Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay tại ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

ĐINH CẢNH TIẾN

XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP BẢO ĐẢM TIỀN VAY
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠNMỘT THÀNH VIÊN ĐẠI DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

ĐINH CẢNH TIẾN

XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP BẢO ĐẢM TIỀN VAY
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠNMỘT THÀNH VIÊN ĐẠI DƢƠNG

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN BÁCH KHOA

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của Giảng viên hướng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn
được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và tin cậy.

Học viên

Đinh Cảnh Tiến


LỜI CẢM ƠN

Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý thầy cô trƣờng Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ trong quá
trình học tập để tôi hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Bách Khoa đã dành
rất nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Và tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ, nhân viên Ngân hàng
Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng đã hỗ trợ, cung
cấp tài liệu, thông tin, số liệu để tôi có thể thực hiện luận văn này.
Mặc dù tôi đã có rất nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn
thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
đƣợc những đóng góp tận tình của Quý thầy cô và các bạn quan tâm.

Học viên

Đinh Cảnh Tiến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP BẢO ĐẢM
TIỀN VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI HIỆN NAY. ............ 5
1.1. Tổng quan nghiên cứu về xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay của
NHTM ............................................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, sự cần thiết của xử lý tài sản thế chấp bảo đảm
tiền vay của NHTM ........................................................................................... 5
1.1.2. Nội dung xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay của NHTM............. 10
1.1.3. Tiêu chí đánh giá hoạt động xử lý tài sản bảo đảm của NHTM............ 12
1.1.4. Các nhân tố tác động tới hoạt động xử lý tài sản bảo đảm của NHTM 15
1.2. Một số vấn đề chung về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của NHTM ....... 20
1.2.1. Các điều kiện đối với tài sản thế chấp của khách hàng vay.................. 20
1.2.2. Chủ thể tham gia thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay (quyền và
nghĩa vụ) .......................................................................................................... 25
1.2.3. Hợp đồng thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay ........................... 37
1.2.4. Hiệu lực của hợp đồng thế chấp ............................................................ 39
1.2.5. Xử lý tài sản thế chấp của khách hàng vay ........................................... 43
1.3.1. Kinh nghiệm xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng
thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang .......... 50
1.3.2. Bài học cho NHTM Trách nhiệm Hữu hạn một Thành viên Đại Dƣơng
......................................................................................................................... 54
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 55
2.1. Nguồn dữ liệu và tài liệu .......................................................................... 55

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu................................................................... 55
2.1.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu, tài liệu........................................................ 56


2.3. Mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................. 57
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
ĐẠI DƢƠNG ................................................................................................ 59
3.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng và hoạt động cung cấp tín dụng của
Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng và
hoạt động xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay. ........................................ 59
3.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành
viên Đại Dƣơng ............................................................................................... 59
3.1.2. Tình hình cấp tín dụng của Ocean Bank tính đến tháng 12/2015 ......... 62
3.2. Phân tích hoạt động xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay tại Ngân
hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng ............ 66
3.2.1. Kế hoạch xử lý tài sản thế chấp của khách hàng vay............................ 66
3.2.2. Đánh giá quy trình, công cụ xử lý tài sản bảo đảm của Ocean Bank ... 66
3.2.3. Bộ phận chuyên trách xử lý tài sản bảo đảm của Ocean Bank ............. 69
3.2.4. Đánh giá công tác triển khai và giám sát việc xử lý tài sản bảo đảm ... 69
3.3. Đánh giá chung việc thực hiện xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay tại
Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng .. 69
3.3.1. Thành công ............................................................................................ 69
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 70
CHƢƠNG 4.

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

ĐẠI DƢƠNG ............................................................................................... 86
4.1. Phƣơng hƣớng nhằm hoàn thiện công tác xử lý tài sản thế chấp tại Ngân
hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng ............ 86


4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xử lý tài sản thế chấp tại
Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng .. 91
4.2.1. Hoàn thiện quy trình quản lý nợ xấu và cơ chế miễn giảm lãi ............. 91
4.2.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý nợ xấu ............................................ 97
4.2.3 Đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyển dụng nhân sự quản lý nợ xấu.......... 98
4.2.4 Tăng cƣờng công tác cảnh báo, ngăn ngừa phát sinh nợ xấu ................ 99

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 100


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Kí hiệu

Nguyên nghiã

1

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc


2

NHTM

Ngân hàng Thƣơng mại

3

Ocean Bank

4

TCTD

Tổ chức tín dụng

5

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

6

TSCC

Tài sản cầm cố

Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm
hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng


i


DANH MỤC BẢNG

STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 3.1

Dƣ nợ cấp tín dụng toàn hàng

76

2

Bảng 3.2

Tổng dƣ nợ tháng 12/2015 theo TT02

78


3

Bảng 3.3

Tỷ lệ nợ quá hạn tháng 12/2015 theo TT02

78

4

Bảng 3.4

Tổng hợp phân loại dƣ nợ cho vay

79


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Với chức năng thu hút và phân bổ vốn trong nền kinh tế, ngân hàng
thƣơng mại (NHTM) đã thâm nhập vào mọi hoạt động kinh tế - xã hội nhƣ là
ngƣời mở đƣờng, ngƣời tham gia, ngƣời quyết định đối với mọi quá trình sản
xuất kinh doanh. NHTM ngày càng đóng vai trò là trung tâm tiền tệ, tín dụng và
thanh toán của các thành phần kinh tế, là chế định tài chính quan trọng nhất của
nền kinh tế.
NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ.
Trong số các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì tín dụng là hoạt động
quan trọng nhất, quan hệ tín dụng là quan hệ xƣơng sống, quyết định mọi hoạt
động của nền kinh tế quốc doanh và nó còn là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết

định sự tồn tại phát triển của ngân hàng. Nhƣng nó cũng là nghiệp vụ chứa đựng
nhiều rủi ro nhất. Có vô số các rủi ro khác nhau khi cho vay, xuất phát từ nhiều
yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trả đƣợc nợ khi đến hạn làm cho ngân
hàng bị phá sản gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh tế.
Chính vì vậy an toàn trong hoạt động tín dụng là một trong những vấn đề
đƣợc quan tâm hàng đầu không chỉ ở nƣớc ta mà ở tất cả các quốc gia trên thế
giới. Để hạn chế bớt thiệt hại khi gặp rủi ro từ phía khách hàng, ngân hàng
thƣờng áp dụng hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản của khách hàng đặc
biệt là biện pháp thế chấp tài sản. Trong thời gian qua nhiều nghị định, thông tƣ
đƣợc ban hành, hƣớng dẫn việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản, đáp ứng đƣợc sự
mong đợi của khách hàng trong quá trình nhận và xử lý tài sản bảo đảm, góp
phần hạn chế rủi ro trong cho vay đối với ngân hàng. Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện cho vay thế chấp bằng tài sản, nội dung của bộ phận pháp luật này đã
1


nảy sinh một số vƣớng mắc, bất cập so với yêu cầu cuộc sống, hiệu quả áp dụng
còn chƣa cao. Bức xúc nhất hiện nay là ở các lĩnh vực: Xác định loại tài sản thế
chấp, công chứng chứng thực Giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản thế chấp…dẫn
đến hậu quả là hàng nghìn tỷ đồng trên vốn vay của NHTM không thể thu hồi
đƣợc, đóng băng trong các bất động sản thế chấp. Những thực tiễn đó bắt nguồn
từ nguyên nhân trực tiếp là các văn bản pháp luật về vấn đề này còn tản mạn,
vừa chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau, chƣa hình thành một hệ thống văn
bản pháp luật hoàn chỉnh.
Xuất phát từ những lý do đó, tác giả chọn đề tài “Xử lý tài sản thế chấp
bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một
thành viên Đại Dƣơng” đề làm đề tài cho luận văn của mình, đồng thời góp
phần hoàn thiện các quy định về bảo đảm tiền vay nói riêng và hoàn thiện các
quy định về pháp luật ngân hàng nói chung.
Câu hỏi nghiên cứu đặt ra trong luận văn:

Làm thế nào để hoàn thiện công tác xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền
vay tại Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại
Dƣơng?
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cƣ́u
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở đánh giá công tác xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay tại Ngân
hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng giai đoạn từ
2013 - 2015, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xử lý tài
sản thế chấp bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn
Một thành viên Đại Dƣơng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

2


Một là, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xử lý tài sản
bảo đảm tiền vay tại các ngân hàng thƣơng mại hiện nay.
Hai là, phân tích thực trạng xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng Thƣơng
mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng.
Ba là, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả xử lý
tài sản thế chấp tại Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành
viên Đại Dƣơng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là: Các quy định của pháp luật về thế
chấp tài sản trong hoạt động cho vay của NHTM ở Việt Nam, thực tiễn áp dụng
tại Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng và
mối quan hệ về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay với các quy định khác
về bảo đảm tiền vay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

*Phạm vi không gian:
Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng.
*Phạm vi thời gian:
Đề tài nghiên cứu thực trạng xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng
Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng giai đoạn 2013 –
2015, phƣơng hƣớng đến năm 2018.
4. Kết cấu của luâ ̣n văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 4 chƣơng
3


Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, sơ sở lý luận và thực tiễn về
xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay của các ngân hàng thƣơng mại hiện nay.
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng Thƣơng mại
Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng.
Chương 4: Phƣơng hƣớng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
xử lý tài sản thế chấp tại Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một
thành viên Đại Dƣơng.

4


CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP BẢO ĐẢM TIỀN VAY
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI HIỆN NAY.

1.1. Tổng quan nghiên cứu về xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay của
NHTM

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, sự cần thiết của xử lý tài sản thế chấp bảo đảm
tiền vay của NHTM
1.1.1.1. Khái niệm
Ngân hàng thƣơng mại là doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh
vực tiền tệ, tín dụng, một tổ chức cung ứng vốn chủ yếu và hữu hiệu của nền
kinh tế. Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo
lập, huy động đƣợc để cho vay, đầu tƣ và thực thi các dịch vụ ngân hàng.
Nguồn vốn của NHTM bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi
vay và một số vốn khác…
Trong các nguồn vốn trên thì vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu chiếm
tỉ trọng lớn (trên 80%) trong toàn bộ vốn kinh doanh của NHTM. Đây là nguồn
vốn có ảnh hƣởng rất lớn đến chi phí và khả năng mở rộng kinh doanh của ngân
hàng. Cụ thể, tín dụng là loại hình nghiệp vụ quan trọng ở hầu hết các NHTM,
đây cũng là hoạt động đặc trƣng của các NHTM, trong đó hoạt động cho vay
luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hoạt động cho vay của NHTM là hoạt động quan
trọng nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất, mang lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho các
NHTM, đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất.
Nhằm bảo đảm an toàn hiệu quả trong hoạt động cho vay, tránh những
rủi ro đổ vỡ đối với từng ngân hàng và hệ thống các TCTD, pháp luật điều chỉnh

5


hoạt động cho vay của các nƣớc đều chú trọng tới việc điều chỉnh các nguyên
tắc nhằm cho vay có hiệu quả, bảo đảm an toàn vốn của ngân hàng.
Các biện pháp bảo đảm tiền vay đƣợc sử dụng nhằm ngăn ngừa rủi ro, tạo
cơ sở kinh tế và các ràng buộc pháp lý để thu hồi khoản tiền đã cho khách hàng
vay trong trƣờng hợp khách hàng vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ nhƣ đã cam kết
trong hợp đồng tín dụng.
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản là loại bảo đảm tiền vay, theo đó nghĩa vụ

trả nợ của khách hàng vay đƣợc cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố,
thế chấp của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Trong
trƣờng hợp khách hàng vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ và bên bảo lãnh không thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì tài sản bảo đảm tiền vay sẽ đƣợc xử lý để thu hồi nợ
cho tổ chức tín dụng [35, tr. 92-93].
1.1.1.2. Đặc điểm của biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản
* Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản tồn tại bên cạnh nghĩa vụ
mà nó bảo đảm (nghĩa vụ chính) với tính chất là nghĩa vụ phụ.
Nghĩa vụ bảo đảm là một nghĩa vụ phụ so với nghĩa vụ chính. Nó có thể
là hợp đồng phụ bảo đảm cho hợp đồng chính và cũng có thể là các điều kiện để
thực hiện hợp đồng chính. Trên thực tế, việc thế chấp tài sản phải đƣợc lập
thành văn bản có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.
Trong trƣờng hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải đƣợc công
chứng, chứng thực hoặc đăng ký (Điều 343 Bộ luật Dân sự năm 2005). Các biện
pháp bảo đảm tiền vay luôn tồn tại bên cạnh nghĩa vụ chính mà nó bảo đảm;
không tồn tại tách riêng độc lập mà phụ thuộc, gắn liền với nghĩa vụ đƣợc bảo
đảm (nghĩa vụ trả nợ của khách hàng). Chính vì vậy, các nghĩa vụ bảo đảm
không thể xuất hiện trƣớc nghĩa vụ chính. Sự phụ thuộc này đƣợc thể hiện:

6


- Thiết lập biện pháp bảo đảm để nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ khác đƣợc
thực hiện.
- Nghĩa vụ đƣợc bảo đảm là các quy định biện pháp bảo đảm, cụ thể là:
thời hạn, nội dung, hiệu lực của biện pháp bảo đảm phải phù hợp và phụ thuộc
vào nghĩ vụ chính. Nghĩa vụ chính - nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay vốn là
nghĩa vụ có thực, đích xác, không phải nghĩa vụ chung chung, trừu tƣợng.
Khi nghĩa vụ chính đƣợc xác định là vô hiệu thì không làm phát sinh hiệu
lực của biện pháp bảo đảm và dẫn đến xử lý tài sản theo quy định về giao dịch

vô hiệu.
"Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại trình trạng ban
đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận" [26, Khoản 2, Điều 137].
Điều 1012 Bộ luật dân sự Pháp cũng quy định nhƣ sau: "chỉ có thể bảo
lãnh đối với một nghĩa vụ đã có hiệu lực" [22].
Các quy định trên đây chứng minh cho nhận định về tính chất là nghĩa vụ
phụ của biện pháp bảo đảm.
Các biện pháp bảo đảm xuất hiện, tồn tại luôn dựa trên sự tồn tại của
nghĩa vụ chính. Khi nghĩa vụ chính đƣợc thực hiện, tức là khách hàng trả đầy đủ
cả gốc và lãi theo hợp đồng tín dụng ngân hàng đã đƣợc ký kết, thì biện pháp
bảo đảm cũng chấm dứt, hết hiệu lực.
Khoản 2, Điều 15, Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định: "Giao dịch bảo
đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ đƣợc bảo đảm, trừ
trƣờng hợp có thỏa thuận khác" [8].
Khoản 2, 3 Điều 329 Bộ luật dân sự Liên bang Nga năm 1995 có quy
định: "sự vô hiệu của thỏa thuận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không ảnh
hƣởng đền hiệu lực của hợp đồng chính" [37].
7


Tính chất là nghĩa vụ phụ của biện pháp bảo đảm còn thể hiện ở chỗ: áp
dụng biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ khi chƣa có vi phạm nghĩa vụ xảy
ra, do đó các biện pháp này chỉ thể hiện ở chức năng tác động, chức năng dự
phòng, chức năng dự phạt; với sự phụ thuộc vào nghĩa vụ chính cho nên ngƣời
ta coi biện pháp bảo đảm có tính chất là nghĩa vụ phụ.
* Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản đều có mục đích nhằm
nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ (TCTD và khách hàng
vay vốn). Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt
động cho vay là nhằm hƣớng tới mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên
trong quan hệ nghĩa vụ, nhƣng thông thƣờng là nhằm nâng cao trách nhiệm của

bên đi vay (khách hàng hay bên có nghĩa vụ). Áp dụng biện pháp bảo đảm tạo ra
khả năng bảo đảm cho quan hệ tín dụng ngân hàng: bên chủ thể quyền (TCTD)
có quyền ƣu tiên đối với chủ thể có nghĩa vụ (khách hàng vay vốn); Ngoài ra, áp
dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay cũng có lợi cho khách hàng vay, bởi lẽ,
nhờ có bảo đảm mà họ dễ dàng đƣợc cung cấp các khoản tín dụng: có quyền yêu
cầu với bên chủ thể có quyền (các TCTD) mà các yêu cầu này vốn dĩ dễ bị từ
chối nếu không có biện pháp bảo đảm, nhƣ yêu cầu về thời hạn cho vay, số tiền
vay. Khi không áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay thì sẽ rơi vào tình trạng
bất lợi cho các chủ thể ở các phƣơng diện: khi khách hàng vay vốn không thực
hiện nghĩa vụ trả nợ, TCTD không thu hồi đƣợc vốn và cũng không có quyền
đối với bất kỳ tài sản nào của khách hàng.
* Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản là các biện pháp mang tính
dự phòng.
Tính dự phòng thể hiện ở chỗ đối tƣợng của biện pháp bảo đảm tiền vay
đƣợc sử dụng để khấu trừ nghĩa vụ khi ngƣời đi vay không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ hoàn trả tiền vay theo thỏa thuận trong hợp đồng tín

8


dụng ngân hàng. Tính dự phòng nhằm mục đích thúc đẩy ngƣời có nghĩa vụ
(khách hàng vay) phải chấp hành đúng nghĩa vụ bằng cách dựa vào quy định của
luật hoặc vào sự thỏa thuận của hai bên về nghĩa vụ trong hợp đồng.
* Phạm vi bảo đảm không vƣợt quá phạm vi nghĩa vụ đã đƣợc xác định
trong nội dung quan hệ chính, trừ trƣờng hợp do các thỏa thuận.
* Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản đƣợc áp dụng trên cơ sở
thỏa thuận của các bên, đƣợc thiết lập trong phạm vi các biện pháp đƣợc pháp
luật quy định. Thật vậy, Điều 52 Luật các TCTD 2010 quy định:
2. Tổ chức tín dụng có quyền xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở có
bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng

vay, bảo lãnh của bên thứ ba và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; tổ
chức tín dụng không đƣợc cho vay trên cơ sở cầm cố cổ phiếu của chính tổ chức
tín dụng cho vay; 3. Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay có bảo đảm
bằng tài sản hình thành từ vốn vay. 4. Tổ chức tín dụng Nhà nƣớc đƣợc cho vay
không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ [32].
* Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản để đảm bảo thực hiện
nghĩa vụ chính chỉ bị xử lý khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ chính.
Biện pháp bảo đảm có giá trị đối với một nghĩa vụ đã đƣợc xác định, và
nhằm mục đích dự phòng. Tức là, khi bên có nghĩa vụ chấp hành đúng nghĩa vụ
thì không đƣợc phép xử lý biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ. Vì lẽ đó,
nếu nghĩa vụ chính đã đƣợc thực hiện thì mặc nhiên nghĩa vụ bảo đảm chấm dứt
và không có giá trị pháp lý. Chỉ khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ, tức là đến hạn
trả nợ mà bên đi vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì khi đó mới
làm phát sinh cơ sở xử lý biện pháp bảo đảm để bảo đảm quyền lợi cho bên có
quyền trong nghĩa vụ chính. Do vậy, các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài

9


sản vừa là biện pháp ngăn chặn, vừa là tác nhân thúc đẩy ngƣời đi vay thực hiện
nghĩa vụ của họ theo tinh thần thiện chí, trung thực.
Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản nói riêng và các biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung đều nhằm mục đích đảm bảo sự
ổn định và phát triển bình thƣờng của các quan hệ tài sản, bảo đảm sự an toàn
pháp lý cho các chủ thể trong giao lƣu dân sự, kinh tế. Sự tồn tại của hệ thống
bảo đảm tiền vay bằng tài sản thông qua quy chế bảo đảm tiền vay là điều kiện
quan trọng cho thị trƣờng tín dụng phát triển, do vậy, các biện pháp bảo đảm
tiền vay đóng vai trò to lớn trong việc cấp tín dụng, làm giảm nguy cơ thiệt hại
cho chủ nợ có bảo đảm, bảo đảm an toàn đối với các khoản vay, là cơ sở để
ngân hàng bảo toàn và phát triển hoạt động cấp tín dụng của mình đối với các

chủ thể kinh tế trong nền kinh tế.
1.1.1.3. Phân loại các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản
- Cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng;
- Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
1.1.2. Nội dung xử lý tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay của NHTM
Trên thực tế, hầu hết các khoản cho vay của NHTM đều có bảo đảm.
Bên cạnh việc tối đa hóa lợi nhuận, tính cạnh tranh thì yêu cầu đảm bảo an toàn
(gồm có an toàn thanh khoản, an toàn tín dụng và các an toàn khác…) luôn đƣợc
đặt lên hàng đầu, bởi "ngân hàng luôn kinh doanh tiền của ngƣời khác" (quan
điểm của các nhà ngân hàng Anh), bởi trên thực tế vốn chủ sở hữu của ngân
hàng thƣờng chiếm một phần rất nhỏ (10%) mà thôi. Nguồn vốn của NHTM chủ
yếu từ vốn huy động (huy động từ tiền gửi và vốn huy động thông qua phát hành
các giấy tờ có giá), vốn đi vay (vốn vay của TCTD khác và vốn vay của Ngân
hàng trung ƣơng) và nguồn vốn khác. Vì vậy, sự an toàn của toàn hệ thống cũng

10


nhƣ của riêng một NHTM luôn đƣợc giám sát bởi các cá nhân, Chính phủ,
NHNN và các nhà quản trị tại ngân hàng chuyên nghiệp.
Việc luật hóa các quy định liên quan tới hoạt động cho vay của ngân
hàng trƣớc khi có Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của
Thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách
hàng ra đời và có hiệu lực thì tính chủ động đƣợc trao cho các NHTM, các
NHTM có toàn quyền trong việc lựa chọn cho vay có bảo đảm hoặc không có
bảo đảm (ngoại trừ một số khoản cho vay theo chỉ định của Chính phủ).
Xuất phát từ những phân tích trên đây thì việc đặt ra các biện pháp bảo
đảm tiền vay đã tạo cơ sở, tiền đề an toàn trong hoạt động cho vay của NHTM
nói chung, bởi "rủi ro tín dụng là đặc trƣng tiêu biểu nhất, dễ xảy ra nhất trong
hoạt động ngân hàng". Do đó, phòng ngừa rủi ro từ phía khách hàng vay khi đến

hạn mà không trả đƣợc nợ (cả tiền gốc và lãi vay) luôn đƣợc NHTM đặt lên
hàng đầu, do đó các ngân hàng luôn kèm theo hàng loạt các điều kiện vay vốn,
điều khoản về TSBĐ tiền vay. Nói chung, bất kỳ tài sản hoặc quyền về tài sản
đƣợc phép giao dịch mà có khả năng tạo ra lƣu chuyển tiền tệ đều có thể dùng
làm bảo đảm. Tuy nhiên, từ góc độ ngƣời cho vay, TSBĐ tiền vay phải thể hiện
đƣợc các yêu cầu cơ bản sau:
- Giá trị của TSBĐ so với nghĩa vụ đƣợc bảo đảm: Giá trị của TSBĐ phải
lớn hơn nghĩa vụ đƣợc bảo đảm.
- Tính thanh khoản của TSBĐ: TSBĐ phải có sẵn trên thị trƣờng tiêu thụ.
- Tính hợp pháp của TSBĐ: Có đầy đủ cơ sở pháp lý để ngƣời cho vay có
quyền ƣu tiên về xử lý tài sản.
Việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản góp phần bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng của các bên tham gia quan hệ tín dụng.

11


1.1.3. Tiêu chí đánh giá hoạt động xử lý tài sản bảo đảm của NHTM
1.1.3.1. Khái niệm về thế chấp tài sản của khách hàng vay
Khoản 1, Điều 318 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 quy định các biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài
sản (trong đó có cầm cố, thế chấp bằng tài sản của ngƣời thứ ba), đặt cọc, ký
quỹ, ký cƣợc, bảo lãnh (biện pháp bảo đảm đối nhân) và tín chấp.
Khái niệm thế chấp đƣợc pháp luật nhiều nƣớc trên thế giới ghi nhận, cụ
thể: Theo Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp, Điều 2114 quy định:
Thế chấp là một quyền tài sản đối với động sản đƣợc sử dụng bảo đảm
việc thực hiện nghĩa vụ. Về bản chất, thế chấp không thể phân chia và tồn tại
trên tất cả các bất động sản thế chấp, trên từng bất động sản và trên mỗi phần
của bất động sản đó. Khi bất động sản đƣợc chuyển dịch sang cho ngƣời khác,
việc thế chấp đã xác định trên bất động sản đó vẫn tồn tại [22].

Điều 2118 Bộ luật dân sự Pháp quy định: "Bất động sản thế chấp đƣợc
sử dụng vào hoạt động thƣơng mại và những vật phụ của bất động sản đƣợc coi
nhƣ bất động sản" [22].
Điều 2111 Bộ luật dân sự Pháp loại trừ bất động sản thì động sản không
phải là đối tƣợng của thế chấp, hoặc (động sản không thể trở thành đối tƣợng
của thế chấp).
Theo Điều 703 Bộ luật Dân sự và Thƣơng mại Thái Lan quy định: "bất
kỳ loại bất động sản nào cũng có thể đƣợc thế chấp" [1].
Theo quy định của Điều 342 Bộ luật dân sự 2005: "Thế chấp tài sản là
việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận
thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp" [26]. Nhƣ
12


vậy, thế chấp tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
do hai bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định.
Trong trƣờng hợp thế chấp một phần hoặc toàn bộ bất động sản, vật phụ
của bất động sản nếu không có thỏa thuận khác thì cũng thuộc tài sản thế chấp,
tài sản hình thành trong tƣơng lai có thể đƣợc coi là tài sản thế chấp.
1.1.3.2. Đặc điểm của biện pháp thế chấp tài sản
- Thế chấp tài sản là bảo đảm đối vật, quyền của bên nhận thế chấp tài
sản đƣợc xác định là tập hợp quyền đối với tài sản (bất động sản) cụ thể thuộc sở
hữu của ngƣời khác.
- Thế chấp tài sản là biện pháp vừa có mục đích nâng cao trách nhiệm
của bên có nghĩa vụ trong việc thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa của mình, vừa có
mục đích giúp cho bên có quyền có thể kiểm soát tài sản để trong trƣờng hợp
cần thì yêu cầu bên biên bán đấu giá hoặc áp dụng phƣơng thức xử lý khác đối
với tài sản nhằm thanh toán nghĩa vụ đƣợc bảo đảm. Mặt khác, thế chấp tài sản
không chỉ nhằm mục đích bảo vệ ngƣời có quyền mà nó cũng đem lại lợi ích

nhất định cho chính chủ thể có nghĩa vụ, nhƣ nhờ có biện pháp thế chấp tài sản
mà bên có nghĩa vụ có thể dễ dàng đƣợc ngân hàng đáp ứng yêu cầu về vay
vốn… Bên nhận thế chấp tài sản có quyền đeo đuổi đối với tài sản thế chấp, tức
là bên nhận thế chấp có thể yêu cầu kê biên, bán đấu giá tài sản hoặc áp dụng
các phƣơng thức xử lý khác mà hai bên đã thỏa thuận, dù quyền sở hữu tài sản
có thể dịch chuyển từ ngƣời này sang ngƣời khác trong thời gian thế chấp. Có
nghĩa là việc chuyển nhƣợng tài sản thế chấp hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản
thế chấp từ bên thế chấp cho ngƣời thứ ba dƣới một hình thức khác không
đƣơng nhiên làm chấm dứt quan hệ thế chấp tài sản mà hai bên đã thỏa thuận;
-

Thế chấp tài sản là nghĩa vụ phụ bên cạnh nghĩa vụ chính, đồng thời là

biện pháp bảo đảm phát sinh từ nghĩa vụ chính. Thế chấp tài sản không tồn tại

13


một cách độc lập mà luôn gắn liền với một nghĩa vụ nào đó (nghĩa vụ chính).
Nghĩa vụ thế chấp tài sản phát sinh và tồn tại khi và chỉ khi nghĩa vụ chính còn
tồn tại; không có nghĩa vụ chính thì cũng không thể có nghĩa vụ thế chấp tài sản;
-

Thế chấp tài sản là nghĩa vụ mang tính chất phụ thuộc vào nghĩa vụ

chính. Sự phụ thuộc thể hiện ở chỗ: thế chấp tài sản chỉ đƣợc áp dụng để đảm
bảo nghĩa vụ chính nếu nghĩa vụ chính đó có hiệu lực. Trong trƣờng hợp nghĩa
vụ chính bị xác định là vô hiệu thì mọi thỏa thuận về thế chấp tài sản cũng
đƣơng nhiên bị vô hiệu. Khi nghĩa vụ chính chấm dứt thì quan hệ thế chấp tài
sản cũng chấm dứt theo; Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp, mặc dù hợp đồng

thế chấp là hợp đồng phụ song sự vô hiệu của hợp đồng chính (hợp đồng tín
dụng) cũng không làm cho hợp đồng thế chấp vô hiệu, hợp đồng thế chấp có
tính độc lập tƣơng đối.
-

Phạm vi bảo đảm của biện pháp thế chấp tài sản là toàn bộ nghĩa vụ (kể

cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thƣờng thiệt hại) khi các bên không có thỏa thuận và
pháp luật không quy định khác, nhƣng cũng có thể chỉ là một phần nghĩa vụ.
Các bên đƣợc thỏa thuận các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự để
bảo đảm thực hiện các loại nghĩa vụ, kể cả nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ tƣơng lai
hoặc nghĩa vụ có điều kiện.
Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là nghĩa vụ trả nợ của khách hàng
vay đối với NHTM, bao gồm: tiền vay (nợ gốc), lãi vay, lãi phạt quá hạn, các
khoản phí (nếu có) đƣợc ghi trong hợp đồng tín dụng mà khách hàng vay phải
trả theo quy định của pháp luật. Mặc dù vậy, nghĩa vụ trả lãi vay, lãi phạt quá
hạn, các khoản phí (nếu có) không thuộc phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
nếu các bên có thỏa thuận. Nghĩa vụ trả nợ ghi trong hợp đồng tín dụng có thể
đƣợc bảo đảm bằng một hoặc nhiều bất động sản thế chấp của khách hàng vay,
với điều kiện tổng giá trị các bất động sản thế chấp phải lớn hơn nghĩa vụ trả nợ
đƣợc bảo đảm.
14


- Biện pháp xử lý tài sản thế chấp chỉ áp dụng khi nghĩa vụ chính bị vi
phạm. Nếu nghĩa vụ chính đã đƣợc thực hiện đúng và đầy đủ thì không có căn
cứ để áp dụng biện pháp xử lý tài sản thế chấp. Chỉ khi đến hạn thực hiện nghĩa
vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
chính đã thỏa thuận thì mới phát sinh căn cứ áp dụng biện pháp xử lý tài sản thế
chấp.

- Biện pháp thế chấp tài sản phần lớn phát sinh trên cơ sở sự thỏa thuận
của các bên nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chính (có thể nghĩa vụ hợp đồng
và cũng có thể nghĩa vụ ngoài hợp đồng); Nhƣng điều đó cũng không loại trừ
một số trƣờng hợp pháp luật có thể quy định buộc phải có biện pháp bảo đảm
bằng tài sản thế chấp;
- Theo nguyên tắc chung, bất động sản thế chấp do bên thế chấp giữ.
Trong trƣờng hợp các bên có thỏa thuận, bất động sản thế chấp có thể giao cho
bên nhận thế chấp hoặc ngƣời thứ ba giữ (Khoản 2, Điều 346 Bộ luật dân sự
2005).
1.1.4. Các nhân tố tác động tới hoạt động xử lý tài sản bảo đảm của NHTM
* Khó khăn khi thu giƣ̃ TSBĐ để xƣ̉ lý
Tại Điều 63 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ
quy định bên nhận bảo đảm có quy ền thu giữ TSBĐ khi bên giữ tài sản không
chịu giao TSBĐ mặc dù đã quá thời hạn trong thông báo về xử lý TSBĐ. Tuy
nhiên, thực tế đã cho thấy, nếu không có sự hợp tác, sự tự nguyện của bên bảo
đảm trong vi ệc bàn giao tài s ản thì mọi nỗ lƣ̣c ti ếp theo của bên nhận bảo đảm
đều vô nghĩa. Bởi bên nhận bảo đảm không có quyền cƣỡng chế, tịch thu hay kê
biên tài sản. Mă ̣t khác , cho dù pháp luật về giao dịch bảo đảm có quy định rằng
bên nhận bảo đảm có thể yêu cầu ủy ban nhân dân có thẩm quyền và công an
đảm bảo công tác xử lý TSBĐ1 nhƣng không thực sự đƣợc áp dụng hiệu quả
trên thực tế vì các đơn vị này cũng ch ỉ thực hiện các công việc có tích chất “hỗ
15


trợ” chứ không có tính quyết định để buộc bên bảo đảm ph ải bàn giao tài s ản
cho ngân hàng.
* Về phƣơng thƣ́c xƣ̉ lý TSBĐ
Hiện có bốn phƣơng thức xử lý TSBĐ2 với những ƣu, nhƣợc điểm riêng
nhƣng nhìn chung, trên thực tế, đều gặp khó khăn, vƣớng mắc nhất định, chủ
yếu là liên quan đến việc chƣa thống nhất hoặc chƣa có căn cứ rõ ràng trong quy

định pháp luật đối việc xử lý TSBĐ, cụ thể:
Thƣ́ nhấ t , về phƣơng thƣ́c bán TSBĐ . Hiê ̣n nay, các quy đ ịnh của pháp
luâ ̣t chƣa làm rõ những trƣờng hợp nào thì việc bán tài sản cần đặt dƣới sự kiểm
soát của tòa án. Nếu bên nhận bảo đảm đƣợc quyền bán tài sản thì cần phải tuân
thủ các nghĩa vụ gì, để tránh lạm quyền, xâm phạm đến lợi ích của bên bảo đảm
hay của các chủ thể khác.
Hơn nữa, vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau về tƣ cách chủ thể tham gia
giao dịch mua bán TSBĐ của các NHTM. Một số cơ quan chức năng cho rằng,
NHTM không đủ tƣ cách đại diện đƣợc ủy quyền của chủ sở hữu để bán/chuyển
nhƣợng TSBĐ vì các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành (pháp luật về
đất đai, pháp luật về nhà ở…) quy định bên bán/chuyển nhƣợng tài sản phải là
chủ sở hữu hoặc ngƣời đƣợc chủ sở hữu ủy quyền. NHTM là một tổ chức có tƣ
cách pháp nhân, nên NHTM không thuộc đối tƣợng đƣợc ủy quyền theo quy
định của Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS). Mặc dù một số cơ quan và chuyên gia
cho rằng khái niệm “ngƣời” trong BLDS cần đƣợc hiểu bao gồm cả pháp nhân
và cá nhân nhƣng quan điểm này lại thiếu cơ sở pháp lý rõ ràng để bảo vệ vì cả
BLDS và các văn bản hƣớng dẫn đều không quy định hoặc có giải thích rõ ai là
chủ thể đƣợc ủy quyền trong BLDS.
Thƣ́ hai, về phƣơng thƣ́c bán đấ u giá TSBĐ . Việc quy định niêm yết việc
bán đấu giá, địa điểm3,… nhằm bảo đảm cho việc bán đấu giá TSBĐ phù hợp
16


×