Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI TỪ TRỒNG LÚA SANG TRỒNG THANH LONG TẠI XÃ HỒNG THÁI HUYỆN BẮC BÌNH TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.55 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI TỪ TRỒNG
LÚA SANG TRỒNG THANH LONG TẠI XÃ HỒNG THÁI
HUYỆN BẮC BÌNH TỈNH BÌNH THUẬN

LÊ MINH THẢO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012
 
 


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá hiệu quả kinh tế
chuyển đổi từ trồng Lúa sang Thanh long tại xã Hồng Thái huyện Bắc Bình tỉnh Bình
Thuận”, do Lê Minh Thảo, sinh viên khóa 35, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày ___________________.

TS. Trần Độc Lập
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng



năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

năm

Ngày tháng năm
 

 


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết tôi xin chân thành gởi lòng biết
ơn sâu sắc nhất đến ba, mẹ cùng các anh chị trong gia đình, những người đã nuôi dạy tôi,
là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tôi, giúp tôi thực hiện được ước mơ của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, các thầy, cô giảng dạy,
nhất là quý thầy, cô trong khoa kinh tế đã tận tình dạy bảo, hết lòng truyền đạt kiến thức
và kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt là thầy Trần Độc Lập đã tận tình chỉ dạy và hướng dẫn tôi hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này. Xin gởi những lời chúc tốt đẹp nhất đến Thầy và gia đình.
Bên cạnh đó, trong quá trình điều tra và thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu cô
chú, anh chị ở ủy ban nhân dân xã Hồng Thái đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá

trình thực tập khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cuối cùng xin cảm ơn những người bạn đã đồng hành , động viên giúp đỡ tôi trong
suốt chặng đường dài đã qua. Đặc biệt là các bạn sinh viên lớp DH09KT, chúc các bạn
sớm thực hiện được ước mơ của mình.
Em xin kính chúc toàn thể quý thầy cô Khoa Kinh Tế đạt được nhiều thành trên
công sự nghiệp giảng dạy của mình.

Xin chân thành cám ơn!
Sinh viên: Lê Minh Thảo

viii 
 


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ MINH THẢO, Tháng 12 năm 2012.“Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Chuyển
Đổi Từ Trồng Lúa Sang Trồng Thanh Long Tại Xã Hồng Thái Huyện Bắc Bình
Tỉnh Bình Thuận”.
LE MINH THAO, December, 2012. “Evaluating the Economic efficiency of
replacing from rice crops to Dragon fruits in Hong ThaiCommune, Bac Binh District,
Binh Thuan Province”
Đề tài là kết quả của quá trình phân tích số liệu sơ cấp từ điều tra 70 hộ. Trong đó,
25 hộ trồng Lúa, 25 hộ chuyển đổi từ trồng Lúa sang Thanh long và 10 hộ vừa trồng Lúa
vừa trồng Thanh long trên địa bàn xã Hồng Thái. Số liệu thứ cấp được thu thập tại các
phòng ban, sách, internet và quá trình quan sát thực tế. Đồng thời, đề tài cũng tham khảo
một số quyết định của Xã về quy hoạch diện tích trồng Lúa và Thanh long.
Kết quả nghiên cứu đã mô tả được tình hình sử dụng đất nông nghiệp, cũng như
hiện trạng sản xuất Lúa và Thanh long của xã Hồng Thái trong năm 2011. So sánh hiệu
quả kinh tế 1000m2Lúa (3 vụ) và 1000m2Thanh longcho thấy lợi nhuận trung bình thu
được của sản xuất Lúa và Thanh long lần lượt là 4.686.000 đồng và 36.191.000 đồng.

Mô hình Thanh long hiệu quả hơn mô hình trồng Lúa được thể hiện ở chỉ tiêu NPV
Thanh long (1.470.803.878.000 đồng) lớn hơn NPV Lúa (262.525.399.000 đồng) xét
tương đồng cho cả 2 chu kỳ sản xuất Lúa và Thanh long với giả định năng suất cận biên
của cá yếu tố đầu vào và giá của sản phẩm là không đổi qua các năm.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chi phí cơ hội của việc sản xuất 17.600 tấn Lúa là
38.032tấn Thanh long và nếu muốn có 1,8 đồng lợi nhuận ròng từ Lúa thì phải mất đi 10
đồng lợi nhuận ròng từ Thanh long.Kết quả đề tài cũng chỉ ra được những thuận lợi, khó
khăn, cũng như nguyện vọng của những hộ sản xuất Lúa. Từ đó rút ra những giải pháp
khắc phục nhằm cải thiện mức sống và giảm tỷ lệ nghèo đói ở địa phương.
ix 
 


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... xiii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................xiv
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................................xvi
DANH MỤC PHỤ LỤC ..................................................................................................xvii
CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3

1.2.1.


Mục tiêu chung ................................................................................................. 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 3

1.3.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 3

1.3.2.

Địa bàn nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.3.3.

Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.4.

Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 4

CHƯƠNG 2TỔNG QUAN
2.1.

Tổng quan về xã Hồng Thái.................................................................................... 5


2.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 5

2.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................... 8

2.2.

Hiện trạng sử dụng các loại đất............................................................................. 10

2.3.

Đánh giá chung về tổng quan................................................................................ 12

2.3.1.

Thuận lợi ........................................................................................................ 12

2.3.2.

Khó khăn ........................................................................................................ 12

CHƯƠNG 3CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 13


3.1.1.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng .......................................................................... 13


 


3.1.1.1. Khái niệm ....................................................................................................... 13
3.1.1.2. Sự cần thiết của chuyển đổi cơ cấu cây trồng ................................................ 13
3.12. Quy trình kỹ thật trồng Thanh long ...................................................................... 14
3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 18

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................... 18

3.2.3.

Phương pháp phân tích dữ liệu....................................................................... 19

CHƯƠNG 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.

Đặc điểm của mẫu điều tra.................................................................................... 26

4.1.1.


Độ tuổi chủ hộ ................................................................................................ 26

4.1.2.

Trình độ văn hóa ............................................................................................ 27

4.1.3.

Tín dụng ......................................................................................................... 27

4.2.

Hiện trạng sản xuất Lúa và Thanh long tại địa phương năm 2011 ....................... 30

4.2.1.

Tình hình phân bố diện tích trồng Lúa và Thanh long tại địa phương .......... 30

4.2.2.

Thực trạng biến động về diện tích của cây Lúa và Thanh long ..................... 32

4.3.

Kết quả và hiệu quả cây Lúa ................................................................................. 34

4.3.1.

Tổng chi phí sản xuất Lúa trong một năm (3 vụ)/1000m2 ............................. 34


4.3.2.

Kết quả - hiệu quả của Lúa trong một năm (3 vụ)/1000m2............................ 36

4.3.3.

Nguyên nhân không chuyển đổi ..................................................................... 37

4.3.4.

Khó khăn và nguyện vọng đối với những hộ trồng Lúa ................................ 38

4.3.5.

Ý nguyện chuyển đổi sang mô hình mới từ các hộ trồng Lúa ....................... 39

4.4.

Kết quả - hiệu quả cây Thanh long trong 1000m2 ................................................ 39

4.4.1.

Chi phí đầu tư cơ bản cho 1000m2 ................................................................. 39

4.4.2.

Chi phí sản xuất bình quân cho 1000m2 Thanh long trong thời kỳ sản xuất

kinh doanh năm 2011................................................................................................... 42
4.4.3.


Năng suất và giá bán Thanh long tại vườn vụ mùa và nghịch vụ trên diện tích

1000m2 tính theo vòng đời tại địa bàn nghiên cứu ...................................................... 44
4.4.4.

Phân tích kết quả - hiệu quả đầu tư mô hình Thanh long trên 1000m2 năm

2011

........................................................................................................................ 47

4.4.5.

Phân tích sự biến động của NPV khi giá bán Thanh long thay đổi ............... 50
xi 

 


4.4.6.

Nhận thức của người dân đối với hoạt động chuyển đổi và khả năng giải

quyết lương thực khi trồng Thanh long thất bại .......................................................... 52
4.5.

So sánh hiệu quả kinh tế và chi phí cơ hội giữa 2 mô hình .................................. 55

4.5.1.


So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình trồng Lúa (3 vụ) với mô hình trồng

Thanh long trong thời kỳ kinh doanh năm 2011 ......................................................... 55
4.5.2.

Chi phí cơ hội cho việc trồng Lúa .................................................................. 57

4.5.2.1. Chi phí cơ hội cho việc trồng Lúa tại thời điềm 2011 ................................... 57
4.5.2.2. Chi phí cơ hội cho sản xuất Lúa của cả vòng đời Thanh long ....................... 58
4.6.

Những thuận lợi và khó trong quá trình chuyển đổi ............................................. 63

4.6.1.

Thuận lợi ........................................................................................................ 63

4.6.2.

Khó khăn ........................................................................................................ 64

4.7.

Một số giải pháp đề xuất cho nhà làm chính sách ................................................ 65
4.7.1.

Đối với chính sách đất đai .............................................................................. 65

4.7.2.


Đối với vấn đề VietGAP của địa phương ...................................................... 65

CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1.

Kết luận ................................................................................................................. 66

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................... 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 68
PHỤ LỤC

xii 
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CP

Chi phí

CPCH


Chi phí cơ hội

DT

Doanh thu

ĐVT

Đơn vị tính

LN

Lợi nhuận

TC

Tổng chi phí

TN

Thu nhập

TTTH

Tính toán tổng hợp

TSLN

Tỷ suất lợi nhuận


TSTN

Tỷ suất thu nhập

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

VietGAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt
Nam (Vietnamese Good Agricultural Practices)

xiii 
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
 

Trang
Bảng 2.1 Khí Hậu Thời Tiết tại Xã Hồng Thái .................................................................... 7 
Bảng 2.2 Dân Số và Tình Hình Phân Bố Lao Động của Xã Hồng Thái Năm 2011 ............ 9 
Bảng 2.3 Cơ Cấu Lao Động Phân Theo Ngành Xã Hồng Thái Năm 2011.......................... 9 
Bảng 2.4 Hiện Trạng Sử Dụng Đất Toàn Xã Năm 2011 ................................................... 11 
Bảng 4.1 Độ Tuổi của Chủ Hộ ........................................................................................... 26 

Bảng 4.2 Trình Độ Văn Hóa của Chủ Hộ .......................................................................... 27 
Bảng 4.3 Tình Hình Vốn Tự Có của Nông Hộ................................................................... 28 
Bảng 4.4 Tình Hình Vay Vốn của Nông Hộ ...................................................................... 28 
Bảng 4.5 Nguyên Nhân Không Vay Vốn của Nông Hộ .................................................... 29 
Bảng 4.6 Hiện Trạng Sử Dụng Đất tại Xã Hồng Thái Năm 2011 ..................................... 30 
Bảng 4.7 Quy Mô Diện Tích Canh Tác Lúa của các Hộ Điều Tra .................................... 31 
Bảng 4.8 Quy Mô Diện Tích Canh Tác Thanh long Trên Đất Lúa của Các Hộ Điều Tra. 31 
Bảng 4.9 Tổng Chi Phí Sản Xuất Lúa trong Một Năm (3 Vụ)/1000m2 ............................. 34 
Bảng 4.10 Kết Quả - Hiệu Quả của Lúa trong Một Năm (3 Vụ)/1000m2 ......................... 36 
Bảng 4.11 Nguyên Nhân Không Chuyển Đổi Cây Lúa Sang Thanh long ......................... 37 
Bảng 4.12 Nhận Định Khó Khăn Theo Ý Kiến Người Dân .............................................. 38 
Bảng 4.13 Mong Muốn Chuyển Đổi của Các Hộ Trồng Lúa ............................................ 39 
Bảng 4.14 Chi Phí Đầu Tư Cơ Bản cho 1000m2 Thanh long Giai Đoạn Kiến Thiết ........ 40 
Bảng 4.15 Chi Phí Sản Xuất Bình Quân cho 1000m2 Thanh long trong Thời Kỳ Sản Xuất
Kinh Doanh Năm 2011 ....................................................................................................... 43 
Bảng 4.16 Năng Suất Bình Quân 1000m2 Thanh long Vụ Mùa và Vụ Nghịch Tính Theo
Vòng Đời ............................................................................................................................ 44 
Bảng 4.17 Giá Bán Thanh long Theo Thời Vụ Năm 2011 ................................................ 46 
Bảng 4.18 Kết Quả - Hiệu Quả Đầu Tư Mô Hình Thanh long Trên 1000m2 Năm 2011 .. 47 
Bảng 4.19 Bảng Chiết Tính NPV cho 1000m2 Thanh long ............................................... 48 
xiv 
 


Bảng 4.20 Các Tiêu Chí Thẩm Định Dự Án Sản Xuất Thanh long Theo Vòng Đời 15
Năm

............................................................................................................................... 49 

Bảng 4.21 Độ Nhạy của NPV khi Giá Bán Vụ Mùa và Vụ Nghịch Thay Đổi .................. 51 

Bảng 4.22 Nguyên Nhân Dẫn Đến Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng ................................. 52 
Bảng 4.23 Nhận Định Thuận Lợi Sản Xuất Thanh long Theo Ý Kiến Chủ Hộ ................ 53 
Bảng 4.24 Nhận Định Khó Khăn Sản Xuất Thanh long Theo Ý Kiến Chủ Hộ ................. 54 
Bảng 4.25 So Sánh Kết Quả - Hiệu Quả Giữa Mô Hình Trồng Lúa (3 Vụ) với Mô Hình
Trồng Thanh long Năm 2011 ............................................................................................. 55 
Bảng 4.26 Chi Phí Cơ Hội cho Chính Sách Quy Hoạch Đất của Địa Phương .................. 57 
Bảng 4.27 Chiết Tính NPV 800 Ha Lúa............................................................................. 59 
Bảng 4.28 Chiết Tính NPV 800 Ha Thanh long ................................................................ 60 
Bảng 4.29 Độ Nhạy của CPCH khi Giá Lúa Thay Đổi -10%, Giá Thanh Long Vụ Mùa và
Vụ Nghịch Thay Đổi .......................................................................................................... 61 
Bảng 4.30 Độ Nhạy của CPCH khi Giá Lúa Thay Đổi -5%, Giá Thanh Long Vụ Mùa và
Vụ Nghịch Thay Đổi .......................................................................................................... 62 
Bảng 4.31 Độ Nhạy của CPCH khi Giá Lúa Thay Đổi 5%, Giá Thanh Long Vụ Mùa và
Vụ Nghịch Thay Đổi .......................................................................................................... 62 
Bảng 4.32 Độ Nhạy của CPCH khi Giá Lúa Thay Đổi 10%, Giá Thanh Long Vụ Mùa và
Vụ Nghịch Thay Đổi .......................................................................................................... 63 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
xv 
 


DANH MỤC CÁC HÌNH

 

Trang
Hình 2.1 Bản Đồ Vị Trí Xã Hồng Thái ................................................................................ 6 
Hình 3.1 Đồ Thị cho Chi Phí Cơ Hội của Lúa và Vải........................................................ 23 
Hình 4.1 Biến Động về Diện Tích Đất Trồng Lúa Qua Các Năm ..................................... 32 
Hình 4.2 Biến Động về Diện Tích Đất Trồng Thanh long Qua Các Năm ......................... 33 
Hình 4.3 Cơ Cấu Chi Phí Đầu Tư cho 1000m2 Lúa/Năm .................................................. 35 
Hình 4.4 Năng Suất của Cây Thanh long Vụ Mùa và Vụ Nghịch Theo Vòng Đời ........... 45 
Hình 4.5 Chi Phí Cơ Hội của Việc Chọn Sản Xuất Lúa .................................................... 58 

xvi 
 


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 2. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

xvii 
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới


là lúc cần phải rung hồi chuông cảnh báo tinh thần ra biển lớn của các doanh nghiệp và
nông dân Việt Nam. Phải nỗ lực để hàng nội địa có thể cạnh tranh hàng hóa nhập khẩu
cũng như xuất khẩu ra thị trường thế giới. Một trong những biện pháp quan trọng hàng
đầu là nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa nhằm xây dựng một nền kinh tế phát
triển. Chính nông nghiệp phát triển sẽ là yếu tố giải quyết nạn đói nghèo, nạn di dân ra
thành thị và nhiều vấn nạn khác.
Do vậy cần thiết có định hướng và giải pháp tập trung mọi nguồn lực để thực hiện
chuyển dịch cơ cấu cây trồng – vật nuôi, giảm diện tích trồng Lúa, phát huy cây con có
giá trị kinh tế cao nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.
Năm 2011 ở tỉnh Bình Thuận đã có 22.000 hộ nông dân trồng Thanh long, diện
tích Thanh long lên tới 16.464 ha, xuất khẩu Thanh long đạt 35 ngàn tấn với kim ngạch
19-20 triệu USD theo báo Bình Thuận. Ngoài 2 huyện có diện tích trồng Thanh long lớn
là Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc thì huyện Bắc Bình cũng đang phát triển mạnh
cây Thanh long trên ruộng gò, ruộng 2 vụ bấp bênh với hàng trăm ha. Trong 2 năm gần
đây, diện tích Thanh long phát triển nhanh tại các xã Bình An, Hồng Thái,... theo hướng
trồng trên các ruộng Lúa có điều kiện thích hợp việc phát triển Thanh long. Do Thanh
long dễ trồng, thu lãi gấp nhiều lần cây Lúa nên diện tích cây Thanh long đã phát triển
nhanh và tự phát.

 
 


Xã Hồng Thái có điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho việc trồng Thanh long, có
dòng sông Lũy chảy qua đảm bảo tưới tiêu và phát triển Thanh long hiệu quả kinh tế cao
như thôn Thái Thành, Thái Hòa. Tuy nhiên, xã Hồng Thái với diện tích trồng Lúa lớn 800
ha, với năng suất cao 7,0 tấn/ha (Ủy ban nhân dân Xã Hồng Thái năm 2011). Để thực
hiện chính sách đảm bảo vấn đề an ninh lương thực do một số tỉnh hiện nay đã chuyển đổi
từ đất trồng Lúa sang các mô hình canh tác mới làm diện tích trồng Lúa giảm mạnh, do đó

cuối năm 2011, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc bảo vệ 3,8 triệu ha đất trồng
Lúa trên cả nước. Mới đây, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với các bộ,
ngành chức năng đã xây dựng, trình Chính phủ dự thảo Nghị định về quản lý, sử dụng đất
trồng Lúa đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Thực hiện thông tư đó ngày 18/4/2011 huyện
Bắc Bình ra công văn theo quyết định 790/QĐ-UBND tỉnh Bình Thuận về việc công tác
quản lý đất trồng Lúa, Thanh long theo quy hoạch 8000 ha của huyện. Qua đó thực hiện
xử phạt hành chính, buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất Lúa ban đầu như đã quy hoạch.
Nên xã không cho chuyển đổi đất trồng Lúa sang Thanh long trên ruộng với nguyện vọng
của người dân.
Liệu trồng Thanh long có đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân tỉnh Bình Thuận
nói chung và nông dân xã Hồng Thái nói riêng? Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ Lúa
sang Thanh long có thật sự đem lại hiệu quả hay không?Giá trị kinh tế đạt được từ sự
chuyển đổi này là bao nhiêu? Chi phí cơ hội cho việc chuyển đổi này xét dưới gốc độ
kinh tế xã hội là bao nhiêu?
Trước những câu hỏi đặt ra, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh Giá Hiệu
Quả Kinh Tế Chuyển Đổi Từ Trồng Lúa Sang Trồng Thanh long Tại Xã Hồng Thái
Huyện Bắc Bình Tỉnh Bình Thuận”. Kết quả mong đợi của đề tài có thể giúp cho chính
quyền địa phương trong việc trả lời các câu hỏi nêu trên. Ngoài ra kết quả này cũng có thể
áp dụng cho một số khu vực khác trên toàn tỉnh trong việc phân bổ nguồn tài nguyên đất
phục vụ sản xuất nông nghiệp.


 


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá hiệu quả kinh tế chuyển đổi từ trồng Lúa sang trồng Thanh long tại xã
Hồng Thái, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Khảo sát thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Hồng Thái
 Phân tích thực trạng chuyển đổi từ trồng Lúa sang Thanh long
 So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình trồng Lúa và Thanh long
 Xác định chi phí cơ hội của việc trồng Lúa
 Phân tích tác động của sự thay đổigiá bán Lúa, giá bán Thanh long vụ mùa và vụ
nghịch đến sự biến động của NPV và chi phí cơ hội
1.3.

Phạm vi nghiên cứu
Ứng với mục tiêu nghiên cứu đã nêu ở trên, đề tài được giới hạn ở một phạm vi

nghiên cứu cụ thể. Phạm vi của đề tài gồm có ba phần đó là đối tượng, địa bàn và thời
gian nghiên cứu.
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hộ nông dân trồng Lúa, những hộ trồng
Thanh long, những hộ vừa trồng Lúa vừa trồng Thanh long trên địa bàn Xã Hồng Thái
Huyện Bắc Bình Tỉnh Bình Thuận.
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Việc chọn địa bàn nghiên cứu phải phù hợp với nội dung và mục tiêu nghiên cứu.
Địa bàn được chọn là Xã Hồng Thái Huyện Bắc Bình Tỉnh Bình Thuận. Bởi vì đây là xã
có xu hướng phát triển mạnh về Thanh long.
1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu của khóa luận bắt đầu từ ngày 15/08/2012 Và kết thúc vào
ngày15/12/2012 khoảng thời gian này được quy định để thu thập, xử lý số liệu và viết bản
thảo nghiên cứu.



 


1.4.

Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1 nêu lên bối cảnh về tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung và sản

xuất Lúa, Thanh long nói riêng và vấn đề an ninh lương thực trên địa bàn xã . Từ đó, làm
cơ sở để đưa ra lý do chọn đề tài nghiên cứu, giới thiệu mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của
đề tài.
Chương 2 mô tả một cách tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại địa
bàn xã, đây là những vấn đề nền tảng trong sản xuất nông nghiệp với những bối cảnh lịch
sử đã có về sản xuất Lúa và Thanh long tại Xã Hồng Thái.
Chương 3 nêu lên cơ sở lý luận để tiến hành đề tài, trình bày các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu mà đề tài ứng dụng để tìm ra kết quả.
Chương 4 nêu kết quả và thảo luận. Đây là phần chính của đề tài. Trong chương
này trình bày chi tiết về kết quả đạt được của nghiên cứu như: tình hình sản xuất Lúa,
Thanh long năm 2011, so sánh hiệu quả kinh tế của 2 mô hình trồng Lúa và Thanh long,
so sánh chi phí cơ hội cho việc chuyển đổi từ trồng Lúa sang Thanh long.
Chương 5 trình bày các kết quả chính mà đề tài đã đạt được trong quá trình thực
hiện nghiên cứu. Phần kết luận sẽ nêu lại những kết quả nghiên cứu một cách ngắn gọn, ý
nghĩa, những mặt đạt được cũng như những hạn chế của khóa luận làm cơ sở cho việc đề
xuất các kiến nghị, các giải pháp, chính sách cần thực hiện nhằm nâng cao tính khả thi
của vấn đề.


 



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.

Tổng quan về xã Hồng Thái

2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Xã Hồng Thái nằm phía Tây Nam của huyện Bắc Bình, nằm trên trục giao thông
quốc lộ 1A, cách trung tâm huyện Bắc Bình 4 km.
-

Phía Đông giáp thị trấn Chợ Lầu

-

Phía Tây giáp xã Lương Sơn

-

Phía Nam giáp xã Hòa Thắng

-

Phía Bắc giáp xã Bình An và Hải Ninh
Tổng diện tích đất tự nhiên 7.071,20 ha (theo địa giới 346) rất thuận lợi giao thông

đường bộ cũng như giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.


 
 


Hình 2.1 Bản Đồ Vị Trí Xã Hồng Thái

 

Nguồn: UBND xã Hồng Thái

 


b) Địa hình
Núi phía Tây Bắc và phía Bắc, động cát phía Nam tạo thành lòng chảo nghiên từ
Tây Bắc thấp dần về phía Đông.
c) Khí hậu
Là những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng phát triển của
cây trồng, vật nuôi. Xã Hồng Thái mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh
hưởng của Đại Dương với 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng
10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Các số liệu về khí hậu thời tiết của xã Hồng Thái được trình bày trong bảng 2.1
Bảng 2.1 Khí Hậu Thời Tiết tại Xã Hồng Thái
Yếu tố

Đơn vị

Nhiệt độ
Lượng mưa

Ẩm độ
Ánh sáng

Trung bình cao

Trung bình

Trung bình thấp

C

28,6

27,1

24,9

mm/tháng

281

106 – 108

9

%

84

76 – 77


75

Giờ

301

198 – 217

130

0

Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Bình Thuận 11/2011
Qua bảng 2.1 Chúng tôi nhận thấy chế độ khí hậu xã Hồng Thái mang tính đặc
trưng của tiểu vùng khí hậu khắc nghiệt, ẩm độ thích hợp cho nhiều loại cây trồng đặc
biệt là Thanh long. Tuy nhiên cũng rất khó khăn cho những vùng không chủ động nước
tưới. Để chủ động thêm nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt người dân đã sử
dụng thêm giếng đào, giếng khoan.
d) Thủy văn
Chế độ thủy văn của Xã Hồng Thái phụ thuộc các công trình ở các xã lân cận như:
hồ Cà Giây, Đập Đồng Mới và Thuỷ điện Đại Ninh có khả năng cấp nước trong toàn xã.
Hệ thống sông ngòi ở xã có 2 con sông chính chảy qua:
-

Sông Lũy chạy qua xã dài 6,3 km/78,5 km diện tích lưu vực của sông 1.919 km2,

lưu lượng trung bình 10,43 m3/s.



 


-

Sông Cà Giây chảy qua địa bàn xã ở hạ lưu dài 3,8 km/15 km, diện tích lưu vực

của sông 190 m2, lưu lượng trung bình 2,06 m3/s.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Điều kiện tự nhiên thuận lợi là yếu tố cơ bản cần thiết nhưng yếu tố quyết định cho
phát triển sản xuất là điều kiện kinh tế - xã hội. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
và nhân lực dồi dào là những tiền đề thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của xã Hồng Thái.
a) Cơ sở hạ tầng
Tổng chiều dài đường giao thông nông thôn trong xã 15,4 km và 27 km đường
giao thông sản xuất từ 6 thôn. Ngoài ra có 11 km đường giao thông quốc lộ 1A. Tuy
nhiên đường giao thông nông thôn tuy đã nâng cấp sỏi hóa 13 km và 6 km đường nhựa
nhưng chưa có cống thoát nước cho nên đến mùa mưa thường xuyên bị lụt và lầy lội.
Nước và điện sinh hoạt: xã Hồng Thái chưa có hệ thống cấp thoát nước, nước sinh
hoạt hiện nay chủ yếu là nước giếng. Tất cả các hộ trong xã đều có điện sinh hoạt.
Toàn xã có 1 trường Trung học cơ sở, 2 trường tiểu học cơ sở, 1 trường mẫu giáo.
Về y tế: tại địa phương có 1 trạm y tế và có một phòng khám dịch vụ dân số kế
hoạch hóa gia đình với cơ sở vật chất ổn định.
Ngoài ra tại địa phương còn có một số công trình công cộng như chợ, 2 sân vận
động, Đài liệt sỹ.
b) Dân số và nguồn lao động
 Dân số
Dân số toàn xã năm 2011 là 12.207 người, 2.629 hộ, bình quân 4,64 người/hộ. Mật
độ dân số là 173 người/km2.
Tỷ lệ tăng dân số chủ yếu là tăng tự nhiên : 1,09%.
Tỷ lệ tăng dân số cơ học : 1,21%.



 


Bảng 2.2 Dân Số và Tình Hình Phân Bố Lao Động của Xã Hồng Thái Năm 2011
TT

Tên thôn

Số dân

Tỉ lệ %

Số hộ

1

Thái Thành

2.913

23,86

769

2

Thái Hoà


2.572

21,07

556

3

Thái An

1.024

8,39

232

4

Thái Bình

1.442

11,81

245

5

Thái Hiệp


3.498

28,66

671

6

Thái Thuận

758

6,21

156

12.207

100.00

2.629

Toàn xã

Nguồn: Ban thống kê xã Hồng Thái, 11/2011
 Lao động:
Theo thống kê mới đây (năm 2010) toàn xã có 6.280 người trong độ tuổi lao động
chiếm 51.43% so với dân số.
Cơ cấu lao động được thể hiện qua bảng 2.3
Bảng 2.3 Cơ Cấu Lao Động Phân Theo Ngành Xã Hồng Thái Năm 2011

Ngành

Số lao động

Tỉ lệ %

Nông nghiệp

4.735

75,4

Công nghiệp

705

11,22

Dịch vụ

840

13,38

Tổng

6.280

100
Nguồn: Ban thống kê xã Hồng Thái, 11/2011


Lao động phân theo kiến thức phổ thông:
- Tiểu học 30%.
- THCS 45%.
- THPT 25%.
Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn:
- Sơ cấp (3 tháng trở lên) 7%, tỷ lệ trong nông nghiệp 5%
- Trung cấp 3%, tỷ lệ trong nông nghiệp 2%

 


- Đại học 1 %, tỷ lệ trong nông nghiệp 0,5%
- Đào tạo ngắn hạn:5%
c) Công tác khuyến nông
Công tác khuyến nông là cầu nối giữa cán bộ kỹ thuật và nông dân và đóng một
vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Công tác khuyến nông hỗ trợ cho
người nông dân những kiến thức khoa học và giúp nông dân áp dụng những kiến thức này
vào thực tế sản xuất để đạt hiệu quả cao.
Hàng năm, Ban Nông Nghiệp xã đã tổ chức 1 – 5 lớp tập huấn tùy theo nhu cầu
của nông dân trong từng vụ sản xuất. Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật ở Trung
Tâm Khuyến Nông và Trạm Bảo Vệ Thực Vật huyện Bắc Bình, nông dân đã nắm bắt
nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm bổ ích để phục vụ công việc của họ.
2.2.

Hiện trạng sử dụng các loại đất
Xã Hồng Thái được chia làm 6 thôn (Thái Thành, Thái Hoà, Thái An, Thái Hiệp,

Thái Bình và Thái Thuận) với tổng diện tích tự nhiên là 7.071,2 ha. Trong đó, diện tích
từng loại đất đai có đến đầu năm 2011 cụ thể ở bảng 2.4


10 
 


Bảng 2.4 Hiện Trạng Sử Dụng Đất Toàn Xã Năm 2011
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT



I.
Đất nông nghiệp
 Đất sản xuất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng Lúa
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
Đất trồng cây hàng năm khác
- Đất trồng cây lâu năm
 Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất

NNP
SXN
CHN
LUA
COC
HNK
CLN
LNP
RSX


Đất rừng phòng hộ

RPH

Tổng diện tích các loại
đấttrong địa giới hành
chính
6.570,44
5.710,79
5.226,73
881,43
4.345,30
484,06
858,00
858,00

Đất rừng đặc dụng
RDD
NTS
1,10
 Đất nuôi trồng thủy sản
Đất làm muối
LMU
Đất nông nghiệp khác
NKH
0,55
II.
Đất phi nông nghiệp
PNN

424,06
 Đất ở
OTC
128,77
Đất ở tại nông thôn
ONT
128,77
ODT
Đất ở tại đô thị
 Đất chuyên dùng
CDG
211,14
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
CTS
1,06
Đất quốc phòng
CQP
Đất an ninh
CAN
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
CSK
12,30
Đất có mục đích công cộng
CCC 197,78
 Đất tôn giáo tín ngưỡng
TTN
0,65
 Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
56,62

 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
SMN
26,88
PNK
 Đất phi nông nghiệp khác
III.
Đất chưa sử dụng
CSD
76,70
 Đất bằng chưa sử dụng
BCS
76,70
 Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS
 Núi đá không có rừng cây
NCS
Tổng diện tích tự nhiên
7.071,20
Nguồn: ban thống kê xã Hồng Thái, 11/2011
11 
 


2.3.

Đánh giá chung về tổng quan

2.3.1. Thuận lợi
Nằm trên các trục giao thông quốc lộ 1A. Hệ thống giao thông thuận lợi liên hệ các
vùng trong huyện, tỉnh.

Vị trí nằm gần các đô thị lớn ( thị trấn Chợ Lầu, Lương Sơn-Phan Thiết ) nên có
ảnh hưởng mạnh đến tốc độ đô thị hóa của xã, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế của
xã tăng trưởng nhanh.
Điều kiện tự nhiên của xã khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đa
dạng hoá các loại cây trồng, đất đai rộng, tập trung nên thuận tiện cho việc hình thành các
vùng chuyên canh cây trồng. Đặc biệt phù hợp với phát triển cây Thanh long mang năng
suất cao.
Trên địa bàn có mạng lưới hồ, suối phân bố tương đối đồng đều, địa hình thuận lợi
cho xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ phục vụ tưới nước cho sản xuất nông
nghiệp.
2.3.2. Khó khăn
Kinh tế phát triển chưa cân đối giữa các ngành, mang đậm nét thuần nông, xuất
phát điểm các ngành CN- TTCN, thương mại dịch vụ chưa cao, sản xuất hàng hoá chưa
hoàn chỉnh.
Mức sống người dân còn thấp, đời sống văn hoá tinh thần còn nghèo nàn, y tế
chăm sóc sức khoẻ cho người dân chưa được đầy đủ, chất lượng giáo dục còn hạn chế do
trường lớp còn thiếu, dân cư sống rải rác không tập trung.
Số lượng và chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho dân sinh
còn rất kém, hầu hết chưa được đầu tư, chưa thể phát huy được những lợi thế về điều kiện
tự nhiên và con người nơi đây, thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá nông
thôn, phát triển một cách đồng bộ cơ cấu các ngành kinh tế.

12 
 


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.


Cơ sở lý luận

3.1.1. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
3.1.1.1.

Khái niệm

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là việc chuyển đổi cây trồng trong cơ cấu nông
nghiệp dựa trên cơ cấu chung của nền kinh tế, phát huy các ưu thế cạnh tranh của địa
phương và nâng cao giá trị sản xuấtvà xu hướng chuyển đổi sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ
sang sản xuất hàng hóa, đa dạng sản phẩm, phát triển nông nghiệp toàn diện, bảo vệ môi
trường sinh thái.
3.1.1.2.

Sự cần thiết của chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng bỏ dần tình trạng thuần nông. Phát huy
đầy đủ lợi thế so sánh về tiềm năng đất đai khí hậu và kinh nghiệm truyền thống cùng với
quá trình thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới để tạo ra khối
lượng hàng hóa lớn, đa dạng đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Điều đó
đòi hỏi phải hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa lớn dựa
trên việc xác định hiệu quả cây trồng thích hợp, tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa dịch vụ
đầu vào quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phép áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật về cây trồng
thích hợp cho từng vùng kinh tế, cho phép tăng năng suất và sản lượng, nâng cao chất
lượng sản phẩm. Áp dụng công nghệ sinh học về phân bón, BVTV cho phép tăng năng
suất, tiết kiệm chi phí và thay thế dần các loại thuốc hóa học độc hại với người và gia súc,
bảo vệ môi trường sinh thái.
 

 


×