Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần xử lý nền móng và xây lắp fanco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.25 KB, 67 trang )

MỤC LỤC

11


DANH MỤC BẢNG

22


DANH MỤC SƠ ĐỒ

33


LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang trên con đường hội nhập
kinh tế quốc tế, điều này đặt ra cho nước ta nhiều cơ hội phát triển, nhưng
cũng không ít những thách thức phải vượt qua. Đặc biệt đối với các doanh
nghiệp, những thách thức ấy đòi hỏi các doanh nghiệp phải phát huy được
tối đa các nguồn lực của mình, trong đó nguồn lực con người được coi là
yếu tố tiên phong, quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một tổ
chức. Một đội ngũ công nhân viên có năng lực, luôn sáng tạo và cống hiến
hết sức mình cho công việc sẽ tạo nên sức mạnh thành công của doanh
nghiệp. Do đó, để khai thác tối đa nguồn nhân lực thì các doanh nghiệp
phải thực sự quan tâm và chú trọng đến công tác quản trị nhân sự, đặc biệt
là phải thực hiện tốt công tác tuyển mộ tuyển chọn người lao động. Nhằm
thu hút được lực lượng lao động có trình độ, chất lượng phù hợp với mục
tiêu, tính chất công việc, vị trí công việc mà doanh nghiệp đang có nhu cầu
tuyển dụng, để thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng đòi hỏi các
doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chính sách tuyển dụng phù hợp.


Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp hiện nay gặp rất nhiều khó khăn trong
công tác tuyển dụng nhân lực. Mặc dù mỗi doanh nghiệp đã chú trọng đến
vấn đề tự xây dựng cho mình một quy trình tuyển dụng và các hoạt động có
liên quan, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần khắc phục
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nhà
Gia Bảo, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này đối với sự phát
triển của Công ty nên em đã chọn đề tài: “Thực trạng công tác tuyển dụng
nhân lực tại ” cho bài báo cáo thực tập của mình.
Bố cục của bài báo cáo được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty Cổ phần Xử Lý Nền Móng và Xây
Lắp Fanco
Chương 2: Tổ chức bộ máy chuyên trách công tác quản trị nhân lực
Chương 3: Nội dung của quản trị nguồn nhân lực tại công ty
Chương 4: Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty Cổ
phần Xử Lý Nền Móng và Xây Lắp Fanco

44


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ NỀN
MÓNG VÀ XÂY LẮP FANCO
1.1 Thông tin chung về công ty Cổ phần xử lý nền móng và xây lắp Fanco
Tên công ty

: Công ty Cổ phần Xử Lý Nền Móng Và Xây Lắp

Fanco
Tên viết tắt
Trụ sở


: FANCO.,JSC
: A5 – P8 TT B Trường Đại học Mỏ Địa Chất, P. Cổ

VPGD

Nhuế 2, Q Bắc Từ Liêm, Hà Nội
: Số 29 - Lô 01, Ngõ 27, đường Kiều Mai, P. Phúc

Diễn, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại
: 04 62 90 93 96
Mã số thuế
: 0104036096 Chi cục Thuế quận Bắc Từ Liêm cấp
Email
:
Website
: www.fanco.vn
Lĩnh vực hoạt động: Công ty Cổ phần Xử Lý Nền Móng Và Xây Lắp
Fanco không ngừng cung cấp sản phẩm – dịch vụ tư vấn kiểm định và xử
lý nền móng, thực hiện xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, hoạt động
dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất.
Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty Cổ phần Xử Lý Nền Móng
Và xây Lắp Fanco được thành lập vào ngày 06 tháng 07 năm 2009 với tên
gọi Công ty Cổ phần CIC Sông Hồng, tổng số vốn điều lệ: 4.600.000.000
đồng dưới sự chứng nhận đăng ký kinh doanh của Sở Kế Hoạch Đầu Tư
Thành Phố Hà Nội-Phòng Đăng Ký Kinh Doanh cấp tại Cục Cảnh Sát
Quản lý hành chính về trật tự xã hội ngày 22/09/2010.
Công ty chính thức đi vào sản xuất kinh doanh, năm 2010 trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hướng tới khẳng định
mình trong môi trường cạnh tranh quyết liệt với phương châm: “Chuyên

nghiệp - Hiệu quả - Niềm tin”. Công ty luôn tâm niệm sự hài lòng và niềm
tin của khách hàng đối với công ty là thứ tài sản quý giá nhất.
Tháng 5/2011: Công ty mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động cắt khắc
Laser và CNC….
Từ năm 2012 – 2014: đánh dấu bước phát triển vượt bậc với sự ra đời
của chi nhánh mới: Công ty TNHH DVTM Quảng Cáo & Truyền Thông
AZ, chuyên làm về các loại giấy: card, thiệp, tờ rơi,… về mảng truyền
thông.
55


Cùng với việc mở rộng quy mô, công ty đã xây dựng được một dịch
vụ khách hàng khác biệt vượt trội với văn hóa làm trung tâm trong mọi suy
nghĩ và hành động của mình. Công ty đã nỗ lực xây dựng được đội ngũ
nhân viên tận tâm với khách hàn.
Qua nhiều lần thay đổi tên đến ngày 30 tháng 09 năm 2016 Công ty đã
thay đổi tên lần thứ 5 thành Công ty Cổ Phần Xử Lý Nền Móng Và Xây
Lắp Fanco.
Với sự nỗ lực cũng như kinh nghiệm và quyết tâm của mình, Công ty
Cổ Phần Xử Lý Nền Móng Và Xây Lắp Fanco đã tham gia thi công cùng
các công ty về xây dựng các công trình ,dự án có giá trị lớn trên trên khắp
cả nước .Như việc Khảo sát địa chất Nhà máy thép Hưng Nghiệp Formosa
Hà Tĩnh, Thi công xây dựng lắp đặt hệ thống công nghệ trạm cấp gas ngoài
nhà tại Dự án chung cư Rừng cọ 1A-01 - Khu đô thị Ecopark, Kiểm định
chất lượng công trình Dự án cải tạo, nâng cấp QL18 đoạn TP Uông Bí – TP
Hạ Long theo hình thức BOT, Khảo sát địa hình, địa chất Hồ Núi Cốc – Hồ
Gò Miếu – tỉnh Thái Nguyên.
1.2Tổ chức bộ máy của công ty
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Chức năng:

-Đại diện chủ sở hữu vốn của cổ đông trong công ty và chịu trách
nhiệm trước toàn hội đồng cổ đông về việc bảo toàn và phát triển số vốn
được giao.
- Giữ vai trò chủ đạo tập trung, chi phối và liên kết các hoạt động của
các công ty con, công ty liên kết nhằm đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh
của Công ty Cổ phần xử lý nền móng và xây lắp Fanco và các công ty
thành viên.
- Kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng vốn , tài sản , chế độ chính
sách ...điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên
theo quy định của pháp luật, Điều lệ tổ chức hoạt động và đơn vị phụ
thuộc.
- Tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh đa ngành nghề, trong đó
ngành nghề chính là cung cấp sản phẩm – dịch vụ tư vấn kiểm định và xử
lý nền móng, thực hiện xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng
Nhiệm vụ:
- Xây dựng định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh, kế hoạch
66


SXKD dài hạn, ngắn hạn hàng năm về đầu tư, xây dựng phát triển kết cấu
hạ tầng đô thị, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu chế xuất, Sản xuất
kinh doanh các chủng loại VLXD.
- Lập quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây
dựng; giao thông, công nghiệp , nông nghiệp, dân dụng, bưu điện, thủy lợi.
Khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu chế xuất; tư vấn đầu tư xây dựng
cho các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài
- Bên cạnh đó, đội ngũ thiết kế, thi công, công nhân viên xưởng sản
xuất cùng với ban lãnh đạo công ty là những người trẻ tuổi, có kinh
nghiệm, giàu nhiệt huyết đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo mẫu mã, nghiên
cứu chất lượng sản phẩm đến khách hàng với sự hài lòng cao nhất

1.2.2 Sơ đồ cấu trúc bộ máy công ty
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG HÀNH
CHÍNH

PHÒNG KINH
DOANH

PHÒNG KẾ
TOÁN

PHÒNG TỔ CHỨC

XÍ NGHIỆP THI CÔNG
XÂY DỰNG

XÍ NGHIỆP TƯ VẤN THIẾT
KẾ

(Nguồn: Phòng tổ chức công ty)

+Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận, phòng, ban
- Hội đồng quản trị: là cơ quan có chức danh cao nhất, có toàn quyền

77


nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền
lợi của công ty
- Ban Giám đốc: bao gồm Giám đốc, 2 Phó giám đốc. Ban giám đốc
có nhiệm vụ: tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của Hội đồng
quản trị, kế hoạch sản xuất kinh doanh; kiến nghị phương án bố trí cơ cấu
tổ chức và quy chế quản lý nội bộ Công ty theo đúng điều lệ, nghị quyết,
quyết định của Hội đồng quản trị; báo cáo trước Hội đồng quản trị tình hình
tài chính, kết quả kinh doanh và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của
công ty.
- Phòng Hành chính: là phòng có chức năng quản lý và tham mưu
cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc trong công tác tổ chức quản lý Công
văn, giấy tờ, sổ sách hành chính, con dấu, tài sản Văn phòng Công ty, điều
hành tổ bảo vệ, lái xe, xây dựng kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị,
văn phòng phấm và một số công việc khác theo yêu cầu của Công ty.
- Phòng Kế toán: Tham mưu giúp giám đốc quản lý tài sản, vốn, bảo
toàn và phát triển vốn của công ty, tổ chức hạch toán kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh. Chịu trách nhiệm về công tác giao nhận hàng của các nhà
gia công. Chịu trách nhiệm tổng hợp hàng đã hoàn thiện để nhập vào kho
Thành phẩm. Thực hiện các công tác thanh toán (tiền mặt, chuyển khoản)
cho đối tác, nhà gia công, mua vật tư hoặc các khoản chi tiêu phát sinh
trong ngày. Viết hóa đơn thanh toán cho khách hàng.
- Phòng Kinh doanh: là phòng thực hiện chức năng quản lý và tham
mưu cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc điều hành trong các lĩnh vực:
SXKD, kế hoạch, kỹ thuật thi công xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng.
- Phòng tổ chức: Thực hiện các công việc liên quan đến việc quản lý
Hồ sơ người lao động, tuyển dụng, đào tạo, phát triển, thu hút nguồn lực,
tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, quan hệ lao động, giải quyết các

vụ việc liên quan tới nhân sự,…phụ trách các vấn đề về, văn thư lưu trũ, bảo
mật, lễ tân, khánh tiết, y tế dự phòng, lái xe, sửa chữa nhỏ, vệ sinh môi
trường, bảo hộ lao động.

1.2.3 Hệ thống chức danh công việc trong công ty
88


Bảng 1.1: Hệ thống chức danh công việc tại Công ty Cổ phần Xử Lý
Nền Móng Và Xây Lắp Fanco năm 2016
STT
1
2

Tên phòng,
ban
Hội đồng quản
trị
Ban giám đốc

3

Phòng hành
chính

4

Phòng kế toán

5


Phòng kinh
doanh

6

7

Phòng tổ chức

Xí nghiệp thi
công xây dựng

Số lượng
(người)

Vị trí

1

Chủ tịch hội đồng quản trị

1

Giám đốc

2

Phó giám đốc


1

Trưởng phòng hành chính

1
1
1
2
1
1
2
1
1
1
1
1
4
1
1
1
1
1
1
5
5
4
5
3
3
4

4
3
2
2
3

Phó phòng hành chính
Nhân viên văn thư
Chuyên viên tư vấn
Nhân viên lễ tân
Trưởng phòng kế toán
Phó phòng kế toán
Chuyên viên kế toán
Nhân viên thanh, quyết toán
Nhân viên kế hoạch tổng hợp
Trưởng phòng kinh doanh
Phó phòng kinh doanh
Chuyên viên lập kế hoạch
Nhân viên kinh doanh, quảng cáo
website
Trưởng phòng tổ chức
Phó phòng tổ chức
Nhân viên nhân sự, tuyển dụng
Nhân viên BHXH, Tiền lương
Nhân viên đào tạo
Nhân viên BHLĐ-ATLĐ
Giám sát thi công xây dựng
Kỹ sư thi công xây dựng
Kỹ sư lập trình, tự động hóa
Kỹ sư trác địa

Kỹ sư bảo trì, sửa chữa
KTV kiểm định
KTV cơ khí
KTV xây dựng
KTV điện, điện tử
Chuyên viên thống kê thi công xây
dựng
Chuyên viên kế hoạch
Cán sự vật tư
99


STT
8

Tên phòng,
ban
Xí nghiệp tư
vấn thiết kế

Số lượng
(người)

Vị trí

4

Kỹ sư thiết kế

2

4
2

Chuyên viên tư vấn
KTV thí nghiệm
Nhân viên giám sát
(Nguồn: Phòng tổ chức công ty)

Ngoài ra trong công ty còn có các vị trí, chức danh khác như:
Nhân viên kho: 4 người
Nhân viên tạp vụ: 6 người
Nhân viên bảo vệ: 4 người
Và 152 công nhân viên trực tiếp sản xuất, thi công.
Tổng cộng: 250 công nhân viên. So sánh với các công ty khác, ta
thấy số lượng nhân viên đảm nhân công tác quản trị nhân sự trong phòng
Tổ chức của công ty nhiều hơn hẳn. Như vậy, bởi lẽ khi thực hiện công tác
tuyển dụng, đào tạo, tính lương hay định mức, bản thân công ty không đi
thuê chuyên viên hay một nhóm cán sự chuyên trách mà công ty đặc biệt
tin tưởng và giao công việc cho toàn phòng Tổ chức giải quyết. Đó là lý do
tại sao khi công ty chỉ có 250 nhân viên mà lại có 6 cán bộ trong phòng Tổ
chức.
1.2.4 Cơ chế hoạt động của công ty
Cơ chế ra quyết định:
Cơ chế ra quyết định trong công ty Cổ phần xử lý nền móng và xây
lắp Fanco tuân theo chế độ thủ trưởng .
Chủ tịch hội đồng quản trị, ban giám đốc là những người có quyền chỉ
huy và ra quyết định cao nhất trong toàn bộ hoạt động của công ty. Mọi
mệnh lệnh, chỉ thị công tác kinh doanh của Ban Giám đốc đề phải được
trưởng phòng các phòng ban , lãnh đạo các chi nhánh đơn vị và cán bộ
công nhân viên trong công ty nghiêm chỉnh chấp hành, bảo đảm nghiêm

túc chế độ thủ trưởng. Cán bộ công nhân viên có thể đề bạt, trình bày hay
đề xuất những ý kiến cá nhân, nhưng trước mắt phải nghiêm chỉnh chấp
hành mọi quyết định của Giám đốc hay cơ quan cấp trên. Đây là quyết định
đơn phương.
Cơ chế ra quyết định này cũng được áp dụng trong mối quan hệ giữa
trưởng các phòng ban với các nhân viên trong phòng, giữa quản đốc với
1010


công nhân trong phân xưởng.
-Cơ chế phối hợp
Trong công ty, Ban giám đốc sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các phòng
ban để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, khơi dậy tiềm năng và
tận dụng tối đa khả năng của họ.
Khi có kế hoạch cần tiến hành. Ban giám đốc chỉ thị lại cho các phòng
ban, ưu tiên việc tự kiểm soát, thực thi, phối hợp của các nhân viên trong
phòng. Các trưởng phòng sẽ làm việc và kiểm soát rõ ràng, đồng bộ, nắm
bắt được việc thực hiện công việc của từng cá nhân. Các phòng ban sẽ
được tự kiểm soát quá trình hoạt động của nhân viên phòng mình, thúc đẩy
mạnh mẽ việc chia sẻ thông tin giữa các cá nhân và giữa các bộ phận trong
công ty.
Phòng hành chính dựa trên các văn bản, quyết định của cấp trên tiến
hành phối hợp, hỗ trợ phòng kinh doanh lập kế hoạch, triển khai hoạt động.
Phòng tổ chức dựa trên, kế hoạch, kết quả làm việc của phòng kinh doanh
để triển khai các hoạt động như tuyển mộ, sa thải, đào tạo...Phòng kế toán
dựa trên kết quả của phòng tổ chức để báo cáo, thống kê cho Ban giám đốc.
Các nhân viên trong phòng cùng phối hợp, hỗ trợ nhau để hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
-Cơ chế báo cáo
Trong công ty các cá nhân phụ trách công việc trong từng bộ phân

phòng ban sẽ báo cáo lại tiến trình, kết quả làm việc của bản thân cho các
phó phòng. Các phó phòng sẽ lấy kết quả đó báo cáo lên cho các trưởng
phòng.
Các trưởng phòng từ đó xử lý thông tin, tổng hợp các dữ liệu đưa ra ý
kiến và báo lại cho Ban giám đốc.

1.3 Nguồn nhân lực của công ty.
Bảng 1.2: Tình hình lao động của công ty trong giai đoạn 2014-2016
(Đơn vị tính: người)

1111


Chỉ tiêu

Năm 2014
Số
lượng

Tổng số

Tỷ
Trọng

120

Năm 2015
Số
lượng


Tỷ
Trọng

168

Năm 2016
Số
lượng

Tỷ
Trọng

250

Theo giới tính
Lao động nam

88

73.3%

136

80.9%

215

86%

Lao động nữ


32

26.6%

32

19.04%

35

14%

Từ 18 đến 30

52

43.33%

71

42.26%

142

56.8%

Từ 30 đến dưới 40

68


56.67%

97

57.73%

108

43.2%

Đại học

18

15%

32

47.06%

35

14%

Cao Đẳng

14

11.67%


21

12.5%

25

10%

Trung cấp

2

1.67%

12

7.14%

12

4.8%

Phổ thông

86

71.67%

103


61.31%

178

71.2%

Lao động trực tiếp

100

83.33%

112

66.67%

152

60.8%

Lao động gián tiếp

20

16.67%

56

33.33%


98

39.2%

Theo độ tuổi

Theo Trình độ

Theo tính chất công việc

(Nguồn: Phòng Tổ chức công ty)

Quy mô lao động:
Trong những năm gần đây tình hình lao động của công ty có nhiều
biến động tăng đáng kể do quy mô của công ty ngày càng được mở rộng.
Nếu như năm 201số lao động của công ty là 120 lao động thì tới năm 2016
số lao động đã là 250 lao động, tăng 130 người, tương đương với tăng
208,3%
Theo cơ cấu giới tính:
Cùng với sự phát triển công ty tổng số lao động của công ty cũng gia
tăng, kéo theo phân hóa về lao động theo giới tính cũng có sự thay đổi đáng
1212


kể.
Qua số liệu về cơ cấu giới tính ta thấy rằng cơ cấu lao động theo giới
tính đang chênh lệch. Từ năm 2014 đến năm 2016 tỷ lệ lao động nam tăng
mạnh từ 73.3% lên 86% trong đó tỷ lệ lao động nữ lại giảm từ 26.6%
xuống 14%.

Sở dĩ có đặc điểm lao động trên là do đặc thù sản xuất kinh doanh của
công ty là xử lý nền móng và xây lắp, nên đòi hỏi lao động nam là chủ yếu.
Tuy nhiên, sự chênh lệch về giới tính của lao động hoàn toàn phù hợp với
đặc điểm và tính chất công việc tại các vị trí công việc trong công ty.
Theo độ tuổi lao động
Do đặc thù công việc luôn đòi hỏi sự năng động, chăm chỉ, chịu khó,
nên độ tuổi lao động của công ty cũng lực chọn phù hợp với công việc. Hầu
hết nhân viên trong công ty là lao động trẻ tuổi. Do đó, tỷ lệ lao động trong
độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi là chiếm ưu thế, con số này tăng lên qua hàng
năm từ 43.2% (năm 2014) đến 56.8% (năm 2016). Ở các độ tuổi còn lại số
lượng lao động cũng có sự biến đổi phù hợp với quy luật hoạt động của
công ty.
Theo trình độ học vấn
Nhìn vào bảng số liệu về tình hình lao động theo trình độ chuyên môn
ta thấy công ty Cổ phần Xử Lý Nền Móng Và Xây Lắp Fanco chủ yếu là
lao động phổ thông (năm 2014 là 71.67%, năm 2016 là 71.2%). Số lao
động ở trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp là ít so với tổng số lao động
của công ty. Tỷ lệ Đại học chiếm tỷ lệ nhỏ và biến động qua các năm 2014
– 2015 - 2016 từ 15% lên 47% rồi lại xuống 14%. Đặc điểm lao động này
có được xuất phát từ đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty chuyên về thi
công là chủ yếu cần tới lao động phổ thông nhiều hơn lao động có trình độ
cao.Tuy nhiên công tác quản trị nhân lực gặp phải những khó khăn nhất
định ví dụ trong việc tiếp cận và giải quyết những vấn đề liên quan đến tiền
lương, chế độ…
Theo tính chất công việc
Như đã trình bày, lao động tại công ty được làm việc theo 2 khối: khối
văn phòng và khối thi công. Do đặc điểm hoạt động công ty chủ yếu dựa
trên số lượng sản phẩm và đi thi công lắp đặt là chiếm đa số.
Số lượng lao động trực tiếp đi thi công chiếm số lượng ưu thế qua các
năm hầu hết là đều trên 60% (năm 2016). Đây là lực lượng lao động chính

1313


của công ty bởi do tính chất kinh doanh phục vụ cung ứng cho khách hàng
là chủ yếu, còn bộ phận lao động làm việc trong khối văn phòng có đặc
điểm là số lao động ít chiếm 39.2% (năm 2016) và ít có sự biến động về số
lượng lao động nhiều như khối đi thi công.
Từ đặc điểm này mà công ty sẽ phải lên kế hoạch tuyển dụng để làm
sao có thể luôn thu hút được đội ngũ lao động trẻ, ứng tuyển vào công ty.
Đánh giá chung: Đặc điểm lao động của công ty Cổ phần Xử Lý
Nền Móng Và Xây Lắp Fanco chủ yếu là lao động trẻ. Ta thấy sự chênh
lệch giữa trình độ, giới tính rất khác nhau nhưng những điều này không hề
làm ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Mà ngược lại giúp công ty
ngày càng phát triển hơn.

1414


CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY CHUYÊN TRÁCH QUẢN TRỊ
NHÂN LỰC
2.1 Tổ chức bộ máy chuyên trách
2.1.1 Tên gọi, chức năng của bộ máy chuyên trách
- Tại Công ty Cổ phần Xử Lý Nền Móng Và Xây Lắp Fanco, bộ phận
đảm nhiệm công tác quản trị nhân lực là Phòng Tổ chức.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức phòng Tổ chức
Trưởng phòng tổ chức

Phó phòng tổ
chức


Nhân viên nhân sự, tuyển
Nhân
dụng
viên BHXH, Tiền lương
Nhân viên đào tạo Nhân viên BHLĐ-ATLĐ

(Nguồn: Phòng tổ chức công ty)

Chức năng cụ thể của phòng Tổ chức như sau:
+ Chức năng tham mưu:
Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc trong công tác tổ
chức màng lưới toàn công ty như: Chia tách, sát nhập, điều động, tuyển
dụng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ dựa trên đường lối chiến lược sản xuất
kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển của công ty.
Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc: quy hoạch cán bộ,
quyết định đề bạt, phân công nhiệm vụ của các cán bộ quản lý của công ty
và các đơn vị trực thuộc; sử dụng hiệu quả nhất các chi phí quản trị nguồn
nhân lực, thu hút nguồn lực, đào tạo phát triển và duy trì nguồn nhân lực.
+ Chức năng quản lý:
Quản lý hồ sơ, lý lịch của người lao động toàn công ty; quản lý cổ
1515


đông và Sổ cổ đông công ty.
Giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi
miễn, kỷ luật, khen thưởng, chế độ BHXH, nâng lương, nâng bậc và chế độ
bảo hộ lao động, an toàn lao động trong sản xuất kinh doanh.
Xây dựng Nội quy lao động, Thoả ước lao động tập thể, Quy chế
khen thưởng kỷ luật.


-

-

Quản lý người lao động, chế độ tiền lương cho người lao động, cùng với
phòng Tài chính Kế toán xây dựng tổng quỹ lương: xét, giao kế hoạch quỹ
tiền lương và báo cáo cho Tổng Giám đốc, kinh phí hành chính công ty.
Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính, con dấu. Thực hiện
công tác lưu trữ các tài liệu của công ty.
Quản lý tài sản văn phòng công ty.
Quản lý công tác văn phòng: công tác bảo vệ an ninh trật tự công ty,
vệ sinh, phòng cháy chữa cháy, đón tiếp khách. Điều hành tổ bảo vệ, tổ lái
xe , xây dựng kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị, văn phòng phẩm
theo đúng quy định của công ty.
+ Chức năng hậu cần:
Tiếp khách, tiếp nhận tổng hợp các thông tin từ bên ngoài đến công ty.
Xử lý các thông tin đó theo chức năng, quyền hạn của mình
Tổ chức hội nghị và các buổi khánh tiết của công ty.
Kiểm tra , đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nội
quy, quy chế công ty.
Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của giám đốc công ty. Đảm bảo
các công tác hậu cần phục vụ để đảm bảo công việc của công ty: Văn
phòng phẩm, tiếp khách, tổ chức sự kiện
Thực hiện mua sắm, quản lý và hướng dẫn sử dụng công cụ quản lý tài sản
dùng chung của công ty (trừ tài sản về hệ thống công nghệ thông tin). Phối
hợp với phòng kế toán thực hiện các hoạt động kiểm kê tài sản định kỳ/đột
xuất và thanh lý tài sản…..
2.1.2 Công việc chuyên trách nhân sự
Công việc chuyên trách nhân sự của Phòng Tổ chức bao gồm: Thực
hiện tuyển chọn, tuyển dụng nhân sự, Tính tiền lương và đóng các khoản

BHXH cho người lao động, Thực hiện các chương trình đào tạo nhân viên,
đồng thời đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động trong quá trình làm
việc của nhân viên.
- Thực hiện tuyển chọn, tuyển dụng: Xây dựng kế hoạch nhân sự
1616


hằng năm (định biên, cơ cấu chức danh, vị trí công việc). Thông báo, chuẩn
bị hồ sơ ứng viên, cập nhật lịch phỏng vấn, phỏng vấn, đánh giá kết quả
phỏng vấn, làm báo cáo ứng viên trúng tuyển, không trúng tuyển lưu hành
nội bộ, cho ứng viên ký kết hợp đồng.
- Đóng các khoản BHXH và tính lương: Xây dựng chiến lược phát
triển nguồn nhân lực của Công ty, ngân sách liên quan đến chi phí lao động
(quỹ lương, chi phí đào tạo, chi phí đóng NHXH,BHYT, BHTN….) .Tham
gia các chương trình khảo sát lương với các đối tác và thực hiện khảo sát
các chi phí lao động trên thị trường để làm cơ sở xây dựng chính sách nhân
sự hàng năm. Thực hiện khảo sát chính sách nhân sự, mức độ hài lòng hằng
năm đối với toàn thể nhân viên để cải tiến chính sách nhân sự
- Thực hiện đào tạo nhân viên: Xây dựng các đợt đào tạo, lộ trình đào
tạo phù hợp với nhu cầu của nhân viên trong công ty.Báo cáo tình hình số
lượng, chất lượng sau khi kết thúc khóa đào tạo,
- Đảm bảo BHLĐ – ATLĐ: Thực hiện các biện pháp, đề xuất ATVS
cho người lao động.Kiểm tra việc chấp hành BHLĐ-ATLĐ của nhân viên.
Đề ra các biện pháp tạo động lực lao động, kích thích người lao động tăng
năng suất.
2.1.3 Mối quan hệ công việc trong bộ máy chuyên trách
Trong công ty Cổ phần Xử Lý Nền Móng và Xây Lắp Fanco. Nhân
viên đảm nhận việc tuyển dụng, phân công nhân sự phối hợp với bộ phận
đào tạo. Khi hoàn thành việc tuyển dụng vị trí một công việc nào đó trong
công ty, bộ phận đào tạo sẽ thông qua bản mô tả công việc và các yêu cầu

của cấp trên, tiến hành đào tạo, nâng cao kỹ năng của nhân viên mới.
Nhân viên đảm nhận BHXH và tiền lương căn cứ vào vị trí công việc
mà nhân viên mới đảm nhận, từ đó xác định được lương thưởng, thực hiện
đóng BHXH các nghĩa vụ khác cho nhân viên.
Nhân viên ATVSLĐ sẽ thực hiện trang bị, cung cấp các dụng cụ bảo
hộ, điều kiện tiêu chuẩn làm việc cần thiết, đảm bảo quá trình làm việc cho
nhân viên.
2.2 Tổ chức nhân sự trong bộ máy chuyên trách
2.2.1 Thông tin năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách
Tổng số cán bộ công nhân viên trong Phòng Tổ chức bao gồm 6 nhân
viên: có 01 trưởng phòng; 01 phó phòng; và 4 nhân viên. Công tác quản trị
nhân sự của công ty được ban lãnh đạo giao cho phòng đảm nhận dưới sự
1717


quản lý trực tiếp của Giám đốc.Mỗi người đều đảm nhận một công việc
nhất định nhưng đều có chức năng là hỗ trợ các phòng ban khác về công
tác quản trị nhân lực.
+ Số cán bộ chuyên trách công tác quản trị nhân lực:
Trưởng phòng Tổ chức

:1

Nhân viên tuyển dụng

:1

Nhân viên tiền lương

:1


Nhân viên đào tạo

:1

Nhân viên BHLĐ – ATLĐ : 1
Bảng 2.1: Thông tin về năng lực cán bộ nhân viên trong phòng
Tên

Năm
sinh

Giới
tính

Trình
độ

Chuyên
môn

Kinh
nghiệm

Chức vụ

Nguyễn Thị
Thu Hằng

1979


Nữ

Đại
học

Quản trị
kinh doanh

12 năm

Trưởng
phòng

Nguyễn Văn
Tiến

1982

Nam

Đại
học

Quản trị
nhân lực

7 năm

Phó

phòng

Trần Thị
Dung

1988

Nữ

Đại
học

Quản trị
nhân lực

5 năm

Nguyễn Quý
Vị

1986

Nam

Cao
đẳng

Quản trị
kinh doanh


5 năm

Nhân viên
nhân
sự,tuyển
dụng
Nhân viên
BHLĐATLĐ

Nguyễn Văn
Nam

1987

Nam

Cao
đẳng

Quản lý lao
động xã hội

4 năm

Nhân viên
đào tạo

1989

Nữ


Cao
đẳng

Quản trị
nhân lực

5 năm

Nhân viên
BHXH,
tiền lương

Bùi Thị Hải

(Nguồn: Phòng Tổ chức)

1818


+ Mức độ phụ trách của cán bộ chuyên trách công tác nhân sự có
trong công ty:
∑Số cán bộ làm công tác quản trị nhân lực/ ∑Số lao động trong công ty
= 6 : 250
= 1 : 41
Với kết quả trên, cứ trung bình 41 lao động trong công ty thì có 1 cán
bộ đảm nhiệm làm công tác quản trị nhân lực. Điều này cho thấy, với tổng
nhân viên trong công ty là 250 nhân viên thì đội ngũ phụ trách quản lý
chiếm số lượng lớn.
Tuy nhiên, như nói bên trên. So sánh với các công ty khác, ta thấy số

lượng nhân viên đảm nhân công tác quản trị nhân sự trong phòng Tổ chức
của công ty nhiều hơn hẳn. Như vậy, bởi lẽ khi thực hiện công tác tuyển
dụng, đào tạo, tính lương hay định mức, bản thân công ty không đi thuê
chuyên viên hay một nhóm cán sự chuyên trách mà công ty đặc biệt tin
tưởng và giao công việc cho toàn phòng Tổ chức giải quyết. Đó là lý do tại
sao khi công ty chỉ có 250 nhân viên mà lại có 6 cán bộ trong phòng Tổ
chức.
+Nhận xét:
Từ bảng trên ta có thể thấy các cán bộ đảm nhiệm công tác quản trị
nhân lực của công ty đều được đào tạo những ngành có liên quan đến quản
trị nhân lực, có kinh nghiệm lâu năm trong công tác. Như vậy năng lực của
cán bộ đảm nhiệm công tác quản trị nhân lực của công ty là khá tốt. Điều
này ảnh hưởng lớn đến sự chuyên nghiệp và hiệu quả trong công tác quản
trị nhân lực của công ty.

1919


2.2.2 Bố trí nhân sự và phân công công việc cụ thể trong bộ máy chuyên
trách
Bảng 2.2: Nội dung và trách nhiệm công việc phải đảm nhận của các
nhân viên trong bộ máy chuyên trách quản trị
Họ và Tên

Chức
danh

Nội dung công việc

-Nghiên cứu, đề xuất phương án tổ chức bộ máy,

chức năng nhiệm vụ các phòng ban.
-Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện tuyển dụng,
1. Nguyễn
Trưởng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Thị Thu
phòng tổ -Tổ chức giám sát công tác văn thư, cung cấp dịch
vụ văn phòng cho các phòng ban, quan hệ đối
Hằng
chức
ngoại đối với các cơ quan bên ngoài
-Phối hợp và thực hiện các công việc khác theo yêu
cầu của giám đốc.
-Quản lý điều hành công việc của nhân viên trong
phòng, đảm bảo hoàn thành mục tiêu, chức năng,
2. Nguyễn
Phó
Văn Tiến
phòng tổ nhiệm vụ của phòng.
chức
-Theo dõi biến động tiền lương trong công ty và
báo cáo cho cấp trên.
- Thu kinh phí chung cư, tiền nước, điện sử dụng
chung cư.
-Tổng hợp báo cáo thôi việc, phân chia hợp đồng
lao động, thu và lưu giữ hồ sơ nhân viên.
- Phối hợp và thực hiện các công việc khác theo
yêu cầu của trưởng phòng.
- Thực hiện các công việc chung trong công tác
tuyển dụng như: Ra thông báo, chuẩn bị hồ sơ ứng
viên, cập nhật lịch phỏng vấn, phỏng vấn, đánh giá

3. Trần Thị Nhân
Dung
viên nhân kết quả phỏng vấn, làm báo cáo ứng viên trúng
sự, tuyển tuyển, không trúng tuyển lưu hành nội bộ, cho ứng
viên ký kết hợp đồng.
dụng
- Làm báo cáo gửi lên cấp trên, xử lý các vi phạm
trong bộ phận thi công, các vi phạm về kỷ luật nơi
làm việc. Làm báo cáo về tình hình triển khai tuyển
dụng theo quý/ năm, đánh giá công tác tuyển dụng,
phản ánh của khách hàng về thái độ, tác phong của
nhân viên làm việc.
2020


Họ và Tên

Chức
danh

4. Nguyễn
Quý Vị

Nhân
viên
BHLĐATLĐ

5.Nguyễn
Văn Nam


Nhân
viên đào
tạo

6. Bùi Thị
Hải

Nhân
viên
BHXH,
tiền
lương

Nội dung công việc
-Thực hiện các biện pháp, đề xuất ATVS cho
người lao động.
-Kiểm tra việc chấp hành BHLĐ-ATLĐ của nhân
viên.
-Xây dựng nội quy trong vấn đề bảo hộ lao động
được phụ trách, thực hiện công tác thanh tra kiểm
tra giám sát về vấn đề ATVSLĐ trong các phân
xưởng.
-Đề ra các biện pháp tạo động lực lao động, kích
thích người lao động tăng năng suất.
- Nhận danh sách nhân viên cần được đào tạo
mới từ bộ phận tuyển dụng,
- Thực hiện chương trình đào tạo: Xây dựng các
đợt đào tạo, lộ trình đào tạo phù hợp với nhu cầu
của nhân viên trong công ty.
- Báo cáo tình hình số lượng, chất lượng sau khi

kết thúc khóa đào tạo,
- Đánh giá chất lượng của nhân viên sau khi đào
tạo.
- Với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, sự
phân công công việc cho chuyên viên như vậy là
hợp lý.
-Giải quyết các vấn đề liên quan đến Bảo hiểm xã
hội: Chịu trách nhiệm quản lý, báo cáo và giải
quyết các vấn đề liên quan như làm sổ bảo hiểm,
chuyển sổ bảo hiểm.
-Kiểm soát, tổng hợp bảng chấm công, tính lương,
thưởng và in phiếu lương cho nhân viên hàng
tháng.Chịu trách nhiệm việc thực hiện thanh toán
chế độ chính sách lương, thưởng .
-Hàng tháng thực hiện báo cáo về chi phí lương và
các khoản trích theo lương, chi phí người lao động,
thực hiện báo cáo so sánh giữa số liệu thực tế và số
liệu kế hoạch để đưa ra những cảnh báo và giải
pháp kịp thời cho tổ chức.
(Nguồn: Phòng Tổ chức)

Nhận xét: Sự phân công công việc như trên, mỗi cá nhân đã có những
2121


nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể và đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn đúng
nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu công việc được giao. Để thực hiện tốt những
công tác trên, các cán bộ nhân viên trong phòng tổ chức nhân sự đã trao đổi
kinh nghiệm lẫn nhau và tích lũy được kinh nghiệm thực tế thông qua quá
trình công tác.


2222


CHƯƠNG 3: NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ NỀN MÓNG VÀ XÂY LẮP FANCO
3.1 Quan điểm, chủ trương, chính sách quản trị nhân lực tại công ty
Quan điểm:
Coi quản trị nhân lực là nguồn vốn quý giá và then chốt.
Chủ trương:
Hỗ trợ, xúc tiến, đẩy mạnh các hoạt động quản trị nhân lực.
Nâng cao hoạt động, tính năng, phân hệ quản trị nhân lực.
Thúc đẩy hoàn thiện vấn đề đào tạo con người, tiền lương, tiền
thưởng.
Thiết lập và duy trì quan hệ chặt chẽ giữa câc cán bộ với công nhân
viên trong công ty.
Chính sách quản trị nhân lực:
Công ty xây dựng các chính sách đảm bảo quyền lợi cho cán bộ gắn
bó chặt chẽ và thiết thực, hợp với quyền lợi của công ty. Bao gồm các
chính sách như:
+ Chính sách phát triển nguồn nhân lực:
Công ty thực hiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực lâu dài bằng các
chương trình huấn luyện đào tạo và phân công công việc hợp lý, nhằm tạo
môi trường tốt nhất để nguồn nhân lực phát triển đồng hành cùng quá trình
phát triển của công ty
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nội bộ và đội ngũ kế thừa, đồng
thời tuyển dụng bổ sung nguồn nhân lực từ bên ngoài và các chuyên gia
nước ngoài có khả năng huấn luyện, đào tạo.
Nguồn nhân lực hòa nhập văn hóa công ty và đảm bảo tính toàn vẹn
giá trí cốt lõi mà công ty đã hình thành trong quá trình phát triển.

+ Chính sách tuyển dụng:
Thống nhất và công khai trên toàn hệ thống.
Tuyển dụng theo nhu cầu và tiêu chuẩn.
Ưu tiên có kinh nghiệm trong ngành nhà thép tiền chế, kết cấu thép và
nguồn nhân lực tại địa phương.

2323


+ Chính sách đào tạo:
Là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong xây dựng và phát triển nhân
lực.
Áp dụng chương trình đào tạo đa dạng: hội nhập, nghiệp vụ, nâng cao
tay nghề, công nghệ mới..., nội bộ hoặc bên ngoài.
Chú trọng huấn luyện đào tạo qua công việc: Cấp trên đào tạo cấp
dưới, chuyên viên cấp cao/thợ bậc cao đào tạo cấp thấp hơn.
Luân chuyển nguồn nhân lực để đào tạo qua công việc thực tế.
+ Chính sách lương, thưởng:
Đảm bảo thu nhập của CBCNV cạnh tranh và tương xứng với các đơn
vị cùng ngành nghề, cùng khu vực trong từng thời điểm.
Lương thu nhập bao gồm lương cơ bản và các loại phụ cấp lương
tương xứng với công sức, trách nhiệm và hiệu quả lao động.
Những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc sẽ được tôn vinh và
khen thưởng xứng đáng, kịp thời, công khai và công bằng.
Chế độ khen thưởng định kỳ giữa năm và cuối năm tùy theo kết quả
hoạt động kinh doanh.
Chế độ khen thưởng đột xuất theo thành tích cá nhân, tập thể.
+ Chế độ đãi ngộ và phúc lợi:
Hỗ trợ thêm các trường hợp hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Đài thọ ăn trưa, nhà ở, xe đưa rước.
Trang bị đồng phục và bảo hộ lao động.
Thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV.
Tổ chức tham quan nghỉ mát và các hoạt động văn thể mỹ ( 8-3….)
Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần (quà tặng cưới hỏi, trợ cấp khó
khăn, ốm đau, hiếu hỷ, học bổng.
3.2 Tổ chức, triển khai các hoạt động quản trị nhân lực
3.2.1 Quy trình hướng dẫn tổ chức các hoạt động quản trị nhân lực

2424


Sơ đồ 3.1: Quy trình tuyển dụng nhân lực
Phân tích công việc, xác định nội dung đặc điểm của
từng công việc, đánh giá tầm quan trọng của nó và đưa
ra các yêu cầu cần thiết đối với người thực hiện (Đây là
bước xác định công việc cần tuyển dụng)

Tuyển dụng nhân sự, chiêu mộ và chọn ra những người
có khả năng thực hiện công việc

Đào tạo và phát triển nhân sự, giúp người lao động xác
định được mục tiêu hướng đi của mình, tạo môi trường
thuận lợi để người lao động làm việc tốt

Đánh giá đãi ngộ nhân sự, tăng lương, thưởng, phúc
lợi nhằm kích thích người lao động nâng cao hiệu quả
kinh doanh, thực hiện mục tiêu của công ty
( Nguồn: Tác giả sưu tầm)


3.2.2 Triển khai các hoạt động quản trị nhân lực
Các hoạt động quản trị nhân sự bao gồm:
Xác định/ dự báo nhu cầu tuyển dụng => Lập kế hoạch tuyển dụng =>
Thực hiện tuyển dụng => Đánh giá hiệu quả của công tác tuyển dụng.
Giai đoạn 1: Xác định/ dự báo nhu cầu tuyển dụng.
Về số lượng:
Để xác định nhu cầu tuyển dụng của công ty thì phải xác định được rõ
kết quả sản xuất kinh doanh và công tác ở từng khâu công việc, từng bộ
phận của công ty, từ đó xác định được công ty cần tuyển thêm cho từng
khâu từng bộ phận là bao nhiêu người.
Về chất lượng:
Xác định nhu cầu là xác định tuyển các chức danh công việc cụ thể nào,
yêu cầu kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm đối với các chức danh được tuyển
là gì?
2525


×