Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Ngân hàng câu hỏi sinh học 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.92 KB, 25 trang )

Môn: SINH 7
Bài 1: THẾ GIỚI ĐV ĐA DẠNG, PHONG PHÚ
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết được sự đa dạng, phong phú của động vật
* Động vật đa dạng, phong phú nhất ở:
A. vùng nhiệt đới
B. vùng ôn đới
C. vùng Nam Cực
D. vùng Bắc Cực
* Đáp án: A
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Sự đa dạng về số lượng cá thể loài động vật
* Nhóm động vật có số lượng cá thể lớn nhất là:
A. chim vẹt
B. cá voi
C. hồng hạc
D. tôm hùm
* Đáp án: C
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm giúp chim cánh cụt thích nghi với khí hậu giá lạnh
ở vùng cực
*Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?
A. chúng sống thành bầy hàng nghìn con
B. chúng có bộ lông rậm, mỡ dày
C. chim mẹ ủ ấm cho con non
D. chim cái chỉ đẻ 1 đến 2 trứng
* Đáp án: B
Câu 4: VDT
* MT: Xác định được kích thước của động vật
* Loài động vật có kích thước rất lớn là:


A. trùng roi, trùng biến hình, trai tượng
B. cá chép, tôm sú, chim vẹt
C. trai tượng, voi Châu Phi, cá voi xanh
D. cá heo, hổ, cá voi xanh
* Đáp án: C
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
* MT: Giải thích được sự đa dạng của động vật ở vùng nhiệt đới
* Nguyên nhân nào khiến động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động
vật ở vùng ôn đới và Nam Cực?
* ĐA: Vùng nhiệt đới có điều kiện khí hậu, đất đai rất thích hợp cho hệ thực vật
phát triển mạnh và phát triển quanh năm tạo điều kiện sống thích hợp (thức ăn dồi
dào, môi trường sống thích ứng…) cho động vật cư trú, tồn tại sinh sản. Vì thế
chúng phát triển đa dạng và phong phú hơn ở vùng ôn đới và Nam Cực.
Câu 2: VDC
* MT: Tìm được những động vật có ở địa phương, nhận xét về sự đa dạng của
chúng
* Hãy kể tên những động vật thường gặp ở đại phương em? Chúng có đa dạng
phong phú không?


* ĐA: - Các loài động vật thường gặp ở địa phương em:
+ Dưới nước có:
+ Trong đất có:
+ Trên mặt đất có:
+ Trên cây có:
+ Trên không có:
- Nhận xét tính đa dạng phong phú của hệ động vật ở địa phương
Bài 2: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA
ĐỘNG VẬT

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: NB
* MT: Biết được đặc điểm chỉ có ở động vật
*Đặc điểm chỉ có ở động vật:
A. cấu tạo từ tế bào
B. lớn lên và sinh sản
C. có khả năng di chuyển
D. tự tổng hợp chất hữu cơ
* ĐA: C
Câu 2: NB
* MT: Nêu được vai trò của động vật
*Loài động vật hỗ trợ cho con người trong lao động là:
A. vẹt, ếch
B. mèo rừng, voi
C. cá voi, ngựa
D. trâu, ngựa
* ĐA: D
Câu 3: TH
* MT: Hiểu được những đặc điểm của động vật
* Đặc điểm không có ở động vật là:
A. có cơ quan di chuyển
B. có hệ thần kinh và giác quan
C. có thành xenlulozo ở tế bào
D. lớn lên và sinh sản
* ĐA: C
Câu 4: TH
* MT: Đặc điểm phân biệt giữa động vật và thực vật
* Điểm khác nhau giữa động vật và thực vật:
A. có cấu tạo từ tế bào
B. có hệ thần kinh và giác quan

C. lớn lên và sinh sản
D. tự dưỡng và dị dưỡng
* ĐA: B
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
* MT: Hiểu được vai trò của động vật đối với đời sống con người
* Động vật có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? Nêu ví dụ minh họa
* ĐA: - Có lợi:
+ Cung cấp nguyên liệu cho con người: da, lông,thịt….VD:
+ Dùng làm đối tượng thí nghiệm cho: học tập, nghiên cứu khao học, thử nghiệm
thuốc. VD:
+ Hỗ trợ cho con người trong: lao động, giải trí, thể thao, bảo vệ an ninh…. VD


- Có hại: tấn công, chích nọc độc, truyền bệnh sang người. VD:
Câu 2: VDC
* MT: So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa động vật và thực vật
* Hãy lập bảng so sánh sự giống giống nhau và khác nhau giữa động vật và thực
vật?
* ĐA:
Đối tượng
So sánh
Giống nhau
Khác nhau

Thực vật

Động vật

- Đều cấu tạo từ tế bào

- Đều lớn lên và sinh sản
- Tế bào có thành
xelulozo
- Tự dưỡng
- Không có cơ quan di
chuyển
- Không có hệ thần kinh
và giác quan

- Tế bào không có thành
xelulozo
- Dị dưỡng
- Có cơ quan di chuyển
- Có hệ thần kinh và giác
quan

CHƯƠNG I: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
Bài 4: TRÙNG ROI
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: NB
* MT: Nắm được đặc điểm về dinh dưỡng của động vật
*Trùng roi xanh hô hấp là nhờ sự trao đổi khí qua:
A. không bào co bóp
B. màng nhân
C. màng tế bào
D. hạt diệp lục
ĐA: C
Câu 2: NB
*Biết được hình thức sinh sản của trùng roi xanh
*Trùng roi xanh sinh sản theo hình thức nào sau đây?

A. Phân đôi cơ thể theo chiều ngang
B. Phân đôi cơ thể theo chiều dọc
C. Sinh sản tiếp hợp, phân đôi cơ thể theo chiều ngang
D. Phân đôi cơ thể theo chiều ngang và chiều dọc
* ĐA: B
Câu 3: VDT
* Chỉ ra được bộ phận thực hiện chức năng bài tiết của trùng roi
*Trùng roi có khả năng bài tiết, điều chỉnh áp suất thẩm thấu là nhờ:
A. màng tế bào
B. hạt dự trữ
C. hạt diệp lục
D. không bào co bóp
*ĐA: D
Câu 4: TH


* Phân biệt được điểm giống nhau giữa trùng roi xanh và tế bào thực vật
* Điểm giống nhau giữa trùng roi xanh và tế bào thực vật là:
A. diệp lục
B. màng xenlulozo
C. điểm mắt
D. roi
* ĐA: A
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
* MT: Chỉ ra được điểm giống nhau giữa trùng roi và thực vật
*Trùng roi giống với thực vật ở những điểm nào?
* ĐA: - Tế bào cấu tạo đều có hạt diêp lục
- Có khả năng sống tự dưỡng
- Một số trùng roi có cấu tạo ngoài bằng chất xenlulozo như thực vật

Câu 2: VDC
* MT: Phân biệt được sự khác nhau giữa tế bào của tập đoàn trùng roi và tế bào của
sinh vật đa bào
* Tế bào của tập đoàn trùng roi khác tế bào của sinh vật đa bào ở đặc điểm cơ bản
nào?
* ĐA:
Tế bào tập đoàn trùng roi
Tế bào cơ thể đa bào
- Mỗi tế bào thực hiện được nhiều
- Thực hiện 1 (vài) chức năng đặc
chức năng sống độc lập
trưng
- Có khả năng sống sót khi tách khỏi - Không có khả năng sống sót khi
tập đoàn
tách khỏi cơ thể sinh vật
Bài 5: TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: NB
* Biết được cách sinh sản của trùng giày
*Trùng giày sinh sản theo hình thức nào sau đây?
A. Phân đôi cơ thể theo chiều ngang
B. Phân đôi cơ thể theo chiều dọc
C. Sinh sản tiếp hợp, phân đôi cơ thể theo chiều ngang
D. Phân đôi cơ thể theo chiều ngang và chiều dọc
* ĐA: A
Câu 2: NB
* Biết được cách dinh dưỡng của trùng biến hình
* Trùng biến hình có kiểu dinh dưỡng là:
A. tự dưỡng
B. dị dưỡng

C. kí sinh
D. cộng sinh
* ĐA: B
Câu 3: TH
* Phân biệt được đặc điểm khác nhau giữa các động vật nguyên sinh
* Trùng giày khác với trùng biến hình và trùng roi ở đặc điểm:
A. có chân giả
B. có roi
C. có lông bơi
D. có diệp lục


* ĐA: C
Câu 4: TH
* MT: Hiểu được đặc điểm dinh dưỡng của trùng giày
* Trùng giày thực hiện chức năng tiêu hóa ở:
A. không bào co bóp
B. màng cơ thể
C. không bào tiêu hóa
D. chất nguyên sinh
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: Thông hiểu
*MT: Hiểu được sự khác nhau trong sinh sản vô tính giữa các loài động vật nguyên
sinh
* Sinh sản vô tính ở trùng giày khác với trùng roi xanh và trùng biến hình ở
9die6m3 cơ bản nào?
* ĐA: - Trùng giày: phân đôi theo chiều ngang
- Trùng roi xanh: phân đôi theo chiều dọc
- Trùng biến hình: phân đôi theo chiêu bất kì
Câu 2: VDC

* Nắm được cấu tạo bào xác của động vật nguyên sinh và ý nghĩa sinh học của
chúng
* Bào xác của động vật nguyên sinh có cấu tạo và ý nghĩa sinh học gì?
* ĐA: - Cấu tạo: Chúng thải bớt nước, thu nhỏ cơ thể lại và hình thành lớp vỏ dày
bảo vệ. Nhờ vậy, chúng có thể tồn tại trong tự nhiên một thời gian dài
- Ý nghĩa sinh học:
+ Khi điều kiện thuận lợi trở lại thì chúng chui ra khỏi bào xác để hoạt động
+ Lợi dụng tình trạng bào xác, chúng có thể dàng bay theo gió hay bám vào các
động vật khác để phát tán đến môi trường sống mới
Bài 6: TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: NB
* MT: Biết được nơi kí sinh của trùng kiết lị
* Trùng kiết lị kí sinh trong cơ thể người ở:
A. gan
B. tụy
C. thành ruột
D. máu
*ĐA: C
Câu 2: NB
* MT: Biết được nơi kí sinh của trùng sốt rét
* Trùng sốt kí sinh trong cơ thể người ở:
A. gan
B. tụy
C. thành ruột
D. máu
ĐA: D
Câu 3: TH
* MT: Hiểu được điểm khác nhau giữa trùng kiết lị và trùng biến hình
* Trùng kiết lị khác với trùng biến hình ở đặc điểm:

A. có chân giả
B. không có hại
C. ăn hồng cầu
D. sinh sản vô tính


* ĐA: C
Câu 4: VDT
*MT: Trình bày được đặc điểm của trùng kiết lị
* Hãy chọn từ thích hợp trong các từ, cụm từ: hồng cầu, niêm mạc ruột, tế bào, kí
sinh, bào xác, chân giả rất ngắn, ruột để điền vào chổ trống trong các câu sau:
Trùng kiết lị giống trùng biến hình, chỉ khác ở chổ…(1)…………
Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hóa người.
Đến……………(2)…trùng kiết lị chui ra khỏi…(3)…………….., gây các vết loét
ở …(4)………….rồi nuốt………(5)……….ở đó để tiêu hóa chúng và sinh sản rất
nhanh
* ĐA: 1- chân giả rất ngắn
2- ruột
3- bào xác
4- niêm mạc ruột
5- hồng cầu
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: TH
* MT: Giải thích được tác hại của trùng kiết lị
* Trùng kiết lị có hại như thế nào đối với sức khỏe con người?
* ĐA: Khi đến ruột trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác gây vết loét ở niêm mạc ruột
rồi nuốt và tiêu hóa hồng cầu. Ở đây chúng sinh sản rất nhanh làm số lượng hồng
cầu bị tiêu hủy ngày càng cao, dẫn đến người bệnh bị thiếu máu có ảnh hưởng lớn
đến sức khỏe.
Câu 2: VDC

* MT: So sánh được đặc điểm dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét
* Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như thế nào?
* ĐA: - Giống nhau:
+ Đều sử dụng hồng cầu làm thức ăn và đều làm tiêu hủy hồng cầu gây bệnh
+ Cơ thể chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống
- Khác nhau:
+ Trùng sốt rét: hấp thụ thức ăn trực tiếp qua màng tế bào
+ Trùng kiết lị: vào ruột người ở dạng bào xác tạo các vết loét ở niêm mạc ruột rồi
nuốt và tiêu hóa hồng cầu.
Bài 7: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA ĐỘNG VẬT
NGUYÊN SINH
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: NB
* MT: Biết được tác hại của Động vật nguyên sinh
* Động vật nguyên sinh gây bệnh cho người là:
A. trùng biến hình
B. trùng roi xanh
C. trùng giày
D. trùng bào tử
*ĐA: D


Câu 2: NB
* Biết được đặc điểm chung của Động vật nguyên sinh
* Đặc điểm chung của Động vật nguyên sinh là:
A. sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi
B. cơ thể chỉ gồm một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống
C. cơ thể có đối xứng tỏa tròn
D. cơ thể gồm nhiều tế bào
* ĐA: B

Câu 3: TH
* Hiểu được đặc điểm của Động vật nguyên sinh
* Động vật nguyên sinh nào sau đây có bộ phận di chuyển bị tiêu giảm?
A. Trùng roi
B. Trùng kiết lị
C. Trùng sốt rét
D. Trùng giày
* ĐA: C
Câu 4: VDT
* MT: Sắp xếp được các loại bệnh và cách truyền bệnh ở động vật nguyên sinh
* Em hãy xếp các cặp ý tương ứng giữa các loại bệnh và cách truyền bệnh
Các loại bệnh
Cách truyền bệnh
1. Bệnh sốt rét
A. Qua ruồi tse tse
2. Bệnh ngủ li bì
B. Qua ăn uống
3. Bệnh kiết lị
C. Qua muỗi Anophen đốt
* ĐA: 1………, 2………….., 3………….
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: TH
* MT: Nêu được những đặc điểm chung của các loài động vật nguyên sinh sống tự
do và kí sinh
* Đặc điểm chung nào của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do lẫn
sống kí sinh?
* ĐA: - Có kích thước hiển vi
- Có cấu tạo đơn bào
- Phần lớn sống dị dưỡng
- Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi

Câu 2: VDC
* MT: Kể được 1 số động vật nguyên sinh gây bệnh, nêu được cách truyền bệnh
* Hãy kể tên 1 số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh?
* ĐA: - Trùng kiết lị: Bào xác trùng kiết lị theo phân người bệnh ra ngoài, trong
điều kiện tự nhiên chúng tồn tại được 9 tháng và có thể bám vào cơ thể ruồi nhặng
để truyền qua thức ăn lan truyền bệnh cho nhiều người khác.
- Trùng sốt rét: gây bệnh sốt rét ở người khi muỗi Anophen đốt người bệnh,
trùng sốt rét theo máu vào cơ thể muỗi. Ở đấy chúng sinh sản rất nhanh và cuối
cùng tập trung ở tuyến nước bọt của muỗi. Khi bị muỗi Anophen đốt, trùng sốt rét
theo nước bọt của muỗi vào cơ thể người lành gây bệnh.


CHƯƠNG II: NGÀNH RUỘT KHOANG
Bài 8: THỦY TỨC
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: NB
* MT: Biết được cấu tạo trong của thủy tức
* Lớp trong của thủy tức được cấu tạo bởi:
A. tế bào mô bì-cơ
B. tế bào mô cơ tiêu hóa
C. tế bào thần kinh
D. tế bào gai
* ĐA: B
Câu 2: NB
* MT: Nắm được đặc điểm về dinh dưỡng của thủy tức
* Tủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể qua:
A. lỗ miệng
B. tế bào gai
C. màng cơ thể
D. không bào tiêu hóa

* ĐA: A
Câu 3: TH
* MT: Tua miệng ở thủy tức có nhiều tế bào gai có chức năng:
A. tự vệ và bắt mồi
B. tấn công kẻ thù
C. đưa thức ăn vào miệng D. tiết ra men tiêu hóa
* ĐA: A
Câu 4: TH
* Nắm được cách bắt mồi của thủy tức
* Thủy tức bắt mồi hiệu quả là nhờ:
A. di chuyển nhanh nhẹn
B. phát hiện ra mồi nhanh
C. có tua miệng dài với nhiều gai độc
D. có miệng to và khoanh ruột rộng
* ĐA: C
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: TH
* MT: Giải thích được ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức
* Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức?
* ĐA: Tế bào gai có gai cảm giác ở phía ngoài, có sợi rỗng dài , nhọn, xoắn lộn vào
trong, khi bị kích thích sẽ phóng chất độc làm tê liệt con mồi, vì thế chúng có thể
ăn những động vật lớn hơn chúng rất nhiều lần .
Câu 2: VDC
* MT: Giải thích được hoạt động dinh dưỡng của thủy tức
* Việc lấy thức ăn và thải các sản phẩm thừa của quá trình tiêu hóa ở thủy tức xãy
ra như thế nào?
* ĐA: Thủy tức lấy thức ăn qua lỗ miệng nhờ tế bào gai và tua miệng. Sự tiêu hóa
do các tế bào mô cơ- tiêu hóa đảm nhiệm. Sau tiêu hóa, thúc ăn thừa cũng qua lỗ
miệng mà thải ra ngoài.



Bài 9: ĐA DẠNG CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: NB
* MT: Biết được sự đa dạng của ngành Ruột khoang
* Loài ruột khoang có lối sống cố định, không di chuyển là:
A. sứa
B. Hải quỳ
C. san hô
D. hải quỳ và san hô
ĐA: D
Câu 2: NB
* MT: Biết được sự đa dạng của ngành Ruột khoang
* Loài ruột khoang nào có lối sống tập đoàn?
A. Thủy tức
B. Sứa
C. San hô
D. Hải quỳ
*ĐA: C
Câu 3: TH
* MT: Hiểu được cách di chuyển của sứa trong nước
* Sứa bơi lội trong nước biển là nhờ:
A. tua miệng phát triển và cử động linh hoạt
B. miệng nằm ở phía dưới
C. cơ thể có tỉ trọng xấp xỉ nước
D. cơ thể hình dù, dù có khả năng co bóp
*ĐA: D
Câu 4: VDT
* MT: Phân biệt được đặc điểm khác biệt của san hô so với thủy tức
* Đặc điểm khác biệt của san hô so với hải quỳ là:

A. tổ chức cơ thể kiểu tập đoàn
B. sống bám vào vỏ ốc
C. thường sống cộng sinh
D. có kích thước từ 2cm- 5cm
* ĐA: A
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: TH
* MT: Nêu được cách di chuyển của sứa
* Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào?
* ĐA: Nhờ cử động co bóp dù, khi dù xòe ra đưa nước và thức ăn vào khoang tiêu
hóa, khi dù cụp xuống nước trong khoang tiêu hóa ép mạnh bắn qua lỗ miệng về
phía sau làm sứa lao nhanh về phía trước.
Câu 2: VDC:
* MT: So sánh được sự khác nhau trong sinh sản giữa san hô và thủy tức
* Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?
* ĐA: - Ở thủy tức: khi nảy chồi trên cơ thể mẹ xuất hiện một chồi nhỏ, lớn dần và
hình thành lỗ miệng, ở giai đoạn đầu khoang tiêu hóa của chồi thông với khoang
tiêu hóa của mẹ, về sau chồi tách khỏi mẹ sống đôc lâp.


- Ở san hô: các cơ thể con được hình thành không tách rời mà dính với cơ thể
mẹ tạo thành tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau.
Bài 10: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: NB
* MT: Biết được đặc điểm chung của ngành Ruột khoang
* Các đại diện thuộc ngành Ruột khoang có đặc điểm chung là:
A. ruột phân nhánh
B. cơ thể chỉ là 1 tế bào
C. cơ thể có đối xứng tỏa tròn

D. sống tự dưỡng
Câu 2: NB
* MT: Biết được vai trò của Ruột khoang
* Loài ruột khoang cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng là:
A. hải quỳ
B. san hô
C. thủy tức
D. sứa
Câu 3: TH
* MT: Hiểu được điểm giống nhau giữa các đại diện ruột khoang
* Điểm giống nhau giữa sứa, hải quỳ và san hô là:
A. sống ở nước ngọt
B. sống cố định
C. ruột dạng túi
D. sống tập đoàn
*ĐA: C
Câu 4: VDT
* MT: Phân biệt được các đại diện của ruột khoang
* Những đại diện nào sau đây đều là của ngành Ruột khoang?
A. San hô, thủy tức, trùng giày, sứa
B. Hải quỳ, san hô, trùng roi, sứa
C. Sứa, hải quỳ, san hô, trùng kiết lị
D. Sứa, thủy tức, hải quỳ, san hô
* ĐA: D
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: TH
*MT: Hiểu được các đặc điểm giống nhau của ngành Ruột khoang
* Cấu tạo ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi lội có đặc điểm gì chung?
* ĐA: Tuy rất khác nhau về kích thước, hình dạng và lối sống nhưng các loài ruột
khoang đều có chung các đặc điểm: đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành

cơ thể gồm 2 lớp tế bào, đều có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
Câu 2: VDC
* MT: Nêu được vai trò của san hô, liên hệ được sự đa dạng của san hô ở nước ta
* San hô có lợi hay có hại? Biển nước ta có giàu san hô không?
* ĐA: - San hô có ý nghĩa kinh tế cao, là nguồn cung cấp nguyên liệu cho xây
dựng, dùng để trang trí nhà cửa, làm đồ trang sức,…
- Biển san hô tạo cảnh quan độc đáo ở đại dương, có ý nghĩa lớn về mặt sinh thái
- San hô hóa thạch còn là vật chỉ thị địa tần trong nghiên cứu địa chất


- Mặt khác vùng biển lớn có san hô thường gây ảnh hưởng xấu đến lưu thông
đường thủy.
- Biển nước ta rất giàu san hô nhất là vùng biển phía nam. Quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa là các đảo san hô tiêu biểu.
CHƯƠNG III: CÁC NGÀNH GIUN
NGÀNH GIUN DẸP
Bài 11: SÁN LÁ GAN
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: NB
* MT: Biết được đặc điểm về lối sống của sán lá gan
*Đặc điểm về lối sống của sán lá gan:
A. sống dị dưỡng
B. sống kí sinh
C. sống dị dưỡng và kí sinh
D. sống tự dưỡng
* ĐA: B
Câu 2: NB
* MT: Biết đặc điểm của sán lá gan thích nghi với lối sống kí sinh
* Nhờ đặc điểm nào mà sán lá gan có thể chui, luồn lách trong môi trường kí sinh?
A. Cơ thể dẹp

B. Các giác bám
C. Cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển
D. Lông bơi tiêu giảm
* ĐA: C
Câu 3: TH
* MT: Hiểu được đặc điểm giống nhau giữa sán lông và sán lá gan
* Sán lông và sán lá gan được xếp chung một ngành Giun dẹp vì:
A. cơ thể dẹp, có đối xứng hai bên
B. có lối sống kí sinh
C. có lối sống tự do
D. sinh sản hữu tính hoặc vô tính
* ĐA: A
Câu 4: VDT
* MT: Xác định được các đặc điểm của sán lá gan
* Hãy chọn từ, cụm từ thích hợp để điền vào chổ trống trong các câu sau (ấu trùng,
thay đổi vật chủ, cơ thể dẹp, nội tạng ,ruột phân nhánh, tiêu giảm, sinh sản hữu
tính, đẻ nhiều trứng):
Sán lá gan có ………(1)………….., đối xứng hai bên và ………(2)…………….
Sống trong………(3)……………trâu, bò nên mắt và lông bơi…(4)………………
Giác bám, cơ quan tiêu hóa, cơ quan sinh dục phát triển. Vòng đời sán lá gan có
đặc điểm là……(5)…………….và qua nhiều giai đoạn……(6)……….thích nghi
với kí sinh.
* ĐA: 1. cơ thể dẹp
2. ruột phân nhánh


3. nội tạng
4. tiêu giảm
5. thay đổi vật chủ
6. ấu trùng

Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: TH
* MT: Giải thích được các đặc điểm của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh
* Cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?
* ĐA:
- Nhờ giác bám phát triển giúp chúng bám chặt vào thành ruột vật chủ
- Có cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển nên chúng có thể chun dãn, phồng
dẹp cơ thể để chui rút luồn lách trong môi trường kí sinh để hút chất dinh dưỡng
- Có cơ quan tiêu hóa và cơ quan sinh sản phát triển giúp chúng tồn tại thích nghi
với việc phát tán và duy trì nòi giống.
Câu 2: VDC
* MT: Vẽ được vòng đời của sán lá gan
* Hãy trình bày vòng đời của sán lá gan bằng sơ đồ. Vòng đời của sán lá gan có đặc
điểm gì thích nghi với kí sinh?
* ĐA:
Trứng
ấu trùng lông (nước)
cơ thể ốc
sán
Trâu, bò
Kén( rau, cỏ)
ấu trùng có đuôi
+Bài 12: MỘT SỐ GIUN DẸP KHÁC
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: NB
* MT: Biết được nơi kí sinh của ngành Giun dẹp
* Loài sán nào sống kí sinh trong ruột lợn?
A. Sán lá gan
B. Sán bã trầu
C. Sán dây

D. Sán lá máu
* ĐA: B
Câu 2: Biết được cách lây nhiễm sán dây qua người
* Sán dây lây nhiễm bệnh cho người qua:
A. trứng
B. ấu trùng
C. nang sán
D. đốt sán
* ĐA: C
Câu 3: TH
* MT: Hiểu được điểm giống nhau của các đại diện ngành Giun dẹp
* Điểm giống nhau giữa sán lá máu, sán bã trầu và sán dây là:
A. sống tự do
B. sống kí sinh
C. ấu trùng phát triển ngay trong cơ thể vật chủ
D. chỉ sống ở một vật chủ
* ĐA: B
Câu 4: VDT


* MT: Phân biệt được các đại diện của ngành Giun dẹp
* Ngành Giun dẹp gồm có các đại diện nào sau đây?
A. Trùng giày, trùng roi, thủy tức và san hô
B. Thủy tức, san hô, sứa, hải quỳ
C. Thủy tức, hải quỳ, sán lá gan
D. Sán lông, sán dây, sán lá gan
* ĐA: D
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: TH
* MT: Hiểu được đặc điểm của sán dây thích nghi với lối sống kí sinh

* Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột
người?
* ĐA: - Đầu sán nhỏ có giác bám (một số có thêm móc bám)
- Thân sán gồm hàng trăm đốt sán
- Ruột tiêu giảm, bề mặt cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng
- Mỗi đốt sán đều mang một cơ quan sinh dục lưỡng tính, các đốt cuối cùng
chứa đầy trứng
Câu 2: VDC
* MT: Nêu được cách phòng nhiễm sán dây cho bản thân
* Em cần phải làm gì để tránh nhiễm sán dây?
* ĐA: - Không nên ăn thịt trâu, bò, lợn gạo
- Xử lí phân nguời trong hầm chứa để trứng sán bị ung
Bài 13: GIUN ĐŨA
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: NB
* MT: Biết được cấu tạo của giun đũa
* Ruột của giun đũa thuộc kiểu:
A. ruột túi
B. ruột phân nhánh
C. ruột thẳng
D. ruột chưa phân hóa
* ĐA: C
Câu 2: NB
* MT: Biết được nơi kí sinh của giun đũa
* Nơi giun đũa kí sinh trong cơ thể người là:
A. túi mật
B. ruột non
C. hậu môn
D. ruột già
* ĐA: B

Câu 3: TH
* MT: Hiểu được vai trò của lớp vỏ cuticun ở giun đũa
* Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể giun đũa có tác dụng:
A. giúp giun đũa hấp thụ nhiều thức ăn
B. giúp cho giun đũa chui được vào ống mật
C. giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non người
D. giúp giun đũa di chuyển dễ dàng


* ĐA: C
Câu 4: VDT
* MT: Vận dụng kiến thức đã học để phòng chống giun đũa
* Tại sao cần phải rữa tay trước khi ăn và tẩy giun định kì?
A.Hạn chế khả năng di chuyển của giun đũa
B. Hạn chế khả năng sinh sản của giun đũa
C. Hạn chế khả năng lây truyền của giun đũa
D. Để loại trừ trứng giun,vi khuẩn gây bệnh và hạn chế số lượng giun trong cơ thể
* ĐA: D
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: TH
* MT: Hiểu được sự khác nhau giữa giun đũa và sán lá gan
* Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan?
* ĐA:
Sán lá gan
Giun đũa
- Là cơ thể lưỡng tính
- Là cơ thể đơn tính
- Chưa có ruột sau và hậu môn
- Có ruột sau và hậu môn
- Ruột phân nhánh

- Ruột thẳng
- Cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển
- Chỉ có cơ dọc phát triển
Câu 2: VDC
* MT: Giải thích được các cách phòng chống giun đũa
* Em hãy đề xuất các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh?
* ĐA:
- Giữ vệ sinh ăn uống
- Không dùng phân bắc tươi để bón cây
- Uống thuốc trừ giun định kì 6 tháng/ lần
- Tìm hiểu rõ vòng đời và tập tính của chúng để hạn chế sự lây lan của mầm bệnh
- Phải có ý thức bảo vệ môi trường sống ( không phóng uế bừa bãi,…)
BÀI 14: MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC
Phần 1: THKQ (4 câu)
Câu 1: NB
* MT: Biết được vòng đời của giun kim
*Do thói quen nào mà giun kim khép kín được vòng đời?
A. Mút tay bị bẩn
B. Đi chân không
C. Ăn rau sống
D. Ăn quà vặt
* ĐA: A
Câu 2: NB
* MT: Biết cách phòng chống giun móc câu
* Để phòng tránh giun móc câu, ta phải:
A. rửa tay sạch trước khi ăn
B. không đi chân không
C. không ăn rau sống
D. tiêu diệt ruồi, nhặng trong nhà
* ĐA: B



Câu 3: TH
* MT: Hiểu được những đại diện của ngành Giun tròn
* Những đại diện nào sau đây thuộc ngành Giun tròn?
A. Giun đũa, giun kim, sán lá gan, sán dây
B. Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun tóc
C. Sán lông, sán lá gan, sán dây
D. Giun kim, giun móc câu, giun chỉ, sán bã trầu
* ĐA: B
Câu 4: VDT
* MT: Xác định đuộc nơi sống của các đại diện Giun tròn
Đại diện
Nơi sống
1. Giun đũa
a. Rễ lúa
2. Giun kim
b. Ruột non
3. Giun móc câu
c. Bắp cơ
4. Giun rễ lúa
d. Ruột già
e. Tá tràng
Trả lời: 1……….., 2…………….., 3………………,4…………..
* ĐA: 1. b, 2. d, 3. e, 4. a
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: TH
* MT: Phân tích được đặc điểm cấu tạo ở Giun tròn cao hơn Giun dẹp
* Đặc điểm nào chứng tỏ Giun tròn cấu tạo cao hơn Giun dẹp?
* ĐA: - Giun tròn có khoang cơ thể (chưa chính thức), còn ở Giun dẹp thì chưa có

- Giun tròn có ruột sau và hậu môn nên quá trình tiêu hóa thực hiện tốt hơn ở Giun
dẹp (chỉ có ruột phân nhánh)
- Đa số Giun tròn phân tính, hình thức sinh sản cao hơn lưỡng tính phổ biến ở Giun
dẹp
- Giun tròn còn có thần kinh, giác quan phát triển cao hơn Giun dẹp
Câu 2: VDC
* MT: So sánh được giun kim và giun móc câu
* Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc câu, loài giun nào nguy
hiểm hơn? Loài giun nào dễ phòng chống hơn?
* ĐA: - Giun móc câu kí sinh ở tá tràng nên chúng hút chất dinh dưỡng trước khi
cơ thể người hấp thụ, còn giun kim kí sinh ở ruột già sử dụng dinh dưỡng sau khi
con người hấp thụ. Do đó giun móc câu nguy hiểm hơn giun kim.
- Do giun móc câu có móc bám chắc vào thành tá tràng nên rất khó tẩy chúng khi
dùng thuốc trừ giun. Còn giun kim sống tự do không bám chặt nên dễ phòng chống
hơn.
BÀI 17: MỘT SỐ GIUN ĐỐT KHÁC
Phần 1: THKQ (4 câu)
Câu 1: NB


* MT: Nhận biết được đại diện của Gun đốt
* Loài Giun đốt nào thường bám vào nguời và động vật để hút máu là:
A. rươi
B. đỉa
C. giun đỏ
D. giun đất
* ĐA: B
Câu 2: NB
* MT: Nêu được môi trường sống của rươi
* Rươi sống ở môi trường nào?

A. nước mặn
B. trên cạn
C. trên cây
D. nước lợ
* ĐA: D
Câu 3: TH
* MT: Hiểu được đặc điểm tiến hóa ở giun đất so với giun dẹp và giun tròn
* Cấu tạo có ở giun đất và không có ở ở giun dẹp và giun tròn là:
A. cơ quan tiêu hóa
B. hệ tuần hoàn
C. hệ hô hấp
D. hệ thần kinh
* ĐA: B
Câu 4: VDT
* MT: Xác định được lối sống của các loài Giun đốt
* Em hãy xếp các cặp ý tương ứng giữa các đại diện với lối sống của cá đại diện
ngành Giun đốt
Đại diện
Lối sống
Trả lời
1. Giun đất
a. cố định
1.
2. Giun đỏ
b. bán kí sinh
2.
3. Rươi
c. tự do, chui rúc 3.
4. Đỉa
d. tự do

4.
e. cộng sinh
* ĐA: 1. c
2. a
3. d
4. b
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: TH
* MT: Hiểu được vai trò của giun đốt
* Giun đốt có những vai trò gì đối với tự nhiên và đời sống con người?
* ĐA: - Giun đất làm đất trồng tơi xốp, màu mỡ
- Giun đất, giun đỏ…là nguồn thức ăn giàu đạm cho cá
- Giun đất là nguồn nguyên liệu chế biến dược phẩm, mĩ phẩm…
Câu 2: VDC
* MT: So sánh được đặc điểm sinh sản của rươi và giun đất
* Đặc điểm sinh sản của rươi có gì khác so với giun đất?
* ĐA:
Rươi
Giun đất
- Không có đai sinh dục
- Có đai sinh dục
- Không sinh sản bằng kén
- Sinh sản bằng kén
- Trứng thụ tinh trong nước
- Trứng thụ tinh trong đai sinh dục


Chương IV. NGÀNH THÂN MỀM
Bài 18. TRAI SÔNG
Phần 1: THKQ (4 câu)

Câu 1: NB
* MT: Biết được cách tính tuổi của trai sông
* Tính tuổi của trai sông căn cứ vào:
A. kích thước cơ thể
B. màu sắc của vỏ
C. vòng tăng trưởng của vỏ
D. khối lượng cơ thể
* ĐA: C
Câu 2: NB
* MT: Biết được đặc điểm dinh dưỡng của trai
* Trai lấy thức ăn bằng bộ phận nào?
A. Ống hút
B. Hai đôi tấm miệng
C. Lỗ miệng
D. Cơ khép vỏ trước và sau
* ĐA: B
Câu 3: TH
* MT: Hiểu được hình thức sinh sản của trai
* Trai sinh sản theo hình thức nào?
A. Vô tính kiểu mọc chồi
B. Vô tính kiểu phân đôi
C. Hữu tính và thụ tinh trong
C. Hữu tính và thụ tinh ngoài
* ĐA: C
Câu 4: VDT
* MT: Biết cách chọn lựa trai sống khi mua
* Muốn mua được trai tươi sống ở chợ, ta nên chọn:
A. con đóng chặt vỏ
B. con mở rộng vỏ
C. con to và nặng

D. con có màu sáng
* ĐA: A
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: TH
* MT: Hiểu được cách tự vệ của trai sông
* Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu
quả?
* ĐA: - Trai tự vệ bằng cách rút mình vào trong 2 mảnh vỏ cứng và khép chặt vỏ
lại
- Nhờ vỏ trai có cấu tạo vừa rắn chắc, vừa có khả năng đóng mở chủ động giúp
chúng tự vệ tốt
Câu 2: VDC
* MT: Giải thích được cơ chế lọc nước của trai
* Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?
* Nhờ cơ chế lọc vụn hữu cơ, dộng vật nguyên sinh… có trong nước làm thức ăn,
với quy mô rất lớn mỗi ngày trai có thể lọc khoảng 40 lít nước đã góp phần đáng kể
trong việc làm trong lành nguồn nước bằng cơ chế sinh học.


Bài 21: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH THÂN MỀM
Phần 1: THKQ (4 câu)
Câu 1: NB
* MT: Biết được vai trò của vỏ đá vôi ở thân mềm
* Vai trò lớp vỏ đá vôi của thân mềm là:
A. hấp thụ khí thở
B. làm chổ dựa tấn công kẻ thù
C. liên hệ với môi trường ngoài
D. che chở bảo vệ cơ thể
* ĐA: D
Câu 2: NB

* Biết được đặc điểm của thân mềm
* Loài thân mềm nào có vỏ tiêu giảm:
A. trai
B. sò
C. mực
D. ốc vặn
* ĐA: C
Câu 3: TH
* MT: Hiểu được đặc điểm của thân mềm
* Trong các loài thân mềm sau, loài nào có đặc điểm: vỏ tiêu giảm, cơ quan di
chuyển phát triển?
A. Ốc sên, hàu
B. Mực, bạch tuộc
C. Ốc tai, mực
D. Ốc mút, bạch tuột
* ĐA: B
Câu 4: VDT
* MT: Xác định được vai trò của thân mềm
* Hãy xếp các cặp ý tương ứng về ý nghĩa thực tế và các đại diện thân mềm:
Ý nghĩa thực tiễn
Đại diện thân mềm
1. Làm thực phẩm cho ngừơi
a. xà cừ, ngọc trai, vỏ sò
2. Làm thức ăn cho động vật
b. hóa thạch vỏ sò, vỏ ốc
3. Làm đồ mĩ nghệ, trang trí
c. mục, sò , ốc, hến
4. Làm sạch môi trường nước
d. trai, sò, vẹm
5. Gây hại cây trồng

e. sò, ốc, ấu trùng của chúng
6. Làm thực phẩm xuất khẩu
f. bào ngư, mực, sò huyết
7. Nghiên cứu địa chất
g. ốc bươu vàng
TL: 1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
* ĐA: 1. c, 2. e, 3. a , 4. d, 5. g, 6. f, 7. b
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: TH
* MT: Hiểu được vì sao xếp mực và ốc sên cùng 1 ngành
* Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?
* ĐA: Tuy có khác xa về lối sống nhưng cả hai đều có thân mềm không phân đốt,
có khoang áo, có thần kinh và giác quan phát triển, có hệ tiêu hóa phân hóa….nên
chúng được xếp cùng một ngành.
Câu 2: VDC


* MT: Kể tên và nêu được tác hại của thân mềm
* Kể tên và nêu tác hại của một số thân mềm mà em biết?
* ĐA; - Các thân mềm có hại như: hà biển, hà sông đục thuyền và các công trình
xây dựng bằng gỗ
- Ốc sên, ốc trần phá hại cây trồng
- Ốc tai, ốc đĩa…là vật chủ của nhiều loài giun sn1 kí sinh gây bệnh nguy hiểm cho
người và gia súc

Chương V. NGÀNH CHÂN KHỚP- LỚP GIÁP XÁC
+Bài 22: TH: QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI VÀ HÀNH ĐỘNG SỐNG CỦA
TÔM SÔNG
Phần 1: THKQ (2câu)
Câu 1: NB
* MT: Biết được các bộ phận của cơ thể tôm
Bộ phận giúp tôm bơi trong nước là:
A. các chân ngực
B. các chân bụng
C. đuôi
D. đôi càng
* ĐA: B
Câu 2: TH
* MT: Hiểu được cách di chuyển của tôm
Khi di chuyển, tôm có thể bơi giật lùi bằng cách:
A. tôm xòe tấm lái, gập mạnh về phía bụng làm cho cơ thể bật về phía sau
B. dùng chân ngực, chân hàm tựa vào một vật cố định để đẩy cơ thể về phía sau
C. nhờ nước chảy ngược dòng đẩy tôm lùi về phía sau
D. dùng chân bụng đẩy nước về phía trước
* ĐA: A
Phần 2: Tự luận (1 câu)
Câu 1: TH
* Phân biệt được tôm đực và tôm cái dựa vào đặc điểm ngoài
Tôm đực và tôm cái khác nhau như thế nào?
* ĐA: Tôm đục thường có mình thon dài, càng to. Tôm cái tròn, to và có càng bé
hơn, vào mùa sinh sản chân bơi của tôm cái ôm trứng.
Bài 24. ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA LỚP GIÁP XÁC
Phần 1: THKQ (4câu)
Câu 1: NB
* MT: Biết được đặc điểm về kích thước của các loài Giáp xác

* Loài Giáp xác có kích thước lớn nhất là:
A. cua đồng
B. cua nhện
C. mọt ẩm
D. sun
* ĐA: B
Câu 2: NB
* MT: Biết được đặc điểm về kích thước của các loài Giáp xác
* Loài Giáp xác có kích thước nhỏ nhất là:
A. cua đồng
B. cua nhện
C. rận nước
D. mọt ẩm
* ĐA: C


Câu 3: TH
* MT: Phân biệt được các loài giáp xác
* Những đại diện nào sau đây đều thuộc lớp Giáp xác?
A. Sun, mọt ẩm, trai sông
B. Hến, mọt ẩm, chân kiếm
C. Cua biển, sun, rận nước
D. Nhện, sun, cua đồng
* ĐA: C
Câu 4: VDT
* MT: Xác định được vai trò của các loài giáp xác
* Em hãy xếp các cặp ý tương ứng giữa đại diện của lớp Giáp xác với vai trò của
chúng trong đời sống
Đại diện
Vai trò trong đời sống

1. Sun
A. Gây hại cho giao thông đường thủy
2. Chân kiếm kí sinh
B. Nguyên liệu dùng làm mắm
3. Còng, tôm, ruốc
C. Thực phẩm tươi sống, xuất khẩu
4. Cua bể, ghẹ, tôm tít, tôm càng
D. Kí sinh gây hại cá
xanh
TL: 1.
2.
3.
4.
* ĐA: 1. A, 2. D, 3. B, 4. C
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: TH
* MT: Hiểu được sự đa dạng của giáp xác
* Sự phong phú, đa dạng của động vật giáp xác ở địa phương em?
* ĐA: Ở địa phương em động vật giáo xác rất đa dạng, phong phú về chủng loại,
nơi sống, lối sống …như ở cạn có mọt ẩm, còng, vừa ở cạn vừa ở nước: cua đồng,
rạm, …sống bám như sun, kí sinh có chân kiếm, bơi lội du7oi1 nước có tôm, tép,
rận nước..
Câu 2: VDC
* MT: Chỉ ra được vai trò của nghề nuôi tôm ở nước ta và địa phương em.
* Vai trò của nghề nuôi tôm ở nước ta và địa phương em?
* ĐA: Hiện nay nghề nuôi tôm ở cả nước ta đang được chú ý đầu tư và phát triển
mạnh vì nước ta có điều kiện sinh thái phù hợp cho tôm sinh trưởng, phát triển tốt,
góp phần tăng thu nhập và cung cấp nguyên liệu cho công nghệ chế biến và đông
lạnh phát triển; làm tăng nguồn thực phẩm xuất khẩu có giá trị dinh dưỡng cao.
LỚP HÌNH NHỆN

BÀI 25: NHỆN VÀ SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP HÌNH NHỆN
Phần 1: THKQ (4câu)
Câu 1: NB
* MT: Biết được đặc điểm cơ thể nhện
* Cơ thể nhện được chia làm 2 phần:
A. đầu- ngực và bụng
B. đầu và bụng
C. đầu và ngực
D. đầu và thân


* ĐA: A
Câu 2: NB
* MT: Biết được đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện
* Bộ phận làm nhiệm vụ bắt mồi của nhện là:
A. chân bò
B. chân xúc giác
C. đôi kìm
D. miệng
* ĐA: C
Câu 3: TH
* MT: Hiểu được điểm khác nhau của nhện so với giáp xác
* Điểm khác nhau của nhện so với giáp xác là:
A. phần phụ bụng tiêu giảm
B. phần đầu- ngực chỉ còn 6 đôi
C. phần đầu- ngực có 4 đôi di chuyển
D. cả 3 đặc điểm trên
* ĐA: B
Câu 4: VDT
* MT: Xác định được sự tương ứng giữa các bộ phận bên ngoài của nhện với chức

năng
* Em hãy xếp các cặp ý tương ứng giữa các bộ phận bên ngoài của nhện với chức
năng
Các bộ phận
Chức năng
1. Đôi kìm có tuyến độc
A. Cảm giác về khứu giác và xúc giác
2. Đôi chân xúc giác
B. Hô hấp
3. 4 đôi chân bò
C. Sinh sản
4. Khe thở
D. Sinh ra tơ nhện
5. Lỗ sinh dục
E. Di chuyển và chăng lưới
6. Núm tuyến tơ
F. Bắt mồi và tự vệ
TL. 1. ,2. ,3. ,4. , 5. ,6.
* ĐA: 1. F, 2. A, 3. E, 4. B, 5. C, 6. D
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: TH
* MT: Nêu được tập tính thích nghi với lối sống của nhện
* ĐA: Nhện có tập tính chăng tơ và bất động nằm rình mồi thích nghi việc chủ
động săn mồi
Câu 2: VDC
* MT: So sánh được đặc điểm của nhện và bò cạp
* Tuyến nọc độc ở nhện và bò cạp có vị trí khác nhau như thế nào?
* ĐA: - Tuyến nọc độc của nhện nằm ở đôi kìm thuộc phần đầu - ngực cơ thể
- Tuyến nọc độc của bò cạp nằm ở phần đuôi của cơ thể
LỚP SÂU BỌ

Bài 26. CHÂU CHẤU
Phần 1: THKQ (4câu)


Câu 1: NB
* MT: Biết được đặc điểm về dinh dưỡng ở châu chấu
* Ở châu chấu sự trao đổi khí được thực hiện:
A. qua da
B. nhờ hệ thống ống khí
C. màng tế bào
D. lớp vỏ ngoài cơ thể
* ĐA: B
Câu 2: NB
* MT: Biết được đặc điểm hệ tuần hoàn của châu chấu
* Hệ tuần hoàn của châu chấu có đặc điểm:
A. hệ mạch kín
B. cấu tạo phức tạp
C. tim hình ống ở mặt lưng
D. máu màu đỏ
* ĐA: C
Câu 3: TH
* MT: Hiểu được khả năng di chuyển của châu chấu
* Châu chấu di chuyển linh hoạt hơn so với bọ ngựa, cánh cam, ve sầu là nhờ:
A. hệ thống ống khí cung cấp oxi tốt
B. đôi càng
C. đôi càng, cánh
D. trao đổi chất mạnh hơn so với các loài khác
* ĐA: C
Câu 4: VDT
* MT: Phân biệt được châu chấu với các sinh vật khác

* Để phân biệt châu chấu với các sinh vật khác, ta dựa vào đặc điểm:
A. cơ thể gồm 2 phần: đầu, bụng
B. đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
C. thở qua da
D. di chuyển linh hoạt
* ĐA: B
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: TH
* MT: Giải thích được vì sao châu chấu phải lột xác
* Vì sao châu chấu non phải lột xác nhiều lần mới lớn lên được?
* ĐA: Vì cơ thể châu chấu có lớp vỏ kitin cúng bọc ngoài nên phải qua lột xác mới
lớn lên được
Câu 2: VDC
* MT: Giải thích được đặc điểm hô hấp ở châu chấu khác với tôm
* Hô hấp ở châu chấu khác tôm như thế nào?
* ĐA: - Tôm hô hấp qua mang nằm ở phần đầu ngực, khí oxi và cacbonic được trao
đổi khắp cơ thể nhờ hệ tuần hoàn
- Châu chấu hô hấp được thực hiện qua hệ thống ống khí phân bố chằng chịt khắp
cơ thể và là nơi thực hiện trao đổi khí ở các tế bào


Bài 27. ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP SÂU BỌ
Phần 1: THKQ (4câu)
Câu 1: NB
* MT: Biết được vai trò của sâu bọ
* Loài sâu bọ có vai trò giúp cho quá trình thụ phấn ở thực vật nhiều nhất là:
A. ruồi
B. bọ ngựa
C. ong mật
D. kiến

* ĐA: C
Câu 2: NB
* MT: Biết được đặc điểm cấu tạo của sâu bọ
* Phần cơ thể sâu bọ mang các đôi chân và cánh là:
A. đầu
B. ngực
C. bụng
D. đuôi
* ĐA: B
Câu 3: TH
* MT: Hiểu được các kiểu biến thái ở sâu bọ
* Các giai đoạn thuộc kiểu biến thái hoàn toàn ở sâu bọ là:
A. trứng- ấu trùng- sâu trưởng thành
B. trứng - sâu trưởng thành- ấu trùng- sâu non
C. trứng- ấu trùng- nhộng- sâu trưởng thành
* ĐA: D
Câu 4: VDT
* MT: Biết cách diệt những loài sâu bọ gây hại
* Để bảo vệ mùa màng và tăng năng suất cây trồng thì phải tiêu diệt sâu bọ ở giai
đoạn nào?
A. Giai đoạn bướm
B. Giai đoạn sâu non
C. Giai đoạn nhộng
D. Giai đoạn trứng
* ĐA: B
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: TH
* MT: Hiểu được những đặc điểm phân biệt sâu bọ với các chân khớp khác
* Trong số các đặc điểm chung của sâu bọ, đặc điểm nào phân biệt chúng với các
chân khớp khác?

* ĐA: - Hô hấp bằng hệ thống ống khí rất phát triển
- Cơ thể gồm 3 phần rõ rệt: đầu- ngực và bụng
là những đặc điểm giúp phân biệt sâu bọ với các chân khớp khác
Câu 2: VDC
* MT: Nêu được các biện pháp chống sâu bọ có hại ở địa phương
* Địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi
trường?
* ĐA: - Dùng ong mắt đỏ để trừ sâu hại lúa
- Dùng kiến để diệt sâu hại cam, chanh
- Dùng bọ rùa diệt rệp cây
- Thả vịt đồng ruộng để diệt sâu rầy hại lúa…


Bài 29. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH CHÂN KHỚP
Bài 27. ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP SÂU BỌ
Phần 1: THKQ (4câu)
Câu 1: NB
* MT: Biết được vai trò của ngành Chân khớp
* Trong các lớp của Chân khớp thì lớp nào có giá trị thực phẩm lớn nhất?
A. Lớp Hình nhện
B. Lớp Sâu bọ
C. Lớp Giáp xác
D. Cả 3 lớp
trên
* ĐA: C
Câu 2: NB
* MT: Biết được tác hại của các động vật Chân khớp
* Đại diện nào sau đây của ngành Chân khớp gây hại cây trồng?
A. Nhện chăng lưới
B. Nhện đỏ

C. Bọ cạp
D. Kiến
* ĐA: B
Câu 3: TH
* MT: Hiểu được đặc điểm của Chân khớp thích nghi với môi trường
* Để thích nghi với các môi trường sống khác nhau thì Chân khớp có đặc điểm nào
sau đây ?
A. Có vỏ kitin nâng đỡ cơ thể
B. Có vỏ kitin, các chân phân đốt khớp động
C. Cơ quan miệng gồm nhiều phần phụ để bắt giữ mồi
D. Có thể lột xác để lớn lên
* ĐA. B
Câu 4: VDT
* MT: Xác định được tập tính của các loài chân khớp
* Hãy đánh dấu x vào những ô mà em cho là đúng trong bảng sau:
STT Tập tính
Ve sầu
Tôm
Nhện
Kiến
Ong
mật
1
Tự vệ và tấn
công
2
Dự trữ thức ăn
3
Chăng luới bắt
mồi

5
Sống thành xã
hội
5
Nhận biết nhau
bằng tín hiệu
* ĐA:
STT Tập tính
Ve sầu
Tôm
Nhện
Kiến
Ong
mật
1
Tự vệ và tấn
x


công
2
Dự trữ thức ăn
x
x
x
3
Chăng luới bắt
x
mồi
5

Sống thành xã
x
x
hội
5
Nhận biết nhau
x
bằng tín hiệu
Phần 2: Tự luận (2 câu)
Câu 1: TH
* MT: Hiểu được đặc điểm khiến chân khớp đa dạng về tập tính và về môi trường
sống
* Đặc điểm cấu tạo nào khiến chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống?
vbh


×