Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.63 KB, 4 trang )

Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam năm
2009
 Hoàng Vũ
Thâm hụt thương mại năm 2009 vẫn nằm trong biên độ kiểm soát, sẽ thấp hơn nhiều so với dự tính của Chính
phủ...Bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Standard Chartered vừa có bản báo cáo, đánh giá
về khả năng thực hiện một số mục tiêu kinh tế chủ chốt của Việt Nam trong năm 2009,
trong đó đưa ra một số dự báo về tăng trưởng kinh tế và mục tiêu kiềm chế thâm hụt
thương mại.
Thâm hụt thương mại có thể thấp hơn dự tính
Nhóm nghiên cứu của Standard Chartered đánh giá, trong năm 2009, thâm hụt thương mại của
Việt Nam sẽ vẫn nằm trong kiểm soát, thậm chí sẽ ở mức lạc quan từ 12 - 15 tỷ USD, thay vì
dự tính 19,2 tỷ USD của Chính phủ.
Theo tính toán đưa ra trong bản báo cáo, tăng trưởng xuất khẩu của tháng 12/2008 của Việt
Nam là -10,2% so với cùng kỳ năm trước, trong khi tháng 11 là 14,1%. Xuất khẩu dầu thô, sản
phẩm xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, tháng 12 giảm 47,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng lo ngại khi dệt may là sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam cũng giảm 8%.
Kim ngạch nhập khẩu tháng 12/2008 cũng giảm mạnh (-26,1% so với cùng kỳ năm trước) bao
gồm các hàng hóa chính như: máy móc và thiết bị (-7,2%), dệt may (-7,6%), sản phẩm thép (-
41,7%), ôtô (-43,1%) và xăng dầu (-55,3%). Điều này phần nào phản ánh được xu hướng giá
cả hàng hoá thấp và số lượng hàng tồn kho giảm sau đợt dự trữ từ đầu năm.
“Chúng tôi cũng cho rằng sự giảm dần hoạt động trong nước, cả tiêu dùng và đầu tư vốn, là
nguyên nhân làm giảm nhu cầu nhập khẩu”, Standard Chartered nhận định.
Một “tin tốt” mà bản báo cáo đánh giá là khả năng thâm hụt thương mại của Việt Nam vẫn
nằm trong biên độ kiểm soát. Từ quý 4/2008, thâm hụt thương mại cũng đã có sự cải thiện
đáng kể, ở mức 1,46 tỷ USD; trong khi quý 1 là 8,35 tỷ USD. Tính chung, thâm hụt thương
mại của năm 2008 là 17,5 tỷ USD.
Dự báo của Standard Chartered về tỷ giá USD/VND năm 2009 và 2010.
“Điều đáng ngạc nhiên là mặc cho những thay đổi tích cực trong thời gian vừa qua, Chính phủ
vẫn dự đoán thâm hụt thương mại sẽ tiếp tục tăng tới 19,2 tỷ USD trong năm 2009. Điều này
có nghĩa là thâm hụt thương mại trung bình của mỗi quý sẽ là 4,8 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với
quý 4/2008”, bản báo cáo đặt vấn đề.


Và theo các tác giả, số liệu dự tính trên là quá cao, kể cả khi hoạt động xuất khẩu sẽ giảm hơn
nữa trong thời gian tới và nhu cầu nhập khẩu tăng hay việc giá cả hàng hoá tăng cao trở lại.
Theo đó, nhóm nghiên cứu cho rằng chỉ số thâm hụt thương mại khổng lồ của năm 2008 là
trường hợp đặc biệt; và dự đoán thâm hụt thương mại năm 2009 sẽ chỉ dao động quanh 12 - 15
tỷ USD, hoặc 12 - 15% của GDP, giảm từ mức 20% trong năm 2008.
Tuy nhiên, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn để giải quyết bài toán dự đoán thâm hụt thương
mại của Chính phủ. Số lượng giải ngân thực tế của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm
2008 khoảng 11,5 tỷ USD trong khi dòng vốn FDI đăng ký là 64 tỷ USD. Điểm mà bản báo
cáo này dự tính là dòng vốn FDI sẽ giảm trong năm 2009 theo xu hướng suy thoái của các
nước phát triển – các doanh nghiệp quốc tế không chỉ sẽ xem xét lại kế hoạch mở rộng của
mình mà nguồn vốn đầu tư của họ cũng sẽ được thắt chặt.
Ngoài ra, dòng kiều hối vào Việt Nam ước tính khoảng 8 tỷ USD năm 2008, cũng được dự
đoán sẽ suy giảm khi thị trường việc làm toàn cầu trì trệ.
Theo đó, ước tính mà nhóm nghiên cứu đưa ra về chỉ số thâm hụt thương mại của năm 2009 là
dòng chảy vốn ra vào sẽ tương đối cân bằng. Và “nếu thâm hụt thương mại cao như con số mà
Chính phủ ước tính, thì những quan ngại về khó khăn trong hoạt động thanh toán quốc tế có
thể sẽ quay lại”.
Tăng trưởng kinh tế chỉ khoảng 5%
Theo dự báo được đưa ra trong bản báo cáo, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2009
chỉ khoảng 5%, trong khi mục tiêu của Chính phủ là 6,5%.

Tăng trưởng GDP, lạm phát và lãi suất cơ bản năm 2009 và 2010 (%)
Đi cùng với dự báo trên là nhận định lĩnh vực xây dựng và sản xuất sẽ tiếp tục suy giảm; sự
xuống dốc của giá cả hàng hoá sẽ gây ảnh hưởng tới khu vực cơ bản, đặc biệt là nông nghiệp
và khai khoáng. Và dù chính sách cắt giảm lãi suất mạnh mẽ trong thời gian qua của Ngân
hàng Nhà nước và những biện pháp giúp tăng tính thanh khoản đã giảm bớt đi nguy cơ này
nhưng sự đổi chiều của xu hướng suy yếu kinh tế toàn cầu sẽ là nhân tố chính ảnh hưởng tới
nền kinh tế Việt Nam (và khu vực).
Bản báo cáo dẫn lại thực tế hoạt động sản xuất và xây dựng đã làm giảm tăng trưởng trong quý
4/2008 xuống còn 5,7%. Tăng trưởng GDP thực cũng chậm lại, xuống còn 6,2% năm 2008 từ

8,5% năm 2007, mức thấp nhất kể từ năm 1998.
Theo tính toán của Standard Chartered, chỉ riêng mức tăng trưởng trong quý 4 đã giảm xuống
còn 5,7% từ 6,5% ở quý 3/2008 so với cùng kỳ năm trước. Sự suy giảm này có thể quy cho
khu vực thứ yếu bao gồm xây dựng và sản xuất, chỉ đạt mức tăng trưởng thêm 4,8% vào quý 4
so với cùng kỳ năm 2007, khác với mức tăng trưởng một thậm chí hai con số trong những năm
gần đây. Điều này đã phản ánh tác động của mức lãi suất cao và thắt chặt tín dụng.
Trong thời gian tới, các tác giả của bản báo cáo nhận định những khu vực trên có khả năng sẽ
duy trì ở mức tăng trưởng chậm do môi trường quốc tế cũng như nguy cơ trì trệ của thị trường
bất động sản trong nước.
Ngược lại, khu vực dịch vụ đã tăng trưởng mạnh trong quý 4/2008, thêm 7,1% so với cùng kỳ
năm 2007. Khu vực cơ bản bao gồm chủ yếu là nông nghiệp và khai thác mỏ cũng tăng trưởng
4,8%, tuy nhiên giá hàng hoá của khu vực này đang đối mặt với rủi ro vì sự sụt giá nghiêm
trọng.
Tăng trưởng sẽ giảm xuống 5%, lạm phát sẽ xuống mức một con số, thâm hụt cán cân vãng
lai đối ngoại sẽ giảm…Những dự báo trên về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2009 được đại
diện thường trú của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam công bố chiều 18/12.Đó cũng là
những dự báo cơ bản sau chương trình làm việc của một phái đoàn thuộc tổ chức này tại Hà Nội
(từ ngày 3/12 đến 18/12) nhằm thảo luận về Tư vấn Điều khoản 4 năm 2008 (trong khuôn khổ Tư
vấn Điều Khoản 4, các chuyên gia của IMF tiến hành theo dõi hàng năm các diễn biến và chính
sách kinh tế của các nước thành viên để Ban giám đốc IMF thảo luận).
Đối mặt thử tháchVề tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay, IMF nhận định: “Sau một vài năm phát
triển mạnh mẽ, nền kinh tế Việt Nam hiện đang đối mặt với một số thử thách. Sau khi phát triển
nhanh năm 2007, đà tăng trưởng đã giảm xuống trong năm 2008 vì Chính phủ phải ổn định nền
kinh tế đang quá nóng.Trong khi Chính phủ đã đạt được những tiến bộ rất đáng ca ngợi trong việc
ổn định kinh tế vĩ mô, thì Việt Nam gần đây bắt đầu gặp phải ảnh hưởng xấu từ sự suy giảm của
nền kinh tế toàn cầu.Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đang giảm, phản ánh sự đi xuống của các nền
kinh tế của những đối tác thương mại chính. Kiều hối và đầu tư trực tiếp nước ngoài, hai nguồn
chính của hoạt động kinh tế năm 2007, cũng đang giảm xuống từ mức cao do sự suy giảm của
các điều kiện kinh tế toàn cầu.Những thách thức bên ngoài này kết hợp với những thách thức bên
trong bắt nguồn từ thâm hụt lớn của cán cân vãng lai cũng như những điểm yếu trong lĩnh vực

ngân hàng và doanh nghiệp làm tình hình khó khăn hơn”.Trong bối cảnh đó, phái đoàn IMF có
những đánh giá sơ bộ về triển vọng kinh tế Việt Nam với 3 dự báo chính:Thứ nhất, do môi trường
kinh tế toàn cầu đang xấu đi, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế giảm từ 8,5% trong năm 2007 xuống
6,25% trong năm 2008 và sẽ giảm hơn nữa xuống còn 5% trong năm 2009.Thứ hai, với giá các
mặt hàng sơ chế đang giảm, lạm phát chung được dự báo là sẽ giảm xuống mức một con số vào
cuối năm 2009, mặc dù lạm phát cơ bản (không bao gồm thực phẩm thô và năng lượng) có thể
giảm chậm hơn.Thứ ba, thâm hụt cán cân vãng lai đối ngoại dự kiến sẽ giảm với việc nhập khẩu
giảm nhiều hơn so với giảm xuất khẩu và kiều hối, nhưng vẫn giữ ở mức cao (9% của GDP) trong
năm 2009 và vẫn còn là nguyên nhân của tính dễ bị tổn thương vì dự trữ quốc tế của Việt Nam
tương đối thấp (3 tháng nhập khẩu).Thông báo của IMF cũng nhận định rằng, với triển vọng về
tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ suy giảm hơn nữa trong những tuần tới. Một sự suy giảm
của kinh tế toàn cầu kéo dài và sâu sắc hơn có thể có ảnh hưởng đến xuất khẩu và kiều hối và từ
đó tác động đến hoạt động kinh tế và cán cân thanh toán.“Những áp lực này có thể sẽ trầm trọng
hơn nếu những điều kiện tài chính toàn cầu đang xấu đi làm giảm nữa đầu tư trực tiếp và các
luồng vốn bên ngoài khác. Và cuối cùng, những hoạt động kinh tế chậm lại làm tăng thêm tính dễ
bị tổn thương của các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng”, phái đoàn của IMF cảnh báo.
Rủi ro chuyển từ lạm phát sang tăng trưởngVề kết quả của chương trình làm việc của phái
đoàn IMF, thông báo cho biết những cuộc thảo luận về chính sách tập trung vào việc làm thế nào
để chèo lái tốt nhất nền kinh tế Việt Nam vượt qua sự suy giảm kinh tế toàn cầu một cách an
toàn.Có một nhất trí chung qua chương trình làm việc nói trên là cán cân rủi ro hiện đã chuyển từ
lạm phát sang tăng trưởng và điều này đưa đến việc Chính phủ đã đối phó bằng cách nới lỏng
chính sách tiền tệ và tài khóa.Tuy nhiên, phái đoàn nhấn mạnh rằng vị thế đối ngoại của Việt Nam
không được mạnh như các nước khác trong khu vực và điều đó làm hạn chế khả năng của Chính
phủ trong việc theo đuổi các chính sách nới lỏng. Dù cho một biện pháp kích cầu nào đó có thể có
lý nếu triển vọng kinh tế vẫn tiếp tục suy giảm, thì gói kích cầu này sẽ cần được tính toán kỹ và
đưa ra những ưu tiên để bảo vệ những nhóm dễ bị tổn thương.Cũng theo nhận định của phái
đoàn IMF, những căng thẳng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã tăng lên trong năm 2008 và
có thể sẽ tăng hơn nữa trong năm 2009, do hoạt động kinh tế chậm lại. Trong khi vốn và trích lập
dự phòng được tăng trong hai năm qua đã tạo ra một chỗ đệm đáng kể, đặc biệt là với những
ngân hàng cổ phần lớn, thì vị thế tài chính của các ngân hàng rất có thể sẽ yếu đi trong năm

2009.“Rất mong các nhà chức trách phải chuẩn bị đối phó với những điểm dễ bị tổn thương đang
gia tăng. Về vấn đề này, phái đoàn khích lệ những bước đi mà Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện
để tăng cường giám sát hệ thống ngân hàng”, phái đoàn của IMF khuyến nghị.Về trung hạn, quan
điểm được đưa ra trong thông báo này là triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2009 vẫn có thuận lợi,
miễn là Chính phủ vẫn duy trì các chính sách lành mạnh và tiếp tục cải cách để tăng tính cạnh
tranh của Việt Nam.Và việc giữ vững đà cải cách trong giai đoạn khó khăn này được IMF xem là
“rất quan trọng” để củng cố niềm tin của nhà đầu tư và giúp Việt Nam có vị thế tốt khi kinh tế thế
giới thoát khỏi suy yếu

×