Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Quản trị dòng tiền trong Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Sài Gòn CO.OP (SCID) (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN TRONG CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SÀI GÒN CO.OP
(SCID)

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

PHẠM QUỐC VIỆT

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN TRONG CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SÀI GÒN CO.OP
(SCID)

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.340.102
Họ và tên học viên: Phạm Quốc Việt
Người hướng dẫn: PGS. TS. Hồ Thúy Ngọc


Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kế t quả nghiên cứu nghiêm túc và sự cố gắ ng nỗ lực của cá
nhân học viên. Tuy nhiên, để hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận đươ ̣c rất nhiề u
sự giúp đỡ của các Thầ y, Cô Giảng viên trường Đại học Ngoại Thương.
Qua đây, tôi xin đươ ̣c gửi lời cảm ơn chân thành các Thầ y, các Cô đã luôn
quan tâm dìu dắ t, cung cấ p các kiế n thức chuyên môn trong quá trình thực hiện
Luận văn này. Đặc biệt, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắ c tới giảng viên
hướng dẫn PGS.TS. Hồ Thuý Ngọc đã luôn giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tác giả
hoàn thành nghiên cứu này.
Nhân dip̣ này, Tôi cũng xin đươ ̣c gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ
Khoa Sau đa ̣i ho ̣c, Trường Đa ̣i ho ̣c Ngoại Thương đã tận tình hỗ trơ ̣, hướng dẫn ta ̣o
điề u kiện cho các học viên hoàn thành luận văn thạc sĩ theo đúng tiế n độ.
Học viên

Phạm Quốc Việt


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “ Quản trị dòng tiền trong Công ty Cổ
phần Đầu tư Phát triển Sài Gòn CO.OP ” là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trơ ̣ từ
giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác.
Các tài liệu tham khảo, trích dẫn; các số liệu thố ng kê phu ̣c vu ̣ mu ̣c đích
nghiên cứu của công trình này là trung thực và có nguồ n gố c rõ ràng.
Học viên

Phạm Quốc Việt



MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ VÀ BẢNG BIỂU ......................................................
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN CỦA
DOANH NGHIỆP .....................................................................................................9
1.1 Khái quát về dòng tiền của doanh nghiệp .....................................................9
1.1.1. Khái niệm dòng tiền của doanh nghiệp .....................................................9
1.1.2. Đặc điểm của dòng tiền trong HĐ SXKD của doanh nghiệp ..................15
1.1.3. Sự khác nhau giữa lợi nhuận và dòng tiền...............................................17
1.2. Quản trị dòng tiền của doanh nghiệp .........................................................18
1.2.1. Khái niệm quản trị dòng tiền của doanh nghiệp ......................................18
1.2.2. Nội dung quản trị dòng tiền .....................................................................18
1.3. Mô hình quản trị tiền trong doanh nghiệp.................................................32
1.3.1. Mô hình quản trị tiền Baumol ..................................................................32
1.3.2. Mô hình quản trị tiền Miller - Orr ...........................................................36
1.3.3. Mô hình quản trị tiền Stone .....................................................................38
1.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị dòng tiền của doanh
nghiệp....................................................................................................................40
1.4.1. Chỉ tiêu thời gian chuyển hoá thành tiền .................................................40
1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn .........................41
1.4.3. Một số chỉ tiêu khác đánh giá công tác quản trị dòng tiền ......................43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SÀI GÒN CO.OP ...................45
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Sài Gòn CO.OP
...............................................................................................................................45
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của SCID ..........................................45
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Sài Gòn CO.OP 48

2.1.3. Đặc điểm hoạt động SXKD của công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Sài
Gòn CO.OP ........................................................................................................53
2.1.4. Khái quát tình hình kinh doanh, tài chính của SCID ...............................54
2.2. Quản trị tiền tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Sài Gòn CO.OP ...63
2.2.1. Thực trạng hoạt động thu, chi tiền của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển
Sài Gòn CO.OP ..................................................................................................63
2.2.2. Thực trạng kiểm soát thu, chi tiền ...........................................................68
2.2.3. Thực trạng nhu cầu tồn trữ tiền tối ưu .....................................................68


2.2.4. Thực trạng chính sách tài chính trong quản trị tiền .................................69
2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị dòng tiền của SCID .....................71
2.3.1. Chỉ tiêu thời gian chuyển hoá thành tiền .................................................71
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn .........................72
2.3.3. Một số chỉ tiêu khác đánh giá công tác quản trị tiền ...............................74
2.4. Nhận xét chung .............................................................................................76
2.4.1. Những kết quả đã đạt được ......................................................................76
2.4.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân........................................................76
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DÒNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SÀI GÒN CO.OP ...........78
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát
triển Sài Gòn CO.OP ...........................................................................................78
3.1.1. Định hướng phát triển ..............................................................................78
3.1.2. Mục tiêu chiến lược .................................................................................78
3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị dòng tiền tại Công ty cổ phần
Đầu tư Phát triển Sài Gòn CO.OP .....................................................................78
3.2.1. Tính cấp thiết cải thiện và xây dựng mô hình quản trị dòng tiền phù hợp
với SCID ............................................................................................................78
3.2.2. Một số giải pháp khác ..............................................................................90
KẾT LUẬN ..............................................................................................................93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................94
PHỤ LỤC ................................................................................................................... i
Phụ lục 1: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2014, 2015, 2016 ................... i
Phụ lục 2: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2014 - 2016 ..................................... ii
Phụ lục 3: Bảng lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2014 - 2016 ............................... vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CP

Cổ phiếu

DT

Doanh thu

GDP

Tổng thu nhập quốc dân



Hoạt động

HĐQT

Hội đồng quản trị

HTX


Hợp tác xã

NVL

Nguyên vật liệu

PR

Quan hệ công chúng

Q

Quận

QH

Quốc hội

SCID

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Sài Gòn CO.OP

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSCĐ

Tài sản cố định

TSLĐ

Tài sản lưu động

TTTM

Trung tâm thương mại

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VNĐ

Việt Nam đồng

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ VÀ BẢNG BIỂU

Hình:
Hình 1.1: Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ..................................10
Hình 1.2: Vòng quay tạo tiền ...................................................................................11
Hình 1.3: Dòng tiền luân chuyển trong doanh nghiệp .............................................12
Hình 1.4: Hộp an toàn – Lockbox ............................................................................22
Hình 1.5: Tài khoản có số dư bằng không ...............................................................24
Hình 1.6: Quy trình dự báo dòng tiền đơn giản .......................................................26
Hình 1.7: Các phương pháp dự báo dòng tiền cổ điển .............................................27
Hình 1.8: Phương pháp thu, chi tiền ........................................................................28
Hình 1.9: Luân chuyển tiền trong xây dựng ngân quỹ tối ưu ..................................29
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Sài Gòn CO.OP
...........................................................................................................................48
Đồ thị:
Đồ thị 1.1: Giả định sự thay đổi ngân quỹ theo mô hình Baumol ............................33
Đồ thị 1.2: Mô hình quản trị tiền Baumol .................................................................34
Đồ thị 1.3: Mô hình quản trị tiền Miller - Orr...........................................................37
Đồ thị 1.4: Mô hình quản trị dòng tiền Stone ...........................................................39
Đồ thị 2.1: Tiền mặt tại ngân quỹ và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn (Giai đoạn
2014-2016) .........................................................................................................59
Đồ thị 2.2: Tỷ trọng nguồn vốn các năm 2014, 2015, 2016 .....................................61
Đồ thị 2.3: Lưu chuyển tiền tệ các năm 2014, 2015, 2016 .......................................67
Đồ thị 2.4: Tỷ số hoạt động các năm 2016, 2015 và 2014........................................74
Đồ thị 3.1: So sánh sự chênh lệch giữa mức dự trữ tiền tối ưu C* theo mô hình
Baumol và mức dự trữ tiền thực tế của SCID ...................................................86
Đồ thị 3.2: Mô hình dự trữ tiền tối ưu Miller – Orr của Công ty SCID ...................88
Đồ thị 3.3: Mô hình dự trữ tiền tối ưu Stone của Công ty SCID ..............................89


Bảng:
Bảng 2.1: Kỳ luân chuyển tiền của công ty trong các năm 2014, 2015, 2016..........71

Bảng 2.2: Chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị tiền ....................................................72
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu thanh toán khác .....................................................................73
Bảng 2.4: Tỷ số chi trả cổ tức các năm 2016, 2015 và 2014 của Công ty Cổ phần
Đầu tư Phát triển Sài Gòn CO.OP .....................................................................75
Bảng 3.1: Chi phí cố định(F), lãi suất chứng khoán (K) Giai đoạn 2014-2016........85
Bảng 3.2: Mức dự trữ tiền tối ưu Giai đoạn 2014-2016 theo Mô hình Baumol .......86


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Báo cáo kế t quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp hàng năm đề u có lãi
nhưng các doanh nghiệp vẫn bi ̣ phá sản bởi lý do mấ t khả năng thanh toán hay
không có đủ tiề n mặt cho hoa ̣t động SXKD chứ không phải nguyên ngân do không
có lơ ̣i nhuận. Trong tất cả các hoa ̣t động kinh doanh của doanh nghiệp đều có sự
xuấ t hiện của tiề n mặt, nói cách khác tiề n mặt chính là nhiên liệu để doanh nghiệp
có thể hoa ̣t động. Nề n kinh tế Việt Nam đang hội nhập cả chiều rộng lẫn chiều sâu
với nền kinh tế thế giới, môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt giữa các doanh
nghiệp trong và ngoài nước, diễn biế n phức ta ̣p và không ổ n đinh
̣ do đó doanh
nghiệp cầ n quan tâm hơn nữa về nội dung quản tri ̣dòng tiề n mặt. Một doanh nghiệp
hướng tới mu ̣c tiêu kiể m soát và đảm bảo thanh toán thì cần phải biế t được tình
trạng dòng tiề n mặt của doanh nghiệp như thế nào và đang ở mức bao nhiêu. Một
doanh nghiệp thực hiện quản tri ̣tiề n mặt không tố t hoặc chưa quan tâm đế n quản tri ̣
tiề n mặt sẽ luôn rơi vào tình tra ̣ng thiế u hụt hoặc dư thừa tiề n mặt và không tận
du ̣ng, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh mới.
Trong luận văn này, tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về nội dung và tầm
quan trọng của hoạt động quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp, sau đó phân tích
thực trạng hoạt động quản trị dòng tiền và đánh giá hiệu quả của công tác này tại
Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Sài Gòn CO.OP, từ đó áp dụng những lý thuyết
đã hệ thống hoá để đưa ra những biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị dòng
tiền tại công ty.



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hội nhập nhanh chóng, sâu rộng với các
hiệp định thương mại song phương và đa phương được ký kết, môi trường kinh
doanh cạnh tranh gay gắt ở trong nước cùng với nhiều biến động như lạm phát
tăng, lãi suất biến động mạnh, hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp ngày càng
trở lên khó khăn. Công tác quản trị dòng tiền giữ vai trò quan trọng tới sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp đã không quan tâm
tới vấn đề này. Việc đồng nhất giữa quản trị lợi nhuận và quản trị dòng tiền đã biến
mục tiêu của các doanh nghiệp thành tập trung vào tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên,
dòng tiền có vai trò hỗ trợ hoạt động kinh doanh ngắn hạn, đảm bảo khả năng thanh
toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp.
Chủ sở hữu doanh nghiệp, các nhà quản lý, cổ đông thường say mê với
doanh số bán hàng, sự gia tăng của doanh thu, cắt giảm giảm chi phí để nâng cao và
cải thiện các chỉ số ROA – Tỷ suất sinh lời trên tài sản, ROE – Tỷ suất sinh lời trên
vốn chủ sở hữu, EPS – Thu nhập trên cổ phần… nhằm tập trung vào thị trường vốn
và giá cổ phiếu. Tuy nhiên, chúng có rất ít ý nghĩa khi tổ chức không có tiền, không
thể trả lương nhân viên, thanh toán cho các nhà cung cấp, chi trả các nghĩa vụ tài
chính cho chính phủ. Lợi nhuận là sự đo lường có thời kỳ, được xác định hàng
tháng, quý và hàng năm. Tiền, là vấn đề được cân nhắc quản trị hàng ngày và nó là
vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
Trong giai đoạn 2008 – 2014, nền kinh tế Việt Nam rơi vào giai đoạn suy
giảm tăng trưởng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam đã gặp khó khăn và
thậm chí lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, phải rút lui khỏi thị trường.
Môi trường kinh tế vĩ mô bất lợi đã làm bộc lộ hàng loạt điểm yếu của các doanh
nghiệp, và một trong những hạn chế chủ yếu đó là quản trị dòng tiền thiếu bài bản.

Chính vì thế, tìm hiểu về hiệu quả quản trị dòng tiền tại các Doanh nghiệp là vấn đề
cấp thiết được đặt ra trong nền kinh tế hiện nay.


2

Quản trị dòng tiền có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp như vậy,
tuy nhiên qua khảo sát, tìm hiểu tác giả nhận thấy Công ty Cổ phần Đầu tư Phát
triển Sài Gòn CO.OP (SCID) đã chưa quan tâm thỏa đáng đến vấn đề này.
Hoạt động quản trị dòng tiền đã được SCID thực hiện như quản trị các khoản
phải thu, phải trả, quản trị ngân quỹ thông qua quản trị thu và chi. Mặc dù SCID đã
thực hiện dự báo dòng tiền, lựa chọn nguồn tài trợ, song những dự báo này chủ yếu
dựa vào những yếu tố mang tính chất định tính chưa thực sự đảm bảo được khả
năng thanh toán. Ngoài ra, việc quản trị vốn lưu động chưa được doanh nghiệp quan
tâm đúng mức cũng như chưa áp dụng mô hình hay quy trình quản trị dòng tiền
nào, và chưa lựa chọn các sản phẩm tài chính phái sinh giúp phòng ngừa rủi ro tỷ
giá trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trước thực tế đó, một loạt các vấn đề lớn được đặt ra: quản trị dòng tiền của
SCID như thế nào? Làm thế nào để SCID quản trị dòng tiền một cách hiệu quả
nhất? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động quản trị dòng tiền của doanh
nghiệp này? Làm thế nào để giúp doanh nghiệp tăng cường quản trị dòng tiền, xây
dựng được mô hình quản trị dòng tiền tối ưu? Những vấn đề trên là những vấn đề
cấp thiết SCID cần giải quyết nhằm đảm bảo mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của
các chủ sở hữu, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong môi trường kinh tế đầy
biến động và cạnh tranh như hiện nay.
Nhằm góp phần đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đó, đề tài: “Quản trị dòng tiền
trong Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Sài Gòn CO.OP (SCID)” đã được tác giả
lựa chọn để nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Quản trị dòng tiền là nội dung quan trọng trong quản trị tài chính, một chức

năng thiết yếu của tổ chức, doanh nghiệp. Vai trò và trách nhiệm của các nhà quản
lý tiền đã được mở rộng ra ngoài ranh giới thông thường. Với nghiên cứu của mình,
Roychowdhury (2006) cho thấy các nhà quản trị tài chính đã quan tâm tới quản trị
dòng tiền và “kiếm” được lợi ích từ quản trị dòng tiền của doanh nghiệp họ. Trong
khảo sát 401 giám đốc tài chính của Graham (2004), 21,4% các giám đốc tài chính


3

coi dòng tiền là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong các kế hoạch thực
hiện. Nhận thức được tầm quan trọng của dòng tiền đã làm tăng sự nghiên cứu về
quản lý dòng tiền và các lĩnh vực có liên quan. Về mặt lý thuyết, các phương pháp
tiếp cận nghiên cứu chính là : lý thuyết tiền tệ, lý thuyết tài chính, phương pháp
nghiên cứu hoạt động và nghiên cứu về thực tiễn quản lý tiền. Mặc dù vậy, ranh
giới giữa chúng không rõ ràng, và có rất nhiều mối quan hệ ràng buộc giữa các
phương pháp.
Về cách tiếp cận quản trị dòng tiền dựa trên lý thuyết tiền tệ: Vào những
năm 1980 và 1990, có rất nhiều sự phát triển mới thuộc khu vực có nhu cầu về tiền,
không được kiểm tra thực nghiệm ở cấp độ công ty. Các lĩnh vực nghiên cứu này
bao gồm sự cố gắng tính toán hành vi tương lai trong cơ cấu khối lượng hàng đệm
(Cuthbertson và Taylor 1987) để giải thích sự thay đổi nhu cầu về tiền như là kết
quả của những cải tiến trong tài chính (Marquis Và Witte 1989), để tìm ra một biến
quy mô thích hợp cho nhu cầu về mối quan hệ tiền tệ (Mankiw and Summers 1986)
và sử dụng các kỹ thuật ước tính mới như hợp tác tích hợp và thủ tục sửa lỗi
(Dutkowsky và Atesogly 2001). Đối với nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm khác
của lý thuyết tiền tệ, ví dụ: Dixon (1997), và đặc biệt là nghiên cứu sự ổn định,
Muscatelli và Spinelli (2000). Ví dụ, kết quả cho các công ty Mỹ cho thấy những
cải tiến trong kỹ thuật quản lý tiền đã làm thay đổi đáng kể hành vi quản lý tiền của
các doanh nghiệp (Marquis và Witte 1989).
Các nghiên cứu gần đây tập trung vào những ảnh hưởng của các vấn đề như

đổi mới tài chính, công nghệ giao dịch mới, giá trị thời gian hoặc chi phí phúc lợi
của lạm phát theo nhu cầu tiền. Dutkowsky và Atesoglu (2001) nghiên cứu các cơ
sở vi mô động cho phương trình nhu cầu tiền tĩnh thông thường. Attanasio, Guiso,
và Japelli (2002) đã sử dụng dữ liệu kinh tế vi mô cho các hộ gia đình để ước tính
tham số của nhu cầu về đồng tiền bắt nguồn từ một mô hình tổng quát của BaumolTobin. Họ mô hình hóa nhu cầu về kế toán tiền tệ cho việc áp dụng các công nghệ
giao dịch mới và các quyết định để giữ tài sản sinh lợi. Nhiều cách tiếp cận lý
thuyết đối với nhu cầu tiền của các công ty đã được trình bày trong tài liệu, bao
gồm cách tiếp cận lý thuyết hàng tồn kho (Baumol 1952, Miller và Orr 1966, 1968),


4

cách tiếp cận lý thuyết sản xuất (Coates 1976), và các mô hình tài sản (Meltzer
1963a). Các bằng chứng thực nghiệm về nhu cầu tiền của các công ty đã được giới
thiệu trong những năm 1960 bởi Miller và Orr (1968) và vào thập niên 1970 bởi
Hunter (1978), vào những năm 1980 bởi Marquis và Witte (1989), và trong những
năm 1990 Mulligan (1997). Các nghiên cứu gần đây về lĩnh vực này có Kytönen
(2003). Ngoài ra, có một số điều tra thực nghiệm về mô hình quản lý tiền cơ bản
(Ansic 1991). Trong những năm 1960, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về nhu
cầu tiền của các công ty đã sử dụng dữ liệu mặt cắt ngang và tập trung vào vấn đề
tính kinh tế theo quy mô. Trong những năm 1970 và 1980, các nhà nghiên cứu đã
sử dụng tổng hợp dữ liệu chuỗi thời gian của toàn bộ nền kinh tế, trong các hộ gia
đình hoặc công ty. Sự tranh cãi về cơ hội chi phí tiền bạc là một trong những vấn đề
quan trọng nhất được nghiên cứu. Thay vào đó, các nghiên cứu về bộ dữ liệu cụ thể
của công ty là rất ít. (Kytönen, Erkki 2004).
Các tiếp cận quản trị dòng tiền dựa trên nghiên cứu điều hành: Nhiều mô
hình điều hành đã được phát triển nhằm tối ưu hóa sự phân chia giữa tiền và chứng
khoán có thể bán được dựa trên nhu cầu về tiền của công ty, khả năng dự đoán được
những nhu cầu này, lãi suất đối với chứng khoán có thể bán được và chi phí chuyển
đổi sang tiền và ngược lại. Các nghiên cứu tập trung vào phát triển các mô hình

dòng tiền được gọi là có thể được phân loại theo lĩnh vực nghiên cứu hoạt động.
Nền tảng cho các mô hình này là mô hình Baumol và mô hình Miller-Orr. Mặc dù
lần đầu tiên được trình bày như là đóng góp trong lý thuyết tiền tệ, nhưng sau đó
chúng được chấp nhận là tài liệu về tài chính doanh nghiệp. Các mô hình lập trình
tuyến tính cho các quyết định tài chính ngắn hạn đã được phát triển, ví dụ như
Vander Weide (1982). Các mô hình dựa trên mạng được tạo ra bởi Glover và Kim
(1991).Các mô hình trước đó tiếp cận chỉ một phân đoạn hạn chế của quá trình quản
lý cân bằng tiền và các thủ tục được sử dụng chủ yếu dựa trên lý thuyết kiểm soát
hàng tồn kho (Gregory 1976). Hinderer và Waldmann (2001) đã đưa ra các mô hình
quản lý tiền mới hơn. (Kytönen, Erkki, 2004).
Quản trị dòng tiền dựa trên cách tiếp cận lý thuyết tài chính: Về lý thuyết
tài chính, các nhà nghiên cứu quan tâm đến việc tiền và các tài sản thanh khoản


5

khác ảnh hưởng đến giá trị công ty và cơ cấu vốn tối ưu của công ty như thế nào.
Quản lý tiền dự kiến sẽ đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra giá trị cổ đông. Điều
đó lý giải tầm quan trọng của việc tìm ra mối liên quan về kích thước hành vi quản
lý tiền là nguyên nhân của việc tạo ra hoặc phá hủy giá trị của cổ đông. Morris
(1983) tích hợp hoạt động dòng tiền vào khuôn khổ rủi ro và khung trả lại. Trong
tuyên bố này, chính sách quản lý tiền của công ty được giả định thuộc loại MillerOrr. Sartoris và Hill (1983) đã tích hợp dòng tiền ngắn hạn vào và ra vào mô hình
giá trị ròng hiện tại. Họ cho thấy những thay đổi trong chính sách quản lý tiền có
ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của công ty.Lý do chiến lược để giữ số dư tiền đã
được nghiên cứu, ví dụ như bởi Mahrt-Smith và Servaes (2003). Shin và Soenen
(1998, 2001) đã điều tra mối quan hệ giữa thanh khoản và lợi nhuận. (Kytönen,
Erkki, 2004).
Nghiên cứu về thực tiễn quản lý dòng tiền: Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu
về các mô hình giải trình về quản lý tiền cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm, rất ít
người biết đến những vấn đề thực tiễn của nó. Chỉ có bằng chứng khảo sát nhỏ (ví

dụ như Kytönen 2002). Đây là những cuộc điều tra nhằm nâng cao nhận thức về
thực tiễn của công ty về quản trị dòng tiền. Soenen và Aggarwal (1989) khảo sát và
so sánh thực tiễn quản lý tiền và ngoại hối trong các công ty lớn ở Anh, Hà Lan và
Bỉ. Cũng có một số bằng chứng về tiền và các hoạt động quản lý ngoại hối ở Trung
Quốc (Soenen và Sun 1995). Trong bài báo đầu tiên của họ, Tse, Buckley và
Westerman (1998a) tập trung vào các kết quả khi chúng tác động đến khu vực
doanh nghiệp của Hà Lan trong các hoạt động quản lý tiền và mỗi liên quan tới
ngân hàng. Báo cáo thứ hai trình bày các kết quả khảo sát về quản lý thanh khoản,
giá ròng, quản lý quan hệ ngân hàng và các hệ thống phần mềm được các công ty
lớn nhất của Hà Lan sử dụng (Kytönen (2002)). (Kytönen, Erkki, 2004).
Có thể thấy những nghiên cứu cơ bản trên thế giới đã đưa ra những cách tiếp
cận khác nhau về quản trị dòng tiền cũng như đánh giá tác động của quản trị dòng
tiền tới doanh nghiệp. Ở Việt Nam, luận án tiến sĩ “Quản trị dòng tiền của các
doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam ” của Đỗ Hồng Nhung (2014) đưa ra
tiền đề cần thiết để xây dựng mô hình ngân quỹ tối ưu phù họp với các doanh


6

nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết Việt Nam. Trên cơ sở thống kê, phỏng vấn,
phân tích, kiểm định và đánh giá thực trạng quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp
chế biến thực phẩm niêm yết Việt Nam, tác giả đã đề xuất 3 giải pháp trực tiếp (3
giải pháp về dự báo dòng tiền, xây dựng ngân quỹ tối ưu và quản trị công nợ), nhóm
giải pháp bổ trợ và kiến nghị các điều kiện để thực hiện các nhóm giải pháp này
nhằm tăng cường quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên chưa lượng hóa được đầy đủ
các nhân tố khách quan tác động tới nội dung quản trị dòng tiền của doanh nghiệp là
giới hạn của nghiên cứu này.
Trong luận văn “Hoạt động quản trị dòng tiền tại Công ty TNHH Chè Biên
Cương” của Nguyễn Thị Hoa (2016) tác giả đã đưa ra giải pháp quản trị dòng tiền ở

tất cả các giai đoạn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ giai đoạn tạo
tiền tới sử dụng tiền để đáp ứng khả năng chi trả. Tuy nhiên, việc tính toán để lượng
hóa được lại chưa được tác giả đề cập chi tiết.
Nội dung quản trị dòng tiền dựa trên quản lý và duy trì ngân quỹ tối ưu đối
với các doanh nghiệp ngành xây dựng ở Việt Nam đã được đề cập một phần trong
luận án tiến sỹ của Phan Hồng Mai (2012) về “Quản lý tài sản tại các doanh nghiệp
ngành xây dựng ở Việt Nam ”. Trong luận án, tác giả đã tập trung làm rõ mối quan
hệ giữa thu hồi công nợ và tìm kiếm nguồn tài trợ đối ứng với khoản phải thu nhưng
chưa phản ánh toàn diện nội dung của quản trị dòng tiền trong các doanh nghiệp nói
chung và doanh nghiệp ngành xây dựng nói riêng. Quản lý tiền trong luận án được
tác giả đề cập với mục đích nhằm quản lý tài sản của doanh nghiệp ngành xây dựng,
trong đó tiền là một khoản mục trong phần tài sản của bảng cân đối kế toán của các
doanh nghiệp này.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:
Để hoàn thiện công tác quản trị dòng tiền tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển
Sài Gòn CO.OP, các nhiệm vụ nghiên cứu cần thực hiện bao gồm:
• Thứ nhất, hệ thống hóa một cách đầy đủ cơ sở lý luận về nội dung và tầm
quan trọng của dòng tiền và hoạt động quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp.


7

• Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động quản trị dòng tiền và đánh giá hiệu
quả của công tác này tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Sài Gòn CO.OP
• Thứ ba, nhận xét đánh giá ưu điểm đã đạt được và nhược điểm còn tồn tại, từ
đó đưa ra các biện pháp để nâng cao hoạt động quản trị dòng tiền tại SCID.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản trị dòng tiền tại Công ty Cổ phần
Đầu tư Phát triển Sài Gòn CO.OP
Phạm vi nghiên cứu là Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Sài Gòn CO.OP

thông qua hoạt động sản xuất kinh Doanh của ba năm 2014, 2015, 2016. Luận văn
chọn thời gian nghiên cứu này bởi vì đây là giai đoạn tăng trưởng kinh tế trong
nước phục hồi nhưng lại chứng kiến những động thái lớn từ phía các nhà đầu tư bán
lẻ nước ngoài lớn như Tập đoàn Takayashima (Nhật Bản) đầu tư xây dựng trung
tâm mua sắm lớn với diện tích 15.000 m2 đầu tiên tại Quận 1, TP. HCM; tiếp theo
là sự xuất hiện của Tập đoàn AEON với trung tâm mua sắm tại Tân Phú, TP. HCM
và Long Biên, Hà Nội. Bối cảnh đó đã đòi hỏi SCID và Sài Gòn CO.OP phải có
những bước đi thích hợp, đó là cũng bắt tay hợp tác với liên minh NTUC FairPrice
(Singapore) để xây dựng đại siêu thị Coop Xtra tại Thủ Đức, TP. HCM với diện
tích 25.000 m2, các hoạt động này đã ảnh hưởng mạnh tới dòng tiền, hoạt động đầu
tư của doanh nghiệp làm bộc lộ những thiếu sót, hạn chế trong công tác quản trị
dòng tiền của Công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp thống
kê, so sánh, phân tích - tổng hợp đi từ cơ sở lý luận đến thực tiễn nhằm giải quyết
và làm rõ mục đích nghiên cứu, cụ thể như sau:
Phương pháp thống kê: được sử dụng để thu thập thông tin, số liệu về tình
hình sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu tài chính về tài sản và nguồn vốn cũng như
dòng tiền ra và vào của SCID. Để từ đó có cái nhìn tổng quan và cho phép đánh giá
được công tác quản trị tiền có hiệu quả không, còn những tồn tại nào.
Phương pháp so sánh: để sử dụng các thông tin, số liệu đã thu thập được ở


8

phương pháp thống kê và đối chiếu các thông tin này giữa 3 năm 2014, 2015, 2016
như thế nào. Qua đó đánh giá được công tác quản trị tiền của công ty thay đổi từng
năm ra sao, có đạt được hiệu quả không.
Phương pháp phân tích - Tổng hợp: là phương pháp tổng hợp các thông tin,
số liệu đã thu thập được, phân tích các nguyên nhân để thấy được các chiều hướng

biến động dòng tiền trong quản trị tiền của công ty. Thấy rõ những hạn chế, tồn tại
và nguyên nhân của các hạn chế, từ đó tạo cơ sở lý luận cho luận văn đưa ra các giải
pháp nhằm xây dựng một mô hình quản trị tiền hiệu quả cho Công ty Cổ phần Đầu
tư Phát triển Sài Gòn CO.OP.
5. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được kết cấu thành ba chương chính:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về quản trị dòng tiền của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị dòng tiền tại Công ty Cổ phần Đầu tư
Phát triển Sài Gòn CO.OP.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị dòng tiền tại Công ty Cổ phần
Đầu tư Phát triển Sài Gòn CO.OP.


9

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát về dòng tiền của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm dòng tiền của doanh nghiệp
1.1.1.1. Tiền
Tiền đã ra đời từ chính nhu cầu kinh tế của con người. Khi nền sản xuất,
thương mại phát triển, hoạt động thương mại không chỉ gói gọn trong một khu vực
nhỏ mà còn mở rộng ra toàn lãnh thổ và những quốc gia khác. Nhận thấy những
nhược điểm của phương tiện thanh toán là vàng hay các kim loại quý trong việc vận
chuyển, sử dụng để trao đổi mua bán hàng hóa; vì vậy mà tiền ra đời trở thành
phương tiện thanh toán thay cho vàng và các kim loại quý... Được quy ước, ban
hành, quản lý bởi nhà nước và được phát hành bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác
như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ...
1.1.1.2. Doanh nghiệp


Có rất nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về doanh nghiệp. Theo Luật
Doanh nghiệp Việt Nam số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014, doanh
nghiệp được định nghĩa là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được
đăng kỷ thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Như
vậy, để xem xét một tổ chức có phải là doanh nghiệp hay không, cần phải căn cứ
vào mục đích hoạt động của tổ chức đó. Mục đích hoạt động chính của doanh
nghiệp là mục đích sinh lời, đây là điểm cốt lõi để phân biệt doanh nghiệp với các
loại hình tổ chức kinh tế khác. Tuy nhiên, trong thực tế doanh nghiệp còn có các
hình thức khác, một số doanh nghiệp mặc dù hoạt động sản xuất hàng hóa phục vụ
cho phúc lợi xã hội, nhưng mục tiêu của những doanh nghiệp này vẫn là tối đa hóa
giá trị của chủ sở hữu.
Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp bao gồm 3 hoạt động:
• Hoạt động kinh doanh: các giao dịch liên quan tới hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, không được xác định từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài trợ.
Hoạt động này bao gồm từ khâu sản xuất tới tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ.


10

Tiền ảnh hưởng tới tất cả các giao dịch này. Quy trình của hoạt động này
được mô tả qua sơ đồ sau:
Mua

Chi tiền

Sản xuất

NVL


Bán

Sản phẩm

Doanh thu

Thu tiền

Hình 1.1: Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp


Hoạt động đầu tư: bao gồm các giao dịch liên quan đến việc mua sắm, xây
dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn.

• Hoạt động tài chính: bao gồm các hoạt động liên quan tới hoạt động tài trợ
làm thay đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp, như tiền vay, hoàn trả nợ gốc.
Dòng tiền phát sinh gắn liền với các hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. Đối
với mỗi hoạt động cơ bản, dòng tiền phát sinh có tính chất, đặc điểm khác nhau.
Tiền trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp
Trong hoạt động SXKD, tiền là một thành phần quan trọng trong tài sản lưu
động của doanh nghiệp, tồn tại dưới 2 hình thức là: Tiền mặt tại quỹ (Cash on hand)
và tiền gửi ngân hàng (Cash in Bank).
Tiền = Nợ dài hạn + VCSH + Nợ ngắn hạn - TSLĐ khác tiền– TSCĐ
Sự luân chuyển của tiền trong quá trình SXKD
Theo như Hình 1.2, một doanh nghiệp bắt đầu hoạt động SXKD bằng tiền do
chủ sở hữu đầu tư, kết hợp với một số khoản tiền đi vay, việc thu mua NVL hay
dịch vụ đầu vào, cùng với quá trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ, chuyển tiền
thành hàng tồn kho hoặc dịch vụ. Khi cung cấp hàng hóa (bán hàng hóa cho khách
hàng) hoặc cung cấp dịch vụ, hàng hóa dịch vụ được chuyển thành các khoản phải
thu. Kết thúc quá trình thu nợ, các khoản phải thu chuyển thành tiền. Nếu quá trình

SXKD vận hành một các trơn tru, thì tiền thu về sẽ lớn hơn lượng tiền bơm ra khi
bắt đầu hoạt động SXKD (bắt đầu chu kì kinh doanh).


11
Tiền

Thu tiền

Mua
sắm
Mua NVL đầu vào

Phải thu

Bán hàng

Lưu kho

Sản xuất

Nhanh nhất có thể
Chậm nhất có thể

Hình 1.2: Vòng quay tạo tiền
(Rob Reider, Peter B.Heyler, 2003, 15)
Ta có thể quan sát và phân tích sự luân chuyển của dòng tiền thành chu kỳ.
Kỳ luân chuyển tiền nằm trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, được tính từ
lúc doanh nghiệp thực sự trả tiền cho nhà cung cấp đến khi thực sự thu hồi tiền của
khách hàng. Tuy nhiên, khi sản phẩ m đươ ̣c tiêu thu ̣, doanh nghiệp có thể thu đươ ̣c

tiề n hoặc ghi nhận khoản phải thu. Để các khoản phải thu chuyể n thành tiề n có độ
trễ về thời gian. Doanh nghiệp muố n thời gian này càng ngắ n càng tố t. Nghiã là
tăng cường thu hồ i khoản phải thu. Khi doanh nghiệp mua các yế u tố đầ u vào,
doanh nghiệp làm phát sinh các khoản phải trả và muố n trì hoãn việc chuyể n đổ i
khoản phải trả thành tiề n càng lâu càng tố t. Do đó, giữa chu kỳ tiề n và chu kỳ hoa ̣t
động không ăn khớp nhau về thời gian bên cạnh đó ta có thể thấy khoảng cách về
thời gian giữa thời điểm thu và chi tiền. Khoảng cách này càng lớn thì sẽ kéo dài
thời gian doanh nghiệp không còn tiền. Đây cũng là nguyên nhân có thể khiến
doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và phá sản.
Với nhu cầu về tiền để chi trả thanh toán các chi phí và các khoản nợ đến hạn,
thì doanh nghiệp thường có được lượng tiền từ các nguồn sau:
• Bán cổ phiếu
• Vay tiền: từ rất nhiều nguồn như các ngân hàng thương mại, các định chế tài
chính hoặc yêu cầu khách hàng ứng trước, đặt cọc tiền khi mua hàng, chậm
trả các nhà cung ứng ...


12

• Chuyển tài sản thành tiền: thanh lý, nhượng bán các trang thiết bị không cần
dùng và thu nợ các khoản phải thu.
Dưới đây là sơ đồ về sự luân chuyển tiền trong doanh nghiệp:

Hình 1.3: Tiền luân chuyển trong doanh nghiệp
(Rob Reider, Peter B.Heyler, 2003, 14)
Theo hình 1.3, ta có thể thấy tiền như là nhiên liệu để vận hành công ty. Khi
có đủ lượng tiền thì công ty có thể tăng trưởng, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, khách
hàng, đối tác kinh doanh, và phát triển sản phẩm mới.... Khi lượng tiền không đủ,
doanh nghiệp buộc phải tập trung tìm kiếm các nguồn tiền hơn, có thể làm cản trở
sự tăng trưởng và phát triển của công ty.

Lý do của việc nắm giữ tiền trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc sẽ nắm giữ tiền bao nhiêu và như
thế nào có thể giải thích qua ba lý do sau:
• Động cơ giao dịch: doanh nghiệp cần duy trì một lượng tiền nhất định


13

để chi trả cho các hoạt động SXKD như: mua NVL, trả lương, nộp
thuế... Với tính chất luôn quay vòng tuần hoàn liên tục của tiền, doanh
nghiệp luôn phải đối mặt với sự chênh lệch giữa thời gian, lượng tiền chi
ra và thu vào. Vì vậy, doanh nghiệp không thể không duy trì một lương
tiền để lấp đầy sự chênh lệch này. Nhưng không phải chênh lệch lượng
tiền thu và chi bao nhiêu thì dự trữ bấy nhiêu, doanh nghiệp cũng luôn
cố gắng tiến hành sắp xếp việc thu chi tiền đạt được tính đồng bộ nghĩa
là giảm bớt sự chênh lệch về thời gian và lượng tiền thu - chi, để giảm
bớt lượng tiền cần thiết để giao dịch.
• Động cơ dự phòng: trong hoạt động SXKD, doanh nghiệp không thể
lường trước được những sự cố bất ngờ như thiên tai, tai nạn sản
xuất...Nên việc duy trị lượng tiền nhất định để ứng phó với những sự
việc ngoài ý muốn là vô cùng cần thiết. Nếu không dự phòng tiền, khi
phải đối mặt với những sự cố bất ngờ sẽ làm doanh nghiệp rơi vào
khủng hoảng.
• Động cơ đầu cơ: là những khoản tiền được doanh nghiệp tạm không sử
dụng để mong có được lợi nhuận bởi sự dao động của giá chứng khoán
có giá trị dự định hoặc là dao động giá cả vật tư. Đầu cơ thực tế là đầu tư
trong ngắn hạn. Thay vì gửi tiền vào tài khoản ngân hàng hay chỉ để
trong quỹ tiền thì việc doanh nghiệp biết nắm bắt các cơ hội đầu tư ngắn
hạn sẽ giúp cho lượng tiền của doanh nghiệp tăng lên và kiếm lời từ
chênh lệch giá giữa mua vào khi giá rẻ, bán ra khi giá tăng.

Chi phí của việc nắm giữ tiền của doanh nghiệp
Tiền tại quỹ không có khả năng sinh lời. Còn tiền gửi tại ngân hàng với lãi
suất thấp nên khả năng sinh lời của tiền gửi ngân hàng thông thường thấp hơn so
với khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Việc nắm giữ tiền của doanh nghiệp đã
khiến doanh nghiệp phát sinh các loại chi phí:
• Chi phí dự trữ: khi thị trường tiền tệ xuất hiện lạm phát, sự thay đổi của tỷ
giá, với lượng tiền hay loại tiền doanh nghiệp đang nắm giữ đang bị giảm giá


14

trị hoặc thay đổi giá trị. Khiến cho các kế hoạch chi trả, sử dụng tiền tại thời
điểm nắm giữ sẽ bị ảnh hưởng. Sự chênh lệch của giá trị tiền khi lạm phát và
thay đổi tỉ giá chính là chi phí dự trữ tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra.
• Chi phí giao dịch: Khi doanh nghiệp cần lượng tiền nhất định để chi trả,
doanh nghiệp phải đi vay hoặc bán chứng khoản thanh khoản, chi phí cho
giao dịch này sẽ phát sinh. Ngược lại, doanh nghiệp thặng dư tiền tạm thời,
họ sẽ thực hiện đầu tư ngắn hạn như cho vay ngắn hạn hoặc đầu tư chứng
khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch sẽ phát sinh. Chi phí giao dịch bao gồm
chi phí thiệt hại do bán tài sản với giá thấp, chi phí dịch vụ và chi phí thanh
toán cho các nhà môi giới.
• Chi phí cơ hội: là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể có được nếu đem
tiền đi đầu tư thay vì giữ lại trong quỹ hay tài khoản ngân hàng. Chi phí cơ
hội của việc nắm giữ tiền có thể được xác định chính bằng khoản lợi tức
thông qua lãi suất của chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao.
1.1.1.3. Khái niệm dòng tiền của doanh nghiệp
Khi đề cập tới dòng tiền của doanh nghiệp, không có khái niệm dòng tiền nói
chung, cần hiểu khái niệm về dòng tiền thông qua dòng tiền vào, dòng tiền ra và
dòng tiền ròng. Dòng tiền ròng được xác định bằng tổng số tiền vào trong kỳ trừ đi
số tiền bỏ ra trong kỳ tương ứng. Dòng tiền khác với chỉ tiêu lợi nhuận thực hiện

trong kỳ được tính theo phương pháp dồn tích. Dòng tiền được ghi nhận là dòng
tiền vào khi nó thực sự nhận được bởi công ty nhưng chưa chắc dòng tiền đó là một
khoản thu nhập của công ty. Ngược lại, dòng tiền được ghi nhận là dòng tiền ra khi
khoản tiền đó được chi ra, nhưng có thể đó không phải là một khoản chi phí của
công ty.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trình bày sự biến động của dòng tiền trong ba
hoạt động chính của một doanh nghiệp: hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính
và hoạt động đầu tư. Như vậy, theo cơ sở kế toán tiền thực tế phát sinh (cash basic
accounting) dòng tiền của hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu thể hiện lợi nhuận hoạt
động trong kỳ. Theo đó, cần hiểu đầy đủ về các khoản mục khác trên báo cáo kết
quả kinh doanh để cách nhìn toàn diện về báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh


15

nghiệp. Chẳng hạn, những khoản mục trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả
kinh doanh như: khấu hao và dự phòng là các ước tính kế toán, được ghi nhận vào
chi phí trong kỳ và ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế. Mặc dù vậy, các khoản mục
này không ảnh hưởng trực tiếp tới dòng tiền. Ngoài ra, một số khoản mục trả trước
như bảo hiểm, ứng trước cho người bán, hợp đồng bảo trì, sửa chữa,... được trích
trước và trả bằng tiền. Những khoản mục này ảnh hưởng tới dòng tiền, song không
ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ kế toán hiện tại.
Như vậy, mặc dù bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh sẽ
cung cấp những thông tin hữu ích song chưa đầy đủ về nguồn hình thành và sử
dụng tiền. Do vậy, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bức tranh phản ánh toàn diện về
các dòng tiền của doanh nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm của dòng tiền trong HĐ SXKD của doanh nghiệp
Dòng tiền ghi nhận trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày là các
khoản thu, chi bằng tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài
chính.

1.1.2.1. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Dòng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là dòng tiền có liên quan đến
các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp. Dòng tiền này (bao gồm
dòng tiền vào và dòng tiền ra) được phát sinh từ việc mở rộng điều kiện cho nợ, đầu
tư vào hàng tồn kho, chiếm dụng vốn từ các nhà cung cấp. Thông tin về các dòng
tiền từ hoạt động kinh doanh, khi được sử dụng kết hợp với các thông tin khác, sẽ
giúp người sử dụng dự đoán được dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tương
lai. Các dòng tiền chủ yếu từ hoạt động kinh doanh gồm: thu từ việc bán hàng cung
cấp dịch vụ, thu từ các khoản doanh thu khác (tiền bản quyền, phí, hoa hồng,...) (Bộ
tài chính 2002, VAS 24). Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được trình bày theo 2
cách: trực tiếp và gián tiếp.
Phương pháp trực tiếp: thu thập thông tin từ dòng tiền phát sinh trực tiếp
như thu tiền từ khách hàng, trả nhà cung cấp, nhân viên, nghĩa vụ với Nhà nước và


×