Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

CÔNG tác xã hội cá NHÂN với NGƯỜI KHUYẾT tật – NGHIÊN cứu TRƯỜNG hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.95 KB, 42 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC

(Bìa mẫu 3)

BÁO CÁO KẾT QUẢ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT –
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM.
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI
CƠ SỞ THỰC TẬP: Phòng Lao Động – Thương Binh và Xã hội huyện Duy
Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

GVHD: Th.S Bùi Đình Tuân
Cán bộ kiểm huấn: PTP.Văn Phú Đợi
Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Phương Thảo
Lớp : 13CTXH

Đà Nẵng – Năm 2017

LỜI NÓI ĐẦU


Qua những năm tháng được học tập và rèn luyện dưới giảng đường Đại học Sư
Phạm - Đại học Đà Nẵng, được thầy cô trong trường tận tình giảng dạy bằng cả tinh
thần và trách nhiệm của mình, được truyền đạt những kiến thức, nghị lực, kinh
nghiệm, kỹ năng, sự tự tin và bản lĩnh, bây giờ tôi đã trở thành một thực tập sinh.
Thời gian thực tập chỉ trong vòng 8 tuần nhưng đây chính là giai đoạn để tôi có
thể rèn luyện kỹ năng giải quyết công việc độc lập, kỹ năng làm việc theo nhóm,


được tiếp xúc với môi trường hành chính sự nghiệp, vận dụng những điều đã học
được dưới mái trường thân yêu vào trong thực tiễn cũng như trao dồi, bổ sung những
kiến thức bên ngoài cho công việc sau này.
Hiểu được tầm quan trọng của quá trình thực tập, dưới sự hướng dẫn của thầy
cô trong lớp, khoa và tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước; đồng thời
cũng muốn tiếp cận được với cơ quan nhà nước ở vùng nông thôn, tôi quyết định xin
vào thực tập tại Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Duy Xuyên, tỉnh
Quảng Nam.
Qua thời gian được thực tập tại Phòng, với vai trò là thực tập sinh, tôi xin được
viết bài báo cáo này để trình bày nội dung về những điều mà mình đã được học tập
và trải nghiệm tại đơn vị. Quá trình thực hiện có thể không tránh khỏi những sai sót,
kính mong quý thầy cô có những đóng góp để bài cáo cáo được hoàn thiện hơn.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong khoa
Tâm Lý – Giáo dục, các thầy cô giáo thỉnh giảng, các thầy cô trong tổ Công tác xã
hội đã dìu dắt và tận tình giảng dạy, giúp đỡ. Đặc biệt gửi lời cảm ơn đến thầy Bùi
Đình Tuân đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt báo cáo này. Cảm ơn các cô, chú, anh chị,
từ lãnh đạo đến cán bộ nhân viên trong Phòng Lao động Thương binh và Xã hội
huyện Duy Xuyên đã cho phép cũng như tạo điều kiện để tôi thực tập tại Phòng.
Cảm ơn chú Văn Phú Đợi – phó trưởng phòng bên bảo trợ xã hội đã tận tình giúp đỡ,
chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực tập.

PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Tính cấp thiết của đề tài:
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Đó là khẩu hiệu mà các quốc gia và các
cộng đồng quốc tế hướng tới nhằm mục đích chăm sóc, bảo vệ và phát triển trong


tương lai của mỗi quốc gia và nhân loại. Thế nhưng,nhiều trẻ khi sinh ra phải chịu
những thiệt thòi khi mang trong mình những dị tật bẩm sinh vĩnh viễn, không nghe
được những âm thanh của cuộc sống, không được ríu rít trò chuyện với những bạn

cùng trang lứa hay không được nhìn thấy ánh sáng của cuộc đời và cơ thể phát triển
không giống các bạn,trí tuệ của các em không như người ta...
Trong những năm gần đây, giáo dục trẻ em khuyết tật được xã hội quan tâm. Luật
người khuyết tật được ban hành là cơ sở pháp lý bảo quyền được cơ hội phát triển. Chỉ
đạo ngành giáo dục đã có những chuyển biến tích cực. Cụ thể: Ban chỉ đạo giáo dục
khuyết tật của bộ Giáo dục và Đào tạo được củng cố,hoàn thiện theo từng giai đoạn,
đảmbảo cho việc quản lý Nhà nước về việc giáo dục khuyết tật ngày càng sâu sắc,
chặt chẽ. Các địa phương thành lập Ban chỉ đạo cấp thành phố,cấp tỉnh, cấp huyện có
chuyên viên phụ trách, các cơ sở giáo dục có giáo viên cốt cán về giáo dục khuyết tật.
Và chính nhờ sự căng go của xã hội hiện nay, trẻ khuyết tật đang được mọi người
thực sự chú ý đến. Tôi – một sinh viên sắp ra trường – để hoàn thành đợt thực tập này,
đã chọn cho mình đề tài liên quan đến trẻ khuyết tật để tìm hiểu và lập kế hoạch trợ
giúp. Mặc dù là đã được học xong và thực hành cá nhân với trẻ khuyết tật trong hai
năm trước nhưng tôi vẫn muốn chọn làm việc với trẻ khuyết tật để bản thân được làm
việc một cách cụ thể và chi tết hơn và rút ra bài học kinh nghiệm cho công việc sau
này.

2. Mục tiêu:
a. Cá nhân NVXH:
- Áp dụng được những kiến thức liên quan đến hành vi con người và môi trường
-

xã hội cũng như các phương pháp tiếp cận CTXH trong việc giúp đỡ cá nhân.
Thực hành các nguyên tắc,quy chuẩn đạo đức và các giá trị trong CTXH khi

-

làm việc với thân chủ.
Thực hiện các kĩ năng chuyên môn: thiết lập mối quan hệ, thu thập dữ liệu,
lắng nghe,thấu cảm,vấn đàm, đánh giá điểm mạnh của thân chủ, phân tích và


-

nhận diện vấn đề...
Tạo sự tự tin và khả năng làm việc với thân chủ.
Nhận thức được mối quan hệ của NVXH với thân chủ.
Tăng khả năng vấn đàm và tìm cách đối phó với thân chủ trong khi làm việc.
Làm quen và kết hợp lý thuyết vào thực hành.
Rèn luyện thái độ tích cực và luôn có động lực hướng đến học tập.
Tôn trọng các nguyên tắc, giá trị,văn hóa và quy chuẩn đạo đức trong CTXH.


b.
-

Rút ra được bài học cho bản thân.
Đối với thân chủ:
Giúp thân chủ nhìn nhận được vấn đề của mình.
Tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ khi làm việc với NVXH.
Tạo động lực, niềm tin để thân chủ có niềm tin vào cuộc sống.
Giúp thân chủ ổn định tâm lý.
Giúp cho thân chủ có nhiều mối quan hệ tốt.
Tháo gỡ rào cản mặc cảm của thân chủ với mọi người xung quanh.

3. Phương pháp và kỹ thuật thu thập dữ liệu
Thu thập thông tin: Trên cơ sở sự giới thiệu của giáo viên kiểm huấn, tôi đã tiến hành
thu thập thông tin có liên quan đến thân chủ . Nguồn thông tin thu thập chủ yếu là gia
đình thân chủ, giáo viên chủ nhiệm và một số giáo viên bộ môn tại trương thân chủ
đang học.


3.1.

Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát cũng là một phương pháp rất có hiệu quả trong quá trình thu
thập thông tin cho đề tài nghiên cứu. Trong suốt thời gian thực tập tại địa bàn nghiên
cứu. Tôi đã thường xuyên sử dụng những phương pháp quan sát sau:
- Quan sát tham dự: tức là tôi cùng tham gia vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp của
bé, múa theo bài hát, tổ chức trò chơi cho thân chủ…nhằm quan sát để thu thập
thông tin cần thiết.
- Quan sát không tham dự: Sử dụng phương pháp này, tôi không tham gia vào các
hoạt động của thân chủ mà với tư cách là người ngoài cuộc để âm thầm quan sát thái
độ, cảm xúc, hành vi của thân chủ cũng như môi trường hoàn cảnh xung quanh tác
động đến thân chủ khi thân chủ học và vui chơi trên lớp và ở nhà.
- Quan sát nhiều lần: Trong suốt thời gian thực tập tại nhà, tôi đã thực hiện quan sát
nhiều lần về hoàn cảnh gia đình, môi trường sinh sống, môi trường học tập, vui chơi
của thân chủ đề phát hiện được thực trạng và bản chất của vấn đề trẻ bé là như thế
nào? Quan sát nhiều lần sẽ giúp cho tôi đánh giá được hiệu quả trợ giúp của việc
trước và sau khi tiến hành CTXH cá nhân với thân chủ.
3.2. Phương pháp vãng gia
Vãng gia hay còn gọi là thăm hộ gia đình, phương pháp này là một trong những
phương pháp, công cụ quan trọng của CTXH cá nhân. Vãng gia hoàn toàn có lợi vì
khi vãn gia có thể quan sát môi trường tự nhiên và xã hội của gia đình thân chủ cũng


như thấy được các mối quan hệ và thái độ, cách xử sự giữa các thành viên trong gia
đình đối với thân chủ và có ảnh hưởng như thế nào đến thân chủ.
Sau khi được sự đồng ý của gia đình bé Duyên và thu thập được một số thông tin
về bé thì bản thân quyết định ngỏ ý vãng gia nhà thân chủ và được đồng ý một cách
thuận lợi. Sau khi vãng gia ở nhà thân chủ thì tôi đã hiểu rõ hơn về cách sinh hoạt của

gia đình thân chủ.
3.3. Phương pháp phân tích, xử lí thông tin
Tôi chủ yếu tiến hành thực hiện phương pháp thu thập, phân tích, xử lí tài
liệu.Trong suốt tiến trình nghiên cứu, tôi đã thường xuyên tiến hành tìm kiếm và tham
khảo những tài liệu chứa đựng thông tin liên quan : các bảng thống kê, các tài liệu
sách báo liên quan đến trẻ mắc hội chứng Down, chậm phát triển, các tiểu luận hay
các đề tài nghiên cứu, các khóa luận tốt nghiệp cử nhân hay các luận văn thạc sĩ
nghiên cứu về vấn đềchậm phát triển. Bên cạnh đó, tôi còn tiến hành tìm hiểu thu thập
thông tin qua các địa chỉ truy cập tìm kiếm thông tin qua Internet như google.com.vn.
hay địa chỉ yahoo…Trên cơ sở có những thông tin đó, tôi tiến hành phân tích, so sánh,
kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các tài liệu đó nhằm mục đích phục
vụ cho việc giải quyết vấn đề của thân chủ.

4. Kỹ năng của nhân viên công tác xã hội
Trong suốt tiến trình công tác xã hội với cá nhân, tôi không chỉ vận dụng kết hợp hệ
thống những lý thuyết và phương pháp của chuyên ngành CTXH thì tôi còn vận dụng
những kỹ năng sau đây để tiến hành CTXH cá nhân với thân chủ có hiệu quả. Đó là:
4.1. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng rất quan trọng trong suốt tiến trình CTXH cá
nhân. Kỹ năng giao tiếp tức là bao gồm hàng loạt những hoạt động như cử chỉ, lời nói,
hành vi nét mặt, cử chỉ điệu bộ… mà con người tiến hành trao đổi thông tin với nhau.
Trong CTXH, kỹ năng giao tiếp hiệu quả hay không hiệu quả sẽ quyết định sự thành
công hay thất bại của tiến trình trợ giúp thân chủ. Yêu cầu của của kỹ năng này là
NVCTXH phải tạo được mối quan hệ thân thiện, gần gũi, tự nhiên, cởi mở và tin
tưởng giữa thân chủ và NVCTXH cũng như giữa tôi và thân chủ.


4.2. Kỹ năng tạo mối quan hệ chuyên nghiệp
Kỹ năng tạo mối quan hệ chuyên nghiệp là kỹ năng cơ bản và cần thiết của người
thực hành CTXH. Trong thực hành CTXH, phải nhận thúc rằng mối quan hệ giữa tôi

và thân chủ là mối quan hệ giúp đỡ chuyên nghiệp, khác với mối quan hệ xã hội bình
thường. Công cụ chính thực thi trong CTXH chính là bản thân con người thực hành
CTXH phải có kiến thức và kỹ năng. Vì thế, chúng ta dễ quên khi hành nghề và ứng
xử theo lối bình thường (phản ứng theo cảm xúc tự nhiên). Mối quan hệ giúp đỡ đòi
hỏi phải có các kỹ năng sau: Kỹ năng tham vấn, vấn đàm
4.3.
Kỹ năng đánh giá
Đây là một kỹ năng cần thiết, đòi hỏi NVCTXH phải biết vận dụng nó một cách
hiệu quả. Tôi đã sử dụng hai phương pháp đánh giá đó là đánh giá khách quan và đánh
giá chủ quan.
- Đánh giá khách quan: Từ việc đánh giá thực trạng vấn đề cũng như cách giải
quyết vấn đề trẻ bị tự kỹ dựa trên công cụ bảng hỏi có thể là phiếu đánh giá nhanh
dùng để phỏng vấn thu thập thông tin về cách suy nghĩ, cách nhìn nhận, đánh giá
- Đánh giá chủ quan: Tôi đã dựa vào số liệu, thông tin, chỉ báo thu thập được từ
trong quá trình điều tra, quan sát để rút ra những kết luận cuối cùng để xác định, đánh
giá tình hình trẻ mắc hội chứng Down, chậm phát triển.
4.4. Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe không chỉ đơn giản là người nghe thu nhận thông tin từ người
trả lời mà còn là sự thể hiện sự lắng nghe tích cực, lắng nghe không chỉ là bằng tai mà
còn là lắng nghe bằng tâm. Khi tôi làm việc với thân chủ có thể là trẻ em hay những
thành viên liên quan như bạn bè, gia đình người thân của thân chủ thì đòi hỏi phải
chăm chú lắng nghe những gì thân chủ tâm sự giải bày, tỏ thái độ, lời nói thể hiện sự
đồng cảm và hiểu rõ những gì mà thân chủ giải bày. Chúng ta phải khiến cho thân chủ
hiểu là bản thân họ được tôn trọng được sẻ chia có như vậy, tiến trình CTXH cá nhân
mới đem lại hiệu quả.

4.5

. Kỹ năng vấn đàm


Đây là một hình thức tác động qua lại giữa cá nhân thân chủ với cán sự công tác xã
hội. Trong đó, tôi có ý thức với mục đích và kế hoạch của mình cùng làm việc và trao


đổi với thân chủ (trẻ em và gia đình người thân của các em). Trong mối quan hệ này,
tôi là người chủ động xác định mục đích và kế hoạch, xác định nội dung các câu hỏi
trong vấn đàm. Thân chủ (trẻ em và gia đình người thân của các em) tiến hành luận
giải, phân tích vấn đề đặt ra như cùng thân chủ làm rõ thực trạng, nguyên nhân của
tình trạng trẻ em khuyết tật là như thế nào? Hệ quả, tác động của vấn đề này đối với cá
nhân, gia đình và xã hội như thế nào? Sau đó, tôi cùng thân chủ trao đổi bàn bạc, tìm
kiếm lựa chọn ra cách giải quyết vấn đề của thân chủ một cách tối ưu nhất. Điểm lưu
ý là trong quá trình vấn đàm này, tôi chỉ là người gợi mở ra phương án giải quyết vấn
đề còn việc lựa chọn và quyết định cách giải quyết vấn đề như thế nào là hoàn toàn
thuộc về quyền quyết định của thân chủ.
4.6. Kỹ năng đặt câu hỏi :
Có thể nói đây là kỹ năng luôn luôn thường trực và không thể thiếu khi muốn thu
thập thông tin nào đó. Với kỹ năng đặt câu hỏi tôi sử dụng những câu hỏi đóng, mở
kết hợp và tôi đã có những thông tin cần thiết về thân chủ và một số thông tin liên
quan như tâm trạng của các thành viên trong gia đình những mong muốn, hy vọng
những nổ lực mà gia đình đã cố gắng hết sức để cải thiện tình trạng cho bé D, kết quả
đạt được và những khó khăn gặp phải.
Dựa vào hồ sơ của thân chủ từ đó tìm hiểu thêm thông tin gia đình và cá nhân
thân chủ. Kiểm chứng lại những thông tin mà mình thu thập còn có những gì thiếu xót
hay là có những thứ mà mình có thể nhìn thấy được nhưng trong hồ sơ thân chủ vẫn
chưa bổ xung. Qua hồ sơ thu thập được từ gia đình thân chủ thì cũng giúp tôi hiểu rõ
được phần nào vấn đề của thân chủ và cũng tìm hiểu được thông tin gia đình của thân
chủ. Ở đây thì tôi cũng áp dụng phương pháp phân tích và xữ lý thông tin trong quá
trình thực hành thì tôi thường xuyên tiến hành tìm kiếm và tham khảo những tài liệu
chứa đựng thông tin liên quan như đến vấn đề của thân chủ.


5. Lý thuyết áp dụng
5.1.

Lý thuyết hệ thống:

Thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết quan trọng được vân dụng trong công
tác xã hội khi thực hiện một tiến trình giúp đỡ cá nhân không thể thiếu được.


Khái niệm hệ thống : Hệ thống là một tập hợp nhiều yếu tố,đơn vị cùng loại hoặc cùng
chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất.
(Từ điển Tiếng Việt, 2004, NXB Đà Nẵng, trang 434)
Góc độ CTXH: “Hệ thống là một tập thể các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên
hệ với nhau có hoạt động thống nhất. Con người phụ thuộc vào hệ thống trong môi
trường xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp của mình trong cuộc sống”. Các quan
điểm trong hệ thống công tác xã hội có nguồn gốc từ lý thuyết hệ thống tổng quát của
Bertalanffy. Đây là một lý thuyết sinh học cho rằng “ mọi tổ chức hữu cơ đều là những
hệ thống được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ
thống lớn. Do đó con người là một bộ phận của xã hội và được tạo nên từ các phân
tử,mà được tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ hơn.
Sau này, lý thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác nghiên cứu: Hanson(1995),
Mancoske(1981), Siporin(1980)...và phát triển.
Người có công đưa lý thuyết hệ thống áp dụng vào thực tiễn công tác xã hội phải kể
đến công lao của Pincus và Minahan cùng các đồng sự khác. Tiếp đến là Germain và
Giterman.
Hệ thống
Là tập hợp những thành tố được sắp xếp theo một trình tự và quy luật theo một thể
thống nhất.
Tiểu hệ thống
Là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ. Các tiểu hệ thống tạo nên hệ thống lớn hơn.

Có 3 loại hệ thống thỏa mãn cuộc sống của con người:
• Hệ thống chính thức: tổ chức công đoàn, cộng đồng...
• Hệ thống phi chính thức: bạn bè,gia đình...
• Hệ thống xã hội: bệnh viện,nhà trường...
Lý thuyết hệ thống đã chỉ ra các mối liên kết tất yếu trong mạng xã hội giữa cá
nhân với cá nhân. Trong CTXH không thể không chú ý tới sự ảnh hưởng qua lại đó.
Tạo dựng và phát huy những tiềm năng sức mạnh của hệ thống sẽ tạo nên những thế
lợi trong thực hành CTXH.
Trong tiến trình can thiệp giải quyết vấn đề của thân chủ, NVXH sẽ phải vận dụng
lý thuyết hệ thống bao gồm:


Cá nhân

Nhân viên
CTXH
Gia đình

5.2.

Xã hội

Thuyết trị liệu nhận thức:

Trị liệu nhận thức là phương pháp tác động vào thân chủ, làm thay đổi nhận thức
tiêu cực của họ. Phương pháp này sư dụng kĩ thuật “ chuyển cơ cấu tư duy” trong hoạt
động giúp đối tương. Bao gồm các yếu tố sau:
 Giúp thân chủ nhận thức được các suy nghĩ sai lầm đã có ảnh hưởng đến các
hoạt động chức năng của thân chủ.
 Xóa bỏ những suy nghĩ sai lầm và thay vào là nhữn tư duy xác thực và hành

động có tính chất tích cực để tăng cường hoạt động chức năng của thân chủ.
 Một số ứng dụng có ảnh hưởng về hình thức trị liệu nhận thức chính là chương
trình “lí luận và phục hồi” được sử dụng theo chương trình dịch vụ về quán chế
và những môi trường tư pháp khác..
 Tái tạo nhận thức là hình thức nổi tiếng của trị liệu nhận thức.
 Hình thức trị liệu nhận thức cấu trúc có liên quan đến 3 cấu trúc trong ý thức
của thân chủ.
 Một số phương thức trị liệu nhận thức đã được kết hợp với phương thức thay
5.3.

đổi hành vi để trị liệu các vấn đề liên quan đến tâm lý như lo lắng, sợ hãi...
Thuyết nhu cầu của MASLOW:


Theo thuyết A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người chia thành các thang bậc
khác nhau từ “đáy” lên “đỉnh”, phản ánh mức độ “cơ bản” của nó đối với sự phát triển
và tồn tại của con người vừa là một sinh vật tự nhiên vừa là một thực thể xã hội.
Bậc thang nhu cầu của Maslow
Mức cao

-

Nhu cầu tự khẳng định mình: nhu cầu hoàn thiện,phát triển trí
tuệ được thể hiện qua khả năng và tiềm lực của mình.
- Nhu cầu được coi trọng: được chấp nhận có một vị trí trong
một nhóm người,.
- Nhu cầu xã hội: được hội nhập nhu cầu quan hệ như quan hệ
giữa người với người, quan hệ giữa con người với tổ chức xã
hội hay giữa con người với tự nhiên.
- Nhu cầu được an toàn xã hội: tình yêu thương, nhà ở, trường

học...
Mức thấp
Nhu cầu về vật chất: ăn, ở,mặc,học hành...
Lý thuyết nhu cầu là cơ sở để căn cứ xác định nhu cầu cần thiết của thân chủ.
Đó là nhu cầu được học tập, vui chơi, giải trí,nhu cầu về an toàn xã hội, nhu cầu được
coi trọng...từ đó đưa ra kế hoạch can thiệp.
PHẦN II: BÁO CÁO THỰC HÀNH
1.

A. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
Giới thiệu chung:
Tên đầy đủ: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Duy Xuyên
Địa chỉ:
Số 253 đường Điện Biên Phủ, quốc lộ 1, thôn Lang Châu Nam,
xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên.
Điện thoại: 05102214704
Email :
2.

Vị trí, chức năng của phòng:

Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND
huyện Duy Xuyên tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
lĩnh vực lao động- việc làm; chính sách người có công cách mạng; bảo trợ xã hội;
chăm sóc bảo vệ trẻ em; vì sự tiến bộ của thế hệ trẻ; thực hiện một số nhiệm vụ,
quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật.
Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và
tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND
cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn,
nghiệp vụ của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.



3.

Nhiệm vụ và quyền hạn:
Trình UBND cấp huyện ban hành các quyết định; chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch
dài hạn, 5 năm và hàng năm; đề án chương trình trong lĩnh vực lao động; người có
công và xã hội; cải cách hành chính; xã hội hóa thuộc lĩnh vực quản lý được giao.
Trình Chủ tịch UBND cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực lao động,
người có công và xã hội thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND cấp huyện.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề
án, chương trình về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn thị xã
sau khi được phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh
vực lao động, người có công và xã hội được giao. Trình UBND huyện kế hoạch dài
hạn, hàng năm và 5 năm, các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực quản lý của
Phòng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết, đánh giá và tổng hợp tình hình thực hiện các
quy định của pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực quản lý của
Phòng theo quy định của pháp luật.
Giúp UBND huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức, kinh tế tập thể, kinh tế tư
nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của xã hội và các Tổ chức phi chính phủ hoạt
động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định
của pháp luật.
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ
sở bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm.
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các
lĩnh vực: lao động, việc làm, dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội; bảo
hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm
sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.
a. Cơ cấu tổ chức:

Sơ đồ tổ chức Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Duy Xuyên:
Trưởng phòng

Phó
Trưởng phòng

Phó trưởng phòng

Phó
Trưởng phòng


Lao động,
việc làm

Bảo trợ xã hội

Chính sách
người có
công

Bảo vệ và
chăm sóc trẻ
em

Phòng, chống
tệ nạn xã hội

Bình đẳng
giới


Trong đó:
* Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND huyện và
trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao và toàn
bộ hoạt động của Phòng.
* Các Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số
công tác, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được
phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng
uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.
b. Nhiệm vụ của từng bộ phận:
 Lao động- việc làm:
- Trình UBN cấp huyện quyết định chương trình và các giải pháp về việc làm
của huyện.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động,
việc làm bao gồm:
+ Tuyển lao động, hợp đồng lao động, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
+ Tổ chức quản lý và sử dụng nguồn lao động, thông tin thị trường lao động.
+ Giải pháp tạo việc làm, giới thiệu việc làm, lao động.
+ Các chính sách lao động, việc làm khác.
- Kiểm tra các đề án, dự án về giải quyết việc làm; tổ chức thực hiện các giải
pháp phát triển thị trường lao động và quản lý các tổ chức giới thiệu việc làm theo
quy định của pháp luật.
- Xây dựng các chương trình, đề án phát triển dạy nghề của huyện; tổ chức và
chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, đề án dạy nghề đã được phê duyệt.
 Chính sách người có công:
- Trình Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh xem xét, quyết định công
nhận đối tượng là thương binh, liệt sỹ và người có công đối với cách mạng theo quy
định.
- Tổ chức thực hiện công tác chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng và một lần cho
đối tượng chính sách người có công với cách mạng.



- Hướng dẫn, kiểm tra các xã, thôn trong việc thực hiện chế độ, chính sách ưu
đãi đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng theo quy
định của pháp luật.
- Thực hiện chế độ điều dưỡng đối với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt
sỹ, người có công với cách mạng và cấp kinh phí mua dụng cụ chỉnh hình, phương
tiện trợ giúp khác cho thương binh, bệnh binh.
- Hướng dẫn và thực hiện lễ tưởng niệm liệt sỹ nhân các ngày lễ lớn, truy điệu
liệt sỹ khi báo tử; nâng cấp các nghĩa trang liệt sỹ, cung cấp thông tin về tình hình
mộ liệt sỹ theo hướng dẫn của Sở LĐ-TBXH; lập kế hoạch và tổ chức thăm hỏi các
gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng.
- Là thành viên của Ban quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa huyện, tham mưu cho
UBND huyện thực hiện chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở cho đối tượng người có
công với cách mạng.
- Là thành viên Hội đồng kiểm tra tình trạng dị dạng dị tật cho con đẻ của
người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.
 Bảo trợ xã hội:
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chính sách bảo trợ xã hội trên
địa bàn huyện.
- Phối hợp, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, cứu
trợ xã hội, trợ giúp xã hội.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động nhân đạo, từ
thiện để giúp đỡ đời sống vật chất, tinh thần đối với người tàn tật, trẻ em mồ côi, trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già cô đơn không nơi nương tựa, người
gặp khó khăn hiểm nghèo, nạn nhân chiến tranh và các đối tượng xã hội khác cần có
sự cứu trợ, trợ giúp của Nhà nước và xã hội.
 Phòng, chống tệ nạn xã hội:
-


Trình UBND huyện chương trình, kế hoạch và giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại

-

dâm, cai nghiện ma tuý và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện.
Trình UBND huyện quyết định các đối tượng đi cai nghiện tập trung, cai nghiện tại
cộng đồng.

 Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em:


- Trình UBND huyện kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình,
dự án thuộc các lĩnh vực Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn huyện.
- Hướng dẫn, kiểm tra các xã, phường trong việc thực hiện công tác Bảo vệ
chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định của pháp luật.
 Công tác bình đẳng giới:
- Tham mưu UBND huyện ban hành kế hoạch hoạt động vì sự tiến bộ của phụ
nữ.
- Ban hành quy chế hoạt động và tiến hành hoạt động tuyên truyền vì sự tiến bộ
của phụ nữ trên toàn huyện.
* Ngoài ra:
- Tổ chức nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ, cung cấp số liệu phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, thương binh và xã
hội đối với các cơ quan, đơn vị sự nghiệp UBND cấp huyện, xã.
- Tổng hợp, thống kê, báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ
được giao theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội thuộc phạm vi quản
lý theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính trong lĩnh vực
lao động, thương binh và xã hội sau khi được UBND huyện phê duyệt.
- Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của
pháp luật và phân cấp của UBND huyện; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức, cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý về lao động,
thương binh và xã hội theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH và UBND huyện.
- Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của
UBND huyện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công, phân
cấp của UBND huyện.

B. TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
1. Bối cảnh chọn thân chủ:
Khi học xong tất cả chương trình của ngành công tác xã hội, bản thân được trải
nghiệm các kiến thức vào thực tế, với vai trò là một nhân viên công tác xã hội qua đợt


thực tập cuối khóa này dưới sự hướng dẫn của thầy Bùi Đình Tuân tại phòng Thương
binh Lao động – Xã hội huyện Duy Xuyên.
Với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Bùi Đình Tuân và sự giúp đở của kiểm huấn
viên chú Văn Phú Đợi và các anh chị trong cơ quan, bản thân đã thuận lợi cho việc
tìm kiếm và tiếp cận các đối tượng để chọn thân chủ cho mình. Sau khi được chú Đợi
và anh Tùng dẫn đi giới thiệu cho một số đối tượng là trẻ khuyết tật ở huyện thì bản
thân đã cócảm tình với bé Mai Duyên bởi sự dễ thương, khuôn mặt thánh thiện và sự
rụt rè của bé khi gặp người lạ.
2. Hồ sơ xã hội của thân chủ:
Thông tin cá nhân thân chủ:
Họ và tên : Nguyễn Thị Mai Duyên
Phái tính : Nữ
Ngày tháng năm sinh : 20/5/2009

Nơi sinh : bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Nơi cư trú: khối phố Mỹ Hòa, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng
Nam.
Từ khi sinh ra đến bây giờ, D sống bố mẹ cùng chị gái và anh trai ở một căn nhà ở thị
trấn trung tâm của huyện Duy Xuyên. Gia đình bé là một gia đình có nề nếp, nhà
Duyên – một học sinh được gọi là trầm nhất của lớp. Em ít phát biểu xây dựng bài
nhưng lâu lâu lại phát ngôn lung tung. Nhìn bề ngoài có vẻ ít nói, khó gần nhưng em
là trẻ khuyết tật mà, đôi khi lại mặc cảm. Những ai đã thân quen với em rồi, em không
ngại khi bắt chuyện, em biết quan tâm đến cảm xúc và thái độ của người khác. Duyên
mang một vẻ bề ngoài nhỏ nhắn, một cô gái rụt rè. Tình hình học tập của em kém hơn
các bạn trong lớp. Tài học toán tốt hơn Tiếng Việt, có lẽ vì thế mà em thích học Toán.
Tài tính toán được, nhanh nhưng đôi khi lại bất cẩn. Còn tiếng Việt, thân chủ chưa
nhận diện được hết các âm trong bảng chữ cái. Em chỉ mới nhận diện được một số âm
cơ bản, chưa đánh vần được. Viết chữ thì Duyên viết được nhưng có khi không thẳng
hàng, có chữ to chữ nhỏ, đôi khi lại thừa nét thiếu nét. Phần lớn là do Duyên không
tập trung chú ý nghe cô giáo giảng bài. Âm nhạc: bé rất thích hát, mỗi khi cô giáo tập
cho bài hát mới thì em rất phấn khích, tỏ vẻ rất thích, ngồi lẳng lặng nghe cô giáo
hướng dẫn. Bé nhớ được nhiều bài hát, ngoài những bài cô giáo dạy trên lớp thì em


nghe được trên tivi bé vẫn thuộc, được mẹ bày cho nữa. Thể dục: môn học gọi là bất
lợi của Duyên với thân hình nhỏ nhắn, sức khỏe kém. Nhưng tính Duyên chậm chạp
nên có vẻ em phản ứng hơi chậm. Khả năng phối hợp giữa tay và chân của em còn
kém. Em cũng rất tích cực trong giờ học, cố gắng vận động và ghi nhớ những động tác
mà thầy đã dạy.
- Kĩ năng tự phục vụ:
Duyên không nhớ các bài giảng của cô nhưng khi cô nhắc các bước thực hiện được.
Các bài giảng của cô dường như là những việc hằng ngày mà Duyên vẫn thường hay
làm đã được bố mẹ hướng dẫn nên rất dễ dàng đối với em. Em tiếp thu bài giảng của
cô rất nhanh lại hay quên. Vẽ - mĩ thuật: thân chủ biết cách chọn màu, phân biệt được

màu sắc. Em vẽ được những họa tiết đơn giản như bông hoa, ngôi nhà, ông mặt trời...
Trí nhớ của Duyên kém nên các bài học ở lớp hầu như Duyên rất hay nhanh quên. Bài
nào có ấn tượng nhiều với em thì em còn nhớ được lâu. Nhưng Duyên lại nhớ rất rõ
những ai đã từng tiếp xúc hay trò chuyện với em. Tài rất thụ động trong việc phát biểu
ý kiến.
Tình trạng thể chất của thân chủ:
-

Cân nặng: 17 kg
Chiều cao: 0,95 m

Thân chủ bị suy dinh dưỡng nặng.
Bé Duyên là trẻ mắc chứng down bẩm sinh nên cơ thể có những biểu hiện bất thường
về hình thái và chức năng như:
- Đầu ngắn và bé, gáy rộng và phẳng; cổ ngắn, vai tròn.
- Mặt dẹt, trông ngốc.
- Đôi tai thấp nhỏ, dị thường, kém mềm mại.
- Mắt xếch, mí mắt lộn lên, đôi khi bị lác, nếp gấp da phủ trong mí mắt, mắt hơi sưng
và đỏ. Trong lòng đen có nhiều chấm trắng nhỏ như hạt cát và thường mất đi sau 12
tháng tuổi.
- Mũi nhỏ và tẹt.
- Miệng trễ và luôn luôn há, vòm miệng cao, lưỡi dày thè ra ngoài.


- Chân tay ngắn, bàn tay ngắn, to. Các ngón tay ngắn, ngón út thường khoèo. Lòng
bàn tay có nếp sâu nằm nghiêng. Bàn chân phẳng, ngón chân chim, ngón cái tòe ra;
khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai quá rộng. Các khớp khuỷu,
háng, gối, cổ chân lỏng lẻo; đôi khi trật khớp háng, trật xương bánh chè.
Ngoài ra, bé Duyên còn nhỏ hơn các bạn cùng trang lứa.
Cũng như những trẻ mắc hội chứng down khác, bé Duyên gặp vấn đề về phát

triển, bé phát triển chậm hơn so với các trẻ bình thường cùng độ tuổi. Thân chủ đã
nhận biết được 29 chữ cái, dấu thanh, đánh vần được một số bài, viết được chữ cái
theo yêu cầu, nhận biết số 0 đến 50, nhận biết màu sắc, hình khối, thực hiện phép tính
cộng trừ và phân biệt so sánh. Đôi khi bé vẫn nhầm lẫn giữa các chữ cái , các dấu
thanh với nhau, bé học còn chậm và ít tập trung chú ý. Duyên có thể giao tiếp bằng
lời, tuy nhiên vốn từ còn hạn chế, ít mở rộng, ngôn ngữ chưa rõ, nói còn nhỏ, một số
từ không nghe được. Về mặt xã hội, em ít hòa đồng với bạn, thỉnh thoảng hay chơi
một mình, rụt rè, chưa biết phục vụ nhu cầu bản thân, cần có sự trợ giúp của cô giáo.
Em ít khi vận động và vận động chậm. Duyên có thói quen, thỉnh thoảng cầm món đồ
trên ta và cười vô cớ.
Thông tin môi trường thân chủ:
- Họ và tên cha: Nguyễn Văn Đích
Ngày sinh: 2/1/1964
Nghề nghiêp: Cán bộ
- Họ và tên mẹ: Bùi Thị Mai
Ngày sinh: 5/10/1968
Nghề nghiệp: Giaó viên
- Họ và tên chị gái: Nguyễn Thị Xuân Hà
Ngày sinh: 24/8/1990
Nghề nghiệp: Nhân viên
- Họ và tên anh trai: Nguyễn Văn Nhật Sơn
Ngày sinh: 3/4/1999
Là người khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp 405000đ


Duyên sinh ra trong một gia đình khá đầy đủ về vật chất và tinh thần. Nhận được sự
yêu thương của bố mẹ. Tuy nhiên, bà nội và cô của Nam ít khi quan tâm chăm sóc, chỉ
hỏi han cho có còn tình cảm thì dành hết cho anh trai của Duyên. Không may mắc
phải chứng chậm phát triển và hội chứng Down bẩm sinh nhưng em vẫn được bố mẹ
cho theo học tại một trường điểm của thị trấn.

Gia đình đã tạo cho Duyên một chút gì đó gọi là “cơ hội” để tiếp đi tiếp con
đường con lại của mình. Gia đình đã cố gắng bù đắp những gì có thể cho em, không
bỏ rơi em, ủng hộ em để đứng vững, đối mặt với cuộc sống đầy trắc trở này. Có thể
nói gia đình là tia nắng ấm áp nhất đối với cuộc đời Duyên. Vì khi phát hiện bệnh của
Duyên thì ba mẹ cũng phần nào biết được nguyên nhân từ đâu nên từ khi đó ba mẹ em
để ý đến em và coi trọng việc chăm sóc con cái hơn. Duyên là con út nên được ba mẹ
cưng chiều, chăm sóc chu đáo. An trai của thân chủ cũng là người khuyết tật, cũng
mắc chứng Down, có vẻ khờ, nhưng anh trai của thân chủ cũng biết yêu thương em
gái,biết thể hiện tình cảm ra bên ngoài. Hai anh em ở nhà thường với nhau, vì thân chủ
còn nhỏ nên ít được bố mẹ đưa ra ngoài đi chơi, làm em mặc cảm với thế giới bên
ngoài. Còn chị gái, đi làm xa nên dường như thân chủ không có tình cảm gì với chị
gái. Một năm, chị gái chỉ về vài lần, Duyên cũng chỉ cười và chào hỏivài câu chứ
không hào hứng gì.
Thân chủ có mối quan hệ khá hẹp, em chỉ chơi với những bạn bên nhà,còn
nhưng người lạ hỏi emthì em phớt lờ và chỉ nhìn, cúi đầu, imlặng. Nhưng hàng xóm
cũng rất mến em vì em tính em rất hiền, ngoan ngoãn, biết vâng lời người lớn. Các
thầy cô giáo trong trường cũng thương yêu em, xem em như một đứa con của mình.
Vì em là trẻ khuyết tạt nên được tất cả các thầy cô giáo đặc biệt để ý đến, giúp đỡ em
nhiều hơn. Bạn bè trong lớp cũng thường xuyên giúp đỡ em. Vốn dĩ là người ít nói
nên trhân chủ không chủ động trong giao tiếpcũng như nhờ sự giúp đỡ từ người khác.
Mỗi khi muốn được giúpđỡthì thân chủ chỉ nhìn chằm chằmvào người đó. Vì thân
quen nên các bạn trong lớp hoiểu ý nên tự đến giúp đỡ.
Các dịch vụ y tế, bảo hiểm xã hội cũng trợ cấp miễn phí cho em mỗi khi ốm đau. Em
được chính quyền địa phương cấp bảo hiểm miễn phí hằng năm và mỗi tháng được trợ
cấp 540000 nghìn đồng mỗi tháng.


Sơ đồ phả hệ của thân chủ:
Ông nội


Bà nội

Ông
ngoại


ngoại

Ba

Mẹ

Dì ba

Bác
Hai

Thân chủ
Chị gái

Ghi chú:
: con trai
: con gái
: quan hệ thân thiết
: quan hệ bình thường, tốt
: kết hôn

Anh
trai



Giải thích:
Qua sơ đồ phả hệ của thân chủ cho chúng ta thấy thân chủ có ít mối quan hệ.
Giữa thân chủ và mẹ có mối quan hệ mật thiết, có sự tác động hai chiều gần gũi. Mẹ
là người yêu thương và hiểu em nhất, mẹ là người chăm sóc, nuôi nấn em từ nhỏ cho
đến bây giờ. Mẹ luôn chỉ bảo cho em học hành và chăm sóc cho em nhiều nhất, mẹ
luôn khuyên răn nhẹ nhàng và động viên an ủi em – điều này chứng tỏ giữa mẹ và
thân chủ có mối quan hệ tốt đẹp. Ba cũng vậy, cũng luôn đứng phía sau để động viên
Duyên. Ba thì ít nói nhưng vẫn dõi theo từng bước chân của em, cũng thường tâm sự
với em, quan tâm và yêu thương em. Ba và Duyên cũng có quan hệ mật thiết với
nhau. Những người có ảnh hưởng và có mối quan hệ tốt đẹp nữa làchị gái và anh trai,
gia đình nội, ngoại, chú và dì của em. Những người này cũng rất quan tâm đến em,
chăm sóc và yêu thương em. Tuy ông bà ngoại ở xa nhưng lâu lâu ba mẹ vẫn đưa em
về thăm ông bà.

baba
Sơ đồ sinh thái:

Chính sách xã hội

Duyên (8 tuổi,
down, chậm phát
Họ nội
triển)

Chính quyền địa phương

Mẹ

Trường học


Hàng xóm
Ba

Bảo hiểm xã hội

Họ ngoại
Bạn bè

Y tế


Vui chơi,
giải trí

Anh trai
(

Ghi chú:
: tác động với nhau, mối quan hệ bình thường
: tác động với nhau, mối quan hệ thân thiết
: tác động một chiều, mối quan hệ không thường xuyên
Giải thích:
Mối quan hệ giữa thân chủ với ba mẹ và anh trai, gia đình nội, ngoại và bà con
hàng xóm là mối quan hệ có tác động hai chiều. Thân chủ là người chỉ dễ gần với
những ai mà em thường xuyên xuyên tiếp xúc nên mối quan hệ giữa em với cô giáo
viên chủ nhiệm rất thân thiết, gần gũi. Giáo viên chủ nhiệm rất hiểu hoàn cảnh của
em, cô luôn động viên, khuyến khích em trong học tập. Bạn bè gần nhà thì cũng hay
sang chơi, hầu như các bạn đều hiểu được hoàn cảnh của em cũng hay chia sẻ, thông
cảm và giúp đỡ em. Mối quan hệ của thân chủ với dịch vụ vui chơi giải trí là không

thường xuyên, chăm sóc sức khỏe (y tế) là mối quan hệ thường xuyên.


3. Phân tích hệ thống thân chủ:
Hệ

thống Điểm mạnh

gia đình
1.Thân chủ

Hạn chế

Tiềm năng

- Ngoan ngoãn, biết vâng lời

- Tiếp thu chậm, mau

thầy cô giáo và ba mẹ,anh chị

quên.

hát,vẽ

trong gia đình.

- Không tập trung

chơi trò chơi...


- Yêu gia đình.

tranh,

trong giờ học,hay
nhìn ra cửa sổ.

- Tự ăn uống, tự phục vụ bản

- Chưa đánh vần

thân.

được, chưa nhận diện

- Biết tính toán.

- Thích được

được hết các âm trong
bảng chữ cái.

- Ngồi đúng vị trí của mình.
- Chậm chạp, rụt rè, ít
nói.
- Giao tiếp kém với
mọi người xung
quanh.
2.Ba thân


- Là công chức nhà nước nên - Là người trầm tính Có khả năng

chủ.

có đạo đức, hiểu biết xã hội, nên ít nói chuyện với lãnh đạo tốt.
có mối quan hệ rộng rãi.

người lạ.

- Là người làm ra tiền, là trụ - Nghiêm khắc trong
cột cho gia đình.

việc dạy bảo con cái.

- Là người ba mẫu mực, biết - Chưa nắm bắt được
chăm lo cho gia đình, yêu việc chăm sóc trẻ
3.Mẹ thân

thương vợ con.
khuyết tật.
- Là giáo viên nên có phép - Không đưa thân chủ

- Có kĩ năng

chủ.

tắc, hiểu biết, có mối quan hệ đến những nơi đông

dạy concái tốt,


rộng rãi.

tập cho thân

người, cũng như cho

- Hướng dẫn, kèm cặp thân thân chủ tiếp xúc với

chủ những

chủ trong việc học tập.

thói quen

các bạn cùng trang

- Là người mẹ chu toàn, quan lứa.

hằng ngày.


tâm, chăm sóc đầy đủ cho con
4.Chị gái

cái.
- Biết yêu thương cha mẹ, - Không thường

- Giỏi dang.


thân chủ

vâng lời cha mẹ.

- Có khả năng

xuyên về thăm em

- Biết yêu thương, quan tâm gái.

quản lý công

em gái.

việc.

5. Anh trai

- Có công việc ổn định.
- Biết vâng lời cha mẹ.

- Là người khuyết tật

- Biết trông

thân chủ

- Yêu thương em gái.

nặng.


em khi bố mẹ

- Giúp đỡ em gái trong sinh - Khù khờ, ít nói, ít
hoạt hằng ngày.

vắng nhà.

tiếp xúc với mọi
người xung quanh.

Hệ thống xã Điểm mạnh

Hạn chế

Tiềm năng

hội
1.Nhà

- Tiếp nhận học sinh khuyết - Chưa tạo được -

trường

tật vào học ở trường.

sân chơi lành mạnh

- Có chế độ miễn giảm học cho trẻ.
phí cho học sinh khuyết tật.


- Có rất ít những

- Thầy cô thường xuyên tiết dạy đi đôi với
nhắc nhở, quan tâm thân hình ảnh, đồ vật để
chủ trong việc học ở lớp.

gây hứng thú cho

- Cảm thông cho việc thân học sinh.
chủ đau ốm thất thường.

- Ít tổ chức những
buổi ngoại khóa để

2.Chính
quyền
phương

học sinh vui chơi.
- Giải quyết hồ sơ khuyết - Ít quan tâm, thăm
địa tật cho thân chủ.

hỏi trẻ khuyết tật.

- Hỗ trợ thân chủ 54000 - Chưa tạo điều

- Quản lý tốt các
đối tượng khuyết
tật.



nghìn/tháng.

kiện cho thân chủ

- Nắm bắt được

hòa nhập với cộng

tình hình các gia

đồng.

đình có người
khuyết tật và giải
quyết kịp thời để
các đối tượng
được hưởng bảo

2.Bạn bè

trợ xã hội.
- Hỗ trợ thân chủ

- Quan tâm và trò chuyện - Có những bạn xa
lánh, trêu chọc thân trong
với thân chủ đến thân chủ.

quá


trình

- Có thời gian dài tiếp xúc chủ vì em là trẻ
với thân chủ nên hiểu được khuyết tật.

thiết lập mối quan

hành vi của thân chủ, từ đó

mọi người.

hệ, giao tiếp với

có những hành động ứng xử
phù hợp.
- Giúp đỡ thân chủ trong
3.Cộng

việc học tập
- Quan tâm, hỏi thămtình - Một phần nhỏ là

- Là một môi

đồng

hình sức khỏe của thân chủ.

trường để thân chủ


vẫn có tính kì thị,

- Tạo cơ hội cho thân chủ phân biệt đối xử

hòa nhập.

vươn lên trong cuộc sống.
với trẻ khuyết tật.
4.Dịch vụ, y - Cấp bảo hiểm miễn phí - Không thường - Tích cực trong
tế
cho thân chủ.
xuyên bên cạnh việc hỗ trợ thân
- Tạo điều kiện cho thân thân chủ để theo chủ thực hiện hành
chủ đến khám, chữa bệnh doic tình hình sức vi có lợi cho sức
thường xuyên.
- Hiểu rõ tình trạng bệnh lý
của thân chủ để có những
phương pháp điều trị phù
hợp.

khỏe của thân chủ.

khỏe.


4. Tiến trình làm việc với thân chủ:
Thời gian thực tập tại cơ quan kéo dài trong 8 tuần và việc lựa chọn, lên kế hoạch trị
liệu và trị liệu cho thân chủ của tôi là kéo dài trong 6 tuần. Khoảng thời gian này
không thể nào đủ để tôi có thể tiến hành trợ giúp thân chủ, khiến thân chủ cải thiện
vấn đề của mình. Đồng thời tôi cũng gặp khó khăn cho việc hỗ trợ thân chủ vì do thân

chủ có nhiều giờ học ở trường và bản thân tôi còn phải lên cơ quan để thực tập. Khi
tiến hành can thiệp trợ giúp với em D thì tôi cũng thực hiện đúng các bước tiến trình
công tác xã hôi cá nhân và đạt được một số kết quả khả quan.
Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ và nhận diện vấn đề của thân chủ:
Bản thân đã được học môn học tâm lý phát triển (tâm lý học lứa tuổi) nên tôi nắm
được tâm lý của trẻ trong độ tuổi này.
Ngoài ra, bản thân đã được học qua lý thuyết môn học Công tác xã hội với cá nhân đã
giúp cho bản thân tôi có thêm nhiều hiểu biết hơn, áp dụng các kiến thức lý thuyết vào
thực tế để đi đúng hướng và thiết lập được mối quan hệ giữa tôi với thân chủ.
-

Tiếp cận với thân chủ gặp những thuận lợi:
+ Có sự giới thiệu của chú Đợi và anh Tùng.
+ Thân chủ có thể giao tiếp bằng lời, điều này giúp rất nhiều trong việc trò
chuyện với thân chủ.
+ Thân chủ là người có thể tiếp cận dễ dàng bằng các trò chơi đơn giản. Được

sự hỗ trợ từ cha mẹ của thân chủ nên tôi cũng dể dàng tiếp cận được thân chủ.
-

Tuy nhiên, việc tiếp cận với thân chủ ban đầu còn gặp một só khó khăn:

+ Thân chủ thích chơi một mình nên việc kết thân làm quen ban đầu với thân chủ
cũng gặp nhiều khó khăn.
+ Chưa biết rõ về dạng tật của thân chủ nên chưa nắm bắt được các đặt điểm về hình
thái cũng như đặc điểm tâm thần.
+ Thân chủ giao tiếp khá khó khăn như phát âm chưa chuẩn, lời nói lộn xộn, không
có thứ tự, mục đích.
• Thân chủ đang mắc phải hai dạng tật là Hội chứng Dowm và chứng chậm phát
triển trí tuệ. Do đó, các biểu hiện hình thái khác người bình thường, các nhu

cầu xã hội của em cũng cao hơn và khí được đáp ứng đầy đủ, như nhu cầu học


×