Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Quản lý kiến trúc cảnh quan nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản tuyến phố phùng hưng, quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.5 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM QUANG ANH

QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN NHẰM
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN
TUYẾN PHỐ PHÙNG HƯNG, QUẬN HOÀN
KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM QUANG ANH
KHÓA: 2015-2017

QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN NHẰM BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TUYẾN PHỐ PHÙNG
HƯNG, QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình


Mã số: 60.58.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ ĐÌNH TRI

HÀ NỘI, NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới TS.Lê Đình Tri người
thầy trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo đã chỉ bảo, dạy dỗ tác
giả trong suốt quá trình học tập.
Tác giả xin trân trọng cảm, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng,
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Quang Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Quang Anh


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
*Lý do chọn đề tài ........................................................................................ i
*Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: ...................................... iv
Mục đích nghiên cứu: ................................................................................................................... iv
Nhiệm vụ nghiên cứu:................................................................................................................... iv
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... v
* Nội dung nghiên cứu ................................................................................ v
* Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................... vi
* Các khái niệm (thuật ngữ) ...................................................................... vi
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................ viii
Cấu trúc luận văn có phần nội dung gồm 3 chương: .............................. ix
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN VÀ BẢO TỒN DI SẢN GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA
TRÊN TUYẾN PHỐ PHÙNG HƯNG. ....................................................... 1



1.1 Khái quát về quản lý kiến trúc cảnh quan trên địa bàn quận Hoàn
Kiếm.............................................................................................................. 1
1.1.1 Khái niệm về quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị......................................................... 1
1.1.2 Thực trạng công tác quản lý Kiến trúc cảnh quan trên địa bàn Khu phố cổ,
quận Hoàn Kiếm . .............................................................................................................................. 4
1.2 Thực trạng Kiến trúc cảnh quan hai bên tuyến phố Phùng Hưng,
quận Hoàn Kiếm........................................................................................ 10
1. 2 .1 Vị trí và phạm vi khu phố cổ Hà Nội:.......................................................................... 10
1.2.2 Đặc điểm, giá trị lịch sử, giá trị văn hóa và giá trị kiến trúc của tuyến phố
Phùng Hưng. ...................................................................................................................................... 12
1.2.3. Hiện trạng kiến trúc cảnh quan tuyến phố Phùng Hưng ........................................ 15
1.2.4 Hiện trạng các công trình văn hóa di sản trên tuyến phố. ....................................... 21
1.3 Thực trạng công tác quản lý kiến trúc cảnh quan trên tuyến phố
Phùng Hưng: .............................................................................................. 22
1.3.1 Công tác quản lý kiến trúc cảnh quan trên tuyến phố Phùng Hưng .................... 22
1.3.2 Thực trạng công tác bảo tồn di sản có giá trị tại Khu phố cổ quận Hoàn Kiếm23
1.4 Những hạn chế của công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan trên tuyến phố Phùng Hưng. .......................................................... 25
1.4.1 Quản lý chỉnh trang không gian cây xanh (vườn hoa) trên toàn bộ tuyến phố
Phùng Hưng: ...................................................................................................................................... 25
1.4.2. Quản lý bảo tồn tôn tạo các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử: .................... 25
1.4.3 Quản lý mặt đứng kiến trúc hai bên tuyến phố. ....................................................... 26
1.4.4 Quản lý tổ chức khai thác điểm đỗ xe ......................................................................... 26
1.4.5 Quản lý khai thác, cải tạo tuyến đường sắt và các vòm tường gầm đường
sắt. ….................................................................................................................................................... 27
1.4.6 Quy hoạch chi tiết tuyến phố, các quyết định quy chế quản lý đã được duyệt27


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN VÀ BẢO TỒN TÔN TẠO, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN LỊCH

SỬ VĂN HÓA CỦA TUYẾN PHỐ PHÙNG HƯNG QUẬN HOÀN
KIẾM .......................................................................................................... 28
2.1 Cở sở pháp lý quản lý kiến trúc cảnh quan và bảo tồn di sản ........ 28
2.1.1 Hệ thống văn bản pháp lý về quản lý kiến trúc cảnh quan và bảo tồn di sản... 28
2.1.2 Văn bản pháp lý liên quan:................................................................................................. 29
2.2 Cơ sở lý luận về quản lý Kiến trúc cảnh quan và bảo tồn di sản.... 29
2.2.1 Lý thuyết về kiến trúc cảnh quan:.................................................................................... 29
2.2.2 Lý thuyết về bảo tồn di sản kiến trúc đô thị ................................................................. 37
2.2.3 Nội dung quản lý kiến trúc cảnh quan ........................................................................... 41
2.2.4 Nội dung quản lý bảo tồn di sản kiến trúc:................................................................... 46
2.3 Những yếu tố tác động đến công tác quản lý kiến trúc cảnh quan và
bảo tồn di sản kiến trúc đô thị tại tuyến phố Phùng Hưng, quận Hoàn
Kiếm. ........................................................................................................... 47
2.3.1 Cơ chế chính sách ............................................................................................................... 47
2.3.2 Văn hóa, lịch sử ................................................................................................................... 50
2.3.3 Quy hoạch kiến trúc: .......................................................................................................... 52
2.3.4 Cộng đồng dân cư:.............................................................................................................. 52
2.3.5 Trình độ quản lý..................................................................................................................... 53
2.3.6 Nguyên tắc quản lý............................................................................................................. 53
2.4Vai trò của cộng đồng trong quản lý kiến trúc cảnh
qua……….....55
2.5 Kinh nghiệm về quản lý Kiến trúc cảnh quan và bảo tồn di sản
kiến trúc đô thị trên thế giới và ở Việt Nam. .......................................... 56


* Khu phố cổ Dadaocheng - bài học bảo tồn và quản lý di sản của Đài
Loan[6] ........................................................................................................ 56
* Tại Singapore ........................................................................................... 58
* Tại Canada................................................................................................ 59
* Tại Thụy Điển .......................................................................................... 61

* Tại Trung Quốc ........................................................................................ 62
Tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam ..................................................... 63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VÀ
BẢO TỒN PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA CỦA
TUYẾN PHỐ PHÙNG HƯNG. ................................................................. 66
3.1Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc quản lý .......................................... 66
3.1.1 Quan điểm quản lý.............................................................................................................. 66
3.1.2 Mục tiêu quản lý .................................................................................................................... 69
3.1.3 Nguyên tắc quản lý: .............................................................................................................. 69

3.2Đề xuất GPQL Kiến trúc cảnh quan và bảo tồn phát huy giá trị DS trên tuyến phố
3.2.1 Quản lý quy hoạch .............................................................................................................. 71
3.2.2 Quản lý Thiết kế đô thị và Kiến trúc. ........................................................................... 72
3.2.3 Quản lý hạ tầng ...................................................................................................................... 74
3.2.4 Quản lý di sản....................................................................................................................... 77
3.2.5 Quy chế ..................................................................................................................................... 78
3.2.6 Bộ máy quản lý .................................................................................................................... 79
3.2.7 Cộng đồng ............................................................................................................................. 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 83
Kết luận ....................................................................................................... 83
Kiến nghị ..................................................................................................... 86


i

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Khu phố cổ Hà Nội là khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở
ngoài hoàng thành Thăng Long.Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động
tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề

đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh
đô.
Khu phố Cổ là di tích lịch sử cấp Quốc gia được xếp hạng năm 2004 có giá trị
về cấu trúc không gian đô thị gắn với các phố nghề, phường nghề và lễ hội
truyền thống, hệ thống di sản, di tích kiến trúc có ý nghĩa văn hóa qua các giai
đoạn lịch sử. Phần lớn nhà ở có tổ chức không gian hình ống, với các lớp
công trình có sân trong xen kẽ, có mái dốc lợp ngói.
Trải qua thời gian, lịch sử, Khu phố cổ Hà Nội cũng biến đổi và dần mất đi
những giá trị văn hóa và lịch sử vốn có ban đầu. Sự tập trung dân số quá đông
và sự thay đổi của kinh tế thị trường cũng có những tác động biến đổi lớn đến
quy hoạch và kiến trúc khu phổ HN.(Dân số Khu phố Cổ hiện tại khoảng
66.600 người).Thực tế cho thấy các phố “hàng” nghề truyền thống không còn
giữ được mà thay đổi chuyển biến kinh doanh những mặt hàng phù hợp với
thời buổi hiện tại. Dân cư tập trung ngày một đông trong khu phố cổ làm cở
sở hạ tầng và diện tích cư trú vốn đã xuống cấp không thể đủ đáp ứng nhu cầu
sinh hoạt dẫn đến quá tải phải cơi nới không gian sinh hoạt tự phát và cục bộ,
từ đó làm thay đổi tổng thể không gian chung và những giá trị về mặt kiến
trúc công trình. Rộng hơn những thay đổi đó làm xuống cấp mỹ quan đô thị
của các tuyến phố cũng như toàn bộ khu vực phố cổ HN. Không nằm ngoài
quy luật vận động và phát triển của khu vực phố cổ, tuyến phố Phùng Hưng,
quận Hoàn Kiếm hiện nay cũng có nhiều vấn đề về mặt kiến trúc cảnh quan


ii

cần được nghiên cứu để có những giải pháp cải thiện về mặt quản lý tổng thể
kiến trúc cảnh quan nhằm nâng cao mỹ quan đô thị, bảo tồn những công trình
kiến trúc cổ có giá trị trên tuyến phố, phát huy được giá trị văn hóa, lịch sử
vốn có ở thời điểm hiện tại và phù hợp với nhu cầu phát triển chung của toàn
bộ khu phố cổ HN trong tương lai.

Hiện nay trên tuyến phố thực trạng cảnh quan kiến trúc bị xuống cấp, như hầu
hết các tuyến trong khu phố cổ Hà Nội, phố Phùng Hưng là tuyến phố kinh
doanh thương mại nhiều mặt hàng từ đồ điện, điện tử thiết bị gia dụng, đồ
nhựa gia dụng, kinh doanh dịch vụ ăn uống…và nhiều mặt hàng nhỏ lẻ khác.
Do vậy không gian cộng đồng đang bị chiếm dụng tối đa vào mục đích kinh
doanh. Thêm vào đó do mặt cắt ngang tuyến phố Phùng Hưng tương đối rộng
và phía vỉa hè bên tuyến đường sắt nên được chính quyền cho hợp thức hóa
việc trông giữ xe ô tô, xe máy, nhưng không được quản lý chặt chẽ và có quy
hoạch và quy định rõ ràng đangquá tải, gây mất mỹ quan đô thị. Việc buông
lỏng quản lý xây dựng nên tình trạng, mặt đứng kiến trúc của toàn tuyến
không theo quy định về mặt đứng tuyến phố trong quy chế quản lý phố cổ.
Kiến trúc cảnh quan tổng thể bị vi phạm quy định và quy hoạch chung đã
được nêu rõ trong quy chế quản lý kiến trúc – quy hoạch KPC từ chiều cao,
hình thức, màu sắc đến vật liệu xây dựng. Phố Phùng Hưng là tuyến phố kinh
doanh thương mại, việc treo biển hiệu biển quảng cáo không đồng bộ tổng
thể, việc kiểm tra giám sát lỏng lẻo nên cũng rơi vào tình trạng không thống
nhất, từ màu sắc, hình dáng và nhất là kích thước. Môi trường đô thị bị ô
nhiễm do các hoạt động sinh hoạt, kinh doanh, giao thông tạo nên áp lực lớn
đối với của hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Hệ thống cây xanh không đống đều,
mật độ nhiều đoạn còn thấp, cảnh quan vườn hoa thiếu tính mỹ quan kiến trúc
nên việc khai thác sử dụng không hiệu quả.Chưa có công cụ quản lý và chế tài
giám sát hữu hiệu cho cảnh quan tuyến phố.Các văn bản pháp lý, quy định cụ


iii

thể chưa được áp dụng là công cụ chính để việc quản lý hữu hiệu, hoạt động,
bảo tồn và tôn tạo tuyến phố. Mặc dù quyết định số 6398/QĐ-UBND ngày
24/10/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy chế quản lý
quy hoạch – kiến trúc khu phố cổ Hà Nội đã được ban hành, nhưng việc áp

dụng vào thực tế của khu phố cổ Hà Nội nói chung và tuyến phố Phùng Hưng
còn khó khăn, chưa đồng bộ, thiếu dứt khoát. Hiện nay nhà tang lễ Thành phố
được đặt tại số nhà 125 Phùng Hưng, nhiều năm tổ chức phục vụ cho người
dân,đã được đầu tư nhưng do số lượng phục vụ nhân dân quá lớn, rơi vào tình
trạng quá tải, không thể đáp ứng trọn vẹ nhu cầu mai táng của nhân dân địa
bàn, cơ sử vật chất phục vụ thiếu thốn, việc di chuyển đến cá nơi an táng còn
xa, gây nên hiện tượng tắc nghẽ giao thông ảnh hưởng tâm lý người dân. Tình
trạng mất vệ sinh chung, ít nhiều gây mất mỹ quan đô thị. Sự tham gia và
giám sát của cộng đồng trong công tác quản lý trên tuyến phố hầu như không
được chú trọng. Công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật quy định,
quy hoạch về hoạt động xây dựng và vận động người dân để cùng công tác
quản lý cũng không được thực hiện đầy đủ và thường xuyên. Điều đó là một
bất lợi không nhỏ để việc quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến phố được thực
hiện tốt hơn và có hiệu quả sâu sát đến từng cư dân trên tuyến phố.
Phố Phùng Hưng là một tuyến phố đẹp với nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa,
kiến trúc và di sản nhưng nằm trong sự phát triển chung của quá trình đô thị
hóa nên nhiều giá trị đang có nguy cơ biến mất cần được nghiên cứu quy
hoạch chỉnh trang lại kiến trúc cảnh quan, bảo tồn những công trình có giá trị
vừa nâng cao phát huy về mặt mỹ quan tuyến phố cho phù hợp với xu thế
phát triển trong tương lai của Khu vực phố cổ Hà Nội bằng việc nâng cao chất
lượng quản lý kiến trúc cảnh quan và quản lý bảo tồn các công trình có giá trị
trên địa bàn.


iv

Việc nghiên cứu đề tài : “Quản lý kiến trúc cảnh quan nhằm bảo tồn và
phát huy giá trị di sản tại tuyến phố Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm,
thành phố Hà Nội ”là có ý nghĩa cấp thiết cả trên phương diện lý thuyết và
thực tiễn, góp phần hoàn thiện, chỉnh trang kiến trúc cảnh quan của tuyến phố

Phùng Hưng tuân thủ theo quy chế quản lý quy hoạch và kiến trúc KPC Hà
Nội đã được ban hành, trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị di sản của tuyến
phố. Đồng thời là phương án góp ý để hoàn thiện công tác quản lý cho UBND
quận Hoàn Kiếm và Ban quản lý phố cổ Hà Nội tại KPC Hà Nội.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
*Mục đích nghiên cứu:
+ Tìm hiểu, rút kinh nghiệm công tác quản lý kiến trúc cảnh quan và
bảo tồn phát huy giá trị di sản tại các đô thị trong nước và các nước trên thế
giới.
+ Đề xuất các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan và bảo tồn phát
huy giá trị di sản, xây dựng cơ chế và bộ máy giám sát, thực hiện việc áp
dụng hiệu quả quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu phố cổ Hà Nội cho
tuyến phố Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm.
+ Nghiên cứu các giải pháp quy định chính sách để đảm bảo có sự tham
gia của cộng đồng có hiệu quả, cải thiện về đời sông nhân dân trên địa bàn,
khai thác giá trị và bảo tồn giá trị di sản hiệu quả không gian kiến trúc cảnh
quan tuyến phố góp phần phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và phát triển du
lịch khu phố cổ Hà Nội.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng và công tác quản lý kiến trúc cảnh quan
tuyến phố Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm.


v

+ Tổng kết, phân tích những mặt đã làm được, chưa làm được; xác định
những mâu thuẫn, tồn tại, bất cập cần giải quyết trong công tác quản lý kiến
trúc cảnh quan và bảo tồn di sản lịch sử có giá trị trên tuyến phố Phùng Hưng.
+ Thu thập, đánh giá các nghiên cứu trước đây về tổ chức, quy hoạch
và quản lý kiến trúc cảnh quan và bảo tồn di sản trong khu phố cổ HN.

+ Tìm hiểu các cơ sở khoa học và kinh nghiệm quản lý kiến trúc cảnh
quan và bảo tồn di sản tại các thành phố trong và ngoài nước.
+ Đề xuất các giải pháp quy hoạch và kiến trúc cảnh quan thích hợp với
điều kiện hiện tại và tương lai của tuyến phố Phùng Hưng.
+ Đề xuất xây dựng, bổ sung quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc vùng
đệm, vùng giáp ranh củakhu phố cổ Hà Nội.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống không gian kiến trúc cảnh quan, công
tác quản lý kiến trúc cảnh quan và bảo tồn di sản có giá trị trong phạm vi
tuyến phố Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm.
- Phạm vi nghiên cứu: Tuyến phố Phùng Hưng quận Hoàn Kiếm ( bắt đầu
từ điểm giao phố Hàng Bông đến điểm kết thúc tại điểm giao với phố Hàng
Cót với dãy số lẻ, và điểm giao với phố Phan Đình Phùng dãy số chẵn ) tổng
chiều dài toàn tuyến là 1250 m.
* Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng quản lý kiến trúc cảnh quan và các công trình
di sản tại khu phố cổ Hà Nội và cụ thể trên tuyến phố Phùng Hưng, quận
Hoàn Kiếm.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài.


vi

- Đề xuất giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan và bảo tồn di sản có giá
trị trên tuyến phố Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận logíc, phân tích và tổng hợp so sánh
đối chiếu định tính và định lượng và tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp thu nhập thông tin: Tập hợp nghiên cứu tài liệu, nghiên
cứu phi thực nghiệm, điều tra khảo sát tại địa phương, phỏng vấn xử lý định

lượng.
- Phương pháp phân tích suy luận : Bằng các kiến thức đã học, thực tế
công tác và lý luận logíc để nghiên cứu vấn đề.
* Các khái niệm (thuật ngữ)
- Khái niệm về cảnh quan: Tùy theomồi ngành có một cách quan niệm khác
nhau về cảnh quan. Theo các nhà thiết kế cảnh quan:
+ Phong cảnh là một không gian hạn chế, mở ra nhừng điểm nhất định. Đó là
những thành phần thiên nhiên và nhân tạo mang đến cho con người nhũng
cảm xúc và tâm trạng khác nhau như: Sông, núi, làng mạc, phố xá...
+ Cảnh quan theo các nhà địa lý cảnh quan là bộ phận của bề mặt trái đất, có
những đặc điểm riêng về địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai...nó phân biệt
hẳn với những khu vực xung quanh.
+ Con người chịu tác động của môi trường cảnh quan thông qua tất cả các
giác quan (chủ yếu là thị giác). Môi trường này được hình thành do hệ quả tác
động tương hỗ của các thành phần cảnh quan. Hệ thống mối quan hệ này đã
tạo nên nét đặc trưng cho mỗi vùng với kiểu cảnh quan khác nhau. Tùy


vii

theocách phân loại mà ta có các loại cánh quan như: cảnh quan đô thị, cảnh
quan nông thôn, cảnh quan biển, cảnh quan núi, đồng bằng...
-Kiến trúc cảnh quan: là hoạt động định hướng của con người tác động vào
môi trường nhân tạo đề làm cân bằng mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố
thiên nhiên và nhân tạo, tạo nên sự tổng hòa giữa chúng. Kiến trúc cảnh quan
là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành
khác nhau (Quy hoạch không gian, quy hoạch HTKT, Kiến trúc công trình,
điêu khắc, hội họa...) nhằm đáp ứng các yêu cầu về công năng, thẩm mỹ, môi
trường sống, làm việc nghỉ ngơi của con người.
- Phân loại kiến trúc cảnh quan: cảnh quan các khu đô thị trong không gian

tổng thể của các khu vực với góc nhìn từ các hướng tiếp cận bên ngoài.
+ Nhịp điệu trong khu đô thị
+ Quy hoạch chiều cao
+ Phối kết màu sắc
+ Xử lý hiệu quả ánh sáng
+ Vật liệu trang trí
- Quản lý cảnh quan kiến trúc cảnh quan tuyến phố : toàn bộ các hoạt động
quản lý nhằm tạo lập các không gian công cộng, cảnh quan tuyến phố hài hòa
và nâng cao chất lượng, môi trường đô thị, các công trình đảm bảo khoảng lùi
theo quy định, chiều cao công trình, khối đế công trình, mái nhà chiều cao và
độ vươn của ô văng tầng 1, các phân vị đứng, ngang, độ đặc rỗng, bố trí cửa
sổ cửa đi về phía mặt phố đảm bảo tính liên tục, hài hòa với kiến trúc của toàn
tuyến.


viii

- Cảnh quan đô thị: là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô
thị như không gian trước tố hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, vỉa hè,
đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đôi, núi, gò đất,
đao, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh,
rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị.
- Di sản: là một khái niệm mở,có thể hiểu là những giá trị vật thể hoặc phi vật
thể được để lại từ xa xưa và tồn tại có giá trị đến ngày nay.
- Di sản kiến trúc: Toàn bộ hoạt động xây dựng của con người còn lại đến
ngày nay ở dạng các công trình đơn lẻ, các quần thể kiến trúc hoặc các đô thị.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Làm rõ thực trạng công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc, thực trạng kiến
trúc cảnh quan của tuyến phố Phùng Hưng và hiện trạng của các công trình
kiến trúc có giá trị lịch sử cần được bảo tồn.

- Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tế về quản lý quy hoạch kiến
trúc cảnh quan và bảo tồn di sản.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch
kiến trúc cảnh quan và bảo tồn tại tuyến phố Phùng Hưng.
- Đề xuất phương án quản lý quy hoạch, kiến trúc lại toàn bộ tuyến phố,
chỉnh trang lại một số điểm nút hoặc điểm nhấn của tuyến phố, phương án
bảo tồn những công trình có giá trị văn hóa lịch sử và kiến trúc.


ix

Cấu trúc luận văn gồm có:
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN VÀ BẢO TỒN DI SẢN GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA TUYẾN
PHỐ PHÙNG HƯNG.
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN VÀ BẢO TỒN TÔN TẠO, PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ
VĂN HÓA CỦA TUYẾN PHỐ PHÙNG HƯNG.
Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
VÀ BẢO TỒN PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA CỦA
TUYẾN PHỐ PHÙNG HƯNG
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO


THÔNG BÁO

Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Tuyến phố Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm nằm trong khu vực phố cổ Hà
Nội là tuyến giáp ranh phía tây của khu vực phố cổ với Hoàng Thành Thăng
long và khu vực phố cũ do người Pháp quy hoạch và xây dựng nhưng năm
đầu đặt trên đến Đông Dương của quận Ba Đình. Tuyến phố được hình thành
từ cuối thế kỷ 19 đến trước năm 1945 thì đã cơ bản định hình. Điểm đặc biệt
của tuyến phố không giống như các phố khác trong khu vực phố cổ là có
tuyến đường sắt dẫn từ Ga Hà Nội đi lên cầu Long Biên để đến các tỉnh phía
Đông Bắc Bộ chạy song song với tuyến đường bộ, tạo thành nét đặc trưng của
tuyến phố. Từ đó, tạo nên nét đặc biệt trong cảnh quan kiến trúc của tuyến
phố Phùng Hưng. Thêm vào đó kiến trúc phía bên dãy số lẻ của tuyến phố
mang những nét kiến trúc xem kẽ giữa kiến trúc truyền thống của người Việt
ở thành thị là không có quy mô lớn về không gian, chiều cao các công trình
cũng vừa phải, phần lớn là các ngôi nhà hai đến ba tầng. Đối với nhà dân
những nhà nào có điều kiện kinh tế hơn thì ngôi nhà hình ống được kéo dài
hơn về phía sau một chút, về cơ bản các ngôi nhà hình ống có chiều ngang 2
mét đến 5 mét, chiều dài từ 10 mét đến 60 mét, độ chệnh lệch không lớn và

hầu hết mặt tiền phía trước là để kinh doanh buôn bán các mặt hàng tiểu thủ
công nghiệp ( rất phổ biến trong khu vực phố cổ). Với nét kiến trúc Đông
Dương, kết hợp kiến trúc của người Phương Tây và kiến trúc bản địa được
một số nhà tư sản thành thị sinh sống trên phố Phùng Hưng xây dựng để tiện
cho việc sinh hoạt và kinh doanh. Và cuối cùng là những villa của người
Phương tây xây dựng trên phố Phùng Hưng.
 Tuyến phố Phùng Hưng tập trung đầy đủ những nét kiến trúc của văn
hóa bản địa và những nét kiến trúc của phương tây, có đầy đủ các giá trị về đô


84

thị, kiến trúc, cảnh quan, văn hóa và hoạt động sống động đa dạng…Phố
Phùng Hưng còn mang một giá trị lớn nữa – đó là tính toàn vẹn của một di
sản đô thị vốn rất khó giữ gìn ở các thành phố lớn dù đã trải qua hơn 100 năm
đó là tuyến đường sắt chạy dọc tuyến phố.
 Phố Phùng Hưng và khu phố cổ Hà nội nói chung không tránh khỏi sự
đe dọa của trào lưu đô thị hóa, sự gia tăng dân số, công tác quản lý đô thị còn
nhiều thiếu xót, thiếu sát thực và các cơ sở pháp lý, quy định, quy chế chưa
phát huy hết tác dụng gây, chế tài xử lý không kiên quyết dứt khoát tạo nên sự
xuống cấp của cảnh quan tuyến phố dẫn đến hậu quả là làm biến dạng các
công trình đặc biệt có giá trị và có giá trị, mất dần những giá trị di sản đô thị.
Nguy cơ này đòi hỏi phải có nhưng nghiên cứu nghiêm túc những vấn đề luận
văn đặt ra cho việc quản lý cảnh quan kiến trúc nhằm bảo tồn những giá trị di
sản của tuyến phố cũng như toàn bộ khu phố cổ Hà Nội, tìm lời giải cho việc
quản lý cảnh quan kiến trúc, bảo tồn và tiếp nối một tuyến phố đẹp trong khu
phố cổ, di tích lịch sử quốc gia khu đô thị đặc trưng của quá trình phát triển
Thăng Long – Hà Nội.
 Thủ đô Hà Nội đang phát triển không ngừng và thay đổi cơ cấu kinh tế,
Khu phố cổ Hà Nội cũng nằm trông sự vận động và phát triển đó, nên việc

nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm quản lý kiến trúc cảnh quan và bảo tồn
phát huy giá trị di sản có ý nghĩa thiết thực cho việc quản lý kiến trúc cảnh
quan kết hợp bảo tồn di sản trên những tuyến phố ranh giới của khu phố cổ
Hà Nội, tạo nên bước chuyển hài hòa và hợp lý giữa khu phố cổ và các khu
vực giáp ranh khác, thiết lập và định hình bản sắc kiến trúc của phố Phùng
Hưng trong tương lai. Đây là nội dung chủ yếu của luận văn: quản lý kiến trúc
cảnh quan để bảo tồn di sản và phát huy khai thác giá trị di sản để nâng cao
mỹ quan đô thị và tạo thêm giá trị về kinh tế, phát triển du lịch của tuyến phố
và Khu phố cổ. Việc làm cho tuyến phố có sự tiếp nối, sống động không chỉ


85

bởi tác động của các chính sách Nhà Nước, mà chính dân dân bằng các hoạt
động, ý thức và nhận thức đúng đắn về cảnh quan kiến trúc và bảo tồn di sản
cũng sẽ góp phần quyết định sự phồn vinh và phát triển của Khu phố cổ Hà
Nội trong đó có tuyến phố Phùng Hưng.
 Luận văn đúc kết các nội dung của các văn bản pháp lý, luật, nghị định,
thông tư liên quan đến quản lý quy hoạch, quản lý kiến trúc cảnh quan, Luật
di sản văn hóa Việt Nam, quy chế quản lý quy hoạch – kiến trúc khu phố cổ
Hà Nội.
 Luận văn tiến hành khảo sát, chụp ảnh và tìm hiểu tư liệu lịch sử để
phân loại đánh giá công tác quản lý kiến trúc cảnh quan, quản lý bảo tồn các
di sản kiến trúc có giá trị trên tuyến phố Phùng Hưng, khu phố cổ và quản lý
đô thị trên địa bàn quận Hoàn Kiếm nói chung.
 Luận văn đề xuất 6 giải pháp quản lý định hướng cơ bản để quản lý
kiến trúc cảnh quan và bảo tồn phát huy giá trị di sản kiến trúc. Các giải pháp
được đề xuất có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn phát triển đô thị và
tình trạng bảo tồn và kiến trúc của Khu phố cổ, là cơ sở để triển khai thực
hiện, cũng như xây dựng các dự án bảo tồn phát huy giá trị di sản kiến trúc

trong Khu phố cổ một cách thích hợp.
 Để có thể thực hiện tốt việc quản lý cảnh quan kiến trúc để bảo tồn phát
huy giá trị di sản trên tuyến phố Phùng Hưng trong bối cảnh phát triển đô thị
đang diễn ra tại Hà Nội thì các đề xuất giải pháp đã nêu ở trên cần được
nghiên cứu cụ thể và thực thi sớm.
 Luận văn nhấn mạnh sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý
kiến trúc cảnh quan nhằm phát huy giá trị di sản trên tuyến phố Phùng Hưng.
Sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý là điều kiện cần thiết đảm
bảo cảnh quan kiến trúc và di sản của tuyến phố được gắn kết vào cuộc sống.


86

Cần xem xét cộng đồng là một nguồn lực đối ứng chủ yếu với Nhà nước trong
việc thực thi thành công các giải pháp đã đề ra trong luận văn.
Kiến nghị
 Trong công tác quản lý kiến trúc cảnh quan và quản lý bảo tồn di sản
trông khu vực phố cổ cũng như tuyến phố Phùng Hưng nói riêng cho thấy luật
Di sản văn hóa – dù đã được sửa đổi bổ sung năm 2009 nhưng có những điểm
chưa phù hợp. Cần bổ sung các quy định rõ về Di sản Kiến trúc và Di sản đô
thị trong luật để những di sản này cũng được pháp luật công nhận, bảo vệ, đầu
tư thỏa đáng. Vì tầm quan trọng của việc bảo tồn phát huy giá trị di sản, phải
khẳng định vai trò chủ đạo và chi phối của Luật di sản văn hóa so với Luật
xây dựng và Luật quy hoạch đô thị để điều chỉnh các hoạt động cải tạo, xây
dựng mới trong khu vực bảo tồn. Việc quy định khoanh vùng và phân định
cấp độ bảo tồn di sản đô thị cần được làm rõ trong Luật di sản văn hóa.
 Thành phố và quận Hoàn Kiếm cần có chính sách cụ thể, thiết thực đối
với nhân dân khu phố cổ, tạo điều kiện để người dân tự nguyện tham gia công
tác bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống khu phố cổ Hà Nội. Các cơ quan
chức năng cũng tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, thuyết phục người

dân khu phố cổ Hà Nội nhận thức giá trị văn hóa truyền thống khu phố cổ là
di sản quý của chính họ, từ đó họ cần phải giữ gìn, bảo tồn và phát huy.
 UBND thành phố và UBND quận Hoàn Kiếm đẩy nhanh tiến độ công
tác đầu tư và xây dựng hoản chỉnh Khu nhà ở giãn dân phố cổ tại quận Long
Biên giai đoạn 1 khu đất có diện tích 11,12 ha tại khu đô thị Việt Hưng ( mục
tiêu di dời 7200 dân tương đương 1500 hộ). Nghiên cứu khả thi giai đoạn 2
của đề án giãn dân phố cổ với quy mô 30 ha và di dời 15000 dân ra khỏi khu
vực phố cổ.
Trong công tác quản lý kiến trúc cảnh quan, quản lý bảo tồn phát huy di sản
cần tổ chức nhiều hội thảo, lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực, quy


87

hoạch kiến trúc và bảo tồn di sản từ đó làm cơ sở nâng cao kiến thức cho các
cán bộ quản lý.
 UBND quận Hoàn Kiếm cần phát huy vai trò chủ đạo trong công tác
quản lý kiến trúc cảnh quan và bảo tồn di sản Khu phố cổ trong đó có phố
Phùng Hưng có thể thông quan mô hình Hợp tác công - tư (PPP) để cân đối
hài hòa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và của cộng đồng trong các dự án
chỉnh trang cảnh quan kiến trúc, dự án bảo tồn, tôn tạo và khai thác du lịch di
sản. Thiết lập cơ chế 3C ( Chính quyền + Chuyên gia + Cộng đồng) trong
việc lập kế hoạch, giám sát và thực hiện công tác chỉnh trang kiến trúc cảnh
quan và công tác bảo tồn.
 UBND quận Hoàn Kiếm chỉ đạo phòng quản lý đô thị phối hợp với
Ban quản lý phố cổ thường xuyên thanh tra, kiểm tra giám sát và nắm bắt tình
hình địa bàn chặt chẽ, kíp thời xử lý những vi phạm, kiên quyết xử lý không
cho tồn tại những vi phạm trong lĩnh vực xây dựng, xâm hại và lấn chiếm các
công trình di sản kiến trúc và di sản đô thị, các di tích đã được xếp hạng trong
phạm vi Khu phố cổ và trên tuyến phố Phùng Hưng./.



88

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1.Lê Trọng Bình - Giáo trình Luật và chính sách quản lý kiến trúc đô thị
2. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa
học kỹ thuật.
3. Đỗ Hậu, “Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia cùa cộng đồng”.
4. Đỗ Hậu (2013), “Quàn lý quy hoạch, kiến trúc cảnh quan vả xây dựng đô
thị” (Bài giảng cho học viên cao học).
5. Nguyền Tố Lăng (2006), “Quàn lý đô thị ờ các nước đang phát triển”, Bộ
Xây dựng - Trường đại học kiến trúc Hà Nội.
6. Phạm Thúy Loan - Viện Kiến trúc Quốc gia (Bài đăng Tạp chí Quy hoạch
Đô thị - số 20 - 2015)
7. Phạm Trọng Mạnh (2002), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng.
8. Kim Quảng Quân (2000), Thiết kế đô thị, NXB Xây dựng.
9. Nguyễn Quốc Thông, (2006) Bài giảng Quy hoạch và Quản lý đô thị.
10. Nguyễn Thị Thanh Thủy (1997), Tổ chức và quản lý môi trường cảnh
quan đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.
11. Trương Quang Thao – Giáo trình Đô thị học
12. Nguyễn Văn Uẩn - Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX
13. Chính phủ (2010), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập,
thẩm định, phé duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
14. Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về quan
lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
15. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Số:
28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 về việc ban hành Luật di sản văn
hóa.



89

16. Quốc hộinước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamLuật số:
32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 về viêc sử đổi bổ sung một số điều
của luật di sản văn hóa.
17.Quốc hộinước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Luật quy hoạch đô thị
số 30/2009/QH12 ngày 17/ 6 / 2009.
18. Kinh nghiệm quy hoạch tái thiết đô thị Singapore (2013), (Tài liệu hội
thảo đổi mới công tác quy hoạch).
19. UBND Thành phố Hà Nội,Quyết định số 6398/QĐ – UBND ngày
24/10/1013 của về việc Ban hành quy chế quản lý quy hoạch – kiến trúc khu
vực phố cổ Hà Nội.
20. Viện Bảo tồn Di tích, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Urban Solutions là
công ty tư vấn giải pháp đô thị của Hà Lan, cung cấp dịch vụ tư vấn về vấn đề
đô thị và bảo tồn di sản.- Quản lý di sản đô thị trong bối cảnh phát triển đô
thị ở Việt Nam - TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CHO NHỮNG NHÀ HOẠCH
ĐỊNH
21. Wikipedia -Bách khoa toàn thư mở
22. Hiến chương VENICE - Hiến chương Quốc tế về Bảo tồn và Trùng tu Di tích
và Di chỉ (1964)


×