Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Tiềm năng và định hƣớng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch cổ loa (đông anh, hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.84 KB, 65 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

ĐĂNG THỊ HƢƠNG QUỲNH

TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI
KHU DU LỊCH CỔ LOA
(ĐÔNG ANH, HÀ NỘI)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI – 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

ĐĂNG THỊ HƢƠNG QUỲNH

TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI
KHU DU LỊCH CỔ LOA
(ĐÔNG ANH, HÀ NỘI)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS. Trần Hạnh Phƣơng



HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai thực hiện khóa luận, em đã thƣờng xuyên nhận
đƣợc sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ văn và đặc
biệt là ThS. Trần Hạnh Phƣơng - ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn trong suốt quá trình
làm khóa luận.
Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã
tận tình hƣớng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện
tại khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo ThS. Tr ần Hạnh Phƣơng đã nhiệt
tình, chu đáo chỉ bảo, hƣớng dẫn em thực hiện khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất,
song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực
tế cũng nhƣ sự hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Em rất mong đƣợc sự góp ý của quý thầy, cô giáo và các bạn
đồng nghiệp để khóa luận hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Đăng Thị Hƣơng Quỳnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khóa luận này là kết
quả nghiên cứu của bản thân tôi dƣới sự hƣớng dẫn của ThS. Trần Hạnh Phƣơng.
Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.

Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của cá nhân mình trong khóa
luận này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Đăng Thị Hƣơng Quỳnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2.Lịch sử vấn đề ...............................................................................................................1
3.Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu ...............................................................................2
4.Mục đích nghiên cứu....................................................................................................2
5.Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................2
6.Đóng góp của khóa luận ..............................................................................................3
7.Bố cục của khóa luận ...................................................................................................3
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG......................................................................4
1.1. Khái niệm du lịch .....................................................................................................4
1.2. Khái niệm văn hóa ...................................................................................................5
1.3. Khái niệm về du lịch văn hóa .................................................................................8
1.4. Khái niệm về tài nguyên du lịch nhân văn ............................................................9
1.5. Khái niệm về lễ hội ................................................................................................10
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG, TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN DU
LỊCH Ở CỔ LOA ..............................................................................................................12
2.1.Khái quát về Cổ Loa ...............................................................................................12
2.1.1.Vị trí địa lý, tên gọi ..........................................................................................12
2.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển .....................................................................13
2.1.3.Dân cƣ ................................................................................................................18
2.2.Tiềm năng phát triển tài nguyên du lịch văn hóa Cổ Loa ..................................19

2.2.1.Lễ hội Cổ Loa ...................................................................................................19
2.2.2.Kho tàng di sản văn hóa Cổ Loa....................................................................22
2.2.3.Cơ sở hạ tầng du lịch tại Cổ Loa ....................................................................39
2.3.Thực trạng khai thác phát triển du lịch ở Cổ Loa................................................40
2.3.1.Thực trạng về công tác tổ chức, quản lý của các ban, ngành với hoạt động
du lịch ở Cổ Loa .........................................................................................................40
2.3.2.Tổ chức khai thác du lịch ở làng Cổ Loa.......................................................41


2.3.3.Số lƣợng du khách tham quan du lịch tại làng Cổ Loa................................43
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG, BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
KHU DI TÍCH CỔ LOA ..................................................................................................44
3.1.Dự báo xu thế phát triển của khu di tích Cổ Loa ................................................44
3.2.Những định hƣớng, giải pháp cơ bản để bảo tồn và khai thác các giá trị lịch sử
văn hóa khu di tích Cổ Loa phục vụ phát triển du lịch .............................................44
3.2.1.Định hƣớng quy hoạch du lịch khu di tích Cổ Loa ......................................44
3.2.2.Giải pháp tôn tạo và bảo tồn các di tích trong phát triển du lịch khu di tích
Cổ Loa 46
3.2.3.Giải pháp tuyên truyền, quảng cáo trong phát triển du lịch làng Cổ Loa..47
3.2.4.Giải pháp xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch .......................48
3.2.5.Giải pháp huy động vốn để phát triển du lịch ...............................................49
3.3.Hình thành, xây dựng một số tuyến du lịch tại khu di tích Cổ Loa ..................50
3.3.1.Tuyến du lịch trong làng ..................................................................................50
3.3.2.Các tuyến du lịch từ Cổ Loa đi các nơi .........................................................50
KẾT LUẬN ........................................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Nền kinh tếthế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng ngày càng
phát triểnvới nhịp độ nhanh và mạnh, cƣờng độ lao động ngày càng cao dẫn tới
trình trạng căng thẳng nên con ngƣời có nhu cầu nghỉ ngơi, thƣ giãn để phục hồi sức
khỏe và đó là động lực thúc đẩy du lịch phát triển.
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch trên thế giới, du lịch Việt Nam cũng
đang trên đà phát triển và hội nhập nhƣng vẫn còn nghèo nàn, nhỏ lẻ và manh mún.
Khu di tích lịch sử Cổ Loa là một khu du lịch đầy tiềm năng, mang giá trị lịch sử,
kiến trúc quân sự và cả giá trị tinh thần qua lễ hội truyền thống. Tuy nhiên, việc bảo
tồn, tôn tạo di tích cũng nhƣ phát triển du lịch nơi đây vẫn chƣa đồng bộ và chƣa
khai thác đƣợc hết giá trị của nó.
Bên cạnh đó, thời gian vừa qua tôi đã đƣợc thực tập, trải nghiệm thực tế tại
Công ty Cổ phần du lịch quốc tế Hùng Vƣơng, đƣợc đồng hành cùng tất cả mọi
ngƣời trong công ty có những chuyến tham quan thực tế, hƣớng dẫn khách du lịch
tại Cổ Loa,... Chính những kinh nghiệm thực tế đó đã giúp tôi làm tốt khóa luận tốt
nghiệp này.
Hơn thế nữa, Cổ Loa -quê hƣơng của tôi đứng trƣớc thực trạng chính những
ngƣời dân nơi đây cũng đang dần quên lịch sử hào hùng của mảnh đất này. Xuất
phát từ những thực tiễn đó, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Tiềm năng và định
hƣớng phát triển du lịch văn hóa tại khu du lịch Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)”
với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp đổi mới, phát triển, bảo
tồn giá trị văn hóa của quê hƣơng nói riêng và đ ất nƣớc nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về Cổ Loa đã có từ lâu, vào những năm 60 của thế kỷ XX và liên
tục cho đến những năm đầu của thế kỉ XXI. Cổ Loa thân thuộc với giảng viên và
sinh viên khoa lịch sử trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc
gia Hà Nội). Một trong những ngƣời nặng lòng với Cổ Loa và có nhiều công trình
nghiên cứu về vùng đất này là GS. Trần Quốc Vƣợng.

1



Trƣớc Cách mạng tháng Tám (1945) các công trình địa chí ghi chép bằng chữ
Hán về Cổ Loa có giá trị nhƣ “Cổ Loa xã chí”, “Cổ Loa thành sự tích điền thổ sắc
phong hợp biên”. Tiếp nối những truyền thống nghiên cứu về Cổ Loa và biên soạn
sách “Địa chí làng xã Hà Nội”.Năm 2007, văn phòng Ban chỉ đạo kỷ niệm 1000
năm Thăng Long Hà Nội cùng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển đã công
bố với bạn đọc cuốn sách “Địa chí Cổ Loa” dày 670 trang do PGS.TS.Vũ Văn Quân
đồng chủ biên.
Bên cạnh những cuốn sách nghiên cứu toàn diện về Cổ Loa còn có một số
cuốn sách nghiên cứu một phần nhỏ về Cổ Loa nhƣ “Non nƣớc Việt Nam” của Vũ
Thế Bình, “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Trần Quốc Vƣợng….
Kế thừa và tiếp thu kết quả của những tác giả đi trƣớc, kết hợp với nguồn tƣ
liệu có đƣợc, tôi mong muốn thực hiện việc tìm hiểu, nghiên cứu về khu di tích Cổ
Loa góp phần lƣu giữ, tổng hợp những tƣ liệu nghiên cứu về khu di tích này.
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: du lịch văn hóa.
Phạm vi nghiên cứu: khu di tích Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
4. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch ở Cổ Loa.
- Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại Cổ Loa.
- Đề xuất các giải pháp khai thác, bảo vệ và phát triển khu di tích Cổ Loa.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
-

Phƣơng pháp thu nhập, phân tích và xử lý tài liệu

-

Phƣơng pháp khảo sát thực địa


-

Phƣơng pháp phỏng vấn

6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận góp phần làm sáng tỏ thêm những hiểu biết về khu di tích lịch sử
văn hóa Cổ Loa; những giá trị, ý nghĩa mà khu di tích này mang l ại, đồng thời là
những định hƣớng mục tiêu giải pháp cho phát triển du lịch nơi đây.
Khóa luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, học tập

2


sau này.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài các phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận bao gồm 3
CHƢƠNG:
CHƢƠNG1.Những vấn đề chung
CHƢƠNG 2. Tiềm năng và thực trạng phát triển tài nguyên du lịch văn hóa Cổ
Loa
CHƢƠNG3. Định hƣớng, biện phápphát triển du lịch văn hóa khu di tích CổLoa

3


CHƢƠNG1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái niệm du lịch
Ngày nay du lịch đã trở thành hiện tƣợng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở
các nƣớc phát triển mà còn ở các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam. Do
hoàn cảnh khác nhau, dƣới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi ngƣời có cách

hiểu về du lịch khác nhau.
Định nghĩa du lịch theo quan điểm của Pirogionic: Du lịch là một dạng hoạt
động của dân cƣ trong thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển và lƣu lại tạm thời
bên ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất
và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa ho ặc thể thao kèm theo việc tiêu
thụ những giá trị về mặt tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội,...
Theo quan điểm của PGS. TS Trần Đức Thanh có thể tách nội dung thuật ngữ
du lịch làm 02 phần để định nghĩa, cụ thể:
- Sự di chuyển và lƣu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cƣ trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận
thức tại chỗ về thế giới xung quanh, có hay không kèm theo việc tiêu thụ một số giá
trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.
- Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong
quá trình di chuyển và lƣu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân
hay tập thể ngoài nơicƣ trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại
chỗ về thế giới xung quanh.
Định nghĩa du lịch trong Pháp lệnh Du lịch do Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội
ban hành ngày 8-02-1999, tại CHƢƠNG I, Điều 19, có định nghĩa “Du lịch là họat
động của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên cùa mình nhằm thỏa mãn nhu
cầu tham quan, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [25]
Nhƣ vậy du lịch là một khái niệm rộng, một phạm trù độc lập chứ không mang
nghĩa hẹp. Du lịch theo tiếng Hán là đi chơi có lịch trình. Trong đó “du” là rong
chơi, còn “lịch” là lịch trình, sự sắp xếp về thời gian. Chính vì vậy mới có thể phân
biệt du lịch với các hình thức cƣ trú thƣờng xuyên khác nhƣ đi du học, đi học xa,

4


làm xa,… Ngƣời ta quy ƣớc rằng chỉ có hoạt động rời khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên
và không vì mục đích kiếm tiền nhƣng dƣới 24 giờ thì gọi là tham quan. Trên thực

tế khái niệm du lịch rộng hơn tham quan, nó bao trùm cả tham quan cùng với đi lại,
ăn uống, nghỉ ngơi gọi là du lịch.
Ngày nay các loại hình du lịch càng đƣợc đa dạng hóa, chuyên môn hóa để
đáp ứng một cách tốt nhất, đầy đủ nhất cho nhu cầu du lịch của du khách. Với sự
phát triển về mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, du lịch trở thành một nhu cầu quan
trọng của ngƣời dân nhiều nƣớc trên thế giới. Muốn du lịch thực sự phát triển,
khách du lịch đông hơn thì đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều mặt của nhiều bên. Trƣớc tiên
là sự phát triển kinh tế của ngƣời dân vì kinh tế là một phần thiết yếu cấu tạo nên
hành trình du lịch. Sau đó là sự quản lý của Nhà nƣớc về du lịch, sự tăng cƣờng xây
dựng cơ sở hạ tầng, tăng cƣờng quảng cáo, tuyên truyền, thu hút khách của Nhà
nƣớc, của các hãnglữ hành.
Đối với nƣớc ta là một quốc gia đang phát triển, do vậy có thể nói một cách
khách quan là điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở đón tiếp khách và dịch vụ bổ
sung, các loại hình du lịch còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó nƣớc ta có những điều
kiện thuận lợi là tài nguyên du lịch thiên nhiên rất phong phú, có bề dày lịch sử văn
hóa với nhiều công trình kiến trúc tuy không to lớn, đồ sộ nhƣng rất tinh tế và độc
đáo với nhiều phong tục tập quán có giá trị nhân văn sâu sắc. Đó cũng chính là điều
kiện thuận lợi để phát triển thế mạnh du lịch nghỉ dƣỡng và du lịch văn hóa.
1.2. Khái niệm văn hóa
Ngay từ thuở lọt lòng, chúng ta đã đắm mình trong chất men văn hoá: từ lời ru
của mẹ, bài học của cha, trò chơi của chị… cho đến tiếng gọi đò bên sông, tiếng
võng đƣa kẽo kẹt lúc trƣa hè, tiếng chuông khi chiều xuống… - tất cả, tất cả những
sự kiện đó, những ấn tƣợng đó, những âm thanh đó, những hình ảnh đó đều thuộc
về văn hóa. Cái tinh thần nhƣ tƣ tƣởng, ngôn ngữ… là văn hoá; cái vật chất nhƣ ăn,
ở, mặc… cũng là văn hoá. Chính văn hoá đã nuôi chúng ta lớn, dạy chúng ta khôn.
Ngƣời ta nói: văn hóa ẩm thực, văn hoá trang phục, văn hoá ứng xử, văn hoá tiêu
dùng, văn hoá kinh doanh, văn hóa chính trị, văn hoá Đông Sơn, văn hoá Hoà Bình,

5



văn hoá rìu vai… Từ "văn hoá" có biết bao nhiêu là nghĩa, nó đƣợc dùng để chỉ
những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau.
Tuy đƣợc dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhƣng suy cho cùng, khái
niệm “văn hoá” bao giờ cũng có thể quy về hai cách hiểu chính:
Theo nghĩa hẹp, văn hoá đƣợc giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng,
theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa đƣợc hiểu
là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật…). Giới hạn
theo chiều rộng, văn hoá đƣợc dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn
hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh…). Giới hạn theo không gian, văn hoá đƣợc dùng
để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam
Bộ…). Giới hạn theo thời gian, văn hoá đƣợc dùng để chỉ những giá trị trong từng
giai đoạn (văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn…)…
Theo nghĩa rộng, văn hoá thƣờng đƣợc xtôi là bao gồm tất cả những gì do con
ngƣời sáng tạo ra. Trong cuốn “Nhật kí trong tù”, Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh
tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phƣơng thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của
mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra
nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. [17, tr. 431].
Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, cho biết: “Đối với một số ngƣời, văn
hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tƣ duy và sáng tạo; đối
với những ngƣời khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác
với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngƣỡng,
phong tục tập quán, lối sống và lao động. Cách hiểu thứ hai này đã đƣợc cộng đồng
quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá họp năm
1970 tại Venise” [43, tr.5].
Chính với cách hiểu rộng này, văn hoá đã trở thành đối tƣợng của văn hóa học
(culturology, culture studies, science of culture) - khoa học nghiên cứu về văn hóa.


6


Trong lĩnh vực này, khởi đầu từ định nghĩa của E.B.Tylor trong cuốn Văn hoá
nguyên thuỷ (Primitive culture) xuất bản ở London năm 1871, đến nay đã có rất
nhiều định nghĩa khác nhau. Vào năm 1952, hai nhà nhân học ngƣời Mỹ là A.
Kroeber và C. Kluckhohn đã viết một cuốn sách chuyên bàn về các định nghĩa văn
hóa nhan đề: Văn hóa - tổng luận phê phán các quan niệm và định nghĩa (Culture: a
critical review of concepts and definitions), trong đó đã dẫn ra và phân tích 164
định nghĩa về văn hoá. Trong lần xuất bản thứ hai của cuốn sách này, số định nghĩa
văn hoá đã tăng lên đến trên 200. Còn hiện nay thì số lƣợng định nghĩa về văn hóa
khó mà biết chính xác đƣợc: có ngƣời bảo là 400, có ngƣời nói là 500, lại có ngƣời
quả quyết rằng chúng lên đến con số nghìn…
Sẽ không phải là xa sự thật, nếu nói rằng có bao nhiêu nhà nghiên cứu văn hóa
thì có bấy nhiêu định nghĩa về văn hoá. Song, lại cũng có một sự thật khác là dù số
lƣợng định nghĩa văn hoá có nhiều bao nhiêu đi nữa thì, chung qui lại, chúng vẫn
chỉ xoay quanh một số khuynh hƣớng cơ bản.
Xét theo cách thức thì ta thấy có hai loại - định nghĩa miêu tả và định nghĩa
nêu đặc trƣng.
Định nghĩa miêu tả liệt kê các thành tố của văn hóa, ví dụ nhƣ theo E.B.Tylor
(1871), văn hóa “là một phức thể bao gồm tri thức, tín ngƣỡng, nghệ thuật, đạo đức,
luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con ngƣời nhƣ một
thành viên của xã hội đã đạt đƣợc”. [44, tr. 32]
Trong loại định nghĩa nêu đặc trƣng thì có thể gặp ba khuynh hƣớng lớn:
Khuynh hƣớng thứ nhất coi văn hóa là những kết quả (sản phẩm) nhất định.
Đó có thể là những giá trị, những truyền thống, những nếp sống, những chuẩn mực,
những tƣ tƣởng, những thiết chế xã hội, những biểu trƣng, ký hiệu, những thông
tin… mà một cộng đồng đã sáng tạo, kế thừa, và tích luỹ.
Khuynh hƣớng thứ hai xtôi văn hoá nhƣ những quá trình. Đó có thể là

những hoạt động sáng tạo, những công nghệ, những qui trình, những phƣơng thức
tồn tại, sinh sống và phát triển, cách thức thích ứng với môi trƣờng,
phƣơngthức ứng xử của con ngƣời…

7


Khuynh hƣớng thứ ba xtôi văn hoá nhƣ những quan hệ, những cấu trúc… giữa
các giá trị, giữa con ngƣời với đồng loại và muôn loài.
Tất cả các khuynh hƣớng định nghĩa khác nhau ấy đều có hạt nhân hợp lý của
mình, sự khác biệt giữa chúng chủ yếu là do các tác giả đã quá nhấn mạnh vào khía
cạnh này hay khía cạnh khác của khái niệm mà thôi. Dù theo khuynh hƣớng nào,
mọi định nghĩa văn hoá đều chứa một nét nghĩa chung là “con ngƣời”, đề u thừa
nhận và khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa văn hóa với con ngƣời.
Nhƣ vậy, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa nhƣng nói chung ta có
thểđịnh nghĩa về văn hóa nhƣ sau: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình họat động thực tiễn
trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội cùa mình.
1.3. Khái niệm về du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà khách muốn tìm hiểu và thẩm nhận về
văn hóa, lịch sử dân tộc của nƣớc sở tại thông qua di sản văn hóa, di tích lịch sử văn
hóa, lễ hội truyền thống, những phong tục tập quán, cách tổ chức cộng đồng, lối
sống của một dân tộc v.v... Du lịch văn hóa sử dụng nguồn Tài nguyên du lịch văn
hóa để làm nền tảng xây dựng sản phẩm của nó. Về tài nguyên du lịch văn hóa, theo
Khoản 1/ Điều 13/ Luật Du lịch 2005 nêu rõ: “Tài nguyên du lịch nhân văn bao
gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử,
cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và
các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích
du lịch” [16]. Trong loại hình Du lịch Văn hóa có thể đƣợc chia nhỏ thành nhiều
loại du lịch khách nhƣ: du lịch di tích lịch sử, du lịch phố cổ, du lịch lễ hội, du lịch

di sản văn hóa nổi tiếng v.v... Ngoài ra, chúng ta còn có Du lịch Văn hóa đại trà cho
nhiều đối tƣợng và Du lịch Văn hóa chuyên sâu cho một vài loại khách đặc biệt tìm
hiểu sâu về văn hóa. Cũng theo Khoản 20/ Điều 4/ Luật Du lịch 2005: “Du lịch văn
hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng
đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống” [16].
Nhƣ vậy chúng ta thấy rằng Du lịch văn hóa trƣớc hết là một loại hình du lịch
cũng nhƣ nhiều loại hình du lịch khác. Du lịch văn hóa lấy chỗ dựa là tài nguyên du

8


lịch văn hóa đó là bản sắc văn hóa dân tộc (theo Luật Du lịch 2005), nhƣng nói rộng
ra là dựa vào văn hóa mà văn hóa là tất cả những gì con ngƣời sáng tạo ra và tích
lũy trong quá trình sống của mình. [16]
Du lịch văn hóa tận dụng tất cả các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có sức
hấp dẫn du khách và trở thành một bộ phận của tài nguyên du lịch. Du lịch văn hóa
còn là phƣơng thức để đánh thức giá trị văn hóa tiềm năng của một dân tộc. Thông
qua du lịch, các giá trị văn hóa phát lộ và đtôi lại lợi ích thiết thực cho quốc gia, dân
tộc. Nhờ có du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng mà nhiều quốc gia-dân
tộc trên thế giới đã tiến hành trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa vật chất,
phục nguyên các giá trị văn hóa tinh thần vốn lâu nay bị lãng quên hay chìm đắm vì
nhiều sự kiện khác của quốc gia-dân tộc xảy ra. Nhờ có du lịch văn hóa mà các di
sản văn hoá đƣợc bảo vệ, trùng tu, tôn tạo đồng thời với việc xây dựng mới các
công trình văn hoá đƣơng đạilàm phong phú thêm giá trị của văn hoá đƣơng đại của
quốc gia-dân tộc.
1.4. Khái niệm về tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn nói một cách ngắn gọn, là các đối tƣợng, hiện
tƣợng do con ngƣời tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu
cầu du lịch.
Theo Khoản 2/ Điều 13/ CHƢƠNG II/ Luật Du lịch Việt Nam 2005 quy định:

“Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn
nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao
động sáng tạo của con ngƣời và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể
đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch”. [16]
Nếu hiểu theo nguồn gốc hình thành có thể hiểu tài nguyên du lịch nhân văn là
tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con ngƣời sáng tạo ra.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm các loại tài nguyên nhân văn vật thể nhƣ:
các di tích lịch sử, các di tích lịch sử văn hóa, các công trình đƣơng đại, vật kỉ niệm,
bảo vật quốc gia. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể gồm các lễ hội, nghề và
làng nghề truyền thống, văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, phong tục, tập quán,

9


ngôn ngữ, chữ viết, tôn giáo, các nguồn thông tin và nguồn tri thức khoa học, kinh
nghiệm sản xuất.
1.5. Khái niệm về lễ hội
Mỗi vùng miền, mỗi quốc gia lại có hình thức tổ chức lễ hội khác nhau. Chính
vì thế mà đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hình thái sinh hoạt văn hóa này.
Ở Việt Nam, khái niệm lễ hội mới chỉ xuất hiện cách đây không lâu. Trƣớc hết
chỉ có khái niệm lễ hoặc hội. Cả hai khái niệm này đều là từ gốc Hán đƣợc dùng để
gọi một số loại hình phong tục, chẳng hạn nhƣ: Lễ Thành Hoàng, Lễ Gia tiên,…
Cũng nhƣ vậy trong hội cũng có nhiều hội khác nhau nhƣ: Hội Gióng, Hội Lim, Hội
chọi trâu,… Thêm chữ “Lễ” cho chữ “hội”, thời nay mong muốn gắn hình thức sinh
hoạt văn hóa cộng đồng này có ít nhất hai yếu tố cũng là hai đặc trƣng đi liền với
nhau. Trƣớc hết là lễ bái, tế lễ thần linh, cầu phúc và sau là thăm thú chơi vui ở
chốn đông đúc, vui vẻ.
Trong “Từ điển tiếng Việt” lại có định nghĩa về “lễ hội” nhƣ sau: Lễ là hệ thống
các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con ngƣời đối với tâm linh,
phản ánh những ƣớc mơ chính đáng của con ngƣời trƣớc cuộc sống mà bản thân họ

chƣa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng
đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự
bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng
dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng mà từ bao đời nay
quy tụ niềm mơ ƣớc chung vào bốn chữ “nhân khang, vật thịnh” [24, tr. 190]
Trong cuốn “Hội hè đình đám”, tác giả cho rằng: “Hội và lễ là một sinh hoạt
văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam. Hội và lễ có sức hấp dẫn, lôi cuốn các tầng
lớp trong xã hội cùng tham gia để trở thành một nhu cầu, một khát vọng của nhân
dân trong nhiều thập kỉ. [2, tr. 12]
Trong cuốn “Lễ hội cổ truyền” - Phan Đăng Nhật lại cho rằng: “Lễ hội là một
pho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vô số những phong tục, tín ngƣỡng, văn hóa, nghệ
thuật và cả các sự kiện xã hội - lịch sử quan trọng của dân tộc… Lễ hội còn là nơi
bảo tồn, tích tụ văn hóa (theo nghĩa rộng) của nhiều thời kì lịch sử trong quá khứ
dồn nén lại cho tƣơng lai”. [38, tr. 25]

10


Nhƣ vậy ta thấy “lễ hội” là một thể thống nhất không thể tách rời. Lễ là phần
đạo đức tín ngƣỡng, phần tâm linh sâu xa trong mỗi con ngƣời. Hội là các trò diễn
mang tính nghi thức, gồm các trò chơi dân gian phản ánh cuộc sống thƣờng nhật
của ngƣời dân và một phần đời sống cá nhân nhằm kỷ niệm một sự kiện quan trọng
với cả cộng đồng.

11


CHƢƠNG2. THỰC TRẠNG, TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN
DU LỊCH Ở CỔ LOA
2.1. Khái quát về Cổ Loa

2.1.1. Vị trí địa lý, tên gọi
“Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé thăm phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa hình ốc khác thường
Trải bao năm tháng dấu thành còn đây”
Câu ca dao xƣa nhƣ nêu đƣợc toàn cảnh ngôi thành cổ này. Thành Cổ Loa
cùng các công trình tƣởng niệm về thời An Dƣơng Vƣơng Thục Phán hiện thuộc
xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Vị trí của thành cách trung tâm
thủ đô khoảng 12km về phía Bắc, tính theo đƣờng chim bay. Xã Cổ Loa thuộc xã
miền Đông, Đông Anh; Phía Bắc giáp xã Uy Nỗ, xã Việt Hùng; Phía Đông giáp xã
Dục Tú; phía Nam giáp xã Xuân Canh, xã Mai Lâm, xã Đông Hội; Phía Tây giáp xã
Xuân Nộn, xã Vĩnh Ngọc. Từtrung tâm huyện Đông Anh xuống tới Cổ Loa không
xa, tính đƣờng thẳng chỉ hơn 2km. Thành Cổ Loa chủ yếu nằm trên địa bàn xã Cổ
Loa, có một chút thành ngoại nằm trên địa bàn xã Việt Hùng và Dục Tú.
Trải qua thời gian, Cổ Loa có nhiều lần thay đổi tên gọi và địa bàn hành chính:
cổ xƣa, Cổ Loa là đất Chạ Chủ, kinh đô của các quốc gia Âu Lạc, là trụ sở Tây Vu
thời thuộc Triệu, trụ sở Phong Khê thời thuộc Hán.
Đến thời kế sau, Cổ Loa đƣợc gọi là trang Kim Lũ thuộc huyện Đông Ngàn,
đạo, xứ, lộ trấn kinh bắc đến năm 1822 đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Đầu thế kỷ 20,
thành lập tỉnh Phù Lỗ, năm 1905 sáp nhập và đổi tên thành Phúc Yên với hai Phủ
Đa Phúc, Yên Lãng và hai huyện Đông Anh và Kim Anh. Cổ Loa là một trong 6
tổng của huyện Đông Anh thuộc tỉnh Phúc Yên thời đó. Đến trƣớc cách mạng tháng
8 - 1945 Cổ Loa là xã thuộc Tổng Cổ Loa, huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên, sau
cách mạng tháng 8 - 1945 đổi tên xã gọi là Thục Vƣơng, sau đó sáp nhập cùng Vĩnh
Yên thành tỉnh Vĩnh Phúc năm 1950. Đến năm 1960 - 1961 Đông Anh sáp nhập về
Hà Nội, tên xã lúc đó gọi là Quyết Tâm. Đến năm 1966 tên xã đổi lại thành Cổ Loa.

12



Năm 1974 cắt thôn Đài Bi về xã Uy Nỗ, xã Cổ Loa sau đó đƣợc giữ nguyên tên và
địa bàn hành chính gồm thôn Cổ Loa với nhiều xóm cùng các thôn nhƣ: Thƣ Cƣu,
Mạch Tràng, Cầu Cả, Sần Giã,…
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Căn cứ trên cứ liệu các di chỉ khảo cổ học của lòng đất Cổ Loa, khẳng định
nơi đây sớm đƣợc ngƣời Việt cổ cƣ trú, sinh sống. Lòng đất Cổ Loa và các vùng
xung quanh đã phát hiện dấu vết lao động của con ngƣời từ thời kỳ cách ngày nay
hàng vạn năm. Có nhiều di tích khảo cổ học nhƣ: Đồng Vông, Bãi Mèn, Xuân Kiều,
Tiên Hội, Đình Chàng, Đƣờng Mây,…đã đƣợc phát hiện và nghiên cứu. Các di chỉ
khảo cổ học tập trung có niên đại thuộc giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, Đồng
Đậu, Gò Mun và nhất là giai đoạn văn hóa Đông Sơn. Các di chỉ khảo cổ học đƣợc
phát hiện này lƣu giữ nhiều hiện vật đồ đá, đồ đồng, đồ gốm,…trên cơ sở nghiên
cứu các di chỉ khảo cổ này, các nhà khoa học đã kết luận: Cổ Loa là một trung tâm
nền văn minh Sông Hồng. Vào thời kỳ lịch sử cách ngày nay 3 -4 ngàn năm, Cổ
Loa là một trung tâm cƣ trú đông đúc của ngƣời Việt Cổ. Niên đại các di chỉ khảo
cổ học Cổ Loa không đồng nhất: cách ngày nay từ 4000 đến 2200 năm, tập trung
chính vào giai đoạn văn hóa Đông Sơn.
Thời kỳ Văn Lang, Cổ Loa là một trung tâm cƣ trú của ngƣời Việt Cổ để sau
đó sớm trở thành thủ đô, trung tâm của nƣớc Âu Lạc. Sau thắng lợi chống quân xâm
lƣợc nhà Tần (từ năm 218 đến năm 208 trƣớc Công nguyên), Thục Phán đã lên ngôi
Vua, thay thế các Vua Hùng. Thục Phán xƣng hiệu là An Dƣơng Vƣơng đổi tên
nƣớc thành Âu Lạc và chuyển kinh đô từ Bạch Hạc - Việt Trì xuống Cổ Loa. Đại
Việt Quốc Sử diễn ca có ghi:
“Thục từ đất nước Văn Lang
Đổi tên Âu Lạc dời sang Loa Thành”
Nói về thân thế của Vua Thục An Dƣơng Vƣơng. Nhiều tƣ liệu khác nhau cho
biết về nguồn gốc cũng nhƣ việc An Dƣơng Vƣơng dựng nƣớc Âu Lạc. Có một vài
nguồn dữ liệu sau đây:
“…Giáp Thìn, năm thứ nhất (257 TCN) (Chu Noãn Vƣơng năm thứ 58) Vua lấy
binh diệt nƣớc Văn Lang. Lúc đầu Vua thƣờng đánh Hùng Vƣơng nhƣng Hùng Vƣơng


13


quân khỏe, tƣớng mạnh, nhiều lần Vua bị thua to. Hùng Vƣơng bảo: Ta có sức mạnh
của thần, nƣớc Thục không sợ ƣ! Rồi bỏ việc quân, không chuẩn bị, ngày ngày chỉ ăn
chơi mải chiếm lấy nƣớc Văn Lang Âu Lạc, quân Thục kéo đến nơi vẫn còn say mềm
chƣa tỉnh, rồi thổ huyết nhảy xuống giếng chết. Quân còn lại quay giáo xin hàng. Thục
Vƣơng mới thôn tính nƣớc ấy, đổi quốc hiệu là Âu Lạc,…” [22, tr. 45]
“Tập truyền cho rằng Thục Phán là con cháu Vua Thục ngƣời nƣớc Ba Thục
(Tứ Xuyên, Trung Quốc). Cuối đời Hùng Vƣơng, Vua Hùng có con gái xinh đẹp
Thục Vƣơng nghe tiếng đến cầu hôn. Hùng Vƣơng muốn gả nhƣng Lạc Hậu can
rằng: “Họ muốn nhòm ngó nƣớc ta, chỉ lấy việc hôn nhân làm cớ đấy thôi”. Hùng
Vƣơng liền thoái thác sau đó đtôi con gái gả cho thu lĩnh miền núi Tản Sông Đà
(Tản Viên Sơn Thánh), Thục Vƣơng căm giận, dặn lại con cháu phải chiếm lấy
nƣớc Văn Lang, Thục Phán có dũng lƣợc, đã thực hiện đúng lời di chúc ấy của Vua
cha…” [39, tr. 94]
“Lại nói đến nƣớc Việt Nam thủa ấy có ngƣời bố chủ đất Ai Lao, họ Thục, tên
Phán, …hiệu là An Dƣơng Vƣơng…khi trƣởng thành thì văn tài, võ giỏi không ai
sánh kịp,…khi nghe tin Duệ Vƣơng cao tuổi lại nhƣờng ngôi cho con rể là Tản Viên
Sơn Thánh thì liền động binh, cầu viện các nƣớc láng giềng,…Thục Chúa là tông
phái của Hoàng Đế trƣớc, Làm Chúa Tể một phƣơng…cơ đồ nhà Hùng đã hết, ý
trời cáo chung. Nhân việc cầu hóa, Triệu An Dƣơng Vƣơng đến nhƣờng ngôi của
mình cho ông ta…”
(Thần tích lƣu giữ tại đình Đài Bi xã Uy Nỗ, Đông Anh).
“…Ngƣời Lạc Việt và ngƣời Tây Âu vốn từ lâu đã có mối quan hệ kinh tế - văn
hóa gần gũi. Thủ lĩnh ngƣời Tây Âu ngày càng lớn mạnh,… Trƣớc cuộc xâm lăng của
quân Tần, Vua Hùng và Thục Phán chấm dứt xung đột, cùng chiến đầu chống ngoại
xâm, kháng chiến thắng lợi, Thục Phán vớt tƣ cách là ngƣời chỉ huy chung đã đƣợc
thay thế Hùng Vƣơng lên làm vua, đặt tên nƣớc là Âu Lạc…” [21, tr. 48]

Mặc dù thân thế của Vua An Dƣơng Vƣơng đến nay vẫn chƣa rõ ràng và
thống nhất nhƣng chúng ta có t hể khẳng định rằng triều đại An Dƣơng Vƣơng là có
thật trong lịch sử. Nƣớc Âu Lạc của Vua An Dƣơng Vƣơng trở thành một nƣớc có

14


nhiều dân tộc, có miền núi, có miền xuôi, rừng vàng, biển bạc, tạo thành một khối
đoàn kết vững chắc, có khả năng xây dựng một quốc gia tự chủ.
Sau khi lên ngôi, việc trƣớc tiên của An Dƣơng Vƣơng là chọn một nơi thích
hợp để định đô mới. Theo truyền thuyết, Vua cùng các thần, tƣớng sỹ và quân lính
rời vùng Bạch Hạc, Việt Trì theo sống để về xuôi. Vua đã dừng chân ở vùng đất Tổ
(xã Uy Nỗ ngày nay) dựng trại đóng binh. Ngƣời dân Tó vẫn tự hào là vùng đ ất mà
vua đã chọn đầu tiên cho việc xây dựng kinh đô cổ. Họ còn lƣu truyền mãi câu
chuyện Vua An Dƣơng Vƣơng.
“Khi An Dƣơng Vƣơng đóng binh ở Tó, ngày ngày vua cùng cận thần dắt chó
đi săn. Bầy chó của Vua không hiểu sao cứ chạy sang đất đai của Chạ Chủ (Cổ Loa
ngày nay). Rồi một hôm, chó quý của Vua biến mất. Vua sai ngƣời đi tìm khắp nơi.
Sau một thời gian tìm kiếm, quân sỹ về tâu với vua rằng chó quý đã sang ChạChủ
và đẻ đàn con trên đỉnh một gò đất bên đó. Vua sang thăm chó quý và thấy trƣớc
mắt một phong cảnh nhộn nhịp thuyền bè tấp nập, trên bến dƣới thuyền, ngƣời đông
nhƣ hội, mạch đất cao thoải dần từ Bắc xuống Nam,… Sau khi đã xtôi xét kỹ lƣỡng
vùng đất mới, An Dƣơng Vƣơng bàn với các tƣớng sỹ quyết định chọn ChạChủ (Cổ
Loa) để xây dựng kinh đô. Vùng đất mà An Dƣơng Vƣơng đã chọn cho thấy ông
quả là ngƣời dũng lƣợc tài ba, đ ất Cổ Loa khi ấy quả thật là trung tâm đất nƣớc, là
nơi cao ráo, thoáng đãng, gần nguồn nƣớc giao thông thuận tiện…” [22, tr. 64]
“Theo ý đồ của An Dƣơng Vƣơng, thành mới phải là pháp đài c ủa lục quânvà
là căn cứ vững chắc của thủy quân, ngoài ra nơi Vua và Hoàng gia ở nhất thiết phải
đƣợc bảo vệ cẩn mật sau đó là nơi ở của các quan đ ại thần, dân chung ở ngoài thành
nhất thiết là nhƣ vậy…” [22, tr. 71]

Để lấy đất dựng thành, Vua An Dƣơng Vƣơng chủ động di dời dân Chạ Chủ đi
nơi khác. Theo truyền thuyết An Dƣơng Vƣơng “Dồn dân chiếm đất”. Vua ném một
hòn đá cuội về phíaĐông Bắc, dân làng men theo triền sông đi mãi và đến lập làng ở
khu đất cuối sông cho nên gọi là làng Quậy (Chữ “quậy” đọc lệch chữ “cuội” mà ra).
Việc An Dƣơng Vƣơng xây đắp Loa Thành cũng có nhiều sử liệu cuối cùng
lịch sử đã khẳng định một thực tế Thành Cổ Loa có thực đến nay vẫn tồn tại thách
thức với thời gian nghiệt ngã.

15


Theo Đại Việt sử ký toàn thƣ “…Bấy giờ Thục Vƣơng đắp thành ở Việt
Thƣờng, rộng nghìn trƣợng, cuốn tròn nhƣ hình con ốc cho nên gọi là Loa Thành,
lại có tên là Thành Tƣ Long,…Thành này cứ đắp xong lại sụt, Vua lấy làm lo mới
trai giới khấn trời đất và thần kỳ núi sông, rồi khởi công đắp lại,…Mùa xuân, tháng
ba chợt có thần nhân đến cửa thành, trở vào thành cƣời mà nói rằng “Đắp đến bao
giờ cho xong”. Vua mời vào điện hỏi, thần nhân trả lời “Cứ đợi Giang Sứ đến” rồi
cáo từ đi ngay. Sáng hôm sau, Vua ra cửa thành thấy một con Rùa vàng bơi trên
sông từ phía Đông đến, xƣng là Giang Sứ nói đƣợc tiếng ngƣời, bàn đƣợc việc
tƣơng lai, Vua hỏi nguyên nhân thành s ụp, Rùa vàng đáp: “Đó là tinh khí núi sông
vùng này vị con vua trƣớc phụ bào để báo thù nƣớc, nấp ở núi Thất Diệu, trong núi
có con quỷ, đó là ngƣời con gái thời trƣớc chết chôn ở đây hóa làm quỷ, cạnh đấy
có cái quán, chủ quán tên là Ngộ Không, có một đứa con gái và một con gà trắng, là
dƣ khí của tinh, phàm là ngƣời qua lại ngủ đêm ở đấy đều bị chết và bị quỷ làm hại,
chúng có thể hợp với nhau thành đàn lũ, làm cho sụp thành. Nếu giết con gà trắng
để làm trừ tinh khí ấy đi thì tự nhiên thành sẽ bền vững”. Vua đtôi Rùa vàng đến
quán ấy, giả làm ngƣời ngủ trọ. Nói với chủ quán “Sống chết có mệnh, ma quỷ làm
gì nổi” rồi ngủ lại quán. Đến đêm nghe tiếng tinh quỷ từ ngoài đến gọi cửa, rùa
vàng liền quát mắng, quỷ không vào đƣợc, đến khi gà gáy thì lũ quỷ tan, chạy hết,
Rùa vàng xin Vua đuổi theo tới núi Thất Diệu thì tinh khí biến mất. Vua trở về

quán, sáng sớm Chủ quán tƣởng Vua đã chết rồi gọi ngƣời đến để khâm liệm
đtôichôn.Thấy Vua vẫn vui vẻ, cƣời nói, chủ quán liền suy lại nói: “Ngài làm đƣợc
nhƣ thế, tất phải là thành nhân”. Vua xin con gà trắng giết thịt để tế, gà chết, con gái
chủ quán cũng chết theo. Vua liền sai ngƣời đào núi thấy có nhạc khí cổ và xƣơng
ngƣời thành tro rồi thả xuống sông, yêu khí mới mất hẳn, từ đấy đắp thành không
quá nửa tháng thì xong.
Rùa vàng cáo từ ra về, Vua cảm tạ hỏi rằng: “Đội ơn ngài đắp thành đã vững,
nếu có giặc ngoài đến thì lấy gì mà chống giữ?” Rùa vàng bèn rút chiếc móng đƣa
cho Nhà Vua và nói: “Nƣớc nhà yên hay nguy đều do trời, nhƣng ngƣơi cũng nên
phòng bị, nếu có giặc đến thì dùng móng thiêng này làm bẫy nỏ, nhằm vào giặc mà

16


bắn thì chẳng phải lo gì”. Vua sai bề tôi là Cao Lỗ làm Nỏ Thần, đặt tên là Linh
Quang Kim Trào Nỏ Thần.
Theo truyền thuyếtkể lại, dân Âu Lạc đắp thành 18 năm ròng rã, cho đến nay
toà thành vẫn sừng sững và bên trong đó nó còn ẩn chứa nhiều truyền tích lƣu
truyền trong dân gian. Nào việc tiên gánh đất xây thành đã để đất lọt xảo thành
những gò luỹ cùng tích các làng Tiên Hội, Đa Hội, chuyện Rùa Vàng trừ Bạch kê
tinh, Nỏ thần,… Gạt bỏ bức màn huyền thoại ta thấy để làm nên Thành Cổ Loa,
Vua An Dƣơng Vƣơng đã phải huy động sức dân không phải ở một huyện, một tỉnh
mà của cả nƣớc Âu Lạc lúc bấy giờ. Lại để phản ánhviệc xây thành vô cùng khó
khăn, sự thật lịch sử hơn 2000 năm trƣớc do khí hậu, thiên nhiên khắc nghiệt, lợi
dụng địa hình, địa vật của vùng đất Cổ Loa mà Vua An Dƣơng Vƣơng cho nối các
gò đồi sẵn có, những chỗ đắp đất trên vùng sình lầy, không có chân móng vững
chắc, thành đắp ngày càng cao, sức lún ngày càng nhiều, dễ sụt lở nhất là vào mùa
mƣa lũ. Trải qua bao nhiêu ngày thất bại, ngƣời Âu Lạc đã nhận ra rằng: “Muốn đắp
thành cho vững thì phải chắc móng, phải kê đá tảng mới chống đƣợc sụt lở, kỹ thuật
đắp thành mới đƣợc phát minh”. Thành Cổ Loa đƣợc đắp lại với một quyết tâm cao

hơn. Nhân dân đƣợc huy động tối đa, nhiều công trƣờng khai thác đã đƣợc dựng
lên, chuyển đá về Cổ Loa làm kè, phế phẩm các lò gốm của nhân dân trong vùng
đƣợc chuyển đến ngày đêm, thành cứ cao dần, rộng dần và cuối cùng thành đã đắp
xong vòng trong, vòng ngoài sừng sững. Đến nay, thành mới có thể đƣơng đầu với
bão lũ phong ba.
Nƣớc Âu Lạc đã có một pháo đài phòng vệ khổng lồ, từ đó Vua chuyên tâm
vào luyện quân, chống giặc, kỹ thuật đúc đồng phát triển mạnh, nền kinh tế vững
chắc, nhà Vua ra sức phát huy tác dụng quân sự của Thành Cổ Loa.
Thành Nội trong cùng có chu vi 1.650km, thành trung dài 6.5km, thành ngo ại
dài 8km. Thành Cổ Loa là một công trình phòng ngự vĩ đại, luỹ thành đƣợc đắp
phía ngoài dựng đứng, phía trong thoai thoải, lại có hào sâu bao quanh rộng vài
chục mét hợp thành hệ thống giao thông thuỷ thống nhất của thủ đô Âu Lạc.
Tƣớng quân Cao Lỗ đƣợc cử làm trấn Tƣớng Phía Bắc, ông là một công thần
khai quốc của nhà Thục. Sau bao ngày đêm suy nghĩ, ông đã phát minh ra loại nỏ

17


liên thanh bắn một lần hàng chục phát. Theo truyền thuyết, ông sai dựng “Gò pháo
đài” dạy cho một vạn quân sỹ tập bắn nỏ. Ngoài cung tên, quân sỹ còn đƣợc trang bị
giáo mác, rìu chiến, dao găm,… Năm 210 TCN Triệu Đà đtôi quân sang xâm lấn,
nhà Vua đtôi quân đi đánh. Đà thua trận, biết Vua có nỏ Liên Thanh nên rút về núi
Vũ Minh, sai sứ giả đến xin hoà. Vua mừng bèn chia tứ Bình Giang về phía Bắc
thuộc về Đà, phía Nam thuộc về Vua ngự trị.Đà liền cho con là Trọng Thuỷ làm con
tin, nhân đó cầu hôn, Vua gả con gái Mỵ Châu cho Trọng Thuỷ. Trọng Thủy đã dụ
dỗ Mỵ Châu lấy trộm nỏ thần cho xtôi rồi ngấm ngầm làm hỏng lẫy mà đổi đi, rồi
nói thác là vềBắc thăm cha,…
Năm 208 TCN theo sử cũ, Đà đtôi quân đánh Vua, Vua không biết lẫy nỏ thần
đã mất, ngồi đánh cờ cƣời mà nói rằng: Đà không sợ ta có nỏ thần sao? Quân Đà
kéo sát tới nơi dàn trận, Vua giƣơng nỏ, lẫy nỏ gãy, quân tan vỡ, Vua cùng Mỵ

Châu lên ngựa chạy về phía Nam,…Vua đến bờ biển hết đƣờng vẫy gọi: Thanh
Giang Sứ ở đâu? Rùa vàng hiện lên mặt nƣớc nói: “Ngƣời ngồi phía sau ngựa là
giặc đấy, sao không giết đi, vua rút gƣơm toan giết Mỵ Châu, Mỵ Châu khấn rằng:
“Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mƣu hại, chết đi sẽ biến thành cát bụi,
nếu một lòng trung hiếu mà bị ngƣời lừa dối thì chết đi biến thành Châu Ngọc để
rửa sạch nỗi nhục thù”. Mỵ Châu chết ở biển, máu chảy xuống nƣớc trai sò ăn đƣợc
biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê 7 tấc, Rùa vàng rẽ nƣớc dẫn vua xuống biển.
Nƣớc mất, thủ đô cũng mất, thành Cổ Loa của Vua chủ cũng không còn đóng
vai trò trung tâm c ủa đất nƣớc nữa. Nhƣng cho đến sau này, Cổ Loa cũng đã mấy
lần đóng vai trò lịch sử của nƣớc Việt.Đó là vào năm 40, trên đƣờng kéo quân từ
Mê Linh (Vĩnh Phúc) xuống Luy Lâu đến đánh quân Tô Định, Hai Bà trƣng đã kéo
quân qua thành chủ và nghỉ ở đó một đêm, năm 570 hậu Nam Đế Lý Phật Tử đã rời
đô đến thành cũ của Việt Vƣơng (Thành Chủ) sai sửa sang lại thành Cổ Loa làm căn
cứ chính, năm 938 Ngô Quyền ngƣời anh hùng dân tộc sau chiến thắng Bạch Đằng
lên ngôi vua đã quyết định đóng đô ở CổLoa thành.
2.1.3. Dân cư
Khi An Dƣơng Vƣơng đến định đô và cho xây thành ở Cổ Loa đã đuổi hết dân
gốc ở Cổ Loa đi nơi khác để lấy đất xây thành. Theo truyền thuyết, Vua ném một

18


hòn cuội về phía Đông Bắc, dân làng men theo triền sông đi mãi và đến lập làng ở
một khu đất cuối sông cho nên gọi là làng Quậy (chữ Quậy đọc chệch chữ Cuội mà
ra). Chỉ còn xóm Gà sót lại hai anh tôi, anh trai buộc phải lấy tôi gái làm vợ và sinh
con đẻ cháu ra thêm,…
Thế kỷ X, sau khi Nhà Ngô thất tán, Cổ Loa là đất chiến trƣờng thời loạn, hẳn
dân cũng phải phiêu dạt đi rất nhiều,…
Qua thời gian, mảnh đất Cổ Loa đã trải qua bao thăng trầm lịch sử. Hiện nay,
dân cƣ ở Cổ Loa hầu hết là do từ nơi khác di cƣ đến. Bia nhà Họ Trƣơng (Xóm

Hƣơng) cho biết họ là tứ xứ Hải Dƣơng đến Cổ Loa lập nghiệp, bia nhà thờHọ Đào
(Xóm Chợ) cho biết họ này từ Thanh Hoá ra Cổ Loa lập nghiệp khoảng trên dƣới
400 năm nay; Họ Nguyễn (ở xóm Gà) thì vẫn nhớ giỗTết, tổ tiên mình ở Thƣờng
Tín, Xứ Sơn Nam cũ (Hà Sơn Bình);… Cuối cùng thì sau 3 - 4 đời, dân bản địa và
dân cƣ tứ xứ hoà đồng thành dân Cổ Loa. Ngƣời dân Cổ Loa rất thân thiện và mến
khách. Họ có tục lệ vào ngày lễ hội mùng 6 tháng Giêng hằng năm mỗi nhà đều làm
nhiều cỗ để khách đi trẩy hội lỡ độ đƣờng ghé vào ăn. Đây là một truyền thống tốt
đẹp của ngƣời dân Cổ Loa. Đến nay ngƣời dân Cổ Loa vẫn còn tục lệ đãi dâu không
đãi rể còn sót lại do kinh nghiệm xƣơng máu của tổ tiên để lại. Nhƣng đến nay lớp
lớp thế hệ trẻ Cổ Loa đã dần quên đi lịch sử hào hùng của mảnh đất quê hƣơng
mình. Cuộc sống của ngƣời dân nơi đây vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và trình độ
dân trí cũng chƣa cao.
2.2. Tiềm năng phát triển tài nguyên du lịch văn hóa CổLoa
2.2.1. Lễ hội Cổ Loa
2.2.1.1. Truyền thuyết Mị Châu, Trọng Thủy
Thời vua An Dƣơng Vƣơng, dân chúng xây thành Cổ Loa ngăn chặn giặc
phƣơng Bắc. Xây mãi không xong, nhà vua bèn l ập đàn cầu tế. Trong lúc đó, một vị
thần hiện ra dƣới bóng con rùa vàng - tục ngữ gọi là thần Kim Quy - và dạy nhà vua
cách xây thành. Thành xây xong, thần Kim Quy còn tặng nhà vua chiếc nỏ thần để
bắn địch.
Giặc phƣơng Bắc lại ùn ùn kéo quân xâm chiếm nƣớc ta, nhƣng lần nào cũng
rƣớc lấy thảm bại. Tƣớng giặc là Triệu Đà vô cùng tức giận. Hắn bèn nghĩ ra một

19


×