Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY HỒ TIÊU TẠI XÃ ĐÔNG HÀ HUYỆN ĐỨC LINH TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.19 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
****************

LA THỊ VÂN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY HỒ TIÊU TẠI
XÃ ĐÔNG HÀ - HUYỆN ĐỨC LINH
TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
****************

LA THỊ VÂN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY HỒ TIÊU TẠI
XÃ ĐÔNG HÀ - HUYỆN ĐỨC LINH
TỈNH BÌNH THUẬN
Ngành : Kinh Doanh Nông nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: T.S THÁI ANH HÒA



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2013


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY HỒ TIÊU TẠI XÃ ĐÔNG HÀ - HUYỆN ĐỨC
LINH - TỈNH BÌNH THUẬN” do LA THỊ VÂN, sinh viên khóa 36, ngành KINH
DOANH NÔNG NGHIỆP, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TS. THÁI ANH HÒA
Người hướng dẫn

Ngày

Tháng

Năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng


năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Đề tài tốt nghiệp này được hoàn thành không chỉ là công sức của cá nhân tôi mà
còn là công sức của những người đã dạy dỗ, nuôi nấng, động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập. Những người đã cho tôi những hành trang quý giá để bước vào
cuộc sống. Nay tôi xin ghi lời cảm ơn chân thành đến những người mà tôi luôn ghi
nhớ:
Cảm ơn ba mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng con, để được bước vào cánh cửa đại
học là biết bao mồ hôi và công sức mà ba mẹ đã vất vả chăm lo cho con.
Cảm ơn tất cả các thầy cô giáo Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh,
đặc biệt là các thầy cô bộ môn khoa kinh tế, những người đã truyền đạt kiến thức cho
tôi trong suốt 4 năm theo học tại trường.
Cảm ơn sâu sắc đến thầy Thái Anh Hòa, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
tôi trong suốt quá trình làm đề tài tốt nghiệp để tôi được hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Cảm ơn các anh, chị ở Trung Tâm Khuyến Nông, Phòng Kinh Tế Huyện Đức
Linh, UBND Xã Đông Hà, bà con nông dân các hộ trồng tiêu trong xã đã nhiệt tình
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài.
Cuối cùng cảm ơn tất cả những người bạn đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá
trình làm đề tài tốt nghiệp.
Gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả mọi người!

TP.HCM, tháng 12 năm 2013
Sinh viên

La Thị Vân


NỘI DUNG TÓM TẮT
LA THỊ VÂN. Tháng 12 năm 2013 “Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế Của Cây
Hồ Tiêu Tại Xã Đông Hà Huyện Đức Linh Tỉnh Bình Thuận”
LA THI VAN. December 2013. Agricultural Bussiness, Nong Lam University,
Ho Chi Minh City. December 2013. “Analysis of the Economic Efficiency of
Pepper Production In Dong Ha Commune - Duc Linh District - Binh Thuan
Province”
Đề tài sử dụng số liệu thu thập được từ 60 hộ điều tra thuộc xã Đông Hà trồng
Hồ tiêu và các số liệu thứ cấp từ Ủy Ban xã Đông Hà, phòng Nông nghiệp huyên Đức
Linh để phản ánh thực trạng sản xuất và tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn xã Đông Hà,
huyện Đức Linh, tỉnh Bình thuận, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp giúp nâng cao
hiệu quả kinh tế và năng suất cây Hồ tiêu nhằm tăng lợi nhuận cho người sản xuất. Các
số liệu thu thập được xử lí, phân tích dựa trên các công cụ Excel, Word, phần mềm
Eview 4.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, với mức giá 127.000 đồng/kg, vụ vừa qua năm
2012 thì lợi nhuận hàng năm từ 1000m2 Hồ tiêu của nông hộ là 29.393.231,41 đồng
tương đương  2.449.435,95 đồng/ tháng, đây là mức thu nhập khá ổn định, với khoản
thu nhập này thì nhu cầu sống cơ bản của người dân cũng được thỏa mãn một cách
tương đối.
Đề tài đi sâu nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây Hồ tiêu thông qua
hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas và xác định được 7 yếu tố quan trọng tác động đến
năng suất cây Hồ tiêu đó là: phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc, số
năm kinh nghiệm trồng tiêu, tuổi vườn cây, tham gia khuyến nông và vay vốn.
Trong quá trình sản xuất và tiêu thụ cây Hồ tiêu trên địa bàn xã vẫn còn tồn tại
một số khó khăn và hạn chế như: sâu bệnh hại, giá cả bấp bênh… Để khắc phục những
khó khăn trên đề tài đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng suất
và hiệu quả kinh tế cho nông hộ trồng cây Hồ tiêu.



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. x
DANH MỤC PHỤ LỤC ...............................................................................................xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.4. Cấu trúc khoá luận ............................................................................................... 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ........................................................................................ 5
2.1. Tổng quan về tài liệu có liên quan ....................................................................... 5
2.2. Tổng quan về cây hồ tiêu ..................................................................................... 6
2.2.1. Nguồn gốc và phân loại cây hồ tiêu .............................................................. 6
2.2.2. Đặc điểm cây hồ tiêu ..................................................................................... 6
2.2.3. Giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng của hồ tiêu ......................................... 7
2.2.4. Tổng quan về tình hình sản xuất và thị trường hồ tiêu ................................. 9
2.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 11
2.3.1. Vị trí địa lý và địa hình ............................................................................... 11
2.3.2. Khí hậu ........................................................................................................ 12
2.3.3. Thuỷ văn...................................................................................................... 13
2.3.4. Các nguồn tài nguyên .................................................................................. 13
2.3.5. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ............... 15
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 16
3.1. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................... 16

3.1.1. Một số vấn đề về nông thôn ........................................................................ 16
3.1.2. Một số khái niệm về kinh tế ........................................................................ 16
3.1.3.Vai trò của kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp ...................................... 17
v


3.2. Cơ sở lí luận ....................................................................................................... 17
3.2.1. Cơ sở lí luận về kết quả sản xuất ................................................................ 17
3.2.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế ................................................................ 18
3.2.3. Khái niệm hàm sản xuất .............................................................................. 19
3.2.4. Các chỉ tiêu thẩm định dự án....................................................................... 20
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 20
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 20
3.3.2 Phương pháp thống kê mô tả........................................................................ 21
3.3.3. Phương pháp xử lí số liệu ........................................................................... 21
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 24
4.1. Tình hình sản xuất Hồ tiêu trên địa bàn xã Đông Hà ........................................ 24
4.2. Đặc điểm của mẫu điều tra ................................................................................ 26
4.2.1. Tuổi của nông hộ.........................................................................................26
4.2.3. Kinh nghiệm của nông hộ ........................................................................... 27
4.2.4. Trình độ học vấn của nông hộ ..................................................................... 28
4.2.5. Quy mô canh tác của nông hộ ..................................................................... 28
4.2.6. Khuyến nông ............................................................................................... 29
4.2.7. Tình hình vay vốn ....................................................................................... 30
4.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của 1000m2 hồ tiêu trên địa bàn xã. ....... 30
4.3.1. Chi phí xây dựng cơ bản .............................................................................31
4.3.2. Chi phí cho các năm kinh doanh ................................................................. 33
4.3.3. Kết quả và hiệu quả cho 1000m2 của nông hộ trong xã. ............................ 35
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trồng cây hồ tiêu của nông hộ. ............... 40
4.4.1. Kết quả ước lượng của mô hình sản xuất cây Hồ tiêu ................................ 40

4.4.2. Kiểm định mô hình ..................................................................................... 41
4.4.3. Kiểm tra sự vi phạm các giả thiết của mô hình ........................................... 42
4.4.4. Giải thích ý nghĩa kết quả mô hình hồi quy ................................................ 43
4.4.5. Kiểm định mức tối ưu các yếu tố đầu vào .................................................. 46
4.5. Hệ thống kênh phân phối tiêu của địa phương .................................................. 47
4.6. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ Hồ
tiêu của nông hộ ........................................................................................................ 49
vi


4.7. Đề xuất một số giải pháp khắc phục những khó khăn nhằm nâng cao năng suất
và hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng cây hồ tiêu ................................................... 51
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 53
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 53
5.2. Kiến nghị............................................................................................................ 54
5.2.1. Đối với nông hộ trồng tiêu .......................................................................... 54
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 56 
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CP


Chi phí

IPC

Cộng đồng Hồ tiêu Thế giới (International Pepper
Community)

LN

Lợi nhuận

MMTB

Máy móc thiết bị

TN

Thu nhập

UBND

Ủy ban nhân dân

VPA

Hiệp Hội Hồ tiêu Việt Nam ( Vietnam Pepper
Association)

XDCB


Xây dựng cơ bản

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ Cấu Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Xã Đông Hà ....................................... 14 
Bảng 3.1. Dấu Kì Vọng của Các Biến Độc Lập ........................................................... 22 
Bảng 4.1. Diện Tích, Sản Lượng Hồ Tiêu Trên Địa Bàn Xã Đông Hà Giai Đoạn 20082012. ............................................................................................................................. 24 
Bảng 4.2. Trình Độ Học Vấn của Nông Hộ ................................................................. 28 
Bảng 4.3. Quy Mô Canh Tác của Nông Hộ ................................................................. 28 
Bảng 4.4. Tình Hình Vay Vốn của Nông Hộ ............................................................... 30 
Bảng 4.5. Chi Phí Năm Đầu Kiến Thiết XDCB Cho 1000m2 Hồ Tiêu....................... 31 
Bảng 4.6. Chi Phí Chăm Sóc Hằng Năm Thời Kì XDCB của 1000m2 Hồ Tiêu ......... 32 
Bảng 4.7. Tổng Hợp Chi Phí Thời Kì XDCB Cho 1000m2 Hồ Tiêu .......................... 33 
Bảng 4.8. Chi Phí Lao Động Thời Kì Kinh Doanh Cho 1000m2 Hồ Tiêu .................. 34 
Bảng 4.9. Chi Phí Vật Chất Thời Kì Kinh Doanh Cho 1000m2 Hồ Tiêu .................... 34 
Bảng 4.10. Kết Quả Và Hiệu Quả Cho 1000m2 Hồ Tiêu ........................................... 36 
Bảng 4.11. Phân Tích Độ Nhạy Một Chiều LN, TN, Tỉ Suất LN/CP Và TN/CP Theo
Giá Bán ......................................................................................................................... 37 
Bảng 4.12. Độ Nhạy Của Thu Nhập Khi Giá Bán Và Năng Suất Thay Đổi ............... 37 
Bảng 4.13. Bảng Chiết Tính NPV Cho 1000m2 Cây Hồ Tiêu. ................................... 39 
Bảng 4.14. Phân Tích Độ Nhạy Một Chiều Của NPV Khi Giá Bán Thay Đổi ........... 40 
Bảng 4.15.Các Hệ Số Phương Trình Ước Lượng Năng Suất Cây Hồ Tiêu ................. 41 
Bảng 4.16. Kiểm Định White Heteroskedasticty Test ................................................. 42 
Bảng 4.17. Ma Trận Tương Quan Cặp Giữa Các Biến Độc Lập của cây Hồ tiêu ....... 42 
Bảng 4.18. R2 Của Các Mô Hình Hồi Quy Phụ............................................................ 43 

ix



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Độ Tuổi của Nông Hộ Điều Tra ................................................................... 26 
Hình 4.2. Kinh Nghiệm của Nông Hộ Điều Tra .......................................................... 27 
Hình 4.3. Tình Hình Tham Gia Khuyến Nông của Nông Hộ Điều Tra ....................... 29 
Hình 4.4. Sơ đồ kênh phân phối Hồ tiêu trên Địa bàn xã Đông Hà ............................. 48 

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
3Phụ lục 1. Bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ trồng cây Hồ tiêu 
Phụ lục 2. Kết xuất mô hình hồi quy gốc 
Phụ lục 3. Kiểm định mô hình 
Phụ lục 4: Một số hình ảnh về địa bàn nghiên cứu 
 

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cho đến nay, không ai trong giới kinh doanh gia vị và nông sản trên khắp thế
giới không biết đến Hồ tiêu Việt Nam. Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam như là một
nhà sản xuất và xuất khẩu số 1 thế giới và là một ngành hàng uy tín và chất lượng.
Hơn thế nữa, Hồ tiêu Việt Nam còn là một thị trường đầy tiềm năng và triển vọng.

Hồ tiêu là một loài cây leo có hoa thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), trồng chủ yếu
để lấy quả và hạt, thường dùng làm gia vị dưới dạng khô hoặc tươi.Được khai sinh từ
thế kỷ XVII như là một loại cây công nghiệp lâu năm của nông nghiệp Việt Nam, Hồ
tiêu Việt Nam đã vươn mình thành một người khổng lồ không những của nông nghiệp
Việt Nam mà của cả thế giới. Giá tiêu nội địa bình quân năm 2009 là 30.000 đồng/kg
nhưng đến năm 2012 đã tăng vọt lên 130.000 đồng/kg. Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn), diện tích hồ tiêu liên tục gia tăng rất mạnh: năm 1995
tổng diện tích trồng tiêu cả nước chỉ 7.000 ha, thì năm 2012 đã vọt lên 57.500 ha. Từ 5
tháng đầu năm 2013 xuất khẩu hạt tiêu đạt 455,7 triệu USD, đạt mức tăng trưởng
12,28% so với 5 tháng đầu năm ngoái. Trong 10 năm gần đây, Việt Nam luôn giữ vị trí
số 1 thế giới về xuất khẩu hạt tiêu và 6 năm liên tiếp chi phối thị trường hạt tiêu thế
giới. Hiện hồ tiêu Việt Nam đã có mặt tại 150 quốc gia, vùng lãnh thổ như: Hoa Kỳ
chiếm 14,7% thị phần, Đức chiếm 10,1% và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất
chiếm 8,48%.
Bình Thuận là tỉnh có dãy đất bắt đầu chuyển hướng từ nam sang tây của phần
còn lại của Việt Nam trên bản đồ hình chữ S. Theo sự sắp đặt về kinh tế, hiện nay,
Bình Thuận là tỉnh thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Tỉnh Bình Thuận có 151.300 ha
đất canh tác nông nghiệp, trong đó có 2.000 ha tiêu.
1


Đông Hà là một xã thuộc huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Xã Đông Hà nằm
trong vùng lưu vực sông La Ngà. Đây là vùng ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu Đông
Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, có nền nhiệt độ thấp hơn, lượng mưa cao, đất đai khá
tốt, thực vật tự nhiên với thảm rừng xanh lá nhiệt đới lạnh ẩm và các hệ thống cây
trồng nông nghiệp phát triển phong phú. Nhìn chung nơi đây có đặc điểm điều kiện khí
hậu thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các loại
cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao. Xã Đông
Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận là một xã nghèo thuộc khu vực nông thôn, đất
đai chủ yếu để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ở khu vực này trong những năm

gần đây thời tiết thay đổi thất thường, sâu hại, dịch bệnh trên cây lúa và cây hoa màu
đã gây không ít khó khăn cho người nông dân. Trên cơ sở đó để cải thiện thu nhập từ
sản xuất nông nghiệp, cùng với việc giá tiêu đang tăng cao và ổn định trong nhiều năm
qua, người dân nơi đây đã tìm kiếm loại cây trồng cho phù hợp với đất canh tác, điều
kiện thời tiết và mang lại hiệu quả cao. Cây hồ tiêu đã được nhiều người dân nơi đây
lựa chọn.
Giống như những cây trồng khác, cây hồ tiêu cũng trải qua những giai đoạn
thăng trầm. Do đặc tính dễ trồng dễ thích nghi và mang lại hiệu quả mà bà con nơi đây
vẫn kiên trì không thay thế cây trồng khác và đang có xu hướng mở rộng diện tích do
một phần diện tích trồng cây hoa màu, điều, cao su bị hư hại, thất mùa. Trong những
năm gần đây, giá hồ tiêu ổn định và tăng cao từ năm 2009. Vụ tiêu năm 2012, nhà
vườn vô cùng phấn khởi do giá tiêu thụ cao ngất ngưởng, bình quân khoảng
130.000đ/1kg và có lúc giá cao kỷ lục từ 150.000-170.000đ/1kg, cao nhất từ trước tới
nay. Cây hồ tiêu đã giúp nhiều người dân nơi đây cải thiện được thu nhập của mình,
nhiều hộ nông dân đã trở thành triệu phú sau một vụ tiêu năm 2012.
Trên cơ sở đó tôi đã quyết định thực hiện đề tài: “Phân tích hiệu quả kinh tế của
cây hồ tiêu tại Xã Đông Hà, Huyện Đức Linh, Tỉnh Bình Thuận”, với sự cho phép của
Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, nhằm vận dụng
những kiến thức đã học được và sự hướng dẫn tận tình của Ts. Thái Anh Hòa, góp một
chút công sức để giúp bà con nông dân canh tác cây hồ tiêu có hiệu quả hơn.

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng tiêu tại xã Đông Hà, huyện Đức
Linh, tỉnh Bình Thuận.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mô tả thực trạng sản xuất cây Hồ tiêu tại xã Đông Hà, huyện Đức Linh, tỉnh

Bình Thuận.
- Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất của cây Hồ tiêu
- Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng cây Hồ tiêu trên địa bàn xã Đông
Hà.
- Đề xuất một số kiến nghị để giúp người nông dân sản xuất đạt hiệu quả hơn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian và thời gian nghiên cứu
Khoá luận được tiến hành nghiên cứu tại xã Đông Hà, huyện Đức Linh, tỉnh
Bình Thuận. Trong thời gian từ ngày 15 tháng 9 đến 28 tháng 12 năm 2013
Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu việc sản xuất, đánh giá kết quả và hiệu quả ở những nông hộ trồng
tiêu tại xã Đông Hà Huyện Đức Linh Tỉnh Bình Thuận. Ngoài ra, đề tài tiến hành so
sánh hiệu quả kinh tế của nông hộ theo qui mô, từ đó đưa ra một số kiến nghị để giúp
người nông dân sản xuất đạt hiệu quả hơn.
1.4. Cấu trúc khoá luận
Luận văn chia thành 5 chương, bao gồm:
Chương 1: Đặt vấn đề
Chương này đề cập đến lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa nghiên
cứu và phạm vi thực hiện đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Tổng quan về tài liệu tham khảo
Mô tả những đặc điểm về địa bàn nghiên cứu như: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội, vị trí địa lí, khí hậu , thủy văn, giáo dục…Giới thiệu về vị trí trồng cây hồ tiêu
cũng như thị trường tiêu thụ chính của mặt hàng này.

3


Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu một số khái niệm chung về chỉ tiêu kinh tế, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế,

phương pháp thu thập số liệu và xử lí số liệu, một số công cụ hỗ trợ trong việc thu
thập, xử lí và phân tích số liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này tiến hành với các nội dung như sau: tìm hiểu thực trạng về sản xuất
và tiêu thụ cây hồ tiêu tại xã. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cây hồ
tiêu và tiến hành thu thập, xử lí số liệu, tính toán các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả
kinh tế. Phân tích những thuận lợi, khó khăn và hạn chế của nông hộ trồng tiêu, từ đó
đưa ra một số giải pháp nhằm năng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của các nông hộ
trồng cây hồ tiêu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Từ kết quả phân tích trên đưa ra một số kết luận và kiến nghị

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu có liên quan
Để tiến hành thực hiện đề tài này, có nhiều tài liệu lên quan được tham khảo
bao gồm những đề tài tốt nghiệp các khóa trước, các bài giảng của thầy cô có liên quan
đều là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho đề tài.
Theo đề tài nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Sang (2011), phân tích hiệu quả
kinh tế và các yều tố ảnh hưởng đến năng suất của cây mãng cầu ta của nông hộ tại Thị
xã Tây Ninh. Kết quả dựa trên số liệu điều tra trực tiếp 90 hộ nông dân cho thấy: việc
trồng cây ăn quả mãng cẩu ta đem lại hiệu quả kinh tế cao, thông qua phương pháp
phân tích độ nhạy một chiều, hai chiều và phân tích mô phỏng của giá bán sản phẩm
và lãi suất cho thấy dự án trồng cây mãng cầu ta là ít rủi ro; qua phân tích hồi quy tác
giả cũng cho thấy năng suất của cây mãng cẩu chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố
như lao động,phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tuổi vừơn cây. Bên cạnh đó tác giả

cũng đưa ra một số giải pháp, kiến nghị giúp nâng cao năng suất của cây mãng cầu.
Theo đề tài nghiên cứu của Phạm Thị Toàn Lanh (2011), đề tài đã điều tra 42
hộ trồng tiêu tại xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước. Đề tài đã sử dụng
các phương pháp hồi quy để cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của cây hồ
tiêu. Bên cạnh đó cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất cho các hộ
trồng tiêu tại xã Hưng Phước.
Ngoài ra tài liệu phục vụ cho nghiên cứu còn là những Bài giảng về môn Quản
trị kinh doanh nông nghiệp (Thái Anh Hòa, Khoa Kinh Tế, Trường Đại học Nông Lâm
TP. HCM), môn Dự án đầu tư (Võ Phước Hậu, Khoa Kinh Tế, Trường Đại học Nông
Lâm TP.HCM), môn Kinh tế lượng căn bản (Trần Đức Luân, Khoa Kinh Tế, Trường
Đại học Nông Lâm TP.HCM) … phục vụ cho các tính toán chỉ tiêu hiệu quả kinh tế.
5


Những số liệu có được trong quá trình điều tra trực tiếp từ các hộ nông dân và được
cung cấp từ các phòng ban của xã Đông Hà, Huyện Đức Linh, Tỉnh Bình Thuận và
qua mạng Internet.
2.2. Tổng quan về cây hồ tiêu
2.2.1. Nguồn gốc và phân loại cây hồ tiêu
a. Nguồn gốc
Hồ tiêu còn gọi là cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, bạch cổ nguyệt; có tên khoa học
là: Piper nigrum, tên tiếng anh là: Pepper; là một loài cây leo có hoa thuộc họ Hồ
tiêu (Piperaceae), bộ Piperalesr; trồng chủ yếu để lấy quả và hạt, thường dùng làm gia
vị dưới dạng khô hoặc tươi. Hồ tiêu được trồng nhiều ở nước ta, nhất là các tỉnh phía
Nam như: Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Gia Lai,… Theo Hiệp Hội Hồ
Tiêu Việt Nam (VPA) thì cây hồ tiêu có nguồn gốc ở vùng Tây Nam Ấn Độ, do xuất
xứ từ vùng nhiệt đới ẩm nên cây Hồ tiêu chủ yếu được trồng tại các nước vùng xích
đạo. Hiện nay trên thế gới có khoảng 70 nước trồng tiêu, với diện tích khoảng 570.000
ha, trong đó có 7 nước sản xuất chính gồm Ấn Độ khoảng 230.000 ha, Indonesia
170.000 ha, Việt Nam 50.000 ha, Brazil 45.000 ha, Sri Lanka 32.000 ha, Trung Quốc

18.000 ha và Malaysia 13.000 ha, các nước trên chiếm tới 98% diện tích toàn cầu.
b. Phân loại
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều giống tiêu đang trồng phổ biến như:
- Giống tiêu Vĩnh Linh: có nguồn gốc từ Quảng Trị.
- Giống tiêu Lada: Có nguồn gốc từ Indonesia.
- Giống tiêu Sẻ: Tiêu sẻ Lộc Ninh, Sẻ đất đỏ Bà Rịa, Sẻ mỡ Đăk Lăk.
- Giống tiêu Ấn Độ: Có nguồn gốc từ Ấn Độ.
- Giống tiêu Phú Quốc: Có nguồn gốc từ Campuchia
- Giống tiêu Trâu: Giống địa phương trong nước
Trong đó có 2 giống tiêu được khuyến khích trồng là Vĩnh Linh và Ấn Độ vì
chúng có sự sinh trưởng mạnh, chống chịu sâu bệnh tốt và năng suất cao.
2.2.2. Đặc điểm cây hồ tiêu
a. Thân, cành, lá
Hồ tiêu thuộc loại thân thảo mềm dẻo được phân thành nhiều đốt, tại mỗi đốt
có 1 lá đơn. Lá có cuống, phiến lá hình trái tim, mọc cách.
6


Dây thân: thường phát sinh từ mầm nách trên các cây tiêu nhỏ hơn tuổi. Đặc
điểm của dây thân là góc độ phân cành nhỏ, dưới 450, cành mọc tương đối thẳng. Dây
thân sinh trưởng khỏe, lóng ngắn, các đốt có nhiều rễ bám, thường được dùng để giâm
cành nhân giống.
Dây lươn: phát sinh từ mầm nách của các đốt gần sát gốc của cây tiêu. Đặc
trưng của dây lươn là bò sát đất và các lóng rất dài. Dây lươn cũng được dùng để nhân
giống bằng giâm cành hoặc chiết.
Cành quả: là cành mang trái, phát sinh từ các mầm nách trên dây thân chính của
cây tiêu. Mỗi nách lá chỉ có 1 mầm ngủ có khả năng phát triển thành cành quả. Đặc
trưng của cành quả là góc độ phân cành lớn, mọc ngang, độ dài của cành thường ngắn,
< 1m, cành khúc khuỷu và lóng rất ngắn.
b. Hệ thống rễ

Hệ thống rễ dưới mặt đất phát triển từ các đốt của hom tiêu và từ vết cắt tận
cùng để hình thành nên bộ rễ cây tiêu. Thường có từ 3-6 rễ cái và các chùm rễ phụ.
Ngoài ra trên các đốt của dây tiêu phần khí sinh cũng phát sinh rất nhiều rễ nhỏ bám
chặt vào trụ tiêu giúp dây tiêu vươn lên.
c. Hoa, quả
Hoa hồ tiêu ra không tập trung mà ra thành nhiều lứa. Vào mùa mưa, khi mưa
đã đều, cùng với sự ra lá non là mùa hồ tiêu trổ hoa. Các búp non có chứa lá non, chồi
non và mầm hoa (gié hoa) ở đốt thân bắt đầu nhú lên. Hoa tự của hồ tiêu hình gié, treo
lủng lẳng, dài 7 - 12cm tùy giống và tùy điều kiện chăm sóc. Trên hoa tự có bình quân
20 - 60 hoa xếp thành hình xoắn ốc, hoa lưỡng tính hay đơn tính. Quả hồ tiêu thuộc
loại quả hạch, không có cuống, mang 1 hạt hình cầu.
2.2.3. Giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng của hồ tiêu
a. Giá trị dinh dưỡng
Giàu dinh dưỡng: Theo phân tích của Quỹ Thế giới thực phẩm lành mạnh (Mỹ),
hạt tiêu giàu vi khoáng chất và lượng chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, lại không có
cholesterol. Cứ 2 muỗng cà phê hạt tiêu (khoảng 4,28g) sẽ cung cấp khoảng 10,88
calorie, 0,24mg mangan, 6,88mcg vitamin K, 1,24mg sắt, 1,12g chất xơ, 0,88mg
vitamin C, 18,64mg cancel... Chính vì thế, hạt tiêu là loại gia vị giàu giá trị dinh dưỡng

7


Hồ tiêu cũng rất giàu vitamin C, thậm chí còn nhiều hơn cả cà chua. Một nửa
cốc hồ tiêu xanh, vàng hay đỏ sẽ cung cấp tới hơn 230% nhu cầu canxi 1 ngày/1
người. Trong tiêu có 1,2-2% tinh dầu, 5-9% piperin và 2,2-6% chanvixin. Piperin và
chanvixin là 2 loại ankaloit có vị cay hắc làm cho tiêu có vị cay. Trong tiêu còn có 8%
chất béo, 36% tinh bột và 4% tro.
b. Giá trị sử dụng
Thường dùng hạt tiêu đã rang chín, thơm cay làm gia vị. Tiêu thơm, cay nồng
và kích thích tiêu hoá, có tác dụng chữa một số bệnh. Hạt tiêu cũng rất giàu chất chống

oxy hóa, chẳng hạn như beta carotene, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa sự
hủy hoại các tế bào, gây ra các căn bệnh ung thư và tim mạch.
Làm đẹp: Hạt tiêu có chất chống oxy hóa vì thế chúng có tác dụng làm chậm sự
lão hóa. Đặc biệt nó có tác dụng kiềm chế tác hại của một chế độ ăn nhiều chất béo
bão hòa. Vì vậy hạt tiêu cũng là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn kiêng
giảm cân của nhiều người.
Phòng chống ung thư: Theo nghiên cứu của Trường đại học Michigan (Mỹ), hạt
tiêu có chất piperine có tác dụng ức chế một số cytokine do tế bào ung thư tiết ra. Vì
thế chúng được đánh giá là thực phẩm có khả năng giảm thiểu một phần rủi ro ung thư.
Đồng thời chiết xuất piperrine được đánh giá là hoạt chất thảo mộc có thể hỗ trợ quá
trình điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Tại Mỹ, công cuộc khám phá các loại thảo mộc
nhằm thay thế các loại thuốc và phương pháp điều trị ung thư đang đưa hạt tiêu vào
danh sách đầu bảng trong quá trình điều tra
Kích thích tiêu hóa: Ngoài tác dụng kích thích vị giác, khứu giác, hạt tiêu có
khả năng tăng cường chức năng cho hệ tiêu hóa. Đó là vì tiêu có khả năng tăng kích
thích dạ dày tiết ra acid hydrochloric, làm giảm khí đường ruột giúp hạn chế tình trạng
đầy hơi, trướng bụng, ợ hơi. Đồng thời nó còn có tác dụng kiềm chế sự phát triển của
vi khuẩn trong đường ruột, tránh tình trạng táo bón. Bởi vậy trong dân gian, hạt tiêu
được dùng làm vị thuốc để tránh đầy bụng, lạnh bụng.

8


2.2.4. Tổng quan về tình hình sản xuất và thị trường hồ tiêu
a. Thế giới
Theo thông tin của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) và Hiệp hội Hồ tiêu Thế
giới (IPC), trong tháng 5/2012 chỉ số giá hồ tiêu tăng 4.89 điểm cho tiêu đen và 4.50
điểm cho tiêu trắng. Giá tiêu đen tổng hợp tăng 2.1% khoảng 6,844 USD/tấn từ 6,703
USD/ tấn vào tháng 4/ 2012, trong khi đó tiêu trắng tăng 2% từ 9,459 USD/tấn vào
tháng 4/ 2012 lên 9,651 USD/tấn vào tháng 5/ 2012 . Tỷ lệ tăng của chỉ số giá tổng

hợp chủ yếu là do việc giá tăng diễn ra ở Việt Nam, nhà cung cấp lớn nhất. Mặc dù giá
ở các nước trồng khác giảm, giá tăng ở Việt Nam đã đẩy các chỉ số giá tăng vào tháng
5/ 2012 cho cả tiêu đen và tiêu trắng.
Theo thông tin từ IPC, tổng xuất khẩu hạt tiêu từ các nước sản xuất vào năm
2012 (không bao gồm các nguyên liệu thô được sử dụng để sản xuất dầu hạt tiêu và
oleoresin xuất khẩu) là 269.600 tấn với trị giá 1,83 tỷ USD so với 251.000 tấn, trị giá
1,53 tỷ USD của năm 2011.Trong đó, Việt Nam chiếm phần lớn với 792 triệu USD,
tức khoảng 43% tổng thu nhập toàn cầu trong năm 2012, tiếp theo là Indonesia, Brazil
và Ấn Độ. IPC cũng dự báo sản lượng hồ tiêu trong 2013 có thể sẽ giảm 10.00015.000 tấn so với năm 2012. Bằng chứng là đầu năm 2013 xu hướng giá tăng do nhu
cầu tăng. Mặc dù thu hoạch ở Ấn Độ đã bắt đầu nhưng giá không giảm do người mua
có khả năng chuyển sang Việt Nam, khi mùa thu hoạch tại Việt Nam đang đến
gần.Trong tháng 1 giá tiêu đen đã tăng từ 118.000 đồng (5,68 USD) mỗi kg hồi đầu
tháng lên 121.500 đồng (5,82 USD) một kg hồi cuối tháng. Giá tiêu trắng cũng tăng từ
174.500 lên 181.000 đồng (8,67 USD) một kg lên. Giá xuất khẩu FOB cũng tăng từ
6.350 USD/MT cho tiêu đen đóng gói 550g và 8.700 USD/MT cho tiêu trắng đóng gói
560g tăng lên tương ứng 6.650 USD/MT
b. Trong nước
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), diện tích hồ
tiêu liên tục gia tăng từng năm: năm 1995 tổng diện tích trồng tiêu cả nước chỉ 7.000
ha, thì 2010 đã lên tới 50.000 ha, năm 2011 đạt 55.400 ha và năm 2012 vọt lên 57.500
ha. Trong khi quy hoạch tiêu cả nước chỉ dừng lại ở 50 nghìn ha. Vì trồng tiêu đang
thu siêu lợi nhuận đã khiến nông dân ở nhiều nơi bất chấp những khuyến cáo để mở

9


rộng diện tích trồng tiêu. Quan ngại hơn là giống tiêu không rõ nguồn gốc có thể dẫn
đến việc lây lan dịch bệnh.
Hồ tiêu chỉ chiếm 2,5% diện tích trong tổng số gần 2 triệu ha của 5 loại cây
công nghiệp ở nước ta, nhưng chiếm trên 8% giá trị xuất khẩu. Giá trị kinh tế của tiêu

hiện đạt khoảng 6.800 USD/ha/năm, cao gấp 4 lần cao su; gấp 8 lần hạt điều; gấp 2,6
lần cà phê; gấp 6 lần chè. Mỗi ha trồng tiêu có thể lãi 200-250 triệu đồng/năm. Năm
2011 nước ta thu hoạch được 125 nghìn tấn hạt tiêu, nhưng năm 2012 sản lượng chỉ
còn 115 nghìn tấn. Hiện ngành tiêu đang nảy sinh nghịch lý là diện tích tăng song sản
lượng thu hoạch lại giảm.
Khảo sát mới đây của Cục Trồng trọt, năng suất bình quân hồ tiêu giảm xuống
chỉ còn 2,4 tấn/ha so với năm 2010 đạt 3-3,5 tấn/ha. Đồng Nai là tỉnh có diện tích
trồng thêm nhiều nhất, tăng khoảng 1.000 ha so với năm 2011 nhưng năng suất giảm
từ 20,1 tạ/ha năm2011 xuống còn 14,6 tạ/ha trong năm 2012. Tại Bà Rịa-Vũng Tàu,
năng suất trung bình cũng giảm 1,4 tạ/ha, chỉ còn 17,2 tạ/ha. Trong 6 tỉnh trồng hồ tiêu
chủ lực của Việt Nam là Gia Lai, Đăk Nông, Đăk Lăk, Bình Phước, Đồng Nai, Bà RịaVũng Tàu, chỉ có Bình Phước có năng suất hồ tiêu tăng từ 28,5 tạ/ha lên 30,7 tạ/ha.
Bước vào năm 2013, thị trường hồ tiêu thế giới lại chứng kiến những phiên giao
dịch với giá cả tăng mạnh, do nhu cầu tiêu dùng đang tăng. Theo Cộng đồng hồ tiêu
quốc tế (IPC), dự kiến sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2013 đạt 319.000 tấn, giảm
mạnh so với sản lượng 327.000 tấn của năm 2012. Đó là động lực khiến giá hạt tiêu sẽ
tiếp tục tăng.
Tại Việt Nam, các vùng trồng tiêu chính ở Đông Nam Bộ đã bước vào thu
hoạch vụ mới, nhất là những vùng trồng giống tiêu chín sớm gốc Ấn Độ, trong khi giá
tiêu nội địa đang ở mức cao nhất đầu vụ kể từ trước đến nay. Những diện tích còn lại
trồng các giống tiêu khác và ở Tây Nguyên sẽ thu hoạch đại trà từ giữa tháng
1/2013. Theo nhiều nhà vườn ở Đông Nam Bộ, giống tiêu chín sớm có gốc Ấn Độ,
chiếm khoảng 15-20% diện tích.
Theo VPA, dự báo sản lượng tiêu thu hoạch của Việt Nam năm 2013 sẽ chỉ đạt
100.000 tấn so với mức 115.000 tấn của năm 2011. Dù đạt tốc độ tăng trưởng kim
ngạch nhanh, nhưng kim ngạch tiêu vẫn còn khiêm tốn so với cà phê, cao su, gạo, kể
cả nhân điều. Để ngành tiêu phát triển bền vững và đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD
10


trong những năm tới, VPA cho rằng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần rà

soát lại quy hoạch, đề ra chỉ tiêu phát triển cây hồ tiêu trong 5-10 năm tới.
c. Xuất khẩu
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng tiêu xuất khẩu năm
2012 đạt 118 ngàn tấn với kim ngạch 802 triệu USD, giảm 4,3% về lượng nhưng tăng
9,6% về giá trị so với năm 2011. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 11 tháng đạt 6.792
USD/tấn, tăng 15,8% so với năm trước. Các thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất của
Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ chiếm 14,7% thị phần, Đức chiếm 10,1% và Các Tiểu vương
quốc Ả Rập Thống Nhất chiếm 8,48%.
Tuy mới tham gia xuất khẩu nhưng Việt Nam đã nhiều năm giữ vững ngôi vị số
một thế giới, chiếm trên 50% sản lượng giao dịch hồ tiêu trên thị trường thế giới. Đến
nay, tiêu Việt đã chiếm thị phần tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu hạt
tiêu sang hầu hết các thị trường đều tăng trưởng dương, trong đó tăng mạnh nhất là
Singapore tăng 105,68%, Kuwait tăng 78,67%, Canada tăng 76,9%, Australia tăng
71,5%, Italia tăng 67,17%...
Sản xuất hồ tiêu cả năm 2013 có thể sẽ giảm 10.000-15.000 tấn so với năm
2012. Đầu tháng 2013 xu hướng giá tăng do nhu cầu tăng. Mặc dù thu hoạch ở Ấn Độ
đã bắt đầu nhưng giá không giảm do người mua có khả năng chuyển sang Việt Nam,
khi mùa thu hoạch tại Việt Nam đang đến gần.
Trong tháng 1 giá tiêu đen đã tăng từ 118.000 đồng (5,68 USD) mỗi kg hồi đầu
tháng lên 121.500 đồng (5,82 USD) một kg hồi cuối tháng. Giá tiêu trắng cũng tăng từ
174.500 lên 181.000 đồng (8,67 USD) một kg lên. Giá xuất khẩu FOB cũng tăng từ
6.350 USD/MT cho tiêu đen đóng gói 550g và 8.700 USD/MT MT cho tiêu trắng
đóng gói 560g tăng lên tương ứng 6.650 USD/MT, 8.850 USD/MT
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
2.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.3.1. Vị trí địa lý và địa hình
Đông Hà là một xã trung du nằm về phía Tây Nam của Huyện Đức Linh, có
diện tích đất tự nhiên là 3.617 ha, cách trung tâm huyện 25 km, cách Thành phố Phan
Thiết 102 km, gồm có 4 thôn: Thôn 2A, Thôn 2B, Thôn Đông Tân và Thôn Nam Hà.
Tổng dân số trong xã năm 2012 là 8.772 người.

11


Ranh giới hành chính: phía bắc giáp xã Trà Tân, phía đông giáp xã Tân Hữu,
huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai; phía tây giáp huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai; phía
nam giáp xã Suối Cao, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Xã nằm ở phía Nam sông La Ngà, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc từ 1 –
30, nghiên dần từ phía Đông xuống phía Tây. Độ cao trung bình từ 100m, cao nhất là
125m và thấp nhất là 80m.
2.3.2. Khí hậu
Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, do Xã nằm ở phiá
Nam sông La Ngà nên chịu ảnh hưởng nhiều của vùng khí hậu Đông Nam Bộ, điển
hình phân ra 2 mùa khô và mưa rõ rệt:
Mùa khô:
Kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10 hàng năm, không có mùa Đông khắc nghiệt. Mùa khô có gió mùa Đông Bắc
mang đặc tính chủ yếu của vành đai tín phong và không khí nhiệt đới ít hơi ẩm, nóng
và hầu như không mưa.
Mùa mưa:
Có gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi ẩm từ vùng Ấn Độ Dương, thuộc không
khí xích đạo và nhiệt đới có đặc tính nóng ẩm
Hàng năm có 2 mùa gió chính, gió mùa đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau, gió mùa tây Nam thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 11. Vận tốc gió lớn nhất từ 18–
27 m/s mang theo hơi nước gây mưa rào.
Lượng mưa trung bình giao động hàng năm khoảng từ 1.800 mm đến 2.800mm
nhưng phân bổ không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10
chiếm tới 90% tổng lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại mưa rất ít và có tới 2 3 tháng là không mưa (tháng 1,2).
Ngoài ra, vào các tháng mùa mưa thường có dông kèm theo sấm và sét, bão ít
xuất hiện. Các tháng mùa khô không có sương muối, sương mù nên không ảnh hưởng
đến sản xuất nông nghiệp.

Nền nhiệt độ
- Nhiệt độ bình quân cả năm: 26,03o C.
- Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 24,65o C vào các tháng 12 và 01.
12


- Nhiệt độ cao tuyệt đối: 28,42o C vào các tháng 4 và 5.
- Tổng tích ôn trong năm: 9.100o C/ 9.800o C.
- Biên độ tuyệt đối 3,77o C.
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm của xã là 2.643,91 giờ, như vậy trung
bình mỗi ngày có 7,2 giờ nắng. Tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 3 (293,56
giờ) và tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng 8 (140,43 giờ).
Độ ẩm không khí trung bình trong năm của xã là 81,83% thấp nhất là tháng 2
(71%) và cao nhất là tháng 8,9 (91%).
Lượng bốc hơi trung bình cả năm là 1.255mm, dao động từ 1.200m- 1.300 m,
cao nhất là tháng 3 (130mm) và thấp nhất là tháng 8 (88mm).
2.3.3. Thuỷ văn
Sông La Ngà là con sông chính chảy qua xã cung cấp nước tưới cho sản xuất
nông nghiệp của xã, lưu lượng trung bình về mùa mưa là 62,5- 190m3 /s, lưu lượng
mùa kiệt là 7,37 m3/s, đoạn chảy qua huyện dài 70 km và chảy qua xã dài khoảng
2 km.
Ngoài ra còn hệ thống sông suối, ao, bàu tự nhiên trên địa bàn xã. Xã cũng đã
xây dựng và cho đi vào hoạt động hệ thống đập thủy lợi từ năm 2011. Nguồn nước
ngầm ở trung bình độ sâu khoảng 5m chất lượng nước tương đối tốt, là nguồn nước
chính đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong xã.
2.3.4. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Đất đai được hình thành chủ yếu trên trầm tích phù sa cổ, đá Gra nít tạo ra phần
lớn đất xám bạc màu, thành phần cơ giới nhẹ, lẫn nhiều cát.
Qua bảng 2.1 dưới đây ta thấy diện tích đất của xã chủ yếu là đất

nông nghiệp với điện tích là 3.241,53 ha chiếm 89,62%, phân bố đều trong
các thôn. Trong đó đất cho sản xuất nông nghiệp chiếm 78,41%, đất nuôi
trồng thủy sản chiếm 9,83%, dất nông nghiệp khác chiếm 1,38%. Với diện
tích đất nông nghiệp lớn như vậy thì đó là một lợi thế để người dân phát
triển việc sản xuất và thành lập các vườn cây trái rộng lớn. Đặc biệt là các
vườn cây công nghiệp dài ngày như tiêu , điều, cà phê, ca cao… và trồng

13


×