Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN Rèn kĩ năng giải một số bài tập phần di truyền trong chương trình Sinh học 9 đối với học sinh khá giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131 KB, 27 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ của mổi giáo viên và nhà
trường nhằm tạo tạo đội ngủ công dân tương lai của đất nước đồng hành với sự
phát triển vượt bậc, toàn diện là mục tiêu của nền GD nước nhà.
Nâng cao chất lượng dạy học ở tất cả các bộ môn là nhiệm vụ trọng tâm
trong nhà trường phổ thông trong đó có bộ môn sinh học. Môn Sinh học là môn
khoa học tự nhiên các em đã được tìm hiểu ở bậc tiểu học và được nâng cao dần
từ kiến thức lớp 6,7,8, các em tìm hiểu về thực vật, động vật không xương sống,
động vật có xương sống, và tìm hiểu về con người, nhưng đến lớp ̣9 các em mới
được tìm hiểu về phần di truyền và biến dị. Trong phần này các em không chỉ
nắm bắt lí thuyết mà còn vận dụng từ lý thuyết vào giải các bài tập mà số tiết
hướng dẫn giải bài tập ở lớp lại không được nhiều. Vì vậy còn nhiều HS chưa
biết vận dụng và vận dụng để giải các bài tập vẫn còn khó khăn... Chính vì thế
đã thúc đẩy tôi nghiên cứu sáng kiến " Rèn kĩ năng giải một số bài tập phần di
truyền trong chương trình Sinh học 9 đối với học sinh khá giỏi" , nhằm giúp
các em rèn luyện được các kỹ năng cơ bản, tổng hợp giải quyết vấn đề, từ đó
phát triển trí thông minh, linh hoạt xử lí các vấn đề đặt ra, tạo cho các em tính
cần cù, sáng tạo, yêu thích say mê nghiên cứu khoa học đặc biệt hơn nữa đó là
có hứng thú học môn Sinh học .
II. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh khối 9 trường THCS nói chung.
- Đội tuyển học dự thi học sinh giỏi huyện và dự thi học sinh giỏi tỉnh
- Giáo viên bộ môn sinh THCS giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi và
tham dự các kỳ thi.
III. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp học sinh xác định đúng và hình thành kỹ năng giải dạng bài tập
lai một cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng của Menđen.
1



- Tăng tính chủ động, khả năng tư duy và lập luận lô gích một cách
tích cực của học sinh.
- Nâng cao chất lượng bộ môn sinh học.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Xây dựng hệ thống lý thuyết, bài tập và phương pháp giải bài tập về lai
một cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng của Menđen.
- Nghiên cứu thực trạng, khả năng áp dụng đề tài vào thực tiễn góp phần
nâng cao chất lượng bộ môn sinh học theo lý thuyết đã xây dựng.
- Rút ra kết luận về đề xuất ứng dụng cho thực tế.
V. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu đối tượng.
- Thăm dò và trao đổi với giáo viên.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.

2


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:
Di truyền là một bộ môn sinh học được nghiên cứu về tính biến dị và di
truyền ở các sinh vật. Kể từ thời tiền sử, thực tế về việc các sinh vật sống là thừa
hưởng các đặc tính của bố, mẹ truyền đạt lại cho.Tuy nhiên di truyền học hiện
đại tìm hiểu về quá trình di truyền, chỉ được ra đời vào giữa thế kỉ XIX với
những công trình nghiên cứu của Gregol- Men-đen. Các quy luật di truyền của
Men-đen lúc đó chỉ mới được đề cập, và thực tế di truyền đóng vai trò to lớn
trong sự hình thành và phát triển của sinh vật, ví dụ: khi nghiên cứu một gen

người ta có thể xác định được chiều dài của gen, khối lượng gen có thể có trong
một cơ thể, hay nghiên cứu màu sắc của hoa ở các thế hệ tiếp theo xuất hiện một
số tính trạng khác với thế hệ ban đầu...Như vậy với kiến thức về di truyền luôn
làm cho HS học cảm thấy rất khó, nhất là những bài tập về di truyền.
Thực tế cho thấy kiến thức Sinh học về di truyền và biến dị rất trừu
tượng, mỗi dạng bài tập khác nhau đều có những đặc trưng và cách giải riêng.
Bên cạnh đó nội dung SGK không cung cấp cho học sinh những công thức để
giải các dạng bài tập. Một lí do khách quan là các em học sinh không có nhiều
hứng thú với môn Sinh học, việc nắm bắt kiến thức và tìm hiểu các cách giải các
bài tập đối với các em học sinh còn rất nhiều khó khăn. Như vậy việc rèn cho
học sinh có những phương pháp, kĩ năng cơ bản để vận dụng giải các bài tập
phần di truyền đã thúc đẩy tôi nghiên cứu sáng kiến “Rèn kĩ năng giải một số
bài tập phần di truyền trong chương trình sinh học 9 cho học sinh khá giỏi”.
II. Cơ sở thực tiễn:
Trong thực trạng hiện nay cho thấy chất lượng các bài kiểm tra về phần
di truyền và biến dị môn sinh học lớp 9 nhìn chung đang còn thấp đặc biệt với
các trường ở vùng nông thôn như trường chúng tôi. Qua nhiều năm công tác, tôi
nhận thấy rằng học sinh rất sợ học phần này vì hệ thống kiến thức lí thuyết rất
trừu tượng, khó hiểu nên việc vận dụng kiến thức đó để làm bài tập lại càng khó

3


khăn hơn. Qua kiểm tra kiểm tra 15 phút phần các thí nghiệm của Menden năm
học 2012- 2013 và năm học 2013-2014 tôi thu được kết quả như sau:
Năm học: 2012- 2013:
Khối TSHS
9

Giỏi


SL
%
10
8
Năm học: 2013- 2014
123

Khối TSHS
9

Khá

132

SL
16

Giỏi
SL
12

TB
%
13

SL
52

Khá

%
9

SL
19

Y
%
42

SL
45

TB
%
14

SL
56

%
37
Y

%
43

SL
45


%
34

Xuất phát từ thực tế đó, qua nhiều năm giảng dạy tôi luôn nghĩ làm thế
nào để học sinh hiểu bài, biết vận dụng và có thể vận dụng thành thạo để có kết
quả cao hơn trong các bài kiểm tra, bài thi, thi học sinh giỏi… Do vậy để các
em học sinh nắm bắt được kiến thức, kĩ năng cơ bản của chương trình và phù
hợp với vùng miền tôi đã đưa ra một số dạng bài tập cơ bản ứng với lí thuyết đã
học, để rèn kĩ năng giải bài tập, tạo cho các em có thêm hứng thú với môn
học.Vì thế tôi mạnh dạn đưa ra và chọn đề tài này.
III. Nội dung nghiên cứu:
Để giúp học sinh có những kĩ năng cơ bản khi giải bài tập, giáo viên phải
phân loại các dạng bài tập di truyền: Đối với bài tập về các thí nghiệm của Menđen cần phân loại bài toán thuận và bài toán nghịch, ...giáo viên cần hướng dẫn
các em học sinh nắm bắt được những kiến thức, kĩ năng giải các bài tập từ đơn
giản đến một số dạng bài tập nâng cao.
Phần 1. BÀI TẬP LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG.
Để giải được dạng bài tập này học sinh cần:
- Hiểu rỏ các thuật ngữ( Tính trạng, cặp tính trạng tương phản, nhân tố di
truyền, giống thuần chủng, kiểu gen, kiểu hình, thể đồng hợp, thể dị hợp...) và
các kí hiệu của di truyền học( P, Gp, X, F...).
- Hiểu được nội dung quy luật phân li của Menđen
- Hiểu được khái niệm phép lai phân tích, Ý nghĩa của phép lai phân tích
1. Bài toán thuận:

4


- Đặc điểm của bài: Là dạng bài toán đã biết tính trội, tính lặn, kiểu hình
của P. Từ đó xác định kiểu gen, kiểu hình của F và lập sơ đồ lai.
- Các bước biện luận:

+ Bước 1: Dựa vào đề bài, qui ước gen trội, gen lặn (nếu có).
+ Bước 2: Từ kiểu hình của P => xác định kiểu gen của P.
+ Bước 3: Viết sơ đồ lai, xác định kiểu gen, kiểu hình ở đời F.
Bài tập 1: Cho hai giống cá kiếm mắt đen thuần chủng và cá kiếm mắt
đỏ thuần chủng giao phối với nhau được F 1. Khi cho cá con F1 giao phối với
nhau thu được kiểu hình F2 như thế nào?. Biết màu mắt do một nhân tố di truyền
quy định, tính trạng mắt đen trội hoàn toàn so với mắt đỏ.
Hướng dẩn giải:
Bước 1: - Quy ước gen
- Gen A quy định mắt đen
- Gen a quy định mắt đỏ
Bước 2: Xác định kiểu gen của cá kiếm mắt đen, mắt đỏ
Đề bài cho P thuần chủng nên : Cá kiếm mắt đen có kiểu gen: AA
Cá kiếm mắt đỏ có kiểu gen: aa
Bước 3: Lập sơ đồ lai
P. AA( Cá mắt đen) X aa( Cá mắt đỏ)
Gp: A

a

F1.

Aa( 100% cá kiếm mắt đen)

F1x F1 :

Aa( cá kiếm mắt đen) x Aa( cá kiếm mắt đen)

GF1:


A, a

A, a

F2 có tỉ lệ kiểu gen:

1AA, 2 Aa,

Tỉ lệ kiểu hình:

1aa

3 cá mắt đen: 1 cá mắt đỏ

Bài 2: Ở cà chua, gen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen a quy
định quả bầu dục.

5


a, Viết các kiểu gen có thể có của cây cà chua quả tròn, cà chua quả bầu
dục.
b, Cho cây cà chua quả tròn X cây cà chua quả tròn, liệt kê các phép lai
có thể xẩy ra.
c, Cây cà chua quả tròn x Cây cà chua quả dài, liệt kê các phép lai có thể
xây ra, viết sơ đồ lai minh hoạ.
Hướng dẫn giải:
a, Kiểu gen của cây cà chua quả tròn là: AA hoặc Aa
- Kiểu gen của cây cà chua quả bầu dục là: aa
b, Cây cà chua quả tròn X Cây cà chua quả tròn

có 3 phép lai xẩy ra:
Phép lai 1: AA x AA
Phép lai 2: Aa x Aa
Phép lai 3: AA x Aa
c, Cây cà chua quả tròn x Cây cà chua quả dài
Có hai phép lai: Phép lai 1: AA x aa
Phép lai 2: Aa x aa
Bài 3: Ở lúa chín sớm là trội hoàn toàn so với chín muộn
a, Xác định kiểu gen, kiểu hình của con lai F 1 khi cho cây lúa chín sớm lai
với cây lúa chín muộn.
b, Nếu cây lúa chín sớm F 1 tạo ra ở trên lai với nhau thì kết quả F 2 thu
được như thế nào?
c, Trong số các cây lúa chín sớm F2, làm cách nào để chọn được cây thuần
chủng?
Hướng dẫn giải:
- Quy ước gen:
+ Gen A - quy định tính trạng chín sớm
+ Gen a - quy định tính trạng chín muộn
+ Kiểu gen của cây lúa chín sớm AA hoặc Aa
Cây lúa chín muộn có kiểu gen : aa
6


a, Cho cây lúa chín sớm x Cây lúa chín muộn
Có 2 trường hợp xẩy ra:
Trường hợp 1: AA( chín sớm) x aa( chín muộn)
Trường hợp 2: Aa( chín sớm) x aa( chín muộn)
b, Cây lúa chín sớm ở F1 có kiểu gen Aa lai với nhau
F1x F1: Aa( chín sớm) x Aa( chín sớm)
GF1: A, a


A, a

F2 :

1AA : 2Aa: 1aa

Tỉ lệ kiểu hình:

3 chín sớm : 1chín muộn

C, Cây lúa chín sớm ở F2 có 2 kiểu gen: AA và Aa
- Muốn chọn được cây thuần chủng :
Cách 1: Đem lai phân tích
Trường hợp 1: P. Chín sớm x Chín muộn
AA

aa

Gp: A

a

F1 :

Aa( 100% chín sớm)

Trường hợp 2: P. Chín sớm x Chín muộn
Aa


aa

Gp: A, a
F1 :

a

1Aa( chín sớm): 1aa( chín muộn)

Kết luận:
+Nếu kết quả thu được là đồng tính trội thì cây chín sớm đem lai có kiểu
gen đồng hợp (AA) ( giống thuần chủng)
+ Nếu kết quả thu được là phân tính theo tỉ lệ 1: 1 thì cây chín sớm đem
lai có kiểu gen dị hợp( Aa).
Cách 2: Cho các cây lúa chín sớm trên tự thụ phấn
Trường hợp 1: P. Chín sớm X Chín sớm
AA

AA

Gp: A
F1 :

A
AA( 100% chín sớm)
7


Trường hợp 2: P. Chín sớm X Chín sớm
Aa


Aa

Gp: A,a
F1 :

A, a

1AA,

Tỉ lệ kiểu hình:

2Aa, 1aa

3 chín sớm: 1chín muộn

Kết luận:
+Nếu kết quả thu được là đồng tính trội thì cây chín sớm đem lai có kiểu
gen đồng hợp (AA) ( giống thuần chủng)
+ Nếu kết quả thu được là phân tính theo tỉ lệ 3: 1 thì cây chín sớm đem
lai có kiểu gen dị hợp( Aa).
Bài 4: Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy
định hoa trắng. Có một cây hoa đỏ. Trình bày phương pháp để xác định kiểu gen
của cây hoa đỏ?
Hướng dẫn giải:
Có hai phương pháp để xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội:
Phương pháp 1: Đem lai phân tích
Trường hợp 1: P. Hoa đỏ x

Hoa trắng


AA

aa

Gp: A

a

F1 :

Aa( 100% hoa đỏ)

Trường hợp 2: P. Hoa đỏ x

Hoa trắng

Aa

aa

Gp: A, a
F1 :

a
1Aa( hoa đỏ): 1aa( hoa trắng)

Kết luận:
+Nếu kết quả thu được là đồng tính trội thì cây hoa đỏ đem lai có kiểu gen
đồng hợp (AA) ( giống thuần chủng)

+ Nếu kết quả thu được là phân tính theo tỉ lệ 1: 1 thì cây hoa đỏ đem lai
có kiểu gen dị hợp( Aa).
Cách 2: Cho các cây hoa đỏ trên tự thụ phấn
8


Trường hợp 1: P. Hoa đỏ x

Hoa đỏ

AA

AA

Gp: A
F1 :

A
AA( 100% hoa đỏ)

Trường hợp 2: P. Hoa đỏ x

Hoa đỏ

Aa

Aa

Gp: A,a
F1 :

Tỉ lệ kiểu hình:

1AA,

A, a
2Aa, 1aa

3 hoa đỏ: 1hoa trắng

Kết luận:
+Nếu kết quả thu được là đồng tính trội thì cây hoa đỏ đem lai có kiểu gen
đồng hợp (AA) ( giống thuần chủng)
+ Nếu kết quả thu được là phân tính theo tỉ lệ 3: 1 thì cây hoa đỏ đem lai
có kiểu gen dị hợp( Aa).
2. Bài toán nghịch.
- Là dạng toán dựa vào kết quả ngay để xác định kiểu gen, kiểu hình của P
và lập sơ đồ lai.
* Khả năng 1: Đề bài cho tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai.
- Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình của con lai => xác định tính trội, lặn của kiểu
gen của bố mẹ.
- Viết sơ đồ lai và nhận xét kết quả.
Chú ý: (Nếu bài chưa xác định tính trội, lặn => căn cứ vào tỉ lệ con lai để
qui ước gen).
Bài tập 1: Ở cà chua quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng, cho hai giống
cá chua quả đỏ lai với nhau thu được 705 quả đỏ và 224 quả vàng. Hãy biện luân
và viết sơ đồ lai cho trường hợp trên?
Hướng dẫn giải:
- Quy ước gen: + gen A quy định quả đỏ
+ gen a quy định quả vàng


9


- Xét tỉ lệ phân li kiểu hình của con lai:
Quả đỏ
705
3
Quả vàng = 224 = 1
+ Tỉ lệ 3: 1 là tỉ lệ của quy luật phân li => Cơ thể P cả hai bên có kiểu gen dị
hợp(Aa), kiểu hình quả đỏ.
Sơ đồ lai: P. Quả đỏ x

Quả đỏ

Aa

Aa

Gp: A,a
F1 :
Tỉ lệ kiểu hình:

1AA,

A, a
2Aa, 1aa

3 qủa đỏ: 1quả vàng

Bài tập 2:

Sau đây là kết quả gi từ 3 phép lai khác nhau:
- Phép lai 1: Bố? x mẹ?
F1 thu được 280 hạt tròn và 92 hạt dài
- Phép lai 2: Bố hạt tròn? x mẹ?
F1 thu đợc 175 hạt tròn và 172 hạt dài
- Phép lai 3: Bố? x mẹ hạt dài?
F1 thu được toàn hạt tròn
Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ và lập sơ đồ cho mỗi phép lai trên.
Hướng dẫn giải:
- Phép lai 1: Xét tỉ lệ kiểu hình ở F1:
Hạt tròn
280
3
=
=
Hạt dài
92
1
* Tỉ lệ 3: 1 là tỉ lệ của quy luật phân li => Hạt tròn là tính trạng trội hoàn toàn
so với hạt dài
Quy ước gen: + gen A quy định hạt tròn
+ gen a quy định hạt dài
Cơ thể P cả hai bên có kiểu gen dị hợp(Aa), kiểu hình hạt tròn.

10


Sơ đồ lai: P. Hạt tròn x
Aa


Hạt tròn
Aa

Gp: A,a
F1 :

A, a

1AA,

2Aa, 1aa

Tỉ lệ kiểu hình: 3 Hạt tròn : 1hạt dài
- Phép lai 2:
Xét tỉ lệ kiểu hình ở F1:
Hạt tròn

17

1

= 5
=
Hạt dài
172
1
Tỉ lệ 1: 1 là tỉ lệ của phép lai phân tích => Bố hạt tròn có kiểu gen dị hợp Aa, mẹ
hạt dài có kiểu gen aa.
Sơ đồ lai:


P. Hạt tròn x

Hạt dài

Aa

aa

Gp: A,a
F1 :

a

1Aa, 1aa

Tỉ lệ kiểu hình: 1Hạt tròn : 1hạt dài( 75% hạt dài: 25% hạt dài)
- Phép lai 3: Mẹ hạt dài có kiểu gen aa cho một loại giao tử a=> hạt tròn ở F1 có
kiểu gen dị hợp Aa nên bố có kiểu gen đồng hợp AA(hạt tròn)
* Khả năng 2:
- Bài không cho tỉ lệ phân li kiểu hình của đời con.
- Dựa vào điều kiện của bài qui ước gen (hoặc dựa vào kiểu hình của con khác
với P xác định tính trội lặn => qui ước gen).
- Dựa vào kiểu hình của con mang tính trạng lặn suy ra giao tử mà con nhận từ
bố mẹ => loại kiểu gen của bố mẹ.
- Lập sơ đồ lai để kiểm nghiệm.
Bài tập 3: ở người, tính trạng tóc xoăn là trội so với tóc thẳng.
a/ Trong một gia đình, mẹ có tóc thẳng sinh được một con gái tóc xoăn. Xác
định kiểu gen, kiểu hình của bố và lập sơ đồ minh hoạ.
b/ Người con gái tóc xoăn nói trên lớn lên lấy chồng có tóc xoăn thì xác suất để
sinh được con có tóc thẳng là bao nhiêu phần trăm?

11


Hướng dẫn giải:
Quy ước gen:

+ gen A quy định tóc xoăn
+ gen a quy định tóc thẳng

a, Mẹ tóc thẳng có kiểu gen aa cho 1 loại giao tử a
Con gái tóc xoăn có kiểu gen dị hơp Aa( nhận 1 giao tử a từ mẹ và giao tử A
còn lại sẽ nhân từ bố)
Vậy bố có kiểu gen cho ít nhất 1 giao tử A => bố có kiểu gen AA hoặc Aa,
kiểu hình tóc xoăn.
Sơ đồ lai: P. ♀ Tóc thẳng x ♂ Tóc xoăn
aa
Gp:

Aa

a

F1 :

A, a
1Aa, 1aa

Tỉ lệ kiểu hình:

1 tóc xoăn: 1 tóc thẳng


b, Người con gái tóc xoăn trên có kiểu gen Aa lấy chồng tóc xoăn có kiểu gen
AA hoặc Aa.
TH1: P. ♀ Tóc xoăn x ♂ Tóc xoăn
Gp:

Aa

Aa

A, a

A, a

F1 :

1AA: 2Aa: 1aa

Tỉ lệ kiểu hình: 3 tóc xoăn: 1 tóc thẳng
- Người con gái tóc xoăn trên có kiểu gen Aa lấy chồng tóc xoăn có kiểu gen Aa
thì xác suất sinh con tóc thẳng là 25%.
TH2: P. ♀ Tóc xoăn x ♂ Tóc xoăn
Aa
Gp: A, a
F1 :

AA
A

1AA : 1Aa


Tỉ lệ kiểu hình:

100% tóc thẳng

- Người con gái tóc xoăn trên có kiểu gen Aa lấy chồng tóc xoăn có kiểu gen AA
thì xác suất sinh con tóc thẳng là 0%.

12


Bài tập 4: Một con bò cái không sừng giao phối với bò đực có sừng, năm đầu
đẻ được một bê có sừng và năm sau đẻ được một bê không sừng. Con bê không
sừng nói trên lớn lên giao phối với một bò đực không sừng đẻ được một con bê
có sừng.
a/ Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn.
b/ Xác định kiểu gen của mỗi cá thể nêu trên.
Hướng dẫn giải:
a, Dựa vào kết quả: Bê cái không sừng giao phối vói bò đực không sừng đẻ
được một bê con có sừng => Tính trạng không sừng là tính trạng trội, có sừng là
tính trạng lặn.
- Quy ước gen: + gen A quy định không sừng
+ gen a quy định có sừng
b, Bê có sừng ở F2 có kiểu gen: aa => 1 giao tử a lấy từ bê không sừng ở F 1 và 1
giao tử a lấy từ bò đực không sừng ở F1
=> bê không sừng ở F1 và bò đực không sừng ở F1 đều có kiểu gen dị hợp: Aa
- Bò đực có sừng ở P có kiểu gen aa cho 1 loại giao tử a.
- Bê có sừng ở F1 có kiểu gen:aa tức lấy 1 giao tử a từ bò đực có sừng ở P và 1
giao tử a từ bò cái không sừng ở P
=> Bò cái không sừng ở P có kiểu gen dị hợp Aa.

Bài tập 5: Ở người, nhóm máu được quy định bởi các kiểu gen tương ứng như
sau:
Nhóm máu A có kiểu gen: IAIA hoặc IAIO
Nhóm máu B có kiểu gen: IBIB hoặc IBIO
Nhóm máu AB có kiểu gen: IAIB
Nhóm máu O có kiểu gen: IOIO
a/ Lập sơ đồ lai và xác định kiểu gen và kiểu hình của các con lai trong các
trường hợp sau:
- Bố nhóm máu A và mẹ nhóm máu O
-Bố nhóm máu AB và mẹ nhóm máu B dị hợp

13


b/ Người có nhóm máu AB có thể sinh con có nhóm máu O được không? Vì sao?
c/ Bố có nhóm máu A (hoặc B) có thể sinh con có nhóm O được không? Giải
thích và cho biết nếu được thì kiểu gen, kiểu hình của mẹ phải như thế nào?
( Không viết sơ đồ lai).
Hướng dẫn giải:
a,TH1: Bố nhóm máu A và mẹ nhóm máu O
- Sơ đồ lai 1: P. Nhóm máu A x Nhóm máu O
Gp.

IAIA

IOIO

IA

IO

IAIO

F1.

Kiểu hình: 100% nhóm máu O
- Sơ đồ lai 2: P. Nhóm máu A x Nhóm máu O
Gp.
F1 .
Kiểu hình:

IAIO

IOIO

IA , IO

IO

1 IAIO : 1IOIO
50% nhóm máu A: 50%nhóm máu O

TH2: Bố nhóm máu AB và mẹ nhóm máu B dị hợp
- Sơ đồ lai : P. Nhóm máu AB
IAIB
Gp.
F1.

IBIO

IA , IB

1 IAIB

x Nhóm máu B dị hợp
IB ,

:1 IAIO

IO

:1IBIB :

1IBIO

Kiểu hình: 1 nhóm máu AB: 1 nhóm máu A: 2 nhóm máu B
b, Người có nhóm máu AB không thể sinh con có nhóm máu O vì người có
nhóm máu O có kiểu gen IOIO tức nhận một giao tử IO từ bố và một giao tử , IO
từ mẹ.
Mà người có nhóm máu AB có kiểu gen IAIB cho 2 loại giao tử là IA, IB không
cho giao tử IO
c, Bố có nhóm máu A (hoặc B) có thể sinh con có nhóm O nếu nhóm máu A
( hoặc B ) có kiểu gen dị hợp (IAIO hoặc IBIO ) sẽ cho giao tử IO
Thì mẹ có kiểu gen IAIO ( máu A), IBIO (nhóm máu B), IOIO ( máu O).
14


Bài tập 6: Một người làm vườn mua một số bắp ngô hạt vàng đem gieo chung
để mong được giống ngô hạt vàng thuần chủng nhưng khi thu hoạch lại thu được
bắp ngô hạt vàng lẫn bắp ngô hạt trắng.
a, Giải thích tại sao lại có hiện tượng trên?
b, Xác định kiểu gen của P và F1.

Hướng dẫn giải:
Khi gieo giống ngô hạt vàng nhưng thu hoạch lại xuuats hiện bắp ngô hạt
trắng => Tính trạng hạt trắng là tính trạng lặn, hạt vàng là tính trạng trội.
- Quy ước gen: + gen A quy định hạt vàng
+ gen a quy định hạt trắng
- Trong những bắp ngô hạt vàng mua về gieo có giống ngô không thuần chủng
có kiểu gen dị hợp(Aa), nên có hiện tượng tự thụ phấn hoặc giao phấn của các
giống ngô không thuần chủng này làm xuất hiện hạt trắng có kiểu gen aa.
b, Kiểu gen của ngô hạt vàng là AA và Aa
Sơ đồ lai:
TH1: P. Hạt vàng x

Hạt vàng

Aa

Aa

Gp: A,a

A, a

F1 : 1AA:

2Aa:

1aa

Tỉ lệ kiểu hình: 3Hạt vàng : 1hạt trắng( 75% hạt vàng: 25% hạt trắng)
TH2: P. Hạt vàng x


Hạt vàng

AA

AA

Gp: A
F1 :

A
AA

kiểu hình: 100% hạt vàng
TH3:

P. Hạt vàng x

Hạt vàng

AA
Gp: A
F1 : 1AA:

Aa
A, a
1Aa

Kiểu hình: 100% hạt vàng
15



Phần 2: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG
Giải được bài tâp này HS cần hiểu nội dung của quy luât phân li độc lập của
Menđen
1. BÀI TOÁN THUẬN: Cho biết KG, KH của P -> Xác định tỉ lệ KG, KH của
F.
Bước 1: quy ước gen
Bước 2: Từ KH của P -> Xác định KG của P,xác định giao tử của P
Bước 3: Lập bảng tổ hợp giao tử
Bước 4: Xác định KG của F -> KH của F.
. Bài toán minh họa:
Bài tập : Ở đậu Hà Lan, thân cao và hạt vàng là 2 tính trội hoàn toàn so với thân
thấp và hạt xanh. Hai cặp tính trạng chiều cao và màu sắc hạt di truyền độc lập
với nhau. Hãy lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai dưới đây:
a. Cây cao, hạt xanh giao phấn với cây thân thấp, hạt vàng.
b. Cây thân cao, hạt vàng giao phấn với cây thân thấp, hạt xanh.
Hướng dẫn giải:
Theo đề bài, ta có qui ước gen:
A: thân cao; a: thân thấp; B: hạt vàng; b: hạt xanh.
a. Cây cao, hạt xanh giao phấn với cây thân thấp, hạt vàng.
- Sơ đồ lai 1:
P: (thân cao, hạt xanh) AAbb
G:

x

Ab

aaBB (thân thấp, hạt vàng)

aB

F1: AaBb -> tất cả đều thân cao, hạt vàng.
- Sơ đồ lai 2:
P: (thân cao, hạt xanh) Aabb
G:

x

Ab :ab

aaBB (thân thấp, hạt vàng)
aB

F1: AaBb : aaBb
+KG: 1AaBb : 1aaBb
+KH: 1thân cao, hạt vàng: 1 thân thấp, hạt vàng.
- Sơ đồ lai 3:
16


P: (thân cao, hạt xanh) AAbb

x

G:

ab : aB

Ab


aaBb (thân thấp, hạt vàng)

F1: Aabb : AaBb
+ KG: 1Aabb : 1aaBb
+ KH: 1thân cao, hạt xanh: 1 thân cao, hạt vàng.
- Sơ đồ lai 4:
P: (thân cao, hạt xanh) Aabb
G:

x

Ab :ab

aaBb (thân thấp, hạt vàng)
aB : ab

F1: AaBb : Aabb: aaBb : aabb
+ KG: 1AaBb : 1Aabb: 1aaBb : 1aabb
+ KH: 1thân cao, hạt vàng: 1thân cao, hạt xanh : 1 thân thấp, hạt vàng : 1
thân thấp, hạt xanh.
b. Cây thân cao, hạt vàng giao phấn với cây thân thấp, hạt xanh.
- Sơ đồ lai 1:
P: (thân cao, hạt vàng) AABB

x

G:

ab


AB

aabb (thân thấp, hạt xanh)

F1: AaBb -> tất cả đều thân cao, hạt vàng.
- Sơ đồ lai 2:
P: (thân cao, hạt vàng) AaBB
G:

x

AB : aB

aabb (thân thấp, hạt xanh)
ab

F1: AaBb : aaBb
+KG: 1AaBb : 1aaBb
+KH: 1thân cao, hạt vàng: 1thân thấp, hạt vàng.
- Sơ đồ lai 3:
P: (thân cao, hạt vàng) AABb
G:

x

AB : Ab

aabb (thân thấp, hạt xanh)
ab


F1: AaBb : Aabb
+KG: 1AaBb : 1Aabb
+KH: 1thân cao, hạt vàng: 1thân cao, hạt xanh.

17


- Sơ đồ lai 4:
P: (thân cao, hạt vàng) AaBb

x

G:

ab

AB : Ab : aB : ab

aabb (thân thấp, hạt xanh)

F1: AaBb : Aabb: aaBb : aabb
+KG: 1AaBb : 1Aabb: 1aaBb : 1aabb
+KH: 1thân cao, hạt vàng: 1thân cao, hạt xanh : 1 thân thấp, hạt vàng : 1
thân thấp, hạt xanh.
2. BÀI TOÁN NGHỊCH: Cho biết KG, KH của P -> Xác định tỉ lệ KG, KH của
F.
Phương pháp giải:
a, Xác định quy luật:
- Nếu đề bài cho biết trước quy luật, các nội dung sau đây thuộc quy luật phân li

độc lập của Menđen.
+ Cho biết mổi gen trên 1 NST
+ Hoặc cho biết các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST
tương đồng khác nhau.
+ Hoặc cho biết các cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau.
- Nếu đề bài chưa cho biết quy luật và yêu cầu xác định quy luật, ta căn cứ vào
các biểu hiện sau:
Trong điều kiện mổi gen quy định một tính trạng trội, lặn hoàn toàn. Khi xét về
sự di truyền về hai cặp tính trạng, nếu xẩy ra một trong các biểu hiện sau, ta kết
luận sự di truyền hai cặp tính trạng đó tuân theo định luật phân li độc lập của
Menđen.
+ Khi tự thụ phấn hoặc giao phối giữa cá thể dị hợp hai cặp gen, nếu kết quả
xuất hiện 4 kiểu hình theo tỉ lệ ( 3: 1) ( 3: 1) = 9: 3 : 3: 1=> Sự di truyền hai cặp
tính trạng đó tuân theo định luật phân li độc lập của Menđen.
+ Khi lai phân tích cá thể dị hợp hai cặp gen, nếu F b xuất hiện kiểu hình theo tỉ
lệ( 1: 1) (1: 1) = 1: 1: 1: 1=> Sự di truyền hai cặp tính trạng đó tuân theo định
luật phân li độc lập của Menđen.
+ Nếu tỉ lệ chung hai tính trạng = tích các nhóm tỉ lệ khi xét riêng =>Hai cặp
tính trạng sẽ di truyền độc lập nhau.
18


b, Xác định kiểu gen:
- Ta xét sự di truyền của từng cặp tính trạng riêng và từ tỉ lệ kiểu hình ta suy ra
kiểu gen tương ứng với mổi tính trạng.
-Sau đó ta kết hợp các tính trạng lại, ta có được kiểu gen chung của bố mẹ.
- Nếu đề bài cho biết kiểu hình của P, ta phải tìm các phép lai tương đương (là
phép lai giữa P có kiểu gen khác nhau nhưng cho kết quả hoàn toàn giống nhau).
. Bài toán minh họa:
Bài tập 1: Cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng thu được F1 đồng loạt có KH

giống nhau. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, F2 thu được kết quả như sau:
360 cây quả đỏ, chín sớm : 120 cây có quả đỏ, chín muộn : 123 cây có quả vàng,
chín sớm : 41 cây có quả vàng, chín muộn.
a. Hãy xác định tính trạng trội, lặn và qui ước gen cho mỗi cặp tính trạng nói
trên?
b. Lập sơ đồ lai từ P -> F2?
Hướng dẫn giải:
a. Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:
+ Về tính trạng màu sắc quả:
Quả đỏ
120 + 360
3

=
Quả vàng
123 + 41
1
F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => Quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả
vàng. Qui ước: A: quả đỏ; a: quả vàng => cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp:
Aa x Aa
+ Về tính trạng thời gian chín của quả:
Chín sớm
360 + 123
3

=
Chín muộn
120 + 41
1
F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => chín sớm là tính trạng trội hoàn toàn so với

chín muộn. Qui ước: B: chín sớm; b: chín muộn => cả 2 cây P đều mang kiểu
gen dị hợp: Bb x Bb
b. - Xét tỉ lệ KH của F1:

19


F2: 360 quả đỏ, chín sớm: 120 quả đỏ, chín muộn: 123 quả vàng, chín sớm: 41
quả vàng, chín muộn ≈ 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn: 3 quả vàng,
chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn.
- Xét chung 2 cặp tính trạng:
(3 quả đỏ: 1 quả vàng) x (3 chín sớm: 1 chín muộn) = 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả
đỏ, chín muộn : 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn =F2
=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.
Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:
+ F1: AaBb (quả đỏ, chín sớm) x AaBb (quả đỏ, chín sớm)
+ P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản:
* Trường hợp 1: AABB (quả đỏ, chín sớm) x aabb (quả vàng, chín muộn)
* Trường hợp 2: AAbb (quả đỏ, chín muộn) x aaBB (quả vàng, chín sớm)
- Sơ đồ lai minh họa:
* Sơ đồ lai 1:

P: AABB(quả đỏ, chín sớm) x aabb (quả vàng, chín muộn)
GP:

AB

ab

F1:

KH:

AaBb
100% quả đỏ, chín sớm.

* Sơ đồ lai 2: P:(quả đỏ, chín muộn) AAbb x
GP:
F1:
KH:

Ab

aB
AaBb

100% quả đỏ, chín sớm.

F1xF1: (quả đỏ, chín sớm) AaBbx
GF1:

aaBB (quả vàng, chín sớm)

AB: Ab:aB:ab

AaBb (quả đỏ, chín sớm)
AB: Ab:aB:ab

F2:
AB
Ab

aB
ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb
Kết quả:

20


+ KG: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
+ KH: 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn: 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả
vàng, chín muộn.
Bài tập 2: Ở bí, quả tròn và hoa vàng là 2 tính trạng trội hoàn toàn so với quả
dài và hoa trắng. Hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng nói trên phân li độc lập
với nhau. Trong một phép lai giữa hai cây người ta thu được F 1 có 4 kiểu hình
với tỉ lệ ngang nhau: 25% quả tròn, hoa vàng : 25% quả tròn, hoa trắng : 25%
quả dài, hoa vàng : 25% quả dài, hoa trắng. Xác định KG, KH của P và lập sơ đồ
lai?
Hướng dẫn giải:
- Theo đề bài, ta có qui ước gen:
A: quả tròn; a: quả dài; B: hoa vàng; b: hoa trắng.
- Xét tỉ lệ KH của F1:
F1: 25% quả tròn, hoa vàng : 25% quả tròn, hoa trắng : 25% quả dài, hoa vàng :
25% quả dài, hoa trắng = 1 quả tròn, hoa vàng : 1 quả tròn, hoa trắng : 1 quả
dài, hoa vàng : 1 quả dài, hoa trắng.
- Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:
+ Về tính trạng hình dạng quả:
Quả tròn

25% + 25%
1
=
=
Quả dài
25% + 25%
1
F1 có tỉ lệ của phép lai phân tích => 1 cơ thể P có KG đồng hợp lặn, cơ thể
P còn lại có KG dị hợp: Aa x aa
+ Về tính trạng màu sắc hạt:
Hoa vàng
25% + 25%
1
=
=
Hoa trắng
25% + 25%
1
F1 có tỉ lệ của phép lai phân tích => 1 cơ thể P có KG đồng hợp lặn, cơ thể
P còn lại có KG dị hợp: Bb x bb
- Xét chung 2 cặp tính trạng:
(1 quả tròn : 1 quả dài) x (1 hoa vàng : 1 hoa trắng) = 1 quả tròn, hoa vàng : 1
quả tròn, hoa trắng : 1 quả dài, hoa vàng : 1 quả dài, hoa trắng =F1
=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.
21


Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:
+ TH1: P: AaBb (quả tròn, hoa vàng) x aabb (quả dài, hoa trắng)
+ TH2: P: Aabb (quả tròn, hoa trắng) x aaBb (quả dài, hoa vàng)

- Sơ đồ lai minh họa:
+ TH1: P: (quả tròn, hoa vàng) AaBb
G:

x

AB : Ab : aB : ab

aabb (quả dài, hoa trắng)

ab

F1: AaBb : Aabb: aaBb : aabb
+KG: 1AaBb : 1Aabb: 1aaBb : 1aabb
+KH: quả tròn, hoa vàng: 1 quả tròn, hoa trắng: 1 quả dài, hoa vàng: 1
quả dài, hoa trắng.
+ TH2:
P: (quả tròn, hoa trắng) Aabb
G:

x

Ab :ab

aaBb (quả dài, hoa vàng)
aB : ab

F1: AaBb : Aabb: aaBb : aabb
+KG: 1AaBb : 1Aabb: 1aaBb : 1aabb
+KH: quả tròn, hoa vàng: 1 quả tròn, hoa trắng: 1 quả dài, hoa vàng: 1

quả dài, hoa trắng.
Bài tập 3: Cho cá thể F1 lai với 3 cây khác :
a, Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai, trong đó có 6,25% cây thấp, hạt dài.
b, Với cá thể thứ 2 được thế hệ lai trong đó có 12,5% cây thấp,hạt dài
c, Với cá thể thứ 3 được thế hệ lai trong đó có 25% cây thấp,hạt dài
Cho biết mổi gen nằm trên một NST và quy định một tính trạng, các cây cao là
trội hoàn toàn so với cây thấp; hạt tròn là trội hoàn toàn so với hạt dài. Biện luận
và viết sơ đồ lai cho 3 trường hợp trên.
Hướng dẫn giải:
- Quy ước gen: + gen A quy định tính trạng cây cao
+ gen a quy định tính trạng cây thấp
+ gen B quy định tính trạng hạt tròn
+ gen b quy định tính trạng hạt dài
a, Cây thấp, hạt dài có kiểu gen:
22


6,25%
1
1
1
aabb chiếm tỉ lệ = 100% = 16 = 4ab x 4ab
=> Hai tính trạng trên di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menđen
=> Cây thứ F1 và cây thứ 1 có kiểu gen: AaBb
Sơ đồ lai F1: AaBb(cây cao,hạt tròn) x
GF1:

AB: Ab:aB:ab

AaBb (cây cao, hạt tròn)

AB: Ab:aB:ab

F2:
AB
Ab
aB
ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb
Kết quả:
+ Tỉ lệ KG:

9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb

+ Tỉ lệ kiểu hình: 9 cây cao, hạt tròn: 3 cây cao, hạt dài: 3 cây thấp, hạt tròn: 1
Cây thấp, hạt dài
b, Cây thấp, hạt dài có kiểu gen:
12,5%
1
1
1
aabb chiếm tỉ lệ = 100% = 8 = 4ab x 2ab
=> Hai tính trạng trên di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menđen
Kết quả thu được 8 tổ hợp = 4 giao tử F1 x 2 giao tử cây thứ hai=> cây thứ hai
có kiểu gen Aabb( cây cao, hạt dài) hoặc aaBb( cây thấp, hạt tròn)
TH1: Sơ đồ lai F1: AaBb(cây cao, hạt tròn) x
GF1:


AB: Ab:aB:ab

23

Aabb (cây cao,hạt dài)
Ab :ab


F2:
AB
Ab
aB
ab

Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb

ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb

Kết quả:
+ Tỉ lệ KG:

3A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb


+ Tỉ lệ kiểu hình: 3 cây cao, hạt tròn: 3 cây cao, hạt dài: 1cây thấp, hạt tròn: 1
Cây thấp, hạt dài
TH2: Sơ đồ lai F1: AaBb(cây cao, hạt tròn) x
GF1:

aaBb (cây thấp,hạt tròn)

AB: Ab:aB:ab

aB, ab

F2:
AB
Ab
aB
ab

aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb

ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb


Kết quả:
+ Tỉ lệ KG:

3A-B- : 3aaB- : 1Aabb : 1aabb

+ Tỉ lệ kiểu hình: 3 cây cao, hạt tròn: 3 cây thấp, hạt tròn : 1cây cao, dài: 1
Cây thấp, hạt dài
c, Cây thấp, hạt dài có kiểu gen:
25%
aabb chiếm tỉ lệ = 100% =

1
4

1
1
= 4ab x 1ab

=> Hai tính trạng trên di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menđen
Kết quả thu được 4 tổ hợp = 4 giao tử F1 x 1 giao tử cây thứ ba=> cây thứ ba có
kiểu gen aabb( cây thấp, hạt dài)

24


Sơ đồ lai F1: AaBb(cây cao, hạt tròn) x
GF1:

aabb (cây thấp, hạt dài)


AB: Ab:aB:ab

ab

F2:
+ Tỉ lệ KG:

1AaBb : 1Aabb: 1aaBb: 1aabb

+ Tỉ lệ kiểu hình: 1cây cao, hạt tròn: 1 cây cao, hạt dài: 1cây thấp, hạt tròn: 1
Cây thấp, hạt dài.
Bài tập 4: Ở người, bố và mẹ đều có da đen, tóc xoăn sinh đứa con trai đầu lòng
đều có da trắng, tóc thẳng. Nếu họ sinh đứa con thứ 2 thì kiểu hình của đứa con
này có thể như thế nào? Biết rằng hai cặp tính trạng trên do 2 cặp gen quy định
và di truyền phân li độc lập với nhau.
Hướng dẫn giải:
Bố và mẹ đều có da đen, tóc xoăn sinh đứa con trai đầu lòng có da trắng, tóc
thẳng => Tính trạng da trắng, tóc thẳng là tính trạng lặn; tính trạng da đen, tóc
xoăn là tính trạng trội.
- Quy ước gen: + gen A quy định tính trạng da đen
+ gen a quy định tính trạng da trắng
+ gen B quy định tính trạng tóc xoăn
+ gen b quy định tính trạng tóc thẳng
- Kiểu hình da trắng, tóc thẳng có kiểu gen: aabb => 1 giao tử ab lấy từ bố và 1
giao tử ab lấy từ mẹ => Bố và mẹ đều có da đen, tóc xoăn có kiểu gen: AaBb.
- Sơ đồ lai P: AaBb(da đen, tóc xoăn )
Gp:

AB: Ab:aB:ab


x

AaBb (da đen, tóc xoăn )
AB: Ab:aB:ab

F1:
AB
Ab
aB
ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb

25


×