Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tiểu luận môn triết học chủ nghĩa yêu nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.06 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA SAU ĐẠI HỌC
--------

VŨ ĐĂNG MẠNH
CH260376

CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

HÀ NỘI, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA SAU ĐẠI HỌC
--------

VŨ ĐĂNG MẠNH
CH260376

CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn:
1. TS. Lê Ngọc Thông
Nơi thực hiện: Trường Đại Học Kinh Tế
Quốc Dân.

HÀ NỘI, 2017



LỜI NÓI ĐẦU
Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn tới thầy Lê Ngọc Thông
đã giao chủ đề và hướng dẫn em cách làm tiểu luận này.
Triết học nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của
con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới
quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức,
giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với
những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những
vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ
thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong
việc lập luận.
Mặc dù em đã cố gắng nhưng chắc chắn không thể không còn
những khiếm khuyết. Nên em rất mong nhận được ý kiến phê
bình, nhận xét của thầy

để em hoàn thiện trong phương pháp

luận và có thể báo cáo tốt hơn trong các chuyên đề sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2017
Học Viên

Vũ Đăng Mạnh


MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ

Bản sắc văn hóa của một dân tộc, một đất nước là sự kết tinh của tư tưởng, tình
cảm, tâm hồn, cốt cách của từng tập đoàn người trong suốt tiến trình phát triển của
dân tộc, đất nước đó. Truyền thống bản sắc đó được thể hiện thành vô số giá trị văn
hóa, kinh tế, chính trị, xã hội tiêu biểu và việc nghiên cứu, khái quát những giá trị ấy
cho đến hiện nay dường như vẫn chưa có điểm dừng. Mặc dù vậy, hầu hết các học giả,
các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, chính trị, đều khẳng định, yêu quê hương/ yêu
nước là một trong những giá trị hàng đầu và cốt lõi khi nhắc đến bản sắc văn hóa của
một dân tộc, một đất nước.
Yêu nước là một phạm trù văn hóa, đạo đức có ý nghĩa phổ biến chung toàn
nhân loại, thể hiện tình cảm bền vững của con người đối với nơi sinh sống của mình.
Nói cách khác, yêu nước không phải là sản phẩm riêng có của một dân tộc, mà nó là
trạng thái tình cảm xã hội mang tính phổ quát vốn có ở mọi quốc gia, dân tộc trên thế
giới. Tình cảm ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể,
hình thức và mức độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tùy thuộc
vào điều kiện kinh tế xã hội, hoàn cảnh lịch sử, tự nhiên, tâm lý và bản sắc văn hóa...
của từng quốc gia, dân tộc.
Khi yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, không chỉ dừng lại ở những
tư tưởng, tinh thần hay lòng yêu nước... thiên về yếu tố trực quan, cảm tính, biểu hiện
chủ yếu ở những cá nhân đơn lẻ hay những tập thể riêng rẽ, nó cũng không dừng lại ở
truyền thống yêu nước mang nặng tính lịch sử thuần túy, mà tư tưởng, tình cảm đó đã
phát triển đến đỉnh cao và trở thành chủ nghĩa yêu nước.
Trong bài tiểu luận này, tôi muốn đề cập đến chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với
các mục tiêu chính:
- Cơ sở hình thành chủ nghĩa yêu nước
- Nội dung chủ nghĩa yêu nước
- Quá trình phát triển chủ nghĩa yêu nước
5


- Bàn luận về chủ nghĩa yêu nước ngày nay


6


Phần 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC
Lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã cho thấy: vị
trí địa lý và điều kiện tự nhiên của nước ta bên cạnh những thuận lợi, cũng có không ít
khó khăn, thách thức.
Trong quá trình xây dựng đất nước, con người Việt Nam vừa thích nghi, vừa
khai phá những tài nguyên và phát huy những mặt thuận lợi của thiên nhiên để mở
mang ruộng đồng, xóm làng, phát triển sản xuất. Nhưng thiên nhiên cũng đem lại cho
con người nơi đây không ít khó khăn, hằng năm bão lụt, hạn hán hoành hành dữ dội,
cướp phá đi nhiều tài sản và sinh mệnh của con người. Vì vậy, trong quá trình trụ lại
khai phá mảnh đất này, ông cha ta đã phải đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên, sự đoàn
kết, cố kết cộng đồng đó đã trở thành nhu cầu tự nhiên, tất yếu để tồn tại và phát triển.
Từ rất sớm nhân dân ta đã biết đắp đê để chống lũ lụt, đào kênh mương, làm thủy lợi
để chống hạn hán. Tất cả những thành tựu đó trong quá trình xây dựng quê hương, đất
nước đều thấm đượm mồ hôi, nước mắt và xương máu của bao thế hệ, cũng vì lẽ đó
mà mọi người Việt Nam đều nặng tình, nặng nghĩa với quê hương, đó là cơ sở vững
bền của tình yêu đất nước, sự gắn bó với xứ sở và là nền tảng quan trọng để hình
thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Về định nghĩa, theo định nghĩa hiện nay, Chủ nghĩa yêu nước biểu hiện quan
điểm tích cực về quê hương của một cá nhân hay tập thể, trong đó quê hương có thể là
một vùng, một thành phố nhưng thường gắn với khái niệm quốc gia. Nó gồm những
quan điểm như: tự hào về thành tựu hay văn hóa của quê hương, mong muốn bảo vệ
những đặc điểm đó, đồng hóa mọi thành viên của quốc gia. Hiện nay chủ nghĩa yêu
nước rất gần với chủ nghĩa dân tộc, vì thế chúng hay được dùng như những từ đồng
nghĩa. Nếu xét cặn kẽ thì chủ nghĩa dân tộc liên quan tới các học thuyết và phong
trào chính trị hơn, trong khi chủ nghĩa yêu nước liên quan tới quan niệm nhiều
hơn.Chủ nghĩa yêu nước giúp con người cảm thấy yêu mến, tự hào, có trách nhiệm

hơn với quốc gia dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước gắn kết con người trong cùng một đất
nước lại với nhau, tạo thành một làn sóng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Về phương diện địa lý, Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược quan trọng trong khu
vực và thế giới, cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và phong phú. Đất

7


nước của chúng ta luôn là mục tiêu nhòm ngó, lăm le xâm lược và thôn tính của các
đế quốc ngoại bang. Vì vậy, trong lịch sử thế giới, hiếm có một dân tộc nào phải
chống ngoại xâm nhiều lần và liên tục như dân tộc Việt Nam. Kể từ cuộc kháng chiến
chống Tần (TK II trước CN) đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
dân tộc Việt Nam đã có 12 thế kỷ phải tiến hành kháng chiến giữ nước và đấu tranh
chống ách đô hộ của nước ngoài.
Những cuộc đọ sức với các thế lực xâm lược lãnh thổ, dân tộc, xâm lăng văn
hóa... đã tạo cho con người Việt Nam một giá trị vô cùng quý giá, đó là chủ nghĩa yêu
nước với nội dung cốt lõi là ý thức về chủ quyền quốc gia và tinh thần độc lập dân tộc.
Giá trị tốt đẹp đó trở thành một trong những giá trị truyền thống văn hóa cao quý nhất,
bền vững nhất, giữ ở vị trí hàng đầu và được người Việt Nam coi là chuẩn mực cao
nhất của đạo lý dân tộc. Và, trên thực tế, thắng lợi của dân tộc ta trong các cuộc kháng
chiến giữ nước và đấu tranh chống ách đô hộ của nước ngoài, không chỉ là chiến
thắng thuần túy về mặt quân sự mà còn cả về văn hóa và bằng văn hóa yêu nước của
mình.
Điển hình là cuộc đấu tranh chống Hán hóa về chủng tộc, ngôn ngữ, phong tục,
tập quán trong suốt chặng đường hơn nghìn năm các triều đại phong kiến phương Bắc
thay nhau đô hộ hay cuộc đấu tranh chống lại chính sách văn hóa nô dịch, phản động
của thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ trong TK XX.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không phải là tư tưởng yêu nước, tình cảm yêu
nước hay lòng yêu nước thuần túy, nó cũng không đồng nhất với tinh thần yêu nước,
truyền thống yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam chính là sự kết hợp chặt chẽ

giữa lý trí yêu nước và tình cảm yêu nước của con người Việt Nam, là sự phát triển ở
trình độ cao của tư tưởng yêu nước, là tinh thần yêu nước đạt đến sự tự giác. Nó đã
vượt ra khỏi trạng thái tâm lý, tình cảm thông thường của con người để đạt tới giá trị
cao về văn hóa, tư tưởng, lý luận và chính trị, có độ bền vững cao qua thăng trầm của
lịch sử.
Cơ sở hình thành truyền thống yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị,
một tình cảm xã hội mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự
hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc. Thực
ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự

8


hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có
thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt
Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống,
và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu điểm. Yêu nước là
đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng
và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân
tộc…
Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn
sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người
thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc.
Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển
lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định.
Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn
được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc
nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không
dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc
biệt như ở Việt Nam.

Có bốn cơ sở chính hình thành nên chủ nghĩa yêu nước Việt Nam:
Thứ nhất là: Lịch sử dựng nước - sự gắn bó của mỗi người với thiên nhiên, quê
hương, xứ sở
- Lòng yêu nước thường bắt nguồn từ tình yêu quê hương xứ sở, nơi sinh ra,
lớn lên của mỗi người; từ sự gắn bó giữa những thành viên của gia đình, cộng đồng
làng xã, rồi đến quốc gia, dân tộc.
- Nền kinh tế của Việt Nam chủ yếu là kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, phụ
thuộc nhiều vào thiên nhiên, cần có sự hợp sức của cả cộng đồng. Điều đó tự nó tạo
nên sự gắn bó rất chặt chẽ giữa con người với thiên nhiên, với xóm làng, với mảnh đất
mà mình đã sinh sống, đang canh tác.
Thứ hai là: Quá trình hình thành và thống nhất sớm của quốc gia-dân tộc Việt
Nam

9


- Quá trình thống nhất quốc gia và hình thành dân tộc sớm ở Việt Nam có tác
động sâu sắc đến sự phát triển của tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng, tinh thần
đoàn kết, sự cố kết cộng đồng.
- Cùng với quá trình thống nhất quốc gia là quá trình hình thành, thống nhất
dân tộc, tức quá trình các cộng đồng dân cư gắn bó với nhau trên một cơ sở của tư
tưởng, tình cảm chung, trong một nền văn hóa chung.
Thứ ba là: Lịch sử chống ngoại xâm hào hùng và anh dũng của dân tộc
- Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực và thế giới, cùng
với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và phong phú nên luôn là mục tiêu nhòm
ngó, lăm le xâm lược và thôn tính của các đế quốc ngoại bang.
- Trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, dân tộc ta thường phải đương
đầu với kẻ địch mạnh hơn gấp nhiều lần.
- Sự gắn bó mật thiết giữa bảo vệ đất nước đi liền với bảo vệ giống nòi, bảo vệ
bản sắc dân tộc.

Thứ tư là: Sự hình thành nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam
- Trong thời kỳ cổ đại, trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã có các nền văn hóa
phát triển, dẫn đến sự ra đời của các nhà nước sơ khai.
- Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, các dòng văn hóa và lịch sử đó đã hòa
nhập vào dòng chảy chung của văn hóa Việt Nam.

10


Phần 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
2.1. Yêu quê hương, xứ sở, gắn bó trong cộng đồng dân tộc.
Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và
nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn
kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn
luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.
Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không
ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước
là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là
yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S.
Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi
người.
Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay
ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước
chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều
không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu
nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân
tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó
thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.
Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và

đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của
nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để
chiến thắng kẻ thù.
Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ
nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.
Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quê yên bình, cho những dòng sông đổ
nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Erebuar từng nói “Lòng yêu nhà, yêu
11


làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng
như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.
Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là
nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta
lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ
tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ
là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.
2.2. Ý thức sâu sắc về độc lập, tự chủ, bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ quốc gia, bản sắc văn hoá dân tộc.
Việt Nam ta vốn có vị trí địa – chính trị, địa – kinh tế rất quan trọng, có thể nói
Việt Nam là một miếng mồi ngon mà các nước luôn thèm khát, dòm ngó và tìm mọi
cách thôn tính, đô hộ, do đó lịch sử của nước ta là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ
nước.
Khi nói tới chủ nghĩa yêu nước chúng ta không thể không nhắc đến một thành
tố quan trọng cấu thành nên chủ nghĩa yêu nước đó chính là ý thức độc lập, tự chủ,
bảo vệ chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Như chúng ta đã biết, Việt Nam ta vốn có vị trí địa – chính trị, địa – kinh tế rất
quan trọng, có thể nói Việt Nam là một miếng mồi ngon mà các nước luôn thèm khát,
dòm ngó và tìm mọi cách thôn tính, đô hộ, do đó lịch sử của nước ta là lịch sử dựng
nước gắn liền với giữ nước.

Trải qua 1000 năm Bắc thuộc, dưới sự đô hộ của các triều đại phương Bắc như
Triệu, Hán, Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường. Với chính sách đô hộ tàn
bạo của mình, chúng không chỉ dừng lại ở việc vơ vét, cướp bóc mà còn rắp tâm xóa
bỏ độc lập chủ quyền của nhân dân ta, chúng ráo riết thực hiện chính sách đồng hóa
nhằm Hán hóa dân tộc Việt. Những cái gì là cơ sở tồn tại, là sức mạnh tinh thần để
phục hồi quốc gia, quốc thể, từ lãnh thổ, tiếng nói đến phong tục tập quán, lối sống, ý
thức, tư tưởng của dân tộc ta đều bị chúng dùng trăm phương nghìn kế để hủy diệt. Và
từ đây, ý thức sâu sắc về độc lập tự chủ, bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ, bản sắc văn hóa của dân tộc đã hiện lên rõ nét nhất.

12


-

Mưu trí, dũng cảm, sẵn sàng xả thân cứu nước (lịch sử nghìn năm dựng nước
và giữ nước không thiếu những tấm gương tiêu biếu cho sự đa mưu túc trí,
dũng cảm và sẵn sàng xả thân cứu nước).

-

Cần cù, sáng tạo trong sản xuất.

-

Trọng nghĩa tình, nhân hậu, thủy chung, đại nghĩa hào hiệp, chủ nghĩa nhân
đạo, nhân văn

Chương 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QUA CÁC THỜI KỲ
Dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay vẫn luôn có một truyền thống yêu nước nồng

nàn. Biểu hiện cao nhất của chủ nghĩa yêu nước là ý thức rõ ràng, sâu sắc về nền độc
lập dân tộc, coi độc lập dân tộc là thiêng liêng bất khả xâm phạm.
Yêu nước là phải giữ gìn nền độc lâp, tự chủ của đất nước, “không có gì quy
hơn độc lập tự do”. Mỗi khi tổ quốc bị lâm nguy, ý thức độc lập tự chủ lại dâng lên
mạnh mẽ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó
là truyền thống quy báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh
thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó vượt qua
mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.
-

1000 năm Bắc thuộc
Từ năm 111 (TCN) nước ta bắt đầu rơi vào tay nhà Hán. Chúng đổi tên nước ta

thành Giao Chỉ bộ và được chia làm 9 quận. Đến năm Giáp Ngọ (TCN) nhà Hán sai
Tô Định sang làm Thái thú. Dưới ách đô hộ của Thái thú gánh nặng thuế khóa, cống
nạp đè lên vai người dân. Vì vậy khắp Giao Chỉ quằn quại trong cảnh hãm hại, hà
hiếp, giết chóc dân lành. Vì thế đã nổi lên nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập tự do
cho dân tộc.
-

Đấu tranh giành độc lập của hai bà Trưng (40-43)
Đến những năm đầu công nguyên từ miền đất Mê Linh đã xuất hiện hai người

con gái kiệt xuất Trưng Trắc, Trưng Nhị và ở Chu Diên là chàng trai Thi Sách dũng
mãnh. Cuộc hôn nhân giữa Trưng Trắc và Thi Sách đã làm cho nhà Hán phải giật

13


mình vì đằng sau đó là sự liên kết thế lực giữa hai miền đất lớn của người Việt. Đứng

trước tình hình đó Tô Định đem quân về bắt giết Thi Sách. Sau đó Trưng Trắc được
tin đã ra lệnh nổi trống đồng họp binh quyết trả thù cho chồng, rửa nhục cho nước.
Như vậy, ý thức về độc lập tự chủ, bảo vệ chủ quyền đã hình thành ngay từ
những ngày đầu bị xâm lược.
-

Cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh (248)
"Ta chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình giữa biển

khơi, đánh đuổi quân Ngô (giặc Tàu), giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ ta không
chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!" và cho đến nay vẫn còn lưu truyền nhiều
truyền thuyết về thời kỳ bà chuẩn bị khởi nghĩa chống giặc Ngô. “Có bà Triệu tướng,
vâng lệnh trời ra, trị voi một ngà, dựng cờ mở nước, lệnh truyền sau trước, theo gót
Bà Vương…” Trước khí thế của nghĩa quân Bà Triệu bọn giặc Ngô đã phải thốt lên :
“Vung giáo chống hổ dễ, Giáp mặt vua Bà khó”
-

Cuộc khởi nghĩa của Ly Bí (542)
Lý Bí (17/10/503) là con trong một gia đình trưởng bộ lạc. Tháng giêng năm

(542) Lý Bí lãnh đạo nhân dân Giao Chỉ nổi dậy đánh đuổi thức sử Giao Châu người
Hán là Tiêu Tư. Đến tháng 2 năm (544), khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí tự xưng là hoàng
đế lấy hiệu là Lý Nam Đế đặt tên nước là Vạn Xuân. Điều này đã khẳng định chủ
quyền độc lập dân tộc, sự bền vững muôn đời của đất trời phương Nam, khẳng định
nước ta ngang hàng với các nước phương Bắc.
-

Cuộc khởi nghĩa chống nhà Đường của Mai Thúc Loan (722)
Mai Thúc Loan là một chàng trai mồ côi có sức khỏe phi thường đã lãnh đạo


nhân dân châu Hoan (Nghệ An) nổi dậy chống chính quyền đô hộ nhà Đường, nhân
dân các châu đều hưởng ứng, Mai Thúc Loan được quân dân tôn phong lên ngôi
hoàng đế lấy vương hiệu là Mai Hắc Đế.
-

Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ (905)
Khúc Thừa Dụ quê ở Cúc Bồ (Ninh Thanh, Hải Dương), ông vốn là một hào

phú, tính khoan hòa, hay thương người được dân kính phục. Ông là người mở đầu
cách ứng xử khôn khéo với bọn phong kiến phương Bắc: “Độc lập thật sự, thần phục
danh nghĩa”sau khi đã nắm được quyền lực thực tế trên miền đất đai "An Nam" cũ
trong tay, vẫn giữ danh nghĩa "xin mệnh nhà Đường" buộc triều đình nhà Đường phải

14


công nhận sự đã rồi. Ngày 7-2-906 vua Đường phải phong thêm cho Tĩnh Hải quân
Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tước "Đồng bình chương sự". Khúc Thừa Dụ phong cho con
là Khúc Hạo chức vụ "Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu" tức là chức vụ chỉ
huy quân đội và sẽ thay thế cha nắm quyền hành Tiết độ sứ. (vẫn giữ nguyên cách tổ
chức của chính quyền đô hộ nhưng thực chất chính quyền ấy là chính quyền tự chủ).
Khúc Hạo (907) ông nối nghiệp cha làm “An Nam đô hộ sung Tiết độ sứ”. Ông
là người đầu tiên xây dựng được hệ thống chính quyền thống nhất từ TW đến địa
phương.
-

Cuộc khởi nghĩa của Ngô Quyền chống quân Nam Hán (938)
Ngô Quyền là bộ tướng của Dương Đình Nghệ sinh 12/3/897 ở Đường Lâm

(Ba Vì, Hà Tây). 12/938 Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

Sau chiến thắng ông xưng vương, đặt ra các chức quan văn võ, quy định nghi lễ trong
triều.
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là trận trung kết toàn thắng của dân tộc ta trên
con đường đấu tranh Bắc thuộc, giành lại độc lập hoàn toàn, mở ra một kỷ nguyên
mới – độc lập, tự chủ lâu dài, kỷ nguyên văn minh Đại Việt.
-

Thời kỳ phong kiến

Sau khi giành độc lập cho đất nước, các chế độ phong kiến nối tiếp nhau, lúc mạnh,
lúc yếu, nhưng luôn luôn thể hiện rõ ràng Việt Nam là đất nước độc lập, có lãnh thổ,
bờ cõi riêng, nước Việt Nam là của người Việt Nam:
Lý Thường Kiệt đã khẳng định:
“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
“ Nam quốc sơn hà” là bản tuyên ngôn đầu tiên của Việt nam khẳng định độc
lập chủ quyền và ngày càng cũng cố nền độc lập chủ quyền đó
Theo “ Tống sử”, sứ giả nhà Tống được phái sang nước ta năm 990 đã báo cáo
rằng khi họ đến hải giới Giao Chỉ thì vua Lê Đại Hành đã phái 9 chiếc thuyền và 300
quân lên đón và dẫn họ đến địa điểm quy định. Trong cuốn “Lĩnh ngoại đại

15


đáp”(1178) Chu Khứ Phi, một viên quan nhà Tống đã viết rằng: “dòng nước Thiên
Phân Dao là định giới giữa biển Giao Chỉ và biển Quỳnh-Liêm”. Như vậy, ngay từ thế
kỉ X và XI, sứ thần và quan lại Trung Quốc đã biết đâu là vùng biển Giao Chỉ, đâu là
vùng biển Trung Quốc.

Quân và dân nhà Trần đã họp hội nghị Bình Than, hội nghị Diên Hồng, nêu
quyết tâm “Sát thát”.
Trong thư gửi cho vua nhà Tống đòi đất, vua Lý Nhân Tông viết: “Mặc dù
những đất ấy nhỏ bé nhưng vẫn khiến lòng tôi đâu xót, luôn nghĩ đến cả trong giấc
mộng.”
Nguyễn Trãi viết “ Bình Ngô đại cáo” bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428,
tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống nhà Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt.
Bài “Bình Ngô đại cáo” này được xem là Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt
Nam.
“ Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu; núi sông bờ
cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác; Từ Triệu. Đinh, Ly, Trần bao đời xây nền
độc lập. Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương; tuy mạnh
yếu có lúc khác nhau, song hào kiệt thời nào cũng có”
Thế kỉ XV, vua Lê Thái Tổ đã cho khắc vào vách núi đá ở Hòa Bình để nhắc
con cháu:
“Biên phòng hảo vị trù phương lược
Xã tắc ưng tư kế cửu an”
( tạm dịch là: Việc biên phòng cần có phương lược phòng thủ; đất nước phải lo kế lâu
dài).
Vua Lê Thái Tông khi ra chỉ thị cho ngững người đi giải quyết vấn đề biên giới
với nhà Minh (1473) đã nói: “Chớ để họ lấn dần, nếu các ngươi dám lấy một thước
núi, một tất sông tổ tiên để lại mà đút mồi cho giặc thì tội phải tru di”.
Điều 74, 88 Luật Hồng Đức (1483) về bảo vệ đất đai ở biên giới như sau:
“Những người bán đất ở biên giới cho người nước ngoài thì bị tội chém; quan phường
xã biết mà không phát giác cũng bị tội; những người đẵn tre, chặt gỗ ở nơi quan ải thì
bị xử tội đồ” (đày đi khổ sai).
Khẳng định sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, yêu nước là kiên

16



quyết đấu tranh chống lại cuộc xâm lăng của ngoại bang, chống lại sự chia cắt đất
nước của các thế lực bên trong và bên ngoài. Mâu thuẫn nội bộ của giai cấp phong
kiến có lúc phát triển cao dẫn đến sự phân chia thành Nam, Bắc (triều thời Lê, Mạc);
Đàng trong, Đàng ngoài (triều thời Trịnh, Nguyễn) kéo dài hàng trăm năm. Mặc dù
các thế lực cầm quyền âm mưu chia rẽ đất nước nhưng trong lòng người dân Việt, sự
thống nhất đất nước là tất yếu, luôn luôn tồn tại và phát triển, không có thế lực nào
ngăn nổi.
Lê Đản, nhà thơ thế kỉ XVIII viết:
“ Ai chia ai hợp không cần biết
Nam Bắc xưa nay vẫn một nhà ”
-

Thời kỳ chống thực dân, đế quốc phương Tây
Tuyên ngôn độc lập năm 1945 đã thể hiện ý chí độc lập tự chủ của dân tộc Việt

Nam, kết tinh truyền thống hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước; mở ra một trang
mới cho lịch sử của dân tộc. Ý chí độc lập tự chủ trong thời kỳ mới được bồi đắp và
phát huy trong công cuộc chiến đấu hy sinh và lao động hết mình vì mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi: Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già,
người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải
đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng
gươm, không có súng thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực
dân Pháp cứu nước.
Ý thức độc lập, tự chủ, tự lực tự cường là ý chí thống nhất của cả nhân dân
ta.“Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng kiên quyết giành cho được độc lập, tự
do”, “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không
chịu làm nô lệ.”
Nhờ tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường chống ngoại xâm giành độc lập dân

tộc mà dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đã tiến hành cuộc kháng chiến
trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp thắng lợi, với đỉnh cao là chiến thằng Điện
Biên Phủ lịch sử.
Trong kháng chiến chống Mỹ, với tinh thần “ không có gì quý hơn độc lập tự
do”…ý chí đã thể hiện thành: 31 triệu đồng bào là 31 triệu chiến sĩ anh hùng diệt Mỹ,

17


đó là ý chí “còn cái lai quần cũng đánh”, là sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.
Trải qua 20 năm chiến đấu, đánh bại 4 chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ,
cả nước làm nên “ Mùa xuân đại thắng” hoàn thành sự nghiệp độc lập dân tộc và
thống nhất Tổ quôc.
Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
hiện nay, ý chí độc lập tự chủ càng có ý nghĩa to lớn, chỉ đạo về tư tưởng và hoạt động
thực tiễn, từ đối nội đến đối ngoại phải luôn đảm bảo nguyên tắc độc lập tự chủ.
Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh không ngừng nghỉ để giành được độc lập tự
do thật sự cho dân tộc. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã
giành được nhiều thắng lợi vẻ vang: Việt Nam đã được thế giới công nhận là một nước
độc lập tự do từ năm 1945. Từ đó chúng ta đã và đang xây dựng nền kinh tế đi lên từ
nghèo đói đến mọi người đều có cơm ăn áo mặc.

18


Phần 4: CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG BỐI CẢNH NGÀY NAY

Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trên thế
giới chứ không riêng gì của dân tộc Việt Nam. Song, tư tưởng ấy được hình thành sớm
hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện cũng như

chiều hướng phát triển của nó lại tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân
tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà
nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng
của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất
tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc
ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ!) Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã
ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời
đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến
kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí
Minh tổng kết: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý
báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi.
nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,
khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ thế
kỷ thứ III tr. CN., dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến
phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 tr. CN. đến năm 938, nước ta tiếp tục
nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và
nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ
của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là
hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba
lần đánh bại quân Nguyên - Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại
quân Thanh... Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, lòng yêu nước ở mỗi
người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi

19


ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không
biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc.

Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho
đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ
đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Có
những bà mẹ có tới chín người con trai, một người con rể và cả chồng là liệt sĩ! Đây là
sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Bấy
nhiêu thôi cũng đã quá đủ để có thể thấy rằng, tư tưởng yêu nước không phải là một
triết lý đế án đàm, nó là kim chỉ nam cho hành động, đem lại một sức mạnh to lớn,
thúc đẩy dân tộc ta tiến lên.
Hình thành từ sớm, lại được thử thách, khẳng định qua bao nhiêu thăng trầm
của lịch sử, được bổ sung, phát triển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của dân
tộc và thời đại, tinh thần yêu nước đó trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một
trong những giá trị truyền thống cao quý nhất, bền vững nhất của dân tộc ta. Yêu nước
đã thực sự trở thành một thứ vũ khí tinh thần mà, theo Giáo sư Trần Văn Giàu, “vận
nước suy hay thịnh, mất hay còn, nhục hay vinh, phần rất quan trọng là tuỳ thuộc ở
chỗ ta ứng dụng và phát huy hay ta quên lãng và chôn vùi món vũ khí tinh thần ấy”.
Ngày nay, toàn cầu hoá đang là một xu thế tất yếu, khách quan , cuốn hút tất cả
các nước trên thế giới. Toàn cầu hoá chứa đựng nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít
những thách thức. Để nắm vững và dân dụng có hiệu quả những cơ hội, đồng thời
vượt qua những thách thức, mỗi quốc gia cần phải phát huy được tối đa sức mạnh vốn
có của mình và lấy đó làm nền tảng đưa đất nước tiến lên.
Việt Nam bước vào hội nhập trong điều kiện đất nước đã hoàn toàn giải phóng,
nhân dân được sống trong hoà bình. Nỗi nhục mất nước đã được rửa, nhưng nỗi nhục
nghèo đói thì vẫn còn đó. Nước ta vẫn còn là một nước trong nhóm các quốc gia
nghèo nhất thế giới hiện nay, đời sống của đại đa số nhân dân còn nhiều khó khăn, cơ
sở vật chất còn thiếu thốn, khoa học và công nghệ còn lạc hậu. Bên cạnh đó, các thế
lực thù địch trong và ngoài nước vẫn đang từng ngày, từng giờ âm mưu chống phá
nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng, đặc biệt là sau sự sụp đổ

20



của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô. Có thể nói, đây là thời kỳ đầy
khó khăn, thách thức đối với cách mạng Việt Nam và mức độ khốc liệt của nó cũng
không thua kém gì so với thời kỳ chiến tranh giành độc lập dân tộc. Chính vì vậy, hơn
lúc nào hết, chúng ta cần phải phát huy tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc,
tinh thần dám xả thân nước mà ông cha ta để lại để đưa đất nước vượt qua những thử
thách khắc nghiệt này. Chủ nghĩa yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền
thống của dân tộc Việt Nam ta. Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu. “tình cảm và tư tưởng
yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam" và
“chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam” từ cổ đại đến
hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu độ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ
nào khác. Yêu nước trở thành một triết ly xã hội và nhân sinh của người Việt Nam.
Mặt khác. xu thế toàn cầu hoá lai đang có những tác đông không nhỏ đến tinh
thần yêu nước hiện nay của nhân dân ta theo những chiều hướng khác nhau. Trong bối
cảnh hội nhập, chúng ta dễ dàng nhìn thấy bức tranh toàn cảnh của cả thể giới bởi vì,
dưới những hình thức đa dạng của toàn cầu hoá, ranh giới giữa các nước dường như
mờ đi, khoảng cách dường như ngắn lại, mức độ cập nhật thông tin gần như là tức
thời, sự xâm nhập lẫn nhau về tư tưởng, lối sống giữa các quốc gia là rất lớn. Trước
tình hình đó đã có nhiều người tự thấy trách nhiệm của mình đối với đất nước, lòng
yêu nước, lòng tự hào dân tộc được đánh thức bởi “trông mình lại nghĩ đến ta" và
mong muốn làm được một cái gì đó có ích cho dân tộc mình, đất nước mình.
Trong khi đó, cũng đã xuất hiện không ít tư tưởng so sánh rồi bi quan về tình
trạng nghèo nàn, lạc hậu của nước ta so với các nước khác trong khu vực và trên thế
giới. Có người sẵn sàng đánh đổi tất cả, thậm chí cả Tổ quốc để có được một cuộc
sống vật chất vương giả. Không ít người được cử ra nước ngoài học tập nhưng lại
không muốn trở về nước để phục vụ Tổ quốc, mà tìm mọi cách ở lại nhằm có được
cuộc sống giầu sang, sung sướng cho riêng mình. Tinh thần sẵn sàng xả thân vì nước
vốn có trước kia bây giờ đã có dấu hiệu giảm sút. Có nhiều thanh niên trốn tránh
nghĩa vụ quân sự, không muốn cống hiến, chỉ muốn hưởng thụ. Cũng có không ít
người còn lợi dụng chính sách mở cửa để kiếm lợi riêng cho bản thân mình, bất chấp

cả lợi ích của quốc gia, dân tộc. Đã xuất hiện tư tưởng sùng bái một cách tuyệt đối các
21


giá trị vật chất cũng như tinh thần của các nước tư bản phát triển dẫn tới đánh mất
lòng tự hào dân tộc, làm tăng mức độ đòi hỏi về quyền lơi mà không chú trọng tới
nghĩa vụ của bản thân mình đối với Tổ quốc.
Thêm vào đó, sự tác động của cơ chế kinh tế thị trường đã làm cho nhiều người
dân chỉ mải mê kiếm tiền bằng mọi cách mà ít khi nghĩ đến vận mệnh của đất nước.
Đau lòng hơn, tâm lý này không chỉ có ở những người dân bình thường, mà còn có ở
không ít cán bộ, đảng viên. Tình trạng tham nhũng trở nên phổ biến như một quốc
nạn, số đảng viên tha hoá về mặt nhân cách ngày càng tăng. Điều này gây ảnh hưởng
không tốt đến lòng tin của quần chúng nhân dân, vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
và làm giảm sức chiến đấu của Đảng ta. Đây là một mảnh đất thuận lợi cho việc tiến
hành những âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch. Rõ ràng, trong bối
cảnh toàn cấu hoá hiện nay, tinh thần yêu nước truyền thống phải được kế thừa và
phát huy một cách cao độ hơn bao giờ hết, nhưng tinh thần đó cũng cần phải được bổ
sung nhưng nội dung và hình thức mới cho phù hợp. Nếu như trước đây, tinh thần yêu
nước truyền thống lấy độc lập dân tộc làm mục tiêu cao nhất với phương châm "tất cả
cho tiền tuyến" , thì ngày nay, yêu nước phải là gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã
hội, độc lập dân tộc là nấc thang để tiến tới mục tiêu cao hơn là mang lại tự do, hạnh
phúc cho nhân dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Nếu nước độc lập mà dân
không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.
Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, chúng ta cần đẩy mạnh phát triển kinh tế, củng
cố tiềm lực quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Có xây dựng
được một nền kinh tế vững mạnh mới tạo ra cơ sở vật chất để bảo vệ Tổ quốc. Không
thể có chủ nghĩa xã hội nếu không có một cơ sở vật chất - kỹ thuật ngang tầm với
trình độ văn minh thế giới. Chính vì vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ
trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là phương hướng cơ bản để khắc
phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và thế giới.

Để vững vàng bước vào hội nhập, chúng ta không những phải bảo vê được nền
độc lập tự chú của quốc gia, mà còn phải có được một tiềm lực kinh tế vững mạnh, đủ
sức hợp tác và cạnh tranh trên trường quốc tế. Vì vậy trong bối cảnh hiện nay, trong

22


khi đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta không một phút
lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, luôn coi trọng quốc phòng và an ninh, coi đó là hai
nhiệm vụ chiến lược gắn bó chặt chẽ. Trong điều kiện mới hiện nay, xây dựng và bảo
vệ đang xâm nhập lẫn nhau đến mức xây dựng là gốc của bảo vệ và bảo vệ là bộ phận
hợp thành của xây dựng. Đây là điểm rất mới trong việc giải quyết mối quan hệ giữa
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay.
Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay cần được diễn ra một cách
thường xuyên, liên tục, ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực và mọi đối tượng. Có như
vậy mới có thể phát huy tối đa tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ
chức xã hội vào sự nghiệp đấu tranh chung vì những mục tiêu cao đẹp của chủ nghĩa
xã hội. Đối với mỗi người dân Việt Nam ngày nay, yêu nước là luôn có ý thức xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trước tiên, phải có lòng tự hào dân tộc, có ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huy
những giá tri vật chất cũng như tinh thần mà dân tộc ta đã tạo dựng được từ bao đời
nay. Mặt khác phải thường xuyên nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó và góp phần
làm thất bại mọi âm mưu đen tối nhằm chống phá chế độ ta của các thế lực thù địch
trong và ngoài nước. Hơn nữa, mỗi người cũng cần thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự để
bảo vệ vững chắc vùng trời. vùng biển thân yêu của Tồ quốc. Trong xây dựng kinh tế,
yêu nước chính là cố gắng phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện, lao động để làm ra
ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội. Lớp trẻ ngày nay cần mạnh dạn xông pha
nơi trận tuyến kinh tế và tri thức, cố gắng vượt qua những khó khăn thử thách để
chiếm lĩnh những đỉnh cao mới với tinh thẩn “đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta" , mà
nên tự hỏi “ta đã làm gì Cho Tổ quốc thân yêu”. Dân giàu thì nước mới mạnh, vì vậy

mà mỗi người hãy đem hết tài năng và trí tuệ của mình để làm giàu một cách chính
đáng cho bản thân và cho xã hội. Mỗi cá nhân, dù ở cương vị nào, cũng phải cố gắng
hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ của mình, biết hưởng các quyền lợi nhưng
đồng thời cũng phải thực hiện tốt mọi nghĩa vụ của công dân, phấn đấu góp phần đưa
đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười để từng nói:
các thế hệ trước đây đà "rửa được nôi nhục nô lệ cho dân tộc", thế hệ ngay nay "phải
tiếp nối sư nghiệp của lớp người đi trước, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, công nghiệp
23


hoá, hiện đại hoá nước nhà để rửa nỗi nhục nghèo khổ, mớ ra một chương sử mới rạng
rỡ cho non sông Việt Nam vinh quang sánh vai cùng các dân tộc khác trên thế giới"
Từ thế kỷ thứ XV, Nguyễn Trãi đã từng khẳng định rằng, nước Đại Việt ta thật
là một nước văn hiến và hào kiệt không bao giờ thiếu. Kế thừa tư tưởng đó, yêu nước
ngày nay là phải nâng cao lòng tự hào dân tộc, tin tưởng vào tiền đồ tươi sáng của
cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, tránh tư tưởng tự ti, bi quan. Mặt
khác, yêu nước phải gắn với sự phát triển chung của phong trào xã hội chủ nghĩa,
phong trào giải phóng dân tộc, phong trào chống chủ nghĩa khủng bố... vì sự tiến bộ
xã hội trên toàn thê giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Tinh thần yêu nước
chân chính khác hẳn với tinh thần ái quốc của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ
phận của tinh thần quốc tế". (5) Tinh thần yêu nước truyền thống Viết Nam gắn liền với
tinh thần yêu chuộng hoà bình và tình hữu nghị giữa nhân dân lao động các dân tộc
trên thế giới. Nó được kế thừa và phát triển trong quan điểm "Việt Nam sẵn sàng là
bạn, là đối tác tin cây của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình,
độc lập và phát triển" của Đảng ta.
Yêu nước trong bối cảnh hiện nay đặc biệt phải gắn liền với độc lập tư chủ và ý
chí tự lực tự cường. Độc lập tự chủ về kinh tế tạo cơ sở cho hội nhập kinh tế quốc tế
có hiệu quả; mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả sẽ tạo điều kiện cần thiết
để xây dựng nền kinh tế độ c lập tự chủ, tránh được sự lệ thuộc về nhiều mắt vào các
đối tác trong quá trình hội nhập. Hơn nữa, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta

không thể trông đợi vào sự giúp đỡ vô tư của các nước khác, cũng không thể có thái
độ thu động, ỷ lại vào bất cứ ai. Chúng ta cần phải nhận thức rõ rằng. trong quan hệ
quốc tế, một trong những nguyên tắc cơ bản được đặt ra là : bình đẳng và cùng có lợi,
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Vì vậy, ngày nay một mặt, chúng ta
vẫn tiếp nhận các nguồn vốn vay, vốn viện trợ... của các tổ chức chính phủ và phi
chính phủ trên thế giới. Mặt khác, chúng ta nên thận trọng với những điều kiện kèm
theo những ưu đãi đó, không vì việc nhỏ mà hy sinh việc lớn, không cái lợi trước mắt
mà không chú ý đến cái lợi lâu dài của quốc gia, dân tộc. Trong khi tranh thủ tối đa
nguồn lực bên ngoài. chúng ta cần xác định dựa vào nguồn lực trong nước là chính.

24


Yêu nước ngày nay phải kết hợp chặt chế với việc chống tham nhũng, bởi nó
chính là một trong những thù trong vô cùng nguy hiểm. Về phía Nhà nước, cần phải
xây dựng được một cơ chế quản lý thích hợp, đồng thời cũng cần có những biện pháp
xử lý nghiêm minh đối với những kẻ tham nhũng. Về phía nhân dân, không nên tiếp
tay hay tạo cơ hội cho việc tham nhũng, mà cần phát hiện, tố cáo với các cơ quan hữu
quan để xử lý kịp thời. Các tố chức đảng cũng cần tăng cường công tác phê và tự phê
một cách có hiệu quả, tiến tới làm trong sách hàng ngũ của Đảng để Đảng ta thực sự
làm tốt vai trò lãnh đạo của mình. Cần khắc phục tình trạng quan liêu, cửa quyền,
hách dịch đang xảy ra rất phổ biến ở nhiều cơ quan nhà nước hiện nay đe Nhà nước ta
thực sư là Nhà nước của dân, do dân và vì dân và để kế thừa tư tưởng yêu nước mà
Nguyễn Trãi đã từng khẳng định: yêu nước gắn liền với thương dân, khiến cho trong
thôn cùng xóm vắng không còn một tiếng hờn giận oán sầu.
Như vậy, yêu nước ngày nay là đem hết tinh thần và nghị lực, sức mạnh và tài
năng của từng người, từng tập thể và cả cộng đồng dân tộc để bảo vệ độc lập dân tộc,
gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong
sự phát triển đất nước; vươn lên mạnh mẽ trong sản xuất, kinh doanh theo phương
châm "ích nước, lợi nhà”; tăng cường đoàn kết dân tộc thành một khối thống nhất

cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh và đoàn kết với nhân dân thế giới trong sư
nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội; giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong suốt quá trình hội nhập đề vị thế của Việt Nam
ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Tinh thần yêu nước phải nằm vươn tới
mục tiêu: dân giàu. nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh mà Đảng ta đã đề
ra.

25


×