Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Điều tra tình hình chăn nuôi và thực trạng mắc hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (m m a) trên đàn lợn nái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.94 KB, 15 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ & NÔNG LÂM PHÚ THỌ
KHOA NÔNG LÂM

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Học sinh thực hiện

: Đinh Thanh Bình

Giáo viên hướng dẫn: Nông Văn Trung
Địa điểm thực tập

: Xã Yên Lãng

Thời gian thực hiện :

Phú Thọ - Năm 2015
1


LỜI CẢM ƠN
Trang đầu tiên của báo cáo thực tập tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban chức năng, các thầy cô trong tổ bộ Chăn
nuôi – Thú y và toàn thể các thầy cô giáo khoa Nông Lâm -Trường Cao đẳng nghề
Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ đã giảng dạy và tận tình giúp đỡ em trong suốt
quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
Đặc biệt cho em gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo hướng dẫn: Nông
Văn Trung đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em để em hoàn thành báo cáo thực tập
tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ UBND xã Yên Lãng cùng toàn thể bà con


nông dân trong xã nơi mà em thực hiện đề tài.
Qua đây em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và
người thân đã tạo điều kiện về tinh thần và vật chất giúp đỡ em trong quá trình học
tập và nghiên cứu khoa học.
Cuối cùng em xin gửi tới tất cả các thầy cô giáo trong nhà trường, các vị
trong Hội đồng giám khảo, gia đình bạn bè và đồng nghiệp lời cảm ơn chân thành
nhất, lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Phú Thọ, ngày

tháng năm 2015
Học Viên

Đinh Thanh Bình

2


LỜI NÓI ĐẦU
Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường, thực hiện phương
châm “ Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tế”. Thực tập tốt nghiệp là
giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình học tập của các trường Cao đẳng,
Đại học nói chung và trường Cao đẳng nghề CN & NLPT nói riêng. Giai đoạn thực
tập tốt nghiệp chiếm một vị trí vô cùng quan trọng đối với mỗi học viên trước khi
ra trường. Đây là khoảng thời gian cần thiết để học viên củng cố và hệ thống hóa
toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp cho học viên làm quen với thực tế sản
xuất, học hỏi thêm về kiến thức, kinh nghiệm qua sản xuất, từ đó nâng cao được
trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu thực tế, góp phần vào sự nghiệp phát triển
của đất nước.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Nông

Lâm, thầy giáo hướng dẫn, cũng như sự tiếp nhận của cơ sở, tôi đã tiến hành thực
hiện đề tài.“Điều tra tình hình chăn nuôi và thực trạng mắc hội chứng viêm tử
cung, viêm vú, mất sữa (M.M.A) trên đàn lợn nái nuôi tại nông hộ ở xã Yên
Lãng - Thanh Sơn - Phú Thọ từ đó đề xuất biện pháp phòng, trị ”.
Bên cạnh những kết quả quả được, song do trình độ bản thân còn hạn chế,
báo cáo thực tập tốt nghiệp của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi rất
mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để
bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !

3


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nuôi lợn ở Việt Nam hiện nay là một lĩnh vực rất được quan tâm vì phục vụ
chủ yếu nhu cầu thực phẩm trong nước cũng như xuất khẩu. Trong chăn nuôi lợn
thì việc nâng cao năng suất sinh sản của đàn lợn nái luôn là mối quan tâm, mục tiêu
hàng đầu của các nhà chăn nuôi và nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi.
Trong những năm gần đây, năng suất sinh sản của lợn ở nước ta đã có nhiều
cải thiện nhờ chất lượng con giống được nâng cao và chọn lọc tốt, kỹ thuật chăm
sóc nuôi dưỡng lợn nái dần được hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi. Do đó, đã góp
phần nâng cao số lứa đẻ của nái/năm và từ đó nâng cao bình quân số lợn con cai
sữa/nái/năm. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực đặc biệt đối với các nước
chăn nuôi tiên tiến thì năng suất sinh sản của lợn nái nước ta còn thấp.
Theo các nhà chăn nuôi, một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả
năng sinh sản của lợn nái ở nước ta hiện nay là mắc hội chứng M.M.A (viêm tử
cung – Metritis, viêm vú – Mastitis, mất sữa - Agalactia). Hội chứng M.M.A ảnh
hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của lợn nái, làm giảm số lứa đẻ trong năm
hoặc có thể làm mất khả năng sinh sản của lợn nái. Không những thế hội chứng

M.M.A còn là nguyên nhân làm cho tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở các đàn lợn con
trong giai đoạn bú sữa mẹ tăng cao do số lượng và chất lượng của sữa mẹ bị ảnh
hưởng.
Đã có các nghiên cứu và đưa ra các biện pháp khắc phục riêng lẻ từng triệu
chứng bệnh: viêm tử cung, viêm vú, mất sữa, tiêu chảy lợn con. Tuy nhiên, chưa có
nhiều nghiên cứu sâu về hội chứng M.M.A. Vì vậy việc nghiên cứu hội chứng
M.M.A ở lợn nái và tìm ra được biện pháp phòng trị là việc làm rất cần thiết. Với
mục đích góp phần hoàn chỉnh quy trình kĩ thuật chăn nuôi lợn nái, giúp phòng
4


ngừa hội chứng M.M.A và nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái. Chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài:“Điều tra tình hình chăn nuôi và thực trạng mắc hội
chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (M.M.A) trên đàn lợn nái nuôi tại nông
hộ ở một số xã Yên Lãng từ đó đề xuất biện pháp phòng, trị ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tương đối chính xác thực trạng mắc hội chứng M.M.A ở đàn lợn nái
nuôi tại nông hộ tại xã Yên Lãng
- Thử nghiệm phác đồ điều trị từ đó đưa ra biện pháp phòng trị bệnh đạt hiệu quả
cao.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra thực trạng mắc hội chứng M.M.A trên đàn lợn nái nuôi tại nông hộ ở
xã .Yên Lãng.
- Đánh giá một số ảnh hưởng cơ bản của M.M.A đến năng suất sinh sản.
- Đưa ra biện pháp phòng và trị hội chứng M.M.A trên lợn nái có hiệu quả.

5


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Lợn nái sinh sản
- Là những hộ chăn nuôi lợn nái tại xã Yên Lãng - Thanh Sơn – Phú Thọ.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: xã Yên Lãng - Thanh Sơn – Phú Thọ.
- Thời gian: Từ ngày .. tháng … đến ngày … tháng … năm …..
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra đánh giá tình hình chăn nuôi lợn nái tại địa phương.
- Xác định tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A theo địa phương
- Xác định ảnh hưởng của hội chứng M.M.A đến năng suất sinh sản của lợn nái
- Đưa ra biện pháp phòng và điều trị hội chứng M.M.A trên lợn nái
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát thực tế.
- Thu thập dữ liệu, thống kê xử lý số liệu theo từng chỉ tiêu nghiên cứu.

6


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tình hình chăn nuôi lợn nái tại địa phương.
- Tình hình chăn nuôi lợn tại địa phương chủ yếu vẫn còn mang tính tự cung tự cấp
quy mô nhỏ.
- Tuy số đầu lợn nái có xu thế tăng theo từng năm, cụ thể qua bảng số liệu 3.1 đã
thể hiện rõ:
Bảng 3.1. Số đầu lợn nái nuôi trong các nông hộ tại xã Yên Lãng
Thôn (xóm)
Xóm pheo
Xóm Đông Vượng

Xóm Né
Cả xã

Năm
2013
50
66
68
184

2012
40
58
65
163

2014
67
80
89
237

3.2. Phương thức chăn nuôi lợn nái tại địa phương.
- Do trình độ kỹ thuật và nhận thức của người dân địa phương còn hạn chế, vì vậy
phương thức chăn nuôi theo hướng công nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ từ 50-57%. Trong
đó nuôi theo phương thức chăn thả vẫn còn chiếm tỷ lệ cao 18% năm 2013 nhưng
đã có xu thế giảm xuống còn 9 % năm 2014.
Bảng 3.2. Phương thức chăn nuôi lợn nái của cả xã và các thôn (xóm) điều tra
trong giai đoạn 2012 - 2014
STT


Phương
thức

Năm 2013
Số hộ
Tỷ lệ %
7

Năm 2014
Số hộ
Tỷ lệ %


Công

1

nghiệp
Bán công

2

nghiệp
Chăn thả

3

tự nhiên


Tổng

50

50

57

57

32

32

34

34

18

18

9

9

100

100


100

100

3.3. Tỷ lệ lợn nái mắc M.M.A theo địa phương
Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu điều tra và đánh giá tỷ lệ lợn nái mắc
M.M.A theo các xã. Kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 3.3
Bảng 3.3: Tỷ lệ lợn nái mắc M.M.A ở xã Yên Lãng
Chỉ tiêu
Thôn (xóm)
Xóm pheo
Đông Vượng
Xóm Né
Tổng

Tổng số lợn nái
đẻ điều tra
(con)

Số lợn nái mắc
M.M.A (con)

Tỷ lệ mắc M.M.A
(%)

70

35

50,00


72

40

55,56

114

70

61,40

256

145

56,64

Qua bảng 3.3 chúng tôi nhận thấy rằng:
Trong quá trình thực tế quan sát chúng tôi thấy rằng tỷ lệ mắc M.M.A cao như vậy
là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Các hộ chăn nuôi chưa chú ý đến khâu vệ sinh trước và sau khi sinh của lợn nái
như: quét dọn chuồng, phun tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi
không được vệ sinh thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho hệ vi sinh vật gây
8


bệnh phát triển như E.coli, Klebsiella spp, Enetrobacterspp, Mycoplasmaspp,
Streptococcus và Staphylococcus.

- Thường không tiêm phòng kháng sinh cho lợn nái sau khi sinh
- Chưa có đầu tư tốt về chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi. Chuồng nuôi đa số là
chuồng tự xây dựng không đúng kỹ thuật nên khó vệ sinh sạch, nền chuồng thường
bẩn tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật gây nên hội chứng M.M.A phát triển.
3.4. Xác định ảnh hưởng của hội chứng M.M.A đến năng suất sinh sản của lợn nái
Trong tổng số lợn nái điều tra, chúng tôi tiến hành chọn ngẫu nhiên 22 nái ở
nhóm mắc M.M.A và 163 nái ở nhóm không mắc M.M.A. Từ hai nhóm này chúng
tôi tiến hành khảo sát, phân tích một số các chỉ tiêu để đánh giá sự ảnh hưởng của
hội chứng M.M.A đến năng suất sinh sản của lợn nái. Kết quả thu được chúng tôi
trình bày ở bảng 3.4
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của hội chứng M.M.A đến năng suất sinh sản của lợn nái
Nái mắc hội chứng
M.M.A.

Nái không mắc hội
chứng M.M.A.

Tổng số lợn nái (con)

22

163

Số nái động dục lại sau cai sữa (con)

22

30

73,33


100,00

7,22 ± 1,20

4,50 ± 1,30

15

30

60,00

100,00

Tổng số lợn con sinh ra (con)

160

332

Số lợn con bị tiêu chảy (con)

95

145

59,37

43,67


Chỉ tiêu khảo sát

Tỷ lệ động dục lại sau cai sữa (%)
Thời gian động dục lại sau cai sữa (ngày)
Số nái đậu thai lần phối đầu (con)
Tỷ lệ đậu thai ở lứa sau (%)

Tỷ lệ lợn con tiêu chảy (%)
9


Trọng lượng lợn con 21 ngày tuổi (kg)

5,57 ± 0,62

6,15 ± 0,45

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy thời gian động dục lại sau cai sữa trên lợn nái
mắc hội chứng M.M.A. kéo dài hơn so với lợn nái không mắc chứng M.M.A. (7,22
so với 4,50 ngày).
Bảng 3.4 cũng cho thấy các chỉ tiêu tỷ lệ động dục lại sau cai sữa và tỷ lệ đậu
thai ở lứa sau của lợn nái mắc hội chứng M.M.A đều thấp hơn so với lợn nái không
mắc chứng M.M.A Trọng lượng lợn con 21 ngày tuổi ở lợn nái không mắc hội
chứng M.M.A cao hơn so với nhóm mắc hội chứng M.M.A.
Kết quả khảo sát trên đây cho thấy hội chứng M.M.A. đã ảnh hưởng xấu đến
năng suất sinh sản của lợn nái thể hiện qua việc kéo dài thời gian động dục lại sau cai
sữa, giảm tỷ lệ lợn nái động dục lại sau cai sữa, tăng tỷ lệ tiêu chảy trên đàn lợn con từ
đó làm giảm trọng lượng lợn con lúc 21 ngày tuổi.
3.5. Một số đề xuất về phòng và điều trị M.M.A

Hội chứng M.M.A. xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả
yếu tố nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh, biện pháp trợ sản…Để phòng ngừa hội
chứng M.M.A. không thể áp dụng từng biện pháp riêng lẻ mà phải áp dụng biện
pháp tổng hợp. Trên thực tế chúng tôi thấy rằng chăn nuôi lợn nái ở nông hộ chưa
được áp dụng tốt các biện pháp phòng và điều trị, để góp phần trong công tác
phòng và trị hội chứng M.M.A có hiệu quả chúng tôi đưa ra một số đề xuất như
sau:
3.5.1. Biện pháp phòng
Theo nghiên cứu ở trên chúng tôi thấy được những nguyên nhân chủ yếu gây
nên hội chứng M.M.A. Vậy muốn phòng được hội chứng này thì chúng ta phải
khắc phục các nguyên nhân gây nên. Để phòng được hội chứng theo chúng tôi phải
thực hiện tốt một số khâu sau:
* Vệ sinh
10


Đối với người ra vào chuồng: Phải có bảo hộ trước khi vào chuồng (quần áo
bảo hộ, ủng, …)
Đối với lợn nái:
- Lợn nái phải được tắm rửa sạch sẽ ( mùa hè tắm 1 – 2 lần /ngày, mùa đông
không tắm), thường xuyên thu gom phân, không để phân dính vào bụng, mông lợn.
- Trước khi đẻ 1 tuần phải chú ý vệ sinh cơ thể cho lợn.
- Thường xuyên lau sạch bầu vú lợn hàng ngày
Đối với chuồng nuôi:
- Xây dựng theo đúng kỹ thuật, đảm bảo diện tích vận động cho lợn nái
- Xịt rửa lối đi hàng ngày
- Phun sát trùng 1 tuần 1 lần bằng thuốc sát trùng (ví dụ: Biocide, HCG,HanIodin 10%, …).
- Vệ sinh chuồng khô ráo, sạch sẽ, đảm bảo nền chuồng và lối đi lúc nào
cũng phải khô.
- Các dụng cụ thú y, dụng cụ chăn nuôi sau khi dùng xong phải vệ sinh sạch

sẽ để đúng nơi quy định.
* Chăm sóc nuôi dưỡng:
Lưu ý khẩu phần ăn của lợn nái: Lợn nái phải được cho ăn theo đúng khẩu
phần theo từng giai đoạn. (Nái chửa chia làm 2 thời kỳ chửa: chửa kỳ 1 cho ăn 1,8
– 2 Kg cám hỗn hợp/ngày, chửa kỳ 2 cho ăn 2,2 – 2,5 Kg thức ăn hỗn hợp/ngày;
Nái nuôi con cho ăn theo nhu cầu từ 5 – 7 kg thức ăn hỗn hợp/ngày, sắp cái sữa
khoảng 3 ngày cho ăn khoảng 1,5 – 2 kg thức ăn hỗn hợp/ngày)) Theo dõi thường
xuyên điều chỉnh khẩu phần ăn của từng con thông qua việc quan sát theo dõi thể
trạng của từng con. Nên bổ xung thêm thức ăn xanh cho lợn nái để cung cấp
vitamin cũng như chất xơ như: rau lang, rau muống,….
Khâu phối giống, trợ sản.

11


- Đảm bảo các dụng cụ dùng trong phối giống luôn sạch sẽ ( các dụng cụ như
dẫn tinh quản, panh phải được hấp sát trùng hoặc luộc ở nhiệt độ sôi 30 phút).
- Thao tác phối giống đúng kỹ thuật, nhẹ nhàng không làm xây sát đường
sinh dục của lợn.
- Khi lợn mẹ có biểu hiện đẻ phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như:
panh, kéo, dây thắt rốn, cồn Iod, thuốc sát trùng; Phải rửa sạch phần thân sau, vú
bằng dung dịch sát trùng nồng độ thấp sau đó lau khô.
- Nên đeo găng tay vô trùng hoặc sát trùng kỹ tay khi can thiệp và khi đỡ đẻ.
- Sau khi đẻ xong tiêm một mũi Oxytocin
- Tiêm phòng một mũi kháng sinh ngay sau khi sinh để phòng viêm nhiễm
(sử dụng kháng sinh có tác dụng kéo dài, ít ảnh hưởng tới sữa như: Marphamox-LA
với thành phần là kháng sinh amoxycilin, Marphamox-gen-LA của công ty
Marphavet, hoặc Bio-Cefquin với thành phần Cefquinome của công ty thuốc thú y
Bio-Pharmachemie, Bio-Amox LA với thành phần là Amoxycilin,…)
3.5.2. Điều trị

Áp dụng biện pháp điều trị tổng hợp: Sử dụng thuốc kết hợp với chăm sóc
nuôi dưỡng và vệ sinh tốt chuồng trại chăn nuôi.
Trong quá trình dùng thuốc chú y phải dùng kết hợp như sau:
- Thuốc điều trị nguyên nhân: Kháng sinh diệt hệ vi khuẩn gây nên
M.M.A
- Thuốc điều trị triệu chứng: Thuốc hạ sốt ( Analgin – C, Gluco KC,….)
- Thuốc trợ sức trợ lực: ADE.Bcomplex
Thực tế điều trị cũng như trong quá trình khảo sát chúng tôi đưa ra một số
phác đồ điều trị M.M.A có hiệu quả tốt như:
Phác đồ I:

- Oxytocin: 2ml/lần, tiêm bắp ngày 1 lần trong suốt quá
trình điều trị.

12


- Amoxicyclin-LA:1ml/10kgP, tiêm bắp 2 ngày 1 lần, tiêm
liệu trình 3 - 5 ngày.
- Analgin - C: 1ml/15kg P, tiêm bắp ngày 1 lần, tiêm liên
tục 3 – 5 ngày.
- ADE.Bcomplex: 1ml/10kgP, tiêm bắp ngày 1 lần, tiêm
liên tục 3 – 5 ngày
Phác đồ II:

- Oxytocin: 2ml/con/lần điều trị, tiêm bắp.
- Baytril Max: 7,5 ml/100 kgP, tiêm bắp ngày 1 lần, tiêm
liên tục 3 - 5 ngày.
- Multivit - forte: 10 - 15ml/con/lần, tiêm bắp ngày 2 lần,
tiêm liên tục 3 - 5 ngày.

- Analgin - C: 1ml/15kg P, tiêm bắp ngày 1 lần, tiêm liên
tục 3 – 5 ngày.

Trong điều trị cần lưu ý:
Sử dụng thuốc kháng sinh: Sử dụng các loại kháng sinh có hoạt phổ rộng (vì
hệ vi khuẩn gây M.M.A rất đa dạng có cả vi khuẩn Gram (-) và vi khuẩn Gram (+)),
có tác dụng kéo dài và ít ảnh hưởng đến sữa. Trong quá trình sử dụng kháng sinh
phải sử dụng đúng nguyên tắc (sử dụng sớm, đúng, đủ liệu trình)
Điều trị viêm tử cung cần lưu ý sử dụng thuốc kết hợp với thụt rửa bằng các
dung dịch sát trùng nồng độ thấp như: Lugol 0,1%; Thuốc tím 0,1%; Iodin 0,1%.
(Sử dụng các dung dịch có Iod vừa có tác dụng sát trùng vừa có tác dụng kích thích
tái tạo các tế bào niêm mạc). Sử dụng kháng sinh có thể bằng phương pháp tiêm
hoặc đặt thuốc.
Điều trị viêm vú cho lợn cần lưu ý sử dụng thuốc kết hợp với xoa bóp bầu
vú, vắt bớt sữa có lẫn dịch viêm. Mặt khác phải để giảm ảnh hưởng đến lợn con
nên sử dụng các sản phẩm đạm sữa thay thế hiện nay có bán trên thị trường giúp bổ

13


sung dinh dưỡng và hạn chế tiêu chảy ở lợn con (vì lợn mẹ giảm sữa, mất sữa và
sữa nhiễm dịch rỉ viêm gây tiêu chảy ở lợn con)
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận.
- Tỷ lệ mắc M.M.A phụ thuộc vào lứa đẻ của lợn nái, lợn nái đẻ >6 lứa mắc cao nhất
(80,24%) sau đó đến lợn nái đẻ lứa 1 (62,50%) và thấp nhất là lợn nái đẻ từ lứa 2 – 6
(31,58%)
- Lợn nái mắc M.M.A ít biểu hiện ở thể điển hình, chỉ có 3,45% lợn nái mắc ở thể điển
hình trong tổng số nái mắc M.M.A
- Tỷ lệ mắc M.M.A phụ thuộc vào giống lợn. Giống lợn ngoại mắc cao nhất với tỷ lệ

(74,42%), sau đó đến lợn lai với tỷ lệ (52,14%) và thấp nhất ở giống lợn nội với tỷ lệ
(26,67%)
- Hội chứng M.M.A ảnh hưởng xấu đến năng suất sinh sản của lợn nái thể hiện qua
việc kéo dài thời gian động dục lại sau cai sữa, giảm tỷ lệ lợn nái động dục lại sau cai
sữa, tăng tỷ lệ tiêu chảy trên đàn lợn con từ đó làm giảm trọng lượng lợn con lúc 21
ngày tuổi.
- Để phòng ngừa hội chứng M.M.A. không thể áp dụng từng biện pháp riêng lẻ mà
phải áp dụng biện pháp tổng hợp như vệ sinh và chăm sóc nuôi dưỡng
- Để điều trị hiệu quả hội chứng M.M.A phải áp dụng biện pháp điều trị kết hợp sử
dụng thuốc đúng với các biện pháp hỗ trợ khác.
4.2. Kiến nghị.
Để có những mô hình chăn nuôi lợn nái tại địa phương cần phải được tập
huấn chuyển giao khoa học chuyên môn cho ngành chăn nuôi để người nông dân
14


nắm băt dược những quy trình chăm sóc và chăn nuôi về cách xây dựng chuồng
trại, chọn con giống, cách thức chăn nuôi, cách thức phòng bệnh và cách thức chăm
sóc khi lợn mang thai và thời điểm sinh sản, chính vì vậy chúng em rất mong sự
dúp đỡ của khoa chăn nuôi thú y trường cao đảng công nghệ phú thọ, khuyên nông
xã tập huấn các lớp tìm hiểu về cách phòng các bệnh thường găp trong chăn nuôi,
để đạt được kêt quả tốt hơn.
- Do thời gian ngắn nên chúng tôi chưa nghiên cứu được hội chứng M.M.A có liên
quan đến mùa vụ hay không nên chúng tôi đề nghị tiếp tục có những nghiên cứu
mới về hội chứng M.M.A theo mùa vụ.
- Đưa những nội dung trong đề tài này vào tuyên truyền phổ biến trong công tác
dạy nghề.

15




×