Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TMDV QUỐC TẾ BIG C ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.26 KB, 83 trang )

 
 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

LÊ THỊ DIỆU NGA

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH TM-DV QUỐC TẾ BIG- C ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11/2012
 
 


 
 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

LÊ THỊ DIỆU NGA

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG


TY TNHH TM-DV QUỐC TẾ BIG- C ĐỒNG NAI

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Lê Văn Mến

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11/2012


 
 

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích chiến lược
kinh doanh của công tyTNHH TM-DV quốc tế Big-C Đồng Nai ” do Lê Thị Diệu Nga,
sinh viên khóa 35, ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại , đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày__________________________ .

Lê Văn Mến
Người Hướng dẫn,
(Chữ ký)

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày


Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

Tháng

Năm

Ngày

Tháng

Năm


 
 

LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên, con xin kính ơn Cha Mẹ đã cho con có ngày hôm nay, cho con
từng miếng cơm tấm áo, cho con được bằng bạn bằng bè, và trên hết là đã luôn dõi
theo bước chân con trong suốt cuộc đời. Cha mẹ đã luôn đứng sau ủng hộ con, luôn
nâng đỡ khi con vấp ngã, và không bỏ rơi con khi con thất bại.
Tôi xin cám ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế trường Đại học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng tất cả các thầy cô đã tận tình giảng dạy và
truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học
tập tại trường.
Và đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn thầy Lê Văn Mến đã tận tình hướng
dẫn tôi để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Ngoài ra, tôi xin gởi lời cám ơn đến Ban Giám Đốc, đặc biệt là phòng Kế Toán,
phòng Nhân Sự và toàn thể nhân viên trong Công ty TNHH TMDV quốc tế Big -C
Đồng Nai đã nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian tôi thực tập ở Công ty để tôi có thể
hoàn thành khóa luận này.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả những người bạn thân thương nhất của tôi đã
không ngại góp ý kiến để tôi hoàn thiện tốt bài luận này. Xin cảm ơn !

Sinh viên
Lê Thị Diệu Nga


 
 

NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ DIỆU NGA. Tháng 11 năm 2012. “Phân Tích Chiến Lược Kinh
Doanh Của Công Ty TNHH TM_DV Quốc Tế BIG- C Đồng Nai ”.
LÊ THỊ DIỆU NGA. November 2012. "Business Strategy Analysis Of
International Co., Ltd. TM_DV BIG-Dong Nai C".
Khóa luận Phân tích chiến lược kinh doanh của công tyTNHH TM-DV quốc tế

Big-C Đồng Nai được thực hiện dựa trên nguồn số liệu thu thập được từ công ty, từ
internet… Khóa luận đã tìm hiểu tình hình kinh doanh, chiến lược kinh doanh hiện tại
của công ty bao gồm xuất khẩu theo thị trường, theo mặt hàng, theo phương thức
thanh toán… Khóa luận cũng đã đánh giá hiệu quả chiến lược kinh doanh từ năm
2009-2011Từ những nghiên cứu trên, khóa luận đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho cộng ty TNHH TM_DV quốc tế
Big- C Đồng Nai
Các phương pháp được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu trong khóa luận
là: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương
pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích ma trận SWOT, ma trận đánh giá các
yếu tố bên trong – bên ngoài (Ma trận IE), ma trận QSPM để lựa chọn các chiến lược
đề xuất.


 
 

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ..............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2
1.3.1. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................2

1.3.2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu .....................................................................3
1.4. Cấu trúc của khóa luận .........................................................................................3
Chương 2 TỔNG QUAN ...............................................................................................5
2.1 Tổng quan về thị trường bán lẻ ở việt nam ..........................................................5
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty ...............................................................6
2.2.2 Nhiệm vụ và mục tiêu : ................................................................................14
2.2.3 Tình hình SXKD ..........................................................................................14
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................16
3.1. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................16
3.1.1. Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược ..............................................16
3.1.2 Quy trình xây dựng chiến lược.....................................................................16
3.1.3. Phân tích môi trường hoạt động của Big C .................................................18
3.1.4 Các công cụ xây dựng chiến lược ................................................................23
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................28
3.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu ..................................................28
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................29
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................30
4.1. Phân tích môi trường vĩ mô ................................................................................30
v


 
 

4.1.1. Các yếu tố thể chế- pháp luật ......................................................................30
4.1.2. Các yếu tố kimh tế.......................................................................................31
4.1.3. Các yếu tố văn hóa – xã hội ........................................................................33
4.1.4 Yếu tố công nghệ..........................................................................................34
4.1.5 Yếu tố tự nhiên .............................................................................................34
4.1.6. Yếu tố hội nhập ...........................................................................................34

4.2. Phân tích môi trường tác nghiệp ........................................................................35
4.2.1. Đối thủ cạnh tranh .......................................................................................35
4.2.2. Áp lực từ nhà cung cấp ...............................................................................38
4.2.3 Áp lự từ khách hàng .....................................................................................38
4.2.4 Đối thủ tiềm ẩn .............................................................................................39
4.2.5. Áp lực từ sản phẩm thay thế........................................................................40
4.3. phân tích môi trường bên trong ..........................................................................41
4.3.1. Quản trị nguồn nhân lực ..............................................................................41
4.3.2 Văn hóa tổ chức và lãnh đạo ........................................................................42
4.3.3 Tài chính – kế toán .......................................................................................44
4.3.4 Marketing .....................................................................................................45
4.3.5 Sản xuất và phát triển ...................................................................................47
4.4 Xây dựng chiến lược kinh doanh ........................................................................48
4.4.1. Xây dựng các mục tiêu chiến lược ..............................................................48
4.4.2. Các chiến lược mà công ty đang áp dụng ...................................................51
4.4.3 Xây dựng chiến lược kinh doanh .................................................................52
4.4.4. Lựa chọn chiến lược (dùng Ma trận QSPM)...............................................59
4.5 Các giải pháp triển khai chiến lược .....................................................................59
4.5.1. Giải pháp về nhân lực..................................................................................59
4.5.2 Giải pháp về marketing ................................................................................60
4.5.3 Giải pháp về sản xuất và tác nghiệp .............................................................62
4.5.4. Giải pháp tổ chức – lãnh đạo.......................................................................62
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................63
5.1. Kết luận ..............................................................................................................63
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................63
vi


 
 


5.2.1. Về phía Nhà nước ............................................................................................63
5.2.2. Về phía Công ty ...............................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................67
PHỤ LỤC

vii


 
 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CLKD

Chiến lược kinh doanh

CSH

Chủ sở hữu

Cty

Công ty

DN

Doanh nghiệp

GDP


Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products)

KD

Kinh doanh

LASUCO

Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn



Lao động

LNST

Lợi nhuận sau thuế

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

Ma trận EFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

Ma trận IE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – bên ngoài


Ma trận IFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

Ma trận QSPM

Ma trận định lượng các chiến lược hoạch định

Ma trận SWOT

Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa (Strenghts,
Weaknesses, Opportunities, Threats)

PR

Quan hệ cộng đồng (Public Relations)

R&D

Nghiên cứu và phát triển

SP

Sản phẩm

STh

Siêu Thị


SX

Sản xuất

SXKD

Sản xuất kinh doanh

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

viii


 
 

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tình Hình Lao Động của Công Ty Năm 2010 và 2011................................. 12 
Bảng 2.2 Cơ Cấu Nguồn Vốn của Công Ty Năm 2010 – 2011 ................................... 13 
Bảng 2.3Tình Hình Tài Sản Cố Định Hữu Hình của Công Ty vào 31/12/2011 ........... 14 
Bảng 3.1. Mô Hình Ma Trận SWOT ............................................................................. 26 
Bảng 4.1 Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế của Việt Nam Giai Đoạn 2003 – 2011 ................ 31 
Bảng 4.2 Ma trận đánh giá mức độ cạnh tranh của Big C ............................................ 37 
Bảng 4.3 Ma Trận Đánh Giá các Yếu Tố Bên Ngoài (EFE) của Công Ty ................... 41 
Bảng 4.4. Thu Nhập Bình Quân Của Người Lao Động Qua Các Năm ........................ 42 
Bảng 4.5 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của Bic C và Co-op Mart ........................... 44 
Bảng 4.6 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của Big C ................................ 48 

Bảng 4.7 Ma trận SWOT ............................................................................................... 53 
Bảng 4.8 Các phương án chiến lược ............................................................................. 54 
Bảng 4.9. Mô Hình Ma Trận Chiến Lược Chính .......................................................... 56 

ix


 
 

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Biểu đồ sử dụng lao động ...............................................................................13
Hình 3.1. Mô Hình Quản Trị Chiến Lược Toàn Diện ...................................................17
Hình 3.2. Mô Hình Mối Quan Hệ giữa công ty với Các Nhân Tố trong Môi Trường
Hoạt Động của công ty ..................................................................................................18
Hình 3.3. Mô Hình Năm Tác Lực của Michael E. Porter .............................................20
Hình 3.4. Tiến Trình Phân Tích Đối Thủ Cạnh tranh ...................................................21
Hình 3.5. Mô Hình Ma Trận Bên Trong – Bên Ngoài (Ma Trận IE) ............................25
Hình 4.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2003- 2011 ......................31
Hình 4.2 Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2003- 2013 ......................................32
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiễn các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm ..................39
Hình 4.4. Giá Trị Big C .................................................................................................43

x


 
 


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phục lục 1 : Ma trận QSPM – Nhóm SO
Phụ lục 2 : Ma trận QSPM- Nhóm ST
Phụ lục 3 : Ma trận QSPM – nhóm WT
Phụ lục 4 : Bảng cân đối kế toán của siêu thị Co.opmart Biên Hòa 2011

xi


 
 

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã có những sự chuyển biến hết
sức tích cực từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, vận động theo cơ chế thị trường dưới sự điều tiết của Nhà nước và định hướng
XHCN.
Với việc áp dụng cơ chế thị trường đã tạo ra một động lực cơ bản để phát triển
nền kinh tế đất nước, nhưng kinh doanh trên thị trường là một sân chơi sòng phẳng có
nhiều cơ hội cọ sát nhưng cũng đầy mạo hiểm.
Điều đó buộc họ quan tâm đến tình hình hoạt động của mình. Vì thế việc nắm
vững các mô hình tổ chức, các phương pháp hoạch định và xây dựng chiến lược,v.v...
có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với các tập đoàn, công ty, mà còn đối với
nhiều đối tượng khác như các nhà đầu tư, người cho vay, khách hàng,..
Garry D. Smith (1991) cho rằng: “Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu
các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu tổ chức; Đề ra,
thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó
trong môi trường hiện tại cũng như tương lai”.

Do đó việc xác định chiến lược đúng và thực hiện thành công, sẽ giúp cho các
tập đoàn, công ty bảo đảm mức độ tương xứng giữa sức mạnh của mình và đối thủ
cạnh tranh và với nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao hơn của khách hàng.
Trong quá trình hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt nền kinh tế Việt Nam đã
và đang phát triển về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đời sống vật chất và tinh thần của
người dân ngày càng được nâng cao. Chính vì thế loại hình siêu thị ra đời và xuất hiện
ở nước ta đã mang lại nhiều sự thay đổi lớn trong cuộc sống của người dân thành phố
nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

1


 
 

Ngày nay tính chất cạnh tranh càng diễn ra gay gắt hơn khi Việt Nam trở thành
viên của WTO, các tập đoàn, công ty nước ngoài cùng đi vào hoạt động kinh doanh
siêu thị. Đó là một thách thức và cũng là một cơ hội để thu hút khách hàng và mở rộng
thương hiệu Big c trong nước và ngoài nước.
Chiến lươc kinh doanh là nhân tố quan trọng có khả năng quyết định sự thành
công hay thất bại của doanh nghiệp nên tôi chọn đề tài “Phân tích chiến lược kinh
doanh của siêu thị Big C Đồng Nai 2009-2911 ”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động KD và vị thế của Công ty trên thương trường
nhằm phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như những cơ hội và thách thức;
Từ đó, đề ra các CLKD thích hợp và các giải pháp để thực hiện CLKD cho Công ty.
Giúp Công ty đạt được vị thế cạnh tranh thuận lợi trên thương trường và thích
ứng tốt với những biến động ngày càng phức tạp của môi trường bán lẻ . Hy vọng
Công ty sẽ chinh phục và chiếm lĩnh thị trường trong nước và từng bước phát triển

mạnh mẽ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phát hiện và phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình
của Công ty bao gồm:
- Phân tích môi trường bên trong để phát hiện ra những điểm manh, điểm yếu.
- Phân tích môi trường bên ngoài để nhận diện những cơ hội và thách thức.
- Sử dụng các công cụ phân tích như: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài –
EFE, Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE, kết hợp Ma trận SWOT, Ma trận IE
(Ma trận bên trong, bên ngoài), Ma trận QSPM để xây dựng phương án và lựa chọn
CLKD phù hợp cho Công ty.
Từ những phân tích trên sẽ đề ra giải pháp cho các chiến lược được lựa chọn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Thời gian nghiên cứu
Từ 15/08/2012- 15/10/2012

2


 
 

1.3.2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu là Công Ty TNHH thương mại dịch vụ quốc tế Big C
Đồng Nai. Địa chỉ: Big C Đồng Nai: Khu Phố 1, Long Bình Tân, Biên Hòa, Đồng
Nai
 Đối tượng nghiên cứu: hoạt động bán lẻ của siêu thị
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Chương 1: Mở đầu
Chương này nêu lên các vấn đề: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề
tài (bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể), phạm vi nghiên cứu (thời gian, địa

bàn và đối tượng nghiên cứu), cấu trúc của khóa luận.
Chương 2: Tổng quan
Chương này cũng nêu lên tổng quan về Công ty nghiên cứu bao gồm việc giới
thiệu chung về Công ty, lịch sử hình thành và phát triển của Công ty, kết quả KD trong
thời gian qua và những thành tích đạt được, vị thế hiện tại của Công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này nêu lên nội dung nghiên cứu bao gồm:
- cở sở lý thuyết : trình bày những lý thuyết có liên quan đến đề tài
- nêu lên các khái niệm cơ bản về chiến lược, quản trị chiến lược, quy trình xây
dựng chiến lược
- các công cụ cần thiết để phân tích và lựa chọn chiến lược nhằm giúp người
đọc dễ theo dõi và hiểu rõ hơn nội dung của đề tài, nhất là ở phần chương Kết quả
nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đây là chương trình bày kết quả nghiên cứu được từ quá trình nghiên cứu bao
gồm: Phân tích môi trường bên trong để phát hiện các điểm mạnh và điểm yếu, phân
tích môi trường bên ngoài để phát hiện ra các cơ hội và đe dọa. Trong chương này sẽ
đề ra các mục tiêu chiến lược, sử dụng các công cụ như: Ma trận SWOT, ma trận đánh
giá các yếu tố bên trong – bên ngoài (Ma trận IE), ma trận QSPM để lựa chọn các
chiến lược đề xuất.

3


 
 

Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Từ kết quả chương 4, đưa ra những kết luận chung về tình hình hoạt động của
công ty. Đồng thời kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển công ty.


4


 
 

Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về thị trường bán lẻ ở việt nam
Sau 5 năm gia nhập WTO, cộng đồng doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam không thụ
động mà đang từng bước thích ứng với tình hình mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tỷ lệ đóng góp của bán buôn và bán lẻ vào GDP ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn
trong các ngành kinh tế ở Việt Nam (năm 2005 là 13,32% thì đến năm 2010 đã tăng
lên 14,43%).
Bán lẻ hiện đại tiếp tục phát triển mạnh tại Việt Nam với gần 640 siêu thị và
100 trung tâm mua sắm. Kênh bán lẻ truyền thống chuyển mình, thay đổi về chất dưới
áp lực cạnh tranh. Đến cuối năm 2010, Việt Nam có gần 8.600 chợ các loại.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
và định hướng đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước (theo giá thực tế) tăng bình quân 19 - 20% trong
giai đoạn 2011 và 20 - 21%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020
Dân số Việt Nam tương đối trẻ cùng với sự phát triển ảnh hưởng của internet,
truyền hình, du lịch, v.v... làm tăng nhu cầu mua sắm, nhất là phân khúc khách hàng có
lối sống hiện đại, đặc biệt ưa thích các sản phẩm công nghệ cao.
Người tiêu dùng Việt Nam thời hiện đại không chỉ quan tâm đến giá cả hợp lý
mà còn có nhu cầu cao về độ tươi mới của sản phẩm, hoạt động khuyến mãi, an toàn,
phục vụ thân thiện và chu đáo.
Thách thức lớn của ngành bán lẻ ở nước ta là sự chuyển dịch ngành phân phối bán lẻ từ quy mô, khái niệm, cấu trúc, hệ thống và tập quán kinh doanh truyền thống

sang một ngành thương mại hiệu quả, năng suất cao, công nghệ hiện đại và hướng tới

5


 
 

người tiêu dùng, đó là nhận định chung của các chuyên gia kinh tế về những thách
thức của ngành bán lẻ tại Việt Nam.
Trên thực tế, thị trường bán lẻ Việt Nam đã xấu đi từ vài năm nay. Khủng
hoảng kinh tế khiến sức mua của người dân giảm sút, hàng loạt doanh nghiệp bán lẻ
phải đóng cửa.
Tuy nhiên trong khó khăn thách thức luôn tiềm ẩn cơ hội, nếu đơn vị bán lẻ nào
đã có những tính toán cẩn trọng và sự chuẩn bị chu đáo ngay từ đầu và tạo ra được sự
khác biệt lớn thì sẽ vẫn phát triển tốt., sức hấp dẫn tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt
Nam còn rất nhiều, do ở nước ta hiện nay người tiêu dùng chưa đến mức đã thỏa mãn
hết tất cả mọi nhu cầu.
Đồng quan điểm này, đại diện siêu thị Big C cho biết, trong lĩnh vực phân phối,
so với các thị trường lân cận, thị trường bán lẻ hiện đại của Việt Nam vẫn chiếm tỷ
trọng rất nhỏ, chưa đến 20%, và ít cạnh tranh. Vì vậy, tiềm năng phát triển của thị
trường bán lẻ rất lớn và hấp dẫn, cả phân phối tổng hợp lẫn phân phối chuyên nghành.
Điều này cũng lý giải vì sao nhiều nhà phân phối nước ngoài đã có mặt tại Việt
Nam như Big C, Parkson, Metro Cash & Carry, Lotte Mart, Family… tiếp tục mở rộng
hệ thống kinh doanh của mình, trong khi những nhà phân phối lớn của nước ngoài
khác vẫn nhảy vào Việt Nam như Aeon, E-Mart
Đến 2010, tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá theo loại hình thương mại hiện đại như
trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới cửa hàng tiện lợi... đạt 20%, Đương kim
tổng giám đốc Big C Việt Nam cũng lạc quan rằng, Việt Nam giống như một con rồng
ẩn mình với dân số trẻ, kinh tế không ngừng phát triển, đời sống người dân ngày càng

nâng cao... Với gần 90 triệu dân, Việt Nam hoàn toàn có thể hy vọng vào sự trỗi dậy
của thị trường bán lẻ.
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty
* Big C là thương hiệu của tập đoàn Casino, một trong những tập
đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu với hơn 9.000 cửa hàng tại Việt Nam,
Thái Lan, Ac-hen-ti-na, U-ru-guay, Ve-ne-zue-la,
Bra-xin, Co-lom-bi-a, Ấn Độ Dương, Hà Lan, Pháp…, sử dụng trên 190.000
nhân viên
6


 
 

* Big C Việt Nam khai trương đại siêu thị đầu tiên tại Đồng Nai năm 1998.
Hiện nay, các cửa hàng Big C hiện diện ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải
Phòng, Huế, Đà Nẵng,Biên Hòa, TP.HCM
Tên đầy đủ của doanh nghiệp : Công ty TNHH TMDV Siêu thi ̣ Big C
Tên viết tắc của doanh nhiệp : Big C
Trụ sở : 222 Trâǹ Duy Hưng, Trung Hoà , Cầu Giấy, Hà Nội .
Năm thành lập: 1998
Tel: 0437848596
Website:
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp : phân phối bán lẻ và xuất nhập khẩu
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 1751/GP và các giấy phép sửa đổi
Ngày cấp: 25/11/1996 Nơi cấp: Bộ Kế hoạch Đầu tư
Loại hinh doanh nghiệp: Liên doanh
Vốn đầu tư hiện nay: 250 triệu USD (tất cả các doanh nghiệp thành viên)
Hoạt động kinh doanh chiến lược: (SBU):
- Sản xuất

- Ban lẻ
Địa chỉ các đại siêu thị và trung tâm mua sắm của Big C Việt Nam:
Big C Thăng Long: 222 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Big C The Garden: Khu đô thị The Manor, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
Big C Hải Phòng: Lô 1/20, Khu đô thị Ngã Năm, Sân bay Cát Bi, Ngô Quyền,
Hải Phòng
Big C Vĩnh Phúc: Khu TTTM Vĩnh Phúc, P. Khai Quang, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh
Phúc.
Big C Nam Định: TTTM Siêu thị Thiên Trường, xã Lộc Hòa, TP. Nam Định,
Tỉnh Nam Định.
Big C Vinh: Số 2, đường Quang Trung, TP.Vinh, Tỉnh Nghệ An.
Big C Đà Nẵng: Vĩnh Trung Plaza, 225-227 Hùng Vương, Vĩnh Trung, Thanh
Khê, Đà Nẵng
Big C Huế: Phong Phú Plaza, Khu Quy Hoạch Bà Triệu, Hùng Vương, Phường
Phú Hội, Huế
7


 
 

Big C Đồng Nai: Khu Phố 1, Long Bình Tân, Biên Hòa, Đồng Nai
Big C Hoàng Văn Thụ: 202B Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
Big C Miền Đông: 138A Tô Hiến Thành, P.15, Q.10, TP.HCM
Big C An Lạc: 1231 QL1A, KP5, Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân, TP.HCM
Big C Gò Vấp: 792 Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gò Vấp, TP.HCM (Ngã 6 Gò Vấp)
Big C Phú Thạnh: Số 53, Đường Nguyễn Sơn, P.Phú Thạnh, Q.Tân Phú,
TP.HCM.
Big C Long Biên: Savico MegaMall, số 7 - 9 Nguyễn Văn Linh, Q.Long Biên,
Hà Nội.

Big C Hải Dương: Trung tâm thương mại Ngọc Châu, P.Nhị Châu, Tp.Hải
Dương.
Big C Thanh Hóa: Xã Đông Hải, Tp.Thanh Hóa.
Big C Mê Linh: Tầng 1, TTTM Mê Linh Plaza, km8 cao tốc Bắc Thăng Long Nội Bài, Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội.
Big C Cần Thơ: Lô số 1, Khu Dân Cư Hưng Phú 1, P.Hưng Phú, Q.Cái Răng,
TP.Cần Thơ.
Chứng chỉ nhận được :
2009: Duy trì chứng nhận HACCP theo tiêu chuẩn HACCP CODEX
REV4:2003
2008: HACCP cho trung tâm đào tạo và sản xuất thực phẩm tươi sống Big C
Doanh hiệu đạt được đến nay :
 Công ty EBA và Big C Gò Vấp nhận Giấy khen của Tổng cục Thuế
 Big C Gò Vấp nhận Giấy khen của UBND Quận Gò Vấp
 Big C Huế nhận Bằng chứng nhận Nhà tài trợ Festival Huế 2012
 Big C nhận giải thưởng Rồng Vàng 2011
 Big C nhận giải nhất cuộc thi Quản lý năng lượng trong công nghiệp và tòa
nhà 2011
* Big C Đồng Nai: Khu Phố 1, Long Bình Tân, Biên Hòa, Đồng Nai. Là siêu
thị Big C đầu tiên tại Việt Nam được thành lập năm 1998.

8


 
 

Công ty
Công ty, trước đây là Công TNHH TMDV Quốc Tế Đồng Nai là doanh nghiệp
liên doanh được thành lập tại Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 1751/GP do Bộ Kế
Hoạch và Đầu Tư nước CHXHCN Việt Nam cấp vào ngày 25/11/1996, và theo Giấy

phép Đầu tư Điều chỉnh số 1751/GPDDC1 ngày 20/12/2000.
Tại ngày 29/10/2007, công ty chính thức trở thành Công ty TNHH TMDV
Quốc Tế Big C Đồng Nai theo giấy phép đầu tư điều chỉnh số 1751/GCNDC2DN/47/1 đã được sửa đổi ngày 26/10/2007. Theo giấy phép đầu tư đã được điều chỉnh
này, bên liên doanh Việt Nam được chuyển từ Donimex sang Donataba.
Theo giấy phép đầu tư điều chỉnh số 1751/GCNDC2-DN/47/1 cấp vào ngày
04/04/2008, phần hùng liên doanh nước ngoài được chuyển từ Videmia sang Công ty
TNHH Cavil Retail.
Hoạt động chính của Công ty là kinh doanh siêu thị với chuỗi các cửa hàng bán
sỉ và lẻ, xưởng chế biến tại phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai.
Quy mô công ty :
- Là một trung tâm mua sắm lý tưởng dành cho khách hàng: có trên 50.000 mặt
hàng, từ thực phẩm tươi sống đến hàng tạp hóa, từ quần áo đến đồ trang trí nội thất,
cũng như các mặt hàng điện máy như đồ gia dụng và thiết bị nghe-nhìn, tất cả đều
được bán với giá rẻ
-Mỗi ngày, khách hàng của Big C đều được khám phá nhiều chương trình
khuyến mãi, các mặt hàng mới, các mặt hàng độc quyền, thuộc nhiều chủng loại, được
sản xuất tại Việt Nam hoặc được nhập từ nước ngoài.
- Cứ đều đặn 3 tuần, Big C phát hành một bản tin khuyến mãi với chính sách
giá và quà tặng hấp dẫn. Chỉ cần đăng ký để nhận bản tin qua mail va bạn sẽ không bỏ
lỡ bất kỳ chương trình khuyến mãi hấp dẫn nào
Sản phẩm kinh doanh tại siêu thị Big C được chia ra thành 5 ngành chính, như
sau:
Thực phẩm tươi sống: thịt, hải sản, trái cây và rau củ, thực phẩm chế biến, thực
phẩm đông lạnh, thực phẩm bơ sữa, bánh mì.
9


 
 


Thực phẩm khô: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh snack, hóa
phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm cho thú cưng và những phụ kiện.
Hàng may mặc phụ kiện: thời trang nam, nữ, trẻ em, trẻ sơ sinh, giày dép ,túi
xách.
Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết bị trong
nhà bếp, thiết bị giải trí tại gia, máy vi tính, các dụng cụ và các thiết bị tin học.
Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong nhà,
những vật dụng trang trí, vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa chữa, phụ kiện di động, xe
gắn máy, đồ dùng thể thao và đồ chơi.
a)Sơ đồ tổ chức :

Nguồn: Phòng nhân sự
Chức năng của các bộ phận
Fresh food floor manager: trưởng bộ phận thực phẩm tươi sống phụ trách các
mặt hàng tươi sống và chế biến sẵn gồm có các quầy: thức ăn sẵn, rau quả, bánh mì,
quầy thịt, coffe shop
FMCG floor manager: trưởng bộ phận phụ trách các sản phẩm tiêu thụ mạnh
gồm có các mặt thực phẩm mặn, thực phẩm ngọt, quầy nước, hóa phẩm
Technical floor manager: quản lý kỹ thuật chuyên phụ trách các vấn đề liên
quan đến kỹ thuật như: camera, an ninh, IT, quản lý chất lượng, thu ngân, quỹ trung
tâm…
HR floor manage: Quản lý nhân sự phụ tách các vấn đề có liên quan đến nhân
sự

10


 
 


Hardline-homeline floor manager: Quản lý các mặt hàng điện, điện tử, gia dụng
bao gồm : quầy Bbar, gia dụng, điện gia dụng, đồ chơi
Softline floor manager: Quản lý trang phục gồm các quầy tang phục nam, trang
phục nữ, baby, giày dép, khăn
Với sơ đồ tổ chức gọn, đơn giản giúp cơ chế vận hàng của Big C linh hoạt, ứng
phó kịp thời với những thay đổi.
b)Tình hình lao động của công ty :
Trong bất cứ công ty nào để tiến trình sản xuất diễn ra liên tục thì cần hội đủ 3
yếu
tố đó là sức lao động, đối tượng lao động, và tư liệu lao động. Trong 3 yếu tố
này
thì sức lao động là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của công ty
Chính vì thế với quy mô của một công ty lớn, tổng số lao động của công ty tính
tới đầu năm 2012 là 375 người . Mỗi lao dộng được hưởng hai chế độ lương là lương
theo Nghị định và lương theo chức danh, mức lương đó sẽ tăng theo thời gian lao động
của người lao động.

11


 
 

Bảng 2.1 Tình Hình Lao Động của Công Ty Năm 2010 và 2011
2010
Chỉ tiêu

2011


SL

TT

SL

(người) (%)
Tổng số

So sánh 2010/2011
TT

±∆

(người) (%)

%

320

100,0

375

100,0

55

17,2


- Cán bộ quản lý

32

10

43

11,5

11

34,4

- Công nhân viên

288

90

332

8,.5

44

15,3

4


1,3

8

2.1

4

100

- Đại học

24

7,5

30

8

6

25

- Cao đẳng

35

10,9


45

12

10

28,6

- Trung cấp

22

6,9

37

9,9

15

68,2

235

73,4

255

68


20

8,5

254

79,4

323

86,1

69

27,2

- Từ 31 - 40

50

15,6

35

9,3

-15

-30


- Từ 41 - 50

12

3,8

15

4

3

25

4

1,2

2

0,6

-2

-50

1. Phân theo cấp bậc

2. Phân theo trình độ
- Trên đại học


- Lao động phổ thông
3. Phân theo độ tuổi
- Dưới 30

- >=51

Nguồn: Phòng nhân sự
Số lượng LĐ của Công ty tăng từ 320 người năm 2010 lên 375 vào năm 2011
(tăng 17,2%). Nguyên nhân là do Công ty không ngừng mở rộng SXKD và làm ăn có
lãi trong những năm qua, đồng thời do đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách
hàng đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Nhìn chung, đa số chỉ số về LĐ
đều tăng từ năm 2010 đến 2011. Sự gia tăng đáng kể của cán bộ quản lý (tăng 34,4%),
người LĐ có trình độ Đại học (tăng 25%) và Cao đẳng (28,6%) Trung cấp (68,2)
chứng tỏ Công ty đã cố gắng rất nhiều trong việc nâng cao trình độ tay nghề người LĐ
nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Các chỉ tiêu khác đều tăng nhẹ. Sự gia
tăng đáng kể của LĐ trẻ dưới 30 tuổi (tăng 27,2%), LĐ từ 30-40 giảm (-30%) là để
đáp ứng nhu cầu trẻ hóa lực lượng LĐ, khuyến khích sự sáng tạo, ứng dụng công nghệ
12


 
 

mới trong SXKD. Tuy nhiên, lực lượng LĐ trên 50 tuổi vẫn còn khá cao và tăng vào
năm 2012 (tăng 25%), đây là lực lượng lãnh đạo chủ yếu của Công ty và những cán bộ
nhân viên có thâm niên , kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn cao .
Hình 2.1 Biểu đồ sử dụng lao động

c)Vốn và nguồn vốn

Bảng 2.2 Cơ Cấu Nguồn Vốn của Công Ty Năm 2010 – 2011
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn vốn

2010

2011

Vốn chủ sở hữu

317,430

Nguồn kinh phí và quỹ khác

So sánh 2011/2010
±∆

%

374,911

57,841

18

57,137

85,731

28,594


50

Nợ ngắn hạn

88,853

131,608

42,755

48

Nợ dài hạn

9,310

10,854

1,544

16,6

Tổng

474,740

605,115

130,374


25,5

Nguồn: Phòng TC – KT

13


×