống phân phối khí thấp áp đến các tỉnh miền Tây
Nam bộ và khu vực Bắc bộ.
Hệ thống phân phối CNG cho các khu đô thị, khách hàng công
nghiệp và phương tiện giao thông vận tải tại khu vực Đông Nam bộ do
các công ty thành viên quản lý với công suất gần 130 triệu m3/năm.
CNG được phân phối đến các khách hàng công nghiệp có nhu cầu sử
dụng khí làm nhiên liệu cho quá trình sản xuất nhưng nằm xa hệ thống
đường ống phân phối khí thấp áp. Ngoài ra, sản phẩm CNG của PV Gas
còn được sử dụng cho các xe bus, xe taxi, xe ô tô của thành phố Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng
ô nhiễm môi trường. Trong năm 2012, 2013, khu đô thị Nam Sài Gòn sẽ
là khu đô thị đầu tiên trong cả nước có hệ thống gas đô thị do Gas City
xây dựng, lắp đặt và cung cấp CNG.
Hệ thống phân phối LPG cho các khách hàng kinh doanh LPG, các
khách hàng công nghiệp, thương mại, hộ gia đình, khu đô thị và
phương tiện giao thông vận tải. PV Gas và các công ty thành viên quản
lý và vận hành với sản lượng 1 triệu tấn/năm từ nguồn LPG trong nước
sản xuất và nhập khẩu từ Trung Đông. Để đáp ứng hoạt động kinh
doanh LPG này, các đơn vị thành viên của PV Gas đã đầu tư hệ thống
kho chứa LPG trên địa bàn khắp cả nước như kho nổi Maple-1 45.000

Page 9 of 14


tấn, kho Thị Vải 6.600 tấn, 2 kho Gò Dầu 8.200 tấn, kho Đồng Nai
1.000 tấn, kho Cần Thơ 1.200 tấn, 2 kho Dung Quất 3.500 tấn, kho Hà
Tĩnh 1.800 tấn, 3 kho Hải Phòng 5.600 tấn, kho Đà Nẵng 1.500 tấn (dự
kiến hoàn thành trong năm 2013) và đặc biệt là kho lạnh tại Thị Vải (dự
kiến hoàn thành trong năm 2012) với sức chứa 60.000 tấn lớn nhất và
hiện đại nhất tại Việt Nam, hội đủ điều kiện cho phép PV Gas có những
giải pháp tàng trữ LPG với khối lượng lớn, lâu dài.
Hệ thống sản xuất ống thép và bọc ống: đây là những sản phẩm
và dịch vụ mới do 2 Công ty CP Sản xuất Ống thép Dầu khí Việt Nam và
Công ty CP Đầu tư và Xây lắp Khí cung cấp với công suất ban đầu là
100.000 tấn ống/năm để sản xuất và cung cấp ống chuyên dụng cho
các dự án trong ngành công nghiệp khí.

2.2 Giá trị và vai trò của các Stakeholder đối với PV Gas
2.2.1 Các stakeholder bên trong doanh nghiệp:
a. Ban quản trị:
Trong cộng đồng người lao động trong PV Gas có một bộ phận là những
người quản lý, điều hành doanh nghiệp. Những người này có vao trò rất
quan trọng do đây là những người đại diện cho chủ sở hữu Công ty (ở
đây là Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt nam) để quản lý, điều hành mọi
hoạt động của doanh nghiệp. Đây là những người tham gia xây dựng,
chỉ đạo cấp dưới thực hiện các chiến lược phát triển trong tương lại của
PV Gas.
b. Người lao động:
Trong các mối quan hệ của PV Gas, người lao động là những người thực
hiện, thi hành và tuân thủ các quy định, chính sách của Ban quản trị.
Người lao động làm việc cho Công ty và nhận được tiền công, họ quan

Page 10 of 14


tâm chủ yếu tới thu nhập, các chế độ thưởng phạt, môi trường làm
việc, đào tạo. Người lao động trong doanh nghiệp còn có một tổ chức
bảo vệ là Công đoàn. Tổ chức này có mối quan hệ đặc biệt với người
lao động, thay mặt người lao động về tiếng nói, quyền lợi.
c. Chủ sở hữu
PV Gas là công ty cổ phần nhưng trong đó nhà nước chiếm đến 96,72%
cổ phần. Do đó có thể nói Nhà nước là chủ sở hữu đối với PV Gas.
Thông qua Tập đoàn Dầu khí Việt nam, Nhà nước có ảnh hưởng chi
phối đến hoạt động và sự phát triển của PV Gas.

2.2.2 Các stakeholder bên ngoài doanh nghiệp:
a. Khách hàng:
Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh là khí và các sản phẩm từ khí nên
những khách hàng lớn, chủ yếu hiện nay của PV Gas là các công ty
điện Bà Rịa, Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 2.2, Phú Mỹ 3, Phú Mỹ 4,
Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2, Hiệp Phước, Cà Mau 1, Cà Mau 2, Tổng
Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí và các hộ tiêu thụ khí thấp áp
như các nhà máy sản xuất thép, gạch men... Ngoài ra, đối với mảng
kinh doanh LPG, các khách hàng của PV Gas chủ yếu là các đại lý phân
phối lớn tại các khu vực trong cả nước.
Có thể nói, khách hàng có vai trò và vị trí hết sức quan trọng đối với PV
Gas. Đây là những nguồn doanh thu mang tính ổn định cao giúp cho PV
Gas có điều kiện xây dựng chiến lược, đầu tư phát triển cho những giai
đoạn tiếp theo.
b. Nhà cung cấp:
Để hệ thống khí được vận hành liên tục, PV Gas có số lược các nhà
cung cấp rất đa dạng từ nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất khí,

Page 11 of 14


các sản phẩm từ khí cho đến những hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của PV Gas, bao gồm:
-

Các chủ mỏ khí Lô 06.1, Lô 11.2 thuộc Bể Nam Côn Sơn, Lô PM3
Cà Mau, Liên doanh dầu khí Vietsopetro – Bể Cửu Long,

-

Các nhà sản xuất máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, nhiên
liệu xăng, dầu.

-

Các công ty cung cấp các dịch vụ xây dựng, đăng kiểm, kiểm
định.

Do việc sản, xuất, cung ứng khí, các sản phẩm khí luôn phải được vận
hành liên tục, ổn định nên sự ảnh hưởng của các nhà cung cấp đối với
PV Gas là hết sức quan trọng, đặc biệt là các chủ mỏ khí. Bất kỳ một
thay đổi hoặc sự cố nào liên quan đến việc cấp khí cho PV Gas đều các
ảnh hưởng đến vận hành của hệ thống khí.
Là đối tác của PV Gas, các nhà cung cấp phải đảm bảo các yêu cầu
sau: Kịp thời, ổn định, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tuân thủ các tiêu
chuẩn của PV Gas, cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật.
c. Chính phủ (các cơ quan quản lý nhà nước):
Chính phủ, mà đại diện là các cơ quan quản lý Nhà nước luôn có sự ảnh

hưởng quan trọng đối với PV Gas thông qua các chính sách về thuế,
chính sách về giá khí, quy hoạch phát triển ngành khí...
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý về an ninh, an toàn đối với hoạt
động dầu khí, các cơ quan quản lý về lao động, xây dựng, đầu tư cũng
có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của PV Gas.
d. Các tổ chức xã hội liên quan:
Từ trước đến nay chúng ta thường quan tâm tới những chính sách của
chính phủ, các tác động của các chính sách đó lên doanh nghiệp một
Page 12 of 14


cách thụ động mà không có những áp lực ngược lại với chính phủ. Các
tổ chức công như các hiệp hội, các tổ chức chất lượng, bảo vệ người
tiêu dùng, thương hiệu … là những tổ chức được xây dựng để bảo vệ
mọi đối tượng trong xã hội bị xâm hại vào quyền lợi. PV Gas luôn phải
có sự điều chỉnh trong mối quan hệ, kết hợp với các hiệp hội, các tổ
chức để kiến nghị với Chính phủ trong các chính sách về thuế, giá
kji1…. Đặc biệt là hiệp hội ngành nghề là cơ quan bảo vệ cho doanh
nghiệp trong cả thị trường trong nước và quốc tế, doanh nghiệp khi
tham gia các tổ chức sẽ có điều kiện được hưởng các ưu đãi, sự hỗ trợ
của chính phủ, các doanh nghiệp khác trong quá trình sản xuất và kinh
doanh
e. Ngân hàng, các tổ chức tín dụng:
Bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường cũng cần có những
mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, các tổ chức này có thể là nhà tài
trợ, nhà đầu tư hoặc là các chủ nợ của doanh nghiệp. Các tổ chức tín
dụng luôn tồn tại song song với doanh nghiệp là các quỹ, các ngân
hàng, các tổ chức tín dụng khác. Trong mối quan hệ này, các chủ nợ
quan tâm tới lãi suất của khoản vay ( lãi suất của đầu tư ), khả năng
thanh toán của doanh nghiệp, khả năng thu hồi vốn, tính xác thực

trong tài chính … Các doanh nghiệp càng phát triển thì nhu cầu vốn là
càng lớn. Ngoài việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu thì vay vốn hoặc
huy động đầu tư trực tiếp là một lựa chọn hợp lý.
f. Cổ đông - Shareholders:
Trong doanh nghiệp cổ đông là những người sở hữu cổ phiếu của doanh
nghiệp, nói một cách khách họ chính là những người chủ của doanh
nghiệp. Cổ đông quan tâm tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, các chính sách chia lợi nhuận, các chiến lược, trong cả ngắn
hạn và dài hạn. Cổ đông rất quan tâm tới hình ảnh và thương hiệu của
Page 13 of 14


doanh nghiệp và các mối quan hệ khác của doanh nghiệp, đặc biệt là
mối quan hệ với cộng đồng và khách hàng./.

Page 14 of 14



×